Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 178 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NỮ ĐOÀN VY

TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NỮ ĐOÀN VY

TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẬU
2. PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.

Tác giả

Nguyễn Nữ Đoàn Vy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC
ĐỘNG CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐÔ THỊ

1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước
1.3. Đánh giá những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề
luận án tập trung nghiên cứu
1.4. Khung phân tích của luận án
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TÁC
ĐỘNG CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
ĐÔ THỊ CẤP TỈNH

2.1. Người nhập cư và nguyên nhân xuất hiện người nhập cư
2.2. Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị cấp tỉnh

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tác động của người nhập cư đến phát triển
kinh tế - xã hội ở đô thị cấp tỉnh
2.4. Kinh nghiệm điều tiết tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế xã hội của một số địa phương và bài học đối với thành phố Đà Nẵng
Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1
8
8
14
30
33

34
34
46
56
58
72

3.1. Các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng
đến tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội
3.2. Tình hình người nhập cư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2017
3.3. Thực trạng tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2017
3.4. Đánh giá chung về tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Đà Nẵng

109

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TIẾT TÁC ĐỘNG CỦA

NGƯỜI NHẬP CƯ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

120

4.1. Dự báo xu hướng người nhập cư vào thành phố Đà Nẵng và quan điểm
điều tiết tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội
4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm điều tiết tác động của người nhập cư đến phát
triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

72
79
85

120
127
147
149
150
159


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ASXH

: An sinh xã hội


BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CLCS

: Chất lượng cuộc sống

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh/Thành phố

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KCN

: Khu công nghiệp

KCX


: Khu chế xuất

LĐ-TB&XH

: Lao động, Thương binh và Xã hội

NCS

: Nghiên cứu sinh

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NOXH

: Nhà ở xã hội

PCI

: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

SKSS

: Sức khỏe sinh sản

TCTK

: Tổng cục Thống kê


TĐTDS

: Tổng điều tra dân số

UBND

: Ủy ban nhân dân

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Điểm số, vị trí xếp hạng PCI Đà Nẵng qua các năm ...........................74
Bảng 3.2: Tỷ suất và số lượng người nhập cư vào thành phố Đà Nẵng qua
các năm ................................................................................................80
Bảng 3.3: Lí do nhập cư vào thành phố Đà Nẵng ................................................82
Bảng 3.4: Số lượng công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng năm 2016 ......................................................86
Bảng 3.5: Số lượng và tỷ lệ người nhập cư phân theo độ tuổi, giới tính tại
thời điểm điều tra.................................................................................87
Bảng 3.6: Nghề nghiệp hiện tại của người nhập cư vào thành phố Đà Nẵng ..........92
Bảng 3.7: Trình độ học vấn của người nhập cư phân theo giới tính tại thời
điểm điều tra ........................................................................................97
Bảng 3.8: Trình độ chuyên môn của người nhập cư vào Đà Nẵng......................97
Bảng 3.9: Tình trạng nhà ở của người lao động nhập cư ...................................103



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Lý do nhập cư.......................................................................................43
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng qua các năm ........................75
Hình 3.2: Qui mô GRDP của Đà Nẵng quan các năm .........................................75
Hình 3.3: GRDP bình quân đầu người .................................................................76
Hình 3.4: Lí do nhập cư vào thành phố Đà Nẵng ................................................82
Hình 3.5: Cơ cấu ngành kinh tế của Đà Nẵng qua các năm ................................91
Hình 3.6: Những khó khăn người nhập cư gặp phải khi đến thành phố
Đà Nẵng sinh sống ..........................................................................103


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Di dân là một qui luật tự nhiên của quá trình phát triển dân số và là một
hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan, có tác động đến trình độ phát triển của
một quốc gia. Di dân là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều
giữa các vùng, miền, lãnh thổ. Phù hợp với xu thế chung của sự phát triển, ở
Việt Nam, lịch sử di dân luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Trong giai đoạn sau 1975 và trước thời kỳ đổi mới, di dân trong nước
chủ yếu theo các chương trình kinh tế mới của Chính phủ (di dân có tổ chức).
Từ năm 1986, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa (CNH, HĐH) và đô
thị hóa đất nước, di dân tự do có xu hướng gia tăng mạnh mẽ nhất là ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Tây
Nguyên, vùng Đông Nam Bộ... Theo Tổng điều tra dân số (TĐTDS) năm 2009,
có khoảng 3,8 triệu người (tương đương khoảng 16% dân số) từ 5 tuổi trở lên
là người nhập cư trong giai đoạn 2004 - 2009. Trong giai đoạn 1999 -2009, tỷ
lệ di dân thành thị - nông thôn tăng bình quân 9,2%/năm và dự báo dân số di cư

từ nông thôn ra thành thị sẽ đạt 5 triệu người vào năm 2019 [8, tr.25].
Đà Nẵng đã và đang trở thành một thành phố năng động, nhất là trong
phát triển kinh tế. Hơn nữa, với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi,
trong những năm gần đây, một lượng lao động rất lớn từ các tỉnh, thành đã di
chuyển vào thành phố mưu sinh. Quá trình này dẫn đến những tác động sâu sắc
trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng: một mặt, tạo ra sự cân
bằng về lực lượng lao động giữa các vùng cũng như giữa các khu vực trên địa
bàn thành phố; nguồn lực lao động của thành phố được bổ sung; đời sống văn
hóa của thành thị ngày càng phong phú; mặt khác, lại tạo ra sức ép đối với thành
phố trong việc cung ứng các dịch vụ công, các dịch vụ xã hội cơ bản như vấn đề
học tập, khám chữa bệnh, vui chơi, giải trí; các vấn đề xã hội nảy sinh gây sức ép
đối với công tác quản lý hành chính nhà nước của thành phố…


2
Như vậy, bên cạnh những tác động tích cực, có lợi, người nhập cư đã có
những tác động nghịch chiều đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố,
do đó việc nghiên cứu thực trạng tác động của người nhập cư đến phát triển kinh
tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng để đánh giá những kết quả đạt được cũng như
những hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm điều tiết tác động
này theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong
tương lai là rất cần thiết.
Để làm được điều này, luận án phải trả lời các câu hỏi sau: (1) Tình hình
người nhập cư vào thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua diễn ra như thế nào?;
(2) Người nhập cư vào thành phố Đà Nẵng thời gian qua có đặc điểm như thế
nào và đã tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố?; (3)
Chính quyền thành phố cần có những giải pháp, chính sách nào để điều tiết tác
động này theo hướng có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội?
Hơn nữa, ở một khía cạnh khác, chúng ta không thể cấm họ nhập cư vì
một mặt vi phạm quyền con người, vi phạm luật cư trú và quan trọng hơn cả,

việc di chuyển lao động đến những nơi có điều kiện sống tốt hơn, có nhiều cơ
hội tìm việc làm, mức lương cao hơn… là một xu thế khách quan của quá trình
phát triển.
Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Tác động của người
nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng” làm luận án tiến
sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng
những tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Đà Nẵng, từ đó đề xuất những giải pháp điều tiết tác động của người nhập cư
nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng
bền vững. Chủ thể để điều tiết tác động này là chính quyền thành phố Đà Nẵng.


3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về nhập
cư và tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội để có cơ sở
phương pháp luận cần vận dụng trong luận án, những vấn đề đã được giải quyết
mà luận án có thể kế thừa, phát triển và những khoảng trống cần phải bổ khuyết;
Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn
về điều tiết tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở một số
địa phương để Đà Nẵng có thể tham khảo;
Thứ ba, đánh giá thực trạng tác động của người nhập cư đến phát triển
kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2017 trên 2 mặt: tác động
tích cực và tác động tiêu cực.
Thứ tư, dự báo xu hướng nhập cư vào thành phố Đà Nẵng đến năm 2025
và đề xuất giải pháp điều tiết tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở
đô thị trên cả 2 mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung
- Luận án chỉ nghiên cứu những người lao động ở tỉnh, thành khác nhập
cư đến thành phố Đà Nẵng một cách tự phát, không theo chủ trương, kế hoạch
của Nhà nước.
- Luận án không nghiên cứu người nhập cư là người có quốc tịch nước ngoài.
- Luận án không nghiên cứu lượng sinh viên từ các tỉnh, thành khác đang
theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
- Luận án không nghiên cứu bộ phận lao động sáng “vào” chiều “ra”.


4
- Luận án không nghiên cứu những người đến thành phố để chữa bệnh, du
lịch, thăm họ hàng…
Phạm vi về không gian
Nghiên cứu tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở
thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, để có nguồn số liệu sơ cấp, tác giả luận án khảo
sát, điều tra thu thập dữ liệu tại 07 quận, huyện trên địa bàn thành phố, gồm: Hải
Châu, Liên Chiểu, Sơn Trà, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa
Vang. (Chưa có điều kiện để nghiên cứu huyện đảo Hoàng Sa).
Phạm vị về thời gian
- Số liệu thứ cấp và các báo cáo được thu thập trong khoảng thời gian từ
2010 - 2017.
- Số liệu sơ cấp có được thông qua điều tra xã hội học. Đề tài điều tra thực
tế vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp xử lý tác động của người nhập cư đến

phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng được áp dụng đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu cơ bản của kinh
tế chính trị. Ngoài ra, để phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng
đảm bảo tính khách quan, khoa học, Luận án sử dụng một số phương pháp bổ
sung như: phương pháp thu thập thông tin; phân tích tài liệu và bảng tổng hợp số
liệu để minh hoạ. Đặc biệt, luận án còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học
để có nguồn dữ liệu sơ cấp.
Cụ thể:
+ Điều tra bằng phiếu:
- Đối tượng điều tra: Người nhập cư từ các tỉnh, thành khác vào thành phố
Đà Nẵng; đại diện doanh nghiệp và tổ trưởng tổ dân phố.
- Qui mô mẫu:


5
Đối với người nhập cư:
Sử dụng phương pháp Yamane Taro (1967) để tính cỡ mẫu cho điều tra
[54, tr.18]
Công thức tính mẫu: n= N/(1+N*e2)
Trong đó n là cỡ mẫu cần xác định cho nghiên cứu, N là kích thước tổng
thể, e là mức sai số chấp nhận.
Căn cứ vào số liệu từ Niên giám thống kê Đà Nẵng 2017, dựa theo công
thức tính mẫu ở trên, với khoảng tin cậy là 95% (mức sai số là 5%) ta có kết quả
như sau:
n = 197.301 /(1 + 197.301* 0,052) = 400
Tuy nhiên, dựa trên tình hình thực tế cũng như cân đối khả năng thực hiện
khảo sát của NCS, NCS tiến hành điều tra khảo sát với quy mô mẫu là: 660

phiếu dành cho người nhập cư.
Số lượng phiếu được xử lý là 650 phiếu (10 phiếu không đủ thông tin,
không xử lý).
Cách chọn đối tượng điều tra: Chọn ngẫu nhiên, mỗi quận, huyện chọn 57 người lao động tự do đang làm việc, có thuê trọ và đăng ký tạm trú tại các
quận, huyện: Hải Châu; Thanh Khê; Sơn Trà; Ngũ Hành Sơn; Liên Chiểu; Cẩm
Lệ và Hòa Vang để làm khởi đầu điều tra. Sau đó, từ sự giới thiệu của những
người ban đầu này, tác giả đề tài tiến hành gặp và điều tra theo số lượng dự định
điều tra. (Điều tra ở quận Hải Châu 80 người; quận Liên Chiểu: 100 người; quận
Sơn Trà 100 người; quận Cẩm Lệ 100 người; quận Thanh Khê 100 người, quận
Ngũ Hành Sơn 100 người và huyện Hòa Vang 80 người).
Đối với doanh nghiệp và tổ trưởng tổ dân phố:
- Đối với doanh nghiệp, NCS chọn 5% tương ứng với 20 doanh nghiệp
trong số 343 doanh nghiệp [95] hoạt động tại các khu công nghiệp (KCN), khu
chế xuất (KCX) Đà Nẵng để điều tra. Các doanh nghiệp được chọn một cách
ngẫu nhiên, chọn ngẫu nhiên 4 KCN, KCX;tại mỗi KCN, KCX chọn ngẫu nhiên
5 doanh nghiệp với các loại hình tổ chức và sản xuất kinh doanh khác nhau:


6
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân... họat động trong
các lĩnh vực khác nhau: may mặc, giày da, sản xuất linh kiện điện tử...
- Đối với tổ trưởng tổ dân phố, NCS chọn 5% tương ứng với 140 tổ
trưởng trong số 2.784 tổ trưởng tổ dân phố [96] trên địa bàn thành phố để điều
tra. Các tổ trưởng được chọn một cách ngẫu nhiên. Mỗi quận, huyện chọn ra 4
phường, mỗi phường chọn ra 5 tổ dân phố và điều tra 5 tổ trưởng tổ dân phố này.
+ Phỏng vấn sâu:
Phương pháp này nhằm khai thác thông tin theo chiều sâu, góp phần phản
ánh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu đồng thời phương pháp này bổ sung
cho phương pháp điều tra xã hội học. Luận án tiến hành phỏng vấn sâu một số
người lao động nhập cư đang làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức: xe

ôm; đánh giày và bán hàng rong, một số công nhân làm việc trong các doanh
nghiệp tại các KCN…; cán bộ của địa phương.
- Phương pháp phân tích tài liệu::
+ Xử lý logic đối với các thông tin định tính;
+ Phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng quá trình nhập cư ở
thành phố Đà Nẵng;
+ Dựa vào nguồn dữ liệu sơ cấp với các thông tin do người lao động nhập
cư cung cấp để chỉ ra đặc điểm của người nhập cư, nguyên nhân nhập cư và dự
báo xu hướng nhập cư trong thời gian đến;
+ Dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu sơ cấp kết hợp với những
thông tin thu thập được từ phỏng vấn sâu để đánh giá, phân tích tác động của
người nhập cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án xây dựng một khung lý thuyết về tác động của người nhập cư
đến phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị trên cả 2 mặt: tác động tích cực và tác
động tiêu cực.
- Luận án chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến tác động của người nhập cư
đến phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị.;


7
- Luận án phân tích và đánh giá thực trạng tác động của người nhập cư
đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2017;
- Luận án dự báo xu hướng nhập cư và đặc điểm người nhập cư vào
thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới, xác định quan điểm và từ đó đề xuất các
giải pháp điều tiết tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế-xã hội của
thành phố.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về nhập cư và tác động
của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội của đô thị;

- Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện những qui định, chính sách về
quản lí dân cư nói chung và quản lí người nhập cư nói riêng trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước;
- Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học, thực tiễn cho các cấp quản
lý chính quyền, các nhà quản lý đô thị trong việc đề ra phương hướng, chính
sách phát triển kinh tế và quản lý xã hội nhằm điều tiết tác động của người nhập
cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị;
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong quá trình phát triển lực lượng sản
xuất, bên cạnh chú trọng yếu tố vật chất là tư liệu sản xuất, cần phải chú trọng
đến yếu tố con người - lực lượng cơ bản của lực lượng sản xuất, đây là yếu tố
đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất;
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy về chính sách xã hội, chính sách dân số, lao động và việc làm, chính sách
di dân...
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các bản phụ
lục, nội dung luận án được chia làm 4 chương, 14 tiết:


8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG
CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐÔ THỊ
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

Vấn đề di dân nói chung trong đó có vấn đề nhập cư đã được nghiên cứu
nhiều trên thế giới kể từ đầu thế kỷ XIX trên cơ sở hợp tác của nhiều ngành khoa
học. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
khái niệm di dân; khái niệm nhập cư; nguyên nhân nhập cư; những tác động của
người nhập cư đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nơi đến; chính sách, biện pháp

đối với hiện tượng nhập cư… Có thể liệt kê một số công trình sau:
- Sách The Methods and Materials of Demography (Các phương pháp và
tài liệu của nhân khẩu học) của Henry.S. Shryock, Jacob S. Siegel và các cộng
sự [84, tr.579].
Trong cuốn sách, các tác giả đã cho rằng: Di dân là một hình thức di
chuyển về địa lý hay không gian kèm theo sự thay đổi nơi ở thường xuyên giữa
các đơn vị hành chính. Theo các tác giả, sự thay đổi nơi ở tạm thời như thăm
viếng, du lịch, buôn bán, kể cả qua lại biên giới, không là di dân. Như vậy, theo
định nghĩa này, không phải mọi sự di chuyển của con người đều là di dân mà di
dân còn phải gắn liền với sự thay đổi các quan hệ xã hội của người di chuyển.
- Sách Xã hội học của Richard T. Schacfeer [83, tr.668-696], tại Chương
21 với tên chương Dân số và môi trường, có mục Dân số và nhập cư đề cập đến
2 khía cạnh: nhập cư trên thế giới và nhập cư trong nước (nước Mỹ). Theo tác
giả: nhập cư là một hiện tượng xã hội phức tạp và là kết quả của đủ loại yếu tố,
trong đó yếu tố kinh tế là nổi trội.
- Sách Xã hội học của John và Macionis [86, tr.66-702]
Trong công trình này, có nội dung bàn về sự nhập cư và đô thị hóa. Các
tác giả cho rằng, sự nghèo đói ở các ngôi làng ở nông thôn là một “yếu tố đẩy
quan trọng” còn cuộc sống sung túc ở thành phố là yếu tố kéo; ngoài ra còn có


9
thể có sự can thiệp của yếu tố đối lập chính trị, tôn giáo hoặc là sự đi tìm “bầu
không khí dễ chịu để định cư”, qua đó chúng ta liên tưởng đến mối quan hệ giữa
di dân và đô thị hóa.
- Bài báo A Theory of Migration (Lý thuyết di dân) của Everett S. Lee [81,
tr.47-57].
Trong bài báo, di cư được định nghĩa một cách rộng rãi như là một sự
thay đổi tạm thời hoặc vĩnh viễn nơi cưu trú. Không có giới hạn nào về khoảng
cách của sự di chuyển hoặc theo tính chất tự nguyện hoặc không tự nguyện của

hành động, và không có sự khác biệt nào giữa di cư bên ngoài và nội bộ. Everett
S. Lee cho rằng nguyên nhân và hậu quả của sự di cư là có khác nhau. Đồng
thời, tác giả cũng khẳng định không phải tất cả các loại di chuyển trong không
gian đều được bao gồm trong định nghĩa này.
Trong bài báo, tác giả đã tổng kết một số các yếu tố quyết định đến việc
nhập cư của người dân từ nông thôn ra thành thị. E. Lee thừa nhận, di dân nông
thôn - đô thị chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng ở cấp
độ khác nhau. E. Lee lập luận rằng quyết định nhập cư được dựa trên 4 nhóm
yếu tố: (1) các yếu tố gắn bó với nơi ở gốc; (2) Các yếu tố gắn với nơi sẽ đến; (3)
các trở ngại nhập cư và (4) các yếu tố thuộc về người nhập cư. Trong đó, quan
trọng hơn cả là những yếu tố cơ bản liên quan đến nơi đi, gọi là “lực đẩy” và nơi
đến gọi là “lực hút”.
Lực đẩy: Là những yếu tố, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chính trị,
văn hoá… Ở vùng xuất phát không đáp ứng các nhu cầu sống (nhu cầu vật chất,
tinh thần, nhu cầu về lao động, việc làm…) đã đẩy họ ra ngoài nơi họ đang sinh
sống, khiến họ phải đi tìm vùng đất mới nhằm thoả mãn các nhu cầu của họ.
Trong quá trình nhập cư từ nông thôn ra đô thị, lực đẩy được xác định chủ yếu là
do sự khan hiếm về đất canh tác, thiếu việc làm, thừa lao động, tiền công ít ỏi,
mong muốn tìm đến vùng đất hứa có khả năng kiếm việc làm, tăng thu nhập để
đầu tư cho con cái học hành với mong muốn cải thiện cuộc sống của thế hệ
tương lai… tại các vùng nông thôn. Ngoài ra còn có thể tính đến những yếu tố có


10
tính phi kinh tế có tính đặc thù riêng của người di chuyển như các yếu tố tinh
thần, tình cảm, đặc điểm cá nhân…
Lực hút: Là những điều kiện, yếu tố thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội,
chính trị, văn hoá ở nơi đến (vùng nhập cư) đã cuốn hút người nhập cư ở nơi
khác di chuyển đến làm việc và sinh sống. Lực hút ở đô thị thường là cơ hội
sống thuận tiện, có khả năng tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn, có triển

vọng cải thiện đời sống hơn, thuận tiện trong sản xuất kinh doanh, có điều kiện
tốt hơn về giáo dục, y tế, dịch vụ xã hội so với ở nông thôn.
Tuy nhiên, lý thuyết “hút - đẩy” không phải là lý thuyết hoàn chỉnh có thể
thuyết phục được tất cả mọi người vì nó không lý giải được tại sao trong cùng
một hoàn cảnh có một số người nhập cư, còn số khác thì không.
- Bài báo The Laws of Migration (Các qui luật của di dân) của E.G
Ravenstein [87, tr.167-235].
Đây là một trong những lý thuyết về di dân sớm nhất trong trường phái cổ
điển, được đưa ra vào cuối thế kỉ XIX. Ông đã đưa ra lý thuyết di dân với nội
dung cơ bản sau: hầu hết các cuộc di chuyển của dân cư diễn ra trong khoảng
cách ngắn; nữ giới tham gia di chuyển nhiều hơn nam giới trong khoảng cách
ngắn; mỗi dòng di dân đều có dòng di dân ngược lại; di dân từ nông thôn đến
thành phố chủ yếu diễn ra theo từng giai đoạn và động lực thúc đẩy chủ yếu của
di dân là kinh tế. Theo ông, nhập cư xảy ra sớm bởi sự khác biệt về trình độ phát
triển, bởi tiến trình công nghiệp hoá và phát triển thương mại giữa các khu vực
của một quốc gia. Mặt khác, sự nhập cư bị chi phối bởi khát vọng về một cuộc
sống tốt đẹp hơn. Những người sống ở khu vực kém phát triển hay nghèo khổ
thường có xu hướng chuyển đến những khu vực phát triển hơn. Có nghĩa là con
người nhập cư vì sự chênh lệch về kinh tế giữa nơi đi và nơi đến.
- Bài báo Economic Development with Unlimited Supplies Labour (Sự
phát triển kinh tế với nguồn cung lao động vô hạn) của William Arthur Lewis
[89, tr.139-191] là sự phát triển lý thuyết di dân của E.G Ravenstein.


11
Theo ông, dân số nhập cư vào đô thị vì những lí do sau:
Thứ nhất, sự tăng trưởng kinh tế và sự mở rộng của khu vực công nghiệp
đặt ra đòi hỏi phải có thêm lực lượng lao động đáp ứng. Sự tăng lên không
ngừng của dân số trong khi đất đai không tăng đã làm cho lao động nông nghiệp
dư thừa. Số lao động dư thừa này có khuynh hướng tìm kiếm các cơ hội làm việc

tại các khu công nghiệp và thành phố, nơi có nhu cầu tuyển dụng. Lewis coi đây
là sự điều tiết có tính chất tự nhiên, là sự cân bằng lao động giữa các khu vực,
các ngành nghề.
Thứ hai, do sự chênh lệch về mức lương giữa nông thôn và đô thị. Sự
nhập cư lao động này sẽ dừng lại khi mức lương ở đô thị cân bằng với mức thu
nhập của người dân ở nông thôn. Chính từ quan điểm này, nhiều nhà nghiên cứu
gọi lí thuyết của Lewis là mô hình cân bằng.
Như vậy, Lewis cho rằng chính sự chênh lệch về thu nhập, việc làm giữa
khu vực công nghiệp và nông nghiệp là nguyên nhân chính của việc nhập cư vào
đô thị.
- Bài báo Migration, Unemployment and Development: A Two-Sector
Analysis (Di dân, thất nghiệp và sự phát triển: Nghiên cứu 2 khu vực) của John
H. Harris và Micheal Torado [85, tr.126-142].
Từ hướng tiếp cận kinh tế học, hai tác giả John H. Harris và Micheal
Torado đã nghiên cứu hiện tượng nhập cư vào thành thị tăng tốc trong bối cảnh
thất nghiệp ở thành thị vẫn tiếp tục gia tăng. Khác với mô hình “Hai khu vực”
(Dual sector- khu vực kép) của Arthur Lewis lý giải nguồn gốc của việc nhập cư
dựa vào giả định “dư thừa lao động” trong khu vực nông thôn, mô hình “Thu
nhập kỳ vọng” của Harris - Todaro giải thích quyết định của người lao động
nhập cư từ khu vực nông thôn ra thành thị dựa trên sự khác biệt về mức thu nhập
dự kiến có được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu
nhập trung bình đang có ở nông thôn. Như vậy, nghiên cứu của hai ông đã bổ
sung thêm nguyên nhân nhập cư vào thành thị ở các nước đang phát triển bao


12
gồm cả sự kỳ vọng của người nhập cư về khả năng thu nhập ở thành thị cao hơn
và cuộc sống tốt hơn.
Đặc biệt, mô hình Harris - Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh
tế phi chính thức (Informal Sector). Đó là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt

động, không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sự thừa
nhận chính thức của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với
nhà nước. Chẳng hạn như lao động phục vụ gia đình, hành nghề tự do, xe ôm,
bán hàng rong, mài dao kéo, dịch vụ ăn uống vỉa hè, thu lượm ve chai, đồng nát,
đánh giày, mại dâm, v.v...
Sự hiện diện của khu vực kinh tế phi chính thức đã giúp giải thích cho
việc tại sao tỷ lệ thất nghiệp tại các đô thị cao nhưng vẫn có hàng dòng người
từ nông thôn đổ vào thành thị tìm việc làm. Bởi vì họ sẵn sàng bổ sung vào
khu vực kinh tế phi chính thức, nơi đồng tiền kiếm được vẫn cao hơn ở lại
nông thôn.
- Bài báo The Economics of Immigration (Kinh tế xuất nhập cảnh) của
George J. Borjas [79, tr.1667-1717].
Trong bài báo, tác giả tóm tắt lịch sử nhập cư của Hoa Kỳ và chỉ ra
những tác động của việc nhập cư đến nền kinh tế Hoa kỳ. Từ đó tác giả đi đến
nhận định chung là những người nhập cư có năng suất cao và thích ứng nhanh
với các điều kiện trong thị trường lao động của nước sở tại có thể đóng góp
đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Người bản xứ không cần phải lo lắng về khả
năng những người nhập cư này sẽ tăng nguồn chi ngân sách cho các chương
trình trợ giúp xã hội. Ngược lại, nếu người nhập cư thiếu các kỹ năng mà người
sử dụng lao động yêu cầu và thấy khó điều chỉnh, người nhập cư có thể làm
tăng đáng kể các chi phí liên quan đến các chương trình đảm bảo thu nhập ổn
định cho người nhập cư.
- Bài báo The Impact of Immigrants on Host Country Wages, Employment
and Growwth (Tác động của người nhập cư đến tiền lương, việc làm và tăng
trưởng của nước bản địa) của Rachel M. Friedberg and Jennifer Hunt [80 tr.23-44].


13
Tác giả đánh giá khái quát tình hình nhập cư vào các nước Hoa Kỳ,
Canada, Úc. Về nguồn gốc xuất cư, nghiên cứu này cho rằng 50% số người nhập

cư đến từ châu Âu, gần 40% những người nhập cư là người đến từ châu Á (đặc
biệt là Đông Nam Á). Nghiên cứu nhận định rằng hầu hết những người nhập cư
đến từ các nước nghèo và trình độ học vấn kém hơn.
Về tác động của người nhập cư, nghiên cứu cho rằng có sự khác nhau
giữa nhập cư bất hợp pháp và nhập cư hợp pháp vì những người nhập cư bất hợp
pháp họ bị hạn chế trong các công việc mà họ thực hiện. Nghiên cứu về tác động
của người nhập cư bất hợp pháp trên thị trường lao động, tác giả nhận định rằng
họ sẽ ít tác động bởi họ bị cản trở bởi những khó khăn nhất định.
Nghiên cứu nhận định rằng, nếu lao động nhập cư là lao động thay thế vfa
có kỹ năng thì sẽ làm cho mức tiền lương tăng lên, tình trạng thất nghiệp của
nước bản xứ tăng lên và ngược lại.
- Năm 2010, có một nghiên cứu đề cập đến di dân trên tạp chí Nghiên cứu
Đông Bắc Á của các tác giả: Deng - Shing Huang, Chun - Chien Kua, Yo - Yi
Huang với tiêu đề “Chênh lệch theo vùng và đô thị hóa ở Đài Loan” [78, tr.39-54].
Bài báo đã tập trung giải quyết nhiều vấn đề trong đó có vấn đề nhập cư
điển hình từ nông thôn ra thành thị và sự bất bình đẳng theo vùng ở Đài Loan.
Các tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của việc di cư là do khoảng cách chênh lệch
mức lương hay cơ hội giữa nơi đi và nơi đến. Đồng thời các tác giả cũng khẳng
định quá trình này đã làm cho sự phát triển của khu vực nông thôn bị dìm xuống
hơn, ngày càng nhiều lao động nhập cư vào các thành phố để lại đằng sau vùng
nông thôn chỉ toàn người già và trẻ em. Cấu trúc gia đình và xã hội cũng thay đổi
một cách mạnh mẽ và một loạt các vấn đề xã hội bên cạnh tình trạng nghèo đói
và nạn thất nghiệp trá hình nảy sinh. Như vậy, bài báo chủ yếu đề cập đến tác
động về mặt xã hội của di cư đối với nơi đi.
- Bài báo The Economic impact of immigration on Kassel, Germany: An
observation (Tác động kinh tế của nhập cư ở Kassel, Đức: một cách nhìn) của
Awojobi, Oladayo Nathaniel [77, tr.142-157].


14

Nghiên cứu này của tác giả chủ yếu bàn về tác động của việc nhập cư vào
thành phố Kassel, Đức. Tác giả nhận định, có nhiều loại hình nhập cư khác nhau
ở Kassel như: Sinh viên di cư, những người tị nạn, chồng và vợ, người di cư đủ
điều kiện làm việc theo cách riêng của họ…
Tác giả cho rằng, bằng chứng thực nghiệm từ nhiều nhà nghiên cứu đã
chỉ ra rằng người lao động di cư ảnh hưởng tích cực đến các nước nhập cư
cũng như các quốc gia xuất cư. Các nghiên cứu thực nghiệm đều đã chứng
minh rằng người lao động di cư thúc đẩy kinh tế tăng trưởng của các quốc gia
của họ thông qua kiều hối và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của các
nước nhập cư.
Tác giả khẳng định ở Kassel cũng vậy, người nhập cư có nhiều đóng góp
đối với nền kinh tế, nhiều người nhập cư ở Kassel đã lập doanh nghiệp, một mặt
họ tự tạo việc làm cho chính họ mặt khác họ tuyển dụng lao động của Kassel,
góp phần giải quyết việc làm; đối với những người nhập cư có trình độ tay nghề
cao thì làm việc trong các ngành dịch vụ và đại học; những người nhập cư có tay
nghề thấp làm việc trong lĩnh vực hậu cần, xây dựng, sản xuất và ô tô.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, việc nhập cư vào các thành
phố là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính quy luật, gắn liền với quá trình
phát triển. Đây là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường, là
biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền lãnh
thổ, giữa các quốc gia. Dưới tác động của toàn cầu hoá những khác biệt mức
sống, chênh lệch thu nhập, cơ hội việc làm, tiếp cận dịch vụ xã hội là các nguyên
nhân cơ bản tạo nên các dòng nhập cư trong và ngoài nước hiện nay. Ở Việt
Nam, những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tình
hình nhập cư vào đô thị, các nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung vào các nội
dung: khái niệm nhập cư, nguyên nhân nhập cư, các tác động của người nhập
cư… Tác giả xin tập hợp thành những nhóm sau:



15
1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về khái niệm nhập cư và nguyên
nhân nhập cư
- Sách Di dân tự do đến Hà Nội: Thực trạng và giải pháp quản lý của
Hoàng Văn Chức [14].
Công trình đã đề cập đến khái niệm nhập cư, di dân.
Theo tác giả, nhập cư có 2 nghĩa: nhập cư là hiện tượng di chuyển để mưu
sinh của bầy đàn khi chuyển mùa; thứ hai, nhập cư là hiện tượng người dân dịch
chuyển từ nơi này đến nơi khác để sinh sống. Nhập cư theo nghĩa thứ hai được
hiểu đồng nghĩa với di dân. Từ đó, tác giả cho rằng, di dân theo nghĩa rộng đó là
sự chuyển động cơ học của dân cư. Như vậy, bất cứ sự chuyển động nào của con
người trong không gian gắn với sự thay đổi theo vị trí của lãnh thổ cũng được
coi là di dân. Còn di dân theo nghĩa hẹp, đó là sự chuyển dịch của dân cư theo
lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư. Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự chuyển dịch
nào của dân cư cũng là di dân, mà di dân là sự di chuyển của dân cư ra khỏi biên
giới đất nước hay ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đang cư trú, gắn với việc
thay đổi chỗ ở của họ.
Cuối cùng, tác giả đi đến một nhận xét đó là: nhập cư dùng để chỉ về sự
thay đổi nơi cư trú từ nơi này đến nơi khác của cả con người hay động vật. Bởi
vậy, khi dùng thuật ngữ này phải kèm với những từ chỉ người tương đối rõ ràng
hoặc muốn nhấn mạnh đến vấn đề thay đổi cư trú, những hành vi liên quan tới cá
nhân con người. Còn “di dân” chỉ dùng cho sự di chuyển của con người cho nên
khi nói những vấn đề chung về di dân, đặc biệt những vấn đề có liên quan đến
chính sách thì dùng thuật ngữ này.
- Sách Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các
tỉnh miền núi của tác giả Đặng Nguyên Anh [4, tr.35-50].
Tác giả đưa ra quan niệm về nhập cư như sau: Nhập cư là sự di chuyển
dân cư, lao động đến một nơi cư trú nhất định, có thể đến từ các địa bàn khác
trong cùng một vùng hay lãnh thổ của một quốc gia. Nhập cư vào các thành phố



16
lớn hay đến các khu vực vùng núi cao, đất rộng người thưa là các hình thái phổ
biến ở các quốc gia đang phát triển hiện nay.
Bên cạnh đó, công trình cũng đã chỉ ra rằng, sự tồn tại nhu cầu lao động
dịch vụ ở dầu đến là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng khả năng cung cấp lao
động và dịch vụ thông qua nhập cư. Đồng thời theo tác giả, con người về cơ bản
sẽ có xu hướng chuyển đến những nơi có điều kiện kinh tế tốt hơn.
- Sách chuyên khảo Di dân trong quá trình phát triển kinh tế ở Viết Nam
(Trường hợp của miền Trung-Tây Nguyên) của Bùi Quang Bình [7, tr.12, tr.167-169]
Nội dung chính của cuốn sách là trình bày một số vấn đề lý luận về di dân
trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam; thực trạng di dân giữa các tỉnh
miền Trung - Tây Nguyên; đánh giá những ảnh hưởng tích cực cũng như những
hậu quả kinh tế - xã hội do quá trình di dân đem lại.
Trong đó tác giả đề cập đến các quan niệm di dân của một số học giả, từ
đó, tác giả đưa ra quan điểm của mình về di dân: Di dân là sự di chuyển của dân
cư từ một tỉnh này đến một tỉnh khác với nhiều mục đích khác nhau trong đó lợi
ích tốt hơn là quan trọng nhất. Như vậy, theo quan niệm này, di dân đồng nghĩa
với nhập cư.
Đặc biệt, từ nguồn số liệu sơ cấp có được thông qua điều tra xã hội học,
tác giả rút ra những nguyên nhân chủ yếu khiến con người di chuyển đó là: thu
nhập, việc làm, giáo dục, đào tạo nghề nghiệp, gia đình, chăm sóc sức khỏe. Đặc
biệt, tác giả sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình log - tuyến tính và
sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để tìm ra những nguyên nhân ảnh
hưởng đến quyết định nhập cư của người lao động ở các tỉnh miền Trung - Tây
Nguyên. Kết quả hồi qui cho thấy nhân tố kinh tế vẫn là nhân tố quyết định.
- Bài báo Hiện tượng di dân đến thành phố: nhận định và đề xuất chính
sách của tác giả Lê Xuân Bá [6, tr.1-8].
Bài báo đề cập đến thực trạng nhập cư vào các thành phố trong những

năm gần đây ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa do sự phát


17
triển không đồng đều giữa các vùng miền. Bài báo cũng đã chỉ ra 3 yếu tố của
nhập cư, gồm:
Thứ nhất, do lực hút ở nơi đến và lực đẩy ở nơi đi.
Thứ hai, sự điều tiết của thị trường lao động.
Thứ ba, sự điều tiết của Nhà nước vào quá trình chuyển dịch lao động.
Đây là một cách tiếp cận có sự khác biệt so với các lý thuyết kinh tế khi
nghiên cứu về nguyên nhân của nhập cư.
- Bài báo Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nhập cư tỉnh Hậu Giang
(2010) của các tác giả: Nguyễn Quốc Nghi, Ngô Thanh Thủy và Huỳnh Trường
Huy [38, tr.283-292].
Thông qua những dữ liệu có được từ 100 mẫu điều tra, các tác giả đã sử
dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích bảng chéo kết hợp với phương
pháp phân tích logistic để đánh giá thực trạng nhập cư lao động tỉnh Hậu Giang
và chỉ ra những nhân tố quyết định đến nhập cư đó là: số người lao động trong
độ tuổi; điều kiện tự nhiên; thu nhập; diện tích đất sản xuất và tình trạng thiếu
việc làm ở địa phương. Tác giả luận án cho rằng đây là một cách tiếp cận mới về
nhập cư ở góc độ kinh tế học.
- Bài báo Vấn đề nhập cư ở EU hiện nay: Thực trạng và chính sách của
tác giả Trần Thị Hương, [33, tr.227-239].
Bài báo tập trung đánh giá tình hình nhập cư vào EU hiện nay và chính
sách nhập cư của EU, trong đó tác giả cũng đã nêu ra một số quan điểm về nhập
cư như sau: dưới góc độ địa lý, nhập cư là sự chuyển đến của một người hoặc
một nhóm người từ một đơn vị địa lý khác, vượt qua biên giới hành chính, chính
trị với mục đích cư trú lâu dài hoặc tạm thời. Nhập cư có thể diễn ra giữa nước
này với nước khác, hoặc giữa vùng này với vùng khác trong cùng một nước; còn
dưới góc độ nhân quyền, người nhập cư hoàn toàn là tự nguyện và vì những lí do

cá nhân, họ rời khỏi nước gốc để đến cư trú tại một nước khác.
Bên cạnh đó, tác giả đã đề cập đến các laoij hình nhập cư như sau:


18
+ Dựa vào tính pháp lý, có nhập cư hợp pháp và nhập cư bất hợp pháp;
+ Dựa vào thời gian cư trú: có nhập cư dài hạn và hập cư ngắn hạn;
+ Dựa vào mục đích và đối tượng của nhập cư, có nhập cư lao động, nhập
cư tị nạn, nhập cư hồi hương, đoàn tụ gia đình và nhập cư với mục đích khác bao
gồm giải trí, nghỉngơi, du lịch, thăm họ hàng, bạn bè, chữa bệnh…trong một thời
gian dài, thường là trên 3 tháng.
+ Dựa vào nhân tố tác động và qui mô của nhập cư, có nhập cư vì nhu cầu
thiết yếu và nhập cư qui mô lớn.
- Bài báo Lao động nông thôn nhập cư ra thành thị - Thực trạng và
khuyến nghị của tác giả Nguyễn Đình Long và Nguyễn Thị Minh Phượng [34,
tr.58-65].
Bài báo bên cạnh thể hiện một cách khái quát tình hình lao động nông
thôn nhập cư vào thành thị và vào các khu công nghiệp; những tác động tích cực
và tiêu cực của quá trình này; bài báo còn chỉ ra nguyên nhân thúc đẩy sự gia
tăng nhập cư tự do của lao động nông thôn vào thành thị và các khu công nghiệp
bao gồm: sự gia tăng dân số và sức ép về lao động việc làm ở khu vực nông thôn
ngày càng tăng; đất đai sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp trở nên ngày càng khan
hiếm, thiều tư liệu sản xuất và thừa lao động; tình trạng phát triển không đều, sự
chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa nông thôn-thành thị có xu hướng dãn ra;
bên cạnh đó là những nguyên nhân khác như việc học hành và nâng cao trình độ
nghề nghiệp; tiếp cận với văn minh và môi trường sống đô thị về y tế, cơ sở hạ
tầng, vui chơi giải trí… Theo kết quả điều tra một số tỉnh, các tác giả khẳng định
85% dân số quyết định nhập cư vì lí do kinh tế.
1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu tác động của người nhập cư đến
phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị

- Sách Di dân tự do đến Hà Nội - thực trạng và giải pháp quản lý của
Hoàng Văn Chức [14].
Sau khi chỉ ra đặc điểm của nhập cư tự do, công trình đánh giá tác động
của nhập cư ở 2 khía cạnh: tích cực và tiêu cực.
Những mặt tích cực đó là: cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương nơi
đến; mức sống của người dân nhập cư được cải thiện; giải quyết lao động thời vụ


×