Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Hệ thống chủ đề trong thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến (so sánh với quốc âm thi tập của nguyễn trãi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.68 KB, 147 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU QUỲNH NGA

HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ
TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN
KHUYẾN
(SO SÁNH VỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRIỆU QUỲNH NGA

HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ
TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN
KHUYẾN (SO SÁNH VỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA
NGUYỄN TRÃI)
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Thu Hằng

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm
Đường luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi)”dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Dương Thu Hằng là kết quả nghiên cứu của
cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố.
Thái Nguyên,tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Triệu Quỳnh Nga

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam được hoàn thành tại Đại
học Sư phạm Thái Nguyên.Có được luận văn này tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS.Dương Thu Hằng - người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt,
giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật
của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)”.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư
Phạm - Đại học Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy
và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K24 - Văn học Việt Nam
đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ,

khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Triệu Quỳnh Nga

ii


MỤC LỤC
Trang bìa phụ
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài .........................................................................................1

2.
Lịch
sử
..............................................................................................1

vấn

đề


3.

Mục đích nghiên cứu ...................................................................................8

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................8

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................9

6.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................9

7.
Bố
cục
của
........................................................................................10
8.

đề

tài

Đóng góp của đề tài ...................................................................................10

NỘI DUNG .......................................................................................................10

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................11
1.1. Chủ đề và hệ thống chủ đề ........................................................................11
1.1.1. Chủ đề ......................................................................................................11
1.1.2. Hệ thống chủ đề .......................................................................................12
1.2. Điều kiện hình thành và quá trình phát triển thơ Nôm Đường luật trong
lịch sử văn học Việt Nam
.................................................................................13
1.2.1. Điều kiện hình thành thơ Nôm Đường luật..............................................13
1.2.2.
Quá
trình
phát
................................................16

triển

thơ

Nôm

Đường

luật

1.3. Khái quát thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến
..........21
1.3.1. Những yếu tố chi phối đến chủ đề Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ....21
iii



1.3.2. Những yếu tố chi phối đến chủ đề thơ Nôm Đường luật của Nguyễn
Khuyến22
* Tiểu kết chương 1: ..........................................................................................25

iii


Chương 2. NHỮNG CHỦ ĐỀ MANG TÍNH TRUYỀN THỐNG TRONG
THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG
TƯƠNG QUAN VỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI ...27
2.1. Chủ đề thiên nhiên .....................................................................................27
2.1.1. Ngợi ca cảnh đẹp quê hương....................................................................27
2.1.2. Khắc họa bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ....................................................42
2.2. Chủ đề ưu quốc ái dân ...............................................................................51
2.2.1. Khao khát phò đời giúp nước ...................................................................52
2.2.2. Nỗi buồn đau bất lực trước thời cuộc.......................................................55
2.2.3. Tấm lòng kiên trung .................................................................................61
* Tiểu kết chương 2: ..........................................................................................66
Chương 3. NHỮNG CHỦ ĐỀ MANG TÍNH THỜI ĐẠI TRONG THƠ
NÔM ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG TƯƠNG
QUANVỚI QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI ....................68
3.1. Chủ đề con người đời thường ....................................................................68
3.1.1. Con người trần thế trong Quốc âm thi tập ...............................................68
3.1.2. Con người đời thường trong thơ Nguyễn Khuyến ...................................74
3.2. Chủ đề phản ánh xã hội thực dân nửa phong kiến.....................................82
3.2.1. Lên án đời sống văn hóa - xã hội thực dân nửa phong kiến ....................82
3.2.2. Đả kích hình ảnh con người mới trong xã hội thực dân nửa phong kiến
.......85
* Tiểu kết chương 3: ..........................................................................................91
KẾT LUẬN .......................................................................................................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................95


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam ra đời muộn và chịu ảnh hưởng của văn học
Trung Quốc. Tuy nhiên, với ý thức dân tộc các tác giả trung đại luôn cố gắng thoát
li, không ngừng Việt hóa, sáng tạo. Vì vậy, có nhiều thể loại văn học tuy có nguồn
gốc ngoại lai nhưng mang đậm hồn cốt của dân tộc.Thơ Nôm Đường luật là một thể
loại tiêu biểu cho hiện tượng này.
Thơ Nôm Đường luật trên cơ sở kế thừa, tiếp biến thơ chữ Hán Đường luật đã
có những khám phá, tìm tòi trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật để khẳng
định bản sắc văn hóa dân tộc.Quá trình phát triển từ mạch nguồn thơ chữ Nôm với
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi - đã mở ra một hướng đi mới cho nền thi ca dân
tộc, cho đến Nguyễn Khuyến đại diện tiêu biểu của thơ Nôm Đường luật thế kỉ
XIX,thơ Nôm Đường luật đã ngày càng khẳng định được sức sống của nó.
Ngoài ra, các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi đã và
đang được giảng dạy trong nhà trường các cấp. Nghiên cứu đề tài này là việc làm
hữu ích để trau rèn kĩ năng nghiên cứu khoa học và giúp cho việc giảng dạy và học
tập đạt kết quả cao hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hệ thống
chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi)” với mong muốn có được cái nhìn cụ thể, hữu ích về những
đóng góp về chủ đề của Tam Nguyên Yên Đổ cho nền văn học Việt Nam nói
chung, thể loại thơ Nôm Đường luật nói riêng trong tương quan so sánh với Quốc
âm thi tập của Nguyễn Trãi.
2. Lịch sử vấn đề
Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật rất phong phú và đa dạng.Thơ
Nôm Đường luật đề cập đến những vấn đề lớn của lịch sử, của thời đại, đất nước,
con người, đồng thời cũng phản ánh những khía cạnh phức tạp của cuộc sống,

trong tư duy, cảm xúc, có khi rất thầm kín, riêng tư của mỗi cuộc đời, từng số
phận. Xuất phát từ đối tượng, phạm vi phản ánh, khả năng chiếm lĩnh trên các

1


bình diện cuộc sống xã hội và thế giới tâm hồn con người, có thể phân chia thành
những

2


hệ thống chủ đề chính: chủ đề thiên nhiên, chủ đề phản ánh cuộc sống, tâm sự của
tác giả, chủ đề lịch sử, xã hội, đất nước, con người.
Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật mang tính lịch sử. Trong tiến
trình phát triển của hệ thống chủ đề thơ Nôm Đường luật từ thế kỷ XV đến đầu
thế kỉ XVIII nổi bật là những chủ đề gắn với cuộc sống, những tâm sự của tác
giả, dựa trên quan điểm, lý tưởng, phẩm chất của kẻ sĩ, đó là lý tưởng “ái ưu”,
“trung hiếu”, như cốt cách người quân tử, trách nhiệm với minh quân, lương
thần… Những chủ đề này thường hướng tới mục đích giáo dục như tu dưỡng
phẩm chất, triết lý nhân sinh, răn dạy đạo lý, nhân nghĩa… Thời kỳ từ cuối thể
kỷ XVIII - cuối thế kỷ XIX nổi bật là những chủ đề phản ánh cuộc sống xã hội,
đất nước, con người như số phận người phụ nữ, tình yêu lứa đôi, khát vọng giải
phóng của con người thời đại… Những chủ đề này đã hướng nhiều tới mục đích
phản ánh cuộc sống, quyền lợi của con người.Chủ đề với mục đích chính nhằm
giáo dục qua những lời “tự thuật”, “ngôn chí”, qua những vần thơ triết lý và giáo
huấn, thơ Nôm Đường luật đã có bước chuyển mình hướng tới mục đích phản
ánh cuộc sống xã hội, thời đại và số phận con người. Sự biến đổi này đã giúp thơ
Nôm Đường luật mở rộng phạm vi, đối tượng phản ánh của thể loại.
Chủ đề thơ Nôm Đường luật phản ánh khuynh hướng cảm hứng sáng tạo

nghệ thuật. Trong thơ Nôm Đường luật, cảm hứng dân tộc và dân chủ là cảm hứng
chủ đạo.Tuy vậy, ở mỗi thời kỳ lịch sử cảm hứng dân tộc, dân chủ có vai trò khác
nhau.
Trong các tác giả thơ Nôm, Nguyễn Trãi được mệnh danh là người giữ vị trí
“khai sơn phá thạch” của việc Việt hóa hệ thống chủ đề của nền văn học dân tộc.Với
sự xuất hiện của văn bản viết tay Quốc âm thi tập thì tập đại thành thơ Nôm này đã
trở thành “tác phẩm mở đầu cho nền văn học cổ điển Việt Nam”(Xuân Diệu). Trên
thực tế lịch sử văn học Việt Nam có một thể loại mới - thơ Nôm Đường luật.
Nguyễn Trãi luôn có ý thức trên con đường tìm tòi thể loại dân tộc ít nhiều thoát li
Đường luật. Trong cuốn Thơ Nôm Đường luật, tác giả Lã Nhâm Thìn đã phân tích
khá chi tiết về chủ đề thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và chỉ ra phong cách
bình dị, đậm tính dân tộc trong thơ thiên nhiên Nguyễn Trãi, với sự xuất hiện của
3


những hình ảnh thiên nhiên đời thường mùng tơi, muống, mùng… Nhà nghiên cứu
Lã Nhâm Thìn

4


đánh giá rất cao thơ thiên nhiên trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi“Những bức
tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi phong phú và nhiều tới mức phòng tranh thiên
nhiên không đủ chỗ trưng bày, nhà thơ đã phải treo sang cả những phòng tranh
dành cho mảng đề tài khác”[52, tr. 57]. Qua đó, có thể thấy thiên nhiên là tình yêu
rộng lớn của Nguyễn Trãi.
Theo tác giả Hoài Thanh, Nguyễn Trãi đa phần sống trong cảnh đời không
thuận, và “phần lớn thơ Nôm Nguyễn Trãi đã được viết ra trong những cảnh đời
như thế.Hình như lúc này, nhà thơ thấy cần hơn lúc khác một cách nói, một giọng
nói tâm tình. Ta được gặp lại ở đây vẫn con người ấy, một con người rất đẹp, mà

gần gũi hơn, thân mật hơn”[44, tr. 689]. Tuy vậy, dù viết về cảnh đời như thế nào
thì Nguyễn Trãi vẫn hiện lên với cách sống “giản dị, sống thảnh thơi giữa non xanh
cảnh vắng ở Côn Sơn” và ẩn chứa trong tác giả giữa cảnh sống thanh vắng đó là
“tấm lòng ưu ái không nguôi” với cuộc sống của người dân, với vận mệnh của đất
nước. Nguyễn Trãi là một người nghị lực, bản lĩnh và quan trọng hơn cả là tấm lòng
hết mực yêu nước, thương dân, ông đã vững tâm vượt qua tất cả biến cố cá nhân và
xã hội để giữ tiết tháo, sống cương trực. Qua tìm hiểu và nghiên cứu Hoài Thanh đã
khái quát con người Nguyễn Trãi qua Quốc âm thi tập là con người có “ý thức trách
nhiệm đối với dân, với nước. Ý thức ấy đã ra đời từ rất sớm, đã lớn mạnh không
ngừng, đã bền bỉ gần với mọi suy nghĩ và hoạt động của ông cho đến ngày tắt
thở”[44, tr.708].
Còn với Xuân Diệu, ông đã dành nhiều sự quan tâm, đề cao tới mảng thơ về
thiên nhiên tươi đẹp của Nguyễn Trãi:“trong thơ Việt Nam ta, chưa có ai viết những
vần thơ về thiên nhiên hay như Nguyễn Trãi” [44, tr. 666]. Để tăng sự thuyết phục
cho người đọc Xuân Diệu đã đưa ra lí lẽ “Ức Trai có cái đẹp thường trực ở trong
tâm hồn, có cái đẹp là bản chất của tâm hồn, cho nên gặp cái đẹp trong vũ trụ thì
tương ứng ngay, thốt ra thơ đẹp…” [44, tr. 609].
Hay như tác giả Đặng Thanh Lê qua Nguyễn Trãi và đề tài thiên nhiên trong
dòng văn học yêu nước Việt Nam [44] đã khẳng định có một đề tài thiên nhiên trong
thơ Nguyễn Trãi. Theo Đặng Thanh Lê “những cảnh vật nhỏ bé, bình dị vẫn thường
giấu mình trong cuộc sống hàng ngày như: nắng chiều, mây sớm, đậu cây, bờ cỏ…
Nhân vật trữ tình ở đây trở thành chủ đề cảm thụ, chiếm lĩnh vẻ đẹp của thiên nhiên
5


từ góc độ một con người hòa mình vào với xứ sở quê hương, với nơi sinh trưởng”
[44, tr. 693]. Chính điều này đã làm cho “đề tài thiên nhiên của Nguyễn Trãi có
phần nào thoát li nguồn thi hứng như sách vở với những tiều ngư canh mục, phong
hoa tuyết nguyệt, xuân lan thu cúc…đã bị công thức hóa, ước lệ hóa để hướng dần
những đề tài, hình tượng thiên nhiên chân thực, sinh động, gần gũi với tâm hồn dân

tộc, tạo nên những bức tranh thiên nhiên đầy chất thơ và chất thực nói trên” [44, tr.
695].
Trong bài viết “Tư tưởng của Nguyễn Trãi”, Nguyễn Thiên Thụ đã khẳng
định “Nguyễn Trãi luôn hướng đến bổn phận thiêng liêng đối với gia đình và tổ
quốc.Khi ra làm quan, khi về ở ẩn lúc nào Nguyễn Trãi cũng tâm niệm đến hai chữ
trung hiếu” [40, tr. 155].
Nhà phê bình Hoài Thanh trong bài viết “Một vài nét về con người Nguyễn
Trãi qua thơ Nôm”đã chỉ ra quan niệm của Nguyễn Trãi vì “một tấm lòng son” mà
“Ông không chịu bỏ cuộc, ông kiên trì bám trụ. Ông giữ vững khí tiết, giữ vững
lòng ưu ái, giữ vững niềm tin và mặc dù chịu đủ điều tủi cực vẫn nhân hậu với
người, chan hòa với cảnh, vẫn luôn luôn bình tĩnh ung dung” [44, tr. 717].
Trên phương diện lịch sử, giáo sư Lê Trí Viễn đã đánh giá khách quan tư
tưởng, con người Nguyễn Trãi. Trong bài viết “Nguyễn Trãi, nhìn từ phía Lý Trần”, giáo sư nhận định về cách ứng xử của Nguyễn Trãi tạo nên “phong cách
sống: vừa làm việc hết mình cho dân cho nước, nhưng lòng bao giờ cũng sạch, nhẹ
như kẻ xuất gia, không hề nặng danh lợi của kiếp trần, mà cũng vừa biết sống lành
mạnh vui tươi giữa cuộc sống nông thôn lao động, với mọi cảnh vật thiên nhiên”
[66, tr. 65].
Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu dưới góc nhìn văn hóa trong bài viết
“Nguyễn Trãi và Nho giáo” cũng đề cập tới những vấn đề về cách ứng xử của con
người ở phận vị của Nguyễn Trãi. Với bổn phận của một bề tôi “Suốt đời Nguyễn
Trãi làm việc với tinh thần nhập thế có trách nhiệm, luôn để ý đến nhân dân, lo
trước điều lo của thiên hạ” [44, tr. 99]. Còn với vai trò một người cha, ông hết mực
yêu thương, răn dạy con cái “Ông khuyên không nên sợ nghèo, không nên tham lợi,
tham giàu,… quý hơn của cải là đạo đức,… cũng cần phải có học, có nghề và có
tài” [44, tr. 103]. Ông “khuyên anh em nên yêu thương nhau”, “hiếu với cha, trung
6


với vua nhưng không phải tinh thần quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử như của
Nho giáo


7


cứng nhắc” [44, tr. 105]. Qua đó, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu khẳng định
Nguyễn Trãi “lấy con người tự nhiên, tự do tự tại làm cơ sở cho một thái độ sống vì
đời, làm việc thiện cho nhau, có quan hệ đầm ấm với nhau đồng thời đảm bảo thú
vui riêng” [44,tr. 114].
Trong cuốn Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, nhà nghiên cứu
Trần Nho Thìn đã quan tâm đến sự ảnh hưởng của tư tưởng - chính trị trong sáng
tác của Nguyễn Trãi, nhân cách vĩ đại và tinh thần nhà Nho của Nguyễn Trãi từ đó
khẳng định cống hiến của Nguyễn Trãi đối với nền văn học nước nhà. Trong phần
bàn về nhân cách Nguyễn Trãi, ông đã chỉ ra mối quan tâm trong phương thức ứng
xử của Nguyễn Trãi “Chú ý nhiều đến đạo làm cha và đạo làm con chứ hầu như
không đề cập đến các quan hệ xã hội khác” [53, tr. 328].Ông cũng khẳng định
“Trước sau như một, Nguyễn Trãi vẫn kiên trì đạo trung hiếu, vì trung hiếu là điều
kiện để lo cho dân cho nước” [53, tr.
331].
Đến thế kỉ XIX, tiếp nối dấu hiệu Việt hóa chủ đề trong thơ Nôm Nguyễn
Trãi là Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến được giới thiệu lần đầu tiên trên nhiều số
của Nam Phong tạp chí dưới tiêu đề Thơ cụ Yên Đổ vào các năm 1917, 1918, 1919,
1932,
1927,1932. Phải đợi đến vài thập kỷ sau, với công trình Việt Nam văn học sử yếu
của Dương Quảng Hàm (Nha học chính Đông Pháp xuất bản, Hà Nội, 1943), ngành
nghiên cứu văn học mà trước hết là lịch sử văn học mới bắt đầu chú ý đến Nguyễn
Khuyến... Dõi theo lịch trình nghiên cứu tác gia có phong cách tài hoa này, có thể
thấy lịch trình ấy diễn ra qua bốn chặng đường.
Chặng đường thứ nhất là trước năm 1945.Ở chặng đường này Nguyễn
Khuyến còn ít được biết đến và nếu được biết đến cũng chủ yếu qua thơ Nôm của
ông.Người có ý kiến về Nguyễn Khuyến sớm nhất (1918) có lẽ là Phan Kế Bính,

trong công trình Việt - Hán văn khảo (1930), khi “luận riêng về phép làm thơ”.
Chặng đường thứ hai, từ 1945 đến 1975.Ở chặng đường này, việc giới thiệu,
tìm hiểu nghiên cứu về Nguyễn Khuyến đã có bước phát triển mới.Ông tiếp tục
được khẳng định với tư cách một nhà thơ trào phúng, nhà thơ trữ tình - yêu nước,

8


nhà thơ thiên nhiên.Các tác phẩm của ông được tìm hiểu trên nhiều khía cạnh.Công
trình bề

9


thế nhất trong nghiên cứu về Nguyễn Khuyến ở chặng đường này là của Văn Tân
với tên gọi Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất, gồm 204 trang, 5 chương.
Chặng đường thứ ba, từ 1971 đến 1984. Bắt đầu từ năm 1971, NXB Văn học
Hà Nội cho in cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến, dày gần 500 trang do Xuân Diệu giới
thiệu. Kể từ đây việc nhìn nhận, đánh giá Nguyễn Khuyến đã mở ra một giai đoạn
mới. Năm 1984, Nguyễn Khuyến tác phẩm, công trình sưu tầm biên dịch, giới thiệu
về Nguyễn Khuyến đầy đủ nhất ra đời do Nguyễn Văn Huyền thực hiện (NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 1984). Có thể coi đây như một dấu mốc khép lại một chặng
đường dài và chuẩn bị mở ra một chặng đường mới trong tìm hiểu nghiên cứu
Nguyễn Khuyến.
Chặng đường thứ tư, từ năm 1985 đến nay. Đây là chặng đường có thành tựu
lớn nhất trong tìm hiểu nghiên cứu về Nguyễn Khuyến, trước hết được đánh dấu
bằng Hội nghị khoa học lớn kỷ niệm 150 năm sinh nhà thơ (do Viện Văn học phối
hợp với Sở văn hóa thông tin và Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh tổ
chức ngày
15.2.1985). Nhiều phát hiện và ý kiến mới, có giá trị trong khảo cứu, nhận định về

Nguyễn Khuyến, từ con người lịch sử đến con người thơ tác giả được công bố, phần
lớn sau này được lựa chọn, tập hợp trong Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ
(Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994). Có thể coi đây là công
trình chuyên khảo quy mô nhất về Nguyễn Khuyến. Cuối năm 1998, cuốn sách
Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm, do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu,
NXB Giáo dục, Hà Nội,
1998. Tập hợp một cách rộng rãi những bài viết về các công trình khoa học tiêu biểu
về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay.
Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến, mảng thơ Nôm nói chung và
thơ Nôm Đường luật nói riêng chiếm một vị trí quan trọng. Thơ Nôm Nguyễn
Khuyến đã trở thành một trong những đỉnh cao của lịch sử thơ dân tộc. Nhà nghiên
cứu Nguyễn Văn Hoàn đã nhận xét: “Bộ phận thơ ca của Nguyễn Khuyến có khả
năng đi thẳng vào công chúng, chính là bộ phận thơ ca chữ Nôm, thơ văn tiếng
Việt. Chính bộ phận văn học này sẽ tạo nên sự bất tử cho thơ văn Nguyễn Khuyến.
Khuynh hướng dân tộc hóa trong thơ văn của Nguyễn Khuyến cũng sẽ biểu hiện rõ
10


nhất trong chữ Nôm” [19, tr. 16]. Trong thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến đã
dần gạt bỏ yếu tố

11


ước lệ, điển tích, điển cố trong thơ Đường luật bằng những yếu tố mang đậm chất
dân tộc, âm điệu Việt Nam đó là khuynh hướng “dân tộc hóa” trong sáng tác của
ông.
Bài viết “Chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến” [54] của Trần Minh
Thương đã chỉ ra một số biểu hiện Việt hóa thơ Nôm về mặt đề tài, tiêu đề trong thơ
Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến gắn liền với người bình dân, theo hướng dân gian,

trong đó tác giả chỉ ra Nguyễn Khuyến có sử dụng thành ngữ ngữ liệu dân gian,
những cách tân về thơ. Tuy nhiên ở bài viết, những vấn đề này mới được trình bày ở
mức sơ
lược.
Hay như trong bài viết “Sự vận động và phát triển của thơ Nôm Đường luật
theo hướng kế thừa, tiếp biến và sáng tạo với Đường luật Hán trên tinh thần dân tộc
hóa, dân chủ hóa thể loại”[11], tiến sĩ Trần Quang Dũng đã chỉ ra khá rõ một số biểu
hiện tiếp biến và sáng tạo của hệ thống đề tài, chủ đề thơ Nôm Đường luật trong
tương quan với thơ Đường luật Hán. Tuy nhiên bài viết chưa đi vào nghiên cứu
những điểm mới của hệ thống đề tài, chủ đề trong tác phẩm thơ Nôm Đường luật
Nguyễn Khuyến.Như vậy, ở bài viết này thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến vẫn
chưa trở thành đối tượng để nghiên cứu chính trong dòng mạch nghiên cứu về quá
trình Việt hóa thơ Đường luật.
Năm 2005, tác giả Nguyễn Hoàng (Báo Nhân Dân) có bài viết “Nguyễn
Khuyến: Cái nhìn không chỉ thời buổi ấy”. Bài viết này đã nói lên, việc Nguyễn
Khuyến đã từ quan, bất hợp tác với thực dân Pháp, dùng ngòi bút để phơi bày những
tội ác của thực dân và quan lại xấu xa, những giả trá, đen bạc của xã hội thời bấy
giờ, giữ tấm lòng trong sạch và ngay thẳng cho đến cuối đời - đó đã là một nhân
cách lớn.
Năm 2013, tác giả Nguyễn Thanh Liêm có bài viết trên trang bài viết với tựa đề “Đến với Nguyễn Khuyến - nhà thơ trữ tình, trào phúng
xuất sắc”. Bài viết đã nói lên Nguyễn Khuyến suốt cuộc đời luôn sống chan hòa,
gần gũi, chân tình với những người nông dân nghèo khổ.
Năm 2013, tác giả Ngô Thị Kiều Oanh có bài viết trong Tạp chí khoa học
ĐHSP TPHCM với tựa đề “Chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú
12


Xương”.Bài viết giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về tâm hồn, nhân cách của những
nhà nho yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc.


13


Năm 2015, Luận văn thạc sỹ của tác giả Thân Thị Minh Trang ĐHSPTN
nghiên cứu “Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến”, trong đó có đề cập đến nỗi
buồn của Nguyễn Khuyến khi bà cả mất (Khóc vợ), nỗi nhớ con (Nhớ con), nỗi nhớ
cha (Ở kinh gặp ngày giỗ, cảm xúc).
Như vậy cho đến nay, đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về thơ
mảng thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến. Trong đó có một số công trình
khi tìm hiểu về quá trình Việt hóa thơ Đường luật đã đề cập đến vấn đề Việt hóa chủ
đề trong thơ Nôm Đường luật của hai tác giả.Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có
công trình nghiên cứu của tác giả nào lấy “Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường
luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)” làm đối
tượng nghiên cứu chính.
Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường
luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)” với hy
vọng sẽ góp thêm một góc nhìn cụ thể, hữu ích về thơ văn Nguyễn Khuyến và
Nguyễn Trãi.
3. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ được hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn
Khuyến trong tương quan so sánh với hệ thống chủ đề trong Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi. Qua đó thấy được quá trình kế thừa, phát triển hệ thống chủ đề từ tác
giả Nguyễn
Trãi đến Nguyễn Khuyến.
- Góp thêm một góc nhìn cụ thể về hai tác giả và một thể loại văn học đã quen
thuộc lâu nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống chủ đề của thơ Nôm Đường
luật của Nguyễn Khuyến trong mối liên hệ, so sánh với hệ thống chủ đề Quốc âm

thi tập của Nguyễn Trãi.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 86 bài thơ Nôm Đường luật của Nguyễn
Khuyến trong cuốn Nguyễn Khuyến - tác phẩm của Nguyễn Văn Huyền (Tuấn
Thành

14


- Anh Vũ tuyển chọn (2007), Nxb Văn học) và 254 bài thơ Nôm trong Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi trong cuốn Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi, phiên âm và chú
giải của nhà nghiên cứu Phạm Luận, Nxb Giáo dục - Hà Nội (2012).

15


- Một số tài liệu nghiên cứu có liên quan đến luận văn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi tiến hành luận giải các
vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan như: quan niệm về chủ đề và hệ thống chủ
đề, thơ Nôm Đường luật, tìm hiểu, khảo sát, phân tích các chủ đề thơ Đường luật mà
Nguyễn Khuyến thể hiện trong các tác phẩm thơ Nôm Đường luật của ông, trên cơ
sở đối chiếu so sánh với hệ thống chủ đề trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
chính là: phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương
pháp phân tích tổng hợp; phương pháp cấu trúc - hệ thống; phương pháp khoa học
liên ngành.
6.1.Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê khảo sát tìm hiểu về hệ thống chủ
đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến và hệ thống chủ đề trong Quốc

âm thi tập của Nguyễn Trãi. Trong quá trình triển khai và giải quyết vấn đề, phương
pháp này có tác dụng chỉ ra và cụ thể hóa các khía cạnh của vấn đề.
6.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành so sánh các tác phẩm
trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến và Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi. Việc so sánh đối chiếu sẽ thấy rõ những chủ đề mang tính kế thừa và cách tân
trong sáng tác thơ Nôm Nguyễn Khuyến.
6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này phục vụ đắc lực cho quá trình tìm hiểu, khám phá và đánh
giá ý nghĩa của vấn đề được nghiên cứu.Đây là phương pháp nghiên cứu không thể
thiếu để hoàn thiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
6.4. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Chúng tôi sử dụng phương pháp cấu trúc - hệ thống nhằm mục đích giúp cho
việc tìm hiểu về vấn đề hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn
Khuyến so sánh với hệ thống chủ đề trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có
được cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn.
16


6.5. Phương pháp khoa học liên ngành
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi có liên hệ và kết hợp
sử dụng một cách đúng mực kiến thức của các ngành lịch sử, xã hội học, văn hóa
học… nhằm giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận vấn đề nghiên cứu được toàn diện
và sâu sắc hơn.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mục lục,Tài liệu tham khảo,đề tài gồm có ba phần: Mở
đầu,Nội dung và Kết luận. Trong đó phần Nội dung được chúng tôi triển khai
trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Những chủ đề mang tính truyền thống trong thơ Nôm Đường luật

của
Nguyễn Khuyến trong tương quan với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
Chương 3: Những chủ đề mang tính thời đại trong thơ Nôm Đường luật của
Nguyễn Khuyến trong tương quan với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
8. Đóng góp của đề tài
- Đề tài đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn. Qua việc tìm hiểu về hệ thống
chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến trong tương quan với
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi,luận văn góp phần làm rõ nét hơn sự kế thừa, nét
mới, những bước đi đầu tiên của quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc.
- Thông qua đề tài, giá trị thơ văn và tài năng của Nguyễn Khuyến và Nguyễn
Trãi - hai nhà thơ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam, được khẳng định sâu sắc
hơn.
- Các tác phẩm thơ văn của hai tác giả đã và đang được giảng dạy trong nhà
trường các cấp. Kết quả nghiên cứu đề tài này là một tài liệu tham khảo hữu ích
phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về Nguyễn Khuyến và Nguyễn
Trãi nói
riêng, văn học trung đại Việt Nam nói chung.

17


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Chủ đề và hệ thống chủ đề
1.1.1. Chủ đề
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chủ đề là “vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm
được tác giả nêu lên, đặt ra và qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học”[14, tr.
61].Có thể hiểu, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, thể
hiện trong tác phẩm mà nhà văn cho rằng quan trọng nhất, đó là điều nhà văn quan
tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.Ví dụ, trong tác

phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du nêu bật lên số phận bi kịch của người phụ nữ,
những ước mơ vươn tới hạnh phúc, vấn đề đấu tranh để thực hiện tự do và công lí.
Chủ đề luôn được xây dựng từ một đề tài nhất định và xuất phát từ chính ý
đồ, những gợi dẫn từ các hiện tượng cuộc sống cụ thể thông qua cách nhìn, quan
niệm của nhà văn. Chủ đề là sự thể hiện thống nhất hữu cơ giữa hiện thực khách
quan và tư tưởng chủ quan của nhà văn. Vì vậy, có khi cùng viết về một đề tài gần
gũi, mà mỗi nhà văn sẽ nêu lên được những vấn đề sâu sắc khác nhau tùy thuộc vào
tài năng, khả năng thâm nhập vào đời sống và lí tưởng thẩm mĩ. Hay nói một cách
cụ thể hơn là chủ đề được hình thành trong thực tế cuộc sống, được khái quát hóa
vào tác phẩm thông qua cái nhìn chủ quan của tác giả. Đúng như tác giả M.Gorki đã
từng nói: “Chủ đề là cái tư tưởng manh nha trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc
sống gợi lên, làm tổ trong kho ấn tượng của anh ta, nhưng chưa định hình và thể
hiện thành hình tượng, thức tỉnh nhà văn, kêu gọi anh ta lao động để tạo dựng hình
thức cho nó” [32, tr. 262].
Trong văn học, chủ đề không bao giờ là một vấn đề đơn nhất.Nếu trong cuộc
sống, bản chất con người đã là tổng hòa các mối quan hệ xã hội thì bất cứ một vấn
đề nào của nhân sinh cũng liên quan tới hàng loạt vấn đề phức tạp khác của quan hệ

hội.
Chủ đề có mối quan hệ mật thiết với đề tài và nội dung tác phẩm. Nếu khái
niệm đề tài giúp chúng ta xác định “Tác phẩm viết cái gì?”thì khái niệm chủ đề trả
18


×