Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

SỬ DỤNG DDGS (Distillers Dried Grains With Soluble) TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO THỊT TỪ 90 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG VÀ HEO NÁI MANG THAI TỪ 90 NGÀY ĐẾN CAI SỮA HEO CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.39 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

THÁI NGUYỄN QUỲNH TRANG

SỬ DỤNG DDGS (Distillers Dried Grains With Soluble)
TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO THỊT TỪ 90 NGÀY
TUỔI
ĐẾN XUẤT CHUỒNG VÀ HEO NÁI MANG THAI
TỪ 90 NGÀY ĐẾN CAI SỮA HEO CON

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 12/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

THÁI NGUYỄN QUỲNH TRANG

SỬ DỤNG DDGS (Distillers Dried Grains With Soluble)
TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO THỊT TỪ 90 NGÀY
TUỔI
ĐẾN XUẤT CHUỒNG VÀ HEO NÁI MANG THAI
TỪ 90 NGÀY ĐẾN CAI SỮA HEO CON
Chuyên ngành: Chăn Nuôi
Mã số: 60 62 40


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học
PGS. TS. BÙI HUY NHƯ PHÚC

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 12/2011


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Thái Nguyễn Quỳnh Trang, sinh ngày 28 tháng 01 năm 1986 tại thị trấn
Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Tốt nghiệp PTTH tại trường Trung học phổ thông Chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia
Lai năm 2004.

Tốt nghiệp Đại học ngành Chăn Nuôi hệ chính quy tại Đại học Nông Lâm,
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008.
Tháng 11/2008 đến 05/2009: làm việc tại Công ty TNHH Sunjin Vina. Chức
vụ: nhân viên
Tháng 10/2009 theo học Cao học ngành Chăn nuôitại Đại học Nông Lâm,
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 01/2011 đến nay: làm việc tại VPĐD ITPSA Việt Nam. Chức vụ:
nhân viên
Địa chỉ liên lạc: 40/1 Trần Não, phường Bình An, quận 2, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0937.490079 – 0938.280186
Email:

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực vàchưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Thái nguyễn Quỳnh Trang

ii


LỜI CẢM ƠN
Gửi đến gia đình yêu thương của tôi.
Cảm ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ, anh Thành Nam, em Trung Thành, em Phương
Thu. Gia đình đã luôn bên tôi chia sẻ những buồn, vui, khó khăn, hạnh phúc…trong
cuộc sống.
Thành kính ghi ơn
PGS.TS. Bùi Huy Như Phúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ con trong suốt
thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn thạc sĩ này.
Chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm và toàn thể quý thầy cô Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Quý Thầy Cô và cán bộ phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian học tập và quá trình hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn
Chị Trân đã luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong công việc, cuộc sống
và quá trình thực hiện đề tài.
Những anh chị, bạn bè trong và ngoài lớp cao học Chăn nuôi 2009 đã động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.


Thái Nguyễn Quỳnh Trang

iii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADF

Acid Detergent Fiber

AID

Apparent Ileal Digestibility

ATTD

Apparent Total Tract Digestibility

AOAC

Association of Official Chemists

DDGS

DistillersDried GrainsWithSoluble

DON

Deoxynivalenol


ELISA

Enzyme-Linked Immunosorbent Assay

FUM

Fumonisins

FAPRI

The Food and Agricultural Policy Research Institute

FMD

Foot and Mouth Disease

HPLC

High Pressure Liquid Chromatography

LS-DDG

Low-Solubles Distillers Dried Grains

NDF

Neutral Detergent Fiber

PTH


Phó Thương Hàn

THT

Tụ Huyết trùng

TLHCSSCS

Tỷ Lệ Heo Con Sơ Sinh Còn Sống

TLHCSSCN

Tỷ Lệ Heo Con Sơ Sinh Chọn Nuôi

TLNS

Tỷ Lệ Nuôi Sống

TLBQ HCSSCN

Trọng Lượng Bình Quân Heo Con Sơ Sinh Chọn Nuôi

TLBQHCCS

Trọng Lượng Bình Quân Heo Con Cai Sữa

TLC

Thin Layer Chromatography


ZON

Zearalenone

iv


TÓM TẮT
Đề tài“Sử dụng DDGS (DistillersDried GrainswithSoluble) trong khẩu phần
thức ăn heo thịt từ 60 ngày tuổi đến xuất chuồng (90kg) và heo nái mang thai từ 90
ngày đến cai sữa heo con”
Hai thí nghiệm được tiến hành, sử dụng DDGS thay thế bắp và đậu nành.
Thành phần hóa học trung bình của DDGS sử dụng trong thí nghiệm có
25,64% protein thô,6,78% chất xơ, 13,9% chất béo, 4,52% khoáng tổng số.
Hàm lượng độc tốtrong DDGS thấp trong đó: không tìm thấy
aflatoxin,zearalenone0,31ppm,fumonisin 0,60ppm và deoxynivalenol 170ppb.
Thí nghiệm 1: Sử dụng DDGS trong khẩu phần heo thịt
Thí nghiệm được thực hiện trên 176 heo lai 3 máu (Yorkshire, Landrace và
Duroc), 60 ngày tuổi, trọng lượng trung bình 30,11 kg. Heo được chia làm 4 nghiệm
thức, bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, một yếu tố thí nghiệm, với tỷ lệthay thế
bắp và đậu nành bằng 0, 8, 16, 24 % DDGS trong khẩu phần.
Kết quả cho thấy tăng trọng tuyệt đối ở các lô 1, 2, 3, 4 lần lượt là 623,7;
615,0; 585,3; 547,8 (g/con/ngày) (P < 0,01) và hệ số chuyển biến thức ăn là 3,23;
3,33; 3,34; 3,55. (P> 0,05).
Phẩm chất thịt cũng được ghi nhận. Tỷ lệ thịt xẻ ở các lô 1, 2, 3, 4 lần lượt là
78,00; 76,47; 77,55 và 75,00 (%); dày mỡ lưng vị trí P2 (7,66; 7,65; 7,63 và 7,25
(mm)) và diện tích mặt cắt thịt thăn (69,00; 66,34; 62,04; 55,31 (cm2)). Những trị
số này giảm dần khi tăng sử dụng DDGS trong khẩu phần thức ăn.
Thành phần hóa học thịt thăn khi phân tích vật chất khô, protein và béo

không có sự khác biệt trên các lô thí nghiệm. Chỉ số iod có chiều hướng tăng khi
tăng sử dụng DDGS trong khẩu phần.
Thí nghiệm 2: Sử dụng DDGS trong khẩu phần heo nái mang thai từ 90
ngày đến cai sữa heo con

v


Thí nghiệm được thực hiện trên 40 heo nái 2 máu (Landrace - Yorskshire
hoặc Yorskhire – Landrace) mang thai 90 ngày được chia làm 4 nghiệm thức, bố trí
theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, một yếu tố thí nghiệm với tỷ lệ thay thế bắp và đậu
nành bằng 0, 5, 10, 15 % DDGS trong khẩu phần.
Lượng thức ăn heo nái ăn hàng ngày lần lượt là 4,32; 4,18; 4,14 và 4,07
(kg/con/ngày). Tuy nhiên, không có sự khác biệt về hao mòn trọng lượng nái
(P>0,05).
Thời gian heo nái lên giống lại sau cai sữa heo con là 7,6; 6,7; 5,3 và 8,3
(ngày)lần lượt ở các lô 1, 2, 3 và 4 (P>0,05).
Tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống/ổ có xu hướng tăng tương ứng là 82,06; 100;
97,98; 90,13 (%) và tỷ lệ heo con cai sữa có xu hướng giảm tương ứng 98,89;
93,84; 99,09 và 92,64 (%) trên các lô 1, 2, 3, 4 (P>0,05).
Trọng lượng sơ sinh bình quân/ổ và trọng lượng cai sữa bình quân/ổ không
sự khác biệt khi khẩu phần có mức DDGS cao. Trọng lượng sơ sinh bình quân/ổ là
16,7; 16,25; 16,6 và 15,9(kg/ổ) và trọng lượng cai sữa bình quân/ổ lúc 26 ngày tuổi
là 66,87; 64,34; 71,28; 64,20 (kg/ổ) lần lượt ở các lô 1, 2, 3, 4 (P>0,05).

vi


SUMMARY
Title: “Using DDGS(DistillersDried GrainswithSoluble) in the diets for

growing pigs and sows from 90 days of pregnant to weaning piglets"
Two experiments were done, using DDGS to replace to corn and soybean.
The chemical composition of DDGS used in these experiments was crude
protein 25.64 %, crude fiber 6.78%,were and ether extract 13.9% and ash 4.52%.
Mycotoxin contents of DDGS are small, with aflatoxin (not foundppb),
zearalenone (0.31ppm), fumonisin (0.60ppm) and deoxynivalenol (170ppb).
Experiment 1:Effect of using DDGS in the diets for growing pigs
The experiment was carried out with 176 crossbred pigs of Yorkshire,
Landrace and Duroc at 60 days of age; the initial body weight was around 30.11kg.
Pigs were randomly allocated into 4 treatments in which DDGS was used at the
inclusion levels of 0, 8, 16,24 % in the diet.
The results showed that daily weight gain was 623.7; 615.0; 585.3 and 547, 8
(grams/ day); and feed conversion ratiowas 3.23; 3.33; 3.34 and 3.55 (P> 0.05) for
the treatments 1, 2, 3 and 4, respectively.
Carcass quality was also evaluated. Dressing proportions (%) was 78.00;
76.47; 77.55 and 75, back-fat thickness measured at P2 point were 7.66; 7.65; 7.63
and 7.25 (mm); loin eye areas were 69.00; 66.34; 62.04; 55.31 (cm2) for treatment
1,

2,

3

and

4,

respectively.

These


criteria

decreased gradually with

increasingDDGS in the diet.
Dry matter, crude protein and ether extract content in loin eye area were not
different among treatments; while the iodine value tended to rise with increasing
DDGS in the diet
Experiment 2:Effect of using DDGS in the diet of sows from 90 days of
pregnant to weaning piglets

vii


40 pregnant sows of Yorkshire and Landrace at 90 days of pregnant sows
were randomly allocated into 4 treatments in which DDGS was used at the
inclusion levels 0, 5, 10, 15 % in diet.
There were slightly reduction of feed intake of sow (4.32; 4.18; 4.14 and
4.07 kg/day) for the treatments 1, 2, 3 and 4, respectively. However, there were not
significant differences in body weight loss of sows (P>0.05).
The percentage of live born piglets per litter tended to increase, and were
82.06; 100; 97.98; 90.13 (%) while the ratio ofweaned piglets per litter tended
decrease and were 98.89; 93.84; 99.09 and 92.64 (%) (P>0.05).
The birth weight and weaning weight of piglets per litter were not significant
different among treatments except the highest level of DDGS in the diet. The
average birth weight ofpiglets per litter were 16.7; 16.25; 16.6 and 15.9(kg) and
66.87; 64.34; 71.28 and 64.20 (kg/ litte) for weaning weight of piglets per litter in
treatment 1, 2, 3 and 4, respectively (P>0.05).


viii


MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................iv 
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................. v 
SUMMARY ................................................................................................................. vii 
MỤC LỤC ......................................................................................................................ix 
DANH SÁCH CÁC BẢNG......................................................................................... xii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................xiv 
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 
Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1 
Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 2 
Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................................. 3 
1.1. Giới thiệu sơ lược về DDGS ..................................................................................... 3 
1.1.1. Tình hình sản xuất DDGS ...................................................................................... 3 
1.1.2. Quy trình sản xuất DDGS ...................................................................................... 5 
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của DDGS ............................................................................... 8 
1.1.4. Một số đặc điểm của DDGS ................................................................................ 13 
1.1.4.1. Độ tiêu hóa của axit amin ................................................................................. 13 
1.1.4.2. Độ tiêu hóa của photpho ................................................................................... 14 
1.1.4.3. Độ tiêu hóa của năng lượng .............................................................................. 14 
1.1.5. Các biến động phẩm chất DDGS ......................................................................... 15 
1.1.5.1. Màu sắc ............................................................................................................. 15 
1.1.5.2. Độc tố ................................................................................................................ 16 
1.2. Những nghiên cứu về DDGS .................................................................................. 18 
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 22 
2.1. Nội dung .................................................................................................................. 22 
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 22 
2.2.1. Phân tích thành phần hóa học và độc tố nấm mốc có trong DDGS ..................... 22 

2.2.2. Thí nghiệm 1: Sử dụng DDGS trong khẩu phần heo thịt lên tăng trưởng, chất
lượng quày thịt xẻ và phẩm chất thịt................................................................... 23 

ix


2.2.2.1. Địa điểm: ........................................................................................................... 23 
2.2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................................... 23 
2.2.2.3. Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................ 24 
2.2.2.4. Các chỉ tiêu khảo sát ......................................................................................... 28 
2.2.2.5. Xử lý thống kê ................................................................................................... 30 
2.2.3. Thí nghiệm 2: Sử dụng DDGS trong khẩu phần heo nái nuôi con ...................... 31 
2.2.3.1. Thời gian và địa điểm ....................................................................................... 31 
2.2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm......................................................................... 31 
2.2.3.3. Điều kiện thí nghiệm ......................................................................................... 31 
2.2.3.4. Các chỉ tiêu khảo sát ......................................................................................... 35 
2.2.3.5. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 38 
2.2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................. 38 
Chương 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................................... 39 
3.1. Thành phần hóa học và sự hiện diện của độc tố nấm mốc của DDGS ................... 39 
3.1.1. Thành phần hóa học DDGS ................................................................................. 39 
3.1.2. Sự hiện diện của độc tố nấm mốc ........................................................................ 39 
3.2. Thí nghiệm 1: Sử dụng DDGS trong khẩu phần heo nuôi thịt từ 30 kg đến xuất
chuồng ................................................................................................................. 41 
3.2.1. Khả năng tăng trọng của heo................................................................................ 41 
3.2.1.1. Trọng lượng bình quân...................................................................................... 41 
3.2.1.2. Tăng trọng tuyệt đối .......................................................................................... 44 
3.2.2. Lượng thức ăn tiêu thụ ......................................................................................... 47 
3.2.3. Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) ................................................................ 49 
3.2.4. Chất lượng quày thịt xẻ ........................................................................................ 51 

3.2.5. Phẩm chất thịt....................................................................................................... 53 
3.2.6. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ...................................................................................... 55 
3.2.7. Tỷ lệ chết và loại thải ........................................................................................... 55 
3.2.8. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................... 56 

x


3.3. Thí nghiệm 2: Sử dụng DDGS trong khẩu phần heo nái mang thai 90 ngày đến
cai sữa heo con .................................................................................................... 57 
3.3.1. Trên heo nái.......................................................................................................... 57 
3.3.1.1. Trọng lượng nái ................................................................................................. 58 
3.3.1.2. Hao mòn trọng lượng nái .................................................................................. 58
3.3.1.3. Dày mỡ lưng nái……………………………………………………………... 59
3.3.1.4. Hao mòn dày mỡ lưng....................................................................................... 60 
3.3.1.5. Lượng ăn của nái từ 90 ngày đến 26 ngày sau khi sinh .................................... 61 
3.3.1.6. Thời gian lên giống lại ...................................................................................... 62 
3.3.2.1. Số heo con sơ sinh............................................................................................. 64 
3.3.2.2. Số heo con nuôi thực tế/ổ .................................................................................. 65 
3.3.2.3. Số heo con cai sữa ............................................................................................. 65 
3.3.2.4. Trọng lượng của heo con .................................................................................. 66 
3.3.2.5. Tỷ lệ tiêu chảy ................................................................................................... 69 
3.3.3. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................... 69 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... 71 
Kết luận .......................................................................................................................... 71 
Đề nghị ........................................................................................................................... 72 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 73 

xi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG

BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của DDGS từ các nguồn khác nhau

9

Bảng 1.2. Thành phần axit amin DDGS từ các nguồn khác nhau

10

Bảng 1.3. Thành phần khoáng trong DDGS từ các nguồn khác nhau

11

Bảng 1.4. Thành phần hóa học của bắp, lúa miến, và các phụ phẩm được dẫn
11

xuất từ bắp và lúa miến
Bảng 1.5. Thành phần axit amin của bắp, lúa miến, và các phụ phẩm được dẫn

12

xuất từ bắp và lúa miến
Bảng 1.6. Khả năng tiêu hóa thật của axit amin trên heo

13


Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

23

Bảng 2.2. Thành phần nguyên liệu trong thức ăn số 6

25

Bảng 2.3. Thành phần nguyên liệu trong thức ăn số 7

26

Bảng 2.4. Thành phần nguyên liệu trong thức ăn số 8

27

Bảng 2.5. Bố trí thí nghiệm

31

Bảng 2.6. Thành phần nguyên liệu trong thức ăn số 10

32

Bảng 2.7. Lịch tiêm phòng vaccin cho heo nái mang thai, nuôi con và heo con

34

Bảng 3.1. Kết quả phân tích thành phần hóa học DDGS


39

Bảng 3.2. Kết quả phân tích nấm mốc DDGS thí nghiệm

40

Bảng 3.3. Hàm lượng tối đa của một số loại độc tố trong thức ăn cho heo

40

Bảng 3.4. Trọng lượng của heo qua các giai đoạn thí nghiệm

42

Bảng3.5.Tăng trọng tuyệt đối của heo qua các giai đoạn thí nghiệm

44

Bảng 3.6. Lượng thức ăn tiêu thụ của heo thí nghiệm

47

Bảng 3.7. Hệ số chuyển biến thức ăn của heo thí nghiệm

49

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của việc sử dụng DDGS trong khẩu phần heo thịt lên một
50

số chỉ tiêu chất lượng quày thịt xẻ

Bảng 3.9. Thành phần hóa học thịt thăn của heo thí nghiệm

xii

53


Bảng 3.10. Chỉ số iod trên heo thí nghiệm

54

Bảng 3.11. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo thí nghiệm (%)

55

Bảng 3.12. Tỷ lệ heo chết và loại thải của thí nghiệm

55

Bảng 3.13. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng

56

Bảng 3.14. Trọng lượng nái và dày mỡ lưng của heo nái thí nghiệm

57

Bảng 3.15. Lượng thức ăn của nái từ 90 ngày đến 26 ngày sau khi sinh

61


Bảng 3.16. Thời gian lên giống lại của nái giữa các lô thí nghiệm

62

Bảng 3.17. Heo con sơ sinh, còn sống, chọn nuôi, thực tế, còn sống đến cai sữa/ổ

63

Bảng 3.18. Trọng lượng bình quân của heo con thí nghiệm

66

Bảng 3.19 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy

69

Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm

70

xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG

HÌNH
Hình 1.1.Sản lượng sản xuất DDGS qua các năm tại Mỹ


4

Hình 1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu DDGS tại Mỹ theo dự đoán
5

FAPRI 08/2008
Hình 1.3. Phương pháp sản xuất DDGS trong công nghiệp

6

Hình 1.4. Màu sắc khác nhau của DDGS

15

Hình 1.5. So sánh màu DDGS từ các khu vực miền Trung Tây Hoa Kỳ

16

Hình 3.1. Mối tương quan giữa trọng lượng bình quân và % sử dụng DDGS

43

Hình 3.2. Mối tương quan giữa tăng trọng tuyệt đối và % DDGS sử dụng

46

Hình 3.3. Mối tương quan giữa hệ số chuyển biến thức ăn và % DDGS sử dụng

50


Hình 3.4. Mặt cắt thịt thăn.

53

Hình 3.5. Chỉ số iod trên heo thí nghiệm

54

Hình 3.6. Tỉ lệ hao mòn trọng lượng nái của các lô thí nghiệm

59

Hình 3.7. Dày mỡ lưng của nái lúc 3 ngày sau sinh

59

Hình 3.8. Tỉ lệ hao mòn mỡ lưng ở các lô thí nghiệm

60

Hình 3.9. Lượng thức ăn trung bình trong 1 ngày của 1 nái ở các lô thí nghiệm

62

Hình 3.10. Tỉ lệ heo con sơ sinh còn sống/ổ

65

Hình 3.11. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa


68

Hình 3.12. Tăng trọng bình quân/con ở các lô thí nghiệm

69

xiv


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi heo ở nước ta đều có sự gia tăng về
số lượng, chất lượng cũng như tổng sản lượng thịt. Rất nhiều trại chăn nuôi heo
theo hướng công nghiệp được hình thành. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp
dụng trong lĩnh vực con giống, chuồng trại, công tác quản lý và đặc biệt trong thức
ăn, một lĩnh vực chiếm gần 70% giá thành sản phẩm.
DDGS (DistillersDried GrainswithSoluble) là sản phẩm phụ của quá trình
sản xuất ethanol công nghiệp từ hạt ngũ cốc (chủ yếu là bắp). Trong quá trình lên
men, tinh bột được chuyển hóa thành ethanol, CO2 và một số chất dinh dưỡng còn
lại trong DDGStăng lên tới 2 - 3 lần so với hạt ngũ cốc ban đầu; bao gồm: 26,4%
protein, 13,6% béo, 6,76% xơ và 4,74%. Trên thế giới, người ta sử dụng DDGS làm
nguyên liệu thức ăn cho gia súc hơn 50 năm nay; nhưng chỉ qua những năm gần
đây, việc sản xuất ethanol làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp tăng mạnh. DDGS
là sản phẩm phụ của quá trình này nhờ đó cũng tăng nhiều. Mỹ là quốc gia sản xuất
DDGS lớn nhất thế giới, trong năm 1980 sản lượng DDGS tại Mỹ chỉ là 320.000
tấn, nhưng qua các năm sản lượng đã tăng mạnh, đặc biệt trong năm 2005 tăng lên
7.000.000 tấn (Markham, 2005). Theo viện nghiên cứu chính sách nông nghiệp và
thực phẩm FAPRI,sản xuất DDGS tăng rất nhanh từ 15 triệu tấn (năm 2006 –
2007) đến hơn 35 triệu tấn (năm 2009 – 2010) và được dự đoán năm 2013 đạt
khoảng 43 triệu tấn.

Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy tiềm năng rất lớn khi sử dụng
DDGS trong chăn nuôi heo công nghiệp và đã ghi nhận rất nhiều nghiên cứu ứng
dụng DDGS trong chăn nuôi heo trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có
nghiên cứu cụ thể ứng dụng DDGS trong chăn nuôi heo, để góp phần tăng thêm
nguyên liệu thức ăn nhằm tăng sự lựa chọn cho chăn nuôi, chúng tôi thực hiện đề

1


tài: “Sử dụng DDGS (DistillersDried GrainswithSoluble) trong khẩu phần thức
ăn heo thịt từ 90 ngày tuổi đến xuất chuồng (90kg) và heo nái mang thai từ 90
ngày đến cai sữa heo con”.
Mục đích
- Tìm thêm nguồn nguyên liệu thức ăn có thể sử dụng trong chăn nuôi heo
thịt và heo nái nuôi con.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng khi sử dụng DDGS trong khẩu phần thức ăn
heo thịt và heo nái nuôi con.
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của DDGS trong khẩu phần thức ăn heo thịt lên một số
chỉ tiêu (khả năng tăng trưởng, chất lượng quày thịt xẻ, phẩm chất thịt, lượng thức
ăn tiêu thụ, …) và năng suất của heo nái trong giai đoạn nuôi con thông qua các chỉ
tiêu trên heo nái và trên heo con theo mẹ.
- Tính sơ bộ hiệu quả kinh tế mang lại khi sử dụng DDGS trong chăn nuôi
heo thịt và heo nái nuôi con.

2


Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu sơ lược về DDGS
Nghị định thư Kyoto là một thoả thuận ràng buộc quốc tế có tính pháp lý nhằm
giảm thiểu khí nhà kínhgây thay đổi khí hậu.Nghị định có hiệu lực vào tháng 1/2005,
thúc đẩy việc tìm ra nguồn năng lượng sạch với môi trường, chính vì vậy công nghiệp
sản xuất ethanol đã được lựa chọn nhằm thay thế một phần năng lượng hóa thạch.
DDGS (bã rượu khô) là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất ethanol công
nghiệp từ một số loại ngũ cốc (chủ yếu là bắp). Trong quá trình lên men, tinh bột được
chuyển hóa thành ethanol và CO2do đó dưỡng chấtnhưprotein, chất béo, chất xơ và
chất khoáng trong phần bã DDGS tăng lên 2 tới 3 lần so với hạt ngũ cốc ban đầu.
Ngoài ra, giá thành khẩu phần thức ăn sử dụng DDGS thấp hơn so với bắp, do vậy
DDGS ngày càng được sử dụng rộng rãi để thay thế bắp trong thức ăn chăn nuôi gia
súc, gia cầm và thuỷ cầm.
1.1.1. Tình hình sản xuất DDGS
Mỹ là quốc gia sản xuất ethanol từ ngũ cốc có sản lượng và diện tích trồng bắp
lớn nhất; mỗi năm họ xuất khẩu 50% tổng lượng bắp xuất khẩu của thế giới. Do đó,
DDGS (phụ phẩm của quá trình sản xuất ethanol) tại Mỹ là rất lớn. Theo Bộ Nông
Nghiệp Mỹ (2006) có khoảng 50% tổng sản lượng bắp dùng cho gia súc, 20% xuất
khẩu, 20% dùng sản xuất ethanol, 10 % cho người và kĩ nghệ chế biến nông sản.Sau
Mỹ làLiên Minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản cũng là các quốc gia sản xuất ethanol rất
lớn.

3


Tại Mỹ, năm 1980 sản lượng DDGS chỉ là 320,000 tấn, tăng qua các năm đặc
biệt trong năm 2005 tăng lên 7.000.000 tấn (Markham, 2005trích Shuron, 2005). Theo
Viện nghiên cứu chính sách nông nghiệp và thực phẩm FAPRI cho biếtsản xuất DDGS
tăng rất nhanh từ 15 triệu tấn năm 2006 - 2007 đến hơn 35 triệu tấn năm 2009 – 2010,
và dự đoán năm 2013 – 2014 sản lượng đạt 43 triệu tấn(Hayes, 2008).
Tình hình sản lượng DDGS tại Mỹ năm 1980-2014 được trình bày qua hình 1.1


Hình 1.1. Sản lượng sản xuất DDGS qua các năm tại Mỹ
(Nguồn: Steve Markham trích Shurson (2005) và FAPRI trích từ Hayes (2008))

Mỹ công bố ước lượng sản xuất ethanol đạt 16,8 tỷ gallon (1 US gallon =
3,785lít) trong năm 2013- 2014, nhưng FAPRI nhận địnhsố liệu này là không chính
xác. Trong thực tế, một nghiên cứu của Togkoz và ctv (2007), sử dụng mô hình khác
nhưng có thể dự kiến sản xuất ethanol tại Mỹ khoảng 30 tỷ gallon, gần như gấp đôi so
với con số đưa ra (Hayes, 2008).

4


Hình1.2 trình bày tình hình sản xuất, sử dụng và xuất khẩu DDGS và dự đoán
đến năm 2015/ 2016 tại Mỹ theo FAPRI.

Hình 1.2.Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu DDGS tại Mỹ theo FAPRI
1.1.2. Quy trình sản xuất DDGS
Bắp được làm sạch, xay nhỏ sau đó trộn ướt với enzyme α amylase và đợi cho
tới khi hoá lỏng, được hấp chín. Sau đó, qua quá trình lên men thoát khí CO2để được
sản phẩm ethyl alcohol. Các sản phẩm còn lại qua máy ly tâm, một phần được quay trở
lại máy hấp, phần còn lại sấy khô cho ra sản phẩn DDGS. Trung bình lên men ethanol
với khối lượng 25,4 kg bắp sẽ được:10,2 lít ethanol; 8,2 kg DDGS và 8,2 kg CO2
(Davis, 2005, trích Shuron, 2005).

Quy trình sản xuất DDGS được tóm tắt trong hình 1.3

5



Hình 1.3.Phương pháp sản xuất DDGS trong công nghiệp

6


Theo Olentine (1986), quy trình sản xuất ethanol trải qua các bước sau:

Bước một là nghiền nhỏ nguyên liệu: Nguyên liệu là bắp sau khi được kiểm tra
kĩ về số lượng, chất lượng thì được cho vào máy nghiền. Việc kiểm tra nguyên liệu rất
là quan trọng, vì nếu nguyên liệu không tốt thì DDGS sẽ có chất lượng rất xấu.Trong
quá trình nghiền nhiên liệu, nếu như bắp được nghiền kĩ hay thời gian nghiền đủ thì
trong quá trình lên men rượu sẽ xảy ra tốt hơn.
Bước hai là quá trình hấp: tại những nhà máy sản xuất lớn nhiên liệu được hấp
tiếp tục sau quá trình nghiền, nhưng đối với những nhà máy nhỏ nguyên liệu sau khi
nghiền được chia thành những mẻ nhỏ. Tại đây nguyên liệu được bơm thêm nước sau
đó hòa tan thêm men để một thời gian. Thời gian này được giữ bí mật của từng nhà
máy, sau đó hỗn hợp sẽ được làm mát.
Bước ba là quá trình phối trộn: quá trình phối trộn này phụ thuộc nhiều vào loại
nấm men sử dụng và cần sự phối trộn số lượng và chất lượng của các loại nấm men
thật chuẩn xác.Trong quá trình này, nhiệt độ sản xuất không được cao vì khi nhiệt độ
cao sẽ làm mất tác dụng của nấm men.
Bước bốn là quá trình pha loãng tiếp tục được xảy ra, tại đây hỗn hợp sẽ được
pha loãng với nước. Quá trình này phụ thuộc vào thể tích của thùng chứa dùng để đựng
hỗn hợp khi pha loãng.
Bước năm là quá trình lên men: đây là khoảng thời gian nguyên liệu lên men để
chuyển hóa tinh bột thành rượu. Quá trình phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng
nấm men sử dụng. Trong quá trình này lượng axit sinh ra phải được kiểm soát nếu
không axit sẽ kìm hãm hoạt độngnấm men. Lúc này, yếu tố nhiệt độ và thời gian cần
luôn luôn được quan tâm.
Bước sáu là quá trình bay hơi: Phải chú ý nhiệt độ bay hơi luôn giữ đúng để tạo

ra lượng hơi rượu cần thiết và kiểm soát sự thay đổi thể tích khi rượu bay hơi.

7


Bước bảy là quá trình nhào trộn: Phần bã còn lại sau khi làm bay hơi rượu được
nhào trộn. Hoạt động của máy nhào trộn gồm có đứng yên, quay, rung. Ngoài ra,còn sử
dụng máy nén, máy li tâm để quá trình nhào trộn xảy ra tốt hơn.
Bước tám, đây là quá trình sấy khô: Nếu bã rượu bị sấy ở nhiệt độ quá cao và
thời gian quá lâu sẽ làm cho nguyên liệu có màu vàng sậm không bắt mắt.
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của DDGS
Thành phần dinh dưỡng, các axit amin, khoáng chất của DDGS nhiều tác giả
trên thế giới phân tích được trình bày qua bảng 1.1, bảng 1.2, bảng 1.3.

8


Bảng1.1.Thành phần dinh dưỡng của DDGS từ các nguồn khác nhau
A

B

C

D
E
Trung bình
Vật chất khô, %
89,30
100,00

100,00
93,00
95,58
DE, kcal/kg
4053
4011
3441
3835
3827
3838
3818
ME, kcal/kg
3790
31,00
30,90
30,60
29,80
29,00
30,26
Protein thô, %
Béo thô , %
10,60
10,70
10,70
9,00
8,60
9,92
Xơ thô, %
7,20
7,20

9,10
7,83
Khoáng
6,10
6,00
4,80
5,63
ADF %
13,60
17,50
15,55
NDF, %
43,60
37,2
40,40
Ca, %
0,06
0,06
P hữu dụng, %
0.80
0,8
Lysine, %
0,90
0,83
0,67
0,65
0,76
Methionin, %
0,65
0,55

0,54
0,65
0,59
Threonin, %
1,13
1,01
1,02
1,05
Tryptophan, %
0,24
0,24
0,27
0,22
0,24
Arginine,%
1,31
1,22
1,08
1,80
Histidine,%
0,74
0,65
0,69
Isoleucine,%
1,11
1,08
1,09
Leucine,%
2,76
2,90

2,83
Cystine,%
0,56
0,43
0,49
Phenylalanine,%
1,44
1,29
1,37
Valine,%
1,40
1,43
1,42
A: Từ 27 nguồn U.S DDGS (Shuron, 2005), B: Từ 32 nguồn U.S
corn DDGSwww.ddgs.umn.edu, C: (Shuron, 2005), D: NRC, 1998
trích Shurson và ctv, 2000, E: Feedstuffs, 1999, trích Shurson và
Trong đó:
ctv, 2000,
Dấu “-“: không có trong tài liệu tham khảo
Qua bảng trên cho hàm lượng dưỡng chất căn bản như protein thô, béo thô, xơ
thô, khoáng tổng số còn lại trong DDGS tương ứng là đạt khá cao.

9


×