Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ẢNH HƯỞNG THU HỒI ĐẤT XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP TÂN HƯƠNG ĐẾN THU NHẬP HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.61 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGÔ LÊ DUY

ẢNH HƯỞNG THU HỒI ĐẤT XÂY DỰNG KHU CÔNG
NGHIỆP TÂN HƯƠNG ĐẾN THU NHẬP HỘ NÔNG
DÂN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08 / 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGÔ LÊ DUY

ẢNH HƯỞNG THU HỒI ĐẤT XÂY DỰNG KHU CÔNG
NGHIỆP TÂN HƯƠNG ĐẾN THU NHẬP HỘ NÔNG
DÂN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành KINH TẾ
Mã số


60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Hướng dẫn khoa học:
LÊ QUANG THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08 / 2011


ẢNH HƯỞNG THU HỒI ĐẤT XÂY DỰNG KHU CÔNG
NGHIỆP TÂN HƯƠNG ĐẾN THU NHẬP HỘ NÔNG
DÂN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TIỀN GIANG

NGÔ LÊ DUY

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:
2. Thư ký:
3. Phản biện 1:
4. Phản biện 2:
5. Ủy viên:

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i



LÝ LỊCH CÁ NHÂN
1.

Họ và tên: NGÔ LÊ DUY

2. Nam, nữ: Nữ

3.

Ngày sinh: 20 tháng 11 năm 1960.

4.

Nơi sinh: Biên Hòa

5.

Nguyên quán: Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang

6.

Học trường THPT Vĩnh Bình, H.Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang

7.

Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế nông nghiệp, hệ tại chức tập trung Đại học
Nông Lâm năm 1989.

8.


Cơ quan công tác: Sở Nông Nghiệp và PTNT – TG

9.

Tháng 9 năm 2008 học Cao học ngành Kinh tế nông nghiệp, trường Đại học
Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh.

10.

Điạ chỉ liên lạc: 117, ấp 3 xã Trung An, Mỹ Tho, Tiền Giang.
Điện thoại: 0907073848
Email :

ii


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Ảnh hưởng thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp Tân
Hương đến thu nhập hộ nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang” là
công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
được thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2011
Tác giả luận văn

Ngô Lê Duy

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm
ơn Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại Học, Khoa Kinh
Tế và quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn khoa học - Tiến sĩ
Lê Quang Thông, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này, tôi
vô cùng biết ơn và trân trọng những ý kiến quý báu Thầy đã giúp tôi trong suốt thời
gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Phòng chức năng của huyện Châu Thành,
UBND xã Tân Hương và các Hộ nông dân tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian thu thập các số liệu nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2011
Tác giả luận văn

Ngô Lê Duy

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp Tân Hương
đến thu nhập hộ nông dân tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang” được tiến
hành tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, thời gian từ tháng 12 năm 2010 đến
tháng 4 năm 2011. Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định những nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ nông dân sau thu hồi đất và đề xuất một số biện pháp
nâng cao thu nhập nông hộ.

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp lịch sử và phương
pháp kinh tế lượng để phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và
ước lượng các nhân tố ảnh hưởng. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 80 hộ bị thu
hồi đất để xây dựng khu công nghiệp Tân Hương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn thu nhập của các hộ gia đình đã có sự
thay đổi. Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của
các hộ gia đình tăng lên, trong khi thu nhập từ nông nghiệp ngày càng giảm xuống.
Ngoài ra, việc giảm bớt diện tích đất sản xuất cũng làm tăng thêm sự khác biệt về
mặt xã hội trong quá trình tìm kiếm chiến lược sinh kế để có nguồn thu nhập ổn
định. Kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến thu nhập của các hộ nông dân sau
khi thu hồi đất sản xuất, thông qua mô hình Cobb – Douglas, thể hiện các yếu tố
đầu vào ảnh hưởng mạnh đến thu nhập, như: Việc đào tạo nghề, trình độ học vấn,
diện tích đất sản xuất, mục đích sử dụng tiền bồi thường, thay đổi phương thức sản
xuất.

v


ABSTRACT
The thesis “The Impact of Developing Tan Huong Industrial Park Lost
land on Farmers in Chau Thanh District, Tien Giang Province” has been
carried out in Chau Thanh District, Tien Giang Province from December of 2010 to
April of 2011. The main objectives of this thesis are to determine factors affecting
farmer’s income and to suggest solutions that help improve their income.
A set of statistical method, historical method and econometrical method was
used to measure, analyze and to determine the main causes. Primary data was
collected from 80 households whose lost the land for the construction of Tan Huong
I.P.
The results showed that, farmer income has been changed significantly, of
which non-farming income increased and farm – income decreased. Factors

affecting the changes of income incheded training activities, human resource of
farm household, used the compensation for lost land, cultivating area, and method
of production.

vi


MỤC LỤC
TRANG CHUẨN Y ..................................................................................................... i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN .................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... III
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... IV
TÓM TẮT .................................................................................................................. V
ABSTRACT .............................................................................................................. VI
MỤC LỤC ............................................................................................................... VII
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ X
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................. XII
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... xii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ...................................................................................... 5
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................... 5
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 8
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 8
1.2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 8
1.2.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng ..................................................................................... 9
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn ........................................................................ 10

1.2.1.4. Đặc điểm điều kiện đất đai ........................................................................... 10
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 13
1.2.2.1. Đặc điểm kinh tế .......................................................................................... 13
1.2.2.2. Đặc điểm xã hội ........................................................................................... 13

vii


1.3. Tổng quan tình hình phát triển KCN Tân Hương .............................................. 16
1.3.1.Tình hình thu hồi đất xây dựng KCN Tân Hương ........................................... 16
1.3.2 Những giải pháp hỗ trợ thu hồi đất .................................................................. 17
1.3.2.1. Công tác tái định cư ..................................................................................... 17
1.3.2.2. Công tác hỗ trợ việc làm .............................................................................. 18
1.3.2.3. Công tác xã hội đối với những hộ bị thu hồi đất .......................................... 18
1.3.3. Kết quả phát triển KCN Tân Hương ............................................................... 19
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 20
2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 20
2.1.1. Khung sinh kế bền vững ................................................................................. 20
2.1.2. Những yếu tố cấu thành tổng thu nhập của hộ gia đình.................................. 21
2.1.3 Các khái niệm ................................................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 25
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 25
2.2.2. Xử lý số liệu .................................................................................................... 25
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................... 25
2.2.4. Phương pháp lịch sử ........................................................................................ 26
2.2.5. Phương pháp tương quan ................................................................................ 26
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 29
3.1 Đánh giá thực trạng việc thu hồi đất xây dựng Khu công nghiệp Tân Hương ... 29
3.1.1 Quá trình thực hiện thu hồi đất của nông hộ .................................................... 29
3.1.1.1 Tình hình thu hồi đất ..................................................................................... 29

3.1.1.2. Giá đền bù đất và các tài sản trên đất ........................................................... 30
3.1.1.3. Công tác tái định cư ..................................................................................... 31
3.1.1.4. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ................................................. 31
3.1.1.5. Phương thức bồi thường............................................................................... 32
3.1.2. Ảnh hưởng việc thu hồi đất của hộ điều tra .................................................... 33
3.1.2.1. Ảnh hưởng đến đất đai ................................................................................. 33
3.1.2.2. Ảnh hưởng đến lao động và việc làm .......................................................... 34

viii


3.1.2.3. Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ .................................................................. 35
3.1.2.4. Ảnh hưởng đến điều kiện sống của hộ ......................................................... 41
3.1.2.5. Ảnh hưởng đến các vấn đề văn hóa – xã hội ............................................... 42
3.1.2.6. Ảnh hưởng đến môi trường .......................................................................... 43
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân bị thu hồi đất....... 44
3.2.1. Diện tích đất sản xuất bị thu hẹp ..................................................................... 44
3.2.2. Trình độ học vấn của chủ hộ ........................................................................... 47
3.2.3. Hiệu quả sử dụng tiền bồi thường ................................................................... 48
3.2.4. Thay đổi nghề nghiệp ...................................................................................... 50
3.2.5. Ảnh hưởng của việc tái định cư ...................................................................... 50
3.2.5.1. Nhóm hộ tái định cư ..................................................................................... 53
3.2.5.2. Nhóm hộ không tái định cư .......................................................................... 54
3.2.6.Vai trò của chính quyền địa phương ................................................................ 54
3.3. Kết quả phân tích hồi quy .................................................................................. 55
3.4. Đánh giá chung những tác động của khu công nghiệp đến đời sống hộ dân bị
thu hồi đất ........................................................................................................... 58
3.4.1. Tích cực ........................................................................................................... 58
3.4.2. Những tác động không tích cực ...................................................................... 59
3.5. Một số giải pháp cơ bản góp phần cải thiện thu nhập và ổn định cuộc sống cho

hộ dân ................................................................................................................. 60
3.5.1. Giải pháp lao động – việc làm ........................................................................ 60
3.5.2. Giải pháp phát triển ngành nghề phi nông nghiệp .......................................... 61
3.5.3. Giải pháp về vốn ............................................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 62
1. Kết luận ................................................................................................................. 62
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 64
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 66

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN

Khu công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

CCN

Cụm công nghiệp


THĐ

Thu hồi đất

ĐTH

Đô thị hóa

DT

Diện tích

TM - DV

Thương mại – dịch vụ

CBCNVC

Cán bộ công nhân viên chức

CN

Công nhân

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

XDCB


Xây dựng cơ bản

BCHTW

Ban Chấp hành trung ương Đảng

NN

Nông nghiệp

LĐKD

Lao động kinh doanh

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

BQ

Bình quân

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG

 

Bảng 1.1 Tình hình phân bố sử dụng đất của huyện Châu Thành 2005 – 2010....... 11
Bảng 1.2 Giá trị sản xuất các ngành ở huyện Châu Thành 2005 - 2010 .................. 14
Bảng 2.1. Giải thích các biến trong mô hình ............................................................ 27
Bảng 3.1 Mẫu điều tra và tỷ lệ chọn mẫu ................................................................. 30
Bảng 3.2 Tình hình tái định cư của nhóm hộ điều tra .............................................. 31
Bảng 3.3 Tổng số tiền bồi thường của các hộ điều tra ............................................. 33
Bảng 3.4 Diện tích đất nông nghiệp bình quân của các nhóm hộ trước và sau thu hồi
.................................................................................................................. 34
Bảng 3.5 Tình hình lao động trong các hộ bị thu hồi đất ......................................... 35
Bảng 3.6 Biến động thu nhập bình quân của các hộ điều tra ................................... 37
Bảng 3.7 So sánh tốc độ tăng thu nhập giữa các nhóm hộ điều tra .......................... 38
Bảng 3.8 Mức chi tiêu bình quân hàng tháng của hộ gia đình ................................. 41
Bảng 3.9 Khả năng thu nhập của hộ đáp ứng chi tiêu hàng tháng ........................... 42
Bảng 3.10 Ý kiến đánh giá về tác động môi trường của các hộ điều tra .................. 44
Bảng 3.11 Đánh giá ảnh hưởng việc thu hồi đất đến thu nhập hộ dân ..................... 44
Bảng 3.12 Trình độ học vấn của chủ hộ ................................................................... 47
Bảng 3.13 Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra.................................. 48
Bảng 3.14 Hiệu quả sử dụng tiền bồi thường ........................................................... 49
Bảng 3.15 Cơ cấu ngành nghề của hộ điều tra ......................................................... 51
Bảng 3.16 Khả năng đáp ứng điều kiện sống trong khu tái định cư ........................ 52
Bảng 3.17 Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm................................................... 52
Bảng 3.18 Cơ cấu thu nhập bình quân hàng năm của hộ điều tra ............................ 53
Bảng 3.19 Một số kiến nghị của hộ nông dân .......................................................... 54
Bảng 3.20 Kết quả ước lượng của các nhân tố ......................................................... 56

xi



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí vùng nghiên cứu................................................................................9
Hình 1.2: Tình hình phân bố sử dụng đất của huyện năm 2005 – 2010 ..................12
Hình 1.3: Cơ cấu GDP huyện Châu Thành các năm 1995 - 2005 - 2010 ................13
Hình 1.4: Cơ cấu lao động của huyện Châu Thành năm 2010 ................................15
Hình 2.1: Khung phân tích sinh kế bền vững ...........................................................20
Hình 3.1: Khu công nghiệp Tân Hương – huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang .....38
Hình 3.2: Thu nhập bình quân của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất ...............38
Hình 3.3: Diễn biến chỉ số gía tiêu dùng từ 2005 - tháng 10/2010 ..........................40
Hình 3.4 Hiệu quả sử dụng tiền bồi thường của hộ..................................................50

xii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thường gắn liến với sự
hình thành và phát triển các khu công nghiệp ngày càng nhiều theo cả loại hình lẫn
quy mô. Các quốc gia đang phát triển xem phát triển công nghiệp là phương thức
hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để phát triển
kinh tế đất nước, Việt Nam thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
Đảng và Nhà nước, quá trình xây dựng các khu công nghiệp tạo ra một hệ thống kết
cấu hạ tầng mới hiện đại, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và giảm bớt tình trạng nghèo đói cho nhân dân.
Đến cuối năm 2009, cả nước đã xây dựng được 249 khu công nghiệp (KCN)
với tổng diện tích đất tự nhiên là 63.173 ha, thu hút được trên 3.600 dự án đầu tư
nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 46,9 tỷ USD và 3.200 dự án đầu tư
trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 254.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho
hơn 1,34 triệu lao động. Kết quả hoạt động sản xuất đã tạo ra 12,2 tỷ USD/năm và

67,9 nghìn tỷ đồng doanh thu, xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD và 2,6 nghìn tỷ đồng, nộp
ngân sách đạt 689 triệu USD và 4,0 nghìn tỷ đồng.
Các KCN góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương,
giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là tại các vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Các KCN đã thu hút, tạo ra các khu vực dân cư lân
cận cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất của KCN, tạo tiền đề để
hình thành các cụm đô thị - sản xuất - dịch vụ với các mối liên kết cao tại khu vực
phát triển KCN.
Trong xu hướng chung cùng các tỉnh, thành khác trong khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long, tỉnh Tiền Giang cũng lựa chọn con đường chuyển đổi cơ cấu kinh

1


tế từ một tỉnh thuần nông sang hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, là tỉnh
thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nên
Tiền Giang rất thuận lợi trong việc tiếp cận với nhiều dự án, mở rộng quy mô và
nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực với
nhiều Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tập trung có quy mô lớn như: Khu công
nghiệp Mỹ Tho, Khu công nghiệp Tân Hương, Khu công nghiệp Long Giang, Khu
công nghiệp đóng tàu thủy Xoài Rạp, Khu công nghiệp Bình Đông, Khu công
nghiệp dầu khí Tiền Giang và nhiều Cụm công nghiệp tập trung có quy mô rộng
hàng trăm hecta như Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Tân Mỹ Chánh và
Cụm công nghiệp Bình Đức, An Thạnh.
Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển công nghiệp là sự thu hẹp diện tích
đất nông nghiệp. Từ đó, cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động, ảnh hưởng việc làm và thu nhập của nông
dân. Đây là vấn đề thời sự cấp bách, mang tính xã hội trên phạm vi cả nước. Vấn đề
cần nghiên cứu là việc thu hồi đất, chủ yếu đất sản xuất, đã làm cho nhiều người
dân bị thay đổi phương hướng sản xuất, mất việc làm, thay đổi nơi sinh sống, thiếu

đất đai để sản xuất. Sự thay đổi về đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của các hộ
gia đình có đất bị thu hồi diễn ra khá phức tạp.
Liên quan đến việc hình thành các KCN, đã có những nghiên cứu về ảnh
hưởng của việc thu hồi đất để xây dựng KCN, về môi trường, sự ô nhiễm. Các
nghiên cứu mô tả thực trạng và phân tích ảnh hưởng kinh tế - xã hội của việc hình
thành các KCN, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những vấn đề nảy sinh
từ việc phát triển các KCN ở những vùng nông thôn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
tác động của việc thu hồi đất để xây dựng KCN đến thu nhập của hộ dân có đất bị
thu hồi một cách có hệ thống chưa nhiều, giải pháp còn mang tính lý thuyết chung
khó áp dụng.
Từ thực tế quá trình công nghiệp hóa ở địa phương, đề tài “Ảnh hưởng thu
hồi đất xây dựng khu công nghiệp Tân Hương đến thu nhập Hộ nông dân tại
huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện nhằm nghiên cứu sự thay

2


đổi về việc làm, thu nhập của hộ dân như thế nào sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp,
trên cơ sở đó đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến thu nhập của các hộ nông
dân. Đề tài đề xuất các giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giúp các hộ dân
bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã
hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng thu nhập của hộ nông dân bị thu hồi đất xây dựng Khu
công nghiệp Tân Hương; xác định nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và đề
xuất các giải pháp cải thiện thu nhập.
Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu thực trạng xây dựng Khu công nghiệp Tân Hương đến thu nhập
và đời sống của người lao động trước và sau khi bị thu hồi đất sản xuất. (20052010).

+ Phân tích nhân tố tác động đến thu nhập của hộ nông dân bị thu hồi đất xây
dựng Khu công nghiệp Tân Hương.
+ Đề xuất những giải pháp phù hợp góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời
sống cho nông dân sau thu hồi đất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: là những hộ bị thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp
Tân Hương.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang.
Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trước và sau khi thu hồi đất từ năm
2005 đến năm 2010. Số liệu sơ cấp, khảo sát trong năm 2010 do điều tra trực tiếp.

3


4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho những nhà hoạch định chính sách và
nhà quản lý ở địa phương đánh giá được mức độ tác động của quá trình thu hồi đất
để xây dựng những công trình sản xuất công cộng hoặc cho nền kinh tế có sự ảnh
hưởng quan trọng đến thu nhập và đời sống của hộ dân bị thu hồi đất như thế nào.
Từ việc xác định khó khăn, thiệt hại trong sản xuất và sinh kế của các cộng đồng
chịu ảnh hưởng do thu hồi đất, các cơ quan chức năng sẽ tìm ra giải pháp thích hợp
xây dựng và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội nhằm tháo gỡ khó khăn cho hộ
nông dân. Tìm ra những giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho những hộ bị
thu hồi đất nông nghiệp, góp phần vào việc phát triển công nghiệp ở địa phương.

4



Chương 1
TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong những nghiên cứu về tác động của việc thu hồi đất xây dựng KCN,
các tác giả rất chú ý đến chính sách bồi thường và khắc phục hậu quả do thu hồi đất,
công tác tái định cư, giải quyết việc làm, điều kiện sống và sản xuất của hộ bị thu
hồi đất. Trong nước, các viện nghiên cứu, trường Đại học đã xuất bản nhiều giáo
trình, tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên ngành về những tác động của việc thu hồi
đất phục vụ KCN, cụ thể là các nghiên cứu sau:
Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2005) đánh giá tác
động của việc thu hồi đất để xây dựng các KCN đã rút ra kết luận quan trọng đó là
một bộ phận nông dân tạm thời bị xáo trộn cuộc sống, không có việc làm, thu nhập
và đời sống tiềm ẩn sự bất ổn. Qua đó đề xuất chính quyền địa phương phải hỗ trợ
để người dân chuyển sang ngành nghề khác và cần có chính sách giúp người dân bị
thu hồi đất không bị thiệt thòi. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, số lao động nông
nghiệp lớn tuổi khó chuyển đổi nghề chưa được các tác giả đề cập đến. Cũng vấn đề
này, theo Lê Du Phong (2005) thì việc phát triển các KCN bên cạnh thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, nâng cao đời sống kinh tế xã hội của địa phương, nhưng việc phát
triển các KCN đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, nhất là việc
chăm lo ổn định đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất, vấn đề giải quyết
khiếu kiện của nhân dân. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhìn bề ngoài số hộ bị thu hồi đất
có cuộc sống khá hơn, nhưng thật sự những cái gọi là “khởi sắc” này hầu như đều
bắt nguồn từ tiền đền bù thu hồi đất, thiếu việc làm của lực lượng lao động nông
nghiệp hiện nay đang rất phổ biến và là vấn đề xã hội cấp thiết cần phải được quan

5


tâm giải quyết, nếu không sẽ tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến mất ổn định xã hội ở nông

thôn. Nghiên cứu đề xuất hướng giải quyết: Biến những người nông dân mất đất
thành thị dân để họ có việc làm, có năng suất lao động cao hơn.
Khi phân tích tác động quá trình công nghiệp hóa đến sinh kế của nông dân
Việt Nam, Nguyễn Văn Sửu (2009) cho rằng việc thu hồi quyền sử dụng đất nông
nghiệp của Nhà nước đã tạo ra những tác động quan trọng về kinh tế - xã hội, văn
hoá và chính trị đối với người dân bị thu hồi đất, khiến cho nhiều lao động không có
việc làm, đặc biệt là thiếu việc làm. Hạn chế về trình độ học vấn của các lao động
nông nghiệp là nguyên nhân nhiều người trong số họ cảm thấy cuộc sống của mình
tiềm ẩn những rủi ro và thiếu ổn định. Đánh giá những tác động tiêu cực của công
nghiệp hóa đến đời sống của các hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất cụ thể ở xã
Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Phúc Thọ (2005) kết luận rằng
lao động của hộ bị thu hồi đất chủ yếu là lao động nông nghiệp, trình độ học vấn
thấp, lao động không qua đào tạo là khó khăn lớn cho việc chuyển đổi nghề, giải
quyết việc làm ở địa phương. Theo Lã Văn Lý (2007), tại các địa phương bị thu hồi
đất, có tới 67% số hộ vẫn phải quay lại với nghề nông, chỉ 13% có nghề mới ổn
định. Những hộ dân muốn quay lại nghề nông cũng không còn đất để sản xuất, tiếp
tục rơi vào cảnh thất nghiệp và tệ nạn xã hội, điều kiện sống của người nông dân vì
thế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi chỉ có 29% số hộ có điều kiện sống tốt
hơn, số đông còn lại (34,5%) có mức sống thấp hơn so với trước khi bị thu hồi đất.
Nghiên cứu về đời sống của nông dân bị thu hồi đất ở Đồng Tháp, Vũ Đình (2010)
kết luận nghề nghiệp và việc làm của hộ dân sau khi thu hồi đất phần lớn bị xáo
trộn: Có 34,5% số hộ tiếp tục làm nông nghiệp tại chỗ, gần 36% số lao động có
việc làm ổn định, 20% số hộ sau khi giải tỏa đã chuyển sang nơi khác làm ăn 44%
số hộ đi làm thuê, làm mướn và có tới 30% số người trong độ tuổi lao động bị thất
nghiệp sau khi thu hồi đất, nguyên nhân làm cho đời sống của hộ dân bị khó khăn
chủ yếu là do chính sách bồi thường chưa thỏa đáng, chiếm tỷ lệ 48% (đa phần họ
bị giải tỏa trước khi có Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND nên giá bồi thường và
tái định cư thấp, khó chuyển đổi nghề nghiệp); con đông 20%; trình độ thấp 38%;

6



thiếu lao động 17%; không biết cách làm ăn 16%; vướng vào tệ nạn xã hội và các lý
do khác 12%. Nghiên cứu dự báo đời sống của người dân thuộc diện thu hồi đất
trong những năm sắp tới thì số hộ khá giàu cuộc sống sẽ phát triển tốt hơn 16%; số
hộ có mức sống trung bình và giữ mức như cũ chiếm số đông 52% và số hộ sẽ
nghèo hơn chiếm tỷ lệ 30%, trong nghiên cứu tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, tổng hợp các số liệu thứ cấp có liên quan để phân tích nhưng chưa
đưa ra mô hình cụ thể nên việc phân tích mang tính định tính. Lê Thị Nghệ (2006)
đã sử dụng hàm Cobb - Douglas trong nghiên cứu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng
đến thu nhập hộ nông dân ở Đồng bằng sông Hồng, cho thấy rằng thu nhập của hộ
phụ thuộc nhiều vào các hoạt động phi nông nghiệp, khi mà đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp cho việc mở rộng đô thị và phát triển các khu công nghiệp, các hộ
có xu hướng chuyển sang kinh doanh phi nông nghiệp cũng như tham gia các hoạt
động có thu nhập khác như làm công ăn lương, làm thuê chiếm đến 50%, nguyên
nhân chính là do nhu cầu lao động ở các KCN ngày càng nhiều và coi đó là nguồn
thu nhập chính của mình (78%).
Để hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp gây ra những tác động tiêu cực đến
đời sống người dân, Hoàng Minh Thắng (2008) đề xuất cần rất thận trọng khi quy
hoạch các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị nếu phải lấy đất nông
nghiệp. Gợi ý nên thực hiện các dự án đó trên những vùng đồi núi, có thể tốn nhiều
kinh phí hơn, nhưng vẫn là điều cần thiết để giữ vững an ninh lương thực quốc gia
trong điều kiện một nước có hơn 80 triệu dân và hơn 70% số dân còn sống bằng
nghề nông. Một nghiên cứu mang tính lý luận của Bùi Thị Ngọc Lan (2007) đã khái
quát những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển đô
thị và khu công nghiệp. Nghiên cứu mang tính chất định tính về những vấn đề bức
xúc đang đặt ra đối với người nông dân sau khi bị thu hồi đất đó là vấn đề thất
nghiệp, thiếu việc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, phát sinh tình trạng
khiếu kiện kéo dài, tình trạng ô nhiễm môi trường, tình trạng di dân gây khó khăn
trong xã hội. Kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất cần “Tổng kết, nhân rộng mô hình

thực hiện tốt việc thu hồi đất, phát triển công nghiệp” là hướng mở cho các nghiên

7


cứu tiếp theo sâu hơn về việc làm, thu nhập và đời sống cho nông dân sau khi thu
hồi đất để phát triển các khu công nghiệp.
Trần Khâm và Trung Chính (2005) thực hiện phóng sự điều tra về tình hình
đời sống và việc làm của người nông dân vùng bị thu hồi đất ở các tỉnh có tốc độ
phát triển công nghiệp nhanh như Bình Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc đã khẳng
định rằng CNH, ĐTH là xu hướng tất yếu đang được các tầng lớp nhân dân đồng
tình ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do chưa có kinh nghiệm nên còn
nhiều hạn chế, nhất là việc chăm lo đời sống và việc làm cho nông dân vùng bị thu
hồi đất, đó là những hạn chế nảy sinh trong quá trình phát triển. Qua nghiên cứu
thực tế các tác giả cho rằng tình trạng đời sống khó khăn, thiếu việc làm đang gây ra
tâm trạng lo lắng cho những hộ dân không còn đất canh tác và kiến nghị Đảng, Nhà
nước cần có chủ trương, chính sách cụ thể hơn về đời sống và việc làm của nông
dân bị thu hồi đất.
Nhìn chung, những kiến nghị của tác giả rất cần được quan tâm nghiên cứu.
Đây là hướng mở mà trong đề tài thấy rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu nhằm đánh
giá sát thực tế mức độ ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất ở
một địa bàn cụ thể, lượng hóa các yếu tố tác động đến thu nhập và ảnh hưởng việc
thu hồi đất xây dựng KCN đến đời sống hộ dân, là cơ sở hoạch định chiến lược phát
triển các KCN trong thời gian tới nhằm đảm bảo được sự hài hòa về lợi ích giữa
Nhà nước và nhân dân.
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành là một trong 9 đơn vị hành chính cấp huyện thị của tỉnh
Tiền Giang ở ngoại vi của Trung tâm hành chính tỉnh. Huyện giáp TP. Mỹ Tho ở

phía Đông, phía Tây giáp huyện Cai Lậy, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre qua ranh giới
tự nhiên là sông Tiền, phía Bắc giáp tỉnh Long An. Châu Thành là cửa ngõ đối
ngoại của tỉnh hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo tuyến quốc lộ 1A,
cách thành phố Hồ Chí Minh 50 km, rất thuận lợi về đường giao thông.

8


Với vị trí địa lý trên, huyện Châu Thành có nhiều điều kiện thuận lợi phát
triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.

Vùng
nghiên
cứu

Hình 1.1: Vị trí vùng nghiên cứu
1.2.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình toàn huyện khá bằng phẳng với độ dốc dưới 1% và cao độ bình
quân 0,9 - 1m, có khuynh hướng thấp dần về phía Bắc và phía Tây Bắc. Có 3 dạng
địa hình chính: Địa hình cao, địa hình trung bình và địa hình thấp. Tài nguyên đất
chia làm 3 nhóm chính: Nhóm đất phù sa chiếm 73,96% diện tích tự nhiên, nhóm
đất phèn chiếm 14,4% diện tích đất tự nhiên, nhóm đất cát chiếm 8,87% diện tích
đất tự nhiên.

9


1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn
Huyện Châu Thành nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí

hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nền nhiệt cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí
hậu phân hóa thành hai mùa tương phản mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với
gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau, trùng
với gió mùa Đông Bắc.
Do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đồng đều từ biển Đông
qua sông Tiền. Lượng dòng chảy khá dày mật độ 2,73 km/km2, với tổng chiều dài
699 km, thích nghi với nhiều loại hình canh tác nông, ngư nghiệp, kinh tế vườn,
kinh tế lúa, rau màu, chăn nuôi và thủy sản nước ngọt. Đặc điểm tự nhiên của huyện
Châu Thành được chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng Nam Quốc lộ 1A giáp với sông
Tiền, nước ngọt quanh năm, đất phù sa màu mỡ, sông ngòi chằng chịt, thích hợp
cho việc tưới tiêu, nuôi trồng. Vườn cây ăn trái xen kẽ với ruộng đồng tạo thành
miệt vườn trù phú, vùng nầy cũng là nơi tập trung dân cư đông đúc, vùng Bắc quốc
lộ 1A là vùng lúa, về phía cực Bắc đất bị hoang hoá, chua phèn, đường giao thông
đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt hơn.
1.2.1.4. Đặc điểm điều kiện đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2010 là 22.991ha (chiếm 9,71 % diện
tích tự nhiên của tỉnh), trong đó đất nông nghiệp 17.959 ha, đất phi nông nghiệp
3.167 ha, đất khu dân cư 1.865 ha (thống kê 2010).
Cơ cấu đất theo các mục tiêu sử dụng năm 2010 là: dùng vào sản xuất nông
nghiệp 78,11% (trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm 38,17% gồm đất trồng lúa
và hoa màu, đất trồng cây lâu năm là 61,58% chủ yếu trồng cây ăn trái, đất phi nông
nghiệp là 13,78%, đất khu dân cư là 9,11%.
Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần chủ yếu là đất trồng cây
hàng năm, bình quân năm 2005- 2010 đất sản xuất nông nghiệp giảm 12,22%, để
chuyển sang đất phi nông nghiệp, đất xây dựng KCN, đất khu dân cư, đất ở, đất sản
xuất kinh doanh và các công trình công cộng trên địa bàn huyện, đây là dấu hiệu tốt
cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện. Tổng diện tích đất tự

10



nhiên của huyện năm 2010 giảm 2.586 ha (10,12%) so với năm 2005 do xác định lại
ranh giới hành chính, năm 2009 đã chuyển một phần diện tích đất về thành phố Mỹ
Tho.
Bảng 1.1 Tình hình phân bố sử dụng đất của huyện Châu Thành 2005 – 2010
Chỉ tiêu

ĐVT

2005

Cơ cấu

2010

(%)
TỔNG

DIỆN

TÍCH Ha

Cơ cấu

So sánh (%)

(%)

2010/2005


25.577,86

100

22.991,09

100

89,88

ĐẤT TỰ NHIÊN
1.Đất nông nghiệp

Ha

20.459,19

79,98

17.959,12

78,11

87,78

- Đất trồng cây hàng năm

Ha

8.081,50


39,50

6.854,11

38,16

84,81

- Đất trồng cây lâu năm

Ha

12.195,20

59,60

11.059,17

61,57

90,68

- Đất có mặt nước dùng Ha

160,30

0,7

45,84


0,27

28,59

22,199

0,1

0

0

vào nông nghiệp
- Đất nuôi trồng thủy sản

0

2.Đất phi nông nghiệp

Ha

2.246,75

8,78

3.167,15

13,77


140,96

3.Đất khu dân cư

Ha

1.463,10

5,72

1.864,82

8,11

127,45

4. Đất chưa sử dụng

Ha

1.409,00

5,50

0

0

0


Nguồn: Niên giám thống kê 2005 - 2010
Thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc phân bố sử dụng quỹ
đất của huyện có sự thay đổi nhằm đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế - xã hội
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xu hướng sử dụng đất của huyện là
chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và đất ở. Tốc
độ chuyển đổi diện tích đất bình quân giai đoạn 2005 - 2010: Đất nông nghiệp
2,44%/năm, đất phi nông nghiệp 8,19%/năm, đất ở 5,49%/năm.

11


×