Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tìm hiểu định tuyến EIGRP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
====o0o====

BÁO CÁO
Môn: MẠNG MÁY TÍNH
Đề tài : Tìm hiểu giao thức định tuyến EIGRP

Giảng viên hướng dẫn

: TS.Nguyễn Đức Toàn

Mã học phần

: IT3080

Mã lớp

: 104398

Nhóm sinh viên thực hiện

:

1.
2.
3.
4.

Nguyễn Văn Điền
Nguyễn Viết Tiến


Nguyễn Trung Cương
Nguyễn Tất Lai

5. Nguyễn Như Hiếu


Mạng máy tính

MỤC LỤC
Lời nói đầu .................................................................................................................... 3
Chương 1.

Giao thức định tuyến ................................................................................. 4

1.1

Khái niệm về giao thức định tuyến............................................................................... 4

1.2

Phân loại giao thức định tuyến .................................................................................... 4

1.2.1

Định tuyến tĩnh ......................................................................................................................... 4

1.2.2

Định tuyến động ....................................................................................................................... 5


Chương 2.

Giao thức định tuyến EIGRP ....................................................................... 8

2.1

Giới thiệu về giao thức định tuyến EIGRP ..................................................................... 8

2.2

Đặc tính và ưu điểm của EIGRP .................................................................................... 8

2.2.1

Hội tụ nhanh: ............................................................................................................................ 8

2.2.2

Hỗ trợ giao thức VLSM và CIDR: ............................................................................................... 9

2.2.3

Hỗ trợ thay đổi một phần: ........................................................................................................ 9

2.2.4

Hỗ trợ nhiều giao thức lớp mạng: ............................................................................................ 9

2.3


Các kĩ thuật cơ bản của EIGRP...................................................................................... 9

2.3.1

Phát hiện và phục hồi bộ định tuyến láng giềng ...................................................................... 9

2.3.2

Giao thức chuyển đổi xác thực ............................................................................................... 10

2.3.3

Máy hạn chế trạng thái........................................................................................................... 11

2.3.4

Moduales riêng biệt theo giao thức ....................................................................................... 11

2.4

Các bảng dữ liệu của EIGRP........................................................................................ 12

2.4.1

Bảng láng giềng....................................................................................................................... 12

2.4.2

Bảng cấu trúc mạng ................................................................................................................ 12


2.4.3

Bảng định tuyến ..................................................................................................................... 13

2.5

Các gói dữ liệu của EIGRP .......................................................................................... 14

2.5.1

Gói Hello ................................................................................................................................. 14

2.5.2

Gói cập nhật ........................................................................................................................... 14

2.5.3

Gói yêu cầu ............................................................................................................................. 14

2.5.4

Gói đáp ứng ............................................................................................................................ 14

2.5.5

Gói báo nhận .......................................................................................................................... 15

Chương 3.


Thuật toán DUAL ..................................................................................... 16

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 18
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 19

2
Nhóm 17


Mạng máy tính

Lời nói đầu
Với sự phát triển của xã hội, phong trào cách mạng 4.0 đang dần phổ biến trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự phát triển đó kèm theo Internet ngày càng phải tăng
trưởng về quy mô cũng như công nghệ của nhiều loại mạng LAN, WAN,… Và đặc biệt
lưu lượng thông tin trên Internet tăng đáng kể. Chính vì lý do đó vấn đề về định tuyến trở
lên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong việc thiết kế mạng và lựa chọn giao thức định tuyến
sao cho phù hợp là đặc biệt quan trọng.
Hiện nay CISCO là một trong những nhà cung cấp các thiết bị mạng hàng đầu trên thế
giới. Ở Việt Nam các thiết bị này đang được sử dụng phổ biến trong hệ thống mạng.
Giao thức định tuyến EIGRP được CISCO phát triển độc quyền dựa trên giao thức định
tuyến IGRP nhằm nâng cao tính hiệu quả cho quá trình định tuyến trong các router của họ.
Nhân đây, chúng em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Đức Toàn đã giúp
đỡ nhóm tận tình, giúp nhóm hoàn thành đề tài mà đã được giao phó.

3
Nhóm 17


Mạng máy tính


Chương 1. Giao thức định tuyến
1.1 Khái niệm về giao thức định tuyến
Để gửi dữ liệu trong một mạng máy tính thì cần có con đường truyền dữ liệu, thuật ngữ
định tuyến là chỉ sự lựa chọn đường truyền dữ liệu đi trên một mạng.
Định tuyến chỉ ra hướng, sự di chuyển của các gói tin, gói dữ liệu được đánh địa chỉ từ
nguồn của chúng, hướng đến địa chỉ đích thông qua các nút trung gian, thiết bị phần cứng
để thực hiện việc này được gọi là router tức là bộ định tuyến.
Tiến trình định tuyến thường chỉ hướng đi dựa vào bảng định tuyến, đó là bảng chứa
những đường đi tốt nhất đến các đích khác nhau ở trên mạng. Vì vậy việc xây dựng bảng
định tuyến, được tổ chức trong bộ nhớ của router trở nên quan trọng cho việc định tuyến
hiệu quả.
Các mạng nhỏ có thể có các bảng định tuyến được cấu hình thủ công, còn những mạng
lớn có cấu trúc phức tạp và thay đổi liên tục, cấu hình các bảng định tuyến gần như là
không thể vì vậy cần có các giao thức định tuyến thực hiện các chức năng: chọn đường dẫn
tốt nhất cho các gói tin, cung cấp các tiến trình để chia sẻ thông tin định tuyến, cho phép
router liên lạc với các router khác để liên tục cập nhật duy trì bảng định tuyến nếu có thay
đổi hay vấn đề gì xảy ra một cách tự động. Định tuyến động giải quyết các vấn đề tắc ngẵn
bằng việc xây dựng bảng định tuyến một cách tự động, dựa vào những thông tin được giao
thức định tuyến cung cấp, và cho phép mạng hành động gần như tự trị trong việc ngăn chặn
mạng bị lỗi và nghẽn.

1.2 Phân loại giao thức định tuyến
1.2.1 Định tuyến tĩnh
Đối với định tuyến tĩnh, các thông tin về đường đi phải do người quản trị mạng tự cấu
hình nhập cho router. Khi cấu trúc mạng có bất kì thay đổi, hay vấn đề gì người quản trị
mạng phải xóa hoặc thêm các thông tin mới cập nhật về đường đi cho các router. Những
loại đường đi như vậy gọi là đường đi cố định.
Đối với hệ thông mạng lớn thì công việc bảo trì bảng định tuyến cho router theo định
tuyến tĩnh tốn nhiều thời gian công sức. Đối với các mạng nhỏ, ít có thay đổi hay vấn đề

4
Nhóm 17


Mạng máy tính

thì công việc này dễ dàng hơn, nhưng thường người ta sử dụng định tuyến động vì định
tuyến tĩnh đòi hỏi người quản trị mạng phải cấu hình mọi thông tin về đường đi cho router
nên thiếu tính linnh hoạt. Trong hệ thống mạng lớn, định tuyến tĩnh thường sử dụng kết
hợp với định tuyến động cho các mục đích đặc biệt.

1.2.2 Định tuyến động
Đối với định tuyến động thì Router sẽ tự cập nhật bảng định tuyến từ các router khác,
chúng chia sẻ dữ liệu định tuyến với nhau và từ đó router sẽ tự động thay đổi thông tin của
bảng định tuyến với việc lựa chọn ra đường đi tốt nhất tới một mạng . Định tuyến động tự
động cấu hình lại tìm ra những tuyến đường thay thế nếu có bất kì sự thay đổi nào từ mạng.
Định tuyến động chiếm ưu thế trên Internet, tuy nhiên việc cấu hình các thức định tuyến
thường đòi hỏi nhiều kinh nghiệm.
Định tuyến động được chia làm 2 loại chính sau:
• Giao thức định tuyển cổng nội (IGP)
 Định tuyến theo vector khoảng cách: RIP, IGRP.
 Định tuyến trạng thái đường liên kết: OSPF
• Giao thức định tuyến cổng ngoại (EGP): BGP

1.Sơ đồ phân loại các giao thức định tuyến

5
Nhóm 17



Mạng máy tính

1.2.2.1 Định tuyến theo vector khoảng cách
Thuật toán vector khoảng cách so sánh chính xác các đường nhằm tìm ra con đường tốt
nhất tới các địa chỉ đích đã cho. Thuật toán cung cấp thông tin cụ thể về cấu trúc đường đi
trong mạng và hoàn toàn không nhận biết về các router trên đường đi.
Các router theo vector khoảng cách thực hiện gửi toàn bộ hoặc một phần các bảng định
tuyến của mình và chỉ gửi cho các router kết nối trực tiếp với mình. Vì thông tin trên bảng
định tuyến rất ngắn gọn, chỉ cho biết tương ứng với một mạng đích là cổng nào trên router,
router kế tiếp có địa chỉ IP là bao nhiêu, thông số định tuyến của con đường này là bao
nhiêu. Do đó, các router định tuyến theo vector khoảng cách không biết được đường đi một
cách cụ thể, không biết về các router trung gian trên đường đi và cấu trúc kết nối của chúng.
Router định tuyến theo vector khoảng cách thực hiện cập nhật thông tin định tuyến theo
định kì, khi có sự cố xảy ra router nào nhận biết sự thay đổi đầu tiên sẽ cập nhật lại bảng
định tuyến của mình trước rồi chuyển bảng định tuyến cập nhật cho các router láng giềng.
Các router láng giềng nhận thông tin, cập nhật vào bảng định tuyến của mình và cứ như
vậy đến hết nên thời gian hội tụ chậm.
Giao thức định tuyến RIP là một trong những giao thức định tuyến sử dụng thuật toán
vector khoảng cách để tìm đường đi.

1.2.2.2 Định tuyến theo theo trạng thái đường liên kết
Thuật toán định tuyến theo trạng thái đường liên kết, hay còn gọi là thuật toán chọn
đường ngắn nhất, thuật toán này lưu giữ một cơ sở dữ liệu phức tạp các thông tin về cấu
trúc mạng và có đầy đủ thông tin về các router trên đường đi và cấu trúc kết nối của chúng.
Giao thức định tuyến OSPF là một trong những giao thức định tuyến sử dụng thuật toán
này. OSPF có nhiều ưu điểm mà giao thức RIP hay IGRP ( sử dụng định tuyến theo vector
khoảng cách) không có được.
Giao thức này phát các thông tin về đường đi cho mọi router để các router trong mạng
đều có cái nhìn đầy đủ về cấu trúc hệ thống mạng. Hoạt động cập nhật chỉ được thực hiện
khi có sự kiện thay đổi, không cập nhật định kì, do đó băng thông được sử dụng hiệu quả

hơn và mạng hội tụ nhanh hơn. Ngay cả khi có sự thay đổi trạng thái liên kết thông tin lập
tức phát ra cho tất cả các router trong mạng.

6
Nhóm 17


Mạng máy tính

Giao thức định tuyến trạng thái liên kết thu thập thông tin về đường đi từ tất cả router
khác trong cùng một hệ thống mạng hay cùng một vùng xác định. Khi tất cả thông tin đã
thu thập đầy đủ thì sau đó mỗi router sẽ tự tính toán để chọn ra đường đi tốt nhất cho nó
đến các mạng đích trong hệ thống. Như vậy mỗi router sẽ có một cái nhìn riêng và đầy đủ
về hệ thống mạng khi đó chúng sẽ không còn truyền đi các thông tin sai lệch mà chúng
nhận được từ các router láng giềng nữa.
Sau đây là bảng so sánh giữa 2 định tuyến vector khoảng cách và trạng thái liên kết:
Định tuyến Vector khoảng cách

Định tuyến trạng thái liên kết

( Distance Vector)

(Link State)

• Copy bảng định tuyến cho router láng • Sử dụng đường đi ngắn nhất, có hỗ trợ
VLSM và CIDR
giềng
• Chỉ cập nhật khi có sự kiện xảy ra
• Cập nhật định kỳ
 Tốn nhiều băng thông


 Tốn ít băng thông hơn so với định
tuyến vector khoảng cách

• Mỗi router nhìn hệ thống mạng theo
• Gửi gói thông tin về trạng thái các
sự chi phối của router láng giềng
đường liên kết cho tất cả các router
• Hội tụ chậm
trong mạng
• Dễ bị vòng lặp
 Mỗi router có cái nhìn đầy đủ về
• Dễ cấu hình, dễ quản trị
cấu trúc mạng
• Hội tụ nhanh
• Không bị vòng lặp
• Nhưng cấu hình phức tạp hơn
• Đòi hỏi phải có nhiều bộ nhớ, năng
lượng xử lý hơn so với định tuyến theo
khoảng cách
2. Bảng so sánh

7
Nhóm 17


Mạng máy tính

Chương 2. Giao thức định tuyến EIGRP
2.1 Giới thiệu về giao thức định tuyến EIGRP

Giao thức định tuyến EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol) là một
giao thức định tuyến độc quyền của Cisco được phát triển từ giao thức định tuyến IGRP.
Giao thức EIGRP còn được gọi là giao thức ghép lai vì nó kết hợp các ưu điểm của cả
giao thức định tuyến vector khoảng cách và giao thức định tuyến tìm trạng thái đường liên
kết.
Không giống như IGRP là một giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ, EIGRP hỗ trợ định
tuyến liên miền không theo lớp địa chỉ (CIDR) cho phép người thiết kế mạng tối ưu không
gian sử dụng địa chỉ bằng kĩ thuật VLSM. So với IGRP, EIGRP có thời gian hội tụ nhanh,
khả năng mở rộng tốt và khả năng chống vòng lặp cao hơn.
EIGRP là một giao thức định tuyến nâng cao dựa trên các đặc điểm của giao thức định
tuyến theo trạng thái đường liên kết. Những ưu điểm tốt nhất của OSPF như thông tin cập
nhật một phần, phát hiện router láng giềng đều được đưa vào EIGRP. Tuy nhiên, cấu hình
EIGRP dễ hơn cấu hình OSPF.

2.2 Đặc tính và ưu điểm của EIGRP
EIGRP là giao thức độc quyền của Cisco, nó kết hợp các ưu điểm của họ giao thức trạng
thái đường liên kết và vector khoảng cách. Về bản chất nó là một giao thức định tuyến theo
vector khoảng cách nâng cao nhưng khi cập nhật và bảo trì thông tin láng giềng và thông
tin định tuyến thì nó làm việc giống như một giao thức định tuyến theo trạng thái đường
liên kết.

2.2.1 Hội tụ nhanh:
Vì EIGRP sử dụng thuật toán DUAL, thuật toán này đảm bảo hoạt động không bị lặp
vòng khi tính toán đường đi, cho phép mọi router trong hệ thống mạng thực hiện đồng bộ
cùng lúc khi xảy ra sự cố, nếu tồn tại một tuyến đường không phù hợp nó lập tức yêu cầu
các láng giềng để học một tuyến mới, yêu cầu này được truyền rộng khắp cho đến khi tìm
được một tuyến đường khác.

8
Nhóm 17



Mạng máy tính

2.2.2 Hỗ trợ giao thức VLSM và CIDR:
Không giống IGRP, EIGRP là một giao thức không phân lớp nên nó quảng bá cả
subnetmark cho từng mạng đích , cấu trúc này cho phép EIGRP hỗ trợ các mạng con không
liên tục và VLSM, ngoài ra các router còn giảm gánh nặng nhờ sử dụng phương pháp
CIDR.

2.2.3 Hỗ trợ thay đổi một phần:
EIGRP không gửi các bản cập nhật một cách định kì, thay vào đó nó gửi cập nhật một
phần ngay khi trong mạng có sự thay đổi, các gói cập nhật chỉ chứa thông tin về sự thay
đổi. Việc truyền các cập nhật cũng được giới hạn một cách tự động, chỉ có các router cần
thông tin (các router bị ảnh hưởng mới bị thay đổi) mới được cập nhật. Cách hoạt động này
khác với các giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết, trong đó cập nhật được
truyền tới tất cả các router trong một vùng giúp EIGRP sử dụng băng thông một cách hiệu
quả.
Các router EIGRP giữ liên lạc với nhau bằng các gói hello rất nhỏ.

2.2.4 Hỗ trợ nhiều giao thức lớp mạng:
EIGRP hỗ trợ các giao thức IP, IPX... thông qua việc sử dụng các module phụ thuộc
giao thức giúp nâng cao hiệu quả làm việc độc lập cho từng giao thức lớp mạng, không
những thế có thể can thiệp vào các module này mà không làm ảnh hưởng tới các module
khác.

2.3 Các kĩ thuật cơ bản của EIGRP
EIGRP có rất nhiều kĩ thuật để cải thiện hiệu quả hoạt động, tốc độ hội tụ và các chức
năng so với IGRP và cá giao thức định tuyến khác. Các kĩ thuật này tập chung thành 4 loại
sau:


2.3.1 Phát hiện và phục hồi bộ định tuyến láng giềng
Các router sẽ phát hiện ra các router hàng xóm liền kề với chúng bằng cách gửi định kì
các gói hello. Router định tuyến theo vector khoảng cách đơn giản không thiết lập mối
quan hệ với láng giềng của nó trong khi EIGRP chủ động thiết lập mối quan hệ với các
láng giềng của chúng tương tự cách làm của OSPF.

9
Nhóm 17


Mạng máy tính

3. Quá trình thiết lập mối quan hệ láng giềng

EIGRP router sử dụng gói hello rất nhỏ để thực hiện việt thiết lập mối quan hệ với
các láng giềng. Mặc định hello gửi đi theo chu kì là 5s nếu router vẫn nhận được gói hello
từ láng giềng thì nó vẫn xem như láng giềng này còn sống và các đường đi của nó vẫn hoạt
đông. Bằng cách thiết lập mối quan hệ này EIGRP có thể thực hiện được những việc sau:
• Tự học được đường mới khi chúng kết nối vào hệ thống mạng
• Xác định một router không còn kết nối hoặc không hoạt động nữa
• Phát hiện sự hoạt động trở lại của các router

2.3.2 Giao thức chuyển đổi xác thực
RTP(Reliable Transport Protocol): Là giao thức ở lớp vận chuyển, thực hiện việc
chuyển gói EIGRP một cách tin cậy và có thứ tự đến các láng giềng. Trong mạng IP, host
sử dụng TCP để vận chuyển các gói tin này một cách tuần tự và tin cậy. Tuy nhiên, EIGRP
là một giao thức độc lập với giao thức mạng, do đó nó không dựa vào TCP/IP để thực hiện
trao đổi thông tin giống RIP, IGRP và OSPF , để không phụ thuộc vào IP , EIGRP sử dụng


10
Nhóm 17


Mạng máy tính

RTP làm giao thức vận chuyển riêng độc quyền của nó để đảm bảo việc truyền định
tuyến.Việc phân phát các gói tin EIGRP một cách có trật tự và được đảm bảo tới tất cả các
láng giềng.
EIGRP có thể yêu cầu RTP cung cấp dịch vụ truyền tin cậy hoặc không tin cậy tùy theo
trường hớp. Ví dụ, các gói hello được truyền theo định kì và cần phải càng nhỏ càng tốt
nên chúng không cần phải dùng chế độ truyền tin cậy. Ngược lại, việc truyền tin cậy các
thông tin định tuyến sẽ làm tăng tốc độ hội tụ vì EIGRP router không cần chờ hết hạn mới
truyền lại.

2.3.3 Máy hạn chế trạng thái
DUAL finite state machine: Thành phần trung tâm của EIGRP là thuật toán
DUAL(Difusing Update Algoritm) là bộ máy tính toán đường đi của EIGRP. Tên đầy đủ
của kĩ thuật này là DUAL finite-state machine. FSM là một bộ máy thuật toán nhưng không
phải là một thiết bị cơ khí . FSM định nghĩa một tập hợp các trạng thái có thể trải qua, sự
kiện nào gây trạng thái nào và sẽ có kết quả gì. Người thiết kế sử dụng FSM để lập trình
cách làm một thiết bị, một chương trình máy tính hay một thuật toán định tuyến sẽ xử lý
như thế nào với một tập hợp các dữ liệu đầu vào. DUAL FSM chứa tất cả các logic được
sử dụng để tính toán và so sánh đường đi trong mạng EIGRP.
DUAL lưu tất cả các đường đi của láng giềng thông báo qua. Dựa vào đó để lựa chọn
đường đi ngắn nhất tới đích và đảm bảo không lặp vòng.
EIGRP giữ các thông tin quan trọng về đường đi và cấu trúc, cung cấp cho DUAL khi
cần thiết nếu có 1 đường bị đứt DUAL sẽ tìm con đường thay thế.

2.3.4 Moduales riêng biệt theo giao thức

PDMs (Protocol-dependent moduales) : Một trong những ưu điểm nổi bật của EIGRP
là nó được thiết kế thành từng phần riêng biệt theo giao thức. Nhờ cấu trúc này nó có khả
năng mở rộng và tương thích tốt nhất. Các giao thức được định tuyến như IP, IPX, .. được
đưa vào EIGRP thông qua các PDM. EIGRP có thể dễ dàng tương thức với các định tuyến
mới hoặc các phiên bản mới của chúng như Ipv6.

11
Nhóm 17


Mạng máy tính

2.4 Các bảng dữ liệu của EIGRP
EIGRP hoạt động dựa trên 3 bảng:
• Bảng láng giềng
• Bảng cấu trúc mạng
• Bảng định tuyến

2.4.1 Bảng láng giềng
Đây là bảng quan trọng nhất trong EIGRP.
Mỗi router lưu trữ một bảng láng giềng trong đó là danh sách các router thân mật với nó.
Khi một router phát hiện và thiết lập kết nối với một láng giềng, nó sẽ ghi lại thông tin của
láng giềng đó vào bảng.

4. Bảng láng giềng

2.4.2 Bảng cấu trúc mạng
Liệt kê tất cả các tuyến đã học được tới từng mạng đích.
Cung cấp dữ liệu để xây dựng lên bảng định tuyến. DUAL sẽ lấy thông tin từ bảng này
và bảng láng giềng để tính toán.

Khi router phát hiện láng giềng mới, nó gửi một bản cập nhật về các tuyến mà nó biết
tới hàng xóm mới và cũng nhận được thông tin tương tự từ láng giềng này. Các thông tin
cập nhật xây dựng lên bảng cấu trúc mạng. Bảng cấu trúc mạng chứa các metric bao gồm:
• AD (administrative distance )
• FD (Feasible Distance): chi phí thấp nhất của đường đến một mạng đích
• FS (Feasible Successor): lưu trữ đường dự phòng
• Thông tin về cổng giao tiếp mà router dùng để đi đến mạng đích

12
Nhóm 17


Mạng máy tính

5. Bảng cấu trúc mạng

Bảng cấu trúc mạng lấy thông tin từ bảng láng giềng để xác định router đích ( Destination
1) nằm ở đâu và tính toán thông số FD và AD thông qua mỗi router láng giềng đó.

2.4.3 Bảng định tuyến
Lưu trữ danh sách các đường tốt nhất đến các mạng đích. Những thông tin của bảng định
tuyến sẽ được rút ra từ bảng cấu trúc mạng.
Từ thông tin bảng láng giềng và bảng cấu trúc mạng DUAL sẽ chọn ra 1 đường chính để
đưa lên bảng định tuyến ( đường này gọi là successor).

6. Bảng định tuyến

13
Nhóm 17



Mạng máy tính

2.5 Các gói dữ liệu của EIGRP
2.5.1 Gói Hello
EIGRP dựa vào các gói hello để phát hiện, kiểm tra và tái phát hiện các router láng giềng.
Tái phát hiện có nghĩa là router EIGRP không nhận được hello từ một router láng giềng
trong suốt khoảng thời gian lưu trữ nhưng sau đó router láng giềng này lại tái lập lại thông
tin liên lạc.
Nếu router không nghe ngóng được gì về router láng giềng trong suốt khoảng thời gian
lưu trức thì EIGRP xem như láng giềng đó đã bị sự cố và DUAL phải tính toán lại bảng
định tuyến. Mặc định, khoảng thời gian lưu trữ gấp 3 lần chu kì hello.
Các gói hello thường được gửi theo chế độ không tin cậy có nghĩa là không có báo nhận
cho các gói hello, và khoảng thời gian gửi các gói hello có thể tự cấu hình được

2.5.2 Gói cập nhật
Update: chứa các thông tin về sự thay đổi tuyến
Gói cập nhật được sử dụng khi router phát hiện một láng giềng mới. Router EIGRP sẽ
gửi gói cập nhật cho router láng giềng mới này để nó có thể xây dựng bảng cấu trúc mạng.
Có thể sẽ cần nhiều gói cập nhật mới có thể truyền tải hết các thông tin cấu trúc mạng trong
router láng giềng mới này. Mọi gói cập nhật đều được gửi đảm bảo.

2.5.3 Gói yêu cầu
Query: Khi router thực hiện tính toán định tuyến không có feasible successor, nó gửi gói
query tới các láng giềng để xác định xem các láng giềng có feasible successor tới đích hay
không. EIGRP router sử dụng gói yêu cầu khi nso cần một thông tin đặc biệt nào đó từ một
hay nhiều láng giềng

2.5.4 Gói đáp ứng
Reply: Trả lời lại gói Query ở trên.

Nếu một EIGRP router mất successor và nó không tìm được feasible successor để thay
thế thì DUAL sẽ đặt con đường đến mạng đích đó vào trạng thái active. Sau đó router gửi
multicast gói yêu cầu đến tất cả các láng giềng để cố gắng tìm successor mới cho mạng

14
Nhóm 17


Mạng máy tính

đích này. Router láng giềng phải trả lời bằng gói đáp ứng để cung cấp thông tin hoặc cho
biết là không có thông tin nào khác có thể khả thi.

2.5.5 Gói báo nhận
ACK : xác nhận các gói cập nhật, yêu cầu và đáp ứng, nó chưa giá trị xác nhận khác
không, nó là một gói hello được truyền tin cậy.
EIGRP sử dụng các gói báo nhận để xác nhận là đã nhận được gói EIGRP trong quá trình
trao đổi tin cậy. Giao thức vận chuyển tin cậy (RTP) cung cấp dịch vụ liên lạc tin cậy giữa
hai host EIGRP. Gói báo nhận chính là gói hello mà không có dữ liệu. Không giống như
hello được gửi multicast, các gói báo nhận chỉ gửi trực tiếp cho một máy nhận. Báo nhận
có thể kết hợp vào loại gói EIGRP khác như gói trả lời .

15
Nhóm 17


Mạng máy tính

Chương 3. Thuật toán DUAL
EIGRP sử dụng giải thuật DUAL để quảng cáo các router đến các láng giềng và chọn

đường đi đến đích.
Thuật toán DUAL phức tạp giúp cho EIGRP hội tụ nhanh.
Nguyên tắc chọn đường FEASIBLE SUCCESSOR
1. Đường feasible successor là đường dự phòng thay thế cho successor khi bị sự cố
2. RD là chi phí thông báo của láng giềng tới đích. Phải nhỏ hơn FD của đường
successor hiện tại.
3. Nếu thỏa mãn => không có lặp
4. Feasible có thể thay thế successor khi cần thiết
5. Nếu RD > FD => loại
6. Router phải tính toán bằng cách thu thập thông tin từ láng giềng( gói yêu cầu)
7. Tất cả láng giềng phải gửi gói đáp ứng
8. Router ghi nhận dữ liệu mới vào cấu trúc mạng
9. DUAL đã có thể xác định đường successor mới và feasible successor
Ví dụ:
Cho 1 mạng như sau:

16
Nhóm 17


Mạng máy tính

Xây dựng bảng cấu trúc:
* FD( Feasible Distance) là chi phí thấp nhất của đường đến một mạng đích
* RD ( Reported Distance) là chi phí được thông báo từ router láng giềng
Destination

FD

RD


Neighbor

5

130

30

B

5

135

35

C

5

140

40

D

Router B sẽ được chọn làm successor vì có FD =130 là nhỏ nhất.
Khi đã lựa chọn xong đường successor thì các thông tin trong bảng cấu trúc của router
B và FD của nó.

Tiến hành kiểm tra các RD của Neighbor còn lại có thỏa mãn RD < FD (130) hay
không, ta thấy router C và D đều thỏa mãn nên router C và D được chọn làm đường dự
phòng ( Feasible successor).

17
Nhóm 17


Mạng máy tính

KẾT LUẬN
Trên đây là những nét cơ bản nhất của giao thức định tuyến EIGRP. Chúng ta có thể
nhận thấy, đây là một giao thức định tuyến có nhiều điểm vượt trội, do có sự kết hợp bởi
những ưu điểm của các giao thức định tuyến khác. Trong tương lai hy vọng EIGRP sẽ tiếp
tục được cải tiến và nâng cao thêm để hoàn thiện hơn.

18
Nhóm 17


Mạng máy tính

Tài liệu tham khảo
[1] Deploying EIGRP, IGRP 2208
[2] Alvaro Retana , Russ White, Don Slice. EIGRP for IP: Basic Operation
and Configuration
[3]

19
Nhóm 17




×