Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ESA ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 44 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC
TRƯỜNG THPT LỘC NINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Người thực hiện: Phan Ngọc Huy
Chức vụ: Giáo Viên
Tổ: Tiếng Anh
Năm học: 2014-2015

Lộc Ninh, tháng 03 năm 2015

ESA


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC
TRƯỜNG THPT LỘC NINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ESA
ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH 10

PHAN NGỌC HUY

Lộc Ninh, 2015


i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước đã
phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên có cơ hội trao đổi
và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Thứ hai, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và đồng nghiệp trường
THPT Lộc Ninh đã định hướng và chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài này.
Tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn đến các em học sinh đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi hoàn thành thực nghiệm, đối chứng và khảo sát.
Những lời cảm ơn sau cùng xin dành cho gia đình đã hết lòng quan tâm và tạo
điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được bài viết này.

PHAN NGỌC HUY


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................ii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ...............................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................01
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .....................................................................................01
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................02
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................03
4. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................................03
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .............................................................................04
5.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................04
5.2. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................04

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................04
NỘI DUNG ................................................................................................................06
1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ .................................................................................06
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................07
21. Sơ lược về phương pháp ESA ......................................................................07
2.2. Các dạng biến thể ESA ...............................................................................09
3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ESA VÀO DẠY TIẾNG ANH LỚP 10 ........12


iii

4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................................25
4.1. Mục đích của thực nghiê ̣m sư phạm ...........................................................25
4.2. Sơ lược phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê .............................25
4.3. Kết quả thực nghiệm...................................................................................27
4.4. NHẬN XÉT CHUNG ................................................................................29
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................................32
1. KẾT LUẬN .......................................................................................................32
2. ĐỀ XUẤT ..........................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................34
PHỤ LỤC ....................................................................................................................35
GIÁO ÁN GỢI Ý ÁP DỤNG SƠ ĐỒ BÀI NGỮ PHÁP ......................................37


iv

DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Trang
Bảng biểu
1. Bảng 1.1. Thống kê điểm kiểm tra đầu vào đầu năm của học sinh ........................ 06

2. Bảng 4.3.1.1. Tần số điểm kiểm tra ........................................................................ 27
3. Bảng 4.3.1.2. Bảng phân phối tần suất (%) ............................................................ 27
4. Bảng 4.3.1.3. Tổng hợp các tham số đặc trưng ...................................................... 28

Biểu đồ
1. Biểu đồ 4.3.1.1. So sánh tỷ lệ phân phối tần suất giữa TN và ĐC ......................... 28

Hình vẽ và sơ đồ
1. Hình 2.2.1. Chuỗi Mũi tên thẳng của phương pháp ESA ....................................... 09
2. Hình 2.2.2. Chuỗi tiến trình đòn bật của phương pháp ESA .................................. 10
3. Hình 2.2.3. Chuỗi Chắp mảnh của phương pháp ESA ........................................... 10
4. Hình 3.1. Handout Matching Unit 1- reading – SGK hệ 10 năm ........................... 15
5. Hình 3.2. Hoạt động nhóm mở trong giờ học reading – unit 1 – SGK hệ 10 năm 16
6. Hình 3.3. Bình đẳng giới về công việc ................................................................... 18
7. Hình 3.4. Nghề nghiệp giữa nam giới và nữ giới ................................................... 19
8. Hình 3.5. Hoạt động Complete the dialog – Unit 6 - Speaking ............................. 20
9. Hình 3.6. Brochure về tour sinh thái Cần Giờ ........................................................ 23
10. Hình 3.7. Bài quảng cáo về Sa Pa .......................................................................... 25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giao lưu kinh tế của
Việt Nam với các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng. Đặc biệt vào
ngày 31 tháng 12 năm 2015, Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành và các nước
trong ASEAN sẽ trở thành một thị trường duy nhất và không gian thống nhất
[10] thì nhu cầu lao động thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, lại càng
thêm cấp bách. Muốn có được lực lượng lao động sử dụng tiếng Anh thành thạo,

chúng ta cần phải chú trọng đầu tư vốn kiến thức tiếng Anh cho họ ngay từ lúc
còn học phổ thông.
Nhận định được nhu cầu cấp thiết trên, ngày 30/9/2008, Thủ tướng chính phủ
đã phê duyệt “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
giai đoạn 2008-2020” với mục tiêu chung “Đổi mới toàn diện việc dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học
ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được
một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân
lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt
Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử
dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội
nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người
dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”
(trích Quyết định số 1400/QĐ-TTg)
Để đạt được mục tiêu trên, ngoài các tiêu chí về năng lực nghề nghiệp, giáo
viên cần phải xây dựng các mô hình dạy học mới để nâng cao các kỹ năng và
khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, giúp học sinh định hướng và phát triển


2

năng lực toàn diện. Nhận thức được mục tiêu quan trọng đó, người viết đã không
ngừng nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp mới để áp dụng trong giảng dạy môn
tiếng Anh. Sau một thời gian tham gia các hội thảo của Đề án Ngoại ngữ Quốc
gia và các lớp tập huấn về phương pháp dạy học, người viết đã tích lũy, vận
dụng, và mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm từ bản thân thông qua đề tài
“Sử dụng phương pháp ESA để định hướng năng lực cho người học tiếng
Anh 10”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với tất cả sự nhiệt huyết trong nghề giáo, người viết đã không ngừng tìm tòi,

học hỏi và nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học để nhằm một mục
đích là giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và hứng thú, hăng say trong
việc lĩnh hội này.
Người viết cũng đã nhận thức được rằng, để thành công trong dạy học, thì
phương pháp lên lớp của người thầy rất quan trọng, nó định hướng khả năng tư
duy của người học. Chỉ có thể thành công khi người học là trung tâm lĩnh hội
tích cực, sáng tạo nội dung bài học. Thêm nữa, ngoài kiến thức đạt được, người
học cũng cần được phát huy năng lực của mình thông qua các hoạt động trong
giờ học, có như thế, việc phát triển tri thức sẽ song hành với việc hoàn thiện
nhân cách người học một cách tích cực.
Xét về kiến thức ngôn ngữ tiếng Anh thì việc tri nhận của người học sẽ khó
khăn hơn vì bản chất của nó là phải giải mã được (language encoding) thì người
học mới có thể hiểu và vận dụng. Để thực hiện được điều này, người dạy phải
thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm định hướng học sinh theo khuynh hướng
giao tiếp và phát triển kĩ năng, kết quả đạt được là người học biết đọc, nói, nghe,
viết ngôn ngữ này một cách đúng đắn và hiệu quả.


3

Tuy nhiên, thực tế là người học khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường lại rất
bị động trong việc phát triển kĩ năng này. Họ dường như là được đào tạo theo
một hướng: giáo viên truyền thụ gì thì học đó và giáo viên chỉ chú trọng vào ngữ
pháp và đánh giá người học qua điểm số. Do vậy, đã triệt tiêu khả năng tư duy
phản biện của người học cũng như khả năng phát triển toàn diện về năng lực của
người học.
Từ những thực tế trên và thông qua các lớp tập huấn về phương pháp dạy học
của Đề án ngoại ngữ 2020 đã thúc đẩy người viết thực hiện sự thay đổi trong
giảng dạy lớp 10 đề án thông qua việc sử dụng phương pháp ESA để định hướng
năng lực cho người học.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong giới hạn bài viết này, đề tài áp dụng tốt nhất cho học sinh lớp 10 đang
theo học sách giáo khoa (SGK) thí điểm hệ 10 năm, cụ thể là các lớp 10A1 của
trường THPT Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Bên cạnh đó, người viết cũng sử dụng
lớp 10A2 và 10A3 để làm lớp đối chứng.
4. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bài viết nhằm trả lời 3 câu hỏi sau:
(1) Phương pháp ESA có giúp học sinh định hướng năng lực được không?
(2) Phương pháp ESA có vai trò tích cực như thế nào trong việc tri nhận kiến
thức một cách tích cực
(3) Phương pháp ESA có thể trở thành một phương pháp tối ưu trong việc dạy
học định hướng theo kĩ năng được không?


4

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Cơ sở lý luận
Bài viết sử dụng cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo
định hướng năng lực học sinh trọng chương trình sách giáo khoa hệ 10 năm.
Lý luận về giảng dạy bằng bằng phương pháp ESA
5.2. Cơ sở thực tiễn
Sử dụng phương pháp ESA để giúp học sinh tự mình nắm lấy kiến thức qua
các hoạt động theo định hướng năng lực.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành được bài viết, người viết đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
(1) Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra bao gồm khảo sát, phỏng vấn nhanh, quan sát lớp
học, kiểm tra và đánh giá để có số liệu thô cho quá trình nghiên cứu.

(2) Phương pháp bóc tách
Sử dụng phương pháp bóc tách để phân loại và đối chiếu giữa các số liệu
về thực hành ngữ pháp qua các bài kiểm tra.
(3) Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của
giáo viên và hoạt động học của học sinh từ đó đánh giá mức độ thành công
của vấn đề nghiên cứu.
(4) Phương pháp thống kê toán học


5

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sư
phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác nhau trong kết quả học
tập của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.


6

NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Đầu năm học 2014-2015, người viết đã rất vui mừng khi được Sở GD và ĐT
tỉnh Bình Phước tin tưởng và phân công dạy lớp 10 đề án đổi mới sách giáo khoa
và định hướng năng lực học sinh nhằm phát triển đầy đủ các kỹ năng và đáp ứng
được yêu cầu của Đề án ngoại ngữ theo công văn 1400/QĐ-TTg. Bên cạnh niềm
vui người viết cũng nhận thức được trọng trách phải thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao. Vì thế, ngay đầu năm, kết hợp cùng với sở GD và ĐT tỉnh và sự cho phép
của nhà trường, người viết đã cho học sinh thi tuyển đầu vào theo định hướng
giao tiếp dành riêng cho lớp đề án. Kết quả cho thấy hầu hết kiến thức về môn
tiếng Anh của học sinh đều nằm ở mức trung bình. Sự chệnh lệch về mức trên

dưới trung bình không cao nên có thể thấy học sinh dường như chưa thấy được
tầm quan trọng của bộ môn tiếng Anh nên thường không chú trọng rèn luyện,
điều này dẫn đến kết quả không đạt như mong muốn. Biểu hiện qua thống kê
sau:
Kĩ năng

Ngữ pháp

Đọc

10A1

18/40 = 45%

10/40 =25%

10A2

21/35 = 60%

Lớp

10A3

Viết

Nghe

Nói


04/40 =

03/40 =

5/40 =

10%

7.5%

12.5%

09/35 =

02/35 =

01/35 =

02/35 =

25.7%

5.7%

2.9%

5.7%

24/37 =


11/37 =

02/37 =

03/37 =

03/37 =

64.9%

29.7%

5.4%

8.1%

8.1%

Bảng 1.1. Thống kê điểm kiểm tra đầu vào đầu năm của học sinh

Từ bảng thống kê trên, có thể dễ dạng nhận thấy học sinh có tỉ lệ phần ngữ
pháp cao hơn phần kĩ năng. Trong đó, kĩ năng nghe, viết và đặc biệt là nói rất


7

thấp, vì thế mà việc thực hiện dạy học theo định hướng năng lực như đề án ngoại
ngữ 2020 sẽ càng khó khăn hơn.
Nhận thức được khó khăn trên, người dạy đã không ngừng tìm tòi, nghiên
cứu, tham gia các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp và vận dụng công nghệ

thông tin trong dạy học để nhằm giúp học sinh sẽ từng bước hoàn thiện các kĩ
năng ngôn ngữ theo định hướng năng lực. Nhờ quá trình tích lũy như vậy, người
dạy đã tích lũy và áp dụng phương pháp ESA – được xem là phù hợp với xu
hướng đổi mới toàn diện về bộ môn ngoại ngữ hiện nay.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Sơ lược về phương pháp ESA
Phương pháp ESA là phương pháp dạy học ngoại ngữ tiên tiến do nhà giáo dục
học Jemery Harmer nghiên cứu và phát triển. Trong cuốn How to teach English
[1], ông đã phân tích và hướng dẫn rất chi tiết về phương pháp này, cái mà theo
ông gọi là three elements “ESA”, ba yếu tố mà được áp dụng xuyên suốt cả tiến
trình tiết học. Cụ thể ba yếu tố ESA là Engage – Study – Active.
- Engage (Dẫn nhập): là chặng đầu tiên của chuỗi tiến trình bài học, khi
đó, giáo viên phải đánh thức được niềm đam mê của học sinh, cũng có
nghĩa là bao gồm cả cảm xúc của các em. (this is the point in a teaching
sequence where teachers try to arouse the students’ interest, thus
involving their emotions). Cũng theo ông, nguyên nhân khiến người học
thấy chán những điều mà các em được dạy ở trường là vì các em không
được dẫn nhập về mặt cảm xúc vào trong bài học. Những bài học như vậy
lại tương phản với những bài học vui, xúc cảm, kích thích và thử thách.
Có vậy thì học sinh sẽ có cở hội được phát triển đầy đủ hơn về kĩ năng và
năng lực. Để thực hiện tốt bước này, người dạy cần trang bị đầy đủ các


8

hoạt động như trò chơi, âm nhạc, tranh luận, tranh tích hợp, chuyện giai
thoại, … Người dạy cũng có thể hỏi người học về một chủ đề có liên quan
để giúp họ tự nhận thức được vấn đề sắp lĩnh hội. Như thế, giai đoạn này
chính là khâu chuẩn bị “tư trang” để vào việc chính, giúp học sinh dẫn
nhập vào bài một cách sinh động tích cực, và phát huy tối đa khả năng tư

duy phản biện (critical thinking).
- Study (Học): Đây là chặng thứ hai sau khi người học đã nhận thức được
vấn đề sắp học. Ở chặng này, người học sẽ tập trung vào trọng tâm ngôn
ngữ và cách xây dựng nó. Theo Jermery Harmer, chặng Study giúp người
học phân loại được việc học và thực hành về vấn đề đang được thảo luận
chung, thông qua các dạng văn bản, bài khóa, ngữ pháp,… người học sẽ
nắm lấy những ý chính và những chủ điểm từ phát âm cho đến từ vựng,
câu, ngữ pháp thông qua hình thức giao tiếp. Các hoạt động trong chặng
này thường bao gồm boardwork để luận ra điểm trọng tâm, hay những câu
hỏi đặc thù xoáy quanh vấn đề chính của bài học thông qua dạng gap
filling, matching, word ordering,… Ông cũng cho rằng, sự thành công
trong chặng này phụ thuộc vào sự pha trộn khôn khéo của sự tri nhận ngôn
ngữ tiềm thức, tức giúp học sinh nắm bắt, vận dụng được các kiến thức đã
được học hay đã có mà các em không có cơ hội vận dụng thông qua hoạt
động giao tiếp.
- Activate (Kích hoạt): Là chặng cuối cùng giúp người học vận dụng những
kiến thức đã lĩnh hội từ hai chặng trên. Ông Jermery viết: “Các dạng bài
tập và hoạt động được thiết kế để giúp học sinh vận dụng kiến thức ngôn
ngữ tự do và cởi mở thông qua giao tiếp một cách tối đa (exercises and
activities which are designed to get students using languages as freely and
communicatively as they can)”. Rõ ràng, chặng này không tập trung vào
xậy dựng ngôn ngữ hay thực hành các mẫu ngôn ngữ nhỏ lẻ, thay vào đó


9

học sinh sẽ dùng tất cả kiến thức nắm được để tranh luận chủ đề bài học,
như vậy, học sinh sẽ không còn thụ động, không còn luyện tập kiểu diễn
tập (rehearsal) nữa, mà sẽ được “kích hoạt” tối đã ngôn ngữ thực (real
language) và thế giới thực (real world). Để đạt được mục tiêu trên, các

hoạt động trong chặng này cũng cần phải thực tế như: role-plays,
advertisement design, debates and discussions, discribe and draw, story
and poem writing,…
Nhìn chung, ba chặng này cần được vận dụng xuyên suốt cả quá trình học từ
đơn vị bài học này qua đơn bị bài học khác, từ kĩ năng này qua kĩ năng khác, có
như vậy học sinh sẽ luôn có cơ hội sử dụng ngôn ngữ thông qua trao đổi, giao
tiếp và sẽ phát huy hết khả năng tư duy phản biện cũng như những kĩ năng và
kiến thức các em đã tích lũy được. Qua đó, học sinh khi đang ngồi ghế nhà
trường đã có thể sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và tự tin diễn đạt những ý
kiến của mình.
2.2. Các dạng biến thể ESA
Trong quá trình dạy học, người dạy cũng cần linh động tích hợp các chặng ESA
một cách linh hoạt theo chủ đề bài học và theo trình độ học sinh để tạo ra hiệu
quả tối đa cho các em trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
a. Straight arrows: (Chuỗi mũi tên thẳng): Ở chuỗi này, giáo viên có thể giúp
học sinh nắm bắt kiến thức theo một đường thẳng: đầu tiên, giáo viên tạo
hứng thú cho học sinh để dẫn nhập vào bài (Engage), từ đó, các em sẽ học
(Study) được trọng tâm bài học và tạo ra các sản phẩm của mình bằng cách
kích hoạt (Activate). Loại này có thể được mô phỏng theo hình sau:


10

Hình 2.2.1. Chuỗi Mũi tên thẳng của phương pháp ESA

Chuỗi này có tác dụng rất tốt không những trong việc giúp đỡ người học
thực hành ngôn ngữ đã được dự tính trước mà còn có thể vận dụng được
ngôn ngữ mới một cách logic, điều này vừa tạo hứng thú học tập cho học
sinh vừa tạo thể chủ động trong việc truyền đạt kiến thức của người dạy.
b. Boomerang procedure: (Tiến tình đòn bật): Trong một số bài dạy hay một

số lớp học, người học có thể có trình độ cao hơn, và kiến thức ngôn ngữ
phức tạp hơn, người dạy có thể sử dụng loại biến thể này:
- Engage: Người học tranh luận về chủ đề định sẵn một cách tích cực và
hứng thú.
- Activate: Người dạy mô tả về tình huống mà người học sắp nhập vai, trong
quá trình người học nhập vai, người dạy ghi chú những khó khăn học sinh
gặp phải.
- Study: Sau khi nhập vai xong, người dạy truyền đạt những khía cạnh từ
vựng, mẫu câu và ngữ pháp, giải đáp những khó khăn người học vấp phải.
- Activate: Người học nhập vai và vận dụng những kiến thức mới học được
để làm cho bài học trở nên hoàn thiện hơn.
Tiến trình này được mô phỏng qua sơ đồ sau:

Hình 2.2.2. Chuỗi tiến trình đòn bật của phương pháp ESA


11

Như vậy, trong tiến trình này, đòi hỏi người dạy cần giải đáp các vấn đề mà
học sinh gặp phải, và cũng cần chuẩn bị những tình huống nằm ngoài dự tính
khi mà quá trình tư duy phản biện của người học cao hơn.
c. Patchwork (chắp mảnh): Ngoài những bài học có tiến trình phân bổ rõ ràng
các phần, thì cũng có những bài học phức hợp với nhiều tiến trình nhỏ lẻ
thì việc sử dụng biến thể patchwork là cần thiết:
- Engage: Người học dựa vào tình huống hoặc tranh ảnh để bình luận.
- Activate: Người học thực hiện nhập vai nhanh nhân vật trong tranh hay
trong tình huống.
- Activate: Người học nói về cảm giác của họ về vấn đề vừa nhập vai trên.
- Study: Người dạy truyền đạt kiến thức về chủ đề bài học.
- Activate: Người học mô tả chính họ hoặc người trong chủ đề bài học

- Study: Người dạy tập trung vào chủ đề bài học tiếp.
- Engage: Người dạy tạo tình huống theo chủ đề bài học tiếp như quảng
cáo, tranh ảnh, radio, video,…
- Activate: Người học tổng hợp kiến thức lại bằng hoạt động nói – viết, có
thể ghi âm lại bài học của mình theo cách riêng của họ như lồng âm thanh,
hình ảnh, đồ họa,…
Quá trình này được mô phỏng qua sơ đồ sau:

Hình 2.2.3. Chuỗi Chắp mảnh của phương pháp ESA

Nhìn sơ lược qua các biến thể của phương pháp ESA này để có thể thấy sự
linh hoạt của nó khi thiết kế một bài học, nó không chỉ theo một đường thẳng,


12

một hình boomerang, mà còn theo hình patchwork, điều này sẽ rất thuận lợi
cho người dạy trong quá trình phần loại học sinh, bài học và đánh giá chúng
một cách tối ưu nhất.
1.3.

Sự vượt trội của phương pháp ESA trong dạy học

Trải qua một quá trình pháp triển lâu dài về các phương pháp dạy học
nhằm đem đến cho người học một kết quả tích cực, người dạy đã không
ngừng nghiên cứu, tích lũy, thay đổi để phù hợp hơn với lượng kiến thức bài
học ngày càng phức tạp. Các phương pháp mới ra đời kế thừa và phát huy
những ưu điểm của cá phương pháp cũ, cụ thể, tiến trình dạy học đã trải qua
năm phương pháp: Grammar-translation, Audio-lingualism, PPP, TaskBased Learning, và Communicative Language Teaching. Các phương pháp
PPP, Task-Based Learning và Communicative Approach được vận dụng

nhiều trong giảng dạy những năm gần đây. Xong, điều gì khiến cho phương
pháp ESA ra đời và trở nên vượt trội, giúp người học tự tin nghe nói, thể hiện
ý tưởng trong môi trường giao tiếp thực tế.
Theo ông Ted Tucker [5], một lỗi chung nhất của các phương pháp này
chính là giáo viên làm và nói quá nhiều khiến học sinh không có thời gian và
cơ hội để hoạt động và kiểm chứng những gì mình đạt được (one of the most
common errors untrained teachers make is that they talk too much. Let your
students do the talking and watch how quickly they learn). Còn theo Ralph
Braswell [6] lí giải khi dạy các vấn đề ngôn ngữ phức tạp với các mức độ câu
cú hay các kỹ năng giao tiếp, thì các phương pháp trên đã không còn hữu
dụng ( it does not work well when teaching more complex language problems
beyond the sentence level or when teaching communicative skills). Còn về
quan điểm của Jermery Harmer [1], phương pháp PPP chính là dạng Straight
Arrows, và phương pháp Tasked-Based Learning giống với dạng Boomerang
hay Patchwork, còn phương pháp Communicative Approach chính là điểm
nhấn của chặng Activate trọng bài học. Như vậy, các phương pháp trên đã tạo
ra sự kế thừa và phát triển cho phương pháp ESA này.
Tóm lại, ba yếu tố ESA được xem như nển tảng cho việc thành công trong
dạy và học việc vận dụng phương pháp ESA vào tiến trình dạy học sẽ phát
huy tối đa trong việc thúc đẩy quá trình thành công của học sinh về lĩnh hội
ngôn ngữ.


13

3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ESA VÀO DẠY TIẾNG ANH LỚP 10
Qua một quá trình được bồi dưỡng, đào tạo và chuẩn bị kĩ lưỡng về bài dạy,
người viết đã tự tin thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. Trong quá trình dạy, người
viết đã áp dụng phương pháp ESA để định hướng học sinh theo hướng phát triển
năng lực tư duy và kết quả đạt được chính là học sinh tự tin thể hiện ý kiến của

mình thông qua kĩ năng nói. Điều này phụ thuộc nhiều vào yếu tố định hướng
của giáo viên, do vậy, trong lớp học, giáo viên phải sử dụng tiếng Anh và tạo
hứng thú cho các em thông qua các hoạt động đã được lên kế hoạch của mình.
Người viết xin được trích dẫn vắn tắt một số tiết đã sử dụng phương pháp
ESA:
- Tiết Reading của Unit 1, trang 9, SGK hệ 10 năm [2] đề cập đến việc chia sẻ
công việc nhà (sharing housework).
Objective: Trước khi lên lớp, giáo viên cần nắm được mục tiêu của bài học:
Giúp học sinh hiểu tích cực về các vai trò trong gia đình cũng như những lợi
ích đạt được từ việc chia sẻ công việc nhà. Do vậy, giáo viên cần thiết kế bài
học như sau:
Method: ESA – Straight arrows
+ Engage: Ở chặng này, giáo viên dẫn nhập bằng hoạt động Role-play với
tình huống: hôm nay Chủ Nhật mẹ vắng nhà, ba bố con ở nhà dọn dẹp và
chuẩn bị cơm trưa. Yêu cầu các em làm việc theo nhóm ba người với các gợi
ý: phải làm những gì, phân công công việc như thế nào, nghĩ gì về công việc
nhà. Giáo viên cũng tham gia vào một vai để tạo sự hòa đồng với học sinh.
Sau khoảng năm phút thực hiện role-play, giáo viên mời một hoặc hai cặp lên
bảng để diễn lại và nêu cảm tưởng của mình. Giáo viên ghi nhận những khó
khăn các em gặp phải trong quá trình nói và trình bày ý kiến để từ đó mà có
định hướng vào nội dung bài đọc.


14

+ Study: Giáo viên mở rộng bài học bằng việc cung cấp ngữ liệu đặc thù
về bài đọc:
Useful expressions

Main discussion


+ do housework

+ mother is the homemaker

+ do the household chores

+ father is the breadwinner

+ woman’s duty

+ both mother and father share

+ homemaker

household chores

+ breadwinner

+ the benefits for children to share the

+ be responsible for

housework are enormous

+ family finances

+ children are better, more sociable and

+ benefit


responsible at school

+ positive asmosphere

+ parents set a good example

Với các ý chính như vậy, giáo viên có thể giúp học sinh nắm bắt được nội
dung bài đọc thông qua các hoạt động matching và gap-filling trong cặp đóng
(close pairs) và cặp mở (open pairs). Khi học sinh làm các tasks thông qua
hoạt động, các em sẽ có cơ hội thực hành kĩ năng nói, nghe về nội dung bài
đọc, và đặc biệt, các em sẽ tự nhận thấy những khó khăn vướng mắc ở chặng
Engage để từ đó mà tự bổ sung và hoàn thiện. Handout dưới được sử dụng
cho hoạt động Matching với hình thức nhóm mở (Open pairs).
Qua việc thực hành handout Matching này, học sinh có thể nắm bắt được
thông tin chính của bài đọc và có thể thực hành các từ vựng theo những mẫu
câu giao tiếp gắn liền với chủ đề chia sẻ công việc nhà. Điểm đặc biệt ở
handout này chính là quá trình nối hai phía, khi học sinh nhận mẫu card này,
các em sẽ tìm một nửa còn lại của mình bằng cách đi hỏi, cứ mỗi lần hỏi như
vậy, kiến thức bài sẽ liên tục được ghi nhớ.


15

Sau khi học sinh được cung cấp kiến thức đầy đủ về nội dung bài học,
giáo viên sẽ chuyển qua chặng Activate.

Hình 3.1. Handout Matching Unit 1- reading – SGK hệ 10 năm

+ Activate: Đây là chặng vận dụng nội dung bài học cũng như là lúc học

sinh có cơ hội sử dụng ngôn ngữ của mình một cách tối đa, giúp các em giao


16

tiếp, chia sẻ và thực hành bài đọc thông qua quá trình hoạt động nghe – nói.
Do vậy, giáo viên có thể sử dụng các hoạt động debates hoặc discussions
nhằm định hướng học sinh sử dụng ngôn ngữ thực và tình huống thực (real
language in real world).
Trong nội dung bài học này, giáo viên có thể gợi ý hai câu hỏi để các em
thảo luận:
Do you have any problems with sharing housework?
What benefits do you get when sharing housework?

Hình 3.2. Hoạt động nhóm mở trong giờ học reading – unit 1 – SGK hệ 10 năm


17

Từ các hình ảnh ghi nhận trên, có thể dễ dạng nhận thấy sự hào hứng và thích
thú của học sinh khi các em có cơ hội giao tiếp, trao đổi và vận dụng kiến thức
bài học vào ngôn ngữ của mình. Một tiết học hòa đồng, vui vẻ như thế này chắc
chắn sẽ là đòn bẩy giúp học sinh tự tin sử dụng ngôn ngữ và ngày càng thêm
phần gắn bó hơn với bộ môn tiếng Anh.
Cũng cần nói thêm trong hoạt động này, giáo viên ngoài một người hướng
dẫn, quan sát, còn là một thành viên của nhóm, giáo viên có thể đi đến một số
nhóm mà trong chặng Engage các em còn vướng mắc một số lỗi để nghe, nói
cùng với các em, và để kiểm tra những em đó đã biết và vận dụng những kiến
thức mới hay chưa. Sau khi thảo luận nhóm trong năm phút, giáo viên lần nữa
mời các nhóm đứng lên chia sẻ ý kiến của nhóm mình và mời các nhóm khác

nhận xét, góp ý một cách thẳng thắn, thân thiện. Cuối cùng là giáo viên nhận xét
chung, cho điểm hoạt động nhóm, điểm này được tính theo hoạt động cả kỳ học
theo định hướng đánh giá quá trình học các em theo tinh thần công văn số
1252/SGDĐT-GDTrH, ngày 27/8/2014.
Phương pháp ESA dạng Straight Arrows này cũng được vận dụng vào các bài
học có chủ đề gần gũi với đời thường và các mẫu câu hay chủ điểm ngữ pháp
đơn giản như: Unit 3: Music, Unit 4: For a Better Community, Unit 8: New
Ways to Learn. Các đơn vị bài học khác như Unit 2: Your Body and You, Unit 5:
Inventions, Unit 6: Gender Equality, và Unit 7: Cultural Diversity có lượng kiến
thức cao hơn, ngôn ngữ phức tạp hơn, và yêu cầu học sinh phải tư duy học thuật
(academic thinking) nhiều hơn, do vậy, để đáp ứng được yêu cầu bài học thì giáo
viên cần sử dụng tiến trình Boomerang, mà tạo thêm một chặng Activate cho học
sinh vận dụng kiến thức mới được dẫn nhập (Engage). Đơn cử một kĩ năng
Speaking – Unit 6: Gender Equality – SGK hệ 10 năm có sử dụng phương pháp
ESA – Boomerang:


18

Objective: Trao đổi ý kiến và tranh luận về Cơ hội bình đẳng về công việc
giữa nam giới và nữ giới.
Method: ESA – Boomerang procedure
+ Engage: Để dẫn nhập vào bài giáo viên trình chiếu cho học sinh xem
một đoạn video clip ngắn về Gender Equality Work [7]. Hình ảnh dưới được
cắt từ clip.

Hình 3.3. Bình đẳng giới về công việc

Từ clip trên, giáo viên định hướng cho học sinh thảo luận về sự phân biệt về
công việc giữa nam giới và nữ giới. Việc này cũng sẽ rất phù hợp khi học sinh đã

có một nền tảng kiến thức, từ vựng từ các phần bài học trước, do vậy, học sinh
có thể vận dụng liên thông qua tiết học này. Sau khi thảo luận, giáo viên có thể
mời hai, hoặc ba học sinh lên bảng vẽ ra những ý kiến của nhóm về vấn đề nghề
nghiệp giữa nam và nữ, từ trên giáo viên tiếp tục lựa chọn, bổ sung và định
hướng cho học sinh nhập vai để kích hoạt khả năng tư duy bởi chặng Activate.


19





Hình 3.4. Nghề nghiệp giữa nam giới và nữ giới

+ Activate: Phân lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm theo một quan điểm khác
nhau về công việc dành cho người phụ nữ: Quan điểm truyền thống (người
phụ nữ nên ở nhà để làm việc nhà và chăm lo chồng con) và quan điểm hiện
đại (ai cũng có thể làm việc nhà, chăm lo con cái, được đi làm và được trả
lương theo công sức bỏ ra). Học sinh có thể trình bày ý kiến và phản bác ý
kiến của nhóm đối nghịch bằng những lý do có sức thuyết phục, giáo viên
làm trung gian, ghi chép những ý kiến và những khó khăn khi học sinh nói
như ý, từ vựng, ngữ pháp, phát âm, diễn xuất. Sau tranh luận khoảng 7 phút,
giáo viên cho học sinh chuyển qua chặng study.
+ Study: Ở chặng này, giáo viên cung cấp ngữ liệu bài học cần thiết:
+ Đề xuất ý kiến
+ Đồng ý và không đồng ý với ý kiến
+ Phản bác ý kiến
+ Kiến thức bài học trong task 2 trang 10
+ Đề xuất mẫu giao tiếp như trong task 3 trang 10

Cho các em hoạt động Complete the dialog để vận dụng các ngữ liệu trên:


×