Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU RAU QUẢ TƯƠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********************

NGUYỄN HỒ CHÍNH

PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NHU CẦU RAU QUẢ TƯƠI TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********************

NGUYỄN HỒ CHÍNH

PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NHU CẦU RAU QUẢ TƯƠI TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số

: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP



Hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN NGỌC THÙY

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8/2011


PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NHU CẦU RAU QUẢ TƯƠI TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒ CHÍNH

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Mình

2. Thư ký:

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

TS. LÊ CAO THANH
Đại học Tài chính – Marketing

4. Phản biện 2:


TS. TRẦN ĐẮC DÂN
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

TS. THÁI ANH HÒA
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Hồ Chính sinh ngày 05 tháng 09 năm 1985 tại thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Quốc Học, tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 2003.
Tốt nghiệp Đại học ngành Phát triển nông thôn và Khuyến nông hệ chính quy tại
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại tôi đang công tác tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông
nghiệp Nông thôn – Cơ sở Phía Nam, chức vụ nghiên cứu viên từ năm 2008 đến
nay.
Tháng 09 năm 2008 theo học Cao học ngành Kinh tế nông nghiệp trường Đại
học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 196/1/8 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935000636
Email:


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Ký tên và ghi rõ họ và tên HV

iii


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gởi những dòng tri ân đến ba mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo điều kiện cho tôi có ngày hôm nay.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh; Phòng Sau Đại học và quý thầy cô Khoa Kinh tế của trường đã
tận tình giảng dạy và tạo cơ hội cho chúng tôi có điều kiện học tập.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn
Ngọc Thùy, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn đến lãnh đạo và đồng nghiệp ở Viện Chính sách
và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn – Cơ sở phía Nam, những người
đã giúp tôi rất nhiều trong công việc và trong quá trình làm luận văn.
Cho tôi gửi lời cám ơn đến bạn bè, các anh chị học viên cao học khóa 2008
đã giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này.

iv



TÓM TẮT

Đề tài “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu rau quả tươi tại thành
phố Hồ Chí Minh” được tiến hành trong thời gian từ 01/2011 đến 08/2011. Mục
tiêu của nghiên cứu là xác định và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
rau quả tươi tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu này nhằm đẩy mạnh và
phát triển ngành hàng bằng cách hỗ trợ thông tin đến các tác nhân trong chuỗi, đặc
biệt là người sản xuất và kinh doanh. Từ đó, nghiên cứu đề xuất những giải pháp
nhằm tăng tiêu dùng rau quả nội địa.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp kinh tế lượng
để lượng hóa và phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu rau quả
tươi tại thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu nghiên cứu được sử dụng từ bộ số liệu Điều
tra mức sống hộ gia đình Việt Nam và số liệu điều tra thực địa trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tiêu dùng rau quả tươi của người tiêu
dùng phụ thuộc vào các yếu tố: giá cả, thu nhập và đặc điểm của người tiêu dùng
như trình độ học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng yếu tố thị hiếu của người tiêu dùng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ rau quả
thông qua đặc điểm sản phẩm, nơi mua, tính thuận tiện, tiêu chuẩn chất lượng và độ
an toàn của sản phẩm.

v


ABSTRACT
Thesis entitled “Analysis of factors affecting to fresh fruit vegetable demand
in Ho Chi Minh City” was conducted from January 2011 to August 2011. The
research objective was to identify and to analyze factors affecting fresh fruit
vegetable demand in Ho Chi Minh City in order to promote and to develop
commodity by supporting information to actors in the chain, especially producers

and businessman.
The thesis used descriptive statistical method and econometric method to
qualify and to analyze impact of factors affecting fresh fruit vegetable demand in
Ho Chi Minh City by using data from Vietnam Household Living Standard Survey
(VHLSS) and field survey in Ho Chi Minh City.
Result indicated that consumers’ fresh fruit vegetable demand depends on
following factors: price, income and characteristics of consumers such as education
level, occupation, age. Besides, research also showed that consumers’ preference
also affected to fresh fruit vegetable demand through characteristics of product,
place, availability, quality standard and safety of products.

vi


MỤC LỤC

TÓM TẮT ..................................................................................................................v 
ABSTRACT ............................................................................................................. vi 
DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... ix 
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... xi 
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 
Sự cần thiết của đề tài ..............................................................................................1 
Mục tiêu của nghiên cứu .........................................................................................4 
Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................4 
Chương 1. TỔNG QUAN .........................................................................................6 
1.1. Tổng quan về phát triển rau quả trong thời gian vừa qua ................................6 
1.1.1. Tình hình sản xuất .....................................................................................6 
1.1.2. Thị trường tiêu thụ .....................................................................................8 
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .......................................................................11 

1.2.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................11 
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................13 
1.3. Một số nghiên cứu về nhu cầu thực phẩm......................................................14 
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................19 
2.1. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu ......................................................................19 
2.1.1. Lý thuyết phân tích nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng ........................20 
2.1.2. Mô hình ứng dụng....................................................................................26 
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................33 
2.2.1. Phương pháp phân tích ............................................................................33 
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu ..................................................34 
2.2.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ............................................................36 

vii


Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................38 
3.1. Nhu cầu rau quả tại thành phố Hồ Chí Minh .................................................38 
3.1.1. Cơ cấu tiêu dùng của hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh ..................38 
3.1.2. Lượng tiêu thụ rau quả tại thành phố Hồ Chí Minh ................................40 
3.2. Ảnh hưởng của yếu tố giá đến nhu cầu rau quả .............................................41 
3.3. Ảnh hưởng của yếu tố chi tiêu-thu nhập đến nhu cầu rau quả .......................44 
3.4. Ảnh hưởng của yếu tố giới tính và độ tuổi đến nhu cầu rau quả ...................46 
3.5. Ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp đến nhu cầu tiêu dùng rau quả ..............48 
3.6. Nhu cầu rau quả theo trình độ học vấn ...........................................................49 
3.7. Cách lựa chọn rau quả của người tiêu dùng ...................................................50 
3.8. Chủng loại rau quả ưa thích............................................................................51 
3.8.1. Giống quả được ưa thích..........................................................................54 
3.8.2. Hình thức sử dụng rau phổ biến...............................................................55 
3.9. Hệ thống phân phối rau quả hiện nay .............................................................57 
3.10. Nhu cầu của người tiêu dùng về rau quả an toàn .........................................60 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................64 
Kết luận .................................................................................................................64 
Kiến nghị ...............................................................................................................65 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67 
PHỤ LỤC .................................................................................................................71 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 1.1. Tỷ trọng giá trị sản xuất rau quả trong ngành trồng trọt năm 2009 ...........7 
Hình 1.2. Diện tích và sản lượng rau quả cả nước trong thời gian qua ......................8 
Hình 1.3. Giá trị xuất khẩu rau quả qua các năm .......................................................9 
Hình 1.4. Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam ............................................10 
Hình 1.5. Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh.............................................12 
Hình 2.1. Khung phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu rau quả tươi tại địa
bàn TPHCM..............................................................................................25 
Hình 2.2. Mô hình marketing hỗn hợp 4P (marketing mix).....................................33 
Hình 3.1. Cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình thành phố Hồ Chí Minh .........................38 
Hình 3.2. Chi tiêu cho rau quả qua các năm.............................................................39 
Hình 3.3. Lượng rau-quả bình quân đầu người năm 2004-2008 ..............................40 
Hình 3.4. Cơ cấu tiêu dùng rau quả tại TP HCM .....................................................41 
Hình 3.5. Lượng tiêu thụ rau và quả theo thu nhập ..................................................44 
Hình 3.6. Tiêu thụ rau quả phân theo giới tính ........................................................46 
Hình 3.7. Tiêu thụ rau quả phân theo độ tuổi ...........................................................47 

Hình 3.8. Lượng tiêu thụ rau quả bình quân đầu người phân theo nghề nghiệp ......48 
Hình 3.9. Tiêu thụ rau quả bình quân đầu người theo trình độ học vấn ..................49 
Hình 3.10. Tiêu chí lựa chọn quả .............................................................................50 
Hình 3.11. Tiêu chí lựa chọn rau ..............................................................................51 
Hình 3.12. Đánh giá mức độ ưa thích đối với quả ...................................................52 
Hình 3.13. Đánh giá mức độ ưa thích đối với rau ....................................................53 
Hình 3.14. Cơ cấu các giống quả được người tiêu dùng ưa thích ............................54 
Hình 3.15. Các thực đơn rau phổ biến......................................................................56 
Hình 3.16. Các điểm mua rau quả của người tiêu dùng ...........................................57 
Hình 3.17. Các điểm bán rau quả ưa thích ...............................................................58 
Hình 3.18. Đánh giá của người tiêu dùng về mua rau quả tại siêu thị .....................59 
Hình 3.19. Quan tâm của người tiêu dùng đối với SP an toàn phân theo thu nhập .60 
Hình 3.20. Quan tâm của người tiêu dùng đối với SP an toàn phân theo độ tuổi ....61 
Hình 3.21. Đánh giá của người tiêu dùng đối với các thuộc tính của SP an toàn ....62 
Hình 3.22. Cách thức lựa chọn sản phẩm an toàn ....................................................62 

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Mô hình hành vi người tiêu dùng .............................................................22 
Bảng 2.2. Các tiêu thức chính để phân khúc thị trường tiêu dùng ...........................23 
Bảng 2.3. Các tiêu thức chính để phân khúc thị trường tiêu dùng rau quả tươi tại
thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................24 
Bảng 2.4. Tên biến và định nghĩa các biến ...............................................................31 

Bảng 2.5. Kỳ vọng dấu hệ số co giãn theo giá của rau quả và các loại thực phẩm
khác .........................................................................................................32 
Bảng 3.1. Mô tả các biến thống kê ...........................................................................42 
Bảng 3.2. Các hệ số ước lượng từ hàm AIDS cho các loại thực phẩm ....................42 
Bảng 3.3. Mức độ co giãn theo giá của rau quả và các loại thực phẩm khác ...........43 

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

Almost Ideal Demand System

CĐ ĐH

Cao đẳng Đại học

ĐH

Đại học

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GDP

Gross Domestic Product


GSO

General Statistics Office

KTV

Kỹ thuật viên

LLVT

Lực lượng vũ trang

LTTP

Lương thực thực phẩm

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NLTS

Nông lâm thủy sản

NV

Nhân viên

SP


Sản phẩm

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT-NT

Thành thị-Nông thôn

USD

Đô la Mỹ

VHLSS

Vietnam Household Living Standards Survey

VN

Việt Nam

VNĐ

Việt Nam đồng

VP

Văn phòng


VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WB

World bank

WTO

World Trade Organization

xi


MỞ ĐẦU

Sự cần thiết của đề tài
Rau quả là những loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày. Các loại
rau quả cung cấp nhiều loại vitamin khác nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì
việc sử dụng đầy đủ rau quả trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình
trạng sức khỏe, giảm stress, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và phòng chống
bệnh tật. Đặc biệt là bệnh béo phì và huyết áp cao. Rau quả nói chung còn cung cấp
một lượng chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng, giải độc và phòng ngừa một số bệnh về
ung thư. Do vậy, rau quả được coi như là các loại thuốc thần diệu và việc sử dụng
rau quả đầy đủ là một nhu cầu cần thiết. Ngày nay, mặc dù điều kiện kinh tế khá
giả, chúng ta cũng không nên dùng quá nhiều thịt, việc sử dụng rau quả giúp giữ
cân bằng trong bữa ăn vẫn là vấn đề cần thiết.
Trong những năm gần đây khi nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng cao,

khẩu phần của các bữa ăn cũng có nhiều thay đổi. Từ năm 1985 tới 2005, lượng thịt
trong bữa ăn hàng ngày đã tăng hơn 4,6 lần, lượng cá cũng gia tăng tới 1,7 lần, các
sản phẩm về sữa, trứng tăng tới 18 lần so với năm 1985, tuy nhiên lượng rau chỉ là
203 gam mỗi ngày. Như vậy, so với nhu cầu rau hàng ngày cho mỗi người là 300
đến 400 gam (theo trung tâm dinh dưỡng) thì bữa ăn của người Việt đã thiếu rau,
thiếu cân bằng. Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng báo động về tình hình gia tăng một
số loại bệnh như tiểu đường tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Bệnh béo phì ở trẻ em
đã chiếm tới gần 5% tổng số trẻ em ở đô thị. Ngoài ra, những bệnh về huyết áp, tim
mạch cũng gia tăng mà nguyên nhân một phần là do việc sử dụng thực phẩm mất
cân bằng.

1


Về tình hình sản xuất rau và quả trong nước cũng có nhiều chuyển biến, đặc
biệt là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê diện
tích trồng cây ăn quả đã tăng từ 281.200 ha năm 1990 lên 774.400 ha năm 2009.
Diện tích, năng suất rau đậu cũng tăng với tốc độ cao. Nếu năm 2001, tổng diện tích
rau đậu là 699.000 ha và sản lượng là 6.819.400 tấn thì đến năm 2009 diện tích tăng
135%, lên đến 946000 ha và sản lượng tăng 163%, lên đến 11.153.100 tấn. Tuy
nhiên sự tăng cả về diện tích và sản lượng cũng không đủ so với cơ cấu tăng về dân
số và việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
Một vấn đề khác đối với sản xuất và tiêu dùng rau quả là Việt Nam đã trở
thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Tham gia tổ chức này nước
ta có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu ngành hàng rau quả nhưng
ngược lại, ngành sản xuất rau quả cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với
hàng nông sản nhập khẩu. Đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển, sản
xuất nông nghiệp được trợ giá bằng cách này hay cách khác. Cùng với sự tiến bộ về
khoa học, kỹ thuật, sản phẩm nông sản của những quốc gia này có sức cạnh tranh
lớn hơn rất nhiều so với các nước chưa hoặc đang phát triển. Trong những năm qua,

sản lượng rau và quả nhập khẩu đã tăng đáng kể. Trên thị trường ngày càng nhiều
rau quả nhập khẩu cả về số lượng và chủng loại. Một số mặt hàng có lợi thế cạnh
tranh về giá cả, nhất là những mặt hàng rau quả của Trung Quốc, trong khi đó một
số mặt hàng nhập từ Mỹ, Úc, Newzealand, có giá thành rất cao so với sản phẩm
cùng loại sản xuất trong nước nhưng đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng nên
lượng tiêu thụ vẫn tăng cao.
Thị hiếu của người Việt Nam cũng đã thay đổi từ khi nước ta chuyển sang
nền kinh tế thị trường. Khác với nền kinh tế tập trung khi mà khả năng lựa chọn sản
phẩm là rất thấp, nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho nhiều người có thu
nhập khác nhau, trình độ nhận thức khác nhau sẽ lựa chọn những sản phẩm khác
nhau. Một vấn đề đặt ra là sản xuất rau quả ở Việt Nam đã đáp ứng được thị trường
chưa? Gần đây, những nghiên cứu về thực phẩm được chuyển theo hướng nghiên

2


cứu về thị trường nội địa. Ngay ở Việt Nam, để đảm bảo các yếu tố về chất lượng
và an toàn thực phẩm, nhiều khách hàng đã sẵn lòng trả giá rất cao cho những sản
phẩm cùng loại. Như vậy, để đáp ứng được thị hiếu của nhiều mặt hàng mà sản xuất
trong nước không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng dẫn tới phải nhập
khẩu. Nếu nhà sản xuất không sớm nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng thì
ngay ở Việt Nam, một nước có phần đông dân số sống bằng nông nghiệp, có thể bị
mất thị phần ngay tại thị trường nội địa.
Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có thể nói là thị trường tiêu thụ nội địa lớn
nhất của cả nước. Với những đặc điểm về kinh tế, văn hóa xã hội thì đây là thị
trường đa dạng về thành phần khách hàng với những nhu cầu thị hiếu khác nhau.
Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu rau quả tươi ở thị trường này phần
nào sẽ giúp các nhà sản xuất có được những thông tin về marketing, nắm bắt được
những đặc điểm và thị hiếu tiêu dùng đối với thị trường tiêu thụ nội địa tiềm năng
và rộng lớn nhất trong cả nước.

Vấn đề thông tin có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ rau quả trong
nước. Thông tin được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Không phải người tiêu dùng
nào cũng có đầy đủ thông tin và hiểu đúng về vai trò của rau quả đối với sức khỏe.
Thông tin về nhu cầu của khách hàng cũng có giá trị mang tính quyết định đến việc
sản xuất. Đặc điểm sản xuất ở Việt Nam phần lớn có quy mô nhỏ, manh mún và
người sản xuất đều không có đầu tư vào việc nghiên cứu thị trường. Thực tế cho
thấy nhiều nông dân sau khi sản xuất ra sản phẩm hàng hóa có thể không tiêu thụ
được hoặc giá thành quá thấp. Sự thiếu thông tin hoặc các tác nhân trong chuỗi như
người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng không có đầy đủ thông tin của
nhau hoặc hiểu không đúng thì không thể đẩy ngành hàng phát triển mạnh được.
Rau là sản phẩm rất dễ hư hỏng và mức độ dao động giá rất cao. Điều này
dẫn tới những thách thức cho thị trường, nhất là khâu kinh doanh, phân phối, bảo
quản. Nhiều hợp đồng nông sản về tiêu thụ rau đã bị thất bại dẫn tới tính ổn định về
thị trường còn thấp. Vấn đề đặt ra là cần nắm bắt thông tin thị trường như thế nào?

3


Nhu cầu sử dụng rau quả ra sao? để sản xuất mang lại thặng dư cao nhất cho nhà
sản xuất và phục vụ người tiêu dùng được tốt hơn là những thách thức đặt ra cho
nghiên cứu.
Mục tiêu của nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến
nhu cầu rau quả tươi tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu này nhằm đẩy
mạnh và phát triển ngành hàng bằng cách hỗ trợ thông tin đến các tác nhân trong
chuỗi, đặc biệt là người sản xuất và kinh doanh.
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Xác định mức độ, xu thế và tiềm năng tiêu thụ rau quả tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới cầu rau quả bao gồm các yếu tố về
giá cả, thu nhập và chi tiêu cho thực phẩm của người tiêu dùng và đặc điểm của

người tiêu dùng.
- Xác định thị hiếu của người tiêu dùng nội địa TPHCM đối với các loại rau quả
tươi phân theo các đặc điểm khác nhau của sản phẩm.
- Dựa trên những đánh giá này, đề xuất giải pháp tăng tiêu dùng rau quả nội địa.

Phạm vi nghiên cứu
-

Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2011 đến tháng 08/2011

-

Nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá tình hình tiêu thụ rau quả tươi tại địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh. Bởi vì đây là trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của cả
nước, tập trung nhiều đối tượng tiêu dùng với sự đa dạng về văn hóa vùng
miền và nhiều thành phần dân cư khác nhau có thể đại diện cho đặc điểm
tiêu dùng rau quả vùng miền phía Nam.

-

Đối tượng phục vụ của nghiên cứu này không tập trung nhiều vào các nhà
nghiên cứu và hoạch định chính sách mà phần lớn cho các doanh nghiệp kinh
doanh trong nước. Bởi vì nghiên cứu sẽ là cơ sở rất tốt cho các nhà kinh

4


doanh về rau quả, đặc biệt là lĩnh vực marketing, nhằm xây dựng chiến lược
kinh doanh nhắm vào thị hiếu của người tiêu dùng rau quả.
-


Mặc dù nghiên cứu có kết hợp phân tích số liệu tiêu thụ trong nước của Cuộc
điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VHLSS) nhưng số liệu đó cũng chỉ có
tính chất tham khảo. Tuy nhiên nghiên cứu nhận thấy rằng đây là bộ mẫu tốt
nhất hiện nay, đã được World Bank (WB) chấp nhận thử nghiệm trên 15 năm
với độ quy mô và tính chính xác cao. Kết quả điều tra thực địa chưa chắc đã
phản ánh đúng số liệu điều tra trong VHLSS nhưng đó cũng là điều dễ hiểu
do nghiên cứu này chỉ tập trung vào tiêu thụ rau quả chứ không dàn trải như
VHLSS.

-

Do ngành hàng rau quả có rất nhiều loại mặt hàng nên nghiên cứu chỉ tập
trung vào những mặt hàng rau quả chính như về quả có bưởi, xoài, dứa, cam,
thanh long, chuối và rau có rau muống, cải bắp, cà chua, dưa leo, củ cải,
khoai tây.

5


Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về phát triển rau quả trong thời gian vừa qua
Rau là những cơ quan của cây thân thảo được sử dụng làm thực phẩm như rễ,
rễ củ, thân củ, thân, chồi non, lá, hoa, quả. Rau được chia làm hai nhóm chính:
nhóm quả và nhóm sinh dưỡng. Nhóm quả có phần sử dụng được là quả và hạt gồm
họ cà chua (cà chua, cà tím, ớt rau…), họ đậu (đậu hà lan, đậu đũa…), họ bầu bí (bí
đao, mướp, bầu, bí ngô, dưa chuột…). Nhóm sinh dưỡng gồm rau ăn củ và rễ (khoai
tây, cà rốt, su hào…), họ cải (cải trắng, cải bắp, súp lơ…), họ hành (hành, hẹ, tỏi…),

rau thơm (quế, húng, thìa là…).
Quả có nhiều nhóm (quả hạch, quả mọng) và phân nhóm (nhiệt đới và á nhiệt
đới…). Quả nhiệt đới đặc trưng là chuối có giá trị dinh dưỡng cao, dứa, xoài, đu đủ,
chôm chôm, nhãn, ổi… Quả á nhiệt đới: hồng, vải, lựu… Quả có múi á nhiệt đới:
cam, chanh, quít, bưởi… Quả hạch: mận, mơ, đào… Quả nhân: lê, táo… Quả
mọng: hạt lẫn lộn vào thịt như: dâu tây, thanh long…
1.1.1. Tình hình sản xuất
Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ tuyến 80 đến vĩ tuyến 230, với các vùng
sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt đới-ôn đới/cận nhiệt đới ở miền
Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu
phù hợp để phát triển nhiều loại rau quả.
Theo Tổng cục thống kê, giá trị sản xuất của rau quả ngày càng tăng trong
tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Năm 2009, giá trị sản xuất của cây ăn quả

6


và rau đậu các loại lần lượt đạt 9744,6 tỷ đồng (chiếm 8%) và 10926,8 tỷ đồng
(chiếm 9%) trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Các chỉ số này liên tục
tăng từ năm 2000 đến năm 2009.

Hình 1.1. Tỷ trọng giá trị sản xuất rau quả trong ngành trồng trọt năm 2009
Nguồn: GSO
Theo số liệu Tổng cục thống kê và Bộ NN&PTNT, diện tích và sản lượng
rau quả liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2009, tổng diện tích gieo trồng rau
quả đạt hơn 1,5 triệu ha với sản lượng xấp xỉ 19 triệu tấn. Trong đó, rau có diện tích
453 ngàn ha và sản lượng 5952 ngàn tấn (năm 2000) đã tăng lên 736 ngàn ha và
11885 ngàn tấn trong năm 2009. Tương tự, quả cũng gia tăng về diện tích và sản
lượng từ năm 2000 đến 2009, với diện tích từ 565 ngàn ha lên hơn 774 ngàn ha và
sản lượng tăng từ 3817 ngàn tấn lên 6882 ngàn tấn.

Nam Bộ là vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất cả nước, trong đó rau
quả được coi là ngành hàng rất có tiềm năng. Sự đa dạng của quả ở Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) và rau vùng cao nguyên Lâm Đồng góp phân nâng cao thu
nhập cho người nông dân, tăng tính đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp. Do đó,
phát triển rau quả trên một hệ thống canh tác đa dạng được xem là chiến lược phát
triển quan trọng của ngành, của vùng và của địa phương.

7


Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cũng có đóng góp đáng kể về sản xuất
rau quả cho cả nước, góp phần làm đa dạng và phong phú chủng loại hàng hóa.
Trong đó, phải kể đến như vùng trồng rau ôn đới nổi tiếng Lâm Đồng, thanh long
Bình Thuận cung cấp chính cho thị trường TP HCM và xuất khẩu.

Hình 1.2. Diện tích và sản lượng rau quả cả nước trong thời gian qua
Nguồn: Bộ NN&PTNT
Cũng như những sản phẩm nông sản quan trọng khác, từ trước đến nay chiến
lược phát triển ngành rau quả tập trung nhiều vào mục tiêu xuất khẩu, mà ít quan
tâm đến thị trường nội địa, mặc dù đây vẫn là nơi tiêu thụ rau quả chính. Tuy nhiên,
kể cả xuất khẩu rau quả hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành rau
quả Việt Nam.
1.1.2. Thị trường tiêu thụ
Nguồn tiêu thụ rau quả chủ yếu vẫn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ nội địa,
trong khi lượng rau quả xuất khẩu còn hạn chế. Câu chuyện tìm thị trường tiêu thụ
vẫn là bài toán đặt ra cho cho nông dân cũng như doanh nghiệp trong khi hoa quả
ngoại vẫn ồ ạt nhập về. Việc xuất khẩu rau quả của nước ta hiện nay vẫn còn rất

8



khiêm tốn (chỉ khoảng 10-15% sản lượng rau quả được xuất khẩu) so với các ngành
hàng khác như lúa, thủy sản...

Hình 1.3. Giá trị xuất khẩu rau quả qua các năm
Nguồn: Bộ NN&PTNT, tinthuongmai.vn
Năm 2010, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt trên 450 triệu USD, là
mức cao nhất từ trước đến nay về xuất khẩu rau quả, thấp hơn nhiều so với giá trị
xuất khẩu của lúa gạo, thủy sản, cao su, tiêu, điều…Hơn nữa, việc xuất khẩu rau
quả lại không ổn định, vấp phải 2 lần biến động liên tục trong thời gian gần đây.
Lần thứ nhất diễn ra vào giai đoạn 1995-1998, giá trị xuất khẩu từ mức 50 triệu USD
năm 1995, tăng gần gấp 2 lần vào năm 1996, sau đó lại tụt xuống mức như năm 1995
vào năm 1998. Lần thứ hai kéo dài hơn, từ 1998-2003 xuất khẩu rau quả tăng lên
đỉnh điểm ở mức 344,3 triệu USD năm 2001 và lại giảm nhanh chóng trong các
năm 2002, 2003 còn chỉ có 151,5 triệu USD, trước khi hồi phục đà tăng trưởng như
hiện nay.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết năm 2009 tỷ lệ nhập khẩu trái

9


cây của các doanh nghiệp nhập về tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều
loại trái cây như táo, cam, quýt, mận, nho, lựu từ Trung Quốc, Thái Lan, Phi-líppin, Mỹ, Niu Di-lân có mặt khắp trên thị trường trong nước. Do vậy rau quả Việt
Nam đang gặp phải sự cạnh tranh đáng kể của các sản phẩm ngoại nhập ngay tại thị
trường nội địa.

Hình 1.4. Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam
Nguồn: Bộ NN&PTNT, tinthuongmai.vn
Về xuất khẩu, Bộ NN&PTNT cho biết trái cây Việt Nam đã có mặt ở 50
nước song với lượng và giá trị còn rất khiêm tốn. Thị trường xuất khẩu truyền thống

vẫn là các nước Trung Quốc và Đài Loan, trong khi các thị trường xuất khẩu có giá
trị kinh tế cao như các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… vẫn chưa chiếm lĩnh được.
Tuy nhiên, thị phần các nước nhập khẩu rau quả của Việt Nam cũng đang có sự
thay đổi nhanh chóng. Từ sự phụ thuộc chính vào thị trường Trung Quốc đến việc
đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu khác.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong việc mở rộng thị trường nhưng lượng rau
quả xuất khẩu vẫn chỉ chiếm 10-15% tổng sản lượng rau quả của cả nước, 85-90%

10


sản lượng vẫn được tiêu thụ trong nước. Hơn nữa, suy thoái kinh tế và hàng rào kỹ
thuật của các nước nhập khẩu và những tồn tại trong việc hoạt động và quản lý
chuỗi cung ứng rau quả vẫn là thách thức lớn đối với việc xuất khẩu rau quả. Do đó,
trong ngắn hạn thị trường nội địa vẫn là nơi quyết định đối với người sản xuất rau
quả.
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa hình
Theo cục thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc
và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây
Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt
Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm
thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của
khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan
trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và
còn là một cửa ngõ quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam
Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam

và từ Đông sang Tây. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc,
trung bình 10 đến 25 m. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 m như đồi
Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông
Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 m, nơi thấp nhất 0,5 m. Các khu
vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và
quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 m.

11


Hình 1.5. Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn: Nhà xuất bản Bản đồ, 2005
1.2.1.2. Đất đai – thủy văn
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố năm 2010 là 209.555 ha. Diện tích đất
phi nông nghiệp là 105.558 ha, trong đó đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là
32.738 ha và còn lại là đất xây dựng đô thị. Diện tích đất nông nghiệp là 103.938
ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 56.664 ha, gồm 26.188 ha đất trồng cây
hàng năm và 30.476 ha đất trồng cây lâu năm.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành
phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai
bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn,

12


×