Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG SINH KẾ VÀ SỰ PHỤ THUỘC VÀO RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ ĐA NHIM TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********************

TÔN THẤT MINH

PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG SINH KẾ VÀ SỰ PHỤ THUỘC
VÀO RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ ĐA NHIM
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

MỤC LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********************

TÔN THẤT MINH

PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG SINH KẾ VÀ SỰ PHỤ THUỘC
VÀO RỪNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ ĐA NHIM
TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học: TS. PHAN TRIỀU GIANG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2011


TRANG CHUẨN Y
PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG SINH KẾ VÀ SỰ PHỤ THUỘC VÀO RỪNG
CỦA NGƯỜI DÂN XÃ ĐA NHIM, TỈNH LÂM ĐỒNG

TÔN THẤT MINH

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS.TS NGUYỄN DANH
Hội Khoa học và kỹ thuật Gia Lai

2. Thư ký:

TS. PHẠM TRỊNH HÙNG
Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1: TS. NGUYỄN NGỌC THÙY
Đại học Nông Lâm TP. HCM
4. Phản biện 2: TS. LA VĨNH HẢI HÀ
Đại học Nông Lâm TP. HCM
5. Ủy viên:


TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Đại học Nông Lâm TP. HCM

i

(vắng mặt)


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Tôn Thất Minh sinh ngày 24 tháng 02 năm 1967 tại thành phố Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Thăng Long, thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng năm 1984.
Tốt nghiệp Đại học ngành Lâm nghiệp hệ tại chức tại Đại học Nông lâm Thành phố
Hồ Chí Minh năm 2003.
Quá trình công tác (cơ quan công tác và chức vụ theo thời gian):
Năm 1985 - 2005: cán bộ kỹ thuật Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Tây Nguyên.
Năm 2005 - tháng 8 năm 2011: chuyên viên Phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế,
Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.
Tháng 9 năm 2011 đến nay: Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới,
Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.
Tháng 11 năm 2009 theo học Cao học ngành lâm học tại Đại học Nông Lâm,
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Điạ chỉ liên lạc: số 2 hẻm 1/6 đường Lữ Gia, phường 9, Đà Lạt.
Điện thoại: 0633 826 748,

0909 267 303


Email:
Fax: 0633 577 260

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Ký tên

TÔN THẤT MINH

iii


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cám ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Ban Giám Hiệu Trung Tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức Tỉnh Lâm Đồng.
- Quí thầy cô của Trường Đại học Nông Lâm và khoa Lâm nghiệp đã tận tình
truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập của lớp Cao học
Lâm nghiệp K.2009 Lâm Đồng.
- Tiến sĩ Phan Triều Giang, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
- Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
- Dự án JICA- Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà đã hỗ trợ công tác thu thập số liệu

để thực hiện luận văn.
- Tất cả đồng nghiệp và gia đình đã hỗ trợ và động viên tôi hoàn thành luận văn.

Học viên

Tôn Thất Minh

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích tình trạng sinh kế và sự phụ thuộc vào rừng của người dân
xã Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện từ năm 2010 đến 2011. Sử dụng công
cụ PRA và dựa trên phân tích tài sản sinh kế, sự phụ thuộc vào rừng để tìm ra
nguyên nhân- hậu quả. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tài sản
sinh kế (con người, tự nhiên, xã hội, tài chính và vật chất), các hoạt động sử dụng
tài nguyên của cộng đồng và các chính sách, định chế ảnh hưởng đến sinh kế.
Nghiên cứu này nhằm trình bày sự chuyển đổi của một cộng đồng từ nền kinh tế tự
cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa trong bối cảnh tác động của các chính sách
phát triển. Luận văn nhằm đóng góp thêm tư liệu cho Ban quản lý Vườn Quốc Gia
Bidoup Núi Bà làm cơ sở kiến tạo giải pháp cải thiện đời sống người dân địa
phương và tăng hiệu quả bảo vệ rừng.
Kết quả luận văn cho thấy đất canh tác và quyền sử dụng đất đóng vai trò rất
quan trọng trong đời sống nông hộ và xu thế tách hộ tăng nguy cơ gây áp lực lên đất
rừng. Các chương trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng mang lại lợi ích có ý nghĩa
cho người dân địa phương và giúp giảm áp lực vào rừng nhưng còn nhiều điều bất
cập cần được đáp ứng. Nhờ vào các chương trình của nhà nước hỗ trợ nên cơ sở hạ
tầng công cộng đã được cải thiện, đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
nhưng cũng tác động lên bản sắc văn hóa của người K’Ho. Tài sản tư nhân chủ yếu
là tài sản tiêu dùng chứ không phải tài sản sản xuất; kỹ năng sử dụng tiền và quản lý

tài chính có hiệu quả là các điểm yếu và thiếu của người dân. Với thu nhập nông
nghiệp là 87 triệu đồng/năm và giao khoán quản lý bảo vệ rừng 26 triệu đồng/năm
nên đây là 2 nguồn thu chính của các thôn. Lực lượng lao động dồi dào nhưng học
vấn thấp, thiếu kỹ năng nên cần đào tạo nghề để cải thiện sinh kế. Do ảnh hưởng lối
sống truyền thống nên đa phần người dân vẫn vào rừng lấy củi và khai thác lâm sản
ngoài gỗ, gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên. Các dự án không phải từ
nguồn vốn chính phủ thường là các dự án ngắn hạn tập trung vào nâng cao năng lực
thay vì những sự đầu tư mang lại tác động kinh tế tức thời và rõ rệt. Đôi khi các

v


công ty tư nhân thuê hay mua đất của người dân để làm nông nghiệp công nghệ cao,
có nhiều tác động tiêu cực đến đời sống người dân.
Tóm lại, các vấn đề về quyền sử dụng đất, thiếu đất sản xuất, thiếu vốn sản
xuất, thiếu kỹ năng quản lý tài chính đã gây tác động bất lợi đến sinh kế của người
dân. Áp lực lấn chiếm đất rừng, khai thác gỗ củi và một số loại lâm sản ngoài gỗ đã
làm ảnh hưởng đến tài nguyên đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà.

vi


SUMMARY
The thesis “Analysis of livelihoods and forest dependency of local people in
Da Nhim commune, Lam Dong province” was conducted in 2010 - 2011. Several
Participatory Rural Appraisal (PRA) tools and a framework of livelihood assets
analysis were used to highlight forest dependency and to find out cause-effect
relationships. The thesis focuses on studying people’s livelihood assets (human,
natural, social, financial and physical capital); their natural resource usage activities
and impact of policies and institutions on their livelihoods. This study is a typical

example of transformation from self-subsistence to a commodity-oriented economy
in the context impacted by development policies. The thesis provided additional
information for the Management Board of Bidoup Nui Ba National Park to create a
basis solution to improve the livelihoods of local people and to increase the
effectiveness of forest protection.
Results of the research revealed that cultivation land and land tenure play
essential role in the life of farming households and that the trend of family splitting
has caused meaningful pressure on forest land. Even though the contractual forest
protection programs have brought significant benefits to local people and reduced
pressures on forest resources, but there are still issues to be addressed. Thank to the
state-supported programs, public infrastructures have been improved ensuring
socio-economic development of the area, but they also caused negative impact on
the culture of the K'Ho people. Household assets are mainly consuming products
rather than production ones. Meanwhile, local people are lack of financial
management skills, especially how to effectively use their money. The main income
of the people comes from agricultural activities (87 millions/year) and their
participation in forest protection (26 millions/year). The labor force is plentiful but
low-educated. People need more occupational training to improve their livelihoods.
Under the influence of the traditional living style, most of people still go to the

vii


forest to collect fire-wood and non-timber forest products (NTFPs), creating
adversed effects on nature resources. Non-government projects are usually shortterm, focusing on capacity improvement rather than the investments to create
immediate and concrete economic impacts. In some cases, private companies rent or
buy the land from local people to carry out hi-tech agricultural production resulting
some negative impacts on local livelihoods.
In conclusion, local livelihoods are negatively affected by the insecurity of
land use right, lack of land for cultivation, shortage of capital and financial

management skills. In this context, pressures caused by forest encroachment, wood
exploitation and NTFPs collection have affected the biodiversity of the Bidoup Nui
Ba National Park.

viii


MỤC LỤC
TRANG
TRANG CHUẨN Y .....................................................................................................i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ..................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................iv
TÓM TẮT ................................................................................................................... v
SUMMARY ............................................................................................................. vii
MỤC LỤC..................................................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... xiii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU................................................................................................................... xv
Đặt vấn đề ............................................................................................................. xv
Mục đích và ý nghĩa ......................................................................................... xviii
Mục tiêu ............................................................................................................ xviii
Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... xviii
Chương 1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 1
1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội................................................................................ 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 1
1.1.2. Kinh tế xã hội ........................................................................................... 2
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ................................................................. 5
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 16

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................. 16
2.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 16
2.3.1. Đánh giá thực trạng sinh kế của cộng đồng ........................................... 17
2.3.2. Đánh giá sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng .................. 18
2.3.3. Xác định ảnh hưởng của các chương trình, dự án liên quan đến sinh kế
của cộng đồng và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ........................................... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 19

ix


2.4.1. Cách tiếp cận .......................................................................................... 19
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 19
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ..................................................... 22
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 24
3.1. Thực trạng sinh kế của cộng đồng ................................................................. 25
3.1.1. Đánh giá tài sản tự nhiên ........................................................................ 25
3.1.2. Đánh giá tài sản vật chất......................................................................... 37
3.1.3. Đánh giá tài sản bằng nguồn tài chính ................................................... 44
3.1.4. Tài sản con người ................................................................................... 52
3.1.5. Đánh giá tài sản xã hội ........................................................................... 55
3.2. Đánh giá sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng.......................... 58
3.2.1. Tình trạng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và săn bẫy chim thú ............ 58
3.2.2. Thu nhập từ giao khoán QLBVR và các hoạt động lâm nghiệp ............ 61
3.2.3. Tình trạng lấn chiếm đất rừng để canh tác nông nghiệp ........................ 63
3.3. Ảnh hưởng trong các chương trình, dự án liên quan đến sinh kế của cộng
đồng và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ............................................................... 64
3.3.1. Ảnh hưởng của các chương trình, chính sách của nhà nước .................. 64
3.3.2. Ảnh hưởng của các doanh nghiệp tư nhân ............................................. 69

3.3.3. Ảnh hưởng các dự án hợp tác có vốn nước ngoài: ................................. 69
3.4. Tương tác của các yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng sinh kế và sự phụ thuộc
vào rừng của người dân ........................................................................................ 72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 77
Kết luận ................................................................................................................. 77
Đề nghị .................................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 80
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn thôn .............................................................. 83
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình ................................................... 90
Phụ lục 3: Số liệu điều tra thôn ............................................................................. 96
Phụ lục 4: Các loại đất trong thôn theo điều tra hộ ............................................ 102
Phụ lục 5: Lượng tài nguyên rừng bị khai thác trong địa bàn ............................ 106

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCDTĐT

Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và
nhà ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng

BLS

Baseline survey

Điều tra cơ sở


FAO

Food and Agriculture

Tổ chức lương thực và nông nghiệp

Organization

Liên hợp quốc

GCNQSDD

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

IUCN

International Union for

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc

Conservation of Nature

tế


Japan International

Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

JICA

Cooperation Agency
NGO

Non Government

Tổ chức phi chính phủ

Organization
NTFP

Non timber forest product

PCCCR
PFES

Lâm sản ngoài gỗ
Phòng cháy chữa cháy rừng
Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Payment of Forest
Envinronmental Services

PRA


Participatory Rural Appraisal Đánh giá nông thôn có sự tham gia

PTKLD

Phòng thống kê huyện Lạc Dương

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

UBND

Ủy ban nhân dân

xi


VCF

Vietnam Conservation Fund

VQG

Quỹ Bảo tồn Việt Nam
Vườn quốc gia

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Tóm tắt nội dung và các phương pháp nghiên cứu .................................. 24
Bảng 3.1. Đất canh tác trong thôn ............................................................................ 27
Bảng 3.2. Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt tại xã Đa Nhim ................................ 32
Bảng 3.3. Nguồn nước tưới các thôn ....................................................................... 33
Bảng 3.4. Diện tích giao khoán bảo vệ rừng ở các thôn năm 2010.......................... 34
Bảng 3.5. Nhà ở và nhà vệ sinh ................................................................................ 37
Bảng 3.6. Tài sản tiêu dùng ...................................................................................... 39
Bảng 3.7. Tài sản sản xuất ........................................................................................ 39
Bảng 3.8. Vật nuôi .................................................................................................... 41
Bảng 3.9. Điện và hệ thống giao thông .................................................................... 43
Bảng 3.10. Dịch vụ y tế nhà nước ............................................................................ 43
Bảng 3.11. Các nguồn vay vốn ................................................................................. 45
Bảng 3.12. Nguồn thu của cộng đồng ...................................................................... 49
Bảng 3.13. Lịch thời vụ của các hoạt động nông nghiệp chính ............................... 50
Bảng 3.14. Bình quân thu nhập và chi phí sản xuất của hộ...................................... 52
Bảng 3.15. Cơ cấu độ tuổi ........................................................................................ 53
Bảng 3.16. Số liệu học sinh các cấp học .................................................................. 53
Bảng 3.17. Các nhân tố thúc đẩy và cản trở trong tài sản sinh kế ............................ 58
Bảng 3.18. Lượng lâm sản bị khai thác năm 2010 ................................................... 59
Bảng 3.19. Số liệu giao khoán QLBVR trên địa bàn xã Đa Nhim năm 2011 .......... 62
Bảng 3.20. Phân tích SWOT về thực trạng sinh kế xã Đa Nhim ............................. 72

xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững (DFIF, 1999) ...................................................... 6
Hình 1.2. Năm loại tài sản sinh kế (Norman và Philip, 2003) ................................... 7
Hình 3.1. Biến động định canh định cư theo thời gian của cộng đồng .................... 26
Hình 3.2. Phân bố các loại đất nông nghiệp của xã Đa Nhim.................................. 27
Hình 3.3. Phân bố các loại sử dụng đất ................................................................... 29
Hình 3.4. Hệ thống canh tác- sinh kế của người dân Đa Nhim ............................... 30
Hình 3.5. So sánh tài sản tiêu dùng và tài sản sản xuất............................................ 40
Hình 3.6. Tỉ lệ các nguồn thu nhập chính của hộ gia đình ....................................... 51
Hình 3.7. Sơ đồ VENN về quan hệ giữa các tổ chức trong xã với người dân ......... 57
Hình 3.8. Lát cắt hiện trạng sử dụng tài nguyên ...................................................... 60
Hình 3.9. Tỉ lệ hộ nhận khoán trên các thôn của VQG quản lý ............................... 62

xiv


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Tình trạng đói nghèo là một vấn đề toàn cầu (Shah, 2011) và đặc biệt, các nước
đang phát triển như Việt Nam đang quan tâm giải quyết. Xóa bỏ đói nghèo là mục
tiêu đầu tiên trong tám mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, cùng với nó là
mục tiêu đảm bảo tính bền vững của môi trường (UN, 2010). Sự gắn kết hai mục
tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa đói nghèo và môi trường; nhất là ở vùng nông
thôn, miền núi là nơi đời sống phụ thuộc vào các sản phẩm tự nhiên hay bán tự
nhiên. Đồng thời, người dân thường phải đối mặt với vòng luẩn quẩn của tình trạng
đói nghèo và sự xuống cấp của môi trường. Do đó, suy giảm tài nguyên thiên nhiên
và môi trường có tác động trực tiếp và mạnh mẽ lên đời sống của từng người cũng

như điều kiện kinh tế - xã hội của toàn cộng đồng.
Trong khi phấn đấu cho các mục tiêu xóa đói giảm nghèo và đảm bảo tính bền
vững của môi trường thì hàng loạt mâu thuẫn nảy sinh: Mâu thuẫn giữa bảo tồn tài
nguyên và phát triển kinh tế - xã hội, mâu thuẫn về quyền sở hữu và sử dụng đất đai,
mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lâu dài; đang là các vấn đề phức tạp đặt ra cho
những người làm công tác bảo tồn tài nguyên và phát triển kinh tế- xã hội. Để giải
quyết các vấn đề này, cần nhấn mạnh rằng người dân trong các cộng đồng địa
phương vừa là tác nhân, vừa là nạn nhân của sự xuống cấp cơ sở tài nguyên mà họ
phụ thuộc. Điều này có thể nhận thấy rõ nhất trong các cộng đồng dân tộc thiểu số
miền núi, nơi đang có sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự túc tự cấp sang nền kinh tế
hàng hóa. Đối với các cộng đồng này, nghèo đói không chỉ là do việc thiếu nguồn
tài chính mà còn do nhiều nguyên nhân khác như rào cản ngôn ngữ, thiếu thông tin
kỹ thuật, bệnh tật, bùng nổ dân số. Ngoài ra, việc thiếu đất sản xuất và quyền sở hữu
đất cũng là nguyên nhân gây ra sự bấp bênh về sinh kế (Huynh, Duong, 2002; Bui,
2005).

xv


Vào năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành một Chiến lược toàn diện về
giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế (Socialist Republic of Vietnam, 2003). Chiến
lược này đã nhấn mạnh các nỗ lực cải thiện sinh kế của người nghèo trên cơ sở duy
trì các tiến trình chức năng và sức sản xuất của đất đai và các loại tài nguyên thiên
nhiên khác (Đặng Kim Sơn, 2001). Để cụ thể hóa chiến lược này, Chính phủ đã ban
hành một số chính sách về tài chính và tín dụng; về khuyến khích đầu tư; về định
canh định cư; về y tế giáo dục nhằm giúp đỡ, hỗ trợ người dân địa phương có được
những nguồn lực để tạo ra sinh kế bền vững nhằm cải thiện lâu dài đời sống của
người dân và duy trì năng lực của các hệ thống tài nguyên thiên nhiên. Gần đây nhất,
chương trình phát triển nông thôn toàn diện nhấn mạnh ba khía cạnh: Nông nghiệp,
nông thôn và nông dân đang được triển khai trong cả nước.

Trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cụ thể là bảo vệ và
phát triển rừng, các chính sách có liên quan đã gắn liền với các chương trình giảm
nghèo. Đáng chú ý nhất là chính sách giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho người
dân theo chương trình 661 là chương trình nối tiếp Chương trình 327/CT (1992),
một cơ chế thu hút sự tham gia của người dân địa phương trong việc bảo vệ rừng đã
được xác lập thông qua các hợp đồng giao khoán. Gần đây hơn, chính phủ đã thể
chế hóa cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) cho các tổ chức và cá nhân
bảo vệ và phát triển rừng. Như vậy là ở Việt Nam cùng với phương thức bảo vệ
rừng theo cách tiếp cận điều khiển và kiểm soát, cách tiếp cận thu hút sự tham gia
(thông qua cơ chế giao khoán) và cách tiếp cận dựa vào thị trường (thông qua cơ
chế chi trả dịch vụ môi trường rừng) cũng đã được áp dụng. Những cách tiếp cận
này, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ như các chương trình 135 và 30A,
đã góp phần tạo ra sự thay đổi lớn trong việc cải thiện đời sống của người dân có
cuộc sống phụ thuộc vào rừng và tăng độ che phủ rừng trên toàn quốc. Kết quả đạt
được từ việc thực hiện những chính sách này đã góp phần đáng kể vào chiến lược
phát triển bền vững của quốc gia (William và Huỳnh Thu Ba, 2005).
Mối quan hệ giữa sinh kế và quản lý tài nguyên đã được nghiên cứu nghiêm túc
từ hơn mười năm qua. Nguyên nhân chủ yếu của nạn phá rừng ở Việt Nam là do sự

xvi


gia tăng dân số; tăng trưởng kinh tế và nhu cầu ngày càng gia tăng về lương thực,
xuất khẩu nông nghiệp và các sản phẩm rừng - chủ yếu là gỗ cho công nghiệp giấy
và bột giấy, xây dựng và nguyên liệu. Bốn vấn đề cơ bản gây ra nạn phá rừng của
Việt Nam bao gồm: (1) một số dân tộc thiểu số dựa quá nhiều vào du canh du cư;
(2) mở rộng đất làm nông nghiệp; (3) khai thác gỗ, cả hợp pháp lẫn không hợp
pháp; và (4) thu hái các loại sản phẩm rừng phục vụ cho nhu cầu sinh sống (De
Koninck, 2000).
Theo Báo cáo sàng lọc xã hội Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (2009) thì các

xã nằm trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có 78,8%
dân số là đồng bào dân tộc bản địa K’Ho. Nguồn thu nhập chính của các hộ trong
vùng chủ yếu là từ nông nghiệp trong đó cà phê và bắp là hai loài cây trồng chính.
Song hầu hết các hộ có diện tích đất nông nghiệp rất ít nên đã mở rộng đất canh tác
trên diện tích đất lâm nghiệp. Các hộ nghèo có tỉ lệ mù chữ cao (>30%), học tối đa
đến hết cấp I và họ cũng chính là các hộ sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên
(VCF, 2009). Trên địa bàn huyện Lạc Dương bao gồm sáu xã và một thị trấn thì
dân tộc K’Ho là người bản địa có cuộc sống phụ thuộc vào rừng. Người K’Ho theo
chế độ mẫu hệ nên phụ nữ thường đóng vai trò là chủ hộ, nhưng trên thực tế việc
quyết định sử dụng mua bán tài sản trong gia đình lại do người đàn ông quyết định
(VCF, 2009). Ngoài ra, do trình độ dân trí thấp, khả năng nói tiếng phổ thông kém,
ít khi tiếp xúc với người ngoài nên họ ít tham gia các chương trình tập huấn,
khuyến nông, khuyến lâm để nắm bắt thông tin về sản xuất, thị trường, cuộc sống
chính trị xã hội. Cuộc sống của họ dựa vào rừng thông qua các hoạt động khai thác
trái phép (gỗ, các lâm sản ngoài gỗ), săn bẫy thú để cải thiện đời sống của họ và
một phần thu nhập từ các chương trình giao khoán bảo vệ rừng như chương trình
661, 30A, chi trả dịch vụ môi trường rừng và một số nguồn khác.
Do đó, tìm hiểu sinh kế của người dân dựa vào tài nguyên thiên nhiên và các
bất cập trong hệ thống các chương trình chính sách hiện hành là tiền đề để thực
hiện các nỗ lực quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững. Đề tài “Phân tích tình
trạng sinh kế và sự phụ thuộc vào rừng của người dân xã Đa Nhim, tỉnh Lâm

xvii


Đồng” được thực hiện để xem xét mối quan hệ giữa sinh kế và quản lý tài nguyên
rừng thông qua nghiên cứu ở cấp vi mô các cộng đồng sống chung quanh Vườn
quốc gia Bidoup Núi Bà.
Mục đích
- Mục đích: Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các hoạt động sống của

người dân, hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng và ảnh hưởng của các chương trình,
chính sách đến đời sống cộng đồng để đánh giá các giải pháp giảm nghèo và thực
trạng phụ thuộc vào rừng của cộng đồng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đóng góp thêm tư liệu cho Ban quản lý Vườn quốc gia
Bidoup Núi Bà làm cơ sở trong tiến trình nghiên cứu và thiết kế các hệ thống quản
lý nhằm tăng cường công tác quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và nâng cao đời
sống người dân thông qua các hoạt động sinh kế thân thiện với môi trường.
Mục tiêu
- Mô tả và phân tích thực trạng sinh kế của cộng đồng.
- Mô tả và phân tích sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của cộng đồng.
- Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế từ đó xác
định căn nguyên hiện trạng sinh kế của người dân.
Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài tập trung vào điều tra bốn thôn
của xã Đa Nhim nằm trên địa bàn quản lý của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà để
tìm ra các loại tài sản sinh kế, sự phụ thuộc vào rừng, các chương trình, chính sách
có liên quan đến sinh kế và tương tác giữa các yếu tố này.
Tài liệu liên quan đến đề tài còn rất ít ở Việt Nam nên là một vấn đề khó
khăn trong quá trình tham khảo, tìm tòi kinh nghiệm cho việc triển khai thực hiện
đề tài.

xviii


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Các thôn nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương là nơi
có tỉ lệ rừng che phủ lớn ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, có độ cao bình quân khoảng

1.500 m so với mực nước biển. Địa hình đồi núi chia cắt bởi nhiều sông suối. Vùng
này có khí hậu ôn hòa với nhiệt độ trung bình từ 160C đến 200C. Đặc tính quan
trọng nhất của chế độ nhiệt là biến động nhiệt giữa ngày và đêm lớn từ 6oC đến
13oC nên gây một số khó khăn cho các hoạt động nông nghiệp. Một năm có hai mùa
rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân 1.800 mm/năm. Mặc
dù mùa khô khá dài nhưng tác động của hạn hán không đáng kể đối với sản xuất
nông nghiệp vì mưa cũng thường xuất hiện rải rác trong mùa khô (UBND Lạc
Dương , 2006).
Hai nhóm đất chính là đất Feralit chiếm khoảng 78 % diện tích và nhóm đất
đỏ vàng chiếm 18 %. Trong khi nhóm đầu có hiện trạng và tiềm năng cho phát triển
rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, nhóm sau phù hợp cho các cây công nghiệp lâu năm
như cà phê, tiêu, cây ăn quả và rau màu. Đứng về góc độ phát triển nông nghiệp thì
bị ảnh hưởng bởi địa hình dốc và bị chia cắt mạnh nên làm cho canh tác nông
nghiệp gặp nhiều khó khăn do xói mòn đất, khó cơ giới hóa và chi phí đầu tư cao
(UBND Lạc Dương, 2006).
Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà có khí hậu giao thoa giữa vùng Đông Nam Bộ,
Tây Nguyên và vùng ven biển Nam Trung Bộ nên sở hữu các vùng sinh thái đa

1


dạng với tính đa dạng sinh học cao. Các nhà khoa học đã ghi nhận 1.923 loài thực
vật có mạch, trong đó 96 loài đặc hữu và 62 loài quý hiếm nằm trong danh lục của
IUCN. Với 14 loài cây lá kim trên tổng số 33 loài có mặt ở Việt Nam, trong đó có
những loài đặc hữu, quý hiếm như thông hai lá dẹt (Pinus krempfii), thông năm lá
Đà Lạt (Pinus dalatensis), thông đỏ (Taxus wallichiana),… Nơi đây cũng là vương
quốc các loài lan Việt Nam với trên 297 loài mà du khách có thể bắt gặp nhiều loài
nở hoa ở bất cứ mùa nào trong năm. Là nơi sinh sống của hơn 422 loài động vật có
xương sống thuộc 98 họ, 30 bộ. Có 32 loài nằm trong sách đỏ của IUCN. Nhiều loài
quý, hiếm như cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), chà vá chân đen (Pygathrix

nigripes), vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae), gấu chó (Heloarctos
malaysanus), gấu ngựa (Ursus thibetanus), bò tót (Bos gaurus), sơn dương
(Naemorhedus sumatraensis) (VCF, 2009). Với số lượng các loài đã được định
danh cho thấy rằng Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà có nhiều loài đặc hữu và là nơi
cư ngụ của nhiều loài được liệt kê trong Sách đỏ nên đây được xem là một trong
bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (VCF, 2009).
1.1.2. Kinh tế - xã hội
Đa Nhim là một xã nằm trong địa giới hành chính Lạc Dương là một huyện
của người dân tộc bản địa với hơn 83% là người K’Ho. Tỉ lệ người các dân tộc khác
là không đáng kể. Người Kinh sinh sống chủ yếu ở thị trấn Lạc Dương và người bản
địa chiếm đại đa số ở các xã như Lát, Đưng K’Nớ, Đa Sar, Đa Nhim, và Đa Chais.
Chỉ nhóm dân cư sinh sống ở thị trấn Lạc Dương được gọi là dân thành thị, tất cả
người dân cư ngụ ở các xã đều được xếp vào nhóm dân cư nông thôn chiếm đến
76% tổng dân số (BCD tổng điều tra, 2009; PTK Lạc Dương, 2009).
Sự phát triển kinh tế của huyện Lạc Dương rất ấn tượng với GDP tăng hơn
22% trong ba năm vừa qua. Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế cao nhưng theo
quyết định 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 08 tháng 7 năm 2005
về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 thì Lạc Dương
vẫn là một huyện nghèo. Theo quyết định này thì những hộ nghèo là những hộ có

2


mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực
nông thôn và ở khu vực thành thị dưới 260.000 đồng/người/tháng. Đa số các hộ
nghèo là người dân tộc thiểu số. Vào năm 2009, huyện Lạc Dương có 907 hộ sống
dưới mức nghèo, trong đó 879 hộ là người dân tộc thiểu số tương ứng 97%. (UBND
Lạc Dương, 2009).
Việc dân số tăng nhanh được cho là một trong số các nguyên nhân mất rừng
đặc biệt ở các vùng đệm và dọc theo các con đường mới mở nối Đà Lạt với Đăk

Lăk và Khánh Hòa. Mặt khác, cà phê là nguồn thu nhập chính của nông hộ được
xem là nguyên nhân của việc lấn chiếm đất rừng và các xung đột tài nguyên diễn ra
ngày càng nghiêm trọng hơn giữa người dân và chính quyền địa phương (PTK Lạc
Dương, 2009).
Một trong những thách thức lớn nhất của Vườn quốc gia là phương án quản
lý bảo vệ rừng trước những áp lực lên tài nguyên thiên nhiên do cháy rừng và lấn
chiếm đất rừng cũng giống như các hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ
(VCF, 2009). Với tốc độ tăng dân số nhanh và sự phát triển thị trường cà phê thì áp
lực vào đất rừng và tài nguyên rừng là khó tránh khỏi. Trong 2.840 hộ sống gần
VQG thì có 30% số hộ nghèo và mỗi năm bị thiếu ăn từ một đến hai tháng nên đời
sống của họ vẫn phải dựa vào rừng (VCF, 2009). Tình trạng thiếu đất là một vấn đề
chung của gần 1.000 hộ nghèo nên áp lực lên tài nguyên thiên nhiên ở địa phương là
rất đáng quan ngại.
Mật độ dân số bình quân trong vùng là 11,2 người/km2. Trong đó, có những
xã có mật độ dân số thấp như Đa Chais (3,9 người/km2), Xã Lát (6 người/km2)
(PTK Lạc Dương, 2009; VCF, 2009). Tại Đa Chais do trước đây chưa có đường
nên số dân cư ngụ và sinh sống tại đây thấp vì rất khó tiếp cận được với thị trường
bên ngoài. Xã Lát là một xã có diện tích theo ranh giới hành chính khá lớn do vậy
khi tính mật độ thì tỉ số giữa dân số và diện tích là nhỏ so với các xã còn lại. Tuy
vậy, dân số không phân bố đều mà thường phân bố theo cụm nên khi cụm dân cư
đông thường kéo theo hệ lụy phá rừng nhiều hơn bởi nhiều tác nhân khác nhau.

3


Theo kết quả tổng điều tra dân số huyện Lạc Dương tháng 4 năm 2009 thì
trên toàn huyện có 99,5% dân số đã học đến cấp I; 96,8 % đã học đến cấp II và
9,1 % học đến cấp III (PTKLD, 2009). Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn thì đề
tài thấy rằng có rất nhiều người không biết đọc, biết viết thậm chí là không biết nói
tiếng phổ thông nên họ khó tiếp cận được với các kiến thức, thông tin.

Nguồn lao động là khá lớn (có 8.900 lao động chiếm 62,49% dân số đang
trong tuổi lao động), trong đó có 4.313 nam và 4.587 nữ. Số người ngoài độ tuổi
lao động là 5.342 người chiếm 37,51%. Tuy nhiên hầu hết lao động đều là lao động
phổ thông chưa được đào tạo nghề, công việc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đánh
bắt cá, tham gia tổ giao khoán quản lý bảo vệ rừng, làm thuê theo thời vụ
(VCF,2009).
Người K’Ho theo chế độ mẫu hệ. Phụ nữ thường sinh rất nhiều con và làm
chủ gia đình. Họ có quyền kiểm soát các nguồn lực của gia đình như đất đai, vật
nuôi, tiền bạc nhưng trên thực tế việc quyết định sử dụng mua bán tài sản trong gia
đình lại do người đàn ông quyết định. Người vợ tham gia hầu hết các hoạt động
kinh tế bao gồm cả các công việc nặng nhọc cần nhiều cơ bắp như làm rẫy, lấy củi
và họ cũng là người chăm lo con cái, chăm lo bữa cơm trong gia đình. Ngoài ra, do
trình độ dân trí thấp hơn, khả năng nói tiếng phổ thông kém, ít khi được đi chợ
huyện, chợ tỉnh nên phụ nữ K’Ho thường ngại tiếp xúc với người ngoài. Do đó, họ
hầu như không tham gia các chương trình tập huấn, khuyến nông, khuyến lâm để
nắm bắt thông tin về sản xuất, thị trường, cuộc sống chính trị xã hội.
Nguồn thu nhập chính của các hộ trong vùng chủ yếu từ nông nghiệp (chiếm
khoảng 3/4 tổng thu nhập). Trong đó cà phê và bắp là hai loài cây trồng chính. Song
hầu hết các hộ có diện tích đất nông nghiệp rất ít, nhập lượng cho nông nghiệp thấp
(phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật), kỹ thuật canh tác yếu, nguồn giống
không đảm bảo dẫn đến năng suất cây trồng thấp, cộng với chi phí sản xuất cao nên
tiền lãi hàng năm rất thấp, thậm chí còn bị lỗ (VCF, 2009).
+ Sự phụ thuộc vào rừng

4


Với gần 30% số hộ nghèo (có thu nhập dưới 200.000 đồng/người/tháng) có
nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Gia đình thường đông con,
trình độ học vấn thấp nên khi thiếu ăn thì cuộc sống của họ phụ thuộc vào rừng

thông qua việc khai thác gỗ, củi, nấm, hạt dẻ, dớn, lan, măng, rau rừng và đốt than.
Trong đó được xếp quan trọng nhất là củi, kế đến là gỗ và thực phẩm như măng, rau
rừng. Ngoài ra, họ còn săn bẫy chim thú để làm thực phẩm và bán lấy tiền (VCF,
2009).
Ngoài nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp thì nguồn thu từ nhận khoán quản
lý bảo vệ rừng cũng là nguồn thu quan trọng của các hộ. Các hộ nhận khoán theo
chương trình chi trả dich vụ môi trường với mức 400.000 đồng/ha/năm thì bình
quân hàng quý có thể được nhận tới 3 triệu đồng. Đối với các vùng không được chi
trả dịch vụ môi trường thì hưởng theo chương trình 30A là chương trình theo Nghị
quyết số 30ª/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về “Chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”; trong đó tiền
khoán quản lý bảo vệ rừng là 200.000 đồng/ha/năm; hộ nghèo được trợ cấp 15 kg
gạo/khẩu/tháng. Tổng kinh phí chi trả cho người dân để quản lý bảo vệ rừng của
Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà lên đến 8 tỉ trong năm 2009.
Đề tài nhận ra rằng quản lý diện tích rừng đặc dụng có tính đa dạng sinh học
cao và thực trạng kinh tế - xã hội trong khu vực như đã nêu thì áp lực của cộng
đồng lên tài nguyên rừng là rất lớn và lựa chọn phương án phát triển kinh tế - xã hội
nhưng không làm mất đi tính đa dạng sinh học và tài nguyên rừng là rất cần thiết.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu về sinh kế
Khung sinh kế bền vững được Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh
(DFIF, 1999) xây dựng, đã nêu lên một số nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của
người dân theo khung sinh kế bền vững. Khung này không chỉ đơn thuần là công cụ
phân tích mà nó chính là nền nền tảng cho các hoạt động hướng đến sinh kế như
hình 1.1 dưới đây:

5



×