Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung chương trình môn học luật cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.43 MB, 206 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
K H O A PHÁP LUẬT KINH TÊ

ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

Cơ S Ỉ LỸ LUẬN
VÀ THỰC
TIỄN CỦA


VIỆC XÂY DỰNG NOl dung CHinma TRÌNH
MON HỌC LUẬT CẠNH TRANH






THƯ VIỆN
t r ư ơ n g ĐA! h ọ c l u ậ t h à
PH Ị N G D Ộ c
y Ịy ị

ì
noi



HÀ NỘI - 2005



NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THựC HIỆN ĐỀ TÀI

1

TS. Bùi Ngọc Cường

Đại học Luật Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài

2

ThS Đồng Ngọc Ba

Đại học Luật Hà Nội

Thư ký đề tài; tác giả
Chuyên đề 3

3

ThS Nguyễn Thị Dung

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 7

4


ThS Nguyễn Thị Vân Anh

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 5

5

ThS Vũ Đặng Hải Yến

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 8

6

GV. Trần Bảo Ánh

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 11

7

GV. Vũ Lan Anh

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 10


8

GV. Nguyễn Thị Yến

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 2

9

GV. Đoàn Trung Kiên

Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề 9

Bộ Tư pháp

Tác giả Chuyên đề 6

Bộ Tư pháp

Tác giả các chuyên

10 PGS.TS Dương Đăng Huệ
11

ThS Nguyễn Hữu Huyên

đề 1, 4 và 6



M ỤC LỤC
Trang
PHẨN I

MỞ ĐẨU

1

PHẨN II

BÁO CÁO PHÚC TRÌNH NỘI DUNG ĐỂ TÀI

5

PHẨN III

CÁC CHUYÊN ĐỂ

37

Thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu luật cạnh tranh ở một số nước

37

1

trên thế giới
2


Sự cần thiết của việc nghiên cứu và giảng dạy pháp luật cạnh

44

tranh tại trường đại học Luật Hà nội
3

Giảng dạy pháp luật cạnh tranh tại Trường Đại học Luật Hà Nội -

57

Thực trạng và một số giải pháp
4

Những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và độc quyền

65

5

Những văn đề lý luận cơ bản về pháp luật cạnh tranh

76

6

Vị trí của luật cạnh tranh trong hộ thống pháp luật

91


7

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

101

8

Thoả thuận hạn chế cạnh tranh

115

9

Vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền

133

10

Tập trung kinh tế

161

11

Quy chế pháp lý về các trường hợp miễn trừ trong Luật cạnh tranh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


179
202


Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cáp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới kinh tế, từng bước hội nhập vào đời
sốna kinh tế khu vực và quốc tế. Thực tiễn vận hành nền kinh tế thị trườnơ ở Việt
Nam cho thấy, tính chất cạnh tranh trone các hoạt động kinh doanh đana diễn ra
ngày càna aay gắt, quyết liệt; tình trạng cạnh tranh khơns lành mạnh đanơ có
chiều hướng trở nên phơ biến. Đê tạo lập mơi trường cạnh tranh lành mạnh trong
điểu kiện Việt Nam hiện nay, pháp luật cạnh tranh được nhấn mạnh như một công
cụ quan trọng hàng đầu. Các quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004 đã hình
thành một chế định pháp luật có nội dung tương đối độc lập với các chế định pháp
luật khác - Chế định pháp luật cạnh tranh. Sự ra đời Luật Cạnh tranh đã góp phần
hồn thiện một bước cơ bản chế định pháp luật cạnh tranh, khẳng định sự hiện hữu
rõ rẹt của chế định pháp luật này trong hộ thống pháp luật V iệt Nam.
Với nội dung và tầm quan trọng của pháp luật cạnh tranh, việc nghiên cứu,
giảng dạy pháp luật cạnh tranh trong các trường đào tạo luật cần phải được quan
đúng mức cả về nội dung và thời lượng. Tuy nhiên, thực tiễn nghiên cứu và giảng
dạy tại các trường đào tạo luật hiện nay ở Việt Nam cho thấy, pháp luật cạnh tranh
mặc dù có được giới thiệu ở các mức độ khác nhau, nhưng nội dung chương trình
giảng dạy pháp luật cạnh tranh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu
nghiên cứu ngày càng cao về lĩnh vực pháp luật mới mẻ và quan trọng này. Thực
tế này cũng đã làm hạn chế đáng kể khả năng của cả giáo viên và sinh viên trong
việc tiếp cận nghiên cứu, học tập pháp luật cạnh tranh. Trong điều kiện hiện nay,
việc nghièn cứu, đánh giá một cách toàn diện nội dung của pháp luật cạnh tranh
cũng như thực trạng nshièn cứu và giảng dạy chế định pháp luật này để chỉ rõ cơ


l


sớ lý luận và thực tiễn của việc xảy dựng, hồn thiện nội dung và chương trinh
rr.ơn học Luật cạnh tranh là hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu để tài
Pháp luật cạnh tranh là một lĩnh vực pháp luật còn khá mới mẻ ở Việt Nam và
đang được nhiều nhà khoa học quan tàm nghiên cứu. Cho đến nay đã có nhiều
cóng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề pháp luật cạnh tranh, như: Cơ sở khoa
hoc và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam của Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế truns ương, NXB Lao động, Hà Nội -2000; Cạnh tranh
Vũ pháp luật cạnh tranh hiện nay của GS.TS Đào Trí úc, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật số 11 năm 2000; Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh của TS. Nguyễn Như Phát, tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9
năm 2000; Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam: nhu cầu, khả năng và một vài kiến
nghị của TS Phạm Duy Nghĩa, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11 năm 2000;
Canh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt N am hiện nay của viện
Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội năm 2001;
Cắc vấn đề pháp lý và th ể c h ế về chính sách cạnh tranh và kiểm sốt độc quyền
kinh doanh của viện N ghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, NXB Giao thông vận
tải năm Hà Nội - 2002;... Nhìn chung các cơng trình này đã tiếp cận pháp luật
cạah tranh ở nhiều phạm vi và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có cơng trình
nào nghiên cứu pháp luật cạnh tranh để tìm ra cơ sở khoa học cho việc xây dựng
và hoàn thiện nội dung chương trình giảng dạy pháp luật cạnh tranh tại các trường
đào tạo luật.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
M ục đích nghièn cứu đề tài là nhầm chỉ rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
xây dựns và hồn thiện nội dung chương trình mơn học Luật cạnh tranh tại trường
Đai học Luật Hà Nội.



Đè đat được mục đích nèu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xá định là:
- Phàn tích cơ sở khoa học của việc xây dựng nội dung và chương trình mơn
học Luật cạnh tranh;
- Xác định vị trí của môn học Luật cạnh tranh trong hệ thống các môn học
pháp luật chuyên ngành;
- Đề ra nhữns yêu cầu cụ thể và phương pháp thích hợp cho việc giảng dạv
và lọc tập có hiệu quả mơn học Luật cạnh tranh.
- Xày dưns nội dunơ chương trình mơn học (với các chương, bài cụ thể) về
Luật cạnh tranh tại trường đại học Luật Hà Nội;
4. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghièn cứu của đề tài là: Các quan điểm , tư tưởng luật học về
cạnh tranh và pháp luật về pháp luật cạnh tranh; Các văn bản pháp luật thực
định của V iệt Nam về cạnh tranh; Pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế
về Cạnh tranh; Thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật về cạnh tranh ở Việt
Nam; Thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy và học tập pháp luật cạnh tranh trên thế
giới và ở V iệt Nam.
Pháp luật cạnh tranh và vấn đề giảng dạy pháp luật cạnh tranh là m ột lĩnh
vực nghiên cứu có nội dung rộng và phức tạp. N hóm tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu những nội dung cơ bản trong pháp luật cạnh tranh nhằm phục vụ
trực tiếp cho việc xây dựng nội dung chương trình m ơn học Luật cạnh tranh
tại trường Đại học L uật Hà Nội.
Ngoài ra, do điều kiện nghiên cứu có hạn, trong khn khổ đề tài khoa học
cấp trường, phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn không bao gồm vấn đề tố
tụng Cạnh tranh. Các quy định về tô' tụng cạnh tranh thuộc phạm vi các quy định
về h h h thức của pháp luật cạnh tranh, có nội dung rộng và phức tạp. Để tiến hành
nshitn cứu vàn đé nàv phục vụ cho việc xây đựng chươns trinh giảng dạv pháp



luật cạnh tranh, nhóm tác giả kiến nghị triển khai nghièn cứu vấn đề tố tụng cạnh
tranh trong một đề tài khoa học khác.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các nguyên tắc phương pháp luận của triết
học Mác - Lênin, của lý luận nhà nước và pháp luật, đặc biệt là lý luận về giảng
dạy pháp luật tronơ điều kiện cơ chế kinh tế thị trường. Trong đó, nhóm nshièn
cứu đề tài đặc biệt chú ý đến việc vận dụng phươns pháp biện chứns, phương pháp
lịch sử, phương pháp nghièn cứu lý luận kết hợp với thực tiễn để phàn tích, so
sánh, đối chiếu, tổng hợp.

4


Phần II
BÁO CÁO PHÚC TRÌNH NỘI DUNG ĐÊ TÀI
A. GIẢNG DẠY PHÁP LUẬT CẠNH TRANH - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ
THỰC TRẠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
I. Kinh nghiệm giảng dạy pháp luật cạnh tranh ở các nước trẻn thế giới
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về giảng dạv pháp luật cạnh
tranh cho thấy, mặc dù là một chuyên ngành khá mới mẻ so với các chuyên ngành
khác, luật cạnh tranh đã được đưa vào giảng dạy với tính chất là nội dung học bắt
buộc tại nhiểu trường đại học ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có
nền kinh tế thị trường phát triển. Nhiều trường đại học hoặc khoa luật đã thiết kế
đưa luật cạnh tranh thành một môn học trong chương trình đào tạo ở cả bậc đại
học và sau đại học. Trong khuôn khổ đề tài này, kinh nghiệm quốc tế chủ yếu
được xem xét ở các nước phát triển, mà điển hình là Cộng hịa Pháp và Nhật Bản.
Với bậc đào tạo Đại học, ỏ đa số các nước, sinh viên được tiếp cận nghiên
cứu luật cạnh tranh sau khi đã nghiên cứu các môn luật cơ bản như luật nhà nước,
luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính, luật thương mại, luật lao động, luật tư
pháp quốc tế...Trong khn khổ chương trình đào tạo cử nhân, sinh viên được

truyền đạt những nội dung cơ bản của luật cạnh tranh. Chương trình Luật cạnh
tranh tại các trường đào tạo luật của Cộng hòa Pháp bao gồm những nội dungh cụ
thể là: Lý luận chung về luật cạnh tranh; Các cơ quan có thẩm quyền áp dụng luật
cạnh tranh; Các quy định về hạn chế cạnh tranh; Các quy định về cạnh tranh
không lành mạnh; Tố tụng cạnh tranh; Luật cạnh tranh của Liên minh Châu Âu.
ỏ Bậc đào tạo thạc sỹ, tronơ chương trình đào tạo thạc sỹ ở nhiều nước, luật
cạnh tranh thườna được đưa vào thành một mơn học độc lập. Tuy nhièn, nhìn
chung nội duniz giàna dạy chỉ đừna lại ở nhữrm chế định cơ bán của luật cạnh


tranh, ở Nhật Bàn, luật cạnh tranh được coi là một bộ phạn cấu thành của chương
trình dào tạo sau đại học. Do chương trình đào tạo thạc sỹ của Nhật Bán kéo dài
tới gìn 2 nám rưỡi, nèn sinh viên có khá nhiều thời gian để tự nghiên cứu về luật
cạnh tranh thông qua tra cứu trên internet và các phương tiện khác. Ngồi ra, một
số nước đã hình thành cơ sở đào tạo sau đại học chuyên ngành về Luật cạnh tranh,
mà Trung tàm nghiên cứu luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng thuộc Khoa
luật Trường Đại học M ontpellier I của Cộns hòa Pháp là một ví dụ. Nội dung
chương trình đào tạo luật cạnh tranh của cơ sở đào tạo này bao gồm những nội
dung cơ bản sau:
*

Phần lý thuyết bao gồm: Phàn tích kinh tế (30 tiết); Luật hợp đồng (30

tiết); Luật hạn chế cạnh tranh của Pháp (90 tiết); Luật canh tranh của Liên minh
Châu Àu (45 tiết); Cạnh tranh không lành mạnh (40 tiết); Luật tố tụng cạnh tranh
(30 tiết); Điều khoản cấm cạnh tranh (30 tiết); Pháp luật về giá (30 tiết); Pháp luật
về phàn phối độc quyền (30 tiết); Luật tự do lưu thơng hàng hố và dịch vụ (25
tiết); Luật tín dụng (30 tiết); Luật điều khoản lạm dụng người tiêu dùng (30 tiết):
mơn nìy nghiên cứu về các điều khoản do các thương nhân đặt ra trong các hợp
đồng n ẫ u và thường bất lợi cho người tiêu dùng; Luật bảo vệ người tiêu dùng của

Pháp (50 tiết); Luật về bảo vệ người tiêu dùng của EƯ (30 tiết); Luật tố tụng bảo
vệ nguừi tiêu dùng (35 tiết); Luật về quảng cáo và khuyến mại (30 tiết).
k Phần Séminaire: Ngồi các mơn học lý thuyết ở trên, sinh viên được tổ
chức tkam gia các séminaire, cụ thể là: (i) Séminaire về phương pháp luận nghiên
cứu pháp luận cạnh tranh; (ii) Séminaire về nội dung của pháp luật cạnh tranh. Để
chuẩn bị cho các sém inaire này, sinh viên phải chuẩn bị nội dung trước ở nhà, sau
đó đến lớp thuyết trình và các bạn cũng như các giáo sư sẽ đóng góp ý kiến.
Ngồi ra, sinh viên cịn phải đi thực tế với hình thức tham dự một số phièn
tòa xốt xử về cạnh tranh khổng lành mạnh tại Toà án.

6


ở bậc đào tạo tiến sỹ, luật cạnh tranh thường được xếp vào chuyên ngành đào
tạo tiến sỹ về luật tư. Ở Cộng hóa Pháp, nghièn cứu sinh được tự do lựa chọn chủ
đề làm luận án tiến sỹ và phải được 02 giáo sư hướng dẫn. Bàng tiến sỹ muốn
được thừa nhận trẽn toàn quốc phủi đựơc giáo sư cáp nhà nước hướng dẫn (mỗi
Khoa luật chỉ có trên dưới 10 giáo sư như vậy). Từ năm 1960 đến nay đã có rất
nhiều luận án tiến sỹ về luật cạnh tranh ở Pháp nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ
bản của luật cạnh tranh của Pháp cũng như của các nước trên thế giới.
II.

Sự cần thiết của việc nghièn cứu và giảng dạv pháp luật cạnh tranh

tại trường đại học Luật Hà nội
Qua nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh, nhóm tác giả khẳng định sự cần
thiết của việc nghiẽn cứu và giảng dạy lĩnh vực pháp luật này với tính chất là mơn
học bắt buộc trong chương trình đào tạo luật nói chung và đào tạo luật tại trường
Đại học Luật Hà Nội nói riêng. Quan điểm này xuất dựa trên những luận cứ sau:
Thứ nhất, pháp luật cạnh tranh có vai trị quan trọng, là bộ phận pháp luật

không thể thiếu trong điều kiện kinh tế thị trường. Vai trò của pháp luật cạnh
tranh được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:
- Pháp luật cạnh tranh đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế thị
trường, ngăn chặn các tác hại và khuyên khích những mặt tích cực của hoạt động
cạnh tranh trong cơ chế thị trường;
- Pháp luật cạnh tranh bảo vộ quyền lợi người tiêu dùng trước những hành vi
hạn chếcạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh;
- Pháp luật cạnh tranh bảo đảm quyền lợi của các chủ thể kinh doanh khác
trong một thị trường liên quan (bảo đảm quyền lợi của các đối thủ cạnh tranh đối
với cùng một loại hàng hoá, dịch vụ ở một khu vực địa lý nhất định);

7


Thứ hai, pháp luật cạnh tranh là một trong những chế định quan trọng của
pháp luật kinh tế. Cụ thể, pháp luật kinh tế bao gồm các chế định sau:
- Pháp luật về các chủ thể kinh doanh
- Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh.
- Pháp luật về giải quvết tranh chấp trong kinh doanh
- Pháp luật về giải thể và phá sản doanh nghiệp
- Pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Đây là hệ thốns các quy
phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh của các chú thể kinh doanh trong
nén kinh tế thị trường. Pháp luật cạnh tranh là m ột bộ phận khỏng thể thiếu của
pháp luật kinh tế để điều chỉnh những hành vi cạnh tranh, đảm báo mồi trường
cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh.
Thứ ba, sự tổn tại độc lập tương đối của chế định pháp luật cạnh tranh trong
hệ thống pháp luật V iệt Nam. Ngày 03/12/2004, tại kỳ họp thứ VI, Quốc hội Khóa
X đẫ thơng qua Luật Cạnh tranh. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2005. Luật
Cạnh tranh đã quy định một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về cạnh tranh,
cụ thể là: Những thoả thuận hạn chế cạnh tranh; Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị

trường và vị trí độc quyền; Tập trung kinh tế; Những hành vi cạnh tranh không
lành mạnh; Tố tụng cạnh tranh. Đây là những quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan
trọng nhằm đảm bảo quyền tự do cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên
thương trường; đồng thời thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đối với hành vi
cạnh tranh thiếu lành mạnh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
kinh doanh cũng như của toàn xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu và giảng dạy pháp luật cạnh tranh
với tính chất là một môn học bắt buộc là hết sức cần thiết, nhàm đáp ứng nhữna
đòi hòi bức xúc của đời sốnơ thực tiễn, trans bị những kiến thức cơ bản về pháp
luật kinh tể nói chuns và pháp luật về cạnh tranh nói riêng cho sinh viên; đồnơ

8


thời là cách thức rất thiết thực để đưa luật cạnh tranh vào đời sống, tạo hiệu quả
điều chình tích cực cho Luật cạnh tranh.
III.

Thực trạng giảng dạv pháp luật cạnh trannh tại trường Đại học

Luật Hà Nội
Trước nãm học 2003 - 2004, trong chương trình giảng dạy của trường Đại
học Luật Hà Nội chưa có mơn học độc lập và bắt buộc về pháp luật cạnh tranh
(thời gian này pháp luật cạnh tranh được giới thiệu những

nộidung kháiquát

trong chương trình mơn học Luật kinh tế, nay là Luật thương mại).Kểtừ nãm học
2003 - 2004, theo chương trình chính thức được áp dụng cho hệ đào tạo chính quy,
bậc cử nhân luật của trường Đại học Luật Hà Nội, Luật cạnh tranh được xếp là

mòn học độc lập và bắt buộc cho các sinh viên nghiên cứu chuyên ngành pháp
luật kinh tế. Chương trình mơn học Luật Cạnh tranh bao gồm những nội dung cơ
bản sau:
- Bài 1. Những vấn đề lý luậnchung về luật cạnh tranh.
- Bài 2. Các hành vi hạn chế cạnh tranh.
- Bài 3. Cạnh tranh không lành mạnh.
- Bài 4. Tố tụng cạnh tranh.
Với nội dung các bài học như đã nói trên, pháp luật cạnh tranh đã được đề
cập những vấn đề lý luận và những quy định cơ bản của pháp luật thực định. Tuy
nnhiên, ngoài các giờ học trên lớp, sinh viên khơng có nội dung nghiên cứu ngoại
khố nào khác. Nhìn một cách tổng quát, sinh viên chuyên ngành pháp luật kinh
tế đà đươc học tập và nghiên cứu những nội dung cơ bản vể pháp luật cạnh tranh.
Có thể nói, việc đưa pháp luật cạnh tranh vào giảng dạy trong chương trình
đào tạo cử nhàn luật với nhữna nội dung như trên đã thể hiện nỗ lực đáng kể của
Bộ môn Luật thươnsi mại, bước đầu đã mang lại nhữniĩ kết quá tích cực. Tuv

9


nhièn, gắn với nhu cầu học tập và nghièn cứu pháp luật cạnh tranh hiện nay,
chương trình giàng dạy pháp luật cạnh tranh vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần được
từng bước khắc phục. Nội dung chương trình mơn học Luật cạnh tranh chưa được
xảy dựng hồn chỉnh, cịn nhiều nội dung phải được bổ sung nhằm tiếp cận có hệ
thống và toàn diện pháp luật cạnh tranh. Nội dung giảng dạy pháp luật cạnh tranh
về cơ bản còn mang tính hàn lâm, nặng về diễn giải luật thực định, chưa thực sự
bám sát thực tiễn cạnh tranh đang diễn ra rất đa dạng và phức tạp ở Việt Nam.
Nsoài ra, một vấn đé rất đáng quan tâm là cho đến nay, trường Đại học
Luật Hà Ni chưa có giáo trình chính thức về Luật cạnh tranh. Tài liệu nghiên
cứu và giảng dạy pháp luật cạnh tranh chủ yếu hiện nay là sách báo pháp lý, các
cơng trình nghiên cứu khoa học có đề cập đến pháp luật cạnh tranh và các văn bản

pháp luật về cạnh tranh.
Về phương pháp giảng dạy, qua tổng kết m ột số lớp học nghiên cứu pháp luật
cạnh tranh cho thấy, phương pháp giảng dạy luật cạnh tranh được sử dụng chủ yếu
hiện nay là phương pháp thuyết trình; các phương pháp khác hầu như khơng hoặc
rất ít khi được sử dụng. Thực tế này chưa tạo được cho sinh viên cơ hội chủ động
giải quyết những tình huống thực tiễn phát sinh trong lĩnh vực cạnh tranh.
r v , Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
pháp luật cạnh tranh tại trường đại học Luật Hà Nội
Để nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật cạnh tranh, nhóm tác giả kiến
nghị những giải pháp cơ bản sau:
T h ứ nhất, xây dựng và choàn thiện nội dung chương trình mơn học và tài liệu
giảng dạy luật cạnh tranh. Với tính chất là m ột lĩnh vực pháp luật còn mới mẻ,
nhưng cũng đặc biệt quan trọng của hệ thống pháp luật trong điều kiện kinh tế thị
trường, Luật cạnh tranh cần được truyền đạt cho sinh viên theo hướng kết hợp chật
chẽ giữa lý thuyết, luật thưc định và những ùnh huốns thực tiễn đã và đang diẻn ra

10


rất sinh động, phức tạp trons đời sống kinh tế của Việt Nam. Để thực hiện hiệu
quả giải; pháp này, nhóm tác giả kiến nghị thực hiện những việc cụ thể sau:
- Khẩn trương biên soạn giáo trình về Luật cạnh tranh
- Xây dựng, từng bước hoàn thiện và thống nhất nội dung giảng dạy môn học
Luật cạnh tranh. Trong khn khổ đề tài này, nhóm tác giả tập trunơ chủ yếu vào
việc đề xuất nhữns nội dung cụ thể của chương trình giảng đạv pháp luật cạnh
tranh áp dụng cho đào tạo bậc cử nhàn luật h ọc1.
- Xây dựng hệ thống các tình huống nghièn cứu về những nội dung cụ thể
của pháp luật cạnh tranh.
Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật cạnh tranh: Phương pháp
giáng dạy là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giảng

dạy. Việc lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học có ảnh hưởng rát
lớn tới hiệu quả dạy học. Với tính chất nội dung môn học Luật cạnh tranh và thực
tiễn giảng dạy Luật cạnh tranh tại trường Đại học Luật Hà Nội như đã trình bày,
thẽO ÊỈlÚng tơi, ngồi phương pháp thuyết trình truyền thống, cần tăng cường áp
dụng phương pháp giảng dạy bằng tình huống. Để việc giảng dạy Luật cạnh tranh
bằng phương pháp tình huống, cần phải: (i) Xây dựng tình huống nghiên cứu có
chất lượng tốt; (ii) Đối với những nội dung giảng dạy có thể sử dụng phương pháp
tình huống, bài học cần được chuẩn bị phù hợp với phương pháp tình huống; (iii)
Tiếp tục nâng cao trình độ của giảng viên.
Thứ hai, làm tốt cơng tác chuẩn bị cho giờ học môn học Luật cạnh tranh:
Việc chuẩn bị nội dung bài học có ý nghĩa quyết định tới thành công của giờ học.
Các nội dung giảng dạy, tình huống nghiên cứu và quy trình giảng dạy của từng
bài học cần phải có sự thống nhát trong tổ bộ môn. Đối với những giờ học sử dụng
tình huống, tình huốns nghiên cứu cán được in và phát cho sinh viên nghièn cún

Xem phản nội dung chương trình giảng dạy pháp luật cạnh tranh ( mục B phán II)


trước. Để tạo định hướng cho việc chuẩn bị bài học của sinh viên cđn phải có các
yêu cái cụ thể cần được giải quyết từ tình huống nèu ra. Các u cầu này có thể
đặt duứi hình thức câu hỏi.
Các giáo vièn cán có ý thức trách nhiệm cao trong công tác chuẩn bị bài
giảng. Việc chuẩn bị tốt bài giảng giúp giáo viên tự tin hơn khi lèn lớp và có thể
xử lý nhanh, chính xác các tình huống phát sinh trong giờ học. Ngoài việc phải
làm chủ kiến thức lý luận, các giáo viên cũng cần phái trang bị cho minh những
kinh nghiệm thực tiễn. Giáo viên có thể tiếp cận các thơng tin thực tiễn bằng các
cách thức như: thường xuyên đọc báo, nghe đài, truy cập Internet để nám bắt các
thông th kinh tế - xã hội, tham dự các phiên tòa giải quyết các vụ việc liên quan
đến cạnh tranh.... Kinh nghiệm cho thấy, việc giáo viên dùng kiến thức lý luận để
luận giải một hiện tượng thực tế hoặc dùng một hiện tượng thực tế để chứng minh

cho lý thuyết bao giờ cũng gây được húng thú học tập cho sinh viên.

B NỘI DƯNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY PHÁP LUẬT CẠNH
tranh t ạ i t r ư ờ n g đ ạ i h ọ c lu ậ t h à

Nộ i

Vớ. thực trạng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam, căn cứ vào nhu cầu nghiên
cứu và hạc tập pháp luật cạnh tranh tại trường Đại học Luật Hà nội, tập thể tác giả
đề xuất lội dung chương trình giảng dạy mơn học Luật cạnh tranh với những nội
dung cụ thể sau đây:
I.VHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỀ LUẬT CẠNH TRANH
l.K h á i niệm về cạnh tranh và độc quyền
a.Khái niệm về cạnh tranh
(i Định nghĩa: Cạnh tranh là sự chạy đua giữa ít nhất là hai đối thủ với
nhau trỏ lên. Cạnh tranh trons kinh tế, về bản chất, được hiểu là sự chạy đua giữa
các doaih nshiệp trên thị trường liên quan nhàm không ngừns tung ra thị trường
những sin phám có siá trị tốt nhất với giá cả rẻ nhất nhằm lôi kéo khách hàng về
phía rnìrh.

12


(ỉi) Các vếu tố cấu thành cạnh tranh : Cạnh tranh là một quan hệ kinh tế, có
chú thể, thách thể, điều kiện kinh tế, xã hội để cạnh tranh tổn tại
- Chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh doanh.
- Khách thể của cạnh tranh là khách hàns thường xuvèn
- Điều kiện cho cạnh tranh tổn tại là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trườnơ
(ií.) Vai trị của cạnh tranh trong nền kinh tể thị trường : Vai trò của cạnh
tranh troig nén kinh tế thị trường được thể hiện chủ vếu ở chỏ cạnh tranh là độns

lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cạnh tranh luôn mang đến hệ qud là doanh
nghiệp nào có chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quá, sẽ tiếp tục bứt phá vươn
lên; doanh nghiệp nào không trụ được sẽ bị loại khỏi cuộc c h ơ i; trẽn thị trường sẽ
ngày cànơ có nhiều doanh nghiệp "khỏe khoắn" - tiền đề của một môi trường kinh
doanh hoàn hảo.
(iv)

Sự cần thiết phải điều tiết cạnh tranh bằng pháp lu ậ t: Việc điều tiết

cạnh tranh bằng pháp luật xuất phát từ những yêu cầu khách quan sau đây:
Thứ nhất, nhu cầu bảo vệ quy luật cạnh tranh, nói cách khác là bảo vệ cấu
trúc cuả th trường.
Thứ hai, nhu cầu bảo vệ các tác nhân kinh tế, tức là các doanh nghiệp tham
gia cạnh trình trên thị trường.
Thíỉba, nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng.
b. Khái niệm về độc quyền:
(ì) Định nghĩa: Đối lập với phạm trù cạnh tranh chính là phạm trù độc quyền.
Độc quyền là tình trạng mà trên thị trường liên quan chỉ có duy nhất một doanh
nghiệp cung ứng hàng hố hoặc dịch vụ. Trái hẳn với cạnh tranh, trong môi trường
độc quyền khách hàng khơng có sự chọn lựa. Sự chọn lựa duy nhất đặt ra với
khách hàn£ trong trường hợp này chỉ là mua hay khơng mua hàng hố hoặc dịch
vụ (mà thcttg thường là khách hàng buộc phải mua đơn giản là vì họ khơng thể
tìm được hing hố hav dịch vụ đó ở các nơi khác).
(li). Các trường hợp phải du\' trì độc quyền :
Về ngu/ên tắc, độc quyền là có hại cho nền kinh tế nói chuna và từna naười
tiêu dùng cụ thể nói riêns, bởi lẽ độc quvền sẽ siết chết cạnh tranh với nhữns lợi


ích đã iược đề cập đến ở trên. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực hay ngành nghề
nhất định thì ở quốc gia nào cũng phải duy trì tình trạng độc quyền, đó là :

Thứnhất, các doanh nghiệp quốc phịng, an ninh.
Thứhai là các lĩnh vực thuộc độc quvền tự nhiẻn
( ii) Các biện pháp kiểm soát đối với doanh nghiệp độc quyền: Đối với các
lĩnh vực cịn duv trì tình trạng độc quyền, thì các Chính phủ thường áp dụng các
biện phíp kiểm sốt sau đày :
7hử nhất, Nhà nước ấn định giá hàng hoá, dịch vụ.
ĩh ứ h a i, Nhà nước đặt hàng, siao chỉ tiêu kế hoạch.
7hứ ba, Nhà nước lập quy hoạch, kế hoạch duy trì hay phát triển các lĩnh
vực độc quyền trong nền kinh tế quốc dàn.
2 I^hái niệm về Luật cạnh tranh
a. /ị trí của luật cạnh tranh trong hệ thống pháp luật
Tìm hiểu vị trí của luật cạnh tranh trong hộ thống pháp luật chính là tìm
hiểu đặc trưng của luật cạnh tranh và mối quan hệ giữa luật cạnh tranh với các
ni - Ĩ Ẻ Ịiật khác, để từ đó có cơ sở khẳng định luật cạnh tranh là một ngành luật
độc lập Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này, song tựu chung
lại có ĩiii quan điểm sau đây:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng luật cạnh tranh thuộc lĩnh vực luật cơng, nó
vốn b ấ tig u ồ n từ luật hành chính, là tổng hợp các biện pháp can thiệp của cơ quan
công qtu/ền điều tiết các quan hệ kinh tế.
- Quan điểm thứ hai cho rằng luật cạnh tranh thuộc lĩnh vực luật tư. Các
nguyên ắc cơ bản của luật cạnh tranh như tự do cạnh tranh, tự do giá cả...đều xuất
phát từ nguyên tắc tự do khế ước, tự do kinh doanh trong luật dân sự và luật
thương nại.
Ib Phạm vi điều chỉnh và các đặc điểm của luật cạnh tranh
((i Phạm vi điểu chình của luật cạnh tranh
Luiit cạnh tranh là lĩnh vực pháp luật quv định các biện pháp điều tiết cạnh
tranh tirén thị trường. Troníĩ nén kinh tế thị trườns, cạnh tranh diễn ra ở tất cả các
kháu, cá; siai đoan của quá trình kinh doanh, từ sản xuất, phàn phối đến tiêu thu.
14



đo đó, luật cạnh tranh cũng sẽ điéu tiết tồn bộ q trình này. Với phạm vi điều
chính như vây, Luật cạnh tranh bao gồm các chế định cơ bản sau đây:
Thứ nhất , chế định về các hành vi hạn chế cạnh tranh: bao gồm thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, tập trung kinh tế;
Thứ hai, chế định về các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh: bao gồm nói
xấu đối thu, quảng cáo so sánh, gày rối hoạt động của doanh nshiệp cạnh tranh.
(ỉi). Các đặc điểm của Luật cạnh tranh
Qua nghiên cứu luật cạnh tranh, nhóm tác giả rút ra một số đặc điểm của
luật cạnh tranh như sau:
Thứnhất^iinh. mềm dẻo. Luật cạnh tranh là luật điéu tiết thị trường nèn nó
phải được ihiết kế hết sức mềm dẻo để thích ứng với sự biến động của thị trường.
Tính mềrri dẻo này địi hỏi các chủ thể có thẩm quyền áp dụng luật cạnh tranh
phải hết sứ: linh hoạt, tránh cứng nhắc, dập khn.
Thứ hai, các quy phạm luật cạnh tranh hình thành nhiều từ án lệ. Ở các
nước theo hộ thống Anh-M ỹ thì án lệ là nguồn chủ yếu. Cịn các nước theo hê
thống luật châu Âu lục địa thì án lệ cũng đóng vai trị hết sức quan trọng. Bởi lẽ
các văn bản pháp luật cạnh tranh thường rất chung chung, chủ yếu dừng lại ở
những vấn đề có tính chất ngun tắc. Vì vậy, các án lộ của Toà án quốc gia, các
quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh ... là những nguồn luật bổ sung hết sức
quan trọng
Thứ')a, tính nửa pháp lý, nửa kinh tế. Hơn bất kỳ ngành luật nào, luật cạnh
tranh có nhệm vụ chính là điều tiết thị trường, điều tiết kinh tế. Do đó, phân tích
kinh tế là tiao tác khơng thể thiêu khi áp dụng các quy phạm của luật cạnh tranh
vào các trưmg hợp cụ thể.
T h ứ ư, tính xuyên suốt. Luật cạnh tranh phá vỡ biên giới giữa luật cơng và
luật tư, nó là sự sâu chuỗi của hầu hết các ngành luật: dân sự, thương mại, hành
chính, hình sự... Chính sự "tràn bờ" này đã làm nên nét đặc trưng của luật cạnh
tranh: luật :ạnh tranh khịns có chế tài rièng mà nó sử dụng chế tài của các nsành



luật khác, bao gồm từ chế tài dàn sự đến chế tài hình sự.
Thứ núm, tính xun quốc gia (tính toàn cầu). Các quy phạm của luật cạnh
tranh đã đạt đến một trình độ tồn cầu hóa cao độ. Thậm chí UNCTAD cịn ban
hành cả luật mảu về cạnh tranh với những chế định khung, cơ bản nhất. M ỗi quốc
gia tùy trình độ phát triển kinh tế xã hội của mình mà có cách vận dụng cụ thể cho
phù hợp.
c. Mối quan hệ giữa luật cạnh tranh vói các ngành luật khác có liên quan
ịi) M ối quan hệ giữa Luật cạnh tranh với Luật dân sự:
Các nguyên tắc cơ bủn của luật cạnh tranh như tự do cạnh tranh, tự do giá
cả..đều có cơ sở từ nguyên tắc tự do khế ước trong luật dân sự. Ngoài ra, các chế
định cụ thể của luật cạnh tranh có mối liên hệ hết sức mật thiết với chế định hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong luật dân sự. Nhiều chế định của
luật cạnh tranh thực chất là những “ ngoại lệ” của luật dân sự. Nó làm biến dạng,
thậm chí “ phá vỡ” nhiều nguyên tắc hay chế định của luật dân sự. Các quy định
về thoả tliuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, kiểm soát tập trung
kiriK tlL.thực chất là sự phá vỡ nguyên tắc tự do khế ước trong luật dân sự. Chế
định cạnh tranh không lành mạnh trong luật cạnh tranh phát triển và làm phong
phú thêm chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Nói cách khác, nó bổ
sung thêm các trường hợp cụ thể của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong luật dân sự.
(ii) M ối quan hệ giữa Luật cạnh tranh với Luật thương mại:
Nếu như luật thương mại điều chỉnh các hành vi thương mại của các thương
nhân trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ thông qua việc xác định quyền
và nghĩa vụ của các bên trong từng quan hệ cụ thể, thì luật cạnh tranh điểu chỉnh
khía cạnh cạnh tranh của từng quan hệ đó nhìn từ góc độ lợi ích cơng cộng. Với
mối tương quan đó, nhiều chế định của luật thương mại và luật cạnh tranh có mối
liên hệ mát thiết với nhau, ví dụ như: Chế định đại lý độc quyền trons thương mại;
Chế định Ịuáng cáo trong thươns mại...
(iii M ối quan hệ giữa Luật cạnh tranh với Luật lao ăộn<>:

16


Luật lao động của nhiều nước cho phép người sử dụng lao động thỏa thuận với
người lao động về việc người lao động không được làm việc cho một doanh nghiẹp
cạnh tranh với minh trong một thời gian nhất định sau khi chấm dứt hợp đồng lao
động (điều khoản cấm cạnh tranh). Bù lại, người lao động này sẽ được doanh
nghiệp trả cho một khoản trợ cấp theo thỏa thuận giữa hai bên. Để đảm báo sự càn
bằng giữa một bên là yêu cáu bảo vệ bí mật kinh doanh với một bên là quyền tự
do lao động, luật cạnh tranh thường đưa ra những ràng buộc sau:
Thứ nhất, các điều khoản cấm cạnh tranh phái bị giới hạn trong phạm vi
hoạt động, ngành nghề cụ thể.
Thứ hai, điều khoản này phải bị giới hạn trong phạm vi không gian, thời
gian nhất định.
(iv)1. M ối quan hệ giữa Luật cạnh tranh với Luật hành chính:
Mối quan hệ giữa Luật cạnh tranh với luật hành chính chủ yếu thể hiện ở
các quy định về điều tiết các cơ quan hành chính hoặc các doanh nghiệp nhà nước
khi những chủ thể này có những hành vi gây ảnh hưởng đến mơi trường cạnh
tranh.
Đối với các pháp nhân công, không tham gia các hoạt động kinh tế mà chỉ
đơn thuần làm nhiệm vụ ra các quyết định hành chính - kinh tế, cần phân biệt các
trường hợp sau đây:
- Quyết định tổ chức một dịch vụ công cộng
- Quyết định lựa chọn đối tác ký hợp đồng
- Qyết định khai thác dịch vụ công cộng
(v) M ối quan hệ giữa Luật cạnh tranh với Luật hình sự:
Luật cạnh tranh của một số nước quy định chế tài hình sự ngay trong luật
cạnh tranh đối với những hành vi vi phạm luật cạnh tranh nhưng có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội đã đến mức cấu thành tội phạm, ớ Việt Nam, với
cách tiếp cận chỉ có Bộ luật hình sự mới đựơc quy định về tội phạm và hình phạt,

nén trong luật cạnh tranh khơng có chế tài hình sự.

17

t h ư v ỉ ệ n
ị ; ; ' : !'!(-,



l í O C 1.Ù ÀT H A N O I Ị

■ A é = -1


Tóm lại, luật cạnh tranh có phạm vi điẻu chỉnh, đối tượng áp dụng riêng. Có
cơ sở để khảng định rằng luật cạnh tranh là một ngành luật, tổn tại độc lập tương
đối với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
II. CÁC HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1. Thoả thuận hạn chè cạnh tranh
a. Khái quát về thoả thuận hạn c h ế cạnh tranh
(i) Khái niệm thoả thuận hạn c h ế cạnh tranh: Dưới sóc độ pháp lý, thoả
thuận hạn chế cạnh tranh là một dạns quan hệ pháp lý đặc biệt cần được điều
chỉnh bời pháp luật. Các thoả thuận này có tính chất hạn chế sự cạnh tranh của các
chủ thể khác ngồi các bèn của thoả thuận; có những thoả thuận bị coi là bất hợp
pháp, nhưng lại có những thoả thuận được công nhận là hợp pháp.
(ii) 'Những con dường hình thành thod thuận hạn c h ế cạnh tranh: Thoả
thuận han chế cạnh tranh được hình thành một cách tự nhiên giữa các chủ thể kinh
doanh trong một môi trường kinh doanh có cạnh tranh, thơng qua những con
đường cơ bản sau:
- Các chủ thể kinh doanh hợp tác chống lại nguy cơ cạnh tranh của các đối

thủ khác và giữ vững vị thế của mình trên thương trường.
- Để tránh những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong tương lai của
các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, các nhà kinh doanh chiếm thị phần nhất định
trên thị trường tìm đến với nhau để tự bảo vộ mình.
- Do định hướng từ phía Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
một số doanh nghiệp nhất định
(iii) Ảnh hưởng của thoả thuận hạn c h ế cạnh tranh: Thoả thuận hạn chế cạnh
tranh co ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị trường. Thoả thuận hạn chế cạnh
trunh phát triểnluôn tiềm ẩn nguy cơ gày ra tình trạng độc quyền nhóm trên một
sơ thị trường. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận được hồn tồn sự tồn tại và phát
triển hàig ngày của cạnh tranh trong quan hệ thương mại hiên đại. VI thế, thay
bàng viỉc cấm hồn tồn việc cạnh tranh, mỗi một Nhà nước ln phải tìm cách
điều hcà siữa việc khuyến khích phát triển cạnh tranh và ngăn cán cạnh tranh

13


không lành mạnh. Như vậy, do sự xuất hiện những xung đột về lợi ích giữa đối
tượng kinh doanh và nền kinh tế - xã hội của bủn thủn mỗi quốc gia mà vấn đề
thoa thuận hạn chế cạnh tranh được đặt ra. Nhưng không phải bất cứ một thoả
thuận hạn chế cạnh tranh nào cũng là bất hợp pháp. Thoả thuận hạn chế cạnh
tranh cũng là một trong những kiểu cạnh tranh của thương mại hiện đại. Chấp
nhận các thoả thuận này đồng nghĩa với việc khuyến khích cạnh tranh tự do.
Chính vì vậy, việc cho phép hay khơng cho phép hoặc cho phép ở giới hạn nào đối
với các thoả thuận kiểu này sẽ dẫn đến khá năng bắt buộc phải lựa chọn siữa việc
bảo vệ nguyên tấc tự do cạnh tranh và việc bảo vệ cạnh tranh lành mạnh.
b.

Pháp luật về thoả thuận hạn c h ế cạnh tranh của một s ố quốc gia và tổ


chức quốc tế
Trong mục này, các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được xem xét
theo Pháp luật của một số quôc gia và tổ chức quốc tế, như: Luật Cạnh tranh của
Liên minh châu Âu (EƯ); Luật mẫu về cạnh tranh của Tổ chức Thương mại và
Phát triển Liên hợp quốc, Luật Cạnh tranh của Canada, Luật Cạnh tranh của Cộng
hoà Pháp... Q ua nghiên cứu cho thấy, tuy có khác nhau về những nội dung chi tiết,
nhimg hhlỉl chung, hầu hết các quốc gia đều thống nhất ở chỗ, không phải mọi
thoả thuận hạn chế cạnh tranh đều bị coi là bất hợp pháp, chỉ có những thoả thuận
nào gây ra tình trạng hạn chế cạnh tranh m ột cách nghiêm trọng đối với các bên
thứ ba mới bị cấm. Mỗi quốc gia thường đưa ra những tiêu chí để xác định mức độ
“gây hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng” khác nhau. Sự khác nhau này thường thể
hiộn ở tỷ lệ phần trăm của thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các bên
trong thoả thuận hạn chế cạnh tranh.
c. Thỏa thuận hạn c h ế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh của Việt Nam
Luật Cạnh tranh (2004) quy định về vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh từ
Điều 8 đến Điều 10. Các quy định này đề cập đến ba nội dung cơ bản là: Các loại
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm;
Những trường hợp miẻn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. v ề
plnrơng diện lý luận cũng như áp dụng pháp luật, khi tiếp cận vấn đề thỏa thuận
hạn ch ế canh tranh, cần tàp trung làm rõ hai nội dung sau:

19


- Fhàn biệt hai loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh là thoả thuận ngang và
thoà thuận dọc.
- \ấ n đề giải quyết xung đột giữa luật chuyên ngành và luật chung liên quan
đến thcu thuận hạn chế cạnh tranh.
2.7 ị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền
Txng khn khổ đề tài này, vấn đề vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền

được xen xét với 3 nội dung cơ bản sau:
-Tiứnhất, khái niệm và cách thức xác đinh vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền;
- Ihứ hai, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền;
- Thứ ba, kiểm sốt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền.
a.Khái niệm và cách thức xác định vị trí thống lĩnh và vị trí dộc quyền
Theo quan niệm phổ biến trên thế giới, vị trí thống lĩnh được hiểu là khả
nàng kiìm sốt thực tế hoặc tiềm năng đối với thị trường liên quan của một loại
hoặc một nhóm hàng hố, dịch vụ của một hoặc một nhóm doanh nghiệp. Với
cách huu như vậy thì vị trí thống lĩnh khơng chỉ được xem xét dưới vị trí của một
doanh rgiiệp mà cịn có thể là vị trí của một nhóm doanh nghiệp cùng hành động.
Trong kh- đó, vị trí độc quyền được hiểu là vị trí của một doanh nghiệp khi khơng
cịn đối tiủ nào cạnh tranh với doanh nghiệp đó hoặc có sự cạnh tranh nhưng sự
cạnh trình đó rất yếu ớt và khơng đáng kể. Nói cách khác sự cạnh tranh trên thị
trường lién quan của doanh nghiệp hầu như đã bị loại trừ. Chính vì vậy việc xác
định vị trí độc quyền tương đối dễ dàng, nhưng trong trường hợp chưa đạt được vị
trí độc qiyền thì việc xác định vị trí thống lĩnh là khá phức tạp. Vì vị trí thống lĩnh
chỉ cho tiấy sức mạnh kinh tế vượt trội của doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường liên quan đối với một
hoặc mộ: nhóm hàng hoá, dịch vụ cụ thể. Như vậy, cho dù doanh nghiệp hay
nhóm coinh nghiệp đã có vị trí thống lĩnh thị trường thì trên thị trường vẫn có sự
cạnh tranh từ các đối thủ yếu hơn. Điều đó có nghĩa là sự cạnh tranh trên thị
trường lien quan văn tổn tại.


Mặc dù có những nét đặc trưng giữa vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền như
vậy, song khỏng có nghĩa là chúng hồn tồn khác biệt mà thực chất vị trí độc
quyềi chì là một dạng đặc thù của vị trí thống lĩnh. Ván đề mấu chốt là phải xem
xét cic yếu tố xác định vị trí thống lĩnh trong khi Luật cạnh tranh của các nước
khơng có một công thức chung để xác định các yếu tố này, thậm chí ngay trong
một quốc gia thì việc xác định vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp nào đó cịn

phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, Luật cạnh tranh của đa số các
nước thường sử dụng các yếu tố sau đây để xác định vị trí thống lĩnh của một
doana nghiệp:
- Thị phần mà doanh nghiệp nắm giữ
- Quy mô của doanh nghiệp, biểu hiện ở những yếu tố cơ bản như: doanh
thu hìng năm, quy mơ tài sản hay sức mạnh tài chính, quy mô nhàn sự, mạng lưới
phàn phối và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, khả năng gia nhập thị trường của các đối
thú tiền năng...
- Thị trường liên quan. Muốn xác định thị trường liên quan thì cần phải xác
(ỈỊnh những hàng hố, dịch vụ cụ thể hay dịng hàng được sản xuất hay dịch vụ được
cung cấp bởi một hay nhiều doanh nghiệp trong một khu vực địa lý nhất định.
Để xác định được mức thị phần và các yếu tố như trên, thông thường người ta
tiến hành các cuộc điều tra hoặc buộc các doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan
có thẩm quyền về thị phần và các yếu tố có liên quan khác của doanh nghiệp.
Theo Luật Cạnh tranh của Việt Nam, vị trí thống lĩnh thị trường là doanh
nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây
hạn chế cạnh tranh m ột cách đáng kể. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí
thống lĩnh nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và có tổng thị phần
trên thị trường liên quan từ 50% trở lên( đối với 2 doanh nghiệp), từ 65% trở lên(
đối với 3 doanh nghiẹp), từ 75% trở lên( nếu là 4 doanh nghiệp).
Việc xác định vị thống lĩnh và vị trí độc quvền như trên là tương đối thống
nhất và phù hợp với Luật cạnh tranh của các nước trên thế giới như chúns ta đã
phàn tích ờ trèn.

21


×