TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẶT HÀ NỘI
TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH
THUẬT NGỮ LUẬT HỌC
♦ LUẬT HÀNH CHÍNH
♦ LUẬT TỐ TỤNG
HÀNH CHÍNH
•
♦ LUẬT QUỐC TẾ /
0
N H À X U Ấ T BẢN CÔNG A N N H Â N DÂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
T ừ ĐIỂN GIẢI THÍCH
THUẬT N G Ữ LUẬT HỌC
THIT V Ỉ Ê í i
tRVỘK
W!
Ị
KỌC t i M L Ỉ U «
PHÒNG MƯOl>. , I 5 0 ° 0 -
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 1999
TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ LUẬT HỌC
C h ủ b iê n
P G S . P T S . N G U Y Ẻ N N G Ọ C HÒA
Tập th ế tác giả
1. PIIẠM ĐÚC BẢO (Luật nhà nước)
2. Ths. NGUYỄN CÔNG BINII (Luật tô lụ ng (làn sự)
3. PTS. NGUYỄN BÁ DIÊN (Tư pháp quốc lố)
4. VŨ THU HẠNH (Luậl m ỏi trường)
5. PTS. PHAN CHÍ HIỂU &
ThS. N G UYỄN VIẾT TÝ (Luặl kinh tế)
6. PGS. PTS. NGUYỄN NGỌC HÒA &
PTS. LÊ THỊ SƠN (Luật hình sự)
7. ThS. TRẦN QUANG HUY &
N G UYỄN QUANG TUYẾN (Luật dất dai)
8. ThS. NGUYỄN V AN HUYÊN (Luật tô tung hình sự)
9. PTS. TRẦN MINH HUƠNG (Luật hành chính và luặt tò tụng hành chính)
10. Ths. NGÔ THỊ HUỜNG (Luật hôn nhàn và gia dinh)
11. CHU THANH HUỞNG &
ThS. NGUYỄN KIM PHỤNG (Luật lao dộng)
12. PTS. ĐINH VẦN THANH &
TliS. PHẠM CÔNG LẠC (Luật (lán sụ)
13. PrS.THÁI VĨNH THẮNG (Lí luận nhà nước và pháp luật)
14. PTS. VÕ ĐÌNH TOÀN (Luật tài chính và luật ngàn hàng)
15. ThS. NGUYỄN THỊ THUẬN (Luật quốc tế)
B IÊ N T Ậ P
1. TR Ầ N THÁI DUƠNG
2. TRẦN CẨM VÂN
34 (V) 4 - 43/122
CAND - 1999
LỜI GIỚI THIỆU
áp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, giáo viên, sinh
— vicn, học vicn và các đối tượng khác đồng thời góp phần xây
dựng và hoàn thiện hê thống thuật ngữ chuẩn trong ngành luật học ở
nước ta, Trường đại học luật Hà Nội tổ chức biên soạn bộ Từ điển
giải thích thuật ngữ luật học và sẽ lần lượt ra mắt bạn đọc theo từng
tâp với hệ thống thuật ngữ của một hoặc một số ngành luật học nhất
định.
Bộ Từ điển giải thích thuật ngữ luật học là công trình biên soạn
khá công phu của tập thể các tác giả - những giảng viên có kinh
nghiệm và được sự thẩm định, hiệu đính của các nhà khoa học có
tâm huyết cũng như sự trợ giúp đắc lực của nhóm biên tập và kĩ thuật
trình bày.
Trên cơ sở kế thừa các từ điển luật học và các từ điển ngôn ngữ
học trong và ngoài nước, bộ Từ điển giải thích thuật ngữ luật học này
đã thu thập, lựa chọn các mục từ theo chuyên ngành nhằm làm nổi
bật nội dung cơ bản của từng ngành luật học dưới hình thức thể hiện
đặc thù - thuật ngữ thông qua các phần định nghĩa và giải thích.
Trong mỗi thuật ngữ, phần định nghĩa được trình bày trước, phần
này có nhiệm vụ xác định những thuộc tính cơ bản tạo thành nội
dung của khái niệm pháp lí để phân biệt nó với khái niệm pháp lí
khác. Phần giải thích tiếp sau trình bày một cách ngắn gọn, súc tích
cơ sở pháp luật thực định hay ý nghĩa lí luận và thực tiễn của khái
niệm.
3
Nhằm giúp cho bạn đọc tiện sử dụng, khai thác có hiệu quả nội
dung Bộ từ điển, các thuật ngữ được sắp xếp theo trật tự chữ cái tiếng
Việt và có bảng tra cứu kèm theo. Trong Bộ từ điển này có trường
hợp hai thuật ngữ đồng nghĩa với nhau thì dùng kí hiệu X. (xem) hoặc
có trường hợp cần chỉ dẫn đến thuật ngữ khác để tham khảo thêm thì
dùng kí hiệu xt. (xem thêm).
Biên soạn từ điển vốn là công việc phức tạp và lại là lần đầu ra
mắt bạn đọc nên khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong
nhận được sự phê bình, góp ý của bạn đọc để Bộ từ điển này ngàv
càng hoàn thiện hơn trong những lần tái bản, xứng đấng với niềm
mong đợi của đông đảo bạn đọc.
TẬP TH Ể TÁC GIẢ
4
THUẬT NGỮ
LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ
LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHỈNH
Tácgiả:
PTS. TRẦN MINH HƯƠNG
Người hiêuđính:
PGS. PTS. ĐINH VĂN MẬU &
PTS. PHẠM HỒNG THÁI
BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ THEO VẦN CHỮ CÁI
A
1. Án phí hành chính
2. Áp dụng quy phạm pháp
luật hành chính
22.
23.
24.
25.
26.
27.
B
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
Bãi nhiệm
Ban
Bản án hành chính
Bí mật nhà nước
Biên bản vi phạm hành
chính
Biên chế nhà nước
Biên phòng
Biện pháp khẩn cấp tạm
thời trong tố tụng hành
chính
Biệt phái
Bổ nhiệm công chức
Bổ trợ tư pháp
Bộ
Bộ máy hành chính nhà
nước
Bộ trưởng
Buộc tháo dỡ công trình
xây dựng trái phép
Buộc thôi việc
c
19. Cách chức
20. Cải chính hộ tịch
21. Cán bộ hộ tịch tư pháp
6
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
Cán sự
Cảnh cáo hành chính
Cảnh sát
Cảnh vệ
Căn cước
Cấu thành vi phạm hành
chính
Chánh án
Chánh thanh tra
Chánh tòa
Chánh văn phòng bộ
Chánh văn phòng sở
Chánh văn phòng ủy han
nhân dân
Chấp hành
Chấp hành viên
Chỉ dẫn
Chỉ đạo
Chỉ huy
Chỉ thị
Chủ thể của luật hành
chính
Chủ thể của quan hẹ pháp
luật hành chính
Chủ thể của thủ tục hành
chính
Chủ thể của vi phạm hành
chính
Chủ thể quản lí hặnh
chính nhà nước
Chủ thể quản lí nhà nước
Chủ tịch ủy ban nhân dân
Chuẩn bị xét xử vụ án hành
chính
48.
49.
50.
51.
52.
Chuyên viên
Chuyôn viên cao cấp
Chuyên viên chính
Chức vụ nhà nước
Chứng cứ trong vụ án
hành chính
53. Chứng minh nhân dân
54. Công báo
55. Công chức
56. Cồng chứng
57. Công chứng viên
58. Công điện
59. Công sở
60. Công tác
61. Công tác phí
62. Công trình quốc phòng
63. Công vụ nhà nước
64. Cơ quan chuyên môn
thuộc ủy ban nhân dân
65. Cơ quan hành chính nhà
nước
66. Cơ quan ngang bộ
67. Cơ quan quản lí nhà nước
68. Cơ quan thuộc Chính phủ
69. Cơ quan tiến hành tố tụng
hành chính
70. Cư trú
71. Cưỡng chế hành chính
72. Cưỡng chế hành chính đặc
biệt
73. Cưỡng chế kỉ luật
Đ
74. Đại xá
75. Đặc xá
76. Đăng kí
77.
78.
79.
80.
81.
82.
83.
84.
85.
86.
87.
88.
89.
90.
91.
92.
93.
94.
95.
Đăng kí hộ khẩu
Đãng kí hộ tịch
Đăng kí kết hôn
Đăng kí khai sinh
Đăng kí tạm vắng
Đăng kí khai tử
Đăng kiểm
Đề bạt công chức
Địa chính
Địa giới hành chính
Điều động công chức
Đối tượng điều chỉnh của
luật hành chính
Đối tượng điều chỉnh của
luật tố tụng hành chính
Động viên cục bộ
Đơn vị cơ sở của cơ quan
hành chính nhà nước
Đưa vào cơ sở chữa bệnh
Đưa vào cơ sở giáo dục
Đưa vào trường giáo dưỡng
Đương sự trong vụ án
hành chính
G
96. Giải quyết khiếu nại hành
chính
97. Giám đốc thẩm vụ án
hành chính
98. Giảng viên
99. Giảng viên chính
100. Giáo dục tại xã, phường,
thị trấn
101. Giấy phép
102. Giấy thông hành
7
H
103.
104.
105.
106.
107.
108.
109.
110.
111.
112.
113.
114.
115.
Hải quan
Hành chính công
Hành chính học
Hành vi hành chính
Hành vi vi phạm hành
chính
Hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước
Hình thức quản lí hành
chính nhà nước
Hoạt động mang tính chất
pháp lí khác
Hoạt động tổ chức trực
tiếp
Hộ chiếu
Hộ tịch
Hủy bản án, quyết định
của tòa hành chính
Huyện
K
116. Khách thể của quan hệ
pháp luật hành chính
117. Khách thể của vi phạm
hành chính
118. Khám người theo thủ tục
hành chính
119. Khám nơi cất giấu tang
vật, phương tiện vi phạm
hành chính
120. Khám phương tiện vận tải,
đồ vật theo thủ, tục hành
chính
8
121. Kháng cáo bản án, quyết
định của tòa hành chính
122. Kháng nghị bản án, quyết
định của tòa hành chính
123. Khiếu nại
124. Khoa học luật hành chính
125. Khởi kiện vụ án hành
chính
126. Khu quân sự
127. Kiểm dịch động vật
128. Kiểm dịch thực vật
129. Kiểm lâm
130. Kiểm sát viên
131. Kiểm soát giao thông
132. Kiểm toán nhà nước
133. Kiểm tra hành chính
L
134. Lệ phí
135. Luật hành chính
M
136. Mặt chủ quan của vi phạm
hành chính
137. Mặt khách quan của vi
phạm hành chính
138. Miễn nhiệm
N
139. Năng lực chủ thể hành
chính
140. Năng lực trách nhiệm
hành chính
141. Nền hành chính nhà nước
142.
143.
144.
145.
146.
147.
148.
149.
150.
151.
152.
153.
154.
155.
156.
157.
158.
159.
Ngạch công chức
Ngành
Ngăn chặn hành chính
Nguồn của iuật hành
chính
Nguyên tắc cơ bản trong
quản lí hành chính nhà
nước
Nguyên tắc phân định
thẩm quyền xử lí vi phạm
hành chính
Nguyên tắc xử lí vi phạm
hành chính
Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương
sự trong vụ án hành chính
Người bị kiện trong vụ án
hành chính
Người có chức vụ
Người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trong vụ án
hành chính
Người đại diện do đương
sự ủy quyén trong vụ án
hành chính
Người giám định trong vụ
án hành chính
Người không có năng lực
trách nhiệm hành chính
Người không quốc tịch
Người khởi kiện vụ án
hành chính
Người làm chứng trong vụ
án hành chính
Người nước ngoài
160. Người phiên dịch trong vụ
án hành chính
161. Người tham gia tố tụng
hành chính
162. Người tiến hành tố tụng
hành chính
163. Nhà chức trách
164. Nhân viên giúp việc
165. Nhập cảnh
166.
167.
168.
169.
170.
171.
172.
173.
174.
175.
p
Phạt tiền hành chính
Phân cấp quản lí hành
chính
Phòng ngừa hành chính
Phụ thuộc hai chiều
Phương pháp điều chỉnh
của luật hành chính
Phương pháp hành chính
Phương pháp kinh tế
Phương phấp quản lí hành
chính nhà nước
Phương pháp thuyết phục
trong quản lí hành chính
nhà nước
Phường
Q
176. Quá cảnh
177. Quan hệ pháp luật hành
chính
178. Quan hệ thủ tục hành
chính
179. Quản chế hành chính
9
180. Quản lí
181. Quản lí hành chính nhà
nước
182. Quản lí nhà nước
183. Quản lí theo chức năng
184. Quản lí theo địa phương
185. Quản lí theo ngành
186. Quản lí theo ngành kết
hợp với quản lí theo chức
năng
187. Quản lí theo ngành kết
hợp với quản lí theo địa
phương
188. Quâri đội
189. Quân nhân
190. Quân nhân chuyên nghiệp
191! Quận
192. Quy chế pháp lí hành
chính của công chức
193. Quy chế pháp lí hành
chính của công dân
194. Quy chế pháp lí hành
chính của người nước
ngoài
195. Quy chế pháp lí hành
chính của tổ chức xã hội
196. Quy phạm pháp luật hành
chính
197. Quyết định của tòa hành
chính
198. Quyết định hành chính
s
199. Sĩ quan (quân đội)
200. Sở
10
201. Sự kiện pháp lí hành chính
T
202. Tác nghiệp vật chất - kĩ
thuật
203. Tài phán hành chính
204. Tạm giữ người theo thủ
tục hành chính
205. Tạm giữ tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính
206. Thanh tra
207. Thanh tra bộ
208. Thanh tra chuyên ngành
209. Thanh tra nhà nước
210. Thanh tra nhân dân
211. Thanh tra viên
212. Thành phố trực thuộc
trung ương
213. Thẩm định
214. Thẩm phán
215. Thẩm quyển xử lí vi phạm
hành chính
216. Thẩm quyén xét xử hành
chính của tòa án nhân dân
217. Thẩm tra
218. Thi hành án hành chính
219. Thị trấn
220. Thị xã
221. Thời hiệu khởi kiện vụ án
hành chính
222. Thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính
223. Thủ trưởng chế
224. Thủ tục hành chính
225. Thụ lí vụ án hành chính
226. Tịch thu tang vật, phương
tiện vi pham hành chính
227. Tình tiết giảm nhẹ
228. Tình tiết tăng nặng
229. Tỉnh
230. Tòa hành chính
231. Tố cáo
232. Tổ chức tự quản
233. Tổ chức xã hội
234. Tố tụng hành chính
235. Tổng cục
236. Tổng động viên
237. Trách nhiêm công vụ
238. Trách nhiệm hành chính
239. Trách nhiệm kỉ luật
240. Trách nhiệm pháp lí của
công chức
241. Tranh chấp hành chính
242. Tranh chấp về thẩm quyền
giải quyết vụ án hành
chính
243. Trục xuất
244. Truy cứu trách nhiệm
hành chính
245. Trưng cầu giám định
trong vụ án hành chính
246. Trưng dụng tài sản
247. Trưng mua
248. Tuyển dụng công chức
249. Tước quyền sử dụng giấy
phép
u
250. ủ y ban nhân dân
251. ủ y thác điếu tra vụ án
hành chính
V
252. Văn bản áp dụng quy
phạm pháp luật hành
chính
253. Văn bản quản lí hành
chính nhà nước
254. Văn bản quy phạm pháp
luật hành chính
255. Văn thư hành chính
256. Vi phạm hành chính
257. Viện trưởng viện kiểm sát
nhân dân
258. Viện trưởng viên kiểm sát
quân sự
259. Vụ án hành chính
260. Vùng cao
261. Vùng lãnh thổ
262. Vùng sâu, vùng xa (khu
vực HI)
X
263. Xã
264. Xét xử phúc thẩm vụ án
hành chính
265. Xét xử sơ thẩm đồng thời
chung thẩm vụ án hành
chính
266. Xét xử sơ thẩm vụ án
hành chính
267. Xét xử tái thẩm vụ án
hành chính
268. Xuất cảnh
269. Xử lí vi phạm hành chính
270. Xử phạt vi phạm hành
chính
11
A
án phí hành chính
Số tiền mà đương sự phải nộp
ngân sách nhà nước khi vụ án
hành chính được tòa án giải
quyết và bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật.
Án phí hành chính bao gồm
án phí hành chính sơ thẩm, án
phí hành chính sơ thẩm đồng
thời chung thẩm, án phí hành
chính phúc thẩm. Mức án phí
hành chính các loại là 50. 000
đổng.
Bên có quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị
khiếu kiện phải chịu án phí hành
chính sơ thẩm, án phí hành
chính sơ thẩm đồng thời chung
thẩm nếu bản án hoặc quyết
định của tòa án tuyên các quyết
định hành chính, hành vi hành
chính đó là trái pháp luật. Trong
trường hợp các quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị
khiếu kiện được tòa án giữ
nguyên thì người khởi kiện phải
chịu án phí, trừ trường hợp được
miễn án phí.
Đương sự kháng cáo phải
chịu án phí hành chính phúc
thẩm nếu tòa án cấp phúc thẩm
giữ nguyên bản án, quyết định
12
sơ thẩm. Đương sự kháng cáo
không phải chịu án phí hành
chính phúc thẩm nếu tòa án cấp
phúc thẩm sửa bản án, quyết
định sơ thẩm, hủy một phần
hoặc toàn bộ bản án, quyết định
sơ thẩm.
Những trường hợp khổng
phải nộp tiền tạm ứng án phí,
được miễn án phí gồm: 1)
Thương binh, bố mẹ liệt sĩ,
người có công với cách mạng
khiếu kiện vé các quyết định
hành chính, hành vi hành chính
thuộc thẩm quyền giải quyết của
tòa án; 2) Viện kiểm sát khởi tố
vụ án hành chính, kháng nghị
bản án, quyết định hành chính
sơ thẩm; 3) Các đương sự khác
được miễn án phí trong trường
hợp khiếu kiện các quyết định
hành chính về buộc thôi việc,
trưng dụng, trưng mua, tịch thu
tài sản, có khó khăn vể kinh tế
được ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi người đó cư
trú xác nhận hoàn cảnh khó
khăn.
áp dụng quy phạm pháp luật
hành chính
(Cơ'quan nhà nước có thẩm
quyền) căn cứ vào pháp luật
hành chính hiện hành để giải
quyết các công việc cụ thể phát
sinh trong quá trình quản lí hành
chính nhà nước.
Việc áp dụng quy phạm pháp
luật hành chính phải đáp ứng
những yêu cầu sau:
- Áp dụng quy phạm pháp
luật hành chính phải đúng với
nội dung và mục đích của quv
phạm.
- Áp dụng quy phạm pháp
luậl hàr.h chính phải được thực
hiện bởi cơ quan có thẩm quyền
của nhà nước.
- Áp dụng quy phạm pháp
luật hành chính phải được tiến
hành theo đúng trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định.
- Áp dụng quy phạm pháp
luật hành chính phải được tiến
hành trong thời hạn pháp luật
quy định và phải trả lời công
khai, chính thức vé kết quả giải
quyết cho các đối tượng có liên
quan.
- Kết quả áp dụng quy phạm
pháp luật hành chính phải được
thể hiện bằng văn bản (trừ
trường hợp pháp luật quy định
khác).
- Quyết định áp dụng quy
phạm pháp luật hành chính phải
được bảo đảm thực hiện trên
thực tế.
B
bãỉ nhiệm
Buộc thôi giữ chức vụ trước
khi hết nhiệm kì khi cán bộ có
hành vi vi phạm pháp luật, vi
phạm vé phẩm chất đạo đức,
không còn xứng đáng giữ chức
vụ được giao.
Bãi nhiệm thường được áp
dụng đối với người được bầu để
đảm nhiệm chức vụ theo nhiêm
kì trong các cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội.
ban
Cơ quan hành chính nhà
nước hoặc tổ chức của cơ quan
hành chính nhà nước được lập ra
để quản lí lĩnh vực nhất định
hoặc thực hiện nhiệm vụ nhất
định trong quản lí hành chính
nhà nước ở trung ương hay địa
phương.
Đó là các cơ quan:
- Cơ quan ngang bộ (ví dụ:
Ban tổ chức cán bộ của Chính
phủ);
- Cơ quan thuộc Chính phủ
( vỉ dụ: Ban biên giới của Chính
phủ);
- Cơ quan thuộc ủy ban nhân
dân (ví dụ: Ban tổ chức chính
quyền)...
Đó là các tổ chức:
13
- Ban chỉ đạo cải cách hành
chính của Chính phủ;
- Ban chỉ đạo tổng thanh toán
nợ trung ương...
bản án hành chính
Phán quyết thành văn của hội
đồng xét xử về tính hợp pháp
của quyết định hành chính hay
hành vi hành chính bị khiếu
kiện.
Bản án hành chính có những
nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng, nãm, địa điểm
tiến hành phiên tòa;
- Họ, tên thành viên hội đồng
xét xử, kiểm sát viên, thư kí
phiên tòa;
- Tèn, địa chỉ của các đương
sự, người đại diện của họ;
- Yêu cầu của các đương sự;
- Những tình tiết đã được
chứng minh, những chứng cứ,
căn cứ pháp luật để giải quyết vụ
án;
- Các quyết định của tòa án;
- Án phí, người phải chịu án
phí;
- Quyển kháng cáo của
đương sự.
bí mật nhà nước
Những tin tức vế vụ, việc, tài
liệu, địa điểm, vật, lời nói có nộị
dung quan trọng thuộc các lĩnh
vực chính trị, quốc phòng, an
14
ninh, kinh tế, khoa học, công
nghệ hoãc các lĩnh vực khác mà
nhà nước chưa công bố hoặc
không công bố và nếu bị tiết lộ
thì gây nguy hại cho Nhà nước.
Công tác bảo vệ bí mật nhà
nước do Chính phủ thống nhất
quản lí bằng cách chỉ đạo việc
lập danh mục các bí mật nhà
nước, thay đổi độ mật và giải
mật đối với bí mật nhà nước
thùộc độ tuyệt mật và tối mật;
phê duyệt danh mục nhà nước
thuộc độ mật, quy định quy chế
bảo vệ bí mật nhà nước...
Mọi hoạt động liên quan đến
bí mật nhà nước như soạn thảo,
in ấn, sao chụp, phổ biến, lưu
hành, tìm hiểu, sử dụng bí mật
nhà nước... phải do người có
thẩm quyền tiến hành tại nơi bảo
đảm an toàn và phải được ghi
vào sổ công tác mật. Các tài liệu
được in, sao, ghi hình... phải
được quản lí và bảo vệ như tài
liệu gốc. Địa điểm, phương tiện,
vật thuộc phạm vi bí mật nhà
nước phải được đánh số, đặt bí
số hoặc kí hiệu mật và phải được
quản lí, bảo vệ theo quy chế bảo
vệ bí mật nhà nước.
Việc cung cấp thông tin có
liên quan đến bí mật irhà nước
cho nước ngoài và tổ chức quốc
tế chỉ có thể tiến hành trên cơ sở
bảo đảm lợi ích đất nước sau khi
được cấp có thẩm quyền xét
duyệt. Thông tin liên quan đến
bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt
mật do Thủ tướng Chính phủ
duyệt; thồng tin thuộc độ tối mật
do Bộ trưởng Bộ công an duyệt
(riêng thông tin thuộc lĩnh vực
quốc phòng phải được Bộ trưởng
Bộ quốc phòng duyệt); thông tin
thuộc độ mật do bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, chủ tịch
ủy ban nhân dân cấp tỉnh duyệt.
Cơ quan, tổ chức, công dân chỉ
được cung cấp đúng nội dung đã
được duyệt và phải áp dụng biện
pháp cần thiết để ràng buộc bên
được cung cấp thông tin không
được tiết lộ nội dung đó cho bên
thứ ba.
biên bản vi phạm hành chính
Văn bản ghi lại hành vi vi
phạm hành chính làm cơ sở cho
việc xử lí của cơ quan hoặc
người có thẩm quyển.
Biên bản về vi phạm hành
chính phải ghi rõ ngày, tháng,
năm, địa điểm lập biên bản; họ
tên, địa chỉ, nghể nghiệp người
vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ
chức vi phạm; nội dung vi phạm;
các biện pháp ngăn chăn vi
phạm hành chính và bảo đảm
việc xử phạt (nếu có); tình trạng
tang vật, phương tiện bị tạm giữ
(nếu có); lời khai của người vi
phạm hoặc đại diện tổ chức vi
phạm; nếu có người làm chứng,
người bị thiệt hại thì phải ghi rõ
họ tên, địa chỉ, lời khai của họ.
Biên bản phải được lập ít nhất
hai bản; phải được người lập
biên bản và người vi phạm hoặc
đại diện tổ chức vi phạm kí; nếu
có người làm chứng, người bị
thiệt hại hoặc đại diện tổ chức vi
phạm thì họ cũng phải kí vào
biên bản. Nếu người làm chứng,
người bị thiệt hại từ chối kí thì
phải ghi rõ lí do vào biên bản.
Biên bản lập xong phải trao
cho cá nhân, tổ chức vi phạm
một bản; nếu người lập biên bản
không có thẩm quyền xử phạt
thì họ gửi biên bản đó cho người
có thẩm quyén xử lí.
biên chế nhà nưỏc
Số lượng người được ấn định
cho từng cơ quan, tổ chức của
Nhà nước.
Người trong biên chế nhà
nước là người chính thức làm
việc trong các cơ quan, tổ chức
của nhà nước theo quy định của
pháp luật.
Biên chế do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định.
V í dụ: Chính phủ quyết định
biên chế cán bộ, công chức làm
việc trong các cơ quan hành
15
chính, sự nghiệp nhà nước; ủ v
ban thường vụ Quốc hội quyết
định biôn chế cán bộ, công chức
thuộc Tòa án nhân dân tối cao,
viện kiểm sất nhân dân, số
lượng thẩm phán của tòa án,
biên chế công chức Văn phòng
Quốc hội; Chủ tịch nước quyết
định biên chế công ehứe Văn
phòng Chủ tịch nước.
biên phòng
Hoạt động phòng thủ vùng
biên giới của tổ quốc góp phần
bảo vệ vững chắc chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên
giới quốc gia.
Xây dựng và bảo vệ biên giới
quốc gia là nhiệm vụ của toàn
dân, trong đó nòng cốt là bộ đội
biên phòng. Bộ đội biên phòng
có nhiêm vụ quản lí, bảo vệ
đường biên giới quốc gia, hệ
thống dấu hiệu mốc quốc giới;
đấu tranh ngăn chặn các hành vi
xâm phạm lãnh thổ biên giới,
vượt biên, nhập cư, cư trú trái
phép, khai thác trộm tài nguyên
và những hành vi khác xâm
phạm đến chủ quyển, lợi ích
quốc gia, an ninh, trật tự, gây
hại đến môi trường ở khu vực
biên giới; chả trì, phối hợp với
các ngành, địa phương trong
hoạt động quản lí, bảo vệ biên
giới quốc gia và duy trì an ninh,
16
trật tự, an toàn xã hội ở khu vực
biên giới trên đất liền, các hải
đảo, vùng biển và các cửa khẩu.
biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong tố tụng hành chính
Biện pháp do tòa án quyết
định trước khi vụ án hành chính
được giải quyết để bảo vệ lợi ích
cấp thiết của đương sự hoãc bảo
đảm việc thi hành án.
Các biện pháp khẩn cấp tạm
thời gồm có:
- Tạm đình chỉ việc thi hành
quyết định hành chính bị khiếu
kiện;
- Cấm hoặc buộc đương sự,
tổ chức, cá nhân khác thực hiện
những hành vi nhất định nếu xét
thấy cần thiết cho việc giải
quyết vụ án hành chính hoặc để
bảo đảm cho việc thi hành án.
Việc áp dụng biên pháp khẩn
cấp tạm thời có thể được tiến
hành ở bất cứ giai đoạn nào
trong quá trình giải quyết vụ án.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời có
thổ bị thay đổi hoặc hủy bỏ.
Việc thay đổi hoặc hủy bỏ biện
pháp khẩn cấp tạm thời trước khi
mở phiên tòa do thẩm phán được
phân công giải quyết vụ án
quyết định; tại phiên tòa do hội
đồng xét xử quyết định. Quyết
định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời được thi hành ngay
mặc dù có khiếu nại hoãc kiến
nghị.
biệt phái
Cử công chức thuộc biên chế
cơ quan, tổ chức này sang cơ
quan, tổ chức khác công tác
trong thời hạn nhất định, làm
nhiệm vụ nhất định theo yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền và
được cơ quan chủ quản cho
phép.
Trong thời gian công tác biệt
phái, công chức vẫn được coi là
thuộc biên chế của cơ quan nơi
người đó làm việc trước khi
được cử đi công tác biệt phái.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ
biệt phái, công chức trở lại cơ
quan cũ công tác. Thời gian
công tác biệt phái được tính là
thời gian công tác liên tục. Thời
gian cử biệt phái không quá 3
năm.
Việc cử biệt phái công chức
được thực hiện trong các trường
hợp: a) Do có nhiệm vụ đột
xuất, cấp bách mà chưa có khả
năng điểu động công chức; 2)
Do có những công việc cần giải
quyết trong khoảng thời gian
nhất định.
Công chức được cử biệt phái
chịu sự phân công công tác của
cơ quan, tổ chức nơi được cử
đến. Cơ quan, tổ chức cử biệt
phái công chức có trách nhiệm
trả lương và bảo đảm các quyền
lợi khấc của công chức biệt
phái. Việc đánh giá công chức
biệt phái do cơ quan sử dụng
công chức thực hiện. Văn bản
đánh giá công chức biệt phái
được gửi về cơ quan cử biệt phái
đổ lưu vào hồ sơ cá nhân.
bổ nhiệm công chức
Quyết định xếp ngạch công
chức chính thức cho người đạt
yêu cầu tập sự, ngườiđạt kì thi
nâng ngạch và công chức lãnh
đạo
bổ trợ tư pháp
Hoạt động chủ yếu do cơ
quan công chứng, giám định, hộ
tịch và tổ chức luật sư tiến hành
nhằm hỗ trợ cho các cơ 'quan
quản lí hành chính tư pháp hoàn
thành nhiệm vụ và giúp các cơ
quan tư pháp tiến hành hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử
được khách quan, đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật.
Hoạt động bổ trợ tư pháp một
mặt góp phần nâng cao hiệu lực
quản lí của nhà nước, mặt .khác
góp phần bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội, tổ chức
k in h tế y à .công dận.
THƯ Vìệ
t r ữ S hg b m h ọ c i m i y U i i
Pliòt-K-- MJỌN
Ị
17
bộ
Cơ quan của Chính phủ, thực
hiện chức năng quản lí nhà nước
đối với ngành hoặc lĩnh vực
công tác trong phạm vi cả nước.
Bộ do Quốc hội quyết định
thành lập và bãi bỏ theo đề nghị
của Thủ tướng Chính phủ. Bộ là
cơ quan quản lí có thẩm quyền
chuyên môn được tổ chức theo
chế độ thủ trưởng một người,
đứng đầu bộ là bộ trưởng (xỉ. bộ
trưởng).
Bộ được phân thành hai loại:
- Bộ quản lí ngành là cơ quan
quản lí một ngành hoặc những
ngành kinh tế - kĩ thuật hoặc sự
nghiệp có liên quan chặt chẽ với
nhau (ví dụ: Bộ công nghiệp, Bộ
nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Bộ lao động, thương binh
và xã hội...).
- Bộ quản lí chuyên môn
tổng hợp (quản lí chức nãng) là
cơ quan quản lí lĩnh vực chuyên
môn có liên quan tới các ngành
khác nhau (ví dụ: Bộ tài chính,
Bộ kế hoạch và đầu tư ...).
bộ máy hành chính nhà nước
Hệ thống các cơ quan chấp
hành - điều hành được thành lập
để quản lí mọi mặt của đời sống
xã hội với sự đa dạng về chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức,
phương pháp hoạt động...
18
Hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước được đặt dưới sự
giám sát trực tiếp và thường
xuyên của các cơ quan quyền
lực nhà nước. Bộ máy hành
chính nhà nước gồm các cơ
quan hành chính nhà nước ở
trung ương và các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương.
xt. hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước
bộ trưỏng
Người đứng đẩu và lãnh đạo
bộ, cơ quan ngang bộ, phụ trách
một số công tác của Chính phủ;
chịu trách nhiệm quản lí nhà
nước về ngành, lĩnh vực mà
mình phụ trách trong phạm vi cả
nước.
Bộ trưởng chịu trách nhiêm
trước Thủ tướng Chính phủ,
trước Quốc hội về ngành, lĩnh
vực mà mình phụ trách.
Bộ trưởng là thành viên
Chính phủ, do Thủ tướng chọn
và để nghị Quốc hội phê chuẩn;
trong thời gian Quốc hội không
họp thì đề nghị ủ y ban thường
vụ Quốc hội phê chuẩn.
Bộ trưởng có quyén ban hành
quyết định, chỉ thị, thông tư.
Bộ trưởng có những nhiệm
vụ và quyển hạn sau:
1.
Trình Chính phủ kế hoạch
dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng
năm của ngành, lĩnh vực; tổ
chức và chỉ đạo thực hiện kế
hoạch trong phạm vi cả nước.
2. Chuẩn bị các dự ấn luật,
pháp lệnh và các dự án khác
theo sự phân công của Chính
phủ.
3. Tổ chức và chỉ đạo thực
hiện kế hoạch nghiên cứu khoa
học, ứng dụng tiến bộ khoa học,
công nghệ; quyết định các tiêu
chuẩn, quy trình, quy phạm và
các định mức kinh tế - kĩ thuật
của ngành thuộc thẩm quyền.
4. Trình Chính phủ việc kí
kết, tham gia, phê duyệt các
điều ước quốc tế thuộc ngành,
lĩnh vực; tổ chức và chỉ đạo thực
hiện kế hoạch hợp tác quốc tế,
điểu ước quốc tế theo quy định
của Chính phủ.
5. Tổ chức bộ máy quản lí
ngành, lĩnh vực theo quy định
của Chính phủ, trình Chính phủ
quyết định phân cấp nhiệm vụ
quản lí nhà nước cho ủy ban
nhân dân địa phương về nội
dung quản lí ngành, lĩnh vực
công tác. Đề nghị Thủ tướng bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
thứ trưởng và chức vụ tương
đương; cách chức vụ trưởng, phó
vụ trưởng và các chức vụ tương
đương; căn cứ vào chính sách
chung của Nhà nước tổ chức
thực hiện công tác đào tạo,
tuyển dụng, sử dụng, tiền lương,
khen thưởng, kỉ luật, nghỉ hưu
và các chế độ khác đối với công
chức thuộc phạm vi quản lí của
mình.
6. Quản lí nhà nước các tổ
chức sự nghiệp, doanh nghiệp
nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực
mình phụ trách; bảo đảm quyền
tự chủ trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh của cơ sở theo quy
định của pháp luật; bảo đảm sử
dụng có hiệu quả tài sản thuộc
sở hữu toàn dân do ngành, lĩnh
vực mình phụ trách.
7. Quản lí nhà nước các tổ
chức kinh tế, sự nghiệp ngoài
quốc doanh thuộc ngành, lĩnh
vực mình phụ trách.
8. Quản lí và tổ chức thực
hiện ngân sách được phân bổ.
9. Trình bày trước Quốc hội,
ủ y ban thường vụ Quốc hội báo
cáo của bộ theo yêu cầu của
Quốc hội, ủ y ban thường vụ
Quốc hội; trả lời chất vấn của
đại biểu Quốc hội.
10. Thực hiện những nhiệm
vụ khác do Thủ tướng ủy nhiệm.
buộc tháo dỡ công trình xây
dựng trái phép
Biện pháp cưỡng chế hành
chính được áp dụng kèm theo
hình thức xử phạt hành chính
khi xử phạt cá nhân, tổ chức vi
19
phạin hành chính.
Cá nhân, tổ chức vi phạm
phải tháo dỡ công trình xây
dựng trái phép; nếu cá nhân, tổ
chức vi phạm không tự nguyên
thực hiện thì người có thẩm
quyền xử phạt áp dụng các biện
pháp cưỡng chế thi hành. Mọi
chi phí cho việc áp dụng các
biện pháp cưỡng chế do cá nhân,
tổ chức vi phạm chịu.
Biện pháp này thường được
áp dụng đối với chủ đầu tư hoặc
chủ công trình, cá nhân, tổ chức
có hành vi xây dựng công trình
trên đất lấn chiếm; xây dựng
công trình sai diên tích xây dựng
theo thiết kế được duyệt, đã quy
định trong giấy phép xây dựng;
xây dựng công trình sai về chỉ
giới xây dựng, chiều cao tầng,
số tầng, kiến trúc mặt nhà đường
phố so với giấy phép xây dựng;
xây dimg công trình vi phạm chỉ
giới đường đỏ, hành lang ah
toàn giao thông, mạng lưới điện,
hệ thống cấp nước, thoát nước,
hệ thống cung cấp năng lượng,
đê điều, khu vực bảo vệ các
công trình quốc phòng, an ninh,
khu di tích lịch sử, văn hóa đã
được xếp hạng.
buộc thôi việc
Hình thức xử lí kỉ luật nậng
nhất đối với công chức, thể hiện
20
ở việc không cho phép người đó
tiếp tục đảm nhiệm công vụ.
Công chức phạm tội bị tòa án
phạt tù mà không được hưởng
án treo thì đương nhiên bị buộc
thôi việc kể từ ngày bản án có
hiệu lực pháp luật.
Hội đồng kỉ luật có thể xem
xét, kiến nghị buộc thôi việc đối
với các trường hợp sau: 1) Công
chức phạm tội liên quan đến
hoạt động công vụ bị tòa án phạt
tù nhưng được hưởng án treo
hoặc cải tạo không giam giữ,
quản chế, cảnh cáo; 2) Công
chức đã bị xử lí kỉ luật bằng một
trong các hình thức kỉ luật hạ
ngạch, hạ bậc, cách chức mà tái
phạm; 3) Công chức tuy có hành
vi vi phạm lần đầu nhưng tính
chất và mức độ vi phạm nghiêm
trọng.
Công chức giữ chức vụ từ vụ
trưởng và tương đương trở
xuống bị buộc thôi việc có
quyến khởi 'kiện vụ án hành
chính tại tòa án theo quy định
của pháp luật.
c
cách chức
Hình thức xử lí kỉ luật buộc
người có chức vụ thôi giữ chức
vụ đã được bổ nhiệm.
Cách chức được tiến hành khi
người có chức vụ có hành vi vi
phạm nghiêm trọng xét thấy
không thể tiếp tục cho dảm
nhiệm chức vụ.
Người bị cách chức được bố
trí làm công tác khác, không
được bổ nhiệm vào các chức vụ
cao hơn trong thời gian ít nhất 1
năm kể từ khi có quyết định kỉ
luật, bị kéo dài thời gian nâng
bậc lương thêm 1 năm.
cải chính hộ tịch
(Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền) chữa lại cho đúng những
sai sót về hộ tịch như sai ngày,
tháng, năm sinh, tên, họ, chữ
đệm.
Thẩm quyền cải chính hộ tịch
thuộc về ủy ban nhân dân cấp
tỉnh nơi cư trú hoặc nơi đã đầng
kí khai sinh của người có đơn
yêu cầu cải chính hộ tịch.
Ngưừi xin cải chính hộ tịch
phải nộp đơn và xuất trình bản
chính giấy khai sinh, sổ hộ khẩu
gia đình và chứng minh nhân
dân.
Cơ quạn, tổ chức hiện đang
quản lí hồ sơ cá qhân của đương
sự căn cứ vào quyết định cải
chính hộ tịch của ủy ban nhân
dân cấp tỉnh và bản chính giấy
khai sinh đã ghi chú sự thay đổi
để điều chỉnh các giấy tờ, hồ sơ
cá nhân của đương sự.
cán bộ hộ tịch tư pháp
Người có trách nhiệm giúp
ủy han nhân dân cấp xã thực
hiện các nhiệm vụ, quyển hạn
của ủy ban nhân dân cấp xã
trong đãng kí và quản lí hộ tịch.
Cán bộ hộ tịch tư pháp giúp
ủy ban nhân dân cấp xã thực
hiện các nhiệm vụ sau:
1. Thụ lí hồ sơ, xác minh,
kiểm tra và đề xuất chủ tịch ủy
ban nhân dân cấp xã xem xét,
quyết định việc đăng kí hộ tịch
theo quy định của pháp luật vé
hộ tịch;
2. Thường xuyên kiểm tra và
đăng kí kịp thời các sự kiện hộ
tịch phát sinh trong địa phương
mình;
3. Phối hợp với các ồơ quan
có liên quan trong việc báo cáo
thống kê chính xác các số liệu
hộ tịch theo định kì 6 tháng và
hàng năm;
4. Phổ biến, vận động nhân
dân chấp hành các quy định của
pháp luật vể hộ tịch;
5. Lưu trữ sổ sách, hồ sơ hộ
tịch.
Những điều kiện để được
giao làm cán bộ hộ tịch tư pháp:
- Là công dân Việt Nam, có
năng lực hành vi đầy đủ;
- Có tư cách đạo đức tốt;
- Đã tốt nghiệp phổ thông
trung học trở lên;
21
- Có tinh thần trách nhiệm
trong công tác;
- Chữ viết rõ ràng;
- Được bồi dưỡng nghiệp vụ
hộ tịch.
Cán bộ hộ tịch tư pháp được
hưởng chế độ sinh hoạt phí theo
quy định tại Nghị định số
09/1998/NĐ-CP ngay 23/01/1998
sửa đổi, bổ sung Nghị định số
50/CP ngày 26/7/1995 của
Chính phủ về chế độ sinh hoạt
phí đối với cán bộ xã, phường,
thị trấn.
cán sự
1. Ngạch công chức hành
chính xếp cho công chức có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ
trung cấp giúp lãnh đạo các bộ
phận cấu thành của bộ máy
(phòng, ban trong hệ thống quản
lí nhà nưóc và sự nghiệp) để
triển khai việc hướng dẫn, theo
dõi và đôn đốc việc thi hành chế
độ, điều lệ về quản lí nghiệp vụ.
2. Công chức ngạch cán sự.
Cán sự được giao nhiêm vụ
quản lí, theo dõi một phần công
việc của lĩnh vực quản lí nghiệp
vụ gồm việc xây dựng và triển
khai các kế hoạch, phương án
nghiệp vụ trên cơ sở các quy
chế, thể lệ, thủ tục quản lí của
ngành đã có cho sát với cơ sở;
hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi
quá trình thực hiện công việc
22
được phân công; phân tích, đánh
giá hiệu quả và báo cáo kịp thời
theo yêu cầu và mục tiêu của
quản lí. Phát hiện và đề xuất với
lãnh đạo để uốn nắn những lệch
lạc trong quá trình thi hành của
các đối tượng quản lí, nhằm đảm
bảo cho chế độ, chính sách,
quyết định quản lí được thi hành
nghiêm túc, chặt chẽ và có hiệu
lực; quản lí hồ sơ tài liệu, tổ
chức việc thống kê lưu trữ các
tài liệu, số liệu đầy đủ, chính
xác, đúng yêu cầu của nghiệp
vụ; chịu sự chỉ đạo vể nghiệp vụ
của công chức nghiệp vụ cấp
trên.
cảnh cáo hành chính
Hình thức xử phạt hành chính
do cơ quan hoặc người có thẩm
quyên áp đụng đối với cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính nhỏ,
lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ,
được quyết định bằng văn bản
hoặc bằng hình thức khác do
pháp luật quy định.
Cảnh cáo hành chính được
tiến hành theo thủ tục đơn giản
và người có thẩm quyền xử phạt
ra quyết định phạt tại chỗ.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt
cảnh cáo nếu qua 1 năm kể từ
ngày thi hành xong quyết định
xử phạt hoặc kể từ ngày hết hiệu
lực thi hành quyết định xử phạt
mà không thực hiện hành vi vi
căn cước
Những điểm riêng biệt để
nhận rõ được một người không
nhầm lẫn với bất cứ ai như họ và
tên, ngày, tháng, năm, nơi sinh,
cha mẹ đẻ, đặc điểm nhận
dạng...
biệt các loại vi phạm hành chính
với nhau.
Cấu thành vi phạm hành
chính gồm bốn yếu tố:
- Mặt khách quan của vi
phạm hành chính: Hành v i'v i
phạm hành chính, hậu quả của
hành vi vi phạm hành chính, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi
vi phạm và hậu quả của hành vi
vi phạm, công cụ, phương tiện,
địa điổm, thời gian thực hiện vi
phạm hành chính (xt. mặt khách
quan của vi phạm hành chính).
- Mặt chủ quan của vi phạm
hành chính: Lỗi, động cơ, mục
đích (xt. mặt chủ quan của vi
phạm hành chính).
- Khách thể của vi phạm
hành chính: Quan hệ xã hội phát
sinh trong quản lí hành chính
nhà nước, được pháp luật quy
định và bảo vệ (xt. khách thể
của vi phạm hành chính).
- Chủ thể của vi phạm hành
chính: Cá nhân hay tổ chức có
hành vi vi phạm hành chính (xt.
chủ th ể của vi phạm hành
chính).
câu thành vi phạm hành chính
Tổng hợp những dấu hiệu
đặc trưng thể hiện đầy đủ tính
xâm hại cho trật tự quản lí nhà
nước của một loại vi phạm hành
chính và cần thiết cho việc phân
chánh án
Người đứng đầu tòa án.
Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao do Quốc hội bầu, miễn
nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị
của Chủ tịch nước. Nhiệm kì của
phạm hành chính mới thì được
coi như chưa bị xử phạt vi phạm
hành chính.
cảnh sát
1. Người thuộc lực lượng vũ
trang có nhiệm vụ giữ gìn an
ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội.
2. Hành động đơn phương
của nhà chức trách nhằm mục
đích giữ’gìn trật tự công cộng.
cảnh vệ
1. Người thuộc lực lượng vũ
trang chuyên làm nhiệm vụ canh
gác, bảo vệ.
2. Lực lượng vũ trang thuộc
Bộ công an, có nhiệm vụ bảo vệ
Đảng, bảo vệ lãnh tụ, giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, bảo vệ an toàn tuyệt đối
hoạt động của lãnh đạo cấp cao.
23
chánh án Tòa án nhân dân tối
cao theo nhiệm kì của Quốc hội.
Chánh án Toa án nhân dân tối
cao chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước Quốc hội; trong
thời gian Quốc hội không họp
thì chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước ủ y ban thường vụ
Quốc hội và Chủ tịch nước; trả
lời chất vấn của đại biểu Quốc
hội.
Chánh án tòa án quân sự và
chánh án tòa án nhân dân địa
phương do Chủ tịch nước bổ
nhiệm, miễn nhiệm và cách
chức. Nhiệm kì của chánh án tòa
án quân sự và chánh án tòa án
nhân dân địa phương là 5 năm.
Chánh án tòa án nhân dân địa
phương chịu trách nhiệm và báo
cáo công tác trước hội đồng
nhận dân cùng cấp; trả lời chất
vấn của đại biểu hội đồng nhân
dân.
Chánh án Tòa án quân sự
trung ương là phó chánh án Tòa
án nhân dân tối cao.
chánh thanh tra
Người đứng đầu tổ chức
thanh tra của bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc ứung ương, các sở,
ủy ban nhân dân quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
24
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
chánh thanh tra bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ do bộ trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ đề nghị
Tổng thanh tra nhà nước trình
Thủ tướng quyết định.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
chánh thanh tra tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương do chủ
tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương đề
nghị Tổng thanh tra nhà nước
quyết định.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
chánh thanh tra huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh do chủ
tịch ủy ban nhân dân quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh đé nghị chánh thanh tra
tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương quyết định.
Quyền hạn của chánh thanh
tra các cấp được quy định tại các
Điều 15, 18, 22 Pháp lệnh thanh
tra được Hội đồng nhà nước
thông qua ngày 29/3/1990.
chánh tòa
Người đứng đầu tòa chuyên
trách của Tòa án nhân dân tối
cao, tòa án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
Các chánh tòa gồm có chánh
tòa hình sự, chánh tòa dân sự,