Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học tập đọc lớp 4, 5 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.64 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYÊN THỊ NGÂN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT
TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NHIỆM
QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 4, 5
Chuyên
ngành:- Select.Pdf
giáo dục họcSDK
(Giáo dục tiểu học)
Demo
Version
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC)
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ QUỲNH NGA

Thừa Thiên Huế, năm 2018
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực
và trách nhiệm qua dạy học Tập đọc lớp 4, 5” là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép dưới bất kì hình thức nào. Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi
trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng


được công bố trong một công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Ngân

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


Với sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Quỳnh Nga,
tôi đã thực hiện và hoàn thành luận văn cao học với đề
tài “Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách

nhiệm qua dạy học Tập đọc lớp 4, 5”. Xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành, sâu sắc đến Cô, người đã chia sẻ
những bài học chuyên môn quý báu, đã đồng hành
trong các hoạt động khảo nghiệm thực tế và thực
Demo
Version - Select.Pdf SDK
nghiệm sư
phạm!

Xin chân thành tri ân Quý thầy cô giáo Khoa Giáo
dục Tiểu học, những người đã cho tôi nguồn kiến thức
hữu ích và định hướng cho quá trình nghiên cứu của tôi
trong hai năm vừa qua. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, Đại học sư
phạm - Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè
đồng nghiệp vì đã luôn giúp đỡ, động viên và hỗ trợ tôi

iii


trong quá trình học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.

Huế, tháng 12 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Thị Ngân

Demo Version - Select.Pdf SDK

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA

i

LỜI CAM ĐOAN

ii

LỜI CẢM ƠN


iii

MỤC LỤC

1

DANH MỤC BẢNG

4

DANH SƠ ĐỒ, HÌNH

5

MỞ ĐẦU

6

1. Lí do chọn đề tài

6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

8

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

11


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

12

5. Phương pháp nghiên cứu

12

6. Đóng góp của đề tài

13

7. Cấu trúc khoá luận

13

Demo Version - Select.Pdf SDK

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHẨM
CHẤT QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC

14

1.1.

Cơ sở lí luận

14

1.1.1.


Tích hợp và dạy học tích hợp

14

1.1.1.1. Khái quát về tích hợp

14

1.1.1.2. Định hướng dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học

19

1.1.2.

Giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua các môn học trong nhà
trường phổ thông

21

1.1.2.1. Định hướng giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm

21

1.1.2.2. Môn Tiếng Việt và vấn đề tích hợp giáo dục phẩm chất cho học sinh

25

1.2.


Cơ sở thực tiễn

1.2.1.

Phân môn Tập đọc lớp 4, 5 từ điểm nhìn tích hợp giáo dục phẩm chất trung

1.2.2.

26

thực và trách nhiệm

26

Thực trạng tích hợp giáo dục phẩm chất trong giờ Tập đọc lớp 4, 5

34

1


Chương 2. BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT TRUNG THỰC
VÀ TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 QUA DẠY HỌC TẬP ĐỌC

39

2.1.

Nguyên tắc đề xuất biện pháp


39

2.2.1.

Đảm bảo mục tiêu và yêu cầu dạy học Tập đọc lớp 4, 5

39

2.2.2.

Đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học

40

2.2.3.

Đảm bảo tính hấp dẫn, tình vừa sức của học sinh

41

2.2.

Một số biện pháp

42

2.2.1.

Vận dụng linh hoạt quy trình và phương pháp tích hợp giáo dục phẩm chất
trung thực và trách nhiệm cho học sinh lớp 4, 5 trong giờ Tập đọc


42

2.2.1.1. Xác lập quy trình tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm
cho học sinh lớp 4, 5 trong giờ Tập đọc

42

2.2.1.2. Vận dụng linh hoạt các phương pháp tích hợp giáo dục phẩm chất trung
thực và trách nhiệm cho học sinh lớp 4, 5 trong giờ Tập đọc
2.2.2.

45

Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh lớp 4,
5 trong giờ Tập đọc qua tổ chức đọc hiểu và trải nghiệm

49

2.2.2.1. Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua hoạt động đọc
hiểuDemo Version - Select.Pdf SDK

49

2.2.2.2. Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua hoạt động đọc trải nghiệm

53

2.2.2.3. Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua hệ thống câu
hỏi, bài tập ứng dụng, mở rộng


59

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

64

3.1.

Mục đích, yêu cầu thực nghiệm

64

3.1.1.

Mục đích thực nghiệm

64

3.1.2.

Yêu cầu thực nghiệm

64

3.2.

Tổ chức thực nghiệm

64


3.2.1.

Đối tượng thực nghiệm

64

3.2.2.

Kế hoạch thực nghiệm

65

3.3.

Nội dung thực nghiệm

65

3.4.

Kết quả thực nghiệm và một số kết luận rút ra từ thực nghiệm

66

3.4.1.

Kết quả thực nghiệm

66

2


3.4.1.1. Về định lượng

66

3.4.1.2. Về định tính

69

3.4.2.

71

Một số kết luận rút ra từ thực nghiệm

KẾT LUẬN

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

78

PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

3



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng khảo sát Tập đọc lớp 4

29

Bảng 1.2. Bảng khảo sát Tập đọc lớp 5

31

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá của học sinh lớp 4, 5 Tiểu học Điền Hương

67

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


DANH SƠ ĐỒ, HÌNH

BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả đối chứng và thực nghiệm

67

HÌNH
Hình 1.1. Mô hình tích hợp theo trục kiến thức - kĩ năng


18

Hình 1.2. Các phẩm chất và năng lực cần hình thành cho học sinh

23

Demo Version - Select.Pdf SDK

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền
tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới bền vững và phát triển hài hòa. Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo cũng xác lập rõ đường hướng phát triển giáo dục phổ thông: “Phát
triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học”. Quan trọng nhất, trong phần giải pháp, Ban
chấp hành Trung ương khoá XI đã nhấn mạnh đến việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và
đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển
phẩm chất, năng lực của người học. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
thông qua tháng 7/2017 và Dự thảo chương trình môn học được xây dựng trên cơ sở
phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy
chữ và dạy nghề. Nội dung giáo dục thiết kế theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết

Demo
Version
- Select.Pdf

thực, phù hợp
với lứa
tuổi, trình
độ và ngành SDK
nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. Thông qua các bài học đồng thời với việc hình thành tri thức và
các kĩ năng cốt lõi, các nhà giáo dục đặc biệt chú trọng giáo dục nhân cách, đạo
đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân; tập trung vào những giá trị cơ
bản của văn hóa, truyền thống và đạo lí dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn (ở tiểu học gọi là Tiếng
Việt) giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển các năng lực ngôn ngữ (đọc, viết,
nghe, nói), đồng thời tích hợp hình thành ở học sinh các cảm xúc thẩm mĩ, những
phẩm chất quan trọng như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Trước định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay, dạy học
Ngữ văn càng cần thiết phải nắm bắt những quan điểm chỉ đạo mang tính chiến
lược để từng bước hoạch định nội dung dạy học phù hợp, có sự kết nối giữa hiện tại
và tương lai.Theo đó, trong giai đoạn chuyển giao này, với định hướng phát triển
phẩm chất và năng lực người học, tích hợp giáo dục phẩm chất và năng lực trong
môn Tiếng Việt tiểu học nói riêng, môn Ngữ văn và các môn học khác nói chung vô
6


cùng quan trọng nhằm giúp học sinh hình thành những phẩm chất tốt đẹp để trở
thành người công dân độc lập, tự chủ, biết yêu thương và có tinh thần trách nhiệm.
1.2. Tích hợp là một trong những quan điểm cơ bản, cốt lõi để xây dựng
chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện hành và cũng là định hướng chiến lược trong
chương trình Ngữ văn phổ thông giai đoạn sau 2018. Thông qua việc dạy tiếng mẹ
đẻ, trên nền những ngữ liệu gắn với hoạt động giao tiếp thông thường (văn bản
thông tin hay văn bản nhật dụng, văn bản nghệ thuật,...), các nhà giáo dục mong đợi
sự kết nối về tâm hồn, xúc cảm, về những rung động chân thành với những trải

nghiệm lí thú trong giờ học văn.
Với năm phẩm chất cần hình thành trong dạy học: yêu nước, nhân ái, chăm
chỉ, trung thực, trách nhiệm, chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện hành hoàn toàn
có khả năng lồng ghép để ươm dệt trong mỗi học sinh những tình cảm đẹp. Lẽ tất
nhiên, các phân môn Tiếng Việt đều là địa hạt lí tưởng để thực hiện hoạt động tích
hợp giáo dục các phẩm chất nói trên. Mặc dù vậy, với những ngữ liệu dạy học sinh
động, hấp dẫn, trong đó trên 85% là văn bản nghệ thuật, Tập đọc luôn có sức hấp
dẫn đặc biệt đối với trẻ. Trong chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 và 5, gắn

Version
Select.Pdf
SDKđôi cánh ước mơ”, “Có chí thì
với các chủ Demo
điểm như
“Măng -mọc
thẳng”, “Trên
nên”, “Những người quả cảm”, “Tình yêu cuộc sống” (Tiếng Việt 4); “Việt Nam Tổ quốc em”, “Cánh chim hoà bình”, “Con người với thiên nhiên”, “Giữ lấy màu
xanh”, “Vì hạnh phúc con người”, “Người công dân”, “Vì cuộc sống thanh bình”,
“Những chủ nhân tương lai” (Tiếng Việt 5), tích hợp hình thành phẩm chất trung
thực và trách nhiệm vừa có giá trị giáo dục vừa là thể nghiệm để chuẩn bị kĩ năng
dạy - học theo định hướng mới giai đoạn tới.
1.3. Mặc dù tích hợp không phải là quan điểm dạy học quá mới mẻ và xa lạ
nhưng những khảo nghiệm giáo dục trong suốt hành trình dài cho thấy giáo viên
vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong dạy tích hợp. Giờ học đọc thường chỉ tập trung rèn
luyện các kĩ năng đọc (bao gồm đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm), ít
hoặc tích hợp một cách khá khiên cưỡng giáo dục phẩm chất cho học sinh. Trong
khi Tập đọc là phân môn có nhiều tiềm năng cho việc tích hợp hình thành những tư
tưởng, tình cảm đẹp thì các hoạt động trong giờ học chưa thật sự đạt được kì vọng
như mong đợi. Tính văn giảm, định hướng phát triển cảm xúc thẩm mĩ cũng chỉ
7



dừng lại ở những phân tích đơn điệu, chưa chạm được đến tâm hồn học sinh, chưa
đánh thức ở các em tình yêu cuộc sống, lòng bao dung và vị tha, đặc biệt là sự trung
thực và ý thức trách nhiệm với chính bản thân, với những người xung quanh hay
với thiên nhiên - những phẩm chất ngày càng trở nên quan trọng đối với trẻ trong
thế giới hiện đại.
Từ những tiền đề lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề
tài “Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học Tập
đọc lớp 4, 5”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
 Nhóm công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp ở nhà trường phổ thông
Tích hợp là một khái niệm rộng, có nguồn gốc từ tiếng La tinh “integration”,
được các nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu, trình bày trong khá nhiều các
công trình về ngôn ngữ học, giáo dục học. “Từ điển tiếng Việt” (2003, Hoàng Phê
chủ biên), “Từ điển tiếng Anh” (“Oxford Advanced Learner’s Dictionary”, 2010,
nhiều tác giả), “Từ điển Giáo dục học” (2011) đã tường minh thuật ngữ này theo
những điểm nhìn của chuyên ngành nghiên cứu.

Demo
Version
- Select.Pdf
Từ góc
nhìn của
lí luận dạy
học, các nhàSDK
sư phạm cũng lần lượt đề cập đến
tích hợp như một trong những quan điểm cơ bản để xây dựng chương trình, sách
giáo khoa hay cũng đồng thời là cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo
hướng hiện đại. Cùng với giao tiếp, tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh,

tích hợp được xem là nguyên tắc cốt lõi để biên soạn chương trình, sách giáo khoa
dạy học tiếng mẹ đẻ hiện hành. Gắn với mỗi phân môn Tiếng Việt, các nhà giáo
dục, nhà sư phạm cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp khẳng định vai trò của dạy học
theo quan điểm tích hợp. “Dạy học Tập đọc ở tiểu học” (2001) là công trình
nghiên cứu chuyên sâu đề cập đến việc dạy đọc cho học sinh tiểu học, trong đó
bằng những chỉ dẫn, phân tích quá trình tổ chức đọc hiểu văn bản, đọc - cảm thụ,
nhà nghiên cứu Lê Phương Nga đã cho thấy tính tất yếu của đường hướng tích
hợp. Trong một công trình khác, tác giả Lê Phương Nga và cộng sự đã xác định rõ
mục tiêu của dạy đọc ở nhà trường tiểu học, theo đó, giáo dục tư tưởng, đạo đức,
tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh được xem là một trong những nhiệm vụ
cơ bản, được thực hiện qua một chuỗi các hoạt động gắn kết với nhau, hàm chứa
8


lẫn nhau. “Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu học” (2012) của nhóm tác
giả Hoàng Hoà Bình - Nguyễn Minh Thuyết, “Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu
học” (2012) của tác giả Hoàng Thị Tuyết cũng ít nhiều đề cập đến “tinh thần dạy
học tích hợp”. Theo Hoàng Thị Tuyết, “Tích hợp là một quan điểm (một trào lưu)
lí luận dạy học (…) Xét theo cấu tạo nội dung chương trình, tích hợp có nghĩa là
sự hợp nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp các nội dung giáo dục có liên quan với nhau…
Xét theo mục đích học tập, tích hợp có nghĩa là sử dụng kiến thức hay kĩ năng học
được ở môn học này hay một phần học của môn học đó như những công cụ để
nghĩa cứu hay học tập trong các môn học khác hoặc trong các phần học khác nhau
của cùng một môn học” [35; tr.81].
Dạy học theo nguyên tắc tích hợp cũng là một vấn đề nghiên cứu thu hút
được khá nhiều các nhà khoa học, các nhà thực hành sư phạm ứng dụng. Bài viết,
công trình của tác giả Nguyễn Thị Thu (2012) về “tích hợp tri thức môn Đạo đức
trong dạy học các môn khác ở tiểu học: Sự đòi hỏi, khả năng và điều kiện thực
hiện”, Nguyễn Hải Lê (2012) về “tích hợp các môn khoa học xã hội nhìn từ sách
Tiếng Việt 3 và Đạo đức” là những minh chứng rõ nét của việc khảo cứu chương


Demo
Select.Pdf
trình, nội dung
dạy Version
học, nhận -hiểu
đặc trưngSDK
tích hợp để trên cơ sở đó phân tích
những điều kiện cơ bản giúp khai mở tri thức, hiểu biết về thế giới xung quanh và
hình thành phẩm chất con người.
 Nhóm công trình nghiên cứu về dạy học Tập đọc ở trường tiểu học
Từ những năm 1978, các nhà khoa học sư phạm M.K. Bogoliupxkaia, V.V.
Septsenko trong “Đọc và Kể chuyện văn học ở vườn trẻ” đã bàn đến vai trò của đọc
như một cách mang lại những giai điệu yêu thương, từng ngày một thấm vào tâm
hồn trẻ nhỏ. Công trình là một tập hợp phong phú những quan điểm khác nhau về
dạy đọc, về vai trò của tác phẩm văn học đối với đời sống tâm hồn bạn đọc nhỏ tuổi.
“Những tác phẩm văn học thiếu nhi giúp trẻ em xác lập một thái độ đối với các hiện
tượng của đời sống xung quanh, đối với các hành vi của con người (...)” [4; 7], các
tác giả nhận định. Cũng theo M.K. Bogoliupxkaia và V.V. Septsenko, việc đọc các
thể loại là không giống nhau, không chỉ bởi vì đặc trưng ngôn từ, ngữ điệu, tính trữ
tình của thơ hay tính logic của truyện mà còn bởi mỗi dạng thức văn bản lại góp
phần chuyển tải thông điệp đạo đức theo những cách khác nhau.
9


Về dạy đọc, “Dạy học Tập đọc ở tiểu học” (2001) vẫn là công trình được biết
đến như là kim chỉ nam của việc phát triển một trong những năng lực sử dụng tiếng
Việt cơ bản. Như đã nói ở trên, tác giả Lê Phương Nga bên cạnh việc xác định rõ
mục tiêu, mô tả nội dung, phân tích quy trình dạy học Tập đọc còn thông qua các ví
dụ sinh động khẳng định sự tồn tại của nguyên tắc tích hợp. Từ những mẫu thể

nghiệm về dạy đọc, chúng tôi nhận thấy sự chuyển dẫn của tích hợp trong từng hoạt
động, gắn với từng phương diện: tích hợp dạy văn với dạy tiếng, tích hợp dạy đọc
với bồi dưỡng vốn sống và hứng thú, tích hợp tổ chức các hoạt động đọc với hình
thành và phát triển nhân cách học sinh.
Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Taffy E. Raphael - Efrieda
H. Hiebert (2007, Lê Công Tuấn và cộng sự dịch), Nguyễn Thị Hồng Nam - Dương
Thị Hồng Hiếu (2016) về dạy học đọc, dạy học đọc hiểu là những tư liệu quý cho đề
tài. Nếu Taffy E. Raphael - Efrieda H. Hiebert chú trọng sự kết nối giữa nói, đọc và
viết trong lớp học Ngữ văn hay tích hợp dạy đọc với các môn học khác thì nhóm tác
giả Nguyễn Thị Hồng Nam - Dương Thị Hồng Hiếu lại nhấn mạnh rằng, trong tiến
trình dạy đọc văn bản, các hoạt động tư duy và cảm xúc liên tục xảy ra, tiếp nối
nhau. “Liên hệ” là một cách gọi tên việc tích hợp các phẩm chất đọc với các phẩm

Demo Version - Select.Pdf SDK

chất nhân cách, theo đó, nói như Keene và Zimmerman, người học sẽ hiểu văn bản
tốt hơn khi họ thực hiện các loại liên hệ: liên hệ với bản thân (text-to-selt), liên hệ
văn bản này với văn bản khác (text-to-text), liên hệ với thế giới (text-to-world).
Những trải nghiệm cá nhân gắn với những phẩm chất nhân cách cần được xem là
một trong những tương tác có giá trị xảy ra trong giờ học đọc, không phải chỉ nhằm
tô đậm nó, khẳng định nó mà còn để hỗ trợ phát triển khả năng thâm nhập văn bản
của bạn đọc - học sinh.
 Nhóm công trình nghiên cứu về dạy học Tập đọc ở trường tiểu học
theo nguyên tắc/định hướng tích hợp
Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang vận động tích cực để từng bước
thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện, hướng tới phát triển năng lực và
phẩm chất học sinh, dạy học đọc ở tiểu học cũng đang tìm kiếm những cách thức tổ
chức nhằm thoả mãn nhu cầu của cộng đồng học tập. “Giáo dục truyền thống đạo
đức cho học sinh lớp 4, 5 qua dạy học phân môn Tập đọc” (2011, Phan Thị Thanh
Hoa), “Tích hợp giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 4, 5 qua dạy học Tập

10


đọc” (2018, Võ Hoàng Ngân) là những đề tài nghiên cứu khá thú vị. Dù đứng trên
những lập trường khác nhau nhưng điểm gặp gỡ của cả hai công trình này là thực
hiện khai thác các bài học, giá trị, thông điệp đạo đức một cách nhẹ nhàng qua hành
trình dạy đọc. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Tập đọc là phân môn có lợi thế
trong việc góp phần hình thành cho học sinh những tình cảm đẹp, những phẩm chất
như nhân ái, trung thực, lòng yêu đất nước, quê hương. Tác giả Võ Hoàng Ngân
khẳng định: “Tiếng Việt nói chung, Tập đọc nói riêng là địa hạt lí tưởng đối với
việc hình thành và phát triển phẩm chất người học, trong đó có nhân ái. Các bài đọc
giúp học sinh biết yêu thương cái đẹp, xa rời cái xấu, biết xúc động trước nỗi đau và
rạng ngời trước bức tranh cuộc sống muôn màu”. Trong nghiên cứu về “dạy học
tích hợp trong môn Tiếng Việt ở tiểu học” (2015), tác giả Trần Thị Quỳnh Nga đã
phân tích khá nhiều ví dụ về vận dụng nguyên tắc có tính hiện đại này vào giờ Tập
đọc. Tích hợp mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh thông qua các bài đọc lớp
4, tích hợp phát triển thông minh cảm xúc cho học sinh qua những vần thơ được
viết nên bằng yêu thương, bằng những rung động trước sự hi sinh, trước cái đẹp của
cuộc sống,... là những nội dung, phương diện mà theo tác giả, các nhà thực hành sư
phạm cần quan tâm khai thác.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Nhìn chung, dạy học Tập đọc ở tiểu học luôn tiềm tàng khả năng giáo dục
phẩm chất, nhân cách cho học sinh và điều này đã được các nhà nghiên cứu, nhà sư
phạm nhận hiểu một cách sâu sắc. Trước định hướng về phát triển phẩm chất trung
thực và trách nhiệm (cùng với yêu nước, nhân ái, chăm chỉ) trong chương trình giáo
dục phổ thông mới, chúng tôi đã hồi cứu và tìm thấy ở những người đi trước các
nghiên cứu gắn với ba phạm vi cụ thể đã nêu. Mặc dù không trực tiếp đề cập đến
việc vận dụng nguyên tắc tích hợp vào giáo dục hai phẩm chất kể trên, các đề tài,

công trình thật sự đã khai vỡ rất nhiều vấn đề, từ khái niệm, quan điểm mang tính
học thuật đến những chỉ dẫn về ứng dụng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng tới các mục tiêu cụ thể:
- Khẳng định tầm quan trọng và hiệu quả của dạy học tích hợp trong môn
Tiếng Việt trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển
năng lực, phẩm chất người học.
11


- Phát triển năng lực tích hợp giáo dục phẩm chất qua dạy - học Tập đọc lớp 4,
5; góp phần nâng cao chất lượng dạy học đọc theo nguyên tắc gắn “dạy văn với dạy
người”, phát triển năng lực đọc gắn với bồi dưỡng lòng trung thực và trách nhiệm..
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tích hợp, nhiệm vụ giáo dục phẩm chất
trung thực, trách nhiệm trong giai đoạn mới.
- Khảo sát thực trạng về dạy học Tập đọc và khả năng tích hợp giáo dục
phẩm chất cho học sinh lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Thiết kế và tổ chức thực nghiệm các hoạt động dạy học Tập đọc có tích hợp
giáo dục phẩm chất trung thực, trách nhiệm nhằm hướng tới phát triển năng lực,
phẩm chất người học một cách toàn diện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong dạy
học Tập đọc lớp 4 và 5.

Demo
Version

4.2. Phạm
vi nghiên
cứu- Select.Pdf SDK
Các hoạt động tích hợp gắn với một số bài học/chủ điểm trong phân môn Tập
đọc lớp 4 và 5.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Dùng để tập hợp, hệ thống, phân
tích và tổng hợp cơ sở lí luận về tích hợp, dạy học tích hợp và dạy học Tập đọc ở
tiểu học.
5.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát và khảo cứu thông qua
phiếu bài tập, phỏng vấn trực tiếp nhằm đánh giá thực trạng tổ chức các hoạt động
dạy học trong môn Tập đọc gắn với định hướng tích hợp giáo dục phẩm chất.
5.3.Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lí các số liệu thu được từ
thực tiễn, các kết quả thực nghiệm sư phạm.
5.4. Thực nghiệm sư phạm: Xây dựng các mẫu hoạt động dạy học tích hợp
giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm cho học sinh; từ đó tổ chức thực
nghiệm để đánh giá hiệu quả, rút ra các kết luận sư phạm cần thiết.
12


6. Đóng góp của đề tài
- Về lí luận: Tổng hợp cơ sở lí luận về dạy học tích hợp, đánh giá vai trò, khả
năng tích hợp giáo dục phẩm chất qua các giờ học Tiếng Việt, trong đó có Tập đọc.
- Về thực tiễn: Đề xuất các thiết kế có tính ứng dụng về tích hợp giáo dục
phẩm chất trung thực và trách nhiệm trong giờ Tập đọc lớp 4 và 5; tạo tiền đề cho
việc dạy học tích hợp trong giai đoạn mới.
7. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung
của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học của việc tích hợp giáo dục phẩm chất qua dạy

học Tập đọc ở tiểu học
Chương 2. Biện pháp tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm
cho học sinh lớp 4, 5 qua dạy học Tập đọc
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

Demo Version - Select.Pdf SDK

13



×