MỤC LỤC
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu
PHẦN HAI: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1 Kỹ năng sống là gì?
1.2 Giáo dục kĩ năng sống là gì?
2. Cơ sở thực tiễn
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Lập kế hoạch hoạt động để rèn kĩ năng sống cho học sinh
3.2. Những kĩ năng cần thiết giáo dục cho học sinh thông qua
tiết sinh hoạt theo chủ đề tự chọn
3.3. Những yêu cầu tổ chức một tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề
tự chọn nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 9
3.3.1. Xác định trọng tâm chủ đề
3.3.2. Dự kiến các hình thức tổ chức hoạt động cụ thể
3.4 Tổ chức một tiết hoạt động sinh hoạt theo chủ đề tự chọn
khối lớp 9
3.4.1. Phân công chuẩn bị:
3.4.2. Các hoạt động tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm hoặc
chủ đề tự chọn
4. Kết quả
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/24
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 6
Trang 6
Trang 6
Trang 7
Trang 7
Trang 7
Trang 8
Trang 8
Trang 9
Trang 16
Trang 18
Trang 18
Trang 18
Trang 20
Trang 24
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Trong cuộc sống hằng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tình
huống bất ngờ sẽ xảy ra. Ở những tình huống ấy, không phải ai cũng dễ dàng
ứng phó, giải quyết cho đúng, phù hợp. Xã hội càng văn minh, nhu cầu về văn
hóa ứng xử ngày càng cao, và để ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị
đạt tới mức độ nghệ thuật lại càng là vấn đề khó. Do đó, với mỗi con người
chúng ta thì cần phải có những kĩ năng sống để có thể thích ứng với những tình
huống xảy ra. Kĩ năng sống không chỉ cần thiết đối với mỗi con người và đặc
biệt cần thiết đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên ở các trường THCS.
Như chúng ta được biết vấn đề giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập trong
các công trình nghiên cứu. Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska cho rằng:
“Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh
chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”. Còn Kinixti - Học giả
Mỹ lại cho rằng "Sự Thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật
chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế
của người đó”. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập
nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình.
Hiện nay, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã trở thành đề tài nóng
bỏng được xã hội quan tâm. Tuy nhiên trong gia đình, việc giáo dục kĩ năng
sống cho con em ở cấp THCS lại chưa được quan tâm đúng mức. Trong cách
giáo dục con cái còn tồn tại những bất cập. Cha mẹ học sinh thường chú trong
đến việc giáo dục kiến thức văn hóa cho con cái mình, họ luôn kì vọng con trẻ sẽ
giành được nhiều thành tích mang về cho gia đình là niềm vui. Nhiều gia đình
dồn hết công sức, đầu tư cho con cái việc học không tiếc. Thậm chí những người
làm cha, làm mẹ sẵn sàng làm hộ tất cả cho con để con đỡ vất vả, lại có thêm
thời gian học tập. Thời gian rảnh rỗi thay vì phải rèn cho con cái kĩ năng sống,
kĩ năng tự phục vụ bản thân thì phụ huynh lại cho con chơi game, xem hoạt
hình… để giải trí hay coi đó là một phần thưởng cho con khi muốn con thực
hiện một yêu cầu nào đó. Cha mẹ học sinh ở lửa tuổi THCS còn coi các em là trẻ
nhỏ cần bao bọc mà chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục như thế nào để các
em tự lập tự tin trong cuộc sống và giao tiếp.
Việc giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường Trung học cơ sở trong những
năm gần đây đã được quan tâm, chú ý. Thư viện nhà trường có tài liệu giáo dục
kĩ năng sống đã được triển khai và cũng lồng ghép giáo dục qua một số môn
học. Trong các hoạt động tập thể như sinh hoạt dưới cờ, tham quan thực tế, các
chuyên đề, các buổi thảo luận về kĩ năng sống được tổ chức nhằm hình thành
cho các em kĩ năng ứng xử phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình giáo dục, rèn kĩ
năng sống cho học sinh, tôi nhận thấy trong công tác chủ nhiệm đóng một vai
trò quan trọng, cần thiết. Bởi thông qua các tiết sinh hoạt lớp theo chủ điểm, chủ
đề tự chọn việc giáo dục kĩ năng sống ở người học thật nhẹ nhàng mà hiệu quả.
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm rèn
kĩ năng sống cho học sinh THCS thông qua tiết sinh hoạt theo chủ đề tự chọn
lớp 9”.
2/24
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tìm ra cách thức
tổ chức các hoạt động tập thể nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
trong các giờ hoạt động cũng như giáo dục kĩ năng sống ở người học. Việc xây
dựng được biện pháp giáo dục một cách hiệu quả sẽ nâng cao kĩ năng sống cho
cho các em từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà
trường nói riêng và cấp Trung học cơ sở hiện nay nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề để tìm ra các biện
pháp tổ chức phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh lớp 9 ở trường THCS.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
Học sinh lớp 9A năm học 2017 - 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu, lí thuyết.
Phương pháp phân tích.
Phương pháp hệ thống hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát các hoạt động của học sinh.
Phương pháp điều tra, khảo sát.
Phương pháp sử dụng toán thống kê.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy học.
6. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu:
6.1. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các biện pháp, hình thức tổ chức các tiết sinh hoạt lớp theo
chủ đề tự chọn trong nhà trường THCS.
6.2. Kế hoạch nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trong năm học 2017 - 2018.
3/24
PHẦN HAI: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Kỹ năng sống là gì?
Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng sống:
Theo quan niệm của tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp
Quốc (UNESCO): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các
chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những
kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong
các tình huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết
có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
1.2. Giáo dục kĩ năng sống là gì?
Giáo dục kĩ năng sống là một quá trình tác động sư phạm một cách có mục
đích, có kế hoạch nhằm hình thành ở người học những năng lực hành động tích
cực có liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi giúp cho cá nhân có ý thức về
bản thân, giao tiếp, thực hiện nhiệm vụ, ứng phó một cách hiệu quả với các yêu
cầu thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Như vậy, giáo dục kỹ năng sống chính là một hình thức can thiệp sớm, có
tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa những hành vi lệch lạc ở người học.
Giáo dục kỹ năng sống hiệu quả không chỉ nâng cao nhận thức, trang bị thái độ
sống và hành vi tích cực, lành mạnh cho thanh thiếu niên mà còn giúp cho trẻ
phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách
toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin đối mặt với những thách thức trong cuộc
sống.
Trên thực tế, học sinh lớp 9, phần đa các em đều ham hiểu biết, thích
khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên khi vận dụng các kĩ năng ứng xử vào
thực tế cuộc sống thì các em còn bộc lộ khá nhiều hạn chế: lúng túng không biết
xử lí ra sao với những vấn đề xung quanh mình; xử sự thiếu văn hóa; mất kiểm
soát... Do đó, việc giáo dục kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên trở thành nhu
cầu cấp thiết không chỉ đối với các bậc cha làm mẹ mà đối với cả giáo viên đặc
biệt là giáo viên chủ nhiệm. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
theo chương trình hay sinh hoạt theo chủ đề tự chọn tôi còn đặc biệt chú ý rèn
luyện các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở như: kỹ
năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt
động tập thể với tư cách là chủ thể hoạt động; khả năng kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập, rèn luyện; củng cố phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học
tập, lao động và công tác xã hội; tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt
động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống,
với quê hương đất nước, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã
hội.
2. Cơ sở thực tiễn.
Là một địa phương nằm ở phía Nam thủ đô Hà Nội, trước đây kinh tế chủ
yếu là nông nghiệp, đời sống gia đình nông thôn gặp nhiều khó khăn. Trong
những năm gần đây, nhờ chủ trương đổi mới, kinh tế địa phương phát triển
mạnh mẽ. Khu công nghiệp ra đời thu hút hàng nghìn lao động từ các nơi khác
4/24
về làm ăn sinh sống tại địa phương. Những bất cập trong đời sống, xã hội cũng
vì thế mà ngày càng gia tăng. Do đó, việc giáo dục kĩ năng sống, rèn kĩ năng
ứng xử cho các em là rất cần thiết.
Ở địa phương, nhiều gia đình nông thôn được bồi thường đất đai đã giàu
lên trông thấy. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân cũng dần khấm khá đi lên,
nhiều gia đình nông thôn đã có của ăn, của để. Phụ huynh chăm lo nhiều đến
những nhu cầu vật chất cá nhân, đến chất lượng học tập của con em mình mà
quên đi nhiệm vụ cơ bản, cần thiết là giáo dục cho con cái mình kĩ năng sống để
thích ứng với những tình huống xảy ra trong cuộc sống.
Ví dụ: Trong một buổi sinh họa chủ đề “Nét đẹp văn hóa cổ truyền dân
tộc”, để rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân học sinh khi bố mẹ đi vắng tôi tổ một
trò chơi “Thi bóc bánh chưng”. Trò chơi này thu hút các em tham gia rất sôi nổi.
Nhưng kết quả thì thật là hài hước vì có em chỉ bóc trần lá bánh ra, đặt ngay
ngắn lên đĩa là xong phần thi. Khi thời gian chưa kết thúc, được sự góp ý của
các bạn trong tổ, học sinh lấy lạt đặt lên trên bánh chưng rồi mắm môi mắm lợi
dùng sức để cắt bánh ra làm nhiều phần bằng nhau.
Hiện nay, chúng ta trong thời đại công nghệ thông phát triển như vũ bão, và
hội nhập quốc tế. Nhờ Internet, các em có những hiểu biết vô cùng phong phú,
vốn kiến thức vì thế cũng được nâng cao. Qua các trang mạng ngoài giá trị cần
thiết học sinh cần chiếm lĩnh thì các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook cũng
tồn tại khá nhiều những bất cập mà học sinh dễ phạm phải những sai lầm do
không có kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử phù hợp. Hơn thế, nữa ở lứa tuổi 14, 15
“cái tuổi dở dở ương ương”, tâm sinh lí đang phát triển, các em rất tò mò, thích
khám phá, rất muốn chứng tỏ mình là người lớn. Hành động theo cảm xúc cá
nhân, bốc đồng nên rất dễ có những hành vi thiếu kiểm soát, hoặc sai lệch đi
chuẩn mực xã hội vì thế việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là rất cần thiết.
Trong công tác giáo dục hiện nay, ở các trường THCS, một trong những nội
dung quan trọng của phong trào thi đua là " Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực". Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để cung
cấp kiến thức về kỹ năng sống cho học sinh nhất là kỹ năng tự bảo vệ bản thân,
kiểm soát hành vi; kỹ năng ra quyết định, kĩ năng tự phục vụ, kỹ năng xử lý mâu
thuẫn là việc vô cùng quan trọng.
Trong nhà trường, qua khảo sát thực tế, hầu hết các em học sinh còn lúng
túng, không tự tin khi trả lời trước đám đông, thiếu kiểm soát khi gặp những tình
huống liên quan đến cảm xúc cá nhân; chưa biết cách xử lý các tình huống
thường gặp trong cuộc sống.
Ví dụ: Trong một kì thi nghề phổ thông, một học sinh khi vào trong phòng
thi, gặp giám thị coi thi là người họ hàng xa của mình. Xét về vai vế trong quan
hệ dòng tộc, người “giám thị coi thi” ở vai vế thấp hơn. Nhưng do không có kĩ
năng sống, không biết ứng xử phù hợp, học sinh xưng hô không phù hợp vì thế
đã vô tình đã trở thành một thí sinh có cách ứng xử vô lễ với giám thị coi thi.
Trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè có em vẫn ứng xử theo bản năng, theo
cảm tính cá nhân. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ nên “việc bé xé ra to” rồi vô tình
đẩy bạn mình vào những tình huống khó xử. Việc làm ấy không chỉ làm hại bạn
mình mà còn gây bất đồng giữa phụ huynh với phụ huynh trong địa phương.
5/24
Từ thực tế trên, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục, rèn kỹ năng sống cho
học sinh THCS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như các giờ sinh
hoạt lớp theo hướng đổi mới mà tôi đã lựa chọn - Sinh hoạt theo chủ đề tự chọn
là rất cần thiết. Bởi vì thông qua các hoạt động tập thể để góp phần bổ sung
những thiếu hụt kĩ năng sống cho các em, qua đó nhằm góp phần giáo dục cho
các em trở thành những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo hòa
nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội.
3. Các biện pháp thực hiện:
3.1. Lập kế hoạch hoạt động để rèn kĩ năng sống cho học sinh.
Căn cứ vào chương trình hoạt động giáo dục NGLL khối 9 do Sở giáo dục
đào tạo ban hành.
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của nhà trường THCS: Tiếp tục đổi mới
phương thức giáo dục đạo đức, GD NGLL, GDHN theo tinh thần lồng ghép và
tích hợp; chú trọng giáo dục giá trị, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Căn cứ vào đặc điểm phát triển tâm sinh lí lứa tuổi, xây dựng kế hoạch tổ
chức các hoạt động sinh hoạt chủ đề phù hợp.
Từ thực tế trên, tôi đã xây dựng chương trình sinh hoạt theo chủ đề song
song với chương trình giáo dục của Bộ, kế hoạch của nhà trường mỗi tháng một
tiết như sau:
Tháng
Nội dung (chủ đề)
9
Truyền thống Thăng Long Hà Nội.
10
Thực hiện tôt 5 điều Bác Hồ dạy “Nói lời hay - Làm việc tốt”.
11
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn.
12
Nối tiếp truyền thống cha anh.
1,2
Nét đẹp văn hóa cổ truyền dân tộc.
3
Thanh niên với những vấn đề toàn cầu.
4
Nghề nghiệp trong tương lai.
5
Nhớ mãi kỉ niệm tuổi học trò.
3.2. Những kĩ năng cần thiết giáo dục cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt
theo chủ đề tự chọn.
Muốn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, thông qua các tiết sinh hoạt lớp
theo chủ đề tự chọn có hiệu quả người giáo viên chủ nhiệm cần xác định những
kĩ năng cơ bản như: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử; kĩ năng hợp tác, chia sẻ; kĩ năng
tự bảo vệ bản thân; kĩ năng kiểm soát hành vi và quản lí thời gian một cách có
hiệu quả; kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; kĩ năng tự phục vụ; kĩ năng
ứng phó với tình huống nảy sinh trong cuộc sống
Việc tổ chức các hoạt động phải theo tinh thần đổi mới nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả trong công tác giáo dục nói chung và trong việc rèn kĩ năng ứng
xử cho học sinh nói riêng cần phảo đảm bảo những yêu cầu sau:
Đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi.
Tăng cường sự tham gia của các thành viên trong tập thể.
Đa dạng hóa các hình thức trong hoạt động, phát huy tính tính cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.
Giáo dục, rèn những kĩ năng sống, ứng xử phù hợp với vấn đề nảy sinh.
6/24
3.3. Những yêu cầu tổ chức một tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề tự chọn
nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 9.
Giáo viên chủ nhiệm không thể rèn kỹ năng sống, kĩ năng ứng xử cho trẻ
bằng cách thuyết trình hay giảng giải, mà chỉ hướng dẫn, gợi mở cho các em suy
nghĩ, chỉ dẫn các em các hình thức rèn luyện để có kỹ năng sống cần thiết và
thực hành sao cho có hiệu quả.
Để thiết kế một bài dạy kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp giáo viên cần thực hiện những yêu cầu như sau:
3.3.1 Xác định trọng tâm chủ đề:
Để tổ chức rèn kĩ năng sống, ứng xử cho học sinh qua tiết học, giáo viên
chủ nhiệm cần phải xác định được nhiệm vụ trọng tâm tiết sinh hoạt theo chủ đề:
Thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh cái gì? Rèn cho các em
những kĩ năng sống nào?
VD1: Hướng tới chủ đề “Truyền thống Thăng Long Hà Nội” tôi đã tổ
chức cho các em học sinh của lớp một cuộc thi hào hứng. Đây không không đơn
giản chỉ là một cuộc thi mà còn là một buổi học ngoại khóa lịch sử thú vị. Các
em hào hứng thi tìm hiểu về di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, về lịch sử Thăng
Long - Hà Nội và thi hùng biện. Nhận và trả lời các câu hỏi, các em cũng đồng
thời nói với nhau những kiến thức về truyền thống tôn sư trọng đạo, trọng hiền
tài và về giá trị của Văn Miếu với những tấm bia tiến sĩ đã được UNESCO công
nhận là Di sản tư liệu thế giới. Học mà vui, các em đã tiếp nhận thêm được
nhiều kiến thức về một di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của Thủ đô gắn liền với
truyền thống giáo dục và thi cử, truyền thống trọng tri thức, tôn vinh những tấm
gương hiếu học, học giỏi và có nhiều cống hiến cho đất nước một cách hào
hứng. Không chỉ các em mà cả những người lớn cũng có thể học thêm được từ
cuộc thi nhiều điều thú vị và bổ ích. Các em trả lời những câu hỏi về những dấu
mốc lịch sử, những công trình tiêu biểu, những con người tài danh của Thăng
Long - Hà Nội để lịch sử được nhận biết rõ hơn bằng những câu chuyện sinh
động. Với hình thức tổ chức trên, tôi rèn ở học sinh thái độ tự hào, yêu quý, gìn
giữ phát huy truyền thống bằng những việc làm cụ thể. Qua hoạt động, rèn cho
học sinh những kĩ năng hợp tác, chia sẻ; kĩ năng ứng phó với những vấn đề
nảy sinh trong thực tế; kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề...
VD 2: Đến với chủ đề “Thanh niên với những vấn đề toàn cầu” giáo viên
chủ nhiệm cần giúp học sinh nhận biết được thế nào là vấn đề toàn cầu? Hiện
nay người Việt Nam nói riêng và công dân thế giới nói chung đang đối mặt với
vấn đề toàn cầu nào? Vấn đề toàn cầu nào các em cần phải quan tâm và đưa ra
giải pháp tích cực hay ứng xử phù hợp…Qua tổ chức hoạt động hướng tới chủ
đề, các em rèn kĩ năng tự tin trước tập thể; bày tỏ ý kiến cá nhân; chia sẻ, hợp
tác; kỹ năng điều chỉnh hành vi; kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề hay
kĩ năng ứng phó với tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
3.3.2. Dự kiến các hình thức tổ chức hoạt động cụ thể.
7/24
Các bước tiến hành sinh hoạt theo chủ đề tự chọn cũng giống như các tiết
sinh hoạt theo chủ điểm (theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục) phải
đảm bảo các bước sau:
Sơ kết tuần, tháng.
Phương hướng phấn đấu tuần, tháng tiếp theo.
Sinh hoạt theo chủ đề tự chọn.
Căn cứ vào chủ đề lựa chọn, xây dựng các phương pháp tổ chức linh
hoạt, phong phú, phù hợp với khả năng của học sinh không dập khuôn máy móc,
không đánh đố gây tâm lí ngại tham gia như:
Phương pháp trao đổi, thảo luận, hoạt động nhóm.
Phương pháp sắm vai.
Phương pháp tổ chức trò chơi, cuộc thi.
Phương pháp thuyết trình.
3.4 Tổ chức một tiết hoạt động sinh hoạt theo chủ đề tự chọn khối lớp 9.
Để tiến hành một tiết HĐNGLL nói chung hay một tiết sinh hoạt theo chủ đề
tự chọn cần phải trải qua nhiều công đoạn theo sự hướng dẫn của giáo viên và
thực tế các tiết hoạt động như:
3.4.1. Phân công chuẩn bị.
Trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung và tiết sinh hoạt theo chủ
đề tự chọn nói riêng, việc phân công chuẩn bị là một khâu vô cùng quan trọng.
Nó quyết định sự thành công hay thất bại của tiết hoạt động.
Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đưa ra kế hoạch chung cho cả lớp, dán vào
lịch hoạt động chung để các em chủ động. Mặc dù vậy, 1 tuần trước khi tiết sinh
hoạt diễn ra, tôi họp hội ý ban cán sự lớp, thống nhất các bước tiến hành. Sau
đó chia nhỏ nội dung tìm hiểu cho nhóm, tổ.
Khi phân công hoạt động, giáo viên chủ nhiệm cần căn cứ vào tình hình thực
tế về điều kiện cơ sở vật chất, trình độ, khả năng của các nhóm, tổ để phân công
công việc cụ thể. Mặt khác, giáo viên cần phải đặc biệt chú ý đến tính khả thi
trong thực hiện nhiệm vụ của các em.
Ví dụ: Trong tổ nhiều em gia đình máy tính nối mạng, giáo viên phân công
những công việc như tìm hiểu, tra cứu, khảo sát… Còn trong tổ các em có năng
khiếu ở mặt nào thì phân công em đó làm nhóm trưởng để các em tổ chức hoạt
động chỉ huy cả nhóm.
Tiết học muốn được triển khai thì việc chọn học sinh điều khiển chương
trình hoạt động là rất quan trọng. Giáo viên cần chọn MC là học sinh nhanh
nhẹn, năng nổ, tích cực hoạt động, có thể xử lí tình huống xảy ra trước đám
đông. Khi chọn người điều khiển cũng không nên chỉ tập trung vào một vài đối
tượng mà phát huy tinh thần xung phong nhận nhiệm vụ của học sinh và chú ý
khuyến khích các học sinh trong lớp đều được tham gia trong hoạt động.
VD: Khi điều khiển sinh hoạt theo chủ đề, ngoài MC điều khiển chính, thì
giáo viên chủ nhiệm có thể đan xen hoạt động để mỗi nhóm trưởng cũng có thể
làm MC điều khiển hoạt động khi đến nhiệm vụ mình được phân công.
Việc trang trí lớp học không quá cầu kì miễn là phải phù hợp với khả năng
của học sinh, làm toát lên không khí của tiết học.
8/24
Ví dụ: chuẩn bị tiết sinh hoạt theo chủ đề “Truyền thống Thăng Long Hà
Nội” như sau:
Phần trang trí bảng học sinh có thể vẽ trên bảng hình ảnh biểu tượng về
mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Xung quanh lớp, trang trí những hình ảnh đẹp ghi lại nét đẹp của vùng đất
kinh kì xưa và nay; những cuốn sách; câu chuyện về mảnh đất Thăng Long.
Sự phân công, chuẩn bị như trên sẽ đảm bảo tính thực tế và tính khả hứa
hẹn sự tiết hoạt động được hiệu quả.
Khi chuẩn bị tiết sinh hoạt theo chủ đề “Thanh niên với những vấn đề
toàn cầu” thì trên bảng các em có thể vẽ hình ảnh trái đất phủ kín màu xanh của
cây, mọi người cùng nhau nắm tay bảo vệ trái đất. Trang trí xung quanh lớp,
giáo viên chủ nhiệm có thể mượn những bức tranh vẽ tuyên truyền về những
hoạt động bảo vệ môi trường của môn Mĩ thuật để tạo không gian lớp học ...
3.4.2. Các hoạt động tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm hoặc chủ đề tự chọn.
Giáo viên thiết kế giáo án phải đúng, theo chuẩn của một tiết hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp gồm 3 phần chính:
Phần 1: Sơ kết tuần.
Phần 2: Phương hướng phấn đấu tuần tới;
Phần 3: Sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm tự chọn.
Hoạt động 1. Sơ kết tuần (8 - 10 phút)
Với mục tiêu rèn cho học sinh kĩ năng tự nhận thức, đánh giá bản thân và
đánh giá người khác theo những yêu cầu cụ thể của từng tuần, tháng.
Qua đánh giá, học sinh rút ra bài học hành động thực tiễn nhằm đưa ra các
biện pháp xử lí các tình huống nảy sinh của lớp trong tuần ở các nội dung như:
Học tập, kỉ luật, lao động và các hoạt động khác.
Từ đó giáo viên giúp cho học sinh kĩ năng nhận xét, đánh giá bản thân và
bạn bè của mình khắc phục những tồn tại một cách tốt nhất.
Trong hoạt động, bao giờ cũng nảy sinh ra những vấn đề cần phải ứng xử
thế nên, phần này cũng là lúc giáo viên cần tích hợp giáo dục cho các em đó là
kĩ năng hợp tác, chia sẻ.
Nội dung sơ kết tuần (tháng) tôi yêu cầu nhận xét, đánh giá trên các mặt
hoạt động, phù hợp với thực tiễn. Lần lượt các tổ trưởng có nhận xét đánh giá
công khai các thành viên trong tổ theo nhiệm vụ được thực hiện, nảy sinh trong
tuần như: Lao động lớp học; công trình măng non; tham quan, dã ngoại; thi
nghề phổ thông; thi giải IOE, giải Toán trên mạng:
9/24
Sau những phần chia sẻ của trò, giáo viên nên cho các em lời khuyên, bài
học ứng xử phù hợp để định hướng hành động cho các em.
VD: Trong tháng 3, kết quả thi khảo sát hai môn Văn, Toán do nhà trường
tổ chức, trong lớp có một số học sinh điểm thi môn Văn, Toán dưới TB hoặc số
điểm đạt được (5, 6) còn thấp. Tôi đưa ra câu hỏi yêu cầu các bạn học sinh có
điểm thi 2 đạt kết quả cao nhất chia sẻ những kinh nghiệm học tốt bộ môn.
Trang ơi, em là học sinh có điểm thi khảo sát môn Văn cao nhất, em hãy
cho các bạn biết bí quyết nào để có thể học tốt môn văn?
Còn Thoa thì sao, em đạt điểm khảo sát Toán đạt 9,5 điểm, hãy chia sẻ
cho các bạn kinh nghiệm học tốt bộ môn của em?
Sau những chia sẻ của các bạn học sinh được hỏi, tôi kêu gọi ở các em
tinh thần đoàn kết, hợp tác lẫn nhau của các thành viên trong tập thể để các em
có thành tích tốt giúp đỡ, kèm cặp bạn yếu hơn mình. Đối với chính môn văn tôi
giảng dạy, tôi cũng phân công thành nhiều nhóm học tập, yêu cầu học sinh trong
nhóm phải hỗ trợ nhau học và cùng nhau chụi trách nhiệm trả bài cô giao.
Hoạt động 2. Phương hướng phấn đấu:
Mục đích chính ở phần này là rèn cho học sinh kĩ năng ra quyết định và
giải quyết vấn đề; kĩ năng hợp tác, chia sẻ. Đội ngũ cán sự lớp phải bàn bạc
trước tiết hoạt động để đi đến thống nhất và vạch ra kế hoạch cho tuần, tháng
10/24
tới. Việc xây dựng mục tiêu, phương châm hành cho tuần, tháng kế tiếp phải chú
trọng đến hai mặt họat động chính là học tập và nề nếp. Bên cạnh đó phải gắn
liền với hoạt động thực tiễn của nhà trường của tổ chức Đoàn, Đội, cũng như
đòi hỏi khác liên quan.
VD: Thăm quan, đón đoàn kiểm tra ý tế học đường, khám sức khỏe, nộp
giấy vụn, tham gia viết thư UPU Quốc tế, tham gia đại hội thể dục thể thao...
Sau khi lớp trưởng thông qua phương hướng cho tuần kế tiếp. Các thành
viên sẽ bổ sung ý kiến để bản phương hướng thêm hoàn chỉnh. Giáo viên nhận
xét, bổ sung, giao nhiệm vụ cho tập thể cho tuần tiếp theo.
Từ những yêu cầu đặt ra trong bản phương hướng học sinh xác định cho
mình kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử cho phù hợp theo kế hoạch đã vạch ra.
Kết thúc phần sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm sẽ dẫn dắt đến phần sinh
hoạt theo chủ điểm. Đây là phần trọng tâm của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp,
vì vậy để thu hút học sinh vào hoạt động tiếp theo nên lời dẫn của giáo viên dẫn
phải mềm mại, nhẹ nhàng.
Hoạt động 3. Sinh hoạt theo chủ đề từ chọn: (23 - 25 phút)
Đây là phần trọng tâm của tiết hoạt động. Từ những định hướng chuẩn bị của
học sinh, giáo viên yêu cầu MC tổ chức tiết sinh hoạt theo nội dung.
Chọn người dẫn chương trình phải là người: Tự tin, linh hoạt, nhanh nhẹn,
ngôn ngữ truyền cảm… để vừa điều khiển hoạt động đồng thời phải xử lí tình
huống nảy sinh.
Tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt theo chủ điểm không hướng vào
một vài đối tượng cụ thể mà phải phát huy hết khả năng của học sinh trong tập
thể để các em thể hiện mình.
Hình thức tổ chức nội dung sinh hoạt theo chủ đề cần linh hoạt, phong phú.
Tùy từng chủ điểm khác nhau mà giáo viên chủ nhiệm thiết kế hoạt động cho
phù hợp đảm bảo tình khả thi, tính liên hệ thực tiễn và giáo dục được những
năng ứng xử cần thiết cho học sinh ngay cả trong lúc tham gia trò chơi trong tiết
hoạt động.
Ví dụ 1: Trong tháng 9, để nhắc nhở học sinh về truyền thống dân tộc cũng
như giáo dục lòng tự tôn dân tộc, tôi chọn chủ đề mang tên “Truyền thống
Thăng Long Hà Nội”. Hướng tới mục tiêu trên, tôi tổ chức cho học sinh sân
chơi tìm hiểu theo chủ đề với 3 phần thi
Phần I. Thi tìm hiểu kiến thức:
Mỗi tổ cử 3 thành viên tham gia.
Các đội lần lươt trả lời các câu hỏi của Ban tổ chức như:
Câu 1: Trong bài "Chiếu dời đô", Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi
thế nào của đất Thăng Long?
a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
c. Có núi cao sông dài.
d. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
Câu 2: Tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào?
a. Thành Đại La.
b. Thành Cổ Loa.
11/24
c. Thành cổ Sơn Tây.
d. Thành cổ Hà Nội.
Câu 3: Ngôi "Làng hai Vua" ở phía Tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại
Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì?
a. Nhị Khê.
b. Thủ Lệ.
c. Hạ Lôi.
d. Đường Lâm.
Câu 4: Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn
Nguyên của Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm nào?
a. Núi Cung.
b. Núi Nùng.
c. Núi Khán.
d. Núi Sưa.
Câu 5: Những công trình nào trong "Tứ đại khí" nước Đại Việt thời Lý - Trần
đã được tạo tác ở Thăng Long?
a. Tháp Báo Thiên
b. Chuông Quy Điền
c. Tượng Quỳnh Lâm.
d. Vạc Phổ Minh
Câu 6: Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội,
di sản nào là của thời Lê?
a. Khuê Văn Các.
b. Đại Bái Đường.
c. Nhà Thái Học.
d. Bia Tiến Sỹ.
Câu 7: Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật
toàn cầu nào?
a. Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất.
b. Là nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa của phương Đông và thế giới.
c. Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt
thời kỳ dài.
d. Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt
văn hóa nghệ thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần
một thiên niên kỷ.
Câu 8: Ngày 10 - 10 - 1954, đại quân ta tiến vào giải phóng Thủ đô qua những
cửa ô nào?
a. Ô Quan Chưởng.
b. Ô Cầu Giấy.
c. Ô Cầu Dền.
d. Ô Chợ Dừa.
Câu 9: Năm 1966, từ địa điểm nào của Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã phát biểu lời
khẳng định chân lý: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!"?
a. Phủ Chủ tịch.
b. Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (trước Nhà hát lớn).
12/24
c. Quảng trường 1 tháng 5 (trước Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội).
d. Quảng trường Ba Đình.
Câu 10: Trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đập tan cuộc tập kích chiến
lược bằng đường không của đế quốc Mỹ vào Thủ đô, đã diễn ra vào năm nào?
a. Năm 1968.
b. Năm 1972.
c. Năm 1973.
d. Năm 1975.
Câu 11: Cùng với biểu tượng "Vòng người nắm tay nhảy múa" này, vào
năm 1999, vì đã có thành tích là thành phố tiêu biểu ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương về quản lý đô thị, bình đẳng cộng đồng, gìn giữ môi trường, thúc
đẩy văn hóa giáo dục, đặc biệt là chăm lo cho công dân và thế hệ trẻ, Hà Nội đã
được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO)
trao tặng danh hiệu nào?
a. Thành phố của những giá trị nhân loại.
b. Thành phố Xanh - Sạch - Đẹp.
c. Thành phố Vì hòa bình.
d. Thành phố Di sản văn hóa thế giới.
Câu 12: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vào dịp nào?
a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.
b. Kỷ niệm 30 năm trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
c. Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Thủ đô.
d. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội.
Phần II. Thi thuyết trình: Thi theo tổ mỗi tổ cử một thành viên lên thi thuyết
trình theo chủ đề.
Hãy trình bày suy nghĩ của bạn về những câu mở đầu trong bài hát "Người
Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi: "Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây/Đây lắng
hồn núi sông ngàn năm..."
Phần III. Thi năng khiếu:
Mỗi tổ một hình thức tự chọn: Kể chuyện về một tấm gương, diễn tiểu phẩm,
hát múa…theo chủ đề ca ngợi vẻ đẹp ngàn năm Văn hiến của Thăng Long- Hà
Nội
Sau cuộc thi, những tri thức đó sẽ được các em khắc ghi cùng với những
cảm xúc sâu sắc khi mình. Tất cả các em đều là những “người trong cuộc” của
13/24
một cuộc thi đua lành mạnh và bổ ích. Trên đường đến tương lai, những kỷ niệm
cảm xúc đó sẽ bồi đắp cho các em thêm lòng yêu lịch sử dân tộc, khích lệ các
em học tập và có ý thức bảo vệ di tích, di sản văn hóa.
Cuộc thi kết thúc có phân định, nhất nhì, ba, nhưng chung cuộc tất cả đều
chiến thắng. Đây không chỉ đơn thuần là một cuộc thi mà còn là một hành trình
đến với văn hóa, văn hiến để học hỏi của tất cả mọi người tham gia.
Ví dụ 2: Tháng 3 là tháng hoạt động của thanh niên. Để phát huy vai trò của
thanh niên trong các họat động, tôi thiết kế tiết sinh hoạt theo chủ đề tự chọn có
tên “Thanh niên với những vấn đề toàn cầu” với hy vọng sau khi tổ chức tiết
sinh hoạt này, các em sẽ đưa ra đươc những cách ứng xử phù hợp, có văn hóa.
Mở đầu cho nội dung sinh hoạt theo chủ đề tự chọn “Thanh niên với
những vấn đề toàn cầu” MC tổ chức cho các bạn tham gia trò chơi có tên “Ai
nhanh hơn, ai hiểu biết hơn”. Qua việc quan sát hình ảnh chuyển động liên tiếp,
các em gọi tên được những vấn đề toàn cầu. Sau đó sâu chuỗi sự kiện để đưa ra
khái niệm chung nhất về vấn đề toàn cầu.
Mục đích rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với vấn đề toàn cầu, tôi đã khéo
léo hướng các em đến với một vấn đề toàn cầu mà các em cần quan tâm đồng
thời qua đó đưa ra những giải pháp phù hợp đó là “Môi trường sống của chúng
ta”.
Trước tiên, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu về những hiểu biết
về giá trị của nước, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường
nước; về thực trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới; thực trạng ô
nhiễm môi trường đất theo những cách khác nhau như bằng sơ đồ tư duy, vi deo
hay tranh ảnh…Trong hoạt động này, giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng hợp
tác tập thể; bình tĩnh tự, tin bày tỏ ý kiến trước đám đông… Sau khi nghe báo
cáo kết quả hoạt động của các nhóm sưu tầm, phần đa học sinh đã có cái nhìn
tổng thể về vấn đề môi trường mà các em đặc biệt quan tâm.
Sau đó, để kiểm tra xem các em đã và sẽ ứng xử như thế nào đối với môi
trường sống của mình, tôi đã tổ chức cuộc thi sáng tạo mang tên “Không gian
sống của mỗi chúng ta” với ba khoảng không gian:
Không gian thứ nhất: Ngôi nhà mơ ước.
Không gian thứ hai: Nơi thư giãn tuyệt vời.
Không gian thứ ba: Góc học tập lí tưởng.
Trong phần thi này,trong khoảng nhất định là 7 phút, tôi yêu cầu các tổ sử
dụng những rác thải trong sinh hoạt hàng ngày như li lông, vỏ chai, lọ, vỏ hộp
bánh kẹo, hộp xốp, bìa cứng, giấy thải, vải vụn…để tạo ra những sản phẩm đẹp
nhất để làm đẹp thêm cho không gian sống của riêng mình đồng thời góp phần
không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường tránh khỏi rác thải trong sinh hoạt hàng
ngày.
Sau thời gian thi sáng tạo kết thúc, các tổ báo cáo kết quả thi của tổ mình
bằng một bài thuyết trình ngắn. Tổ nào có sản phẩm đẹp, phù hợp không gian
sống được lựa chọn sẽ giành được phần quà từ ban tổ chức.
Phần thi này, tôi đã rèn cho các em kĩ năng hợp tác chia sẻ, các em biết
phối hợp ăn ý nhau trong hoạt động đồng thời biết quản lí thời gian hợp lí để
phân công công việc, tạo ra sản phẩm theo đúng yêu cầu đề ra một cách phù hợp
14/24
nhất. Điều tôi vui nhất là đã rèn cho học sinh hành vi, kĩ năng ứng xử đẹp với
môi trường xung quanh bằng chính những sản phẩm được các em tái chế từ
những rác thải trong sinh hoạt hàng ngày. Các em đã tạo ra được không gian
xanh cho ngôi từ những rác thải không phân hủy trong đất như: Hộp xốp để
trồng cây rau ngắn ngày; chai nhựa làm thành những chiếc lẵng xinh xắn để
trồng hoa, cây cảnh, nuôi chim cảnh…Hay là từ giấy bìa, ống hút, vài sợi dây
kim tuyến làm thành chiếc khung ảnh thật đáng yêu. Vải vụn từ bàn tay các em
đã làm thành con thú đáng yêu, lõi giấy làm ống đựng bút…
Chưa dừng lại ở đó, sau khi trò chơi sáng tạo kết thúc, tôi yêu cầu các nhóm
cử đại diện thuyết trình báo cáo kết quả thi sáng tạo, học sinh được tôi rèn kĩ
năng “tự tin trước tập thể” chia sẻ kinh nghiệm cũng như kĩ năng “ứng xử văn
hóa với môi trường”.
Hoạt động 4. Vận dụng - liên hệ: (5-7 phút)
Sau mỗi tiết học dù ở bộ môn nào đi chăng nữa thì người giáo viên cũng
phải tìm đến một cái đích hay chính là mục tiêu giáo dục: Giáo dục điều gì?
Luyện cho học sinh kĩ năng nào? Hình thành ở học sinh thái độ ra sao?
Vì thế, sau các hoạt động tổ chức trong tập thể, tôi cho học sinh đến với
những câu hỏi liên hệ thực tế để các em vận dụng kiến thức đã tìm hiểu trong
tiết sinh hoạt để xử lí tình huống phù hợp với môi trường, hòa cảnh sống, tâm
sinh lí, khả năng tiếp nhận. Các câu hỏi đưa ra liện hệ, vận dụng ở các cấp độ
khác nhau từ câu hỏi cảm nhận đến những câu hỏi điều chỉnh hành vi, kĩ năng
cho phù hợp bởi nếu như dừng lại ở sự nhận thức với những bài học rút ra sau
mỗi tiết hoạt động thì mới chỉ là những gì mang tính lý thuyết mà vấn đề đòi hỏi
ở tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp là tính thực tiễn.
Ví dụ 1:
Sau khi tổ chức các hoạt động chủ đề “Truyền thống Thăng Long Hà Nội”,
tôi đưa ra những câu hỏi ứng xử, rèn kĩ năng sống cho học sinh như:
1. Sau khi tìm hiểu về truyền thống của mảnh đất Thăng Long ngàn năm
văn hiến, em có suy nghĩ gì?
2. Là người con được sinh ra và lớn lên ở đất Hà Thành, em sẽ làm gì để
kế thừ và phát huy truyền thống của mảnh đất Thăng Long Hà Hội?
3. Nếu có người nước ngoài muốn em giúp họ tìm hiểu về mảnh đất
Thăng Long Hà Hội, em sẽ làm gì?
Hay chủ đề: “Thanh niên với những vấn đề toàn cầu”
Để rèn những kĩ năng ứng xử văn hóa của học sinh với môi trường, tôi
đưa ra câu hỏi cho học sinh bày tỏ thái độ:
1. Từ những thực trạng trên, theo các em, đối tượng chính gây ra ô nhiễm
môi trường là gì?
2. Hậu quả của ô nhiễm môi trường ra sao? Ai là đối tượng gánh chịu hậu
quả ấy? Chiếu video hậu quả ô nhiễm môi trường.
3. Em đã làm gì để góp phần không nhỏ của mình vào việc bảo vệ môi
trường xung quanh em? ( Gia đình, địa phương, nhà trường, xã hội)
4. Nếu em ra bờ hồ chơi, bạn của em sau khi ăn quà xong đã tiện tay vứt
luôn rác xuống hồ. Trong tình huống ấy, em sẽ làm gì?
15/24
5. Sau khi học xong tiết này, em có kế hoạch gì góp phần để bảo vệ môi
trường? Chiếu vi deo hình ảnh toàn xã hôi chung tay góp sức để bảo vệ môi
trường. (Bài hát minh họa Em vẽ môi trường màu xanh)
Các câu hỏi đưa ra hướng tới mọi đối tượng học sinh trong lớp đã giáo
dục các em kĩ năng hợp tác, chia sẻ; kĩ năng xử lí tình huống nảy sinh và biết
điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.
Phần liên hệ vận dụng có tác dụng đánh giá cũng như rèn kĩ năng xử lí
tình huống cho học sinh sau mỗi tiết hoạt động khiến các em biến những kiến
thức lí thuyết khô khan thành hành động thực tiễn sinh động.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (1-2 phút)
Với tôi, phần củng cố cuối tiết học cần phải thật nhẹ nhàng để lại một dư
âm cho các em. Vì vậy, tôi thường chốt lại tiết học bằng sự khích lệ, động viên,
khen ngợi học sinh về sự chuẩn bị, về ý thức trong tiết hoạt động và cuối cùng
chốt lại chủ điểm bằng một câu chuyện nhỏ, một bài hát hoặc một số hình ảnh,
… rồi mở ra một vấn đề mới, nhiệm vụ mới cho tuần sau. Với cách kết thúc tiết
hoạt động như vậy sẽ ít nhiều đọng lại ở học sinh những tình cảm tốt đẹp và học
sinh sẽ có hào hứng thú để chuẩn bị chờ đón tiết hoạt động sau.
4. Kết quả thực hiện:
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, đặc biệt là sau khi áp dụng kinh
nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp
và các tiết sinh hoạt theo chủ đề tự chọn ở các lớp 8A, 9A năm học 2016-2017
và năm học 2017-2018, tôi đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể
Kết quả khảo sát thực tế về mức độ thực hành kĩ năng sống của hoc sinh
lớp 8A năm học (2016 - 2017) và lớp 9A năm học (2017 - 2018).
Kĩ năng sống
Năm học
Năm học
Năm học
2015 - 2016 2016 - 2017
2017 - 2018
Mức độ
Thấp TB Cao Thấp TB Cao Thấp TB Cao
Tự nhận thức và đánh giá
bản thân.
35% 58% 7% 12% 45% 43% 7% 33% 60%
Kỹ năng quản lí thời gian
một cách có hiệu quả.
30% 50% 20% 8% 33% 59% 3% 25% 72%
Kỹ năng điều chỉnh hành
42% 58% 0% 10% 30% 60% 6%
vi và cảm xúc.
Kỹ năng ra quyết định và
giải quyết vấn đề.
Kĩ năng ứng phó với tình
huống nảy sinh trong
cuộc sống.
Kĩ năng giao tiếp, ứng
xử.
Kĩ năng hợp tác, chia sẻ.
Kĩ năng tự tin thể hiện
20% 60%
55% 35% 20% 0% 35% 65% 0%
25% 75%
41% 44% 15% 15% 25% 60% 6%
22% 72%
35% 45% 20% 5% 33% 62% 3%
22% 75%
35% 47% 18% 0% 32% 68% 0% 15% 85%
47% 33% 20% 12% 38 50% 9% 25% 66%
16/24
trước dám đông.
%
Nhận xét kết quả mức độ thực hành kĩ năng sống của hoc sinh trước khi
thực hiện đề tài năm học 2015 - 2016 và sau hai năm thực hiện đề tài “Rèn kỹ
năng sống cho học sinh qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói chung
và sinh hoạt theo chủ đề tự chọn nói riêng.
Năm học 2015 - 2016, các em rụt rè nhút nhát trong giao tiếp ứng xử;
thiếu tự tin; lúng túng trong việc xử lý những tình huống trong thực tiễn; chưa
linh hoạt khi ứng phó với tình huống nảy sinh trong cuộc sống. Nhìn chung mức
độ thực hành kĩ năng sống còn thấp.
Qua hai năm học 2016 - 2017 và năm học 2017 - 2018, nhờ áp dụng đề tài
tài “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh THCS thông qua tiết
sinh hoạt theo chủ đề tự chọn lớp 9”, các em học sinh trong lớp tôi đã có nhiều
thay đổi về nhận thức, hành vi cũng như khả năng ứng xử, xử lý những tình
huống nảy sinh; mạnh dạn hơn trong giao tiếp; chủ động, tích cực hơn trong các
hoạt động của trường, của lớp; biết lắng nghe, chia sẻ hợp tác; biết quản lí thời
gian một cách có hiệu quả; ứng phó với tình huống nảy sinh trong cuộc sống
một cách linh hoạt …Vì thế có những học sinh trước đây những em học sinh rụt
rè, nhút nhát, không dám thể hiện trước tập thể thì bây giờ đã tự tin, nhanh nhen,
hoạt bát hơn; vốn từ ngữ, cách thể hiện, biểu đạt suy nghĩ, ứng xử tốt hơn so với
trước. Cụ thể:
Mỗi tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp các em đều đón nhận và ủng hộ một
cách nhiệt tình.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt một cách nhẹ
nhàng mà hiệu quả.
Tầm hiểu biết các em được nâng cao hơn.
Ban cán sự lớp đã có sự chủ động, tự giác và có sáng tạo trong việc điều
hành các hoạt động của lớp.
Nhờ áp dụng đề tài mà các em học sinh lớp 9 đã mở rộng thêm cho mình
những kiến thức đời sống xã hội; biết xử lí các tình huống nảy sinh trong thực tế
linh hoạt, hiệu quả và có văn hóa hơn. Không những thế, các em đã biết sống có
trách nhiệm hơn. Điều đáng mừng nhất là nhờ việc tìm hiểu về những vấn đề
trong thực tế đời sống xã hội, các em đã biết vận dụng những hiểu biết thực tế để
giải quyết những yêu cầu kiểu bài nghị luận xã hội trong môn Văn học (môn thi
vào PTTH) một cách linh hoạt, sáng tạo.
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1. Kết luận
Giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh sinh Trung học có sở là một
những nội dung giáo dục quan trọng. Thông qua các hoạt động, giáo viên trang
17/24
bị cho các em hành trang cuộc sống, giúp cho các em tự tin bước tương lai. Do
đó việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chính là nâng chất lượng nguồn lực đáp
ứng yêu cầu phát triển của Xã hội.
Qua các hoạt động giáo dục sinh hoạt theo chủ điểm, rèn cho các em cách
sống, ứng xử văn hóa phù hợp với hoàn cảnh, tình huống, chuẩn mực đạo đức để
trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Việc giáo dục kĩ năng sống không
chỉ được tích hợp ở các môn học còn rât cần thiết thông qua hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
Với nhận thức và quyết tâm của các cấp lãnh đạo nói chung và sự trăn trở
của người làm công tác chủ nhiệm nói riêng, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ có
nhiều nội dung, giải pháp tích cực hơn cho công tác rèn kĩ năng sống cho học
sinh trong nhà trường THCS.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với BGH.
Xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống trong toàn trường làm cơ sở cho
GVCN thiết kế các hoạt động GDKNS được trọng tâm, bám sát chủ đề và yêu
cầu chung của nhà trường.
Quản lý, theo dõi sát sao hoạt động giáo dục kĩ năng sống của mọi tổ chức
đoàn thể trong nhà trường.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá để điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt
hiệu quả cao nhất không chỉ đối với riêng mỗi lớp học vmaf đối với toàn trường.
Tạo điều kiện cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp về thời gian, kinh phí tổ
chức.
Khen thưởng những học sinh có biểu hiện và việc làm tiêu biểu nhằm tuyên
dương khích lệ học sinh toàn trường.
Tổ chức các chuyên đề, tập huấn giáo dục kĩ năng sống cho cán bộ giáo
viên trong nhà trường.
Tổ chức các hoạt động giao lưu với các trường học, các đoàn thể xã hội, tạo
điều kiện cho các em được thực hành các kĩ năng sống đã được giáo dục.
2.2. Đối với tổ chức đoàn đội.
Tổng phụ trách là giáo viên bộ môn được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh, có nhiệm hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm thiết kế các
hoạt động của Đội ở đơn vị lớp gắn với hoạt động chung của nhà trường và các
tổ chức xã hội khác nhằm biến hoạt động GDNGLL không chỉ là hình thức mà
có hiệu quả rõ rệt tác động mạnh mẽ tới nhân cách của học sinh.
Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí nhằm lôi cuốn các em vào hoạt
động lành mạnh trong sáng tráng xa các tệ nạn xã hội.
Xây dựng một môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp và thân thiện.
2.3. Đối với GVCN.
Cần nắm vững tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Luôn gần gũi quan tâm tạo
động lực cho học sinh nhất là giai đoạn ngưỡng cửa của sự trưởng thành trong
tâm sinh lý lứa tuổi.
18/24
Tôn trọng là lắng nghe ý kiến của các em để khéo léo tinh tế khi đưa ra các
lời khuyên và định hướng hành động cho các em nhằm giúp các em tránh được
sự xấu hổ rụt dè e ngại không dám thể hiện mình.
Tích cực tìm tòi, đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục.
2.4. Đối với cha mẹ học sinh.
Là các bậc sinh ra và nuôi dưỡng các em học sinh, cha mẹ học sinh phải
chịu trách nhiệm trong gia đình và trước xã hội (pháp luật) đối với việc chăm lo
việc học tập và giáo dục các con mình khi chúng còn độ tuổi vị thành niên để
chúng phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con
hiếu thảo của gia đình, thành công dân có ích cho xã hội.
Phối hợp chặt chẽ với nhà trường để nắm bắt được tâm tư tình cảm của các
em từ đó có phương pháp giáo dục con em một cách hiệu quả nhất tránh tình
trạng phó thác cho nhà trường .
Tóm lại: Gia đình, nhà trường và xã hội là phương châm, phương tiện và
phương pháp giáo dục, nếu không kết hợp được thì không đạt được kết quả như
mong muốn. Ngược lại nếu có sự phối kết hợp chặt chẽ thì công tác giáo dục nói
chung và công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ đạt được hiệu quả rõ
rệt.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng để “Rèn kĩ năng sống cho
học sinh THCS thông qua tiết sinh hoạt theo chủ đề tự chọn lớp 9” .
Các kinh nghiệm nhỏ của tôi được rút ra từ thực tế công việc tôi đã làm và
thu được kết quả tốt qua kiểm nghiệm đánh giá kết quả vào cuối năm học. Để đạt
được kết quả đó là nhờ có sự định hướng chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo trong
công tác giáo dục, sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường,
của cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự ủng hộ của các em học sinh lớp chủ nhiệm.
Tuy nhiên, trong quá trình viết sáng kiến này, tôi không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn
bè đồng nghiệp kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tôi xin chân thành cảm ơn
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN SINH HOAT LỚP THEO CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN TUẦN 31
CHỦ ĐỀ “ THANH NIÊN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU”
19/24
I. MC TIấU CN T:
1. Kiến thức:
- Hit bit th no l vn ton cu.
- Trao i, tỡm hiu vn ton cu m tp th quan tõm.
2. Kỹ năng:
- Phỏt hin, hp tỏc hot ng theo nhúm, t tỡm hiu vn ton cu.
- Hp tỏc tham gia cỏc hat ng chung ca tp th.
- Luyn k nng bỡnh tnh, t tin trc tp th.
- Vn dng kin thc vo x lớ tỡnh hung trong thc tin mt cỏch cú hiu
qu.
3. Thái độ:
- u tranh chng li nhng biu hin i ngc, lm nh hng n i sng
nhõn loi.
- Tớch cc tham gia cỏc hot ng bo v ngụi nh chung ca chỳng ta.
II. PHNG TIN, TI LIU:
- Giấy A0, máy Projecter.
- Tranh nh, video, cỏc bi hỏt v vn mụi trng.
III. CHUN B:
1. Giáo viên:
- Phân công ngời thực hiện.
- Cử ngời trang trí lớp.
2. Học sinh:
- Tỡm hiu v mt vn ton cu m em cú th chung tay gúp sc.
- Trao i nhúm v vn liờn quan.
IV. PHNG PHP THC HIN:
- T chc trũ chi tp th.
- T chc thi sỏng to sn phm bo v mụi trng.
V. TIN TRèNH HOT NG:
* Hoạt động 1: Khởi động (2 phỳt)
- Giỏo viờn ch nhim: Gii thiu i biu.
- Lp trng lờn iu khin t chc tit hc.
- Gii thiu ni dung bui sinh hot tun theo ch : 3 phn
Phn I: S kt thi ua tun 31, thỏng 3
Phn II: Phng hng phn u thi ua tun 32.
Phn III: Sinh hot theo ch Thanh niờn vi nhng vn ton cu
* Hoạt động 2: Sơ kết tuần 31, s kt thỏng 3 v phng hng
thi ua tun 32 (13)
Hoạt động của
Hoạt động của Hoạt động của
ngời điều khiển
học sinh
giáo viên
* S kt thi ua tun 31,
thỏng 3.
- Lớp trởng điều khiển
- Các tổ trởng
- GV nghe, theo dừi
phần sơ kết tuần:
lên s kt thi ua
hot ng cỏc t.
+ Mời các tổ trởng
- GV nghe.
tun.
20/24
tổng kết thi ua tun 31,
s kt thỏng 3
+ Tổng kết khái quát.
- Lớp trởng chốt kt qu thi
ua tun cú thụng qua danh
sỏch hc sinh c khen
thng v k lut.
- Lớp trởng lấy ý kiến ca
cỏc bn học sinh trong lớp.
- HS lắng nghe
và quan sát.
Nghe
- HS cho ý kin
- Thụng qua lut chi.
- HS quan sỏt
lắng nghe.
- HS tham gia chi. - GV nghe, quan
sát.
- HS quan sỏt
lắng nghe.
- GV nghe, quan
sát.
- i din cỏc t
bỏo cỏo.
i 1: ễ nhim
ngun nc v i
dng.
- GV nghe, quan
- GV nghe, theo dừi.
- GV nghe.
- HS nghe, úng
gúp ý kin vo bn
phng hng thi
ua tun 32.
* Phng hng phn u - HS nghe.
tun thi ua tun 32.
- Lớp trởng thụng qua
phơng hớng phấn đấu
tuần 32
- Mời giáo viên chủ
- HS nghe.
nhiệm nhn xột.
* Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ đ Thanh niờn vi nhng
vn ton cu (22)
Hoạt động của
Hoạt động của
Hoạt động của
ngời điều khiển
học sinh
giáo viên
- Lp trng nờu lớ do t chc - HS lắng nghe. - GV nghe, quan
ni dung sinh hot ch im
sát.
Thanh niờn vi nhng vn
ton cu
- Lp trng + t: (MC)
T chc cho cỏc bn tham gia
trũ chi tỡm hiu v vn
- HS quan sỏt
- GV nghe, quan
ton cu cú tờn: Ai nhanh
lắng nghe.
sát.
hn - Ai hiu bit hn
- T chc cho cỏc t tham gia
chi.
- Dn dt n mt vn ton
cu m cỏc t quan tõm ú l
ụ nhim mụi trng.
- Mi i din cỏc t bỏo cỏo
vn quan tõm
21/24
Đội 2: Ô nhiễm
không khí.
Đội 3: Ô nhiễm đất
- Tổ chức cho các bạn thi sáng - HS tham gia sáng
tạo sản phẩm từ phế liệu trong tạo theo tổ (Đội)
sinh hoạt hàng ngày.
- Mời cô giáo chủ nhiệm nội
HS nghe
dung chuẩn bị của các tổ và
phần thi của hai đội chơi.
.
s¸t.
- GV nghe, quan
s¸t.
- GV nghe, quan
s¸t.
- GV nghe.
- GV quan s¸t
- GV:
+ Đánh giá chuẩn bị
nôi dung được phân
công và hình thức tổ
chức các hoạt động của
các tổ.
+ Đánh giá phần tổ
chức của tập thể .
- GV giao nhiệm vụ.
* Ho¹t ®éng 4. Liªn hÖ - VËn dông (7’)
Ho¹t ®éng cña
Ho¹t ®éng cña
ngêi ®iÒu khiÓn
häc sinh
Ho¹t ®éng cña
gi¸o viªn
- GV tổ chức học sinh
vận dụng hiểu biết vào
thực tiễn cuộc sống qua
việc xử lí một số tình
huống.
- HS Quan sát, liên 1. Từ những thực trạng
hệ, xử lí tình huống. trên, theo các em, đối
tượng chính gây ra ô
nhiễm môi trường là gì?
2. Hậu quả của ô nhiễm
- HS quan sát.
môi trường ra sao? Ai là
đối tượng gánh chịu hậu
quả ấy? Chiếu video
hậu quả ô nhiễm môi
trường.
- HS liên hệ
3. Em đã làm gì để góp
phần không nhỏ của
mình vào việc bảo vệ
22/24
môi trường xung quanh
em? (Gia đình, địa
phương, nhà trường, xã
hội)
4. Nếu em ra bờ hồ
chơi, bạn của em sau
khi ăn quà xong đã tiện
tay vứt luôn rác xuống
hồ. Trong tình huống ấy,
em sẽ làm gì?
5. Sau khi học xong tiết
này, em có kế hoạch gì
góp phần để bảo vệ môi
trường? Chiếu vi deo
hình ảnh toàn xã hôi
chung tay góp sức để
bảo vệ môi trường.
(Bài hát minh họa
Em vẽ môi trường màu
xanh)
* Ho¹t ®éng 5. Dặn dò: (1’)
Chuẩn bị các hoạt động tháng 4: Chủ điểm hòa bình hữu nghị.
23/24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo Dục - Năm 2005, Luật Giáo dục sửa đổi và bổ sung
2. Tâm lí học và tâm lý học sư phạm.Tác giả: Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan Nguyễn Văn Thành. (NXBThế giới năm 2008).
3. Giáo trình quản lý giáo dục (2007) - Trường Đại học sư phạm Hà Nội
4. Tạp chí Dạy và học ngày nay.
5. Giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở
Tác giả: PGS - TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc. (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2012.
24/24