Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM HẢI VÂN

ĐỀ TÀI

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM HẢI VÂN

ĐỀ TÀI

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Phương Lan

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Phạm Hải Vân


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PLTTTM

Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003

LTTTM

Luật Trọng tài thương mại 2010


NQ số 01/2014/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 01 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao ngày 20/3/2014 hướng dẫn thi hành
một số quy định Luật Trọng tài Thương mại

Luật Mẫu

Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế của Ủy
ban Pháp luật Thương mại quốc tế Liên Hợp Quốc

Quy tắc ICC

Quy tắc tố tụng Trọng tài của Phòng Thương mại
Quốc tế

Quy tắc LCIA

Quy tắc tố tụng Trọng tài của Tòa án Trọng tài Quốc
tế London

Quy tắc UNCITRAL

Quy tắc tố tụng Trọng tài của Ủy ban pháp luật
Thương mại Quốc tế Liên Hợp Quốc

ICSID

Trung tâm giải quyết các tranh chấp đầu tư Quốc tế


UNIDROIT

Viện Quốc tế về thống nhất luật tư


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn .....................................................................5
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ..........................5
4.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ....................................................6
7. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................7
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI ..................................................8
1.1. Tranh chấp thương mại quốc tế .......................................................................8
1.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế .....................................................................8
1.1.2. Khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế................................................11
1.1.3. Phân loại tranh chấp thương mại quốc tế .................................................12
1.2. Trọng tài thương mại quốc tế ......................................................................13
1.2.1. Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế....................................................13
1.2.2. Các loại trọng tài thương mại quốc tế ...........................................................19
1.3. Các nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng
tài ..............................................................................................................................21
1.3.1. Nguyên tắc thỏa thuận ...................................................................................21
1.3.2.Nguyên tắc bình đẳng (Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và

nghĩa vụ). ..................................................................................................................22
1.3.3. Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, khách quan, vô tư ..................................23
1.3.4. Nguyên tắc giữ bí mật nội dung vụ việc tranh chấp (Giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác). ..............................................................................................................24
1.3.5. Nguyên tắc chung thẩm (Phán quyết trọng tài là chung thẩm) ..................25


CHƯƠNG 2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG
TÀI ............................................................................................................................27
2.1. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài theo pháp luật
Việt Nam...................................................................................................................27
2.1.1. Thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế ..........................................27
2.1.1.1. Thẩm quyền theo vụ việc ........................................................................27
2.1.1.2. Thỏa thuận trọng tài ...................................................................................31
2.1.2. Trọng tài viên.................................................................................................41
2.1.3. Tố tụng trọng tài............................................................................................42
2.1.3.1. Thủ tục trọng tài ..........................................................................................42
2.1.3.2. Luật áp dụng giải quyết tranh chấp tại trọng tài .......................................47
2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam ...48
CHƯƠNG 3:. NHỮNG TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI ...................................54
3.1. Những tồn tại ....................................................................................................54
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại và nâng
cao hiệu quả thực thi ...............................................................................................62
3.2.1. Những kiến nghị hoàn thiện các quy định về pháp luật trọng tài ............62
3.2.1.1. Một số kiến nghị hoàn thiện LTTTM và các văn bản hướng dẫn chi tiết
LTTTM......................................................................................................................62

3.2.1.2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của trọng tài ...69
3.2.1.3. Tham gia Công ước ICSID .........................................................................69
3.2.2. Một số biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
trọng tài thương mại ...............................................................................................70
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa là nguyên nhân chính làm cho thương mại quốc tế ngày càng
phát triển sâu rộng. Khi các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện thành lập
với nhiều hình thức khác nhau và nhiều ngành nghề khác nhau thì việc liên
kết, hợp tác hay thậm chí là cạnh tranh nhau giữa các doanh nghiệp đang ngày
càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những sự hợp tác “thuận buồm xuôi gió”,
vẫn còn tồn tại vô số những mâu thuẫn, bất đồng, vi phạm quyền lợi lẫn nhau
giữa các doanh nghiệp. Từ đó gây ra thiệt hại cho các bên chủ thể và cho cả
nền kinh tế thị trường. Sự phát triển của thương mại toàn cầu đã biến các
tranh chấp trong kinh doanh trở thành hiện tượng khách quan tất yếu. Các
tranh chấp phát sinh là một vấn đề không thể tránh khỏi, song vấn đề là làm
thế nào để giải quyết các tranh chấp đó một cách thỏa đáng, bảo đảm quyền
lợi hợp pháp cho các bên là một vấn đề quan trọng. Do đó, việc lựa chọn hình
thức giải quyết tranh chấp nào vừa đảm bảo có lợi cho thương nhân vừa duy
trì được mối quan hệ kinh doanh là việc mà các thương nhân phải cân nhắc.
Pháp luật Việt Nam hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh
chấp trong kinh doanh sau: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Theo
đó, khi xảy ra tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp

thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không
thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự
trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.
Việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh dựa trên nguyên tắc quan
trọng là quyền tự định đoạt của các bên. Cơ quan nhà nước và trọng tài
thương mại chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Trong các
phương thức giải quyết tranh chấp kể trên, phương thức trọng tài đã và đang
ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ ở một mà rất nhiều quốc gia bởi
những ưu thế riêng của phương thức này.


2

Thuận tiện, thủ tục linh hoạt, nhanh chóng; có tính chung thẩm; giữ được bí
mật kinh doanh, cũng như giúp các bên tranh chấp giữ được uy tín trên
thương trường, đồng thời tiết kiệm thời gian cho các bên tranh chấp… là
những ưu điểm nổi trội của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại so với việc giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án1. Trọng tài
thương mại từ lâu đã là một phương thức phổ biến trên thế giới dùng để giải
quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại giữa các doanh
nghiệp, tổ chức với nhau. Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 100 tổ chức
trọng tài thường trực như: Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (AAA), Tòa án trọng tài
Quốc tế LonDon (LCIA), Hiệp hội Trọng tài Singapore (SIAC), Hiệp hội
Trọng tài thương mại Nhật Bản (JCAA), Phòng Thương mại Stockholm
(SCC) v.v.
Thời gian gần đây, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là đội ngũ doanh
nghiệp đã nhìn nhận và đánh giá tích cực hơn về vai trò của phương thức giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế toàn
cầu ngày càng sâu rộng hơn. Số lượng vụ việc tranh chấp mà các Trung tâm
trọng tài thụ lý giải quyết đã tăng lên 30% so với trước đây. Theo số liệu

thống kê, trong 4 năm (từ năm 2011 đến 31/12/2015) các trung tâm trọng tài
đã ban hành 1.831 phán quyết trọng tài, riêng trong năm 2015, các trung tâm
trọng tài đã giải quyết được 1.255 vụ tăng 389 vụ việc so với năm 2014.
Trong đó, VIAC đã thụ lý, giải quyết 226 vụ, trung bình gần 60 vụ/năm;
Trung tâm Trọng tài thương mại thành phố Hồ Chí Minh (TRACENT) thụ lý,
giải quyết 291 vụ, trung bình hơn 70 vụ/năm2.
Tuy số lượng vụ việc tranh chấp mà các Trung tâm trọng tài thụ lý giải
quyết tăng theo thời gian, nhưng nhìn chung, số lượng các tranh chấp thương
mại quốc tế được các bên lựa chọn giải quyết bằng phương thức trọng tài là
1

Phan Hồng Nguyên (2012), Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài
bằng trọng tại tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
2
Báo cáo số 74/BC-BTP ngày 08/04/2016 của Bộ Tư pháp sơ kết 04 năm thi hành Luật Trọng tài thương mại
năm 2010.


3

chưa nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên
nhân căn bản nhất chính là sự thiếu đồng bộ và nhiều bất cập, hạn chế trong
pháp luật về Trọng tài Thương mại Quốc tế ở nước ta. Chính vì vậy, việc tìm
ra những nội dung còn hạn chế, bất cập, chưa tương thích với pháp luật và tập
quán trọng tài quốc tế để từ đó đề ra hướng hoàn thiện là một yêu cầu cấp
bách hiện nay.
Bằng việc đi sâu tìm hiểu đề tài “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế bằng trọng tài tại Việt Nam”, hy vọng sẽ góp phần làm rõ những vấn đề
cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng
trọng tài cũng như làm rõ bản chất của trọng tài thương mại quốc tế, bởi đây

là vấn đề thời sự đối với cả giới Luật gia và thương nhân.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trọng tài Thương mại Quốc tế là một vấn đề pháp lý đã được các học giả
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm qua. Các tác phẩm
điển hình liên quan tới Trọng tài Thương mại Quốc tế của các học giả nước
ngoài có thể kể đến như: Tác phẩm “Choice of Law in International
Commercial Arbitration” của giáo sư Okezie Chukwumerije xuất bản 1994
bởi Quorum Book Westport; Conecticut Law hoặc “Law and Practice of
International Commercial Arbitration” của Alan Redfern and Martin Hunter
xuất bản 1999 bởi Sweet and Maxwell; tác phẩm “International Commercial
Arbitration: A hand book” của Markhuleatt – James and Nicolas Gouldv xuất
bản 1996 bởi LLP London – New York – Hong Kong; tác phẩm “Russell on
Arbitration” của David St. John Sutton, Judith Gill xuất bản 2003 bởi Sweet
and Maxwell v.v. Những tác phẩm trên đã đề cập tới các vấn đề hoặc từng
vấn đề riêng rẽ của Trọng tài Thương mại Quốc tế với tư cách là một phương
thức giải quyết tranh chấp được ưa chuộng nhất trong thương mại quốc tế.
Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu liên quan
đến Trọng tài Thương mại Quốc tế của nhiều tác giả đã được công bố. Trước


4

khi PLTTTM ra đời, có thể kể đến các tác phẩm như: Cuốn sách tham khảo
“Trọng tài Quốc tế” của Nhà Pháp luật Việt – Pháp xuất bản năm 1995 bởi
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Cuốn sách tham khảo “Trọng tài thương
mại Việt Nam trong tiến trình đổi mới” của Dương Văn Hậu xuất bản năm
1999 bởi Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Bài viết “Một số vấn đề cơ bản về
thỏa thuận trọng tài trong thương mại quốc tế” của Trần Hữu Huỳnh đăng
trên Tạp chí Luật học số 1/2000; v.v. Sau khi PLTTTM ra đời, có các tác
phẩm tiêu biểu như: Cuốn chuyên khảo “Công nhận và thi hành các quyết

định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam” của Nguyễn Trung Tín xuất bản
năm 2005 bởi Nhà xuất bản Tư pháp; Bài viết “Những vấn đề cơ bản của
Luật Trọng tài” của Đào Trí Úc đăng trong Tài liệu hội thảo “Góp ý dự thảo
Luật Trọng tài” do Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tháng 11/2008 tại Hà Nội; “Giải quyết
tranh chấp bằng phương thức trọng tài ở Việt Nam” của Đỗ Văn Đại đăn trên
Tạp chí khoa học pháp lý tháng 6/2007, Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh; Bài
viết “Luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài trong Trọng tài Thương mại
Quốc tế” của Trần Minh Ngọc năm 2009 đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp 1 (138); Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về Trọng tài
thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” của Nguyễn
Đình Thơ năm 2007 v.v. Sau khi LTTTM ra đời, có thêm các công trình
nghiên cứu như Luận văn Thạc sĩ Luật học “Luật trọng tài thương mại Việt
Nam 2010 – bước phát triển mới của pháp luật trọng tài thương mại Việt
Nam” của Nguyễn Thị Hồng Hạnh năm 2010, Trường Đại học Luật Hà Nội;
Luận văn thạc sĩ luật học “Những nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại” của Nguyễn Thị Hiền năm 2013, Trường Đại học Luật
Hà Nội; “Báo cáo thực tiễn thi hành Luật Trọng tài thương mại năm 2010 tại
trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam” của Vũ Ánh Dương năm 2012 v.v.


5

Hầu hết các tác phẩm và công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập tới từng
khía cạnh riêng lẻ của Trọng tài Thương mại Quốc tế mà chưa có công trình
nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện vấn đề giải
quyết tranh chấp Thương mại Quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trọng tài là một trong những lĩnh vực rất rộng, và có rất nhiều vấn đề liên

quan để nghiên cứu. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả không đi sâu giải
quyết tất cả các vấn đề liên quan đến trọng tài mà chỉ nêu ra những vấn đề lý
luận cơ bản nhất về trọng tài và tập trung làm rõ những quy định pháp luật về
giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam, chỉ ra
các tồn tại và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế bằng trọng tài. Trên cơ sở đó, phân tích và chỉ ra những
bất cập, tồn tại của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế bằng trọng tài. Cuối cùng là đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
bằng trọng tài.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ thêm khái niệm tranh chấp Thương mại Quốc tế, các loại
tranh chấp Thương mại Quốc tế, khái niệm Trọng tài Thương mại Quốc tế,
vai trò của Trọng tài Thương mại Quốc tế, các loại Trọng tài Thương mại
Quốc tế, thẩm quyền của Trọng tài Thương mại Quốc tế, luật áp dụng trong
Trọng tài Thương mại Quốc tế, các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh
chấp Thương mại Quốc tế bằng Trọng tài.


6

- Phân tích, đánh giá khách quan các quy định của pháp luật Việt Nam về
giải quyết tranh chấp Thương mại Quốc tế bằng Trọng tài và thực trạng hoạt
động giải quyết tranh chấp Thương mại Quốc tế bằng Trọng tài ở Việt Nam,
tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật
một số nước trên thế giới, với các Điều ước Quốc tế quan trọng về Trọng tài
Thương mại Quốc tế và Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế của Ủy

ban Pháp luật Thương mại quốc tế Liên Hợp Quốc (Luật Mẫu).
- Phát hiện những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt
Nam về giải quyết tranh chấp Thương mại Quốc tế bằng Trọng tài. Từ đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà
nước Việt Nam về kinh tế, pháp luật. Phương pháp nghiên cứu có tính chất
chủ đạo và nền tảng của luận văn là phương pháp diễn giải, quy nạp kết hợp
với phương pháp hệ thống hóa và so sánh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần nâng cao nhận thức khoa học về giải quyết tranh chấp
Thương mại Quốc tế bằng Trọng tài, góp phần làm phong phú thêm lý luận
khoa học pháp lý về giải quyết tranh chấp Thương mại Quốc tế bằng Trọng
tài. Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đóng góp phần nào vào việc
hoàn thiện và đổi mới pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh Thương mại
Quốc tế bằng Trọng tài. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập về pháp luật giải
quyết tranh chấp Thương mại Quốc tế bằng Trọng tài tại Việt Nam. Đồng
thời, luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các chủ thể trong tranh chấp
Thương mại Quốc tế cả trong và ngoài nước.


7

7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn bao gồm lời nói đầu, kết luận, mục lục, bảng kí hiệu chữ
viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế bằng trọng tài.

Chương 2: Một số quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết
tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài.
Chương 3: Những tồn tại và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng
tài.


8

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG TRỌNG TÀI
1.1. Tranh chấp thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế
Có rất nhiều hướng tiếp cận và hiểu về khái niệm “thương mại quốc tế”,
tuy nhiên, để định nghĩa chính xác về hai yếu tố “thương mại” và yếu tố
“quốc tế” thì mỗi quốc gia lại có những cách hiểu không hoàn toàn giống
nhau.
 Thế nào là thương mại?
Ủy ban pháp luật Thương mại Quốc tế Liên Hợp Quốc đưa ra cách hiểu
“thương mại” với phạm vi khá rộng, theo đó “thuật ngữ “thương mại” cần
được giải thích theo nghĩa rộng liên quan đến tất cả các vấn đề phát sinh từ
các quan hệ có bản chất thương mại, dù là quan hệ hợp đồng hoặc không
phải là quan hệ hợp đồng”. Mặc dù liệt kê khá nhiều quan hệ có bản chất
thương mại như: giao dịch thương mại để cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa
hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại v.v.
nhưng Luật Mẫu cũng khẳng định thương mại sẽ “không giới hạn” bởi các
giao dịch đó (Phần chú thích Điều 1(1) Luật Mẫu).
Về mặt pháp lý, mỗi quốc gia lại có những định nghĩa khác nhau về
“thương mại”. Một số nước xác định nội hàm của khái niệm thương mại

thông qua việc xác định thế nào là hành vi thương mại. Ví dụ, Điều L110-1,
L110-2 Bộ luật Thương mại Cộng hòa Pháp hiện hành ghi nhận một loạt hành
vi được coi là hành vi thương mại như: mua bán hàng hóa để bán lại; mua bán
bất động sản để bán lại; mọi hoạt động trung gian về mua, thuê hoặc bán các
công trình xây dựng, cho thuê tài sản,… Pháp luật Liên bang Đức thì sử dụng
kết hợp tiêu chí khách thể và chủ thể để xác định hành vi thương mại. Điều 43
Bộ luật Thương mại Đức hiện hành coi hành vi của thương nhân gắn liền với


9

việc tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại của mình. Ngoài ra, Điều 1
Bộ luật Thương mại Đức hiện hành còn liệt kê cụ thể những loại giao dịch
chủ yếu được coi là giao dịch thương mại căn cứ vào nội dung thương mại
của chúng3. Bộ luật Thương mại số 48 của Nhật Bản năm 1899 quy định thuật
ngữ “thương mại” được dùng để chỉ những hoạt động mua bán nhằm mục
đích sinh lợi nhuận và hầu hết các dịch vụ trên thị trường như dịch vụ vận tải,
cung ứng điện hay khí đốt, ủy thác, bảo hiểm, ngân hàng4.
Ở Việt Nam, Luật Thương mại 2005 định nghĩa: “Hoạt động thương mại là
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”
(khoản 1 Điều 3).
Nhìn chung dưới góc độ lý luận, các học giả có thể đưa ra những khái niệm
“thương mại” khá toàn diện và được giải thích chi tiết, nhưng hiểu một cách
chung nhất, hoạt động thương mại là các hoạt động mà điểm chung của nó là
những giao dịch kinh doanh giữa các thương nhân với nhau và mục đích
chính của họ là lợi nhuận.
 Tính quốc tế
Tại Điều 1 Các nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế 1994,
UNIDROIT đã đưa ra cách hiểu về tính “quốc tế” của hợp đồng thương mại

quốc tế như sau: “quan niệm về các hợp đồng “quốc tế” nên được giải thích
theo nghĩa rộng nhất, để loại trừ những trường hợp không liên quan đến các
yếu tố quốc tế, ví dụ, khi tất cả các yếu tố cơ bản của hợp đồng chỉ liên quan
đến một quốc gia cụ thể”.
Theo cách hiểu của tác giả Trần Văn Nam (Giảng viên trường Đại học
Kinh tế quốc dân) thì: “Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch
vụ giữa các thương nhân có quốc tịch khác nhau ở các nước khác nhau nhằm
3

Vũ Thị Lan Anh (2008), Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước trên
thế giới, Tạp chí Luật học, (11), tr.4.
4
Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2012), Luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế theo quy định của pháp
luật Việt Nam hiện hành, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.9.


10

mục đích lợi nhuận”5. Theo quan điểm này thì hai yếu tố quốc tịch và trụ sở
thương mại hoặc nơi cư trú thường xuyên được kết hợp với nhau để trở thành
“yếu tố quốc tế” của một giao dịch thương mại.
Pháp luật Việt Nam không đưa ra định nghĩa cụ thể về thương mại quốc tế,
nhưng có xác định việc mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các
hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và
chuyển khẩu (khoản 1 Điều 27 Luật thương mại 2005).
Hai thuật ngữ International Trade (thương mại quốc tế) và International
Commerce (kinh doanh quốc tế) ở Việt Nam thường được hiểu chung theo
một nghĩa đó là kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới lại
hiểu hai thuật ngữ này với nghĩa khác nhau. Nếu International Trade là thuật
ngữ chỉ các hoạt động thương mại quốc tế do các quốc gia thực hiện, thì

International Commerce là thuật ngữ với hàm ý chỉ các các hoạt động thương
mại do thương nhân tiến hành. Do đó có thể thấy, Việt Nam lấy tiêu chí xác
định quan hệ thương mại quốc tế là hành vi thương mại vượt ra khỏi biên giới
quốc gia, còn một số nước lại dùng tiêu chí chủ thể tiến hành hoạt động
thương mại để xác định quan hệ thương mại quốc tế.
Qua phân tích ở trên, có thể rút ra định nghĩa về “thương mại quốc tế” như
sau: Thương mại quốc tế là hoạt động mà trong đó, “yếu tố thương mại”
được xác định đó là sự tồn tại của các giao dịch kinh doanh giữa các thương
nhân với nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận. “Yếu tố quốc tế” được xác định
qua ba dấu hiệu: chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch
khác nhau hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau; sự kiện làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài; đối tượng của
quan hệ thương mại như hàng hóa, dịch vụ, hoặc các đối tượng khác ở nước
ngoài.

5

Trường Đại học Kinh tế (1999), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr.6.


11

1.1.2. Khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế
Điều 238 Luật thương mại 2005 nêu ra khái niệm về tranh chấp thương mại
"là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
hợp đồng trong hoạt động thương mại".
Trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, khái niệm tranh chấp
thương mại được nêu rõ tại khoản 4 Điều 9 Chương I: “Tranh chấp thương
mại là tranh chấp phát sinh giữa các bên trong một giao dịch thương mại”.
Tìm hiểu thêm các quy định tại Chương II, III và IV Hiệp định này, có thể

khái quát tranh chấp thương mại theo Hiệp định như sau: Tranh chấp bao gồm
tất cả những bất đồng phát sinh từ các hoạt động thương mại (thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư, thương mại
liên quan tới sở hữu trí tuệ), những khiếu nại, khiếu kiện về các hành vi xâm
phạm các quyền tự do thương mại, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ được các bên
bảo hộ theo Hiệp định. Chủ thể của tranh chấp gồm các công dân, công ty, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và bản thân chính phủ, các cơ quan phi chính
phủ thực hiện các chức năng theo sự ủy quyền của cơ quan chính phủ trong
hoạt động giải thích và thi hành pháp luật để thực hiện Hiệp định6.
Tựu chung lại, tranh chấp được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng về
những yêu cầu hay lợi ích giữa các bên, sự đòi hỏi về yêu cầu hay lợi ích của
một bên được đáp lại bằng một yêu cầu hay lý lẽ trái ngược từ phía bên kia.
Bản chất của tranh chấp chính là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi
giữa các bên.
Các tranh chấp phát sinh do nhiều nguyên nhân như sự khác biệt về ngôn
ngữ, pháp luật, tập quán,… và nhất là sự thay đổi về điều kiện thực hiện hợp
đồng. Các tranh chấp thương mại quốc tế khá đa dạng. Đó có thể là tranh
chấp giữa người xuất khẩu với người nhập khẩu trong một hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, tranh chấp giữa người nhập khẩu với người vận chuyển liên
6

Nguyễn Bá Diến (chủ biên, 2005), Giáo trình luật Thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
tr.584.


12

quan đến việc vận chuyển hàng hóa, tranh chấp từ hợp đồng li – xăng, tranh
chấp phát sinh ngoài hợp đồng v.v.
Kết hợp các phân tích trên với khái niệm “thương mại quốc tế” đã nêu ở

mục 1.1.2, có thể rút ra định nghĩa, tranh chấp thương mại quốc tế là những
mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong
quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế.
1.1.3. Phân loại tranh chấp thương mại quốc tế
Để nhận biết rõ hơn về tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương
nhân, cần tìm hiểu một số dạng tranh chấp thương mại quốc tế thường xảy ra
giữa các thương nhân trong thực tiễn thương mại quốc tế.
Đây là dạng tranh chấp phổ biến nhất trong thương mại quốc tế, phát sinh
từ việc bên mua hoặc bên bán không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
cam kết trong hợp đồng. Theo Điều 7.1.1. Các nguyên tắc về Hợp đồng
Thương mại quốc tế 1994 của UNIDROIT: “Không thực hiện hợp đồng là
việc một bên không hoàn thành một hay nhiều nghĩa vụ của mình trong hợp
đồng, kể cả việc thực hiện không đúng quy cách hay thực hiện chậm”. Theo
đó, cụ thể là việc bên bán không giao hàng đúng thời gian và địa điểm, không
bảo hành hàng hóa, bảo hành không đúng như đã cam kết trong hợp đồng.
Bên mua không nhận hàng khi bên bán đã chuyển hàng cho bên mua theo yêu
cầu, không thanh toán tiền mua hàng khi đến hạn…


Tranh chấp từ hợp đồng phân phối, đại lý

Tranh chấp này thường xảy ra trong một số trường hợp như: nhà sản xuất,
người bán không cung cấp hàng hóa cho nhà phân phối, đại lý theo đúng hợp
đồng, hoặc vào thời điểm quy định trong hợp đồng v.v.7.

7

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và Trung tâm Thương mại Quốc tế (2003), Trọng tài và các phương
thức giải quyết tranh chấp lựa chọn: Giải quyết các tranh chấp thương mại như thế nào?, Công ty in Công
đoàn Việt Nam, Hà Nội, tr.31.



13

Đối với các tranh chấp loại này, các thương nhân thường lựa chọn
phương thức trọng tài để giải quyết bởi nó thường liên quan đến bí mật
thương mại, quan hệ làm ăn truyền thống lâu năm giữa nhà phân phối, đại lý
với người sản xuất, người bán.


Tranh chấp từ hợp đồng vận chuyển quốc tế

Có nhiều loại hợp đồng vận chuyển quốc tế như hợp đồng vận chuyển hàng
hóa hay hành khách quốc tế bằng đường hàng không, hợp đồng vận chuyển
hàng hải quốc tế (chủ yếu là vận chuyển hàng hóa), hợp đồng vận chuyển
bằng đường bộ hay đường sắt quốc tế, hợp đồng vận chuyển đa phương thức
v.v.
Các tranh chấp này thường xuất phát từ một số nguyên nhân như: tranh cãi
về nghĩa vụ lập đơn, người thuê vận chuyển đã giao hàng vận chuyển vượt
quá số lượng, khối lượng theo thỏa thuận, chậm thanh toán cước phí vận
chuyển, người chuyên chở không giao hàng đúng địa điểm và thời hạn được
ghi trong vận đơn, hàng hóa vận chuyển bị hao hụt, hư hỏng…


Tranh chấp từ hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (hợp đồng li

xăng)
Có nhiều loại hợp đồng sở hữu trí tuệ nhưng phổ biến nhất là hợp đồng li
xăng. Các tranh chấp từ hợp đồng li xăng chiếm phần lớn các tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng sở hữu trí tuệ. Các tranh chấp li xăng có thể là: phạm vi sử

dụng đối tượng được chuyển giao, thanh toán trong hợp đồng, phát triển đối
tượng li xăng trong hợp đồng cấm đoán hành động này, chuyển giao đối
tượng li xăng cho người thứ ba, các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp
đồng v.v.
1.2. Trọng tài thương mại quốc tế
1.2.1. Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế
Để hiểu “trọng tài thương mại quốc tế” là gì, trước hết cần hiểu thế nào là
“trọng tài”?


14

Trên bình diện quốc tế cũng như quốc gia, khi đặt câu hỏi “Trọng tài là
gì?” thì thường nhận được nhiều câu trả lời khác nhau, với các định nghĩa
khác nhau8.
Theo Okezie Chukwumerije: “Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh
chấp giữa các bên với nhau, được thực hiện thông qua một cá nhân do các
bên lựa chọn hoặc bởi việc dựa trên những thủ tục hay những tổ chức nhất
định được lựa chọn bởi chính các bên”9. Tương tự như vậy, James and
Nicholas cho rằng: “Trọng tài được coi như là một tiến trình tư được mở ra
theo sự thỏa thuận của các bên nhằm giải quyết một tranh chấp đang tồn tại
hoặc có thể sẽ phát sinh bởi một hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng
tài viên”10. Với một cách tiếp cận khác nhưng cùng nội dung như trên thì
trọng tài được coi là một thủ tục mà trong đó theo sự thỏa thuận của các bên
tham gia tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một hoặc nhiều trọng tài viên,
người sẽ ra quyết định ràng buộc đối với các bên tranh chấp.
Theo Hội đồng trọng tài Mỹ (AAA): “Trọng tài là cách thức giải quyết
tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan
xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc
các bên tranh chấp phải thi hành”.

Tại Việt Nam, theo quy định của khoản 1 Điều 3 LTTTM: “Trọng tài
thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và
được tiến hành theo quy định của Luật này”.
Còn theo Từ điển Luật học, nhà xuất bản Tư pháp năm 2006 định nghĩa:
“Trọng tài quốc tế là cơ quan hoặc phương thức giải quyết tranh chấp phát
sinh từ các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế
mà pháp luật cho phép giải quyết bằng trọng tài”.
8

Okezie Chukwumerije (1994), Choice of law in international commercial arbitration, Quorum Books
westport, conecticut law, tr.1.
9
Okezie Chukwumerije (1994), Choice of law in international commercial arbitration, Quorum Books
westport, conecticut law, tr.2.
10
Markhuleatt – James and Nicolas gouldv (1996), International commercial arbitration: A hand book, LLP
London – New York – Hong Kong, tr.3.


15

Mặc dù các học giả nhìn nhận trọng tài theo quan điểm riêng của mình, tuy
nhiên có thể hiểu rằng: Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp
với sự tham gia của một bên thứ ba trung lập do các bên thỏa thuận chọn để
giải quyết tranh chấp giữa họ và quyết định của bên thứ ba này có giá trị bắt
buộc phải thi hành.
Đối với trọng tài thương mại quốc tế, bên cạnh những đặc điểm chung của
trọng tài, nó còn có đặc trưng riêng, đó là tính “thương mại” và tính “quốc
tế”.
 Về tính “thương mại” của trọng tài

Trên bình diện quốc tế nhiều năm trước đây ở một số nước, thẩm quyền
giải quyết tranh chấp của trọng tài chỉ được chấp nhận đối với các hợp đồng
thương mại, trong khi ở một số nước khác lại không có sự hạn chế này. Vì
vậy, khái niệm hợp đồng thương mại rất quan trọng trong hệ thống dân luật
của những nước này. Một tranh chấp giữa hai thương nhân về hợp đồng mà
họ xác lập trong quá trình kinh doanh sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của
trọng tài, nhưng đối với những tranh chấp trong các lĩnh vực khác (ví dụ,
tranh chấp hợp đồng phân chia tài sản v.v.) thì lại không thuộc thẩm quyền
giải quyết của trọng tài.
Như phân tích mục 1.1.1, chưa có một định nghĩa thống nhất về
“thương mại”. Hiện nay, thuật ngữ này trở thành một từ loại trong ngôn ngữ
học. Ví dụ, nó dùng để phân biệt các vụ trọng tài quốc tế liên quan đến tranh
chấp kinh doanh hoặc thương mại với các vụ trọng tài quốc tế giữa các quốc
gia về các vấn đề tranh chấp biên giới và các vấn đề chính trị khác. Nó cũng
dùng để phân biệt các vụ trọng tài quốc tế liên quan đến tranh chấp kinh
doanh hoặc thương mại với các vụ trọng tài dân sự liên quan đến tài sản, lao
động hay các vấn đề khác11.

11

Alan Redfern và Martin Hunter (2004), Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, Trung tâm
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (dịch và hiệu đính), Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, tr.21.


16

Nói cách khác, trọng tài sẽ chỉ trở thành trọng tài thương mại quốc tế
khi nó có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Và để
xác định được điều này, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải biết mối quan hệ
pháp lý làm phát sinh vụ việc trọng tài có phải là một quan hệ thương mại hay

không. Khi đó, việc tìm hiểu luật quốc gia liên quan định nghĩa thế nào về
“thương mại” là rất cần thiết.
 Về tính “quốc tế” của trọng tài
Thuật ngữ “quốc tế” được sử dụng để phân biệt sự khác nhau giữa các
vụ trọng tài thuần túy quốc gia hoặc trong nước với các vụ trọng tài, ở một
phương diện nào đó, vượt ra khỏi biên giới quốc gia và được gọi là quốc tế,
hoặc theo thuật ngữ được dùng bởi thẩm phán Jessup, “vượt phạm vi quốc
gia”12.
Có hai tiêu chí chủ yếu được sử dụng, hoặc riêng biệt, hoặc kết hợp, để
định nghĩa thuật ngữ “quốc tế” trong bối cảnh trọng tài thương mại quốc tế13.
Theo đó, tiêu chí thứ nhất tập trung phân tích bản chất của tranh chấp trong
khi tiêu chí thứ hai nhấn mạnh vào các bên của vụ tranh chấp.
- Tiêu chí thứ nhất: Bản chất của vụ tranh chấp:
Các nhà lập pháp của Pháp đã sử dụng tiêu chí này khi định nghĩa tính
“quốc tế” của trọng tài thương mại quốc tế trong Bộ luật tố tụng dân sự. Điều
1492 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp 1981 quy định trọng tài mang tính quốc tế
khi được “hình thành trên cơ sở lợi ích của thương mại quốc tế”, tức là yếu
tố nước ngoài của trọng tài không chỉ thuộc về đối tượng của tranh chấp mà
còn là mọi hoạt động làm dịch chuyển tài sản, thực hiện dịch vụ hay thanh
toán qua biên giới quốc gia. Hoặc có mục đích kinh tế (hay tiền tệ) giữa ít
nhất hai quốc gia14.
12

Alan Redfern và Martin Hunter (2004), Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, Trung tâm
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (dịch và hiệu đính), Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, tr.14.
13
Alan Redfern và Martin Hunter (2004), Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, Trung tâm
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (dịch và hiệu đính), Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, tr.16.
14
Nguyễn Thị Thúy Hằng (2004), Thỏa thuận trọng tài trong thương mại quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.9.


17

Cách giải thích “quốc tế” theo nghĩa rộng này cũng được Phòng
Thương mại Quốc tế (ICC) sử dụng khi nói về bản chất quốc tế của trọng tài
trong cuốn sách do ICC phát hành, theo đó, “bản chất quốc tế của trọng tài
không có nghĩa là các bên phải khác quốc tịch với nhau. Bởi vì đối tượng của
nó, hợp đồng tuy nhiên có thể mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia, ví dụ khi
một hợp đồng được giao kết giữa hai công dân của cùng một quốc gia nhưng
để thực hiện hợp đồng đó ở một quốc gia khác, hoặc khi hợp đồng được giao
kết giữa một nhà nước với công ty con của một công ty nước ngoài kinh
doanh tại quốc gia đó”15.
- Tiêu chí thứ hai: Chủ thể tham gia tranh chấp:
Về căn cứ vào đặc điểm của chủ thể tham gia tranh chấp, yếu tố này
thường được xác định dựa vào hai dấu hiệu chính, đó là quốc tịch của chủ thể
hoặc trụ sở thương mại của các chủ thể hay nơi cư trú thường xuyên của họ.
Cách tiếp cận này đã được ghi nhận trong Điều I.1(a) Công ước Châu Âu
1961 về Trọng tài thương mại quốc tế:
“Công ước này sẽ được áp dụng với:
(a) Thỏa thuận trọng tài được kí kết với mục đích giải quyết tranh chấp
phát sinh từ thương mại quốc tế giữa các cá nhân hoặc pháp nhân có nơi cư
trú thường xuyên hoặc trụ sở ở các nước ký kết khác nhau…”
Theo Luật Tư pháp quốc tế của Thụy Sĩ 1987, trọng tài là quốc tế khi, vào
thời điểm thỏa thuận trọng tài được xác lập, ít nhất có một bên trong thỏa
thuận không thường trú hoặc sinh sống thường xuyên ở Thụy Sĩ (Điều 176
(1)).
Ngoài việc sử dụng riêng lẻ từng yếu tố hoặc là bản chất của tranh chấp,
hoặc là đặc điểm của chủ thể tranh chấp, có thể bắt gặp việc sử dụng kết hợp

cả hai yếu tố này trong Luật Mẫu. Với vai trò là văn bản được xây dựng
chuyên áp dụng đối với trọng tài thương mại quốc tế, việc định nghĩa về thuật
15

Ấn phẩm ICC số 301 (1977), Giải quyết quốc tế những tranh chấp thương mại quốc tế - Trọng tài ICC,
bản quyền ICC 1983. tr.19.


18

ngữ “quốc tế” có ý nghĩa quan trọng trong Luật Mẫu. Điều 1.3 Luật Mẫu định
nghĩa một vụ trọng tài là quốc tế nếu:
(a) Các bên trong thỏa thuận trọng tài, vào thời điểm xác lập thỏa thuận, có
trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau; hoặc
(b) Một trong các địa điểm dưới đây nằm ngoài lãnh thổ quốc gia nơi các
bên có trụ sở kinh doanh:
(i) Nơi tiến hành trọng tài nếu được xác định trong, hoặc theo thỏa thuận
trọng tài;
(ii) Nơi mà phần chủ yếu của các nghĩa vụ trong quan hệ thương mại
được thực hiện hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có quan hệ mật thiết
nhất;
(c) Các bên đã thỏa thuận rõ ràng rằng vấn đề chủ yếu của thỏa thuận trọng
tài liên quan đến nhiều nước.
Tóm lại, trọng tài thương mại quốc tế là một phương thức giải quyết tranh
chấp mà sự bắt đầu của nó dựa trên sự thỏa thuận của các bên tham gia tranh
chấp nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố quốc tế bởi một
Hội đồng trọng tài (gồm một hay nhiều Trọng tài viên) trên cơ sở trình tự thủ
tục do các bên tranh chấp thỏa thuận chọn ra và kết thúc với một phán quyết
có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với các bên. Tính “quốc tế” của trọng tài
được quyết định dựa trên hai yếu tố, hoặc được sử dụng riêng rẽ, hoặc được

kết hợp với nhau, đó là tính chất quốc tế của tranh chấp và đặc điểm của chủ
thể tham gia tranh chấp.
Từ những phân tích ở trên, có thể kết luận rằng, trọng tài thương mại quốc
tế là phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận của các bên
tham gia tranh chấp nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ
thương mại có yếu tố quốc tế giữa các thương nhân với nhau bởi một hội
đồng trọng tài gồm một hoặc số lẻ trọng tài viên.


19

1.2.2. Các loại trọng tài thương mại quốc tế
Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận trọng tài thương
mại quốc tế có hai loại được áp dụng chủ yếu và thường xuyên nhất, đó là:
trọng tài Ad-hoc và trọng tài quy chế.


Trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc)

Là loại trọng tài được thành lập bởi các bên đương sự để giải quyết một
tranh chấp phát sinh và tự giải tán khi tranh chấp được giải quyết xong (adhoc tiếng Latin có nghĩa là dùng cho việc này, cho thời gian này). Hình thức
trọng tài này được quản lý theo những quy tắc trọng tài do chính các bên tham
gia trọng tài xây dựng nên16. Bản chất của trọng tài Ad-hoc được thể hiện qua
các đặc trưng cơ bản sau:
- Được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi
giải quyết xong tranh chấp.
- Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh
sách trọng tài viên. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc chỉ định có thể là
người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm
trọng tài nào.

- Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết vụ tranh chấp có thể do
các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào
của các trung tâm trọng tài.
Ưu điểm của trọng tài Ad-hoc là thủ tục giải quyết rất gọn nhẹ và linh hoạt,
thời gian xét xử ngắn, hai bên dễ dàng đi đến thỏa thuận chung, ít chi phí.
Hơn nữa, quy trình giải quyết bí mật là điều được các thương nhân quan tâm.
Nhược điểm của trọng tài Ad-hoc đó là nó phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác
của các bên, vì không có quy tắc tố tụng riêng nên nó phụ thuộc vào hệ thống
pháp luật nơi xét xử của trọng tài; chỉ hợp với các tranh chấp có giá trị vật

16

Alan redfern and Martin Hunter (1999), Law and practice of international commercial arbitration, Sweet
and Maxwell, tr.44.


×