Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MỨC TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.43 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************

NGUYỄN THỊ SON

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MỨC TIÊU DÙNG
HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********************

NGUYỄN THỊ SON

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MỨC TIÊU DÙNG
HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành:

Kinh tế

Mã số:

60.31.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN NGÃI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011

i


PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MỨC TIÊU DÙNG HỘ GIA
ĐÌNH Ở VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ SON

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Đại học Nông Lâm TP.HCM

2. Thư ký:

TS. TRẦN ĐẮC DÂN
Đại học Nông Lâm TP.HCM

3. Phản biện 1:

TS. NGUYỄN HỮU DŨNG

Đại học Kinh Tế TP.HCM

4. Phản biện 2:

TS. NGUYỄN NGỌC THÙY
Đại học Nông Lâm TP.HCM

5. Uỷ viên:

TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN
Đại học Kinh Tế TP.HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

1. Họ và tên: Nguyễn Thị Son

2. Nam, nữ: Nữ

3. Ngày sinh: 02 tháng 11 năm 1984

4. Nơi sinh: tỉnh Bình Định

5. Nguyên quán: Xã Phước An – Huyện Tuy Phước – Tỉnh Bình Định.
6. Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Tuy Phước 1 – Thị Trấn Tuy

Phước – Huyện Tuy Phước – Tỉnh Bình Định.
7. Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế nông nghiệp, hệ chính quy, tại trường đại học
Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006.
8. Cơ quan công tác: giảng viên khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng Đại học
Kinh tế - Kĩ thuật Bình Dương
9. Tháng 9 năm 2007 theo học Cao học ngành kinh tế nông nghiệp tại trường
Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
10. Điạ chỉ liên lạc: số nhà 316A – Khu Phố Nguyễn Trãi – Phường Lái Thiêu – Thị
Xã Thuận An – Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0919843634
Email:

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Người cam đoan

iv


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến bố mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo điều kiện cho con có ngày hôm nay.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Trường Đại học Nông Lâm, Thủ

Đức – TP. HCM; Phòng Sau Đại học và quí thầy cô Khoa Kinh tế của Trường đã
tạo cơ hội cho chúng tôi học Chương trình Sau đại học.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học Nguyễn Văn
Ngãi, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Xin chân thành cám ơn anh Phạm Văn Bình đang công tác ở Bộ Lao Động
đã giúp tôi về số liệu nghiên cứu.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần để tôi hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

v


TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng mức tiêu dùng hộ gia đình ở Việt
Nam” được tiến hành tại Việt Nam, thời gian từ tháng 02/2010 đến tháng 04/2011.
Mục tiêu nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng mức tiêu dùng của hộ.
Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2006 và 2008
(VHLSS) của Tổng Cục Thống Kê và mô hình hồi qui dạng tuyến tính nhằm đánh
giá sự tác động của các yếu tố thu nhập, qui mô hộ, tổng giá trị tài sản, lãi suất vay,
khu vực sống, tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ; lên mức tiêu dùng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập, qui mô hộ, tổng giá trị tài sản, tuổi
chủ hộ, có mối quan hệ đồng biến với mức tiêu dùng và có ý nghĩa giải thích quan
trọng trong mô hình. Lãi vay và tiêu dùng có quan hệ nghịch biến, hộ sống ở nông
thôn tiêu dùng ít hơn hộ ở thành thị, chủ hộ là nữ tiêu dùng ít hơn chủ hộ là nam.
Giá trị tiêu dùng biên MPC giảm dần từ năm 2006 đến năm 2008.
Nghiên cứu đã giải thích được chiều hướng tác động của các biến gồm thu
nhập, số thành viên, giá trị tài sản, lãi suất vay, khu vực sống, tuổi chủ hộ và giới
tính chủ hộ lên mức tiêu dùng hộ. Đã đề xuất hướng áp dụng MPC và các giải pháp
kích thích tiêu dùng trong tương lai.

Năm 2008 hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam tập trung
thực hiện chính sách kích cầu để vực dậy nền kinh tế, hiệu quả của chính sách kích
cầu phụ thuộc nhiều vào giá trị tiêu dùng biên MPC. Tiêu dùng là một trong những
yếu tố quan trọng trong tổng cầu AD = C +I +G +NX. Do vậy, kích thích tiêu dùng
C bằng cách tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế là một trong những chính sách
hiệu quả để tăng tổng cầu AD.

vi


ABSTRACT
The research thesis “analysis of factors affecting household consumption in
Viet Nam” was carried out in Viet Nam, dated from February 2010 to April 2011.
The purpose of thesis is analysis of factors affecting household consumption, the
thesis used Viet Nam Household Living Standard Survey (VHLSS) data set carried
out by the Genneral Statistic Office (GSO) in 2006 and 2008 and linear model
regression to evaluate the impact tendency of income, size, total_asset, borrow_rate,
living area of household, age_head, sex_head variables on household consumption.
The result of research is that income, size, total_asset, the age of household
head correlated possitively on household consumption and they have impotant roles
in the consumption model. The relationship between borrow_rate and household
consumption is negative, the household consumption in rural is less than in urban. If
household head is woman consumes less than man. The MPC decreases from 2006
to 2008.
The thesis explained the impact tendency of income, size, total_asset,
borrow_rate, living area of household, age_head, sex_head variables on the
household consumption and proposing MPC application and the solutions to
enhance consumption.
Most countries in the world and Viet Nam concentrated on implementing
demand enhancing policy to rehabilitate the economy in 2008. Consumption is an

important factor of aggregate demand AD = C +I +G +NX. Hence, enhancing
consumption by reducing Tax or increasing G (goverment Expenditure) is the
effective policy to increase aggregate demand AD.

vii


MỤC LỤC
TRANG TỰA.............................................................................................................. i
TRANG CHUẨN Y ................................................................................................... ii
LÍ LỊCH CÁ NHÂN.................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ v
NỘI DUNG TÓM TẮT ............................................................................................ vi
ABSTRACT ............................................................................................................. vii
MỤC LỤC ............................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ x
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu ......................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
5. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 5
Chương 1 ................................................................................................................... 6
TỔNG QUAN ........................................................................................................... 6
1.1 Tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2010 ................................................... 6
1.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI ..................................................................................... 10
1.1.3 Lãi suất năm 2010 ............................................................................................... 12

1.1.4 Mức sống dân cư ................................................................................................. 13

1.2 Tiêu dùng tư nhân ở một số nước ASEAN .................................................... 14
1.3 Tổng quan tình hình tiêu dùng ở Việt Nam.................................................... 15
1.3.1 Vai trò của tiêu dùng tư nhân đối với nền kinh tế Việt Nam .............................. 16
1.3.2 Cơ cấu chi tiêu người dân Việt Nam .................................................................. 18

1.4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu ........................................................................ 19
1.4.1 Nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................... 19
1.4.2 Nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 22

Chương 2 ................................................................................................................. 24
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 24
2.1 Cơ sở lý thuyết................................................................................................ 24
2.1.1 Các khái niệm và định nghĩa............................................................................... 24
2.1.1.1 Hộ gia đình................................................................................................... 24
2.1.1.2 Vai trò của hộ trong nền kinh tế .................................................................. 25
2.1.1.3 Tiêu dùng ..................................................................................................... 26

2.2 Tác động của tiêu dùng tư nhân đối với nền kinh tế ................................... 28
2.2.1 Lý thuyết về tiêu dùng tư nhân trong nền kinh tế .............................................. 28
2.2.2 Hàm tiêu dùng Keynes ........................................................................................ 30

viii


2.2.3 Hiệu ứng số nhân ................................................................................................ 31
2.2.4 Lý thuyết tiêu dùng theo vòng đời Modigliani (1960) ....................................... 33
2.2.4.1 Nếu không có tài sản ban đầu ...................................................................... 33
2.2.4.2 Nếu có tài sản từ ban đầu (W) ..................................................................... 34

2.2.5 Lý thuyết lựa chọn 2 giai đoạn của Fisher (1930) .............................................. 34
2.2.6 Lý thuyết thu nhập thường xuyên Friedman (1957) ........................................... 37
2.2.7 Tổng cầu AD ....................................................................................................... 38
2.2.8 Chính sách tài khóa ............................................................................................. 41
2.2.8.1 Chính sách tài khóa ...................................................................................... 41
2.2.8.2 Cân bằng kinh tế vĩ mô ................................................................................ 43

2.3 Mô hình nghiên cứu........................................................................................ 44
2.3.1 Mô hình hồi qui................................................................................................... 44
2.3.2 Kỳ vọng dấu ........................................................................................................ 45

Chương 3 ................................................................................................................. 47
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 47
3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát .................................................................................. 47
3.1.1 So sánh trị thống kê năm 2006 và 2008 .............................................................. 48
3.1.2 Cơ cấu tiêu dùng hộ năm 2006 ........................................................................... 49
3.1.2.1 Cơ cấu tiêu dùng hộ theo khu vực ............................................................... 49
3.1.2.2 Cơ cấu chi tiêu theo nhóm ........................................................................... 51
3.1.3 Cơ cấu chi tiêu hộ năm 2008 .............................................................................. 52
3.1.3.1 Cơ cấu tiêu dùng hộ theo khu vực năm 2008 .............................................. 52
3.1.3.2 Cơ cấu chi tiêu theo nhóm ........................................................................... 54
3.1.4 Tiêu dùng và giá trị tài sản hộ năm 2008 ............................................................ 55
3.1.5 Tiêu dùng và qui mô hộ năm 2008 ..................................................................... 56
3.1.6 Tiêu dùng hộ theo khu vực 2008 ........................................................................ 57
3.1.7 Giới tính chủ hộ và tiêu dùng năm 2008............................................................. 57
3.1.8 Tuổi chủ hộ và mức tiêu dùng năm 2008 ........................................................... 58

3.2 Hàm tiêu dùng năm 2006 ............................................................................... 58
3.3 Hàm tiêu dùng năm 2008 ............................................................................... 61
3.4 So Sánh giá trị MPC năm 2006 và 2008 ................................................................ 64


3.5 Một số nhận xét từ kết quả ước lượng mức tiêu dùng hộ............................... 64
3.5.1 Kết quả ước lượng hàm tiêu dùng năm 2006 ...................................................... 64
3.5.2 Kết quả ước lượng hàm tiêu dùng năm 2008 ...................................................... 65

3.6 Đề xuất về hướng áp dụng MPC .................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 67
1. Kết luận ............................................................................................................ 67
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 70

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AS (Aggregate – Supply)

Tổng cung

ASEAN

Các nước khu vực Đông Nam Á

AD (Aggregate – Demand)

Tổng cầu

BL

Đường ngân sách


CPI (Consumer Price Index) Chỉ số giá tiêu dùng
C (Consumption)

Tiêu dùng tư nhân

CSGTD

Chỉ số giá tiêu dùng

EC/I

Độ co giãn tiêu dùng đối với thu nhập

G (Government–Expenditure) Chi tiêu chính phủ
GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

GSO

Tổng cục thống kê

I (Investment)

Đầu tư


IC

Đường bàng quang

MPC

Khuynh hướng tiêu dùng biên

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NQ – CP

Nghị quyết chính phủ

NX

Xuất khẩu ròng

QH

Quốc hội

TCTK

Tổng cục thống kê

VHLSS


Khảo sát mức sống dân cư

WB (World – Bank)

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 .................... 7
Bảng 1.2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2010 ...................... 8
Bảng 1.3 chỉ số giá tiêu dùng ở một số nước châu Á ................................................... 10
Bảng 1.4 Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 .................................................... 12
Bảng 1.5 Đóng Góp tiêu dùng tư nhân đến GDP ở một số nước ASEAN ................ 14
Bảng 1.6 Đóng Góp các thành phần AD đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 2007 17
Bảng 1.7 Tỉ trọng các khoản chi tiêu theo thành thị và nông thôn ở Việt Nam........ 18
Bảng 2.1 Giải thích các biến trong mô hình ............................................................ 44
Bảng 3.1 So sánh trị thống kê của các biến năm 2006 và 2008

......................... 48


Bảng 3.2 Tình hình chi tiêu hộ theo khu vực năm 2006 ......................................... 49
Bảng 3.3 Cơ cấu chi tiêu hộ theo khu vực năm 2006 .............................................. 50
Bảng 3.4 Cơ cấu chi tiêu hộ theo nhóm thu nhập năm 2006 ................................... 51
Bảng 3.5 Tình hình chi tiêu hộ theo khu vực năm 2008 ......................................... 52
Bảng 3.6 Cơ cấu chi tiêu hộ theo khu vực năm 2008 .............................................. 53
Bảng 3.7 Cơ cấu chi tiêu hộ theo từng nhóm năm 2008 .............................................. 54
Bảng 3.8 Tiêu dùng và giá trị tài sản năm 2008 ........................................................... 55
Bảng 3.9 Mức tiêu dùng và qui mô hộ năm 2008......................................................... 56
Bảng 3.10 Mức tiêu dùng hộ theo khu vực năm 2008 ................................................. 57
Bảng 3.11 Giới tính chủ hộ và tiêu dùng năm 2008 ..................................................... 57
Bảng 3.12 Tuổi chủ hộ và mức tiêu dùng năm 2008.................................................... 58
Bảng 3.13 Kết quả ước lượng năm 2006 ................................................................. 59
Bảng 3.14 Kết quả ước lượng hàm tiêu dùng 2008 ................................................. 62

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.1 Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ từ năm 1999-2010............................ 9
Hình 1.2 Biểu đồ CPI năm 2010. ............................................................................ 11
Hình 1.3 Tiêu dùng tư nhân của Việt Nam từ năm 1995 đến 2008 ........................... 15
Hình 1.4 Đóng góp của tiêu dùng tư nhân đối với tăng trưởng GDP ..................... 16
Hình 2.1 Dòng luân chuyển trong nền kinh tế ........................................................ 25
Hình 2.2 Tác động tăng tiêu dùng C ....................................................................... 30
Hình 2.3 Đường ngân sách ...................................................................................... 34

Hình 2.4 Tối đa thỏa dụng ....................................................................................... 35
Hình 2.5 Tác động tăng lãi vay ....................................................................................... 36
Hình 2.6 Đường tổng cầu AD ................................................................................. 39
Hình 2.7 Dịch chuyển đường AD ............................................................................ 40
Hình 2.8. Biểu diễn tác động tăng chi tiêu của chính phủ....................................... 42
Hình 2.9 Cân bằng kinh tế vĩ mô............................................................................. 43

xii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ở bất kỳ quốc gia nào, một trong những mục tiêu quan trọng nhất là cung
cấp hàng hóa và dịch vụ cho người dân của họ. Sự thành công của nền kinh tế được
đo lường bằng khả năng cung ứng cái ăn, cái mặc, chỗ ở và dịch vụ y tế, giáo dục
cho người dân theo (Deaton và Case, 1987). Do vậy, mức tiêu dùng là một trong
những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự giàu có và phúc lợi xã hội của một
nền kinh tế.
Ở tầm vĩ mô, tiêu dùng, hay tổng tiêu dùng, là một trong những thành phần
chính yếu của tổng cầu hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Tiêu dùng
chiếm khoảng 65% GNP của Mỹ theo (Branson, 1989) và thậm chí còn cao hơn ở
những nước đang phát triển, chiếm khoảng ¾ GNP hàng năm theo (Deaton, 1997).
Do đó, tiêu dùng trở thành mục tiêu trực tiếp hay gián tiếp của nhiều chính sách
kinh tế như là chính sách kích cầu, các chính sách tài khóa và các chương trình quốc
gia.
Về phương diện hành vi người tiêu dùng ở tầm vi mô, tiêu dùng hộ gia đình
cũng rất được quan tâm. Các mô hình tiêu dùng trong điều kiện ràng buộc về ngân
sách rất quan trọng để tiến hành nghiên cứu cơ cấu tiêu dùng hộ, lượng tiêu dùng
nhiều loại hàng hóa khác nhau nói chung, thực phẩm nói riêng, là các tiêu chí xác
định tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe, điều kiện sinh hoạt nó quyết định số lượng và

chất lượng vốn con người trong nền kinh tế.
Ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển tiêu dùng tư nhân đóng vai
trò chủ đạo trong kinh tế vĩ mô khoảng 65,5%GDP trong năm 2007 và đóng góp
6,3% đối với tăng trưởng kinh tế. Việt Nam trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu
vào kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO và AFTA nền kinh tế đạt được nhiều

1


thành tựu nổi bật trong đó tỉ lệ nghèo đói giảm đáng kể, mức sống và phúc lợi của
người dân được cải thiện.
Nhiều nghiên cứu của ngân hàng thế giới tiến hành khảo sát và sử dụng mức
tiêu dùng để đo lường nghèo đói, phân tích những thay đổi về mức sống theo thời
gian, và đánh giá những tác động của nhiều chương trình và chính sách ở Việt Nam.
Năm 2008, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã trải qua
hai thách thức đó là lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Để đối phó với khủng hoảng
kinh tế nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã tiến hành 2 chính sách kinh tế vĩ
mô đó là chính sách tài khóa và tiền tệ, trong đó chủ yếu tập trung vào chính sách
kích cầu. Tuy nhiên hiệu quả của kích cầu như thế nào phụ thuộc vào phản ứng của
công chúng thể hiện qua khuynh hướng tiêu dùng biên MPC.
Do vậy, đề tài “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Tiêu Dùng Hộ
Gia Đình ở Việt Nam” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng hộ năm 2008 và 2006, so
sánh giá trị tiêu dùng biên của hộ gia đình Việt Nam MPC qua các năm 2006 và
2008.
Mục tiêu cụ thể
1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng hộ ở Việt Nam năm 2008
và 2006.

2. Ước lượng và so sánh giá trị tiêu dùng biên thông qua mô hình hồi qui hàm
tiêu dùng năm 2006 và 2008.
3. Đề xuất hướng áp dụng MPC trong chính sách vĩ mô.

2


3. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định lượng
Liên quan đến các qui trình có tính hệ thống cao hơn nhằm có được và phân
tích các dữ liệu dưới dạng con số.
Khác với nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng đòi hỏi tính khái quát
hóa. Nghĩa là từ kết quả thu được ở địa điểm nghiên cứu này có thể suy ra kết quả
tương tự ở các địa điểm nghiên cứu khác, hoặc từ kết quả của mẫu nghiên cứu có
thể suy ra cả cộng đồng.
Thống kê mô tả: Là sử dụng hệ thống các số đo tổng hợp để mô tả các tính
chất đặc trưng của dữ liệu thu thập được. Trong thống kê mô tả số liệu được cô
đọng vào một số con số cần thiết (chẳng hạn số trung bình, phương sai) chọn lọc
thông tin từ một khối thông tin lớn thành những tụ điểm cần thiết để diễn tả tổng thể
hoặc đưa ra một ý niệm quan về một vấn đề phức tạp của tổng thể.
Phương pháp phân tích hồi qui: Nghiên cứu mối quan hệ giữa biến phụ
thuộc với một hoặc nhiều biến độc lập. Sử dụng hàm hồi qui để mô tả mối quan hệ
giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, thông qua hệ số hồi qui phản ánh mức độ
tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc.
Sử dụng mô hình hồi qui dạng tuyến tính giữa biến tiêu dùng với các biến
độc lập (thu nhập, số thành viên trong hộ, giá trị tài sản, lãi suất vay, độ tuổi chủ hộ,
biến giả khu vực sống của hộ và giới tính chủ hộ) để từ đó phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến tiêu dùng.


3


Cơ sở dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp bộ số liệu khảo sát mức sống dân cư
VHLSS năm 2006 và 2008 của tổng cục thống kê để ước lượng giá trị tiêu dùng
biên MPC và hồi qui mô hình hàm tiêu dùng hộ. Bộ số liệu VHLSS bao gồm mẫu
đại diện 9189 hộ gia đình tại tám khu vực địa lý của đất nước.
Bộ số liệu VHLSS được lưu giữ dưới định dạng phần mềm Stata, được trích
xuất và chuyển thành định dạng phần mềm Eviews. Nghiên cứu chỉ sử dụng các
biến về (đặc điểm hộ gia đình: thu nhập, chi tiêu, lãi suất vay, đặc điểm chủ hộ, số
người trong hộ, địa bàn sinh sống của hộ); cần thiết cho mô hình hồi qui.
Trước khi tiến hành chạy mô hình hồi qui trải qua quá trình xử lí và nối ghép
các mục thu nhập – chi tiêu, thông tin thành viên hộ, tài sản cố định và vật dụng lâu
bền, nhà ở, tín dụng; sau đó tiến hành chạy mô hình hồi qui.
Thực hiện hồi qui và kiểm định các hệ số ước lượng của mô hình tiêu dùng
hộ bằng phần mềm Eviews.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính của đề tài là hộ gia đình ở Việt Nam được Tổng Cục Thống
Kê điều tra trên phạm vi cả nước.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng hộ ở Việt Nam bằng mô
hình hồi qui hàm tiêu dùng theo thu nhập, tổng số thành viên, giá trị tài sản, lãi suất
vay, giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, khu vực sống của hộ.
Ước tính giá trị tiêu dùng biên MPC bằng mô hình hồi qui hàm tiêu dùng của
hộ gia đình Việt Nam qua các năm 2006 và 2008 với giả định nhập khẩu, xuất khẩu
và đầu tư không đổi.

4



5. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 2 phần và 3 chương:
MỞ ĐẦU: Đưa ra lí do chọn đề tài nghiên cứu, đồng thời giới thiệu mục tiêu chung
và mục tiêu cụ thể mà đề tài cần giải quyết. Trình bày các phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong đề tài như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích
hồi qui.
Chương 1 Tóm tắt một số công trình nghiên cứu về tiêu dùng và mô tả tổng quan
về tình hình kinh tế - xã hội, tiêu dùng ở Việt Nam.
Chương 2 Trình bày lý thuyết về tiêu dùng, hàm tiêu dùng, phục vụ cho đề tài
nghiên cứu.
Chương 3 Tiến hành phân tích các nhân tố tác động lên mức tiêu dùng hộ năm
2006 và 2008. Ước tính lượng tiêu dùng biên MPC qua các năm 2006 và 2008 để
từ đó so sánh giá trị MPC của 2 năm.
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ: Trình bày ngắn gọn các kết quả chính mà đề tài đã đạt
được. Phần kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị, các giải pháp, cần
thực hiện nhằm kích thích tiêu dùng cho người dân.

5


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2010
Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính
toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định
và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước,
thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư.
Năm 2010 là năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng, đây là năm cuối thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006 - 2010 và Chiến lược phát triển kinh tếxã hội 10 năm 2001 - 2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là
cơ sở và đặt nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã

hội năm 2011, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.
Chính trong bối cảnh như vậy nên từ đầu năm, Trung ương Đảng, Quốc hội,
Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách cùng các giải pháp và
nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọng tâm và trực tiếp là Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày
15 tháng 01 năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của
Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội năm 2010. Đồng thời Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp,
nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động hiệu quả các nguồn lực, tận dụng kịp thời và
tối đa cơ hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 là: “Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô;

6


nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo
đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc
tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc
phòng, an ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển
kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010”.
Bảng 1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994, %
2009

2010

5,32

6,78


Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

1,82

2,78

Công nghiệp và xây dựng

5,52

7,70

Dịch vụ

6,63

7,52

Quý I

3,14

5,84

Quý II

4,41

6,44


Quý III

5,98

7,18

Quý IV

6,99

7,34

Tổng số
Phân theo khu vực kinh tế

Phân theo quý trong năm

Nguồn: Tổng cục thống kê (2010)

Với quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong những
nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78%
so với năm 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18%
và quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm
2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong
6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng
2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp
3,20 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần
trăm. Kết quả trên khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, phù hợp và hiệu quả của các


7


biện pháp và giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô được
Chính phủ ban hành và chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng
thực hiện.
Bảng 1.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010

Nguồn: Tổng cục thống kê (2010)

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế
năm 2010 ước tính đạt 1561,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm trước, nếu loại
trừ yếu tố giá thì tăng 14%. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng năm 2010: kinh doanh thương nghiệp đạt 1229,3 nghìn tỷ đồng, tăng 25%
so với năm 2009; khách sạn, nhà hàng đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, tăng 21,8%; dịch vụ
đạt 144,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8%; du lịch đạt 15,3 nghìn tỷ đồng, tăng 28,5%.

8


1800
1562

1600

Nghìn tỷ VNĐ

1400


1198

1200

1007

1000
746

800
596
600
400
201

220

245

281

1999

2000

2001

2002

334


399

480

200
0
2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Hình 1.1 Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ từ năm 1999 -2010
Nguồn: Tổng cục thống kê (2010)

Thị trường bán lẻ của Việt Nam là thị trường mới nổi hấp dẫn nhất thế giới
(như

hãng Atkearney, năm 2008 có đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam đã vượt cả


Ấn Độ, Nga, Trung Quốc trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Trước
đó, năm 2004, Việt Nam chỉ xếp thứ 7). Tuy nhiên, thị trường bán lẻ của Việt Nam
vẫn còn nhiều biến động.
Tổng mức bán lẻ ở Việt Nam tăng rất cao trong những năm đầu của thập kỉ
90 rồi sau đó liên tục giảm mạnh, đạt mức thấp nhất vào năm 1999 là 8,26%. Tuy
nhiên, Từ năm 2000 trở đi tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng liên
tục tăng; năm 2001 là 11,3%, năm 2004 tăng vọt lên 25,5%, 2005 là 20,53% (bình
quân tăng 16,86%/năm), cao gấp 2,25 lần tốc độ tăng GDP, thì năm 2008 tăng kỷ
lục 31%, cao gấp 4,71 lần tốc độ tăng GDP (bình quân 3 năm 2006 – 2008 tăng
26,32%/năm, cao gấp 3,46 lần tốc độ tăng GDP. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế cả năm 2009 ước tính đạt 1197,5 nghìn
tỷ đồng, tăng 18,6%; nếu loại trừ yếu tố giá thì mức tăng đạt 11% so với năm 2008;
năm 2010 đạt 1561,6 nghìn tỷ tăng 24,5% so với năm 2009.

9


Như vậy, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nước ta liên tục
tăng từ năm 2000 trở đi, trong đó tăng nhanh nhất là giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2010.

1.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Bảng 1.3 Chỉ số giá tiêu dùng ở một số nước châu Á, %
Các Nước Đông Nam Á

2005

2006


2007

2008

2009

Việt Nam

125,5

134,9

146,3

179,6

192

Bru-nây

100,6

100,8

101,8

103,9

105,1


Cam-pu-chia

114

119,4

126,5

152,7

151,6

In-đô - nê - xi –a

155

175,3

186,5

204,7

214,6

Lào

163

174,1


181,9

195,5

195,7

109,2

113,1

115,4

121,6

122,4

Mi-an-ma

279

356,4

431,1

508,3

515,9

Phi-li –pin


129,9

137,9

141,8

155

159,9

Thái Lan

111,8

117

119,7

126,3

125,2

Ma-lai-xi-a

Nguồn: Tổng cục thống kê (2010)

Trong số các nước châu Á ở bảng thì Mi-an- ma là quốc gia có chỉ số giá tiêu
dùng tăng nhanh và biến động nhiều nhất. Xếp thứ 2 là In-đô-nê-xi-a, thứ 3 là Lào
và xếp thứ 4 là Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam biến động
mạnh từ năm 2007 đến năm 2008 tăng 33,3% trong khi In-đô-nê-xi-a tăng chỉ có

18,2%; điều đó cho thấy lạm phát ở Việt Nam đang ở mức báo động. Bru-nei là
quốc gia kiểm soát giá tốt nhất (chỉ số CPI hầu như tăng không đáng kể), xếp thứ 2
là Ma-lai-xi-a và xếp thứ 3 là Thái Lan.

10


Hình 1.2 Chỉ số giá CPI năm 2010
Nguồn: Tổng cục thống kê (2011)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 tăng 1,98% so với tháng trước, mức tăng
cao nhất các tháng trong năm. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm hàng ăn
và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá tiếp tục tăng và tăng cao nhất với mức 3,31% so
với tháng trước (Lương thực tăng 4,67%; thực phẩm tăng 3,28%); tiếp đến là nhóm
nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,53%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,81%; đồ
uống và thuốc lá tăng 1,3%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp
hơn, ở mức dưới 1% gồm: Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,86%; văn hóa, giải trí
và du lịch tăng 0,51%; giao thông tăng 0,45%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,41%;
giáo dục tăng 0,07%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,02%.

11


Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 11,75%. Chỉ
số giá tiêu dùng bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009.
Chỉ số giá vàng tháng 12/2010 tăng 5,43% so với tháng trước; tăng 30% so
với cùng kỳ năm 2009. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2010 tăng 2,86% so với tháng
trước; tăng 9,68% so với cùng kỳ năm 2009.

1.1.3 Lãi suất năm 2010

Bảng 1.4 Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của NHNN
Thời gian
1/1 – 4/11/2010
5/11 – 12/2010

Lãi suất cơ bản
(%)
8
9

Lãi suất tái cấp
vốn (%)
8
9

Lãi suất tái chiết
khấu (%)
6
7
Nguồn: NHNN (2010)

Diễn biến của lãi suất năm 2010 đi theo kịch bản của năm 2009: Lãi suất
điều hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm nhằm
kiếm chế lạm phát; lãi suất thị trường có xu hướng giảm vào giữa năm và tăng cao
trở lại những tháng cuối năm.
Chính sách điều hành lãi suất của NHNN
Năm 2010, một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ trong nước cũng
như trên thế giới, một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai
đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 – 2009.
Trước những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ,

NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều
kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một
cách hiệu quả. Theo đó, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ổn
định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9%
trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát.

12


×