Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

CHẨN ĐOÁN SỎI NIỆU VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KIM TIỀN THẢO ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TRÊN CHÓ CÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

***************************

VÕ THỊ BẢO NHÂN

CHẨN ĐOÁN SỎI NIỆU VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG
KIM TIỀN THẢO ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN
TRÊN CHÓ CÁI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

***************************

VÕ THỊ BẢO NHÂN

CHẨN ĐOÁN SỎI NIỆU VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG
KIM TIỀN THẢO ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN
TRÊN CHÓ CÁI

Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60 62 50

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN NGHĨA
TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là: Võ Thị Bảo Nhân sinh ngày 24 tháng 01 năm 1980 tại thành phố
Phan Thiết, tỉnh Bình thuận
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học chuyên KonTum, tỉnh KonTum,
năm 1998.
Tốt nghiệp Đại học ngành thú y, hệ Chính quy, trường Đại học Nông Lâm,
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2003.
Quá trình công tác: từ năm 2004 đến nay công tác tại trường Cao Đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật KonTum, tỉnh KonTum với chức vụ giảng viên.
Tháng 09 năm 2007 theo học Cao Học ngành: Thú Y tại trường Đại học
Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 46 Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố
KonTum, tỉnh KonTum.
Điện thoại: 0976860436
Email:

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Người viết

Võ Thị Bảo Nhân

ii


LỜI CẢM TẠ
Để có được thành quả học tập như ngày hôm nay, ngoài sự vận động của
bản thân, em luôn nhận được tình cảm chân thành của gia đình, thầy cô, đơn vị
công tác và bè bạn xung quanh em. Tất cả những tình cảm đó em xin khắc ghi mãi
mãi.
Con kính dâng lên cha mẹ và gia đình tất cả tình cảm và lòng biết ơn sâu
sắc.
Không bao giờ quên công ơn to lớn của TS. Nguyễn Văn Nghĩa và TS.
Nguyễn Văn Phát đã quan tâm, động viên, hướng dẫn nhiệt tình trong suốt quá
trình làm luận văn.
Luôn khắc ghi những tình cảm và kiến thức quý báu từ những thầy cô trong
khoa Chăn nuôi Thú y đã từng giảng dạy em trong suốt quá trình học.
Chân thành cảm ơn lãnh đạo và các anh chị em của Trạm chẩn đoán xét
nghiệm và điều trị của chi cục thú y Tp.HCM và phòng mạch thú y Tân Định đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp trường Cao đẳng Kinh tế
Kỹ thuật KonTum đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa học
Thầm cảm ơn bạn bè, các anh chị em học viên lớp cao học Thú y khóa 2007
và những người xung quanh đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình cho tôi. Thân gởi đến
các bạn lời chúc sức khỏe và sự thành công.


VÕ THỊ BẢO NHÂN

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Chẩn đoán sỏi niệu và bước đầu ứng dụng Kim tiền thảo điều trị sỏi
thận trên chó cái” được tiến hành tại trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị số 151
Lý Thường Kiệt – Quận 11 – Thành phố Hồ Chí Minh và phòng mạch thú y Tân
Định số 12A Bà Lê Chân – phường Tân Định – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh
từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 7 năm 2010. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ
lệ mắc sỏi niệu qua chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng; đánh giá hiệu quả điều trị
của kim tiền thảo trong các trường hợp bệnh sỏi thận trên chó cái nhằm làm cơ sở
cho việc ứng dụng điều trị sỏi thận trên chó.
Qua khảo sát 10.364 con chó đến khám lần đầu, siêu âm cho thấy 318 con bị
sỏi niệu chiếm tỷ lệ 3,07%. Các giống chó bị sỏi niệu có sự khác biệt rất có ý nghĩa
về mặt thống kê với P<0,01, trong đó giống chó bị sỏi niệu nhiều nhất là giống Nhật
chiếm tỷ lệ 5,39% và giống chó có tỷ lệ bị sỏi niệu thấp nhất là Chihuahua +
Pinscher + Fox chiếm tỷ lệ 0,64%. Chó bị sỏi niệu ở các giới tính khác nhau với tỷ
lệ 2,75% trên chó đực và 3,37% trên chó cái. Chó bị sỏi niệu xuất hiện ở các lứa
tuổi khác nhau. Lứa tuổi bị sỏi niệu nhiều nhất là trên 10 năm tuổi với tỷ lệ 9,91%
và chó bị sỏi niệu thấp nhất là nhỏ hơn 2 năm tuổi với tỷ lệ 0,86%. Chó bị sỏi niệu
cũng phụ thuộc vào cách nuôi khác nhau. Cách nuôi nhốt hoàn toàn có tỷ lệ bị sỏi
niệu cao nhất chiếm 3,70% và cách nuôi thả có tỷ lệ bị sỏi niệu thấp nhất chiếm
2,28%. Chó nuôi với loại TAGĐ có tỷ lệ chó bị sỏi niệu cao nhất chiếm 3,26% và tỷ
lệ chó bị sỏi niệu thấp nhất là TAHH chiếm 1,57%. Tỷ lệ chó bị sỏi bàng quang cao
nhất chiếm tỷ lệ 70,40%.
Trên 84 con chó bị sỏi niệu được xét nghiệm nước tiểu cho thấy tỷ trọng
nước tiểu gia tăng, pH nước tiểu kiềm tính, xuất hiện bạch cầu và hồng cầu chiếm tỷ
lệ cao. Sỏi calcium oxalate chiếm tỷ lệ cao. Các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus


iv


spp., Proteus spp. và Klebsiella spp. phân lập được đã đề kháng với kháng sinh
ampicillin.
Dùng kim tiền thảo điều trị trên chó cái bị sỏi thận cho kết quả khỏi bệnh là
56,67% với thời gian điều trị khoảng 2-3 tháng.

v


SUMMARY
The title: “Diagnosis of kidney stone and invitial use of kim tien thao for
treament of kiney stones in female dogs” was conducted at the station of laboratory
diagnosis and treatment at 151 Ly Thuong Kiet street – 11 distreet – Ho Chi Minh
city and veterinary clinic Tan Dinh – 1 distreet – Ho Chi Minh city from july 2009
to july 2010. Objectives of the study was to determine to the ratio of kidney stones
occurrence through clinical diagnosis and subclinical; evaluate the treatment effect
of Desmodium styracifolium in case of kiney stones in the female dogs, which may
be implemented in treatment for kidney stones in dog.
318 dogs (3,07%) of 10.364 dogs were exterminated with urinary stones.
The study showed the ratio of urinary stone on breeds was significantly different
(P<0.01). The Japanese breed is of 5,39% (highest) and the three Chihuahua +
Pinscher + Fox breeds were of l 0,64% (lowest). The age of dogs with urinary
stones ranged from less than 2 years old to more than 10 years old. Most of dogs
with urinary stones were ten years old ( 9,91%) and only 0,86% cases happened to
dogs less than two years old of age. Dog kidney stone was also dependent on caring
environment. Indoor dogs shoed high ratio of problem with kidney stone (3,7%)
while outdoor dogs had renal stone rate of only 2,28%. Dogs fed with home made

food (TAGD) had higher rates of renal stone (3,26%) and dogs fed with commercial
food (TAHH) had lower ratio of renal stone (1,57%). Percentage of dog with
bladder stones was 70,40%.
In 84 dogs with positive result of urinary stones tests showed that increasing
the propotion of urine, the urine pH alkaline, appears erythrocytes and leucocytes
high percentage. Calcium oxalate was high percentage.

vi


The E.coli, Staphylococcus spp, Proteus spp., Klebsiella spp. Isolates were
resistant to ampicillin.
Desmodium styracifolium used in treatment for kidney stones in female
resulted recovery rate is 56,67% with treatment duration of two to three month.

vii


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ................................................................................................................ 01
Chương 1. Tổng quan........................................................................................... 03
1.1 Cấu tạo và sinh lý học của hệ niệu ................................................................. 03
1.1.1 Thận............................................................................................................. 04
1.1.1.1 Cấu tạo của thận ....................................................................................... 04
1.1.1.2 Chức năng sinh lý thận ............................................................................. 05
1.1.2 Ống dẫn tiểu ............................................................................................... 07
1.1.3 Bàng quang.................................................................................................. 07
1.1.4 Ống thoát tiểu .............................................................................................. 08
1.2 Những dấu hiệu lâm sàng của chứng sỏi hệ niệu ........................................... 09

1.2.1 Tiểu đau đớn................................................................................................ 09
1.2.2 Tiểu ra máu ................................................................................................. 09
1.2.3 Tiểu có mủ................................................................................................... 09
1.2.4 Bí tiểu .......................................................................................................... 10
1.2.5 Tiểu dắt........................................................................................................ 10
1.2.6 Vô niệu ........................................................................................................ 10
1.2.7 Tiểu không kiểm soát .................................................................................. 10
1.3 Sỏi hệ tiết niệu ................................................................................................ 10
1.3.1 Các nguyên nhân hình thành sỏi niệu ......................................................... 10

viii


1.3.1.1 Tinh thể khoáng ....................................................................................... 11
1.3.1.2 Thức ăn..................................................................................................... 11
1.3.1.3 Vitamin ..................................................................................................... 12
1.3.1.4 Một số thuốc điều trị ............................................................................... 12
1.3.1.5 pH của nước tiểu ...................................................................................... 13
1.3.1.6 Vi khuẩn ................................................................................................... 13
1.3.1.7 Yếu tố di truyền ....................................................................................... 13
1.3.1.8 Các nguyên nhân khác ............................................................................. 13
1.3.2 Chẩn đoán phát hiện sỏi niệu ..................................................................... 14
1.3.2.1 Triệu chứng lâm sàng ............................................................................... 14
1.3.2.2 Chẩn đoán hình ảnh.................................................................................. 14
1.3.2.3 Phân tích nước tiểu ................................................................................... 14
1.3.2.4 Phân tích sinh hóa máu ............................................................................ 18
1.3.2.5 Phân loại sỏi theo Lund và ctv (1999) ..................................................... 19
1.3.3 Điều trị sỏi niệu ........................................................................................... 21
1.3.3.1 Điều trị bằng phẫu thuật ........................................................................... 21
1.3.3.2 Điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật .......................................... 21

1.3.4 Kim tiền thảo ............................................................................................... 22
1.3.4.1 Hình dạng ................................................................................................. 22
1.3.4.2 Nơi sống và thu hái .................................................................................. 23
1.3.4.3 Thành phần hóa học ................................................................................. 24
1.3.4.4 Tác dụng dược lý của kim tiền thảo ......................................................... 24

ix


1.3.4.5 Tính độc ................................................................................................... 25
1.3.4.6 Liều dùng ................................................................................................ 25
1.4 Sơ lược các công trình nghiên cứu liên quan ................................................. 25
1.4.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước ....................................................... 25
1.4.2 Các công trình nghiên cứu về sỏi niệu trong nước ..................................... 26
Chương 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................... 28
2.1 Thời gian và địa điểm khảo sát ...................................................................... 28
2.2 Đối tượng khảo sát ......................................................................................... 28
2.3 Vật liệu khảo sát ............................................................................................. 28
2.3.1 Dụng cụ và thiết bị ...................................................................................... 28
2.3.2 Thuốc........................................................................................................... 29
2.4 Nội dung khảo sát........................................................................................... 30
2.5 Phương pháp thực hiện................................................................................... 30
2.5.1 Chẩn đoán chó bị sỏi niệu ........................................................................... 30
2.5.2 Hiệu quả điều trị của kim tiền thảo ............................................................. 33
2.5.2.1 Hiệu quả điều trị ....................................................................................... 33
2.5.2.2 Thời gian điều trị ...................................................................................... 33
2.6 Các chỉ tiêu và công thức tính các chỉ tiêu..................................................... 34
2.6.1 Các chỉ tiêu khảo sát ................................................................................... 34
2.6.1.1 Chẩn đoán chó bị sỏi niệu ........................................................................ 34
2.6.1.2 Hiệu quả điều trị của kim tiền thảo trên chó cái bị sỏi thận..................... 35

2.6.2 Công thức tính các chỉ tiêu khảo sát ........................................................... 36

x


2.7 Xử lý số liệu ................................................................................................... 37
Chương 3 Kết quả và thảo luận ........................................................................ 38
3.1 Kết quả chẩn đoán, siêu âm và phân bố chó bị sỏi niệu theo các yếu tố khảo sát
38
3.1.1 Tỷ lệ chó xuất hiện các triệu chứng lâm sàng liên quan đến sỏi niệu......... 38
3.1.2 Tỷ lệ chó bị sỏi niệu theo giống ................................................................. 41
3.1.3 Tỷ lệ chó bị sỏi niệu theo giới tính ............................................................. 43
3.1.4 Tỷ lệ chó bị sỏi niệu theo tuổi ..................................................................... 44
3.1.5 Tỷ lệ chó bị sỏi niệu theo cách nuôi............................................................ 45
3.1.6 Tỷ lệ chó bị sỏi niệu theo khẩu phần ăn ...................................................... 47
3.1.7 Kết quả siêu âm vùng bụng chẩn đoán vị trí sỏi niệu ................................. 48
3.2 Kết quả xét nghiệm lý hóa của nước tiểu ...................................................... 50
3.3 Các loại tinh thể có trong nước tiểu .............................................................. 53
3.4 Vi khuẩn hiện diện trong nước tiểu............................................................... 54
3.5 Kết quả kháng sinh đồ ................................................................................... 55
3.6 Kết quả phân tích thành phần viên sỏi .......................................................... 58
3.7 Hiệu quả điều trị của kim tiền thảo ............................................................... 60
3.7.1 Hiệu quả điều trị của kim tiền thảo đối với sỏi thận ................................... 60
3.7.2 Thời gian điều trị sỏi thận bằng kim tiền thảo ............................................ 62
Kết luận và đề nghị ............................................................................................ 64
Kết luận ................................................................................................................ 64
Hạn chế và đề nghị ............................................................................................... 65
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 66

xi



Phụ lục 1. Phiếu theo dõi chó bị sỏi niệu ............................................................. 70
Phụ lục 2. Khẩu phần thức ăn cho chó ................................................................ 71
Phụ lục 3. Kết quả xử lý số liệu tỷ lệ chó bị sỏi niệu theo giống......................... 72
Phụ lục 4. Kết quả xử lý số liệu tỷ lệ chó bị sỏi niệu theo giới tính .................... 73
Phụ lục 5. Kết quả xử lý số liệu chó bị sỏi niệu theo lứa tuổi ............................. 74
Phụ lục 6. Kết quả xử lý số liệu chó bị sỏi niệu theo cách nuôi .......................... 75
Phụ lục 7. Kết quả xử lý số liệu chó bị sỏi niệu theo khẩu phần ăn ................... 76

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
TRANG
Hình 1.1. Hệ thống tiết niệu của chó cái ............................................................ 03
Hình 1.2. Hệ thống tiết niệu trên chó đực ........................................................... 04
Hình 1.3. Cấu tạo của thận .................................................................................. 05
Hình 1.4. Bàng quang chó đực ............................................................................ 08
Hình 1.5. Tinh thể sỏi struvite ............................................................................. 15
Hình 1.6. Tinh thể calcium oxalate monohydrate ............................................... 16
Hình 1.7. Tinh thể calcium oxalate dyhydrate .................................................... 16
Hình 1.8. Tinh thể của acid uric .......................................................................... 17
Hình 1.9. Tinh thể cystine ................................................................................... 18
Hình 1.10. Tinh thể calcium phosphate ............................................................... 18
Hình 1.11. Hình dạng các loại sỏi trên chó ......................................................... 20
Hình 1.12. Kim tiền thảo ..................................................................................... 23
Hình 2.1. Dụng cụ thông tiểu chó cái .................................................................. 29
Hình 2.2. Dụng cụ thông tiểu chó đực................................................................. 29
Hình 2.3. Thuốc kim tiền thảo ............................................................................. 30

Hình 2.4. Thu thập sỏi trong khi mổ ................................................................... 33
Hình 3.1. Sỏi thận ................................................................................................ 49
Hình 3.2. Sỏi bàng quang .................................................................................... 49

xiii


Hình 3.3. Sỏi calcium oxalate.............................................................................. 60
Hình 3.4. Sỏi calciun phosphate .......................................................................... 60
Hình 3.5. Sỏi struvite ........................................................................................... 60
Hình 3.6. Sỏi urate ............................................................................................... 60

xiv


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
TRANG
Bảng 3.1. Tần số xuất hiện các triệu chứng lâm sàng liên quan đến sỏi niệu ..... 39
Bảng 3.2. Tỷ lệ chó bị sỏi niệu theo giống .......................................................... 41
Bảng 3.3. Tỷ lệ chó bị sỏi niệu theo giới tính...................................................... 43
Bảng 3.4. Tỷ lệ chó bị sỏi niệu theo lứa tuổi ....................................................... 44
Bảng 3.5. Tỷ lệ chó bị sỏi niệu theo phương thức nuôi...................................... 46
Bảng 3.6. Tần số xuất hiện chó bị sỏi niệu phân bố theo khẩu phần ăn............ 47
Bảng 3.7. Kết quả phát hiện sỏi niệu bằng phương pháp siêu âm....................... 48
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu nước tiểu của chó bị sỏi niệu...................................... 51
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát tinh thể có trong nước tiểu....................................... 53
Bảng 3.10. Định danh vi khuẩn hiện diện trong nước tiểu chó bị sỏi niệu ........ 54
Bảng 3.11. Kết quả kháng sinh đồ ....................................................................... 56
Bảng 3.12. Kết quả phân tích thành phần hóa học sỏi niệu................................. 58
Bảng 3.13. Hiệu quả điều trị bằng kim tiền thảo ................................................. 61

Bảng 3.14. Thời gian điều trị sỏi thận bằng kim tiền thảo .................................. 62

xv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MAP: tinh thể magnesium ammonium phosphate
RAA: renine angiotensine aldosterone
RLHN: rối loạn hệ niệu
TAGĐ: thức ăn gia đình
TAHH: thức ăn hỗn hợp

xvi


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế nên đời sống của người dân càng
được nâng cao một cách rõ rệt. Vì vậy, phong trào nuôi chó kiểng, chó bảo vệ, chó
giữ nhà và chó nghiệp vụ ngày một phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng.
Tuy nhiên, việc chăm sóc nuôi dưỡng chó gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là
các vấn đề về bệnh lý như bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa, bệnh sản khoa, bệnh
ký sinh trùng và bệnh ngoại khoa. Sỏi niệu là một bệnh tương đối phổ biến trên
động vật nói chung và trên chó nói riêng. Tuy nhiên, công tác chẩn đoán, phòng và
điều trị sỏi niệu tương đối khó khăn và đòi hỏi sự chăm sóc kiên trì của thú y và chủ
gia súc.
Sỏi niệu ở chó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thức ăn chứa nhiều
protein hoặc chứa nhiều calci, thiếu nước uống, thiếu vận động, sự thay đổi pH của
nước tiểu, sử dụng thuốc lâu dài như cortisone, acid ascorbic, sulfonamide…. Vì thế
quá trình hình thành sỏi đã xảy ra một thời gian dài trước đó và thường không gây

triệu chứng rõ rệt nên rất khó phát hiện. Hơn nữa trong công tác chẩn đoán nếu chỉ
căn cứ vào triệu chứng lâm sàng thì rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác ở thận, bàng
quang và tuyến tiền liệt.
Ngày nay, với các thành tựu khoa học kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại phục vụ
hữu ích cho công tác chẩn đoán và điều trị đã được sử dụng trong lĩnh vực thú y.
Bên cạnh các loại thuốc tân dược đã và đang sử dụng thì việc sử dụng các loại thuốc
có nguồn gốc thảo dược cũng đang được đề cập đến. Tuy nhiên, việc ứng dụng các
thảo dược trong điều trị được áp dụng khá phổ biến trên người còn trên lĩnh vực thú
y vẫn chưa được quan tâm thích đáng.

1


Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium) là loài cây thuộc họ đậu hay còn được
gọi là cây vẩy rồng, cây mắt trâu. Chúng mọc khắp nơi và được người dân thu hái
để sử dụng. Trong kim tiền thảo có dược chất triterpenoide có tác dụng gia tăng sự
bài thải calcium oxalate ra khỏi thận nên có tác dụng với sỏi calcium oxalate, ngoài
ra nó còn có tác dụng lợi tiểu nên thuận lợi cho việc tống viên sỏi ra ngoài. Vì vậy
mà chúng đã được người dân sử dụng như loại thuốc trị sỏi tiết niệu.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, để góp phần vào công tác chẩn đoán và
điều trị sỏi niệu trên chó đạt kết quả tốt, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn
Nghĩa và TS. Nguyễn Văn Phát, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“CHẨN ĐOÁN SỎI NIỆU VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KIM TIỀN THẢO
TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TRÊN CHÓ CÁI”
Mục tiêu đề tài
Xác định chó bị sỏi niệu dựa vào chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh,
sự thay đổi về hàm lượng của các chỉ tiêu nước tiểu và thành phần hóa học viên sỏi
nhằm đánh giá tỷ lệ mắc các loại sỏi niệu.
Đánh giá hiệu quả điều trị của kim tiền thảo trong các trường hợp sỏi thận
trên chó cái nhằm làm cơ sở cho việc ứng dụng điều trị sỏi thận trên chó.

Yêu cầu của đề tài
- Ghi nhận các trường hợp sỏi hệ tiết niệu dựa vào chẩn đoán lâm sàng và siêu âm.
- Xác định một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa nước tiểu, xác định vi khuẩn hiện diện
trong nước tiểu và thử kháng sinh đồ.
- Phân tích thành phần hóa học của viên sỏi.
- Đánh giá hiệu quả điều trị của kim tiền thảo đối với các chó cái bị sỏi thận.

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Cấu tạo và sinh lý học của hệ niệu
Hệ tiết niệu được chia làm hai phần bao gồm hệ niệu trên và hệ niệu dưới.
Hệ niệu trên gồm có thận và hệ thống ống dẫn tiểu nối thận với bàng quang, hệ niệu
dưới gồm bàng quang và ống thoát tiểu (bao quanh tuyến tiền liệt và chấm dứt ở
đầu dương vật của chó đực hoặc phân bố ở những nếp gấp trên âm đạo của chó cái).

Động mạch chủ lưng

Động mạch và
tĩnh mạch thận

Thận
Tĩnh mạch chủ
Niệu quản

Cơ vòng kiểm
soát nước tiểu
Bàng quang

Niệu đạo

Hình 1.1. Hệ thống tiết niệu của chó cái
(Nguồn: Lawson, 2007)

3


Mạch máu dịch hoàn

Bàng quang

Kết tràng

Niệu quản

Trực tràng

Tuyến tiền liệt
Ống dẫn
tinh

Khung chậu

Dịch hoàn

Tuyến hành
Qui đầu

Dương vật


Hình 1.2. Hệ thống tiết niệu trên chó đực
(Nguồn: />1.1.1 Thận
1.1.1.1 Cấu tạo của thận
Thận chó có hình hạt đậu nằm ở phía sau phúc mạc, có màu đỏ sậm. Thận
phải nằm ở vị trí từ đốt sống ngực số 13 đến đốt sống thắt lưng số 2. Thận trái nằm
ở vị trí thấp hơn thận phải từ đốt sống thắt lưng số 1 đến đốt sống thắt lưng số 3.
Thận được bao bọc trong mô sợi, phần vỏ ở ngoài và phần tủy ở trong. Vùng
vỏ nằm ở phía bờ lồi của thận, tiếp xúc với vỏ xơ, màu hồng đỏ có lấm tấm hạt,
đây là nơi chủ yếu tập trung cầu thận. Vùng tủy nằm ở phía bờ lõm, màu hồng
nhạt có vân tua, đây là nơi tập trung các ống thận.
Đơn vị cấu tạo cơ bản của thận là nephron. Mỗi thận có đến hàng triệu
nephron, mỗi nephron gồm cầu thận, ống thận. Cầu thận là nơi khởi đầu của
nephron, nằm ở vùng vỏ thận có chức năng lọc huyết tương để tạo thành dịch lọc
cầu thận, mỗi cầu thận cấu tạo bởi 2 thành phần: tiểu cầu thận và bao Bowman. Tiếp

4


nối với cầu thận, ống thận có chức năng tái hấp thu và bài tiết một số chất để biến
dịch lọc cầu thận thành nước tiểu. Ống thận gồm có: ống lượn gần, quai Henle, ống
lượn xa và ống góp.
Máu theo động mạch thận chảy vào nephron sẽ được lọc và tiếp tục chảy vào
tĩnh mạch thận, tiếp tục liên kết với mạng tĩnh mạch vào gan và trực tiếp đến tim.

Động mạch thận

Thận

Tĩnh mạch thận


Niệu quản

Bề mặt cắt ngang thận
Vỏ

Mỡ trong
xoang thận

Tủy

Bể thận
Màng thận

Hình 1.3. Cấu tạo của thận
(Nguồn: />1.1.1.2 Chức năng sinh lý thận
Thận có hai chức năng quan trọng: chức năng tạo nước tiểu và chức năng nội
tiết.
Chức năng tạo nước tiểu là chức năng chính của thận và được thực hiện
thông qua ba quá trình: quá trình lọc ở cầu thận, quá trình tái hấp thu các chất từ ống
thận vào máu, quá trình bài tiết một số chất từ máu vào ống thận. Qua quá trình tạo
nước tiểu, thận thực hiện các chức năng hết sức quan trọng để giữ sự hằng định nội
môi:

5


Điều hòa áp lực thẩm thấu bởi sự cân bằng nước và các muối như sodium và
potassium. Muối được bài xuất chủ yếu qua nước tiểu, qua quá trình lọc ở cầu thận
và qua sự hấp thu, bài tiết ở ống thận. Sự bài tiết và tái hấp thu các muối làm thay

đổi áp lực giữa các màng thấm, kéo theo sự hấp thu nước ở ống thận cũng như điều
chỉnh lượng nước bài tiết. Ngoài ra sự cân bằng muối-nước còn được điều hòa bởi
các hormon như kích thích tố chống bài niệu vasopressin hay ADH
(antidiuretichormon) của thùy sau tuyến yên có tác dụng lên quá trình tái hấp thu
nước ở ống thận và aldosteron của vỏ thượng thận tác dụng lên sự tái hấp thu và bài
tiết sodium, potassium ở ống thận.
Điều hòa cân bằng acid – base bởi sự duy trì và loại thải các ion chuyên biệt
trong máu như bicarbonate, sodium, potassium, ammonium và các ion hydroxyl;
chức năng này giúp ổn định pH và môi trường dịch thể.
Bài xuất các chất cặn bã từ hệ thống thể dịch trong cơ thể sau quá trình
chuyển hóa.
Ngoài ra thận còn bài tiết ra các hormon để tham gia điều hòa huyết áp, kích
thích sản sinh hồng cầu và góp phần vào chuyển hóa calci, phospho trong cơ thể:
Phân tiết renin để điều hòa huyết áp thông qua hệ thống RAA (Renin
angiotensin aldosteron). Khi lưu lượng máu đến thận giảm hay ion sodium trong
máu giảm sẽ kích thích tổ chức cạnh cầu thận bài tiết ra một hormon là renin. Renin
làm biến đổi một loại protein huyết tương để chuyển angiotensinogen thành
angiotensin I. Sau đó angiotensin I chuyển thành angiotensin II ở phổi và một phần
được sản xuất tại thận. Angiotensin II có tác dụng làm co thắt mạch, gây tăng áp lực
tĩnh mạch thận và kích thích tuyến thượng thận tiết ra aldosteron tái hấp thu ion
sodium ở ống xoắn xa và ống góp (Dương Nguyên Khang, 2006).
Phân tiết kallikrein giúp co giãn mạch máu, chất này tham gia vào quá trình
giải phóng kinin và kinin có tác dụng làm giãn mạch, giảm huyết áp. Đến nay tác
dụng sinh lý của kallikrein chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng được xác định chắc
chắn là có thể kích thích lên sự tổng hợp hormone tuyến tiền liệt có liên quan đến

6


quá trình trao đổi nước và muối trong cơ thể.

Thận bài tiết erythropoietin để tăng tạo hồng cầu. Khi bị mất máu, thiếu
máu hoặc thiếu O2, thận sẽ sản xuất ra erythropoietin. Erythropoietin có tác
dụng kích thích tế bào đầu dòng s ả n sinh hồng cầu (erythroid stem cell)
chuyển thành tiền nguyên hồng cầu (proerythroblast) và làm tăng sinh hồng
cầu. Vì vậy, erythropoietin được dùng để điều trị bệnh thiếu máu.
Điều hòa Ca/P thông qua tác dụng của calcitriol (một dạng hoạt động của
vitamin D). Việc sản xuất calcitriol ở ống xoắn gần bằng cách gắn nhóm hydroxyl
vào 25 (OH)-vitamin D thành 1,25 (OH)2-viatmin D (calcitriol). Calcitriol hoạt
động như một kích thích tố điều hòa biến dưỡng calci bằng cách vận chuyển ion
calci và ion phospho từ ruột vào máu (Dương Nguyên Khang, 2006).
1.1.2 Ống dẫn tiểu (niệu quản)
Là nơi dẫn nước tiểu một chiều từ bể thận xuống bàng quang. Về cấu tạo mô
học thì biểu mô ống dẫn tiểu là biểu mô chuyển tiếp, áo cơ gồm ba lớp: lớp trong và
lớp ngoài chạy dọc, lớp giữa chạy vòng, bên ngoài có mô liên kiết, mạch máu và
dây thần kinh.
1.1.3 Bàng quang
Bàng quang là một tạng rỗng dưới phúc mạc trong vùng chậu được cố định
trong xoang chậu nhờ các dây treo. Thành bàng quang cấu tạo gồm cơ trơn ba lớp,
lớp ngoài và trong là sợi cơ dọc, lớp giữa là sợi cơ vòng.
Đây là nơi chứa nước tiểu được dẫn từ thận xuống thông qua ống niệu quản.
Khi hoạt động thì nhịp nhàng với hoạt động thải nước tiểu.
Thần kinh điều khiển hoạt động của bàng quang là dây thần kinh hạ vi và
dây chậu.

7


×