Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Vận dụng mô hình harvard vào đàm phán win WIn tình huống nhà máy bột ngọ vedan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.92 KB, 8 trang )

Anh / chị hãy nêu và phân tích một tình huống đàm phán xảy ra giữa đơn
vị mình làm việc (hoặc một đơn vị mà mình biết) và đối tác trong việc thương
lượng một vấn đề gì đó. Nếu việc giải quyết xung đột theo hướng WIN _ WIN,
hãy nêu việc ứng dụng mô hình Harvard trong trường hợp này thực hiện như
thế nào ?

A. Giới thiệu chung về báo cáo:
Vấn đề môi trường ngày nay là một vấn đề mang tính toàn cầu. Trong hầu hết
các Dự án đầu tư, việc đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm là một điều kiện
mang tính bắt buộc đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận, một
số doanh nghiệp trong đó có Vedan đã bất chấp tất cả gây ô nhiễm nghiêm trọng cho
môi trường. Xử lý Vedan giờ đây sẽ phụ thuộc vào việc đàm phán giữa Vedan và
Chính phủ Việt nam. Kết quả của việc đàm phán này sẽ mang lại sự hợp tác bền
vững với tiêu chi hai bên đều có lợi hay sẽ có những kết quả bất lợi cho một bên
tham gia đàm phán.
Để giải quyết vấn đề này trong bài tập tình huống sau đây chúng ta hãy sử
dụng mô hình Havard để phân tích và xem xét từng tình huống cụ thể cho Vedan và
Chính phủ Việt nam nhằm mục đích lập một mô hình để rút kinh nghiệm cho các
tình huống tương tự trong tương lai. Đây là một tình huống rất điển hình có thể áp
dụng môn lý thuyết về quản trị đàm phán đã học.
Tình huống cụ thể như sau :
Công ty Vedan Vietnam, Đài loan đã bị phát hiện gây ô nhiễm sông ở tỉnh
Đồng Nai. Giữa tháng 9/2008, công ty bị phát hiện sử dụng hệ thống thóat nước thải
ngầm bất hợp pháp để xả một lượng lớn nước thải chưa xử lý vào sông Thị Vải.
Vedan đã nộp 265 triệu VNĐ (US$15,993) tiền phạt theo quyết định của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, theo Giám đốc Vụ Tài nguyên Môi trường Lê Việt

0


Hùng. Công ty Vedan đã đóng cửa hai nhà máy sản xuất chất lizin và tinh bột và cắt


giảm lượng nước sản xuất từ 28,000m3ngày xuống còn 15,000m3/ngày, tuy nhiên,
công ty vẫn tiếp tục thải nước ô nhiễm vào sông Thị Vải.
Bộ TNMT đã quyết định thu hồi giấy phép chất thải 6 tháng trước nhưng hiện
vẫn chưa rõ cơ quan chức năng nào có thẩm quyền dừng hoạt động của nhà máy.
Các báo cáo điều tra cho biết sau khi hệ thống thóat nước thải ngầm bị phát hiện,
công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 130,000 tấn nước thải về Đài Loan theo
đường biển.
Theo các thanh tra, năm nay Vedan đã có kế hoạch mua 638,180 tấn sắn từ
hơn 20,000 nông dân Việt Nam. Các thanh tra đề xuất rằng chính quyền địa phương
và Bộ TNMT cần tìm giải pháp để bảo đảm thu nhập của nông dân trồng sắn và
2000 công nhân của Vedan không bị ảnh hưởng.
Các nhà điều tra sẽ tiếp tục điều tra về khoản tiền phí nước thải 127 tỷ VNĐ
($7.7 triệu) Vedan chưa trả trong vòng 14 năm qua. Phòng cảnh sát môi trường tỉnh
đã nhận được khoảng 2,600 đơn khiếu nại từ nông dân sống quanh huyện Long
Thanh và Nhơn Trạch yêu cầu bồi thương từ Vedan do làm ô nhiễm sản xuất của họ.

B.

Mô hình Harvard : Mô hình Harvard vận dụng với Công ty Vedan và CP
Việt nam :
Vedan

Quá trình

Vấn đề

Chính phủ Việt nam

Ô nhiễm môi trường


Ô nhiễm môi trường

Dân kiện

Dân kiện

Xả nước thải bị phát hiện

Xả nước thải bị phát hiện

Tiếp tục hoạt động
Mục tiêu đàm phán
Mối quan tâm

Khắc phục hậu quả để Vedan
Giảm tối thiểu chi phí bồi tiếp tục hoạt động
thường
Duy trì ổn định sản xuất KD

Khắc phục và bảo vệ môi
trường

1


Giữ uy tín, thương hiệu

Đảm bảo việc làm đời sống cho
Duy trì thị trường bán hàng, 3000 công nhân và 20.000
nông dân

duy trì sản xuất, máy móc…
Đầu ra cho vùng nguyên liệu
Thực thi pháp luật
Cải thiện môi trường đầu tư
Giữ cán bộ
Kêu gọi sự ủng hộ chính phủ, Đàm phán với Vedan y/cầu nộp
sứ quán Đài loan
phạt và khắc phục hậu quả
Đàm phán với dân địa phương Kêu gọi tẩy chay sản phẩm
và chính quyền địa phương, Kết hợp với Vedan khắc phục
chính phủ VN.
hậu quả
Nộp phạt ở mức thấp nhất
Tạm dừng SX thời gian ngắn
Kéo dài thời gian nộp phạt

Giải pháp đáp ứng
mối quan tâm

Xây dựng hệ thống nước thải
Xuất khẩu nước thải sang nước sử dụng tiền nộp phạt
khác
Xây dựng chế tài về bảo vệ môi
Sửa chữa nâng cấp hệ thống trường.
nước thải theo tiêu chuẩn yêu Cử cán bộ, thành lập ban giám
cầu chính phủ Việt nam.
sát nước thải của Vedan trong
Làm từ thiện để tranh thủ lại tương lai
thiện cảm của nhân dân Việt Gia hạn giấy phép hoạt động
nam.

trong ngắn hạn….
Hỗ trợ cho dân và chính quyền
điạ phương khắc phục hậu quả.

Dựa trên luật VN va quốc tế.
Chỉ tiêu đánh giá giải
Có lợi cho hai bên
pháp đưa ra có
Dựa trên tiền lệ
khách quan hay
không
BATNA
Đền bù 1 phần thiệt hại
WATNA

Dựa trên luật VN và quốc tế
Có lợi cho hai bên
Dựa trên tiền lệ

Chấp nhận giảm tiền phạt, đền
Chấp nhận vô điều kiện mọi bù, yêu cầu khắc phục hậu quả.
yêu cầu của phía Việt nam
Chấp nhận đóng cửa

Từ mô hình Havard trên đây, để quá trình đàm phán được diễn ra tốt đẹp
chúng ta cần phải nêu rõ và phân tích xác định các bước sau đây:

2



Bước 1: Tách con người ra khỏi vấn đề:
Đối với cả công ty Vedan và chính phủ Việt nam vấn đề nghiêm trong nhất đã
xảy ra là ô nhiễm môi trường. Mà hệ quả kéo theo của nó đối với công ty Vedan là
bị dân chúng xung quanh kiện vì việc xả nước thải của họ ra sông Thị Vải bị phát
hiện. Vedan có thể bị bồi thường, bị đóng cửa hoặc tệ hơn bị xử lý hình sự.
Còn đối với chính phủ Việt nam, hệ quả kéo theo ở đây sẽ là giải quyết việc
xả nước thải bị phát hiện của Vedan và xử lý các vấn đề liên quan đến kiện tụng của
người dân. Có thể Chính sẽ bắt Vedan bồi thường nhưng có thể chính phủ sẽ đóng
cửa Vedan.
Việc đàm phán của hai bên sẽ giúp tìm ra giải pháp phù hợp nhất mà 2 bên cùng
thoả mãn.Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này thông qua mục tiêu đàm phán và mối quan tâm
của 2 bên.
Bước 2: Mục tiêu đàm phán của mỗi bên
Rõ ràng với vấn đề trên đây thì mục tiêu đàm phán của Vedan sẽ là được tiếp
tục hoạt động kinh doanh tại Việt nam với một mức bồi thường được giảm thiểu tối
đa. Tuy nhiên, trên thực tế Vedan cũng nhận thấy rằng với hậu quả khá nghiêm
trọng mà họ gây ra cho môi trường thì có thể họ sẽ bị xử lý nặng hơn khá nhiều.
Đối với chính phủ Việt nam, mục tiêu đàm phán lớn nhất là khắc phục triệt để
ô nhiễm môi trường để người dân yên tâm sinh sống và vẫn cho Vedan hoạt động để
chứng minh chính sách ưu đãi của Việt nam với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên,
một mục tiêu ẩn trong đó là Vedan sẽ phải tham gia vào việc khắc phục hậu quả và
đó như là việc thể hiện trách nhiệm của nhà đầu tư đối với môi trường của nước sở
tại.
Bước 3: Các mối quan tâm: Với những mục tiêu nêu trên, vấn đề giờ đây
chúng ta hướng tới là mối quan tâm của 2 bên:
* Mối quan tâm của Vedan:
Mối quan tâm lớn nhất của Vedan là được duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh tại Việt nam bởi vì công ty đang kinh doanh có hiệu quả và có thị trường ổn
3



định tại Việt nam. Bên cạnh đó, nếu phải chuyển nhà máy sản xuất đi nước khác
công ty sẽ tốn rất nhiều chi phí cho việc xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị.
Một mối quan tâm khác nữa của Vedan là duy trì uy tín và thương hiệu của
hàng hoá trên trường quốc tế vì theo tiêu chuẩn của Châu Âu hiện nay thì việc một
doanh nghiệp bị quy trách nhiệm làm ô nhiễm môi trường tại nơi sản xuất sẽ bị cấm
nhập vào châu Âu. Điều này khiến cho Vedan phải đàm phán làm sao để chính phủ
Việt nam không quy kết hàng hoá của Vedan như vậy.
Đồng thời, Vedan cũng đứng trước làn sóng tẩy chay sản phẩm của dân chúng
Việt nam dẫn tới sản phẩm của họ không bán được.
* Mối quan tâm của Chính phủ Việt nam:
Mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Việt nam là ổn định quốc tế dân sinh,
tức là phải đảm bảo khắc phục được ô nhiễm môi trường để không gây hại cho sức
khoẻ của người dân, đồng thời, đảm bảo công ăn việc làm và đời sống cho 3.000
công nhân của nhà máy Vedan và 20.000 nông dân sống xung quanh nhà máy.
Chính phủ cũng quan tâm tới những người nông dân ở vùng trồng nguyên
liệu cho nhà máy Vedan sẽ không bán được nông phẩm và mất thu nhập.
Một mối quan tâm khác là sự nghiêm minh của việc thực thi luật pháp Việt
nam về môi trường. Nếu không thực hiện nghiêm pháp luật sẽ dẫn tới nhiều vi
phạm có tính hệ thống của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng nếu thực hiện luật
pháp “mạnh tay” sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Vedan, mà suy rộng ra có thể ảnh
hưởng tới môi trường đầu tư, khiến các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có tâm lý e ngại.
Ngoài ra, việc xử lý nghiêm cũng khiến cho nhiều cán bộ bị xử lý vì tiếp tay cho
Vedan.
Bước 4: Các giải pháp đáp ứng mối quan tâm:
Sau khi nghiên cứu các mối quan tâm, để cho mỗi bên đàm phán đều đạt
được các mục đích của mình một cách có lợi nhất và có lợi cả cho đối tác, chúng ta
cùng nghiên cứu về các giải pháp để thực hiện các vấn đề đã được quan tâm ở trên.
* Đối với công ty Vedan:
4



Giải pháp đầu tiên mà Vedan có thể sử dụng là kêu gọi sự gây sức ép về mặt
ngoại giao đối với chính phủ Việt nam. Đài loan là vùng lãnh thổ đầu tư hàng đầu vào
việt nam. Vì vậy, tiếng nói của chính phủ Đài loan cùng khá có trọng lượng trong các
vấn đề ngoại giao.
Bên cạnh đó, Vedan cũng có thể đàm phán trực tiếp với người dân, chính
quyền địa phương và Chính phủ Việt nam. Từ những cuộc đàm phán này, Vedan có
thể tìm ra những giải pháp đền bù phù hợp mà chánh được sự truy tố của pháp luật
Việt nam hoặc các chế tài mạnh mẽ của chính phủ Việt nam.
Vedan cũng có thể tham gia khắc phục hậu quả về môi trường và qua đó thể
hiện thiện chí của mình như: Xuất khẩu nước thải của công ty ra nước ngoài để môi
trường không bị ô nhiễm, sửa chữa và vận hành hệ thống xử lý nước thải của công
ty, bồi thường thiệt hại cho người dân và chính quyền địa phương.
Vedan cũng chấp nhận nộp phạt cho chính phủ Việt nam ở mức thấp nhất có
thể hoặc trì hoãn việc nộp phạt để chiếm dụng tiền.
Cuối cùng, Vedan có thể áp dụng biện pháp làm từ thiện để lấy lại thiện cảm
của người dân Việt nam đối với họ.
* Đối với Chính phủ Việt nam:
Giải pháp hàng đầu là yêu cầu Vedan nộp phạt và phối hợp với chính phủ Việt
nam và người dân để khắc phục hậu quả. Trước hết là tạm dừng sản xuất của Vedan
để hạn chế ô nhiễm. Sau đó, sẽ cho hoạt động trở lại với điều kiện đã sửa chữa và
xây dựng hệ thống xử lý chất thải, đồng thời thành lập uỷ ban giám sát Vedan về sản
xuất và xử lý chất thải để chắc chắn Vedan không thải ra môi trường các chất có hại.
Sử dụng tiền nộp phạt của Vedan để tiến hành công tác xử lý ô nhiễm nguồn
nước sông Thị Vải.
Trong trường hợp, Vedan không hợp tác có thể kêu gọi nhân dân tẩy chay sản
phẩm của Vedan. Dùng các chế tài pháp luật để xử lý nặng công ty Vedan và buộc
bồi thường thiệt hại.


5


Tiếp thu kinh nghiệm từ Vedan, xây dựng hệ thống chế tài pháp luật nhằm
giám sát và quản lý các công ty để không tái diễn những sự việc như Vedan.
Bước 5: Các tiêu chuẩn đánh giá khách quan
Sau khi chúng ta giải quyết được các giải pháp thì điều quan tâm của 2 bên là
các tiêu chuẩn đánh giá khách quan. Để có thể xử lý vấn đề được chặt chẽ cho cả
hai bên, ta phải căn cứ vào luật pháp quốc tế về môi trường, luật pháp của việt nam,
văn hoá kinh doanh của Doanh nghiệp, tiền lệ giải quyết các vấn đề tương tự trên
thế giới và việt nam. Đồng thời, Chúng ta cũng cần quan tâm tới lợi ích của cả 2 bên
trong đàm phán. Chúng ta cũng cần phải lường tới các tình huống xấu có thể xảy ra,
tình huống đó có thể gây thiệt hại cho bất cứ bên nào.
Bước 6: BATNA cho mỗi bên:
Nếu quá trình đàm phán theo các bước trên đây không có kết quả vì 2 bên
không có nhượng bộ thì mỗi bên phải có cho mình một BATNA để phục vụ cho việc
tiếp tục hoạt động của mình.
BATNA của Vedan: Chấp nhận đền bù một phần thiệt hại để chính phủ
việt nam xử lý môi trường.
BATNA của Chính phủ Việt nam: Chấp thuận giảm cho Vedan một phần
tiền phạt và tiền đền bù khắc phục hậu quả.
Nếu trong quá trình đàm phán, mọi việc đều bế tắc thì 2 bên sẽ chuẩn bị cho
mình một WATNA để lường trước tình hình xấu nhất của mình.
WATNA của Vedan: Chấp nhận vô điều kiện mọi yêu cầu của phía Việt
nam
WATNA của Chính phủ Việt nam: Chấp thuận việc đóng cửa Vedan và
tự mình khắc phục hậu quả môi trường.
C. Kết luận:
Có thể nói vấn đề xử lý hậu quả môi trường mà công ty Vedan gây ra đối sông
Thị Vải và người dân là một vấn đề thời sự nóng bỏng đối với người dân Việt nam.

Việc xử lý Vedan như thế nào cho thoả đáng cũng thu hút được sự quan tâm của dư
6


luận. Đàm phàn để giải quyết vấn đề thật thoả đáng đòi hỏi sự nhượng bộ cần thiết từ
phía chính phủ Việt nam và công ty Vedan. Đứng trên quan điểm cá nhân tôi việc giải
quyết vụ việc này phải đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu. Vấn đề ở đây là phải
có giải pháp khắc phục hậu quả về môi trường để không ảnh hưởng tới sức khoẻ của
người dân. Đồng thời, phải giải quyết được vấn đề về công ăn việc làm của công
nhân và nông dân. Cuối cùng, là phải giải quyết xây dựng hướng dẫn và chế tài cho
phù hợp để không tái diễn những vụ Vedan khác.

7



×