Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

BÁO CÁO CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KINH ĐÔ MIỀN BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.29 KB, 29 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
*****************************

BÁO CÁO TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KINH ĐÔ MIỀN BẮC

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
MSV

:
:
:
:

Hà Nội, 10/2013

TS. NGÔ VIỆT NGA
TẠ MINH ĐỨC
QTKD TỔNG HỢP 52B
CQ 520844


Báo cáo tổng hợp 2
MỤC LỤC


Lời mở đầu 3
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Kinh Đô Miền Bắc 4
1.1. Thông tin chung
4
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
4
1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 6
1.4. Chức năng nhiệm vụ của công ty................................................................................7
2. Cơ cấu tổ chức
9
2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Kinh Đô Miền Bắc
9
2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 10
2.3. Nhận xét cơ cấu tổ chức công ty Kinh Đô Miền Bắc 13
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Kinh Đô Miền Bắc14
3.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường
14
3.2 Đặc điểm cơ sở vật chất, công nghệ 15
3.3. Đặc điểm vốn 16
3.4. Đặc điểm lao động
17
3.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
20
4. Đánh giá các hoạt động quản trị của Kinh Đô Miền Bắc
23
4.1. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm 23
4.2. Quản trị tiêu thụ
24
4.3. Quản trị chất lượng 24
5. Phương hướng phát triển công ty

26
5.1. Kế hoạch ngắn hạn
26
5.2. Kế hoạch dài hạn
26
Kết luận
28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 3

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh Đô Miền Bắc là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn
nhẹ tại Việt nam, với các mặt hàng chính gồm bánh, kẹo và kem. Hiện nay Kinh Đô
là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao nhất trong các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Qua thời gian đầu thực tập, em đã có được những thông tin cơ bản nhất về
công ty Kinh Đô Miền Bắc. Để có thể hoàn thành bài Báo cáo tổng hợp này, em xin
chân thành cảm ơn TS. Ngô Việt Nga và toàn thể anh chị cán bộ, công nhân viên
của công ty Kinh Đô Miền Bắc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình nghiên cứu. Nội dung bài báo cáo tổng hợp của em có 5 phần:
 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Kinh Đô Miền Bắc
 Cơ cấu tổ chức của công ty Kinh Đô Miền Bắc
 Đặc điểm sản xuất của công ty Kinh Đô Miền Bắc

 Đánh giá các hoạt động quản trị của công ty Kinh Đô Miền Bắc
 Phương hướng phát triển của công ty Kinh Đô Miền Bắc

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 4
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Kinh Đô Miền Bắc
1.1. Thông tin chung
Tên đăng kí: Công ty TNHH một thành viên Kinh Đô Miền Bắc
Tên tiếng Anh: North Kinh Do company
Trụ sở nhà máy: km22, quốc lộ 5, Thị Trấn Bần, Mỹ Hào,Hưng Yên
Văn phòng công ty: Công ty Kinh Đô Miền Bắc, Tầng 12 tòa nhà Vinaconex, 34
Láng Hạ, Hà Nội
Điện thoại: (84-321) 3942128
Fax: (84-321) 3943146
Email:
Website: www.kinhdo.vn
Mã số thuế: 0900178525
Mã chứng khoán: NKD
Ngày niêm yết: 15/12/2004
Vốn điều lệ: 209.131.543.000 đồng (Hai trăm linh chín tỷ một trăm ba mươi mốt
triệu năm trăm bốn mươi ba ngàn đồng)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000001 và 0900178525 do Sở Kế
Hoạch Đầu Tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 28/01/2000 và ngày 25 tháng 01 năm 2011
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
“Kinh Đô” hiện là một thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực bánh kẹo của Việt
Nam, sản phẩm của công ty này đã có mặt tại rất nhiều nước phát triển bao gồm

Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Nhật, Thái Lan,... Với tốc độ tăng
trưởng rất cao về doanh thu và lợi nhuận mà hiếm có một doanh nghiệp bánh kẹo
nào khác tại thị trường Việt Nam có thể đạt được.
Công ty TNHH một thành viên Kinh Đô miền Bắc (sau đây gọi tắt là Kinh
Đô Miền Bắc) được thành lập năm 2000 trên cơ sở kế hoạch mở rộng sản xuất kinh
doanh tại khu vực phía Bắc của Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm
Kinh Đô.
Sau khi đã khẳng định vị trí hàng đầu ở thị trường các tỉnh phía Nam, Công
ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô đã xác định thị trường Miền
Bắc là một thị trường có tiềm năng lớn và đã đầu tư thành lập Công ty Cổ phần Chế
biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc vào ngày 28/01/2000.

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 5
Ngay sau ngày thành lập, các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm và
lắp đặt dây chuyền sản xuất, nghiên cứu thị trường và xây dựng kênh phân phối,
xây dựng đội ngũ nhân sự chủ chốt, tuyển dụng và đào tạo lao động đã gấp rút được
tiến hành để đưa công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đến ngày 01
tháng 09 năm 2001 Kinh Đô Miền Bắc chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh với các sản phẩm chính là bánh mỳ, bánh Sandwich và bánh Bông lan công
nghiệp.
Năm 2003, Công ty đã đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất bánh Solite với
tổng vốn đầu tư lên tới 27 tỷ đồng. Đây là dây chuyền sản xuất hiện đại nhất của
Italia và Đan Mạch. Sản phẩm bánh Solite đã được người tiêu dùng ưa chuộng và
có thể thay thế hàng nhập khẩu.
Cũng trong năm 2003, hệ thống Kinh Đô Bakery được ra đời đánh dấu bước

phát triển mạnh mẽ của nhãn hàng Kinh Đô. Hệ thống Kinh Đô Bakery được thiết
kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển. Kinh Đô
Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của công ty với hàng trăm loại bánh kẹo với mẫu
mã bao bì hợp vệ sinh, tiện lợi và đẹp mắt, là nơi khách hàng có thể đến lựa chọn
một cách tự do và thoải mái. Ngoài ra hệ thống Kinh Đô Bakery cũng là kênh tiếp
nhận ý kiến đóng góp cũng như phản hồi của người tiêu dùng nhằm hoàn thiện và
cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Năm 2004 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Kinh Đô miền Bắc với
việc mở rộng nhà xưởng từ 2,8 ha lên 11,8 ha, đồng thời tháng 12/2004 cổ phiếu
của Kinh Đô miền bắc cũng chính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán,
đánh dấu một bước mới trong quá trình quảng bá thương hiệu Kinh Đô.
Tháng 05/2007: Hai Công ty thành viên thuộc hệ thống Kinh Đô là Công ty
Tribeco Sài Gòn và Công ty Kinh Đô Miền Bắc đã khởi công xây dựng nhà máy
Tribeco Miền Bắc tại tỉnh Hưng Yên.
Cuối năm 2010 công ty Kinh đô Miền Bắc đã thông qua phương án sáp nhập
NKD vào công ty CP Kinh Đô (KDC). Việc sáp nhập là bước khởi đầu cho định
hướng chiến lược phát triển dài hạn, đưa Kinh Đô trở thành một tập đoàn thực phẩm
đa nghành.
Ngày 15/12/2011 công ty Kinh Đô Miền Bắc đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm
thành lập và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Đảng và nhà nước
trao tặng.

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 6
Đến nay, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động công ty đã có những bước phát
triển vượt bậc, không những đã chiếm lĩnh thị trường các tỉnh miền Bắc mà đã vươn

ra thị trường xuất khẩu, doanh thu tăng trưởng bình quân của công ty hàng năm trên
30%. Đặc biệt, năm 2009 mặc dù được xác định là năm có nhiều khó khăn đối với
các doanh nghiệp trong nước do tác động của tình hình khủng hoảng tài chính và
những khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy nhiên với sự quyết tâm cao, công ty
Kinh Đô miền Bắc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 30%/năm; lợi nhuận
trước thuế đạt 105 tỷ đồng. Mức độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận mà công ty
đạt được trong các năm qua được đánh giá là một trong những công ty hoạt động
hiệu quả nhất trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo.
Với những nỗ lực của mình, Kinh Đô Miền Bắc đã nhận nhiều bằng khen và
giải thưởng :
 Sản phẩm của công ty kinh Đô được người tiêu dùng bình chọn là
“Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong nhiều năm.
 Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2005
 Sản phẩm đạt giải vàng chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm...
 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đơn vị dẫn đầu phong trào thi
đua năm 2007
 Bằng khen của UBND tỉnh Hưng Yên về việc đơn vị có thành tích
xuất sắc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
 Năm 2008, Kinh Đô miền Bắc được Phòng thương mại và Công
nghiệp Việt nam phối hợp cùng với ACNielsen xếp hạng là 1 trong 10
thương hiệp nổi tiếng.
 Năm 2009, Kinh Đô Miền Bắc nhận chứng chỉ ISO 9001:2008- hệ
thống quản lý chất lượng tiên tiến nhất.
 Năm 2010, Kinh Đô Miền Bắc được Bộ Công thương tặng bằng khen
“Thương hiệu uy tín- sản phẩm & dịch vụ chất lượng vàng năm 2010”
1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Hiện nay công ty Kinh Đô Miền Bắc hoạt động trên các lĩnh vực:

Sinh viên: Tạ Minh Đức


GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 7
 Sản xuất, chế biến thực phẩm
 Sản xuất, chế biến thực phẩm công nghệ
 Sản xuất, chế biến bánh cao cấp các loại
Bảng 1: Các sản phẩm chính của Kinh Đô Miền Bắc
STT

Tên sản phẩm

1
2
3
4
5
6
7
8

Moon cakes
Cracker
Solite
Bun và Sandwich
Bánh bakery
Snack
Cookies
Chocolate


Thời gian bắt
đầu sản xuất
2001
2009
2003
2001

Công nghệ
Japan
Hà Lan
Italia-Đan Mạch
Đài Loan

2002
2003
2003

Nhật Bản
Italia-Nhật Bản
Đài Loan

Công suất
(Tấn/ngày)
24
14
19.2
20
1
4
8

7

Nguồn : Phòng sản xuất Kinh Đô Miền Bắc
Các sản phẩm của Kinh Đô đa dạng về chủng loại và phong phú về mẫu mã,
phù hợp với khẩu vị của người Việt. Không dừng lại ở đó, hiện Kinh Đô Miền Bắc
đang mở rộng quy mô và tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh
tranh với các mặt bánh kẹo xuất khẩu khác. Đây là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi
sự nỗ lực không ngừng nghỉ của công ty trong thời buổi kinh tế như hiện nay.
1.4. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Kinh Đô, một trong những thương hiệu nổi tiếng Việt Nam, đã khẳng định
tên tuổi bằng tâm huyết của những người sáng lập, chất lượng sản phẩm và sự tin
yêu của người tiêu dùng.
Trong lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo tại thị trường Việt Nam, thương hiệu
“Kinh Đô” đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng ở khắp các tỉnh,
thành trong cả nước biết đến, được nhắc tới thường xuyên bởi các phương tiện
thông tin thông tin đại chúng, đặc biệt là trong các dịp Tết Trung thu và Tết Nguyên
Đán.
Vị thế của công ty trong ngành đã được khẳng định bởi các sản phẩm với
chất lượng cao, hợp thị hiếu người tiêu dùng với chủng loại đa dạng và giá cả hợp
lý, hệ thống các kênh tiêu thụ rộng khắp và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 8
nghiệp. Theo điều tra của Báo Sài Gòn Tiếp Thị trong năm 2012, sản phẩm bánh
kẹo mang nhãn hiệu Kinh Đô hiện chiếm 35,28% thị phần bánh kẹo cả nước. Riêng
đối với công ty Kinh Đô Miền Bắc trong năm 2012, ước tính chiếm khoảng 33%

thị phần khu vực phía bắc (từ Hà Tĩnh trở ra) và phấn đấu thị phần đạt khoảng 40%
trong những năm tới.
Trong tương lai không xa, Kinh Đô hướng tới đẩy mạnh thị trường xuất
khẩu. Một tín hiệu đáng mừng là Kinh Đô đã xâm nhập được vào thị trường Trung
Quốc, một quốc gia đông dân và có khẩu vị, nét văn hóa tương đồng với người Việt.
Đây được coi là một thị trường hết sức tiềm năng mà không chỉ Kinh Đô mà rất
nhiều doanh nghiệp muốn chinh phục.

2. Cơ cấu tổ chức

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 9
2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Kinh Đô Miền Bắc
Mô hình tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo đúng mô hình của công ty
cổ phần. Bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, ban Tổng
Giám Đốc.
Kinh Đô Miền Bắc được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã
được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8,
thông qua vào ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2006
Các hoạt động của công ty được tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, các Luật
khác có liên quan và Điều lệ công ty. Điều lệ công ty, bản sửa đổi đã được Đại hội
đồng cổ đông của Kinh Đô miền Bắc thông qua ngày 23/3/2004 là cơ sở chi phối
toàn bộ hoạt động của công ty.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty Kinh Đô Miền Bắc
ỦY BAN ĐIỀU HÀNH (EMC)


KHỐI KINH DOANH

Phòng
bán
hàng

Phòng
marketing

KHỐI SẢN XUẤT

Phòng
R&D

Phòng
sản
xuất

Phòng
QA

KHỐI HỖ TRỢ

Phòng
Kỹ
thuật

Phòng
quản lý
đơn

hàng

Phòng
HC-NS

Phòng
HT-IT

Phòng
kế toán

Ngành bánh

o
Ngành Bông
Lan
o
Ngành Cracker
o
Ngành Cookie
Ngành kẹo
chocolate
Ngành snack
Ngành bánh
phủ cocolate
o
Ngành Bakely

(Nguồn: Phòng tổ chức Kinh Đô Miền Bắc)


2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 10
Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty
giữa hai kỳ đại hội. Các thành viên Hội đồng Quản trị là cổ đông của Công ty, được
Đại hội đồng cổ đông bầu, cơ cấu HĐQT hiện gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 3
năm. Hội đồng Quản trị đại diện cho tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của
Công ty, có toàn quyền nhân danh các cổ đông này quyết định mọi vấn đề liên quan
đến lợi ích của các cổ đông và tương lai phát triển của Công ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm
và có thể kéo dài thêm 45 ngày để giải quyết những công việc chưa hoàn thành. Ban
Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật hiện hành về
những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của mình.
Ban Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc của Công ty bao gồm Tổng Giám đốc điều hành và một
số Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc. Ban Tổng Giám đốc do Hội
đồng Quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã
được Hội đồng Quản trị và Đại hội cổ đông thông qua.
 Tổng giám đốc
- Hoạch định kế hoạch chiến lược kinh doanh, đầu tư, tài chính hàng năm phù hợp
với chiến lược phát triển trung và dài hạn của Công ty.

- Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty.
- Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu lợi nhuận của công ty nhằm duy trì quyền lợi của
các Cổ đông và các nhà đầu tư .
- Tổ chức triển khai thực hiện những nghị quyết của hội đồng quản trị và ý kiến chỉ
đạo của Chủ tịch hội đồng quản trị
- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các phòng Hệ thống, phòng Phát triển nguồn
nhân lực , phòng Hành chính nhân sự , phòng IT trong khối hỗ trợ.
- Xây dựng văn hóa công ty nhằm tạo ra môi trường làm việc thân thiện, năng động
và linh hoạt. Phát triển và duy trì các giá trị tinh thần truyền thống, văn hóa doanh
nghiệp theo đúng tôn chỉ của những người sáng lập Công ty.

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 11
- Đề xuất lên hội đồng quản trị về cơ cấu tổ chức của Công ty phù hợp theo từng
giai đoạn phát triển nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược và mục tiêu hàng năm.
- Đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản lý và
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
- Báo cáo lên Chủ tịch Hội đồng quản trị và công ty mẹ về tình hình hoạt động của
công ty, kết quả thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận.
 Phó tổng giám đốc kinh doanh
- Chịu trách nhiệm trước HĐQT về công tác điều hành toàn bộ các hoạt động bán
hàng và tiếp thị: tốc độ tăng trưởng, thị phần, hình ảnh thương hiệu công ty...
- Hoạch định, triển khai thực hiện các kế hoạch chiến lược bán hàng, tiếp thị hàng
năm phù hợp với định hướng chiến lược của Công ty trong ngắn hạn và dài hạn.
- Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị
- Trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, điều hành các phòng ban trực thuộc khối Kinh Doanh.

- Triển khai việc xây dựng các chính sách, quy trình, quy định...cho toàn bộ khối
Kinh doanh nhằm tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, năng động, phát
huy tối đa năng lực của toàn bộ thành viên trong hệ thống, tăng cường mối quan hệ
với khách hàng, đối tác đồng thời đảm bảo duy trì kỷ cương, nề nếp của Công ty.
Đệ trình báo cáo tình hình bán hàng, tiếp thị, thị trường lên các cuộc họp của
Ban Tổng giám đốc, ban quản trị.


Phó tổng giám đốc sản xuất

- Hoạch định chiến lược, lập và triển khai kế hoạch dài hạn về hoạt động, đầu tư,
ngân sách và phát triển cho Khối Sản xuất;
- Chủ trì việc triển khai các dự án của Khối Sản xuất;
- Trực tiếp điều hành các phòng QA, R&D, Kỹ thuật cơ khí, phòng sản xuất.
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của Khối Sản xuất nhằm thực hiện tốt các
kế hoạch đã đề ra; đào tạo kĩ năng làm việc, kĩ năng quản lí cho các cán bộ quản lí;
hướng dẫn, phân công công việc, kiểm tra, đánh giá thành tích của hoạt động của
các cán bộ quản lí;
- Định kì kiểm tra đánh giá về công tác quản lí và hiệu quả hoạt động sản xuất,
nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kiểm soát chất lượng, bảo trì bảo dưỡng nhằm
rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp cải tiến, nâng cao.
- Báo cáo cho Ban Tổng Giám đốc tình hình hoạt động của Khối Sản xuất theo các
nội dung và tần suất được yêu cầu

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 12



Phó tổng giám đốc quản lý đơn hàng

- Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác chuẩn bị nguyên vật liệu và công tác quản
trị đơn hàng.
- Chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát chi phí nguyên vật liệu – tồn kho nhằm
nâng cao lợi ích của Công ty.
- Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng kế hoạch, cung
tiêu, Logistics.
- Tổ chức thực hiện việc định kỳ xem xét, rà soát các nhà cung cấp vật tư, nguyên
vật liệu của Công ty.
- Đại diện Công ty trong các cuộc đàm phán về các loại nguyên liệu cơ bản chủ yếu
của quá trình sản xuất.
- Giải quyết những bất đồng và những vấn đề phát sinh liên quan đến vật tư,
nguyên liệu và thiết bị với nhà cung cấp.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Bán hàng và sản xuất nhằm đảm bảo mức tồn
kho hợp lý.
- Báo cáo tình hình đơn hàng và tình hình tồn kho lên các cuộc họp của Ban Tổng
Giám Đốc.


Phó tổng giám đốc tài chính

- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính- kế toán của công
ty
- Chuẩn bị dự toán ngân sách hàng năm trình Ban lãnh đạo phê duyệt.
- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động phòng Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Kế toán
Bakery.
- Duy trì tình hình tài chính của Công ty, đảm bảo các hoạt động tài chính theo

đúng mục tiêu của Công ty đã đề ra.
- Tổ chức huấn luyện các nhân viên kế toán – tài chính của Công ty nhằm tạo tác
phong làm việc năng động và hiệu quả.
- Kiểm tra tất cả các dữ liệu kiểm soát liên quan đến tài chính – kế toán, đảm bảo
sự tuân thủ và chính xác của tất cả các sổ sách tài chính.
- Đệ trình báo cáo tài chính của Công ty lên các cuộc họp của Ban Tổng Giám Đốc.
 Các trưởng phòng ban
- Giúp đỡ Tổng Giám Đốc trong việc điều hành hoạt động của các phòng ban trực
thuộc nhà máy.

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 13
- Thực hiện các chính sách mục tiêu của Tổng giám đốc giao phó.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng ban mình phụ trách.
- Báo cáo về hoạt động của phòng ban, lĩnh vực mà mình chịu trách nhiêm quản lý.
2.3. Nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức của Kinh Đô Miền Bắc
Trước đây, Kinh Đô miền Bắc có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyếnchức năng, mô hình này có ưu điểm là : hiệu quả tác nghiệp cao với những nhiệm
vụ có tính lặp đi lặp lại hàng ngày; phát huy đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên
môn hóa ngành nghề; đơn giản hóa việc đào tạo; tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ
của cấp cao nhất. Nhưng mô hình trực tuyến-chức năng này cũng có những điểm
không phù hợp với nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của công ty hiện nay đó là: thiếu sự
phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng; hạn chế việc phát triển đội ngũ
cán bộ quản trị chung; trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung gánh lên vai
cấp lãnh đạo cao nhất; thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề
ra các chỉ tiêu và chiến lược.Vì vậy, để phù hợp với những hướng đi mới cũng như
những mục tiêu mới phù hợp với tình hình thực tế hiện tại, Kinh Đô đã xây dựng cơ

cấu công ty theo kiểu ma trận.Mô hình cơ cấu tổ chức này đã thể hiện nhiều ưu thế
hơn hẳn cơ cấu tổ chức trực tuyến- chức năng đó là: Mô hình này làm cho mỗi công
nhân hiểu thêm trách nhiệm và thẩm quyền cụ thể của mỗi cán bộ quản trị. Ban lãnh
đạo tối cao phải đảm bảo cho công nhân viên hiểu được như vậy và không một cán
bộ lãnh đạo nào có ý định lấn quyền của người khác. Mô hình này kết hợp được
năng lực của nhiều cán bộ quản trị. Việc tổ chức theo mô hình này đảm bảo tính
năng động, linh hoạt của Công ty, tăng khả năng cạnh tranh, thích ứng với các diễn
biến phức tạp trên thị trường và dễ dàng cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty trong tương lai. Nhưng mô hình này cũng có những nhược điểm
mà công ty cần hạn chế một cách tối đa như: hiện tượng song trùng lãnh đạo dẫn
đến sự không thống nhất mệnh lệnh, tốn kém hơn.

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 14
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Kinh Đô Miền Bắc
3.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường
Ngay từ đầu Công ty Kinh Đô đã xác định phạm vi khu vực phía Bắc là thị
trường chính. Do vậy nhà máy đặt tại Quốc lộ 5- trục giao thông quan trọng nối liền
Hà Nội với Hải Phòng. Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc vận chuyển thu mua
nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm đi các tỉnh phía Bắc, Quảng Ninh, Hải
Phòng, Hải Dương, Hà Nội và các tỉnh phía Nam.
Công ty đã tập trung vào các yếu tố nhãn hiệu, chất lượng, giá bán, chính sách
khuyến mại, kênh phân phối để bước vào cuộc cạnh tranh với các sản phẩm nội địa
và nhiều loại bánh kẹo nhập ngoại. Công ty Kinh Đô Miền Bắc không chỉ đáp ứng
thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng các tỉnh phía Bắc mà đã vươn ra thị trường
xuất khẩu bằng sản phẩm bánh kẹo có chất lượng cao, hương vị hấp dẫn và chủng

loại phong phú bao gồm các nhóm hàng chính như : bánh quy, cracker, snack; kẹo
chocolate, kẹo cứng, mềm; bánh mì và bánh bông lan công nghiệp, bánh tươi, bánh
trung thu...
Hiện nay hệ thống phân phối của Công ty Kinh đã có mặt tại 28 tỉnh phía Bắc
với 51 nhà phân phối. Bên cạnh đó, sản phẩm của Kinh Đô đã có mặt 27.171 điểm
bán, 50 siêu thị tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An. Đặc biệt, ở
Hà Nội đã có 10 cửa hàng Bakery của Kinh Đô Miền Bắc; đây là một bước phát
triển mạnh mẽ của Kinh Đô trong quá trình quảng bá thương hiệu và nâng cao chất
lượng sản phẩm của công ty.
Để có thể có được những thành công như vậy, công ty đã áp dụng cả hai hệ
thống kênh phân phối đó. Đối với hệ thống kênh phân phối trực tiếp, sản phẩm của
Công ty được đưa trực tiếp từ công ty đến với người tiêu dùng bằng con đường
thông qua các siêu thị và hệ thống các Bakery. Hiện tại, công ty đang mở rộng
phương thức này bằng việc mở rộng phạm vi và số lượng các của hàng Bakery khắp
miền Bắc. Hệ thống kênh phân phối gián tiếp hay còn gọi là kênh phân phối truyền
thống; đối với hệ thống này, sản phẩm Công ty qua các trung gian thương mại rồi
mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Công ty thực hiện kênh phân phối này
thông qua các nhà phân phối, điểm bán lẻ. Với khu vực vùng sâu vùng xa, công ty
có chính sách đó là hỗ trợ giá vận chuyển để người tiêu dùng ở mọi nơi được hưởng
mức giá mua như nhau.

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 15
Trên thị trường bánh kẹo phía Bắc hiện nay có nột số công ty bánh kẹo lớn
như: Công ty bánh kẹo Hải Châu, Công ty bánh kẹo Hải Hà, Công ty Cổ phần
Bibica, công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội, Công ty thực phẩm Hữu Nghị,....

Đâylà những đối thủ cạnh tranh chuy yếu với Kinh Đô trên thị trường miền Bắc.
Tuy nhiên, nhìn chung Kinh Đô vẫn là Công ty có thị phần lớn nhất ( khoảng 33%
thị phần), và để giữ vững vị thế của mình, Kinh Đô cần có những chiến lược, kế
hoạch đáp ứng thị trường, khách hàng một cách tốt nhất, bên cạnh đó là một hệ
thống kênh phân phối sâu rộng và hiệu quả.
3.2 Đặc điểm cơ sở vật chất công nghệ
Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu,
Kinh Đô Miền Bắc đã rất chú trọng đến việc đầu tư trong xây dựng cơ sở vật chất,
trang thiết bị của công ty nhằm nâng cao năng lực sản xuất của công ty. Kinh Đô
Miền Bắc đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn GMP (Good
Manufacturing Practies) là quy phạm sản xuất và SSOP (Sanitiation Standard
Operating Procedure) là quy phạm vệ sinh.
Công ty Kinh Đô Miền Bắc có một nhà máy đặt tại Km 22- Quốc lộ 5- Thị
trấn Bần Yên Nhân- Huyện Mỹ Hào- tỉnh Hưng Yên với diện tích là hơn 33 hécta
diện tích đất sản xuất, trong đó 10 hécta được sử dụng làm nhà xưởng, văn phòng
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Hầu hết công nghệ Công ty Kinh Đô
miền Bắc áp dụng đều là công nghệ tiên tiến, năng suất cao, chất lượng ổn định,
linh hoạt và có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm trên cùng một thiết bị. Hiện
trạng thiết bị đa phần được bảo quản tốt, giá trị còn lại trên sổ sách còn khá lớn. Đối
với dòng sản phẩm bánh tươi, hạn sử dụng ngắn ngày: sử dụng máy móc công nghệ
Nhật Bản. Đối với dòng sản phẩm dài ngày thì sử dụng máy móc công nghệ Hà
Lan, Đan Mạch, Italia.
Công nghệ hiện đại nhất mà Công ty Kinh Đô Miền Bắc đang sử dụng là công
nghệ sản xuất bánh trung thu: Công nghệ của Italia và Đức, nhờ đó mà sản phẩm
bánh trung thu của Kinh Đô đang được sản xuất và tiêu thụ một lượng lớn trong dịp
trung thu.
Công ty đã thực hiện rất nhiều những dự án nhằm mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh, đáp ứng những mục tiêu mà công ty đã đề ra. Trong những năm qua,
công ty không ngừng đầu tư để mở rộng và nâng cao cơ sở vật chất.


Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 16

Sơ đồ 2: Diện tích và vốn đầu tư cho từng dự án
Đvt: Vốn đầu tư ( tỷ đồng); Diện tích ( nghìn m2)

(Nguồn: Tài liệu dùng chung tại Công ty Kinh Đô Miền Bắc)
 Năm 1999: Dự án sản xuất bánh kẹo
 Năm 2006: Dự án mở rộng sản xuất bánh kẹo, nước giải khát;
 Năm 2009: Dự án mở rộng sản xuất kem Kidos;
 Năm 2011: Dự án tổ hợp các nhà máy sản xuất thực phẩm.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy công ty đã liên tục mở rộng, phát triển các dự án sản
xuất, nhằm mở rộng quy mô sản xuất. Như vậy các năm qua công ty không ngừng
đầu tư cơ sở vật chất. Tổng vốn đầu tư năm 1999 là 119 tỷ đồng, nhưng đến năm
2011 mức đầu tư là 1510. Cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao tạo điều kiện cho
việc tăng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Một số dây chuyền sản xuất của công ty:
+ Dây chuyền sản xuất bánh cracker;
+ Dây chuyền sản xuất bánh kẹo cứng và kẹo mềm các loại;

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 17

+ Dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate.
3.3. Đặc điểm vốn
Từ năm 2000 đến năm 2008 công ty trải qua nhiều lần tăng vốn điều lệ với tỷ
lện bình quân là 45% năm. Đây là tỷ lệ lớn, cho thấy mức độ đầu tư cũng như sự
quan tâm của giới đầu tư vào công ty là rất lớn.
Trước khi sát nhập vào đại gia đình Kinh Đô, Kinh Đô Miền Bắc có cơ cấu về
vốn như sau:
Bảng 2: Cơ cấu vốn cổ phần của Công ty Kinh Đô Miền Bắc năm 2009
STT

Cổ đông

1

Trong nước
Tổ chức
Cá nhân
Nước ngoài
Tổ chức
Cá nhân
Cổ phiếu quỹ
Tổng cộng

2
3

Số lượng cổ
Số cổ phần
Tỷ lệ (%)
đông

nắm giữ
2.156
11.831.648
80,19%
45
5.039.303
34,15%
2.111
6.792.345
46,03%
239
2.922.139
19,80%
34
2.345.486
15,90%
205
576.653
3,91%
01
1.575
0,01%
2.396
14.755.362
100%
(Nguồn: Bản cáo bạch CTCP Kinh Đô)

Bảng 3 : Các cổ đông có vốn sở hữu trên 5% của Kinh Đô Miền Bắc năm 2009
STT


Tên cổ đông

Địa chỉ

1

Công ty TNHH
Đầu tư Kinh Đô

2

Vương Bửu Linh

3

Vương Ngọc
Xiềm

141 Nguyễn Du,
P. Bến Thành,
Quận 1, TP
HCM
650/13 Điện
Biên Phủ, P. 11,
Q. 10, Tp. HCM
203 Phú Gia,
Phú Mỹ Hưng,
P. Tân Phong,
Q.7 Tp. HCM


Sinh viên: Tạ Minh Đức

Số cổ
phần sở
hữu
3.942.964

Giá trị(đồng)

Tỷ lệ
sở
hữu
39.429.640.000 26,7%

829.669

8.296.690.000

5,6%

829.669

8.296.690.000

5,6%

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 18

4

VIETNAM
ENTERPRISE
LTD
Tổng cộng

115 Nguyễn
Huệ, Q.1 , Tp.
HCM

757.604

6.359.906

7.576.040.000

5,1%

63.599.060.000 43,1%

Sau khi sát nhập, công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) nắm giữ 100% vốn của
công ty Kinh Đô Miền Bắc.
3.4. Đặc điểm lao động
Nguồn nhân lực tại Công ty Kinh Đô Miền Bắc chủ yếu là nhân lực trẻ, với độ
tuổi chủ yếu trong khoảng từ 21 tuổi đến 35 tuổi. Vì vậy, nguồn nhân lực công ty
được đánh giá là nhiệt tình, năng động, nhiệt huyết với công việc. Nguồn nhân lực
của Công ty luôn được quan tâm, coi trọng, là nhân tố chủ chốt trong sự thành công
của Kinh Đô Miền Bắc
Theo số liệu thống kê của phòng phát triển nguồn nhân lực thì quy mô nhân

lực của Công ty Kinh Đô Miền Bắc qua các năm như sau
Bảng 4: Số lượng lao động của công ty Kinh Đô Miền bắc giai đoạn 2001-2012
(Đvt: người)

Năm
Số lao
động

2001
422

2003
951

2005
1491

2007
1840

2009
2208

2011
2252

2012
2005

(Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại phòng phát triển nguồn nhân lực Công

ty Kinh Đô Miền Bắc)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lượng lao động của công ty có xu hướng tăng,
từ chỗ chỉ có 422 lao động năm 2001, đến nay Công ty đã có hơn 2000 lao động
(tăng gấp gần 5 lần). Đây là mức tăng khá cao và qua đó cho thấy Công ty đã không
ngừng đầu tư mở rộng sản xuất.
Một trong những yếu tố quan trọng khác đó là cơ cấu lao động các tỉnh tại
công ty.
Sơ đồ 3 : Cơ cấu lao động theo địa phương tại Công ty Kinh Đô Miền Bắc năm
2012

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 19

(Nguồn: Phòng nhân lực công ty kinh Đô Miền Bắc)
Xét về mặt cơ cấu theo khu vực địa lý ta thấy, tuy trụ sở chính của Công ty
nằm ở Hưng yên nhưng tỷ lệ lao động tại Hưng Yên cũng chỉ chiếm 48%. Lý giải
cho thực trạng này đó là sự cạnh tranh về nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp có
mặt trên địa bàn. Khu vực quanh trụ sở nhà máy Kinh Đô Miền Bắc cũng thu hút
khá nhiều nhà đầu tư cho nên số lượng doanh nghiệp trong và ngoài nước tại đây
không phải là nhỏ.Bên cạnh đó, với sự thuận tiện về vị trí, công ty cũng thu hút khá
đông đảo lực lượng lao động tại các tỉnh khác. Công ty có hệ thống xe đưa đón cán
bộ công nhân viên tới các tỉnh. Điều đó thể hiện công ty luôn chăm lo tới đời sống
toàn thể người lao động trong doanh nghiệp.
Một trong những nhân tố rất quan trọng khác để đánh giá lao động của một
công ty có tốt hay không đó là trình độ lao động. Với môi trường làm việc tốt, kết
hợp chính sách đãi ngộ cán bộ công nhân viên thích hợp, Kinh Đô Miền Bắc ngày

càng thu hút lao động có trình độ cao.

Sơ đồ 4: Trình độ lao động tại công ty Kinh Đô Miền Bắc
Đơn vị : %

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 20

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty Kinh Đô Miền Bắc)
Nhìn vào hình ta có thể thấy chiếm đa số nguồn nhân lực của công ty có trình độ
PTCS, THPT ( chiếm 77%), bởi vì hoạt động chính của công ty đó là sản xuất, cho
nên yêu cầu về trình độ lao động chủ yếu ở mức phổ thông. Tuy nhiên với những
thống kê tích cực đã kể trên, Kinh Đô Miền Bắc vững tin vào sự phát triển của đội
ngũ lao động trong thời gian tới.
3.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Năm 2009 là năm khủng hoảng kinh tế, nó đã ảnh hưởng rất nhiều tới các
doanh nghiệp Việt Nam. Có rất nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản hoặc thu hẹp
quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên với sự chuẩn bị và sự quyết tâm vượt qua
khủng hoảng, công ty Kinh Đô Miền Bắc là một trong số ít các công ty ở Việt Nam
đã vượt qua khủng hoảng một cách thành công, bên cạnh đó, công ty còn không
ngừng mở rộng quy mô sản xuất.

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga



Báo cáo tổng hợp 21
Bảng 4 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Kinh Đô Miền
Bắc giai đoạn 2008-2012

S
T
T
1
2
3
4
5
6

7

8

9

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011


Năm

Vốn điều lệ
Tổng tài sản
Doanh thu
thuần
Giá vốn hàng
bán
Chi phí bán
hàng
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
Lợi nhuận kế
toán trước
thuế
Thuế thu
nhập doanh
nghiệp
Lợi nhuận kế
toán sau thuế

122.967.320
585.345.546
689.337.522

147.553.620
599.059.101
767.652.395


170.678.771
634.551.789
1.020.345.897

181.335.570
694.651.178
1.331.786.623

209.13
745.43
1.750.0

526.246.363

542.600.425

712.553.897

906.714.764

1.356.6

62.425.621

90.930.447

100.879.672

156.775.812


177.64

25.964.439

38.286.394

51.224.560

77.515.879

91.77

1.517.608

100.259.964

109.013.131

141.035.653

159.78

538.858

20.665.012

23.446.531

33.848.556


40.10

978.749

79.643.955

85.566.600

107.186.135

118.24

(Nguồn: Phòng tài chính Kinh Đô Miền Bắc)

Doanh thu thuần của Kinh Đô Miền Bắc năm 2009 tăng 16% so với năm trước
nhưng tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu tăng từ 23,6% năm 2008 lên 29,4% năm 2009
do Công ty được hưởng lợi từ xu hướng giá nguyên liệu thấp trong năm 2009. Lợi

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 22
nhuận kế toán sau thuế năm 2008 của Công ty chỉ đạt xấp xỉ 1 tỷ đồng là do Công
ty phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính lên tới 44 tỷ đồng. Lợi nhuận kế toán sau
thuế năm 2009 tăng cao một phần do chi phí lãi vay của Công ty ở mức rất thấp từ
gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ và khoản hoàn nhập dự phòng tài chính 14 tỷ.
Các năm từ 2009 trở đi, doanh thu thuần có mức tăng trưởng bình quân 30%/năm.

Đây là mức tăng khá ấn tượng trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Chi
phí giá vốn hàng bán của Công ty được kiểm soát chặt chẽ và tỷ trọng Giá vốn hàng
bán/Doanh thu thuần biến động theo xu hướng giảm dần theo thời gian.
Tỉ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu của Kinh Đô Miền Bắc có sự tăng lên đáng kể
qua các năm, lý giải cho sự tăng lên này, yếu tố quan trọng nhất phải kể đến là việc
kiểm soát chi phí đầu vào của giá vốn hàng bán. Cơ cấu chi phí bán hàng & chi phí
quản lý doanh nghiệp có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2008-2012. Tỷ trọng Chi
phí bán hàng biến động theo hướng tăng dần với tốc độ ngày càng nhanh, việc tăng
lên này được lý giải là do Công ty đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, khuyến mãi. Công
ty thực hiện chính sách khuyến mãi đối với khách hàng toàn quốc (theo chính sách
chung của Kinh Đô) và cả khuyến mãi tại điểm bán hàng đại lý cấp 1.

4. Đánh giá các hoạt động quản trị của Kinh Đô Miền Bắc
4.1. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 23
Hiện nay, thị trường bánh kẹo miền Bắc đang phát triển. Bên cạnh đó, Kinh
Đô Miền Bắc cũng đã có mặt trên thị trường thế giới. Vì vậy, công ty luôn coi trọng
vấn đề nghiên cứu và phát triển sản phẩm.Chiến lược của Công ty đối với hoạt động
nghiên cứu sản phẩm gồm ba mục tiêu lớn sau:
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại để giữ được thị hiếu khách
hàng, đặc biệt đối với những mặt hàng Công ty có thế mạnh và có doanh thu cao;
Thứ hai: Nghiên cứu và tung ra thị trường những sản phẩm mới phù hợp với
thị hiếu, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và thu nhập của người tiêu dùng;
Thứ ba: Chuẩn bị những mặt hàng để thâm nhập, tiến tới xuất khẩu thành

công ra các thị trường trong khu vực và thế giới. Hoạt động nghiên cứu sản phẩm
của công ty được xác định là sẽ tập trung vào tất cả các khâu từ sơ chế nguyên vật
liệu, chế biến, định hình đến bảo quản chất lượng để tạo ra sự vượt trội so với các
sản phẩm của các nhà sản xuất khác. Đội ngũ nhân sự cho hoạt động này được
Công ty rất chú trọng, không chỉ trong việc tuyển dụng nhân tài mà còn cả chính
sách thưởng phát minh và những chính sách đãi ngộ xứng đáng.
Hoạt động nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu sản
phẩm mới của công ty trước đây được triển khai chuyên trách và kết hợp bởi một số
phòng bao gồm: phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật, phòng bánh công nghiệp và
phòng bánh Bakery.Tuy nhiên, đến năm 2007, công ty đã có một bước đột phá khi
chính thức thành lập phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Trong thời gian qua,
phòng đã đóng góp tích cực trong công cuộc cho ra đời những sản phẩm mới với
mẫu mã đa dạng, chất lượng không ngừng được nâng cao. Từ chỗ thành lập chỉ có 5
thành viên, hiện tại phòng đã có quy mô hơn 20 người, là một trong những phòng
có số lượng nhân lực lớn trong công ty. Theo đánh giá của người tiêu dùng, một số
sản phẩm của Kinh Đô Miền Bắc có vị ngọt hơn so với các sản phẩm cùng hãng của
các công ty sản xuất bánh kẹo khác. Do đó, phòng nghiên cứu và phát triển cùng đã
hợp tác với bộ phận nghiên cứu thị trường khách hàng và các bộ phận khác cho ra
đời những sản phẩm được ưa chuộng hơn. Với sự lớn mạnh của phòng nghiên cứu
và phát triển sản phẩm, công ty cho thấy khát khao được chinh phục thị trường, đáp
ứng đa dạng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh nhưng thuận lợi đã kể trên, phòng nghiên cứu và phát triển cũng có
những khó khăn nhất định như nguồn vốn cung cấp còn khá hạn chế, công tác khảo

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 24

sát thị trường đôi khi còn chậm chễ do thiếu nhân lực trong thời kỳ cao điểm.
4.2 Quản trị tiêu thụ
Để mở rộng thị trường và tăng thị phần của mình, Công ty xác định hoạt động
tiêu thụ sản phẩm không phải là một hoạt động thụ động, rời rạc mà nó là một quá
trình xuyên suốt từ khi nghiên cứu thị trường tới khi nhận được phản hồi của khách
hàng. Sản phẩm có chất lượng tốt nhưng quá trình tiêu thị không kịp thời thì khó có
thể bán được sản phẩm, nhất là trong tình hình thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh
tranh.
Hoạt động Marketing của công ty được chuyên trách bởi phòng Marketing,
mục tiêu marketing của công ty phải phù hợp với chiến lược phát triển thương hiệu
và chiến lược giảm tính mùa vụ trong thời gian trung hạn. Các biện pháp để đạt
được những mục tiêu trên là công ty áp dụng chính sách khuyến mại, mở rộng kênh
phân phối sản phẩm, nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới, duy trì quan hệ với
khách hàng. Có thể nói, trong thời gian ngắn hạn, các chương trình khuyến mãi luôn
phát huy tác dụng một cách nhanh chóng, việc khuyến mại thường được áp dụng
cho người tiêu dùng cuối cùng, vì đây là đầu mối phân phối sản phẩm trực tiếp đến
người tiêu dùng. Nhưng trong dài hạn, thì vấn đề khuyến mại không được chú ý
đến. Mà việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đóng vai trò quan trọng vì
thị trường rất nhạy cảm với các sản phẩm mới. Đồng thời việc đa dạng hóa các sản
phẩm và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong từng mùa vụ cũng làm giảm
tính thời vụ. Việc phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty
sẽ làm cho thương hiệu Kinh Đô ngày càng phát triển.
4.3. Quản trị chất lượng
Kinh Đô là doanh nghiệp sản xuất nên vấn đề chất lượng được Ban giám đốc
cũng như toàn thể nhân viên trong công ty coi trọng. Công ty luôn nỗ lực không
ngừng để đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý.
Tháng 8 năm 2004, Kinh Đô Miền Bắc đón nhận chứng chỉ về hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI của Vương Quốc Anh và hệ thống
đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP do tổ chức Quacert cấp.
Đây là những bước tiến quan trọng trong việc đưa sản phẩm của Kinh Đô tới với

người tiêu dùng.
Ngoài ra, Công ty còn áp dụng 8 quy trình chuẩn: SSOP cũng như chương
trình 5S cho các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất. Những chương

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


Báo cáo tổng hợp 25
trình này nhận được sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình từ toàn thể cán bộ nhân
viên công ty. Điều đó càng lamg hình ảnh công ty ngày càng tốt hơn cũng như nang
cao tính chuyên nghiệp của cán bộ công nhân viên.
Trong năm 2009, công ty đã áp dụng thành công hệ thống phần mềm SAP cho
modun bán hàng và modun sản xuất. SAP là quy trình tạo mã, thống nhất cách thức
và thủ tục cần thiết tạo mã mới hoặc mở rộng từ các mã đã tồn tại sẵn. Phần mềm
này được Kinh Đô áp dụng cho các phòng ban liên quan như: phòng R&D, phòng
sản xuất, phòng kế hoạch, Bakery...Việc áp dụng SAP đã đem lại rất nhiều lợi ích
cho công ty.
Hoạt động kiểm tra chất lượng được thực hiện trên tất cả các khâu của quá
trình sản xuất. Mọi hoạt động sản xuất bánh kẹo của công ty được cụ thể hóa thành
những quy trình sản xuất, được trình bày bằng những văn bản và lưu đồ. Tất cả các
công nhân vận hành dây chuyền của công ty đều phải được đào tạo cơ bản, phải
nắm vững những quy trình sản xuất cũng như bước công việc mà họ phải đảm nhận.
Sản phẩm được bán ra thị trường, không dừng lại ở đấy, công ty còn tiến hành theo
dõi chất lượng sản phẩm sau khi bán để sản phẩm của công ty luôn có chất lượng
tốt, đảm bảo lòng tin từ phía khách hàng.
Bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty cũng gặp phải một số vấn đề
trong khâu quản lý chất lượng. Vào tháng 7/2009 trên thị trường xuất hiện những
thông tin về sản phẩm Solite của Kinh Đô bị mốc xanh trước hạn sử dụng. Sau khi

biết được thông tin này, công ty đã cử cán bộ trực tiếp xuống các của hàng và mang
mẫu về kiểm tra. Quá trình kiểm tra xác nhận rằng trong khâu sản xuất đã gặp sự cố
mất điện khiến sản phẩm bị lỗi. Qua đây cũng có thể thấy hoạt động quản trị chất
lượng trong công ty chưa thực sự tốt, cần phải có những biện pháp điều chỉnh để
không làm giảm uy tín của công ty trên thị trường.

5. Phương hướng phát triển công ty
5.1. Kế hoạch ngắn hạn

Sinh viên: Tạ Minh Đức

GVHD: Ngô Việt Nga


×