Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA NỀN TẠI TP. HCM VÀ NHÂN GIỐNG IN VITRO MỘT SỐ LOẠI HOA NỀN TRANG TRÍ CÔNG VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************

PHẠM ĐỨC DŨNG

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA NỀN TẠI TP. HCM
VÀ NHÂN GIỐNG IN VITRO MỘT SỐ LOẠI
HOA NỀN TRANG TRÍ CÔNG VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************

PHẠM ĐỨC DŨNG

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA NỀN TẠI TP. HCM
VÀ NHÂN GIỐNG IN VITRO MỘT SỐ LOẠI
HOA NỀN TRANG TRÍ CÔNG VIÊN

Chuyên ngành: Kỹ thuật trồng trọt
Mã số: 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ DUNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11 năm 2011


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA NỀN TẠI TP. HCM VÀ NHÂN GIỐNG
IN VITRO MỘT SỐ LOẠI HOA NỀN TRANG TRÍ CÔNG VIÊN
PHẠM ĐỨC DŨNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

GS.TS. MAI VĂN QUYỀN
Viện CN Sau thu hoạch

2. Thư ký:

TS. PHẠM THỊ MINH TÂM
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

PGS. TRỊNH XUÂN VŨ
Trung tâm CNSH TP.Hồ Chí Minh

4. Phản biện 2:


TS. BÙI MINH TRÍ
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

TS. TRẦN THỊ DUNG
Trường Đại học Tôn Đức Thắng

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Phạm Đức Dũng sinh ngày 19 tháng 4 năm 1959, tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Con ông Phạm Văn Ban và bà Nguyễn Thị Lan.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi, Thành phố Hồ
Chí Minh, năm 1977.
Tốt nghiệp Đại học ngành Lâm nghiệp, hệ chính quy tại Trường Đại học Nông
Lâm, thành phố Hồ Chí Minh, năm 1982.
Hiện tại tôi làm việc tại Trung tâm Khuyến Nông Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 09 năm 2007, theo học Cao học ngành Trồng trọt tại Đại học Nông Lâm,
thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: đã kết hôn năm 1990 và có hai con trai, một sinh năm 1991 và
một sinh năm 1996.
Địa chỉ liên lạc: Nhà số 132/177A, Đoàn Văn Bơ, Phường 14, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Điện thoại: 0986.124.094
Email


:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Phạm Đức Dũng

.

iii


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, quí Thầy Cô phòng Sau đại học, giảng viên Khoa Nông học,
Trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học ở Trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Dung đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn tất luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Thành phố
Hồ Chí Minh và tập thể cán bộ công chức Trung tâm đã hỗ trợ tận tình về kinh nghiệm
lẫn kinh phí nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn các anh, chị trong và ngoài lớp cao học khóa 2007 đã giúp đỡ và động

viên tôi trong thời gian làm đề tài.
Lòng biết ơn của con kính gửi đến Mẹ và gia đình đã giúp đỡ, động viên con
trong suốt thời gian học tập.
Một lần nữa, xin chân thành cám ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2011

Phạm Đức Dũng

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra tình hình sản xuất hoa nền tại TP.HCM và nhân giống in vitro một
số loại hoa nền trang trí công viên” được tiến hành từ tháng 11/2010 đến tháng 7/2011.
Tình hình sản xuất hoa nền tại TP.HCM được tiến hành điều tra ngẫu nhiên phân
tầng. Dung lượng mẫu 30 % số hộ trồng hoa nền trên địa bàn TP.HCM (quận 12, Gò Vấp,
quận 9 và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi).
Sản xuất hoa nền ở Thành phố có qui mô nhỏ, 1.000 –>3.000 m2 (67,47%). Một số
giống sản xuất phổ biến như vạn thọ, sống đời, cúc, huệ, thược dược, hướng dương, hồng,
mào gà, mãn đình hồng, cỏ các loại v.v... Đa số giống đang sản xuất là giống cũ (hạt
giống địa phương) do nông hộ tự để giống. Trình độ canh tác vẫn còn mang tính chất sản
xuất nhỏ. Việc sản xuất chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm là chính, mang tính “cha truyền
con nối”.
Nhân giống in vitro một số loại hoa nền trang trí công viên được tiến hành tại
phòng cấy mô Trạm Huấn luyện và Thực Nghiệm Nông nghiệp Văn Thánh.
Cây cẩm chướng: Môi trường (MS + BA 1,5 mg/l+ NAA 0,1 mg/l) thích hợp nhất
cho quá trình tạo chồi. Sau 4 tuần nuôi cấy, môi trường này cho hệ số nhân chồi cao
(12,5), cụm chồi phát triển tốt, chiều cao chồi (2,2 cm) và thời gian hình thành chồi 1 tuần

sau nuôi cấy. Môi trường (MS + NAA 0,2 mg/l) thích hợp nhất cho quá trình tạo rễ: cho
nhiều rễ (14,6 rễ), chiều dài rễ (0,9 cm), rễ to và phát triển tốt. Giá thể (Đất sạch + xơ dừa
+ tro trấu) theo tỉ lệ 1:1:1 thích hợp nhất đối với cây hoa Cẩm chướng in vitro đem ra
trồng ngoài vườn ươm. Giá thể này cho tỉ lệ sống cao nhất (98%), chiều cao cây (9,2 cm)
và số rễ nhiều nhất (14,2 rễ) sau 20 ngày trồng.
Cây Mai địa thảo: Môi trường (MS + BA 2mg/l+ NAA 0,1mg/l) thích hợp nhất
cho quá trình tạo chồi. Sau 4 tuần nuôi cấy, môi trường này cho hệ số nhân chồi cao (9,6),
cụm chồi phát triển tốt, chiều cao chồi (1,2 cm) và thời gian hình thành chồi sớm (28,2
ngày). Môi trường (MS +NAA 1mg/l) thích hợp nhất cho quá trình tạo rễ: cho nhiều rễ
v


(11,8 rễ), chiều dài rễ (2,2 cm), rễ to và phát triển tốt. Giá thể (Đất sạch + xơ dừa + tro
trấu) theo tỉ lệ 1:1:1 thích hợp nhất đối với cây hoa Mai địa thảo in vitro đem ra trồng
ngoài vườn ươm. Giá thể này cho tỉ lệ sống cao nhất (99%), chiều cao cây (6,2cm) và số
rễ nhiều nhất (13,4 rễ) sau 20 ngày trồng.
Cây Tô liên: Môi trường (MS + BA 2 mg/l+ NAA 0,1 mg/l) là thích hợp nhất cho
quá trình tạo chồi. Sau 4 tuần nuôi cấy, môi trường này cho nhiều chồi (15,8), cụm chồi
phát triển tốt, chiều cao chồi (2,2 cm) và thời gian hình thành chồi sớm nhất (7,4 ngày).
Môi trường (MS + NAA 1 mg/l) thích hợp nhất cho quá trình tạo rễ cho nhiều rễ (7,0 rễ),
chiều dài rễ (2,2cm), rễ to và phát triển tốt. Giá thể (Đất sạch + xơ dừa + tro trấu) theo tỉ
lệ 1:1:1 thích hợp nhất đối với cây hoa Mai địa thảo in vitro đem ra trồng ngoài vườn
ươm. Giá thể này cho tỉ lệ sống cao nhất (98%), chiều cao cây (7,8 cm) và cho nhiều rễ
nhất (12,8 rễ) sau 20 ngày trồng.

vi


ABSTRACT
.

The thesis, “Survey on decorative flower production in Ho Chi Minh city and in
vitro propagation some species of flower for park decoration”, was conducted from
11/2010 to 7/2011.
The “Survey on decorative flower production in HCM city” was carried out
randomly in categorized levels. Lot of sample are 30% families who plant decorative
flower in HCM ctity (including 12, Go Vap, 9, Binh Chanh, Hoc Mon and Cu Chi
Districts).
Decorative flower production has a small scale which is 1000- > 3000m2 (67.47%).
Some popular varieties are Cosmos sp., Kalanchoe pinnata, Chrysanthemum sp.,
Polianthes tuberosa, Dahlia sp., Helianthus anuus, Rosa sp., Celosia sp., Althaea rosea,
Grass…Most of them are the varieties which are regional breeding by farmers. A
cultivated ability is still in a little production scale. Moreover, production depends mainly
on experience through generations.
Besides, the “Research on in vitro propagation some species of decorative flower
for park decoration” was conducted in Tissue culture laboratory of Van Thanh Training
and Agricultal Experimental Station.
Dianthus Telstar purple picotee: The most suitable medium for shooting is MS +
BA 1,5 mg/l + NAA 0,1 mg/l. After four weeks, it provides high shoot multiplication
(12.5), well - developed clump of shoots, shoot’s height (2,2 cm) and time for formation
of shoot is a week after culture. The most suitable medium for root formation is MS +
NAA 0,2 mg/l, provides large number of roots (14.6 roots), root length (0,9 cm), big and
well -developed one. Medium (nutritious soil + coconut fiber + rice hush ash),1:1:1 ratio,
is the best appropriation for Dianthus Telstar purple picotee in vitro in nursery. It brings
highest suroival ratio(98%), plantlet height (9,2 cm) and the highest roots (14,2 roots)
after 20 days is cultured.

vii


Impatiens Show time pink: The most suitable medium for shooting is MS + BA 2

mg/l + NAA 0,1 mg/l. After four weeks, it provides high shoot multiplication (9,6), well developed clump of shoots, shoot’s height (1,2 cm) and time for formation of shoot is
earlier (28,2 days). The most suitable medium for root formation is MS + NAA 0,2 mg/l
provides large number of roots (11,8 roots), root length (2,2cm), big and well-developed
one. Medium (nutritious soil + coconut fiber + rice hush ash),1:1:1 ratio, is the best option
for Impatiens Show time pink in vitro in nursery. It brings a highest suroival ratio (98%),
plantlet height (6,8 cm) and the highest roots (13,4 roots) after 20 days is cultured.
Torenia Duchess deep blue: The most suitable medium for shooting process is MS
+ BA 2 mg/l + NAA 0,1 mg/l. After four weeks, it provides many shoots (15,8), well developed clump of shoots, a shoot’s height (2,2 cm) and time for formation of shoot is
earliest (7,4 days). The most suitable medium for root formation is MS + NAA 1 mg/l,
provides large number of roots (7 roots), root length (2,2 cm), big and well-developed
one. Medium (nutritious soil + coconut fiber + rice hush ash), 1:1:1 ratio, is the best
choice for Torenia Duchess deep blue in vitro in nursery. It brings highest suroival ratio
(98%), plantlet height (7,8 cm) and the highest roots (12,8 roots) after 20 days is cultured.

viii


MỤC LỤC
TRANG
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ............................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iii
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... iv
TÓM TẮT................................................................................................................ v
ABSTRACT ............................................................................................................ vii
MỤC LỤC ............................................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... xiii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... xv
Chương 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ........................................................................................... 2

1.3. Yêu cầu ............................................................................................................ 2
Chương 2. TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng ở nước ta... ..................................... 3
2.1.1. Vùng hoa kiểng Lâm Đồng ........................................................................... 5
2.1.2. Vùng hoa kiểng Sa Đéc – Đồng Tháp ........................................................... 8
2.1.3. Vùng hoa kiểng Bến Tre................................................................................ 9
2.2. Khái niệm hoa nền ............................................................................................ 10
2.3. Giới thiệu một số chủng loại hoa nền ............................................................... 11
2.3.1. Cúc lá nhám ................................................................................................... 11
2.3.2. Cẩm chướng................................................................................................... 13
2.3.3. Mai địa thảo ................................................................................................... 16
2.3.4. Hoa Tô liên .................................................................................................... 17
2.4. Kỹ thuật phòng thí nghiệm nuôi cấy mô thực vật ............................................ 20
2.4.1. Bảo đảm điều kiện vô trùng........................................................................... 20
2.4.1.1. Ý nghĩa vô trùng ......................................................................................... 20
ix


2.4.1.2. Nguồn tạp nhiễm ........................................................................................ 21
2.4.1.3. Vô trùng mô cấy ......................................................................................... 21
2.4.2. Môi trường nuôi cấy ...................................................................................... 24
2.4.2.1. Các thành phần môi trường ........................................................................ 24
2.4.2.2. Lựa chọn môi trường .................................................................................. 34
2.4.3. Chọn mô cấy và xử lý mô cấy ....................................................................... 35
2.4.4. Một số nghiên cứu về nhân giống in vitro một số loại hoa nền ................... 36
2.4.4.1. Nghiên cứu về nhân giống in vitro hoa cúc................................................ 36
2.4.2.2. Các nghiên cứu về nhân giống in vitro Cúc lá nhám ................................. 36
2.4.4.3. Nghiên cứu về nhân giống in vitro hoa Đồng tiền ..................................... 37
2.4.4.4. Nghiên cứu về nhân giống in vitro cây hoa Cẩm chướng .......................... 38
2.4.4.5. Nghiên cứu về nhân giống in vitro Mai địa Thảo ...................................... 39

2.4.4.6. Nghiên cứu về nhân giống in vitro cây hoa Viola ...................................... 39
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 45
3.1. Vật liệu ............................................................................................................ 45
3.1.1. Vật liệu dùng trong nuôi cấy ......................................................................... 45
3.1.2. Vật liệu thí nghiệm ngoài vườn ươm ............................................................ 48
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 49
3.2.1. Nội dung 1: Điều tra tình hình sản xuất hoa nền trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh……………………………………………………………… . 49
3.2.2. Nội dung 2: Nhân giống in vitro một số loại hoa nền ................................... 49
3.2.2.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng nhân chồi in vitro qua nuôi cấy từ
chồi ngọn của ba loại hoa nền .................................................................... 49
3.2.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát sự hình thành rễ của ba loại hoa nền nuôi cấy
in vitro……………. ...................................................................................... 51
3.2.2.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát sự sinh trưởng của ba loại hoa nền in vitro
ngoài vườn ươm...…………………………………………………………52
3.3. Xử lý số liệu ..................................................................................................... 53
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 54
x


4.1. Nội dung 1: Điều tra tình hình sản xuất hoa nền trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh ............................................................................................... 54
4.1.1. Diện tích ....................................................................................................... 54
4.1.2. Quy mô sản xuất ............................................................................................ 55
4.1.3. Chủng loại...................................................................................................... 55
4.1.4. Phương thức để giống .................................................................................... 56
4.1.5. Phương thức canh tác .................................................................................... 57
4.1.6. Điều kiện và năng lực sản xuất...................................................................... 57
4.1.6.1. Nước tưới .................................................................................................... 57
4.1.6.2. Khu vực sản xuất ........................................................................................ 58

4.1.6.3. Kinh nghiệm sản xuất ................................................................................. 59
4.2. Nội dung 2: Nhân giống in vitro một số loại hoa nền ...................................... 64
4.2.1. Khảo sát khả năng nhân chồi qua nuôi cấy chồi ngọn của 3
loại hoa nền Cẩm chướng, Mai địa thảo và Tô liên ................................. 64
4.2.1.1. Khảo sát khả năng nhân chồi qua nuôi cấy chồi ngọn
cây Cẩm chướng in vitro .......................................................................... 64
4.2.1.2. Khảo sát khả năng nhân chồi qua nuôi cấy chồi ngọn
cây Mai địa thảo in vitro ........................................................................... 67
4.2.1.3. Khảo sát khả năng nhân chồi qua nuôi cấy chồi ngọn
cây Tô liên in vitro ................................................................................... 70
4.2.2. Khảo sát sự hình thành rễ từ chồi của ba loại hoa nền nuôi cấy in vitro....... 77
4.2.2.1. Khảo sát sự hình thành rễ từ chồi cây Cẩm chướng nuôi cấy in vitro .... 77
4.2.2.2. Khảo sát sự hình thành rễ từ chồi cây Mai địa thảo nuôi cấy in vitro ...... 80
4.2.2.3. Khảo sát sự hình thành rễ từ chồi cây Tô liên nuôi cấy in vitro ............. 81
4.2.3. Khảo sát sự sinh trưởng của ba loại hoa nền in vitro ngoài vườn ươm......... 82
4.2.3.1. Khảo sát sự sinh trưởng của cây hoa Cẩm chướng in vitro ngoài
vườn ươm.................................................................................................... 82
4.2.3.2. Khảo sát sự sinh trưởng của cây hoa Mai địa thảo in vitro ngoài
vườn ươm.................................................................................................... 84
xi


4.2.3.3. Khảo sát sự sinh trưởng của cây hoa Tô liên in vitro ngoài vườn ươm ... 86
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 89
5.1. Kết luận:

....................................................................................................... 89

5.2. Đề nghị:


....................................................................................................... 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 91
PHỤ LỤC

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Nồng độ và thời gian xử lý mô cấy (Street, năm 1974)

20

Bảng 2.2

Các vi lượng thông dụng

24

Bảng 2.3

Vai trò của một số nguyên tố khoáng trong thực vật


24

Bảng 2.4

Nồng độ của một số vitamin

25

Bảng 2.5

Một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật thường sử dụng trong

29

nuôi cấy mô
Bảng 2.6

Các cơ quan thực vật được sử dụng trong nuôi cấy

32

Bảng 3.1

Các môi trường nuôi cấy chồi ngọn Cầm chướng

41

Bảng 3.2


Các môi trường nuôi cấy chồi ngọn Mai địa thảo và Tô liên

42

Bảng 3.3

Các môi trường tạo rễ từ chồi của 3 loại hoa nền

43

Bảng 3.4

TN ảnh hưởng giá thể đến sinh trưởng của 3 loại hoa nền ngoài

44

vườn ươm
Bảng 4.1

Diện tích sản xuất hoa nền tại TP. Hồ Chí Minh

45

Bảng 4.2

Qui mô sản xuất hoa nền TP. Hồ Chí Minh

46

Bảng 4.3


Chủng loại đang sản xuất tại TP.HCM

47

Bảng 4.4

Phương thức để giống

48

Bảng 4.5

Nước tưới trong sản xuất hoa nền

49

Bảng 4.6

Khu vực sản xuất hoa nền

50

Bảng 4.7

Kinh nghiệm sản xuất hoa nền

51

Bảng 4.8


Ảnh hưởng của nồng độ NAA và BA đến thời gian hình thành

54

chồi từ chồi ngọn cây Cẩm chướng in vitro
Bảng 4.9

Ảnh hưởng của nồng độ NAA và BA đến hệ số nhân chồi và

56

chiều cao chồi cây Cẩm chướng in vitro sau 4 tuần nuôi cấy
Bảng 4.10

Ảnh hưởng của nồng độ NAA và BA đến thời gian hình thành
chồi từ chồi ngọn cây Mai địa thảo

xiii

58


Bảng 4.11

Ảnh hưởng của nồng độ NAA và BA đến hệ số nhân chồi và

59

chiều cao chồi cây Mai địa thảo in vitro sau 4 tuần nuôi cấy

Bảng 4.12

Ảnh hưởng của nồng độ NAA và BA đến thời gian hình thành

61

chồi từ chồi ngọn cây Tô liên in vitro sau 4 tuần nuôi cấy
Bảng 4.13

Ảnh hưởng của nồng độ NAA và BA đến hệ số nhân chồi và

62

chiều cao chồi cây Tô liên in vitro sau 4 tuần nuôi cấy
Bảng 4.14

Ảnh hưởng của nồng độ NAA và BA đến thời gian hình thành rễ

67

cây hoa Cẩm chướng in vitro
Bảng 4.15

Ảnh hưởng của nồng độ NAA và BA đến số rễ và chiều dài rễ cây

68

hoa Cẩm chướng in vitro sau 2 tuần nuôi cấy
Bảng 4.16


Ảnh hưởng của nồng độ NAA và BA đến sự tạo rễ cây hoa Mai

70

địa thảo in vitro
Bảng 4.17

Ảnh hưởng của nồng độ NAA và BA đến sự tạo rễ cây Tô liên in

71

vitro sau 2 tuần nuôi cấy
Bảng 4.18

Ảnh hưởng giá thể đến sự sinh trưởng cây hoa Cẩm chướng in

72

vitro sau 20ngày trồng
Bảng 4.19

Ảnh hưởng giá thể đến sự sinh trưởng cây hoa Mai địa thảo in

74

vitro sau 20 ngày trồng
Bảng 4.20

Ảnh hưởng giá thể đến sự sinh trưởng cây hoa Tô liên in vitro sau
20 ngày trồng


xiv

76


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Cúc lá nhám

11

Hình 2.2

Một số giống Cẩm chướng

15

Hình 2.3

Một số giống Mai địa thảo

16


Hình 2.4

Một số giống Tô liên

18

Hình 3.1

Cây hoa Cẩm chướng Dianthus Telstar purple picotee

37

Hình 3.2

Cây hoa Mai địa thảo Ipatiens Show time pink

38

Hình 3.3

Cây hoa Tô liên Torenia Duchess deep blue

39

Hình 3.4

Cây cẩm chướng in vitro 1 tuần tuổi, cây Tô liên 2 tuần tuổi, Mai địa

39


thảo 3 tuần tuổi
Hình 4.1

Các kiểu trang trí công viên hoa nền

52

Hình 4.2

Thời gian xuất hiện chồi mới 1 tuần sau cấy ở các NT

56

Hình 4.3

Cụm chồi và mô sẹo Mai địa thảo

60

Hình 4.4

Cụm chồi 4 tuần tuổi ở các NT

63

Hình 4.5

Mối quan hệ giữa auxin và cytokinin cho sự sinh trưởng


64

Hình 4.6

Cụm chồi 4 tuần tuổi trên các NT M5 và M7

65

Hình 4.7

Rễ cây Cẩm chướng 2 tuần tuổi trên môi trường R2 và R5

69

Hình 4.8

Rễ của cây Mai địa thảo in vitro sau 2 tuần nuôi cấy

70

xv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nghề trồng hoa kiểng tại thành phố Hồ Chí Minh
cũng như các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Đà Lạt, Cần Thơ… đang phát triển mạnh.
Trồng hoa kiểng là một thú vui tao nhã đã có từ lâu đời, hoa kiểng trang trí nhà cửa, tạo
cảnh đẹp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi để mang lại hiệu quả cao hơn trên một đơn vị diện tích cần
phải được tính toán kỹ. Sự chuyển đổi này phù hợp với thực tế là mức sống người dân
ngày một phát triển, nhu cầu vui chơi giải trí và hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần
ngày càng gia tăng và phong phú hơn. Hiện tại nhu cầu phát triển nhà ở, mở rộng
đường sá, các khu dân cư, nhà biệt thự mọc lên ồ ạt sẽ là hướng mở cho việc phát triển
nghề trồng hoa kiểng. Cho nên trồng hoa kiểng hiện nay là một nghề mang lại hiệu quả
kinh tế cao (gấp 10 – 50 lần trồng lúa), phù hợp với phát triển nông nghiệp đô thị, góp
phần quan trọng vào việc nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp, đảm bảo
chất lượng môi trường sống ngày càng tốt hơn và làm tăng vẻ mỹ quan đô thị.
Hoa nền một dạng của hoa kiểng, mặc dầu có giá trị sản xuất không lớn so với
các dạng hoa kiểng khác như lan, mai, kiểng, bonsai nhưng hiện vẫn được trồng khá phổ
biến tại TP. Hồ Chí Minh với nhiều giống khác nhau (vạn thọ, sống đời, mãn đình hồng,
cúc thược dược, huệ, mào gà, hướng dương, dã yên thảo, tường vi…..)
Tuy nhiên, việc sản xuất hoa nền tại TP. Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập như:

1


Sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún. Chất lượng và số lượng chưa đáp ứng được
nhu cầu thưởng ngoạn của người tiêu dùng. Theo thông tin của Sở Nông nghiệp & PTNT
TP.HCM thì lượng hoa nền trồng tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay mới chỉ đáp ứng được 15
% nhu cầu. Số còn lại phải nhập từ các nơi khác như Lâm Đồng, các tỉnh của đồng bằng
sông Cửu Long và từ nước ngoài. Ngoài ra người nông dân thường sử dụng các phương
pháp sản xuất truyền thống như nhân giống bằng cách để lại giống cũ, tách cây, tách mầm.
Hạt giống cũ thường bị thoái hóa nên đã hạn chế việc phát triển trồng hoa nền ở TP.HCM.
Với những giống mới có phẩm chất tốt, dáng vẻ mới, lạ nhằm đáp ứng thị hiếu
ngày càng cao của người tiêu dùng, giống thường phải nhập nội. Hạt giống nhập nội rất
đắt tiền, đồng thời hạt giống F1 rất khó đến tay người nông dân trực tiếp sản xuất.
Từ nhu cầu thực tế đòi hỏi ngày càng cao về những giống có phẩm chất; dáng vẻ

mới, lạ và đạt tiêu chuẩn thì việc ứng dụng những nghiên cứu về phương pháp nhân
giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, còn gọi là kỹ thuật nhân giống vô tính in vitro thực sự
cần thiết để phát triển sản xuất hoa nền tại TP.HCM
Xuất phát từ thực tế trên, để làm phong phú giống hoa nền của TP.HCM. Được sự
chấp thuận của Khoa Nông học - trường Đại học Nông Lâm TP. .Hồ Chí Minh, dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Thị Dung chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình
sản xuất hoa nền tại TP.HCM và nhân giống in vitro một số loại hoa trang trí công viên”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá thuận lợi, khó khăn đối với việc sản xuất hoa nền tại TP.HCM và nhân
giống in vitro một số loại hoa nền trang trí công viên.
1.3 Yêu cầu
- Điều tra tình hình sản xuất hoa nền tại TP.HCM
- Xác định nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thích hợp ảnh hưởng đến khả năng
hình thành chồi và phát triển rễ của một số loại hoa nền trang trí công viên
- Chọn được giá thể phù hợp cho quá trình sinh trưởng của một số loại hoa nền
in vitro ngoài vườn ươm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng ở nước ta
Ở nước ta nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, 10 năm gần đây sản xuất
kinh doanh hoa kiểng đã phát triển khá mạnh. Sản xuất đa dạng nhiều chủng loại, với
những vùng hoa kiểng rộng lớn như:
- Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hoá, Sapa (Lào Cai), Vĩnh Phúc. Thái
Bình…
- Bình Định, Đà Nẵng.
- Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Biên Hoà (Đồng Nai)

- Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ Lách, Cái Mơn (Bến Tre)
- Thủ Đức, Q.12, Gò Vấp, Củ Chi và Bình Chánh (TP.HCM)
Hiện nay, diện tích hoa cây kiểng cả nước đạt 15.000 ha, tăng 7% so với 2004,
chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Lâm Đồng, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và Vĩnh Phúc.
Do sản xuất hoa cho thu nhập cao, bình quân đạt khoảng 70 - 130 triệu đồng/ha, nên rất
nhiều địa phương trong cả nước đang mở rộng diện tích hoa trên những vùng đất có
tiềm năng. Diện tích hoa hiện nay không chỉ tập trung ở các vùng trồng hoa truyền
thống mà đã mở rộng phát triển ở nhiều vùng khác, thậm chi ngay cả một số tỉnh
Duyên hải miền Trung cũng bắt đầu phát triển sản xuất hoa cắt cành theo hướng hàng
hoá, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, với chủng loại tương đối hạn chế. Hà Nội có xã
Tây Tựu (huyện Từ Liêm), xã này đã phát triển nghề trồng hoa từ năm 1995. Hiện hơn
330 ha đất canh tác của xã đã được chuyển đổi thành vùng chuyên canh hoa, cho thu
nhập bình quân 130-150 triệu đồng/ha, đưa Tây Tựu trở thành làng hoa mới thay thế

3


cho các làng hoa truyền thống của Hà Nội như Ngọc Hà, Nhật Tân đã bị đô thị hóa.
Thành phố Hà Nội có kế hoạch mở rộng diện tích trồng hoa Tây Tựu lên 500 ha.
Huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) có 230 ha trong tổng số 400 ha đất nông nghiệp chuyên
canh hoa. Năm 2002, huyện Hưng Hà (Thái Bình) cũng trồng thử 10 ha hoa hồng xuất
khẩu sang Trung Quốc, năm đầu đạt 160 triệu đồng/ha, mở ra hướng phát triển nghề
trồng hoa trên quê lúa.
Tại khu vực phía Nam, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng hoa và sản lượng
hoa lớn nhất nước và là nguồn cung cấp hoa chủ yếu cho thị trường TP. Hồ Chí Minh.
Diện tích hoa hiện nay đã có thể đáp ứng được nhu cầu trước mắt của thị trường
trong nước, nhất là ở các thành phố lớn. Tính riêng ở Hà Nội có khoảng 300 cửa hàng
bán các loại hoa chất lượng cao, chưa kể lực lượng hùng hậu các hàng hoa nhỏ và cả
những người bán rong. Ước tính, lượng hoa tiêu thụ từ các nguồn trên ở mức hơn 1
triệu cành các loại trong một ngày. Hoa của Việt Nam cũng đã được xuất ngoại.

Hiện nay, kỹ thuật trồng hoa của Việt Nam đã được cải tiến, đặc biệt kỹ thuật
nhân giống hoa bằng công nghệ sinh học in vitro đã được ứng dụng. Ưu điểm của
phương pháp này là hệ số nhân giống cao, cây khỏe, sạch bệnh, chất lượng hoa tốt. Bên
cạnh đó, kỹ thuật trồng hoa trong nhà kính, nhà lưới với hệ thống tưới phun, chăm sóc
tự động cũng đang được phổ biến, đặc biệt là ở Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng) .
Tuy nhiên, kỹ thuật trồng hoa kiểng ở nhiều nơi chủ yếu vẫn dựa vào kinh
nghiệm và phương pháp nhân giống cổ truyền; trồng theo các phương pháp này, tuy
chủng loại hoa kiểng của Việt Nam khá phong phú nhưng thiếu giống hoa kiểng đẹp,
chất lượng cao.
Hiện một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu
có nhu cầu nhập khẩu hoa với số lượng lớn. Với 35-40% tổng diện tích trồng hoa hồng,

4


25-30% trồng hoa cúc, Việt Nam đang có cơ cấu hoa phù hợp với thị hiếu nhập khẩu
của các nước này. Tuy nhiên, đây là những thị trường khó tính, đòi hỏi hoa phải có
hình thức đẹp, chất lượng cao, cạnh tranh về giá
Riêng về hoa cắt cành. Theo chương trình phát triển hoa của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2010 sẽ xuất khẩu 1 tỷ cành
hoa các loại, trong đó có tới 85% là hoa hồng, cúc và phong lan. Theo chương trình
này, diện tích trồng hoa của cả nước sẽ đạt 8.000 ha (tăng gấp đôi diện tích hoa hiện
nay) cho sản lượng 4,5 tỷ cành. Doanh thu từ việc xuất khẩu hoa đạt 60 triệu USD. Các
vùng trồng hoa tập trung sẽ là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Tiền
Giang, Sapa (Lào Cai), Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái
Bình...
Các tỉnh phía Nam, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có các huyện
Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Q.12, Thủ Đức... cùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long như Tiền Giang, Đồng Tháp là nguồn cung cấp hoa và cây kiểng đáng kể. Tuy
nhiên, các địa bàn này chỉ sản xuất chủ yếu một số loại hoa nhiệt đới (cúc móng rồng,

cúc đại đoá, huệ, mai…). Lượng hoa cắt cành truyền thống (hồng, cúc, cẩm chướng,
layơn, đồng tiền) sản xuất còn rất hạn chế và chất lượng chưa thật cao. (Trần Viết Mỹ,
2008).
2.1.1. Vùng hoa kiểng Lâm Đồng
Lâm Đồng đã sớm hình thành các vùng chuyên canh hoa trên quy mô lớn và nổi
tiếng ở các địa bàn Đà Lạt, Đức Trọng… Diện tích trồng hoa của Lâm Đồng năm 2009
đạt 3.500 ha, chủ yếu tập trung tại TP Đà Lạt, các xã Hiệp Thành, Hiệp An...Sản lượng
hoa khoảng 640 triệu cành, nghề trồng hoa ở Lâm Đồng đang có xu hướng phát triển
mạnh cùng với việc áp dụng những công nghệ mới. Trong những năm qua, sản phẩm

5


hoa Lâm Đồng bước đầu đã tham gia xuất khẩu và đã xâm nhập vào một số thị trường
xuất khẩu như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, EU, Đài Loan, Úc và một số nước ở Châu Á,
Đông Âu khác..cũng đã đóng góp một phần không nhỏ và ngày càng tăng vào kim
ngạch xuất khẩu của tỉnh, cụ thể qua các năm :
- Năm 2005, xuất khẩu 58 triệu cành, đạt 8,3 triệu USD
- Năm 2006, xuất khẩu 66 triệu cành, đạt 8,9 triệu USD
- Năm 2007, xuất khẩu 68 triệu cành, đạt 9 triệu USD
- Năm 2008, xuất khẩu 70 triệu cành, đạt 9,6 triệu USD
- Năm 2009, xuất khẩu 110 triệu cành, đạt 13 triệu USD
Năm 2009, là năm có sản lượng xuất khẩu hoa nhiều nhất từ trước đến nay, tăng
36% so với cùng kỳ năm 2008, chiếm 84% giá trị xuất khẩu hoa toàn quốc. Ngoài
những công ty lớn chuyên trồng hoa cao cấp xuất khẩu thì hiện nay nguồn hoa do hộ
nông dân tự trồng cũng có một tỉ lệ lớn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và được xuất khẩu
thông qua các đơn vị kinh doanh hoa. Vì vậy, lượng hoa xuất khẩu tăng vọt.
Hiện nhiều doanh nghiệp liên kết với các đối tác nước ngoài để trồng hoa theo
đơn đặt hàng từng chủng loại hoa theo từng mùa nên lượng hoa xuất khẩu rất ổn định
theo hướng ngày càng tăng. Các loại hoa xuất khẩu nhiều là hoa đồng tiền, lay ơn, các

loại cúc, hồng môn, cát tường... Theo các đơn vị xuất khẩu hoa thì giá hoa trên thị
trường các nước Nhật, Singapore, Pháp... đang ở mức cao và giá trị mỗi đơn vị hoa
xuất khẩu tăng bình quân gấp 5 lần so với giá bán ở thị trường trong nước. Vì vậy, kim
ngạch xuất khẩu hoa ở Lâm Đồng cũng tăng nhanh so với năm 2008 và doanh thu của
những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nông dân trồng hoa ở Lâm Đồng rất cao –
bình quân từ 500 triệu đến 2 tỉ đồng/ha/năm.

6


Song, thị trường vẫn là thị trường nội địa, chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí
Minh và một số tỉnh. Đà Lạt cung cấp trên 300 triệu cành hoa hàng năm cho thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Đà Lạt cũng đã lập ra Hiệp hội hoa lan, cây cảnh, nhưng hầu như về cơ bản vẫn
chưa giúp tháo gỡ được các khó khăn về giống, ngăn chặn bệnh dịch, vẫn chưa liên kết
được để xây dựng một thương hiệu đủ tầm. Chỉ riêng với địa lan, từ 2 năm nay Đà Lạt
đã bị mất đi hàng ngàn chậu do căn bệnh thối rễ hiện chưa có thuốc đặc trị.
Hiện nay giống hoa ở Lâm Đồng rất phong phú, đa dạng bên cạnh một số giống
đã sản xuất từ lâu ở địa phương còn có một số giống nhập khẩu từ các nước ngoài như
Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan như hoa hồng, cẩm chướng, cúc nhật, kiết tường,
hồng môn, lay ơn, vũ nữ, hồ điệp… góp phần phong phú thêm cơ cấu giống hoa cho
địa phương. Có thể kể đến một số nhóm hoa chính như sau:
+ Hoa cúc (Chrysanthemum sp.): có trên 40 loại, nguồn gốc Indonesia, gồm 3
nhóm: cúc đại hóa màu vàng anh, trắng, tím; các giống nhỏ và cúc nhóm tia có muỗng.
+ Hoa hồng (Rosa sp.): Có trên 15 loại có nguồn gốc từ Italia, Hà Lan. Hoa
hồng Đà Lạt to, cành thẳng, bền, thơm, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng
bệnh trung bình đến cao. Nhược điểm hay bị biến dạng khi nhiệt độ khá cao, hoặc
kháng mốc sương kém.
+ Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus): Gồm 14 loại, có nhiều màu. Hoa nhỏ,
cành thấp 30 - 40 cm. Hoa đơn, cành cao 70 - 80 cm.

Ngoài ra Đà Lạt còn sản xuất một số chủng loại hoa khác như layơn (Gladious
communis), huệ tây (Lilium longiflorum), gerbera, ngàn sao, chổi cúc, salem, huệ trắng.

7


Về công nghệ sản xuất, bước đầu áp dụng phương pháp mới như nuôi cấy mô,
ghép, ươm cây con trên vĩ xốp, gieo hạt trên vĩ xốp và cách ly trong nhà kính, nhà
lưới.. tạo nguồn cây giống sạch bệnh cung cấp cho sản xuất
Người nông dân sản xuất hoa đã có truyền thống, kinh nghiệm và có khả năng
ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật để nâng cao trình độ sản xuất đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của thị trường cả về chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm.
Riêng Đà Lạt là vùng sản xuất hoa nổi tiếng và là vùng có tiềm năng lớn nhất về sản
xuất hoa của cả nước. Hiện nay công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm 100% vốn nước ngoài
đang áp dụng công nghệ sản xuất hoa tiên tiến với qui mô diện tích 22 ha sản xuất
trong nhà kính và 2 ha nhà thép; có hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, hệ
thống tưới nhỏ giọt bằng nguồn nước sạch hòa tan với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Các chủng loại hoa Công ty Đà Lạt - Hasfarm đang sản xuất bao gồm hoa hồng, cúc,
cẩm chướng, ly ly, đồng tiền và lá hoa trang trí. Sản lượng hoa xuất khẩu sang các
nước Hồng Kông, Nhật, Đài Loan, Singapore... chiếm 60%, phần còn lại dành cho tiêu
thụ nội địa. Quy trình sản xuất được thực hiện khép kín từ gieo trồng đến thu hoạch, kể
cả công nghệ sau thu hoạch như xử lý dung dịch giữ hoa, đóng gói, bảo quản và vận
chuyển trong ngày để gửi đến nơi tiêu thụ (Trần Viết Mỹ, 2008).
Tiềm năng về hoa ở Đà Lạt đang được chú ý phát triển nhưng nhìn chung vẫn là
phát triển tự phát, chưa có cơ quan nào đứng ra kiểm nghiệm, công bố giống mới để
đưa ra cho dân. Việc nhân giống bằng phương pháp cấy mô tế bào đang trở nên thịnh
hành nhưng không ai kiểm soát, đánh giá được chất lượng của giống nên có thể nhân ra
cả giống đang có mầm bệnh (Trần Viết Mỹ, 2008).
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và
kinh tế thế giới hiện nay, tuy ngành trồng hoa ở Đà Lạt - Lâm Đồng đã huy động được


8


×