Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Vận dụng mô hình học hợp tác với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.83 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ HÀ THU
VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỌC HỢP TÁC VỚI SỰ HỖ
TRỢ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
VÀO DẠY HỌC PHẦN “……..”
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
HUẾ - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ HÀ THU
VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỌC HỢP TÁC VỚI SỰ HỖ
TRỢ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
VÀO DẠY HỌC PHẦN “…..”
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH môn Vật lí
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. MAI VĂN TRINH

HUẾ - 2010

2
MỤC LỤC
1.Lí do chọn đề tài....................................................................................................4
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc vận dụng mô hình học hợp tác với sự hỗ trợ
của các phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học Vật lí phổ thông....................11


1.1. Hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Vật lí phổ thông................11
1.2. Mô hình học hợp tác........................................................................................11
1.3. Các yếu tố liên quan đến nhóm hợp tác...........................................................11
1.4. Các phương tiện dạy học hiện đại....................................................................11
1.5. Qui trình thực hiện mô hình học hợp tác.........................................................11
Chương 2: Vận dụng mô hình học hợp tác với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học
hiện đại vào dạy học phần …….............................................................................12
2.2. Các bước thiết kế bài dạy học Vật lí sử dụng mô hình học hợp tác với sự hỗ
trợ của các phương tiện dạy học hiện đại...............................................................12
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công
nghệ thông tin, con người ở khắp mọi nơi trên thế giới không phân biệt sắc
tộc, tôn giáo, giới tính vẫn có thể cùng nhau học tập, nghiên cứu dù ở cách xa
nhau hàng ngàn cây số. Thế kỉ 21 là kỉ nguyên của tri thức, của sự hợp tác,
liên kết. Sự phát triển của mỗi quốc gia gắn liền với sự phát triển của toàn
nhân loại. Một đất nước không thể phát triển nếu có một nền giáo dục lạc hậu,
không thể hội nhập với bạn bè quốc tế nếu không biết hợp tác.
Đất nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh quan hệ với các
nước trên thế giới, để đáp ứng yêu cầu của xã hội chúng ta phải đào tạo được
những con người biết học tập, biết làm việc hợp tác ngay từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện
nhiều chủ trương, chính sách để đổi mới, làm hiện đại hóa nền giáo dục theo
hướng tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến thế giới nhưng phù hợp với thực
tiễn, văn hóa Việt Nam. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV (khóa VII, 1993), hội
nghị lần III (khóa VIII, 1997) của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục - đào tạo phải hướng vào đào tạo
những con người lao động tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn
đề thường gặp...” và mục tiêu của chương trình mới là “góp phần hình thành

và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết lao động
hợp tác, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên”, và nhấn mạnh “Từng bước
áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học... Các
quan điểm đó được thể chế hóa trong luật giáo dục (1998): “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo
của học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông là tổ
chức cho HS được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động một cách tích cực.
4
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học hợp tác (HHT) góp phần nâng cao kết
quả học tập của HS, HS nhận ra được sức mạnh đoàn kết trong giải quyết các
vấn đề. Ý tưởng là động viên HS “cùng bơi hoặc cùng chìm” với nhau hơn là
đào tạo ra những “kẻ thắng người thua” như trong môi trường học tập có tính
ganh đua một cách truyền thống. HHT đích thực luôn khuyến khích sự tương
tác giữa HS với HS và thiết lập mối quan hệ sâu sắc giữa các thành viên của
nhóm. Khi HHT, HS học được cách lắng nghe ý tưởng của người khác, thảo
luận và phản bác, đưa ra và chấp nhận những phê bình có tính xây dựng từ
bạn bè và cảm thấy thoải mái khi phạm phải sai sót. HHT với những đặc điểm
của nó
• Thúc đẩy HS học tập tích cực và đạt được những thành tích cao;
• Làm tăng khả năng ghi nhớ;
• Đề cao những kết quả đạt được từ kinh nghiệm học tập của HS;
• Giúp HS phát triển các kĩ năng giao tiếp bằng lời nói;
• Phát triển các năng lực xã hội (khả năng lãnh đạo, đưa ra quyết định,
xây dựng lòng tin...);
• Thúc đẩy lòng tự trọng và nâng cao ý thức về bản thân;
Đẩy mạnh các mối quan hệ tích cực giữa các HS như: tinh thần đồng đội,
sự chia sẻ, sự tận tụy, sự cổ vũ động viên... [1].

HHT với việc tổ chức học theo nhóm luôn tạo được không khí sôi nổi, các
HS nhút nhát, yếu kém thường ít phát biểu trong lớp sẽ có môi trường động
viên để tham gia xây dựng bài. Hơn thế nữa, hầu hết các hoạt động nhóm đều
mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và HS dạy lẫn nhau, những vấn đề chưa hiểu,
những lỗi hiểu sai đều được giải đáp, mà thường lại là trong bầu không khí rất
thoải mái. HS có cơ hội thực hành các kỹ năng trí tuệ bậc cao như kỹ năng
sáng tạo, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Các em cũng thực hành các kỹ năng
thông thường như khả năng cùng làm việc và giao tiếp với nhau.
HHT đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục trên thế
giới và được áp dụng thành công ở các nước như Mỹ, Nhật, Anh...
5
Nói về sự hợp tác của người Việt Nam, có một câu chuyện mà hẳn khá
nhiều người biết, rằng: “Với một công việc, một người Việt Nam làm tốt hơn
một người Nhật, nhưng cũng với công việc đó mà hai người Việt Nam cùng
làm thì bằng hai người Nhật cùng làm, với ba người Việt Nam và ba người
Nhật cùng làm một công việc giống nhau thì ba người Việt Nam làm thua ba
người Nhật”. Vì sao vậy? Có lẽ chưa có câu trả lời thỏa đáng từ các
nhà nghiên cứu tâm lý. Tuy nhiên đa số câu trả lời có ngay khi được hỏi là:
sự hợp tác của người Việt Nam chúng ta kém hơn người Nhật [2].
Khả năng làm việc hợp tác không tự nhiên có được mà phải qua rèn
luyện, thực hành thường xuyên để hợp tác trở thành thói quen, nhu cầu thiết
yếu của mỗi người trong học tập, công tác. Thế nhưng, xuyên suốt chương
trình từ cấp một đến đại học chúng ta chỉ chú trọng đào tạo từng cá nhân đơn
lẻ, trong quá trình giáo dục chúng ta thường đề cao thành tích cá nhân. Trước
đây, PPDH truyền thống với lối truyền thụ một chiều khiến HS tiếp thu kiến
thức một cách thụ động, không rèn luyện cho HS năng lực học tập hợp tác.
Thực tế người giáo viên (GV) cũng chưa có kiến thức và tâm lý về hợp tác,
làm sao để chuyển phương pháp đó cho HS [2]. Vì vậy, HS không hiểu rõ vai
trò, ý nghĩa, các yêu cầu đối với nhóm làm việc hợp tác, bề ngoài thì có vẻ
đang đối thoại, hợp tác với nhau nhưng kỳ thực trong thâm tâm HS đang

“cạnh tranh” với nhau, đang nghĩ rằng mình được đánh giá qua thành tích của
cá nhân chứ không phải của tập thể. Mặt khác, phần lớn HS phổ thông thường
có tâm lý “sợ hỏi”, nhất là hỏi trước toàn thể lớp, trước đám đông, ở những
HS yếu kém tâm lý này càng lớn hơn so với các HS khá giỏi.
Hợp tác là phong cách làm việc công nghiệp hiện đại, là một thước đo
của xã hội văn minh. Việt Nam đang phấn đấu để sớm trở thành một nước
công nghiệp hiện đại, bởi vậy giáo dục tinh thần hợp tác cho HS là vấn đề hết
sức quan trọng. Hơn thế nữa, áp dụng phương pháp HHT ở phổ thông còn đáp
ứng những lý do khách quan ở nước ta hiện nay như: góp phần giải quyết sự
bất cập trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong hoàn cảnh mới, để
đáp ứng yêu cầu đào tạo của xã hội, để phù hợp với mục tiêu, định hướng đổi
6

×