Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN T NH HƯNG CHUYN DCH CƠ CU LAO ð NG T NÔNG NGHI P SANG PHI NÔNG NGHI P  QUN 9 – TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.15 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************************

NGUYỄN THỊ TRANG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU LAO ðỘNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG
PHI NÔNG NGHIỆP Ở QUẬN 9 – TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************************

NGUYỄN THỊ TRANG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU LAO ðỘNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG
PHI NÔNG NGHIỆP Ở QUẬN 9 – TP.HCM

Chuyên ngành

: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số


: 60-31-10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học :
TS. LÊ QUANG THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9/2011


PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU LAO ðỘNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG
PHI NÔNG NGHIỆP Ở QUẬN 9 – TP.HCM

NGUYỄN THỊ TRANG

Hội ñồng chấm luận văn:
TS. ðẶNG MINH PHƯƠNG

1. Chủ tịch:

ðại học Nông Lâm TP.HCM
TS. ðẶNG THANH HÀ

2. Thư ký:

ðại học Nông Lâm TP.HCM
3. Phản biện 1:

TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN

ðại học Kinh tế TP.HCM

4. Phản biện 2:

TS. NGUYỄN NGỌC THUỲ
ðại học Nông Lâm TP.HCM

5. Ủy viên:

TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
ðại học Kinh tế TP.HCM

ðẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LịCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Thị Trang sinh ngày 07 tháng 02 năm 1977 tại xã Bửu
Hòa Tp.Biên Hịa.
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thơng Trưng Vương, Tp.HCM
năm 1995.
Tốt nghiệp ðại học ngành Kế toán Kiểm tốn, hệ chính quy, tại ðại học
Kinh Tế Tp.HCM
Q trình cơng tác: Từ năm 1999 đến tháng 10 năm 2002 làm nhân viên kế
tốn tại cơng ty Vải Sợi và May Mặc Gia ðịnh. Từ 2002 đến 2005 cơng tác tại
phịng kế tốn cơng ty Theodore Alexander. Từ năm 2005 ñến nay công tác tại bộ
môn Kinh tế Trường Cao ñẳng Xây dựng số 2 Tp.HCM.
Tháng 9 năm 2008 theo học Cao học ngành Kinh tế Nông nghiệp tại trường

ðại học Nơng Lâm, Thủ ðức, thành phố Hồ Chí Minh.
ðịa chỉ liên lạc: 102/20 ñường số 4 Khu phố 3 phường Tam Phú quận Thủ
ðức Tp.HCM.
ðiện Thoại Di ñộng: 0986859097
Email:

ii


LờI CAM ðOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tp.HCM, ngày tháng

iii

năm 2011


LờI CảM Tạ

Lời đầu tiên con xin ghi nhớ cơng ơn biển trời của ba mẹ ñã sinh ra con và
nuôi dưỡng con thành người như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường ðại học Nơng Lâm, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh tế, phịng Sau ðại Học, q thầy cơ, đặc biệt là tiến sĩ Lê
Quang Thơng đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành tốt luận
văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo phịng Thống kê, phịng Kinh tế Tài Chính quận 9, đã giúp đỡ, cung cấp số liệu, tài liệu để tơi hồn thành tốt luận

văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các ñồng nghiệp, bạn bè và các anh chị
trong lớp Cao học Kinh tế 2008 đã tận tình giúp đỡ trong thời gian tôi làm luận
văn.
Tp.HCM, ngày tháng

iv

năm 2011


TĨM TẮT
ðề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu lao động từ
nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp ở quận 9, Tp.HCM” được tiến hành tại
trường ðại học Nông Lâm Tp.HCM, thời gian từ ngày 13 tháng 04 năm 2011 ñến
tháng 9 năm 2011. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích và lượng hố ảnh hưởng của
các nhân tố ñến chuyển dịch cơ cấu lao ñộng từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
từ năm 2006–2010 tại quận 9; ðề xuất một số giải pháp ñể nâng cao hiệu quả
chuyển dịch cơ cấu lao động từ nơng nghiệp sang phi nông nghiệp ở quận 9. ðề
tài vận dụng phương pháp tổng hợp tài liệu, phân tích hệ thống, so sánh bằng số
liệu thống kê và hệ thống hoá xử lý các tài liệu kết hợp cả phương pháp ñiều tra
thực tế và kinh nghiệm. Trong nghiên cứu này, nhằm phân tích các yếu tố ảnh
hưởng một cách tổng hợp ñến xác suất chuyển dịch cơ cấu lao ñộng của hộ gia
đình, đề tài sử dụng mơ hình logit (logistic).
Kết quả ñạt ñược: (i) Việc chuyển ñổi cơ cấu lao động từ nơng nghiệp sang
phi cơng nghiệp cịn chậm do chất lượng lao động cịn thấp; (ii) Người dân ở địa
bàn nghiên cứu khơng qua các lớp đào tạo nghề về chuyên môn kỹ thuật chiếm tỉ
lệ (16,67%) và đào tạo khơng chính thức chiếm tỷ lệ cao (59,02%); (iii) Các yếu
tố ảnh hưởng đến q trình chuyển dịch cơ cấu lao động như: yếu tố diện tích đất
nơng nghiệp, trình độ học vấn của người lao động, đào tạo nghề, thu nhập bình

qn của hộ có những mức ñộ tác ñộng khác nhau.
Luận văn ñề xuất 5 giải pháp hoàn thiện: (1) ðào tạo và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực;(2) Giảm diện tích đất nơng nghiệp; (3) ðẩy mạnh các hoạt ñộng
sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực phi nơng nghiệp; (3) ða dạng hóa và ứng dụng các
các thành tựu khoa học-công nghệ vào sản xuất nơng nghiệp hiện đại; (4) Chú
trọng ngành nghề cho người lao động có độ tuổi trung niên.

v


ABSTRACT
The thesis "Analyzing several factors influencing the labour restructuring
from agriculture to non- agriculture in district 9, HCM city" conducted at
Agriculture and Forestry university, from May 13rd, 2011 to September 4th, 2011.
Research objective:

analyzing and quantifying factors impacting on labour

restructuring from agriculture to non-agriculture for a five-year term (2006-2010)
in district 9; proposing some solutions to improve labour restructuring efficiency
from agriculture to non-agriculture at district 9.This thesis applies documentsynthetic-method, system analysis, compared by statistical data and document
processing systematization

combining

with survey method and practical

experience. In this research, using the logistic model to analyze some factors
influencing the labour restructuring.
The achieved results are: (i) the labour restructuring from agriculture to nonagriculture is still slow; (ii) people in the surveyed area haven’t been training in

technical expertise at rate (16,67%) and have been training in unofficial at high
rate (59,02%); (iii) factors affecting the labor restructuring process,

i.e.

agricultural land areas, labour’s education level , vocational training, the
household average income,... has different influential levels.
The thesis proposed five complete solutions: (1) Training and improving the
human resource quality, (2) Decreasing of agricultural land areas, (3) Promoting
production and business activities in the non-agriculture field, (4) The
diversification and application the scientific-technology achievment into
agricultural production, (5) Focusing on career for middle-age labors.

vi


MỤC LỤC
TRANG
Lý lịch cá nhân ......................................................................................................... ii
Lời cam ñoan .......................................................................................................... iii
Lời Cảm tạ .............................................................................................................. iv
Tóm tắt ..................................................................................................................... v
Abstract ................................................................................................................... vi
Mục lục .................................................................................................................. vii
Danh sach các chữ viết tắt ....................................................................................... x
Danh sach các hình ................................................................................................. xi
Danh sach các bảng ............................................................................................... xii
ðẶT VẤN ðỀ ......................................................................................................... 1
1. TỔNG QUAN ..................................................................................................... 4
1.1


Tổng hợp những tài liệu tham khảo .............................................................. 4

1.2

Tổng quan ñịa bàn quận 9 ............................................................................. 5

1.2.1 Vị trí địa lý .................................................................................................... 5
1.2.2 Các nguồn tài nguyên .................................................................................... 8
1.2.3 Nhận xét chung về vị trí địa lý – tài ngun thiên nhiên liên quan ñến cơ
cấu ngành nghề và cơ cấu lao ñộng .............................................................. 9
1.2.4 Nguồn lao ñộng ........................................................................................... 11
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 15
2.1

Nội dung ................................................................................................... 15

2.1.1 Lý thuyết về cơ cấu lao ñộng và chuyển dịch cơ cấu lao ñộng .................. 15
2.1.2 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao ñộng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế

................................................................................................... 17

2.1.3 Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu lao ñộng .................................................. 18
vii


2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng ñến chuyển dịch cơ cấu lao động từ nơng nghiệp
sang phi nơng nghiệp .................................................................................. 19
2.1.5 Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ............................... 19

2.2

Phương pháp thực hiện nghiên cứu............................................................. 21

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 21
2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả ...................................................................... 22
2.2.3 Phương pháp hồi qui tương quan ................................................................ 23
2.2.4 Một số chỉ tiêu, tiêu chuẩn ñược áp dụng ................................................... 27
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 28
3.1

Phân tích thống kê mơ tả về cơ cấu lao ñộng và chuyển dịch cơ cấu lao
ñộng tại ñịa bàn nghiên cứu. ....................................................................... 28

3.1.1 Phân tích tổng quan thực trạng về cơ cấu lao ñộng (CCLð) và giá trị sản
xuất (GTSX) theo ba khu vực. .................................................................... 28
3.1.2 Phân tích thực trạng về CCLð và GTSX ngành Nơng-Lâm-Thủy sản ...... 32
3.1.3 Phân tích thực trạng về CCLð và GTSX ngành Cơng nghiệp-xây dựng ... 35
3.1.4 Phân tích thực trạng về CCLð và GTSX ngành Thương mại –Dịch vụ .... 39
3.2

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao ñộng ở quận 942

3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu lao ñộng về số lượng và chất lượng ........................... 42
3.2.2 Chuyển dịch về cơ cấu lao ñộng ................................................................. 46
3.2.3 Phân tích kinh tế lượng xác định các yếu tố chuyển dịch cơ cấu lao ñộng 53
3.3

Giải pháp ñể nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao ñộng từ nông
nghiệp sang phi nông nghiệp ở Quận 9....................................................... 57


3.3.1 ðào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................ 57
3.3.2 ðẩy mạnh các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực phi nơng nghiệp 58
3.3.3 ða dạng hóa và ứng dụng các các thành tựu khoa học-công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp. ........................................................................................ 59
3.3.4 Chú trọng ngành nghề cho người lao động có độ tuổi trung niên .............. 59
viii


KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .................................................................................. 61
1.

Kết luận

................................................................................................... 61

2.

ðề nghị

................................................... Error! Bookmark not defined.

ðối với chính quyền ............................................................................................... 61
ðối với người lao ñộng .......................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 63
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 66

ix



DANH SACH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CDCCLð

Chuyển dịch cơ cấu lao ñộng

CDCC

Chuyển dịch cơ cấu

GTSX

Giá trị sản xuất

CCLð

Cơ cấu lao động

NN

Nơng nghiệp

PNN

Phi nơng nghiệp


CTK

Cục Thống kê

TCTK

Tổng cục Tống kê

XðGN

Xóa đói giảm nghèo

Lð-TB&XH

Lao động – Thương binh và Xã hội

SXKD

Sản xuất kinh doanh

VNð

Việt Nam ñồng

SX

Sản xuất

Tp.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

x


DANH SACH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý quận 9, Tp.HCM ...................................................... 6
Hình 3.1. Cơ cấu lao động phân theo nghề nghiệp và nhóm tuổi ......................... 51
Hình 3.2. Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ .................................................... 52

xi


DANH SACH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 1.1. Các chỉ tiêu về dân số trên ñịa bàn Quận từ năm 2006-2010 ............... 12
Bảng 1.2. Lao ñộng trong ñộ tuổi qua các năm 2006-2010 .................................. 13
Bảng 2.1. Bảng liệt kê các biến ñộc lập ................................................................ 25
Bảng 3.1. Lao ñộng ñang làm việc ở ba khu vực .................................................. 29
Bảng 3.2. Cơ cấu lao ñộng ñang làm việc ở ba khu vực ...................................... 29
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ở ba khu vực (Giá so sánh 1994) ................................. 29

Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ở ba khu vực ..................................................... 30
Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu lao ñộng ........ 31
Bảng 3.6. Lao ñộng ở ngành Nông- lâm-thủy sản ................................................ 32
Bảng 3.7. Cơ cấu lao ñộng ở ngành Nông- lâm-thủy sản ..................................... 33
Bảng 3.8. GTSX ngành nông- lâm-thủy sản (Giá 1994) ....................................... 33
Bảng 3.9. Cơ cấu GTSX ở ngành Nông- lâm-thủy sản (Giá so sánh 1994) ......... 34
Bảng 3.10. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và CCLð .................... 35
Bảng 3.11. Lao ñộng ñang làm việc ở ngành ở ngành Công nghiệp – Xây dựng. 36
Bảng 3.12. Cơ cấu lao ñộng ñang làm việc ở ngành Công nghiệp – Xây dựng ... 36
Bảng 3.13. Giá trị sản xuất ở ngành Công nghiệp – Xây dựng............................. 37
Bảng 3.14. Cơ cấu GTSX ở ngành Công nghiệp – Xây dựng (Giá so sánh 1994) 38
Bảng 3.15. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và CCLð .................... 39
Bảng 3.16. Lao ñộng ñang làm việc ở ngành Thương mại – Dịch vụ .................. 40
Bảng 3.17. Cơ cấu lao ñộng ñang làm việc ở ngành Thương mại – Dịch vụ ....... 40
Bảng 3.18. Giá trị sản xuất ở ngành Thương mại – Dịch vụ (Giá so sánh 1994) 41
Bảng 3.19. Cơ cấu GTSX ở ngành Thương mại – Dịch vụ (Giá so sánh 1994) ... 41
Bảng 3.20. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và CCLð .................... 42
xii


Bảng 3.21. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai ñoạn 2006-2010 .......................... 43
Bảng 3.22. Cơ cấu lao ñộng trong ñộ tuổi giai ñoạn 2006-2010 .......................... 43
Bảng 3.23. Cơ cấu trình độ văn hóa giai đoạn 2006 – 2010 ................................. 44
Bảng 3.24. Cơ cấu trình độ chun mơn kỹ thuật ................................................. 45
Bảng 3.26. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và nhóm tuổi ..................................... 50
Bảng 3.27. Kết quả ước lượng mơ hình ................................................................ 53
Bảng 3.28. Giá trị tác động biên của các biến trong mơ hình ............................... 54

xiii



ðẶT VẤN ðỀ
1. LÝ DO NGHIÊN CứU VÀ Ý NGHĨA CủA ðề TÀI
1.1.

Lý do nghiên cứu

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay tập trung vào việc
thực hiện các ñịnh hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao
ñộng theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng tích cực được xác định là một mục tiêu quan trọng trong quá trình phát
triển, nhằm phát huy nguồn nhân lực- nguồn nội lực to lớn nhất ở nơng thơn, cải
thiện đời sống nhân dân.
Tiến trình đơ thị hố đang diễn ra ở Tp.HCM nói chung và Quận 9 nói riêng
là khá nhanh và mạnh mẽ, tác ñộng trực tiếp ñến ñời sống của người dân, chuyển
dịch giữa các ngành kinh tế theo hướng hiện ñại, nhu cầu về lao ñộng giữa các
ngành kinh tế cũng thay đổi khơng ngừng, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao
ñộng là tất yếu. Quận 9 là quận ven và nằm ở phía ðơng Bắc đơ thị Tp. HCM,
tách ra từ huyện Thủ ðức cũ vào năm 1997. Quỹ ñất của Quận chủ yếu là ñất
nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp phần lớn là tự cung, tự cấp, kỹ thuật canh tác
lạc hậu, năng suất thấp. Trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự thay ñổi về kinh tế,
cơ cấu lao động của Quận 9 có chuyển dịch từ nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp
nhưng rất ít và chậm chạp chủ yếu mang tính tự phát, trong khi đó, nhu cầu về lực
lượng lao động phi nơng nghiệp của khu vực là rất lớn. Bên cạnh đó, chất lượng
lao động thấp nên tìm kiếm việc làm khó khăn và một lượng lớn diện tích đất
nơng nghiệp phải thu hồi để đáp ứng nhu cầu đơ thị hố làm thải hồi một lượng
đáng kể dân số lao động nơng nghiệp, dẫn đến tình trạng dư thừa lao động nơng
thơn, thiếu việc làm nghiêm trọng.
Vấn đề đặt ra ở đây, tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nơng nghiệp
chuyển sang phi nơng nghiệp đã chuyển đổi như thế nào ở Quận 9 ? Những nhân

tố nào ảnh hưởng ñến q trình chuyển đổi này nhất ? Xuất phát từ những vấn ñề
1


trên, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chuyển
dịch cơ cấu lao ñộng từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Quận 9- Tp.HCM”.
1.2.

Ý nghĩa của ñề tài

- Mục tiêu và nội dung nghiên cứu có ý nghĩa góp phần xây dựng phương
thức quản lý, ñào tạo và phân phối lao ñộng theo ñịnh hướng của nền kinh tế.
- Cụ thể, nghiên cứu xác ñịnh các yếu tố ảnh hưởng ñến chuyển dịch cơ cấu
lao động từ nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp. Sự ảnh hưởng của chuyển dịch cơ
cấu lao ñộng gián tiếp tạo ra những thay đổi về mơi trường kinh tế, xã hội và
chính sách. Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho cơng tác hoạch
ñịnh chiến lược phát triển nguồn nhân lực cũng như các chiến lược thúc ñẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng thơn ở Quận 9 cũng như Thành phố.
2. MụC TIÊU ðề TÀI
2.1.

Mục tiêu chung

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố ñến chuyển dịch cơ cấu lao ñộng từ
nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở Quận 9 Tp.HCM.
2.2.

Mục tiêu cụ thể


• Tổng quan về cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao ñộng ở ñịa bàn
nghiên cứu.
• Phân tích và lượng hố ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ
cấu lao động từ nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp giai đoạn 2006 –
2010 bằng mơ hình Logit.
• ðề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chuyển dịch cơ cấu lao
động từ nơng nghiệp sang phi nông nghiệp ở Quận 9.

2


3. ðốI TƯợNG VÀ PHạM VI NGHIÊN CứU
Nghiên cứu tập trung phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch
cơ cấu lao động từ nơng nghiệp chuyển sang phi nơng nghiệp, do đó đối tượng
nghiên cứu là những hộ gia đình đã và đang tham gia sản xuất nơng nghiệp và có
xu hướng chuyển sang phi nơng nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian là khoảng từ năm 2006 đến 2010.
Phạm vi nghiên cứu về khơng gian tập trung ở hai phường Long Phước và
Long Bình thuộc Quận 9 của Tp.HCM.

3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng hợp những tài liệu tham khảo
Trần Hồi Sinh (2005), đã phân tích thực trạng cơ cấu lao động năm huyện
ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, trong q trình đơ thị hố. Tác giả kết luận
rằng việc chuyển dịch cơ cấu lao ñộng sang các ngành công nghiệp thâm dụng kỹ
thuật cũng như các ngành dịch vụ cao cấp rất chậm do trình độ lao động thấp; chất

lượng lao ñộng chưa ñáp ứng nhu cầu của thị trường lao động phi nơng nghiệp.
Lê Xn Bá (2006), nghiên cứu về các yếu tố tác ñộng của chuyển dịch cơ
cấu lao động nơng thơn Việt Nam, đã kết luận rằng chuyển dịch về cơ cấu lao
động nơng thơn diễn ra nhanh hơn trong khoảng một thập kỷ qua; có nhiều yếu tố
tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao động nơng thơn và khơng có một mơ hình
chung cho tất cả các loại hình chuyển dịch cơ cấu lao động nơng thơn. Các yếu tố
cụ thể có tác ñộng lớn ñến chuyển dịch cơ cấu lao ñộng nông thơn bao gồm đất
đai, trình độ học vấn và chun mơn của người lao động, tuổi của lao động và
mức độ đơ thị hóa của địa phương.
Theo Nguyễn Ngọc Sơn (2006), giai ñoạn 2001-2005 lao ñộng ở Việt Nam
dồi dào ñến mức dư thừa nhưng chất lượng lại thấp, không ñáp ứng yêu cầu của
thị trường lao ñộng, làm cho sức ép về lao ñộng – việc làm ngày càng trở nên gay
gắt. Cụ thể, mức tăng dân số trong ñộ tuổi lao ñộng bình quân hàng năm là 2,4%
và dân số trong 2 thập kỷ tới vẫn duy trì “cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ dân số
trong ñộ tuổi lao ñộng tiếp tục tăng và ñạt ñỉnh cao nhất là gần 70% vào năm 2009
với con số tuyệt đối là hơn 56 triệu người. Theo tính tốn của các chuyên gia kinh
tế thì với khoảng 10 triệu ha đất nơng nghiệp nếu thâm canh cao cũng chỉ giải
quyết ñược việc làm cho khoảng 18-19 triệu lao ñộng. Có thể thấy từ nay đến năm

4


2010 các ngành phi nơng nghiệp có trách nhiệm giải quyết việc làm cho khoảng
24-25 triệu lao ñộng.
Phạm Quý Thọ (2010), đã phát hiện các mơ hình kinh tế học của sự phát
triển ñi theo con ñường khác nhau nhưng ñều cho rằng sự chuyển dịch cơ cấu việc
làm từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp là xu hướng tất yếu. Tỷ lệ lao
động trong ngành nơng nghiệp ñã giảm từ 70,7% năm 1996 xuống còn 52,6% năm
2008. Trung bình mỗi năm cơ cấu lao động ngành nơng nghiệp giảm 1,5% trong
giai ñoạn 1996-2008.

Võ Thanh Dũng và ctv (2010), cho rằng yếu tố thúc ñẩy sự dịch chuyển lao
ñộng từ NN sang PNN ở Tp.Cần Thơ gồm tuổi của người lao động, trình độ học
vấn của người lao động, tỷ lệ người khơng có việc làm trong tổng số người có việc
làm đã ảnh hưởng trực tiếp đến q trình chuyển dịch cơ cấu lao động. ðồng thời,
việc dịch chuyển lao động có ảnh hưởng tích cực đến việc học hành của những
thành viên còn lại của hộ, cũng như thúc ñẩy những lao ñộng khác cùng chuyển
dịch lao ñộng, nâng cao ñời sống vật chất và tinh thần ngày càng tăng.
1.2

Tổng quan ñịa bàn Quận 9

1.2.1 Vị trí địa lý
Quận 9 có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ phía ðơng Bắc của Tp.HCM, cách
trung tâm thành phố khoảng 9 km theo quốc lộ 52, nối liền nội thành Tp.HCM với
khu cơng nghiệp Biên Hịa, khu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh phía bắc,
do phía bắc Quận 9 nằm dọc theo xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1A, phía tây giáp Quận
2. Phía đơng giáp với sơng ðồng Nai là con sơng lớn nhất ðơng Nam Bộ, có ý
nghĩa quan trọng bậc nhất về giao thông thuỷ, tạo ra mối giao lưu kinh tế - văn
hoá xã hội giữa Quận với thành phố và các vùng lân cận, phía Nam giáp huyện
Nhơn Trạch tỉnh ðồng Nai. Tuy nhiên, ñây cũng là một ngun nhân gây khó
khăn cho q trình kiểm sốt chuyển dịch cơ cấu lao động ở Quận 9, vì thuận lợi
cho việc di chuyển, thay ñổi việc làm, chổ ở.

5


1.2.1.1. Ranh giới hành chính
+ Phía Bắc giáp quận Thủ ðức và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương;
+ Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch tỉnh ðồng Nai;
+ Phía Tây giáp Quận 2;

+ Phía ðơng giáp thành phố Biên Hịa và huyện Long Thành tỉnh ðồng Nai.
Quận 9 là một trong năm quận đơ thị hố của Tp.HCM, được thành lập theo
Nghị định 03/Nð-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ. Với tổng diện tích tự nhiên
13.735,3 ha, Quận có 13 phường.

Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý quận 9, Tp.HCM

6


ðây là Quận có q trình đơ thị hố ở mức độ tương đối. Mặc dù vậy, diện
tích đất nơng nghiệp trên địa bàn cịn chiếm tỷ lệ khá cao. Kinh tế của Quận 9
đang chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển phi nông nghiệp với việc triển
khai các khu công nghiệp, khu công nghệ kỹ thuật cao và các cơ sở dịch vụ, vui
chơi giải trí kết hợp với nông nghiệp sinh thái. Với ưu thế về mặt tự nhiên, ngồi
lợi thế về giao thơng bộ, cịn có lợi thế về giao thơng đường thủy với sơng ðồng
Nai. Quận 9 ñã ñược Uỷ ban nhân dân Tp.HCM phê duyệt quy hoạch là một quận
đơ thị, sinh thái, tập trung nhiều khu cơng trình cơng cộng cấp thành phố và trung
ương. Bên cạnh đó, với đặc điểm phân dị về địa hình, Quận 9 có diện tích vùng
bưng, với hệ thống sông rạch và các mảng xanh hiện hữu sẽ ñược tái tạo thành các
cảnh quan, kết hợp với các vườn cây ăn trái ñể phục vụ cho du lịch vui chơi giải
trí cuối tuần, bảo vệ mơi trường, cân bằng sinh thái cho trung tâm công nghiệp lớn
nhất thành phố và cho cả nước. Tại ñây sẽ phát triển dạng dân cư nhà vườn với
khuôn viên lớn theo kiểu làng sinh thái. Cơ cấu kinh tế ñược chuyển dịch từ Công
nghiệp - Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ sang Công nghiệp - Thương mại Dịch vụ – Nơng nghiệp sinh thái.
1.2.1.2. ðặc điểm địa hình
ðịa hình Quận 9 được phân làm hai vùng chính rõ rệt: thấp trũng và đồi gị.
- Vùng đồi gị có cao ñộ từ 8- 30m có nơi cao tới 32m so với mặt nước biển
(khu đồi Long Bình), tập trung ở các phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng
Nhơn Phú A với tổng diện tích khoảng 13 km2 chiếm 30% diện tích tồn quận.

- Vùng đất thấp trũng có địa hình bằng phẳng, đại bộ phận nằm phía đơng
nam của quận và ven các kênh rạch, cao ñộ từ 0,8m- 2m, có những khu vực rất
trũng với cao độ dưới 1m như phường Phú Hữu, chiếm 65% diện tích tự nhiên
tồn quận.
Với 65% diện tích đất tự nhiên là vùng đất thấp trũng ñi cùng với hệ thống
kênh rạch, cơ cấu kinh tế Quận 9 trước năm 1997 chủ yếu là kinh tế nơng nghiệp,
lực lượng lao động trước đây cũng tập trung là lao động nơng nghiệp. Hiện nay,
cơ cấu kinh tế của Quận 9 ñang dần thay ñổi, các khu vực ñất trũng trước ñây như
phường Phú Hữu, phường Long Phước ñược quy hoạch là khu vực phát triển ñô
7


khu dân cư mới, khu du lịch sinh thái,v.v. làm thay ñổi cơ cấu lao ñộng của khu
vực này. Cụ thể lực lượng lao động nơng nghiệp chuyển dần sang các hoạt động
phi nơng nghiệp: cơng nhân, kinh doanh, bn bán nhỏ, dịch vụ, xây dựng. Bên
cạnh đó, các phường có địa hình cao như Tân Phú, Hiệp Phú đã có sự chuyển dịch
cơ cấu sử dụng đất sang phi nơng nghiệp khá rõ rệt, đi kèm là sự thay ñổi cơ cấu
ngành nghề của lực lượng lao ñộng của khu vực này. Lao ñộng chuyển dần sang
hoạt ñộng trong khu vực Nhà nước, tư nhân, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động
phi nơng nghiệp khác.
1.2.2 Các nguồn tài ngun
1.2.2.1. Tài ngun đất
ða số diện tích đất của Quận 9 là đất nơng nghiệp nên Quận có khả năng
cung ứng một lượng nơng sản nhất định cho Tp.HCM. Trong đó 35% diện tích đất
tự nhiên cũng có tính chất rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Diện tích này phân bố ở các phường đây là khu vực tập trung các cụm công
nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất của quận và khu công nghệ cao.
1.2.2.2. Tài ngun nước
Diện tích đất có mặt nước của Quận 9 chiếm 2.427ha. Sông ðồng Nai là con
sông lớn nhất và là nguồn nước chính cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh với

diện tích lưu vực khoảng 45.000 km2, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước. Nước
ngầm phân bố rộng khắp, nhưng chất lượng tốt vẫn là khu vực vùng gị và triền gị
độ sâu từ 5-50 m và có nơi từ 50-100 m.
Tài nguyên nước có ảnh hưởng nhất ñịnh ñối với cơ cấu kinh tế và tình hình
lao động của địa phương trong lĩnh vực nơng nghiệp là chủ yếu và nuôi trồng thủy
sản. Với hệ thống sông rạch và lưu lượng nước khá dồi dào, ngành ni trồng thủy
sản của Quận khá ổn định, tập trung làng bè nuôi cá ở sông Tắc… Bên cạnh đó, hệ
thống giao thơng đường thủy của Quận 9 có tác ñộng ñến sự di chuyển nguồn lao
ñộng thời vụ giữa Quận 9 và các ñịa phương khác như Quận 2, tỉnh ðồng Nai.

8


1.2.2.3. Tài nguyên cảnh quan du lịch
Do ñặc ñiểm phân dị về địa hình, cùng với hệ thống sơng rạch phát triển, tạo
nên nhiều phong cảnh đẹp, có thể tái tạo thành các khu vui chơi tham quan du lịch
quy mơ lớn, đủ sức phục vụ cho nhu cầu của dân cư thành phố và các vùng lân
cận, ñặc biệt có hai cù lao ngồi sơng ðồng Nai: cù lao Long Phước, cù lao Bà
Sang là những vùng ñất phù sa màu mỡ có thể trồng các loại cây ăn trái ñặc trưng
cho vùng Nam Bộ kết hợp với du lịch sơng nước. Trên địa bàn đã có một số tài
nguyên cảnh quan ñược cải tạo trở thành các khu vui chơi giải trí rất thu hút khách
du lịch, như khu du lịch Suối Tiên, Vườn Cò.
Tiềm năng về du lịch của Quận 9 có mối liên quan đến cơ cấu sử dụng lao
động của quận. Nhằm mục đích phát triển du lịch sinh thái, các chủ ñầu tư dự án
du lịch ñang hướng ñến lực lượng lao ñộng trẻ, năng động và am hiểu địa bàn.
Ngồi lực lượng lao ñộng tại chỗ, lĩnh vực du lịch ñã và ñang cũng thu hút lượng
lớn dân nhập cư phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển hạ tầng của ñịa
phương. Bên cạnh, giải quyết một lượng lao ñộng ñòi hỏi trình độ về dịch vụ và
du lịch, tiềm năng phát triển du lịch của Quận 9 ñã và ñang giải quyết một lượng
lớn lao động phổ thơng cho phát triển cơ bản.

1.2.3 Nhận xét chung về vị trí địa lý – tài nguyên thiên nhiên liên quan ñến cơ
cấu ngành nghề và cơ cấu lao ñộng
1.2.3.1. Thuận lợi
Quận 9 có vị trí địa lý thuận lợi, nối Tp. HCM với khu cơng nghiệp Biên
Hịa, khu du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh phía bắc tạo ra mối giao lưu kinh
tế văn hóa giữa Quận với thành phố và các vùng lân cận. ðây là một thế mạnh lớn
tạo khả năng giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho lực lượng lao ñộng nhàn
rỗi và dồi dào tại ñịa phương cũng như nhập cư, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho
q trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ.
Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của quận khá dồi dào tạo điều kiện
phát triển kinh tế nơng nghiệp, dịch chuyển mơ hình canh tác thâm canh, và

9


chun mơn hóa trong ni trồng thủy sản, đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu
nhập của hộ gia đình.
Hệ thống sơng rạch phát triển, tạo nên hệ thống thốt nước tự nhiên rất tốt và
phát triển các mơ hình du lịch sinh thái, các dịch vụ giải trí trên sông.
ðiều kiện thổ nhưỡng cùng với sự phong phú về nguồn nước, khá thuận lợi
cho việc cải tạo ñể chuyển ñổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa - hiệu quả thấp, sang
loại cây có giá trị cao hơn, tạo được cảnh quan phù hợp với đơ thị.
ðặc trưng địa hình của Quận thích hợp để xây dựng các cơng trình lớn. Hiện
nay các khu vực này được quy hoạch xây dựng các cơng trình cơng cộng, các khu
dân cư và thương mại. Một số cơng trình xây dựng ñã và ñang tiến hành ñã giải
quyết một lượng lớn lao động phổ thơng tại chổ ở địa phương.
Cơ cấu kinh tế Quận ñang thay ñổi chuyển dần sang hoạt ñộng phi nông
nghiệp và dịch vụ. Sự dịch chuyển này kéo theo một lượng lao động chuyển đổi từ
nơng nghiệp sang dịch vụ ñồng thời thu hút số lượng lực lượng trẻ tham gia vào
q trình chuyển đổi cơ cấu lao động.

1.2.3.2. Khó khăn
- Với đặc điểm khí hậu có hai mùa rõ rệt đơi lúc gây khó khăn cho hoạt ñộng
sản xuất và sinh hoạt của người dân. Mùa mưa thường gây ngập úng ñối với khu
vực vùng trũng. Mùa khơ kéo dài dẫn đến tình trạng phèn hóa, gây khó khăn cho
q trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều
nên dễ phát sinh sâu bệnh hại cây trồng.
Hệ thống sông rạch chằng chịt cùng khu vực ñất vùng bưng với địa chất cơng
trình yếu gây khó khăn cho việc đi lại cũng như phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.
ðây cũng là ngun nhân dẫn đến tốc độ đơ thị hố diễn ra khơng đồng đều giữa
các phường trong Quận 9.
Khó khăn về điều kiện tự nhiên kéo theo khó thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trên địa bàn Quận. Thực tế cho thấy, q trình đơ thị hóa của Quận 9 đã
hơn 10 năm nhưng chỉ có sự chuyển dịch mục đích sử dụng đất theo quy hoạch là
thay ñổi nhiều nhất nhưng hiện trạng sử dụng ñất ñi ñôi với thay ñổi cơ cấu kinh tế
10


×