Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất súp lơ xanh công nghệ cao tại nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

HOÀNG XUÂN THÀNH

Tên đề tài:

TÌM HIỂU QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT
SÚP LƠ XANH CÔNG NGHỆ CAO TẠI NHẬT BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Trồng trọt
K46 – TT – N01
Nông học
2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hà Việt Long

Thái Nguyên, năm 2018


i



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài tại Nhật Bản, em đã luôn nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình từ gia đình, thầy cô và bạn bè.
Nhân đây, em xin được gửi lời cảm ơn của mình tới những người em luôn yêu
thương và biết ơn.
Con cảm ơn bố mẹ rất nhiều vì luôn chấp nhận và ủng hộ mọi quyết
định của con, luôn luôn dõi theo và động viên con mỗi khi con mệt mỏi. Nhờ
có gia đình mà mọi khó khăn con đều có đủ niềm tin để vượt qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo ThS.Hà Việt Long, đã tận tình chỉ
bảo,hướng dẫn và động viên em từ khi bắt đầu đi thực tập đến khi hoàn thành
khóa luận.
Em xin cảm ơn công ty Chikiujin cùng trung tâm đào tạo và phát triển
quốc tế trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiệnđể em được
đi thực tập tại Nhật Bản.
Em xin cảm ơn gia đình nhà bác Toshiyasu Hayashi, chị Nguyễn Thị
Hương phiên dịch viên đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Phạm Quốc Toán giáo viên chủ
nhiệm lớp 46TTN01đã luôn định hướng và đồng hành cùng chúng em trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô trong khoa Nông Học
trường đại học Nông lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho chúng em những
kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong cuộc sống, giúp chúng em thêm
tự tin trong công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 07 năm 2018
Sinh viên
Hoàng Xuân Thành



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................. v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................vi
Phần 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu của đề tài......................................................................... 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài........................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................5
2.1. Đặc điểm, yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của súp lơ xanh................5
2.1.1. Giới thiệu về súp lơ xanh.................................................................5
2.1.2. Đặc điểm về hình thái......................................................................6
2.1.3. Yêu cầu về ngoại cảnh của súp lơ xanh...........................................9
2.2. Tình hình sản xuất và phát triển nông nghiệp tại Nhật Bản.................11
2.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu nông
sản tại Nhật Bản.............................................................................11
2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại làng Kawakami
của Nhật Bản.................................................................................14
2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam..............16
2.4. Tình hình xuất khẩu nông sản của Nhật Bản........................................19
2.5. Tình hình xuất khẩu nông sản tại Việt Nam.........................................20
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU.......................22
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..................................... 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................22



4

3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành.....................................................22
3.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................22
3.3. Phương pháp tiến hành.........................................................................22
3.3.1. Làm đất..........................................................................................23
3.3.2. Gieo hạt......................................................................................... 23
3.3.3. Ươm giống trong nhà lưới.............................................................23
3.3.4. Trồng súp lơ xanh ra đồng.............................................................23
3.3.5. Chăm sóc súp lơ xanh....................................................................23
3.3.6. Thu hoạch......................................................................................23
3.3.7. Xử lý đất sau thu hoạch.................................................................23
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................24
4.1. Các bước trong kỹ thuật sản xuất súp lơ xanh subaru công nghệ cao tại làng
Kawakami, Nhật bản................................................................................... 24
4.1.1. Xử lý đất........................................................................................24
4.1.2. Gieo hạt......................................................................................... 29
4.1.3. Ươm giống trong nhà lưới.............................................................30
4.1.4. Trồng súp lơ xanh vào diện tích sản xuất......................................32
4.1.5. Chăm sóc súp lơ xanh....................................................................33
4.1.6. Thu hoạch......................................................................................36
4.1.7. Xử lý đất sau thu hoạch.................................................................37
4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng súp lơ xanh tại Nhật Bản....................37
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................. 40
5.1. Kết luận................................................................................................ 40
5.2. Đề nghị................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................41



5

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
giai đoạn 2007 – 2014 tại Việt Nam................................................17
Bảng 4.1: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng súp lơ xanh công nghệ cao tại
làng Kawakami, Nhật Bản vụ hè thu năm 2017..............................38


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Súp lơ xanh........................................................................................5
Hình 2.2: Rễ của súp lơ xanh sau khi thu hoạch............................................... 6
Hình 2.3: Thân của súp lơ xanh thời kỳ trưởng thành.......................................7
Hình 2.4: Lá súp lơ khi đạt đến độ thành thục...................................................8
Hình 4.1: Diện tích canh tác được phơi sau khi làm đất xong........................25
Hình 4.2: Máy trải bạt nilon chuyên dụng.......................................................27
Hình 4.3: Ruộng sau khi được trải bạt nilon................................................... 28
Hình 4.4: Bên trong nhà ươm cây giống......................................................... 31
Hình 4.5: Diện tích nghiên cứu khi trồng xong...............................................33
Hình 4.6: Tưới nước bằng máy máy tưới........................................................ 34
Hình 4.7: Thời kỳ cây súp lơ xanh chéo nõn...................................................35


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

SST

Chữ viết tắt


Chữ viết

1

Cm

Centimerter

2

Kg

Kilogam

3

Ha

Hecta
Food and Agriculture Organization of the United

4

FAO

Nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc).

5


G

Gram


8

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết
hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao
nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản,
thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông
nghiệp bền vững. Công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp
công nghệ cao bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu
của quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến...), tự động hóa, công nghệ
thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng,
vật nuôi năng suất, chất lượng cao... các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác
hữu cơ... cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất.
Súp lơ xanh hay bông cải xanh (Brassica oleracea var. botrytis L.)
thuộc họ Cải (Brassicaceae) Cây thân thảo, lá dày, hình thuôn dài, có mép
lượn sóng, cụm hoa hình ngù đặc, tập trung ở ngọn, cuống hoa mập, nạc tạo
thành một khối chắc chắn. Nó có nguồn gốc từ bờ biển Địa Trung Hải, súp lơ
là loại cây nằm trong nhóm Italica, nó là cây hai năm tồn tại ở vùng biển
Caribe cây này được du nhập vào Bắc Mỹ từ những người nhập cư, Italia là
nước đầu tiên sử dụng súp lơ làm rau vào khoảng 2000 năm trước, nó trở
thành rau thông dụng ở mỹ sau khi giống súp lơ xanh thương mại đầu tiên
được thu hoạch Broocklyn, New York. Ngày nay nó được trồng nhiều ở Anh,
Châu Âu, Châu Á...

Súp lơ xanh là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu
như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, chất xơ, Quercetin. Ngoài ra nó còn
có khả năng chống ung thư, giúp chống lại viêm xương khớp nhờ có chất
Sulforaphane có thể chặn các enzyme phá hủy sụn bằng cách chặn một phân


tử gây viêm (Catharine Paddock Ph.D. (28 tháng 8 năm 2013). “Eating
broccoli may help prevent osteoarthritis"”. Medical News Today). Ngày nay
cuộc sống bận rộn, conngười ít để ý đến các chất dinh dưỡng, đa số sẽ tìm đến
các bữa ăn nhanh mà nó đáp ứng đủ dinh dưỡng cho một ngày hoạt động súp
lơ sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho những bữa ăn như vậy, vì nó đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng và calo cho con người. Theo kết quả phân tích định lượng các
chất khoáng và Vitamin thì cứ 100g súp lơ có chứa: năng lượng (34 kcal),
cacbohydrat (6,64 g ), chất béo (0,37 g),chất đạm (2,82 g), Vitamin A (31μg),
Vitamin C (89,2 mg), Vitamin E (0,78 mg),Vitamin K (101.6 μg), canxi (47
mg), sắt (0.73 mg), magiê (21 mg), phốt pho (66 mg), kali ( 316 mg), kẽm
(0,41 mg), nước (89,3 g). Hiện nay súp lơ được trồng tại nhiều nơi trên thế
giới, là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được biết là loại thực phẩm
rất có lợi cho sức khỏe con người, súp lơ được chế biến thành các món khác
nhau phục vụ nhu cầu của con người như: luộc, xào, hấp...
Hiện nay chúng ta đang sống trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại
hóa công nghệ cao được áp dụng vào mọi lĩnh vực sản xuất và trong nông
nghiệp cũng không ngoại lệ, những nước đi đầu cho việc áp dụng công nghệ
cao vào sản xuất nông nghiệp là các nước Châu Âu, Mỹ và không thể không
nhắc đến Nhật Bản. Nhật Bản là một trong những đất nước đi đầu cho việc áp
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhờ vậy chỉ với 3,9% lao
động làm nông nghiệp và 4.519 ha sản xuất nông nghiệp mà có thể đáp ứng
70 - 80% nhu cầu sử dụng rau nội địa (theo FAO, 2014) đạt được chất lượng
rau xuất ra theo yêu câu của thị trường. Đây chính là lợi ích của việc áp dụng
khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đó sẽ là hướng đi cho

nông nghiệp Việt Nam hiện tại và trong tương lai.
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật của mỗi vùng sự khác nhau tùy thuộc
vào điều kiện tự nhiên, điều kiện nhân tạo của từng nơi nhằm mục đích cao


nhất mà con người mong muốn. Nhật Bản là quốc gia rất thành công trong
việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Một trong những nơi
như thế tại Nhật Bản đó là khu làng thần kỳ Kawakami, Kawakami là
một ngôi làng nằm ở huyện Minamisaku thuộc tỉnh Nagano nằm ở phía nam
trung tâm, thuộc vùng Chubu của Nhật Bản, độ cao trung bình so với mặt
nước biển là 1.185m, nhờ vào địa hình cao vậy mà nơi đâynghề trồng rau rất
phát triển, và nơi đây nổi tiếng trên toàn đất nước Nhật Bản về rau xà lách,
cải thảo, súp lơ, cải bắp.
Giống súp lơ được trồng tại làng Kawakami là giống subaru(すすす)
đây là giống được đánh giá rất cao nó có năng suất cao chất lượng tốt và có
khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên và chịu lạnh tốt nên được người
nông dân sử dụng để sản xuất. Giống có thời gian sinh trưởng khoảng từ 85
đến 90 ngày đây là giống có thể áp dụng vào trồng tại Việt Nam ở vụ thu
đông.Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu quy
trình kỹ thuật sản xuất súp lơ xanh công nghệ cao tại Nhật Bản”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Nắm được các thao tác trong quy trình kỹ thuật sản xuất súp lơ công
nghệ cao tại làng Kawakami, Nhật Bản.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Thực hiện được các bước cụ thể trong quy trình sản xuất súp lơ xanh
công nghệ caotại làng Kawakami, Nhật Bản (từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc
đến thu hoạch, đóng gói tiêu thụ sản phẩm) và có thể áp dụng vào sản xuất
súp lơ tại Việt Nam.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được tiếp cận với sản xuất cây trồng
công nghệ cao tại Nhật Bản, giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ


năng nghề nghiệp và lòng yêu nghề. Đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực cho
sản xuất cây trồng công nghệ cao tại Việt Nam trong tương lai.
- Nắm được quy trình sản xuất súp lơ xanh công nghệ cao tại làng
Kawakami, Nhật Bản để áp dụng trong sản xuất ở Việt Nam.
- Giúp sinh viên biết được phương pháp thu thập, xử lý số liệu và hoàn thành
báo cáo tốt nghiệp.


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm, yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của súp lơ xanh
2.1.1. Giới thiệu về súp lơ xanh
Giới: Plantae
Ngành :Magnoliophyta
Lớp : Magnoliopsida
Bộ : Capparales
Họ : Brassicaceae
Chi : Brassica
Loài: B. oleracea L. var . botrytis
Tên thường gọi : súp lơ xanh hay bông
cải xanh
Tên khoa học: Brassica oleracea var.
botrytis L
Hình 2.1: Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là cây thân thảo, sống hai năm, cao khoảng 30cm. Lá dày,
hình thuôn dài, có mép lượn sóng.Hoa mọc thành ngù đặc tập trung ở ngọn,

trên một cuống hoa nạc, tạo thành một khối chắc, đường kính đến 30cm. Nếu
không cắt bông, các cuống hoa sẽ dài ra, nở hoa và kết quả. Quả cải hẹp và
dài, có một mỏ hình nón. Hạt nhỏ hơn hạt cải bắp (550 hạt cân nặng 1 gam).
Súp lơ bắt nguồn từ loài cải bắp - Brassica oleracea L., đã được trồng
nhiều ở các nước châu Âu và các nước ôn đới trên thế giới với nhiều giống
trồng khác nhau. Sup lơ được nhập trồng ở nước ta vào cuối thế kỷ 19, hiện
nay được trồng tốt ở nhiều tỉnh vùng núi cao như Lào Cai, Lai Châu, Hà
Giang, Lâm Đồng…Nhiệt độ thích hợp 8 – 180C, nếu trồng ở nơi có nhiệt


độ cao trên 25 0C (tới 270C) rau ăn không ngon, nếu rét quá cây chậm ra hoa
hoặc hoa rời rạc.Tuy nhiên, ở giai đoạn đang ra hoa nếu gặp phải nhiệt độ
dưới 10 0C hoa cũng bị bé, phẩm chất kém.
Các giống được trồng phổ biến tại Việt Nam:
- Súp lơ đơn (hay sớm): Để trồng vụ sớm, giống này có đặc điểm là lá nhỏ,
dài, trên mặt lá có lớp phấn trắng, mỏng, ngù hoa trắng, gạo nhỏ, mặt mịn,
mỏng, ăn ngon, trọng lượng hoa phần sử dụng làm thực phẩm từ 1– 2 kg.
- Súp lơ kép (hay đoạn): Để trồng vụ chính và muộn. Cây lùn, trọng lượng
hoa phần sử dụng làm thực phẩm từ 1,5 – 3 kg, màu trắng ngà (trắng sữa)
lá mỏng và bầu, hơi nghiêng về một phía, nõn tía.
2.1.2. Đặc điểm về hình thái
- Rễ

Hình 2.2: Rễ của súp lơ xanh sau khi thu hoạch
Hệ rễ của súp lơ thuộc loại rễ chùm, phân nhánh. Khi bộ lá phát triển
phía trên thì hệ rễ tiếp tục ăn sâu xuống đất, các rễ khác ăn ngang bắt đầu phát
triển mạnh hơn, rễ cọc ăn nông.
Rễ của súp lơ nhỏ và có ít lông. Thời kỳ cây còn non rễ còn khá nông



và phát triển theo chiều ngang. Khi cây trưởng thành, rễ có thể đạt đến độ sâu
30 đến 35 cmvà rộng khoảng 40 cm tùy thuộc vào điều kiện đất trồng và dinh
dưỡng cho cây trồng. Chính vì vậy mà khả năng chịu hạn và chịu nước của
cây súp lơ kém.
- Thân
Thân của cây súp lơ là thân thảo, mọc thẳng. Chiều cao thân phụ thuộc
vào đặc điểm giống và có thể cao từ 25 đến 30cm, trên cùng thân là hoa súp
lơ và phần dưới cùng là phần rễ, trên thân thì mọc các cuống lá ở vị trí so le
nhau. Đường kính thân khoảng 3 đến 5 cm.

Hình 2.3: Thân của súp lơ xanh thời kỳ trưởng thành
- Lá
Lá súp lơ gồm có lá mầm và lá thật
+ Lá mầm: (là cặp lá đầu tiên mọc ra) cặp lá này có hình hơi tròn và
mọc đối xứng với nhau qua đỉnh sinh trưởng, đảm nhiệm vai trò quang hợp
tạo vật chất nuôi cây giai đoạn cây con.
+ Lá thật: (là những lá mọc sau khi lá mầm mọc) lá thì nằm trên cuống
lá, lá mọc so le trên thân chính và có màu xanh thẫm. Súp lơ là cây có bộ lá
khá


phát triển, trên thân cây súp lơ subaru(すすす) khi đạt số lá tối đa khoảng 20 đến
25 lá, lá hình thìa thuôn dài trên lá thì có lớp sáp bảo vệ và có gân lá thưa, lá
thật đảm nhiệm vai trò quang hợp tạo vật chất khô nuôi cây và tạo hoa.

Hình 2.4: Lá súp lơ khi đạt đến độ thành thục
- Hoa
Cũng giống các dạng hoa của họ thập tự, hoa súp lơ tập chung thành
chùm, hoa nở đầu tiên ở thân chính sau đó đến cành cấp I rồi đến cành cấp
II,tiếp theo đến cành cấp III, hoa nở từ trên xuống dưới vào buổi sáng khoảng

từ 8 – 10 giờ, hoa thường thụ phấn nhờ côn trùng, nhiệt độ thích hợp cho thụ
phấn là từ 12– 220C, ở nhiệt độ dưới 100C sự xâm nhập của hạt phấn bị kìm
hãm, còn ở nhiệt độ trên 300C thì hạt phấn xâm nhập nhanh nhưng khó thụ
tinh. Bản chất cây súp lơ là cây hai năm nhưng nhờ vào chon tạo giống nên
ngày nay trong sản xuất thường là cây một năm.
Hoa súp lơ khi đạt đường kính 13,5 cm và đạt trọng lượng từ 0,3 đến
0,5 kg là đạt yêu cầu xuất bán và giá trị của 1 cái hoa súp lơ rât cao nó được
bán tại siêu thị nana của làng Kawakami từ 30 đến 50 nghìn đồng


Hình 2.5: Hoa súp lơ đạt tiêu chuẩn xuất vườn.
- Quả và hạt
Quả của cây súp lơ thuộc loại quả giác, có hai ngăn chứa hạt nằm dọc
theo rãnh quả tuỳ thuộc vào giống mà trong mỗi quả có số lượng hạt khác
nhau. Sau khi hoa nở được 3 – 4 tuần thì quả đạt kích thước lớn nhất và bước
vào giai đoạn chín.Hạt súp lơ thường có dạng trứng hoặc hơi tròn, màu nâu
hay hơi nâu xám hoặc nâu đỏ. Trọng lượng 1000 hạt khoảng 3g.
2.1.3. Yêu cầu về ngoại cảnh của súp lơ xanh
- Yêu cầu nhiệt độ
Súp lơ thuộc loại cây 2 năm, là cây mẫn cảm với nhiệt độ chịu được
lạnh, nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển là 15 – 18°C. Nhiệt
độ từ 25°C trở lên cây mọc kém, chậm, mau hoá già, hoa lơ bé và rễ nở. Trái
lại, ở giai đoạn súp lơ đang ra hoa, nếu nhiệt độ dưới 10°C thì hoa súp lơ cũng
bé, phẩm chất kém, vì thế giai đoạn này nếu gặp nhiệt độ lạnh cần có biện
pháp che, phủ, chống rét cho hoa súp lơ.
- Yêu cầu ánh sáng
Ở thời kỳ cây con súp lơ cần nhiều ánh sáng, sau khi bộ lá đã phát triển


đầy đủ rồi thì yêu cầu ánh sáng lại giảm đi. Ánh sáng ngày dài làm rút ngắn

sự sinh trưởng và phát triển của súp lơ. Khi ra hoa yêu cầu ánh sáng nhẹ mới
đạt năng suất và phẩm chất cao.
- Yêu cầu về ẩm độ và nước tưới
Súp lơ được xếp vào loại rau ưa ẩm. Nếu độ ẩm không khí thấp nhiệt
độ không khí cao, đất lại không đủ ẩm (dưới 50 - 60% độ ẩm đồng ruộng) thì
hoa bé, chóng già, năng suất thấp.
Nếu độ ẩm không khí cao (trên 90%) kết hợp với nhiệt độ cao thì hoa
dễ thối.Độ ẩm đất trên 90% súp lơ dễ bị các vi khuẩn hại bộ rễ.Độ ẩm thích
hợp là 50 - 80% độ chứa ẩm đồng ruộng.
Đối với nước tưới cần phải sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm như
nước mạch ngầm, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải khu công
nghiệp, nước thải khu dân cư, nước thải bệnh viện, nước ao tù ứ đọng lâu
ngày để tưới rau.
Tưới nước: Cây súp lơ xanh ưa ẩm, không chịu được ngập úng. Do vậy,
cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến
rễ, tưới nước thường xuyên bằng nước sạch, chỉ cần tưới lướt không cần tưới
đẫm nước.
- Yêu cầu về dinh dưỡng và đất trồng
Súp lơ cần lượng phân bón gấp đôi so với cây cải bắp, đến 70 - 75%
lượng chất dinh dưỡng tập trung vào thời kỳ làm hoa. Vì thế bón thúc rất có
hiệu lực, nhưng vẫn cần bón phân một cách hợp lý để tránh tồn dư phân bón
trong sản phẩm.
Phân bón: Lượng phân tổng số tính cho 1 ha/vụ:
+ Phân chuồng hoai mục: 25-30m3, phân hữu cơ vi sinh: 1.000kg, vôi
bột: 800-1.000kg, tùy theo pH đất canh tác.
+ Phân vô cơ lượng nguyên chất: 304 kg N –531 kg P2O5 –300 kg K2O.


Cách bón:
+ Đối với vôi bột, phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục thì bón

lót 100 %, còn phân đạm thì bón lót 35 %, phân lân thì bón lót 80%, phân kali
thì bón lót 40%.
+ Số phân bón còn lại chia làm ba lần bón thúc lần đầu là 10 ngày sau
khi trồng bón 15% phân đạm và 20% phân lân, lần hai là 25 ngày sau trồng
bón 20% phân đạm và 20% phân kali, lần ba là 45 ngày sau trồng bón lượng
phân đạm và phân kali còn lại.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong danh mục phân bón
được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
Súp lơ ưa đất thịt nhẹ, nhiều mùn, có độ PH từ 6,0 – 6.5, nên cần chọn
đất có khả năng thoát nước tốt, chống ngập úng khi mưa. Ruộng sản xuất rau
phải tránh xa các nguồn gây ô nhiễm cho sản phẩm.
Đối với đất trồng súp lơ thì cần phải chọn đất ở vị trí canh tác cách xa
các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy,… (không gần nguồn nước ô nhiễm
và nước thải của các nhà máy, bệnh viện). Vườn trồng thì cần phải vệ sinh
sạch sẽ, dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật của vụ trồng trước, rải vôi cày xới
kỹ sâu khoảng 20-25 cm. Trong trường hợp cần thiết, xử lý đất bằng Sincosin,
phun đều trước khi phay đất để hạn chế tuyến trùng và rải đều Nebijin 0.3DP
trước khi cày xới để hạn chế bệnh sưng rễ.
2.2. Tình hình sản xuất và phát triển nông nghiệp tại Nhật Bản.
2.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu nông sản
tại Nhật Bản
Nhật Bản là một nước công nghiệp, tuy nhiên Thủ tướng Shinzo Abe
trong chính sách phát triển kinh tế đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi giá trị xuất
khẩu sản phẩm nông nghiệp và gấp đôi thu nhập của nông dân Nhật Bản trong
vòng 10 năm và có chương trình đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao.


Kể từ năm 2012, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu nới lỏng hàng loạt quy
định hạn chế các công ty ngoài ngành tham gia sản xuất nông nghiệp, trong
đó quan trọng nhất là giảm đáng kể thuế đất. Điều này đã thúc đẩy hàng lọat

công ty lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghịêp. Các công ty Nhật Bản tin rằng
công nghiệp hóa ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lương thực trên phạm vi toàn
cầu và với việc đầu tư vào nông nghiệp ngay lúc này, Nhật Bản có thể chuẩn
bị cho những kịch bản xấu trong các thập kỷ sắp tới.
Đặc biệt, trong vòng hai năm trở lại đây, hàng loạt công ty danh tiếng
trong ngành công nghệ cao và sản xuất máy móc công nghiệp tại Nhật Bản đã
đồng loạt tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Ví dụ, Nhà sản xuất đồ điện tử Nhật
Bản Fujitsu đã tạo nên bước đột phá trong công nghệ trồng rau siêu sạch, khi
cải tạo một nửa nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở tỉnh Fukushima thành nhà
máy trồng rau. Fujitsu trồng rau siêu sạch theo phương pháp thủy canh, không
dùng đất. Nhờ họat động trồng trọt được kiểm soát chặt chẽ theo phương thức
sản xuất công nghiệp, rau do công ty sản xuất đạt độ vô trùng gần như tuyệt
đối. Các loại rau trồng trong phòng sạch có lượng kali chỉ bằng 1/5 so với
thông thường và có thể để được hai tháng mà không hỏng.
Với mức giá cao gấp 4 lần thông thường, rau trồng trong phòng sạch
không được bán rộng rãi trên thị trường mà hướng đến một nhóm khách hàng
giàu có. Thông qua việc chuẩn hóa quy trình sản xuất trồng rau chất lượng
cao, các công ty Nhật Bản muốn đem lại giá trị gia tăng cho thị trường vẫn
được xem là có tỷ suất lợi nhuận thấp như ngành nông nghiệp.
Theo ông Miyabe - Giám đốc nhà máy Akisai, Fujitsu cho biết: “Việc
sản xuất rau theo phương thức công nghiệp cho phép chúng tôi xuất xưởng
3.500 cây xà lách mỗi ngày. Thời gian kể từ thời điểm trồng đến thu họach
chỉ kéo dài 1 tháng rưỡi".


Theo thống kê của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, chỉ 3% dân số
của Nhật Bản làm nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ thực phẩm chất lượng
cao cho hơn 127 triệu dân của quốc gia này, ngoài ra còn dư thừa để xuất
khẩu. Ở các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp không gian rất sạch sẽ, hài hòa
và rất đẹp như một công viên, san sát các nhà kính trồng các giống cây mới

lai tạo từ công nghệ gen. Những cây dâu nhỏ, trĩu quả chín hồng, rồi các loại
hoa được tạo nên màu sắc theo ý thích của con người, tăng gấp nhiều lần giá
trị thông thường, những giống cà chua năng suất cao và giống lúa chất lượng
tốt nhất thế giới v.v…
Để có được ngành nông nghiệp liên tục phát triển trong thời gian qua,
ngoài những đầu tư về mặt kinh tế từ chính phủ, các công ti lớn người nông
dân còn được tư vấn thường xuyên của các nhà khoa học từ các trung tâm
nghiên cứu nông nghiệp của cấp Tỉnh như ở làng Kawakami có trung tâm thử
nghiệm giống làng Kawakami và trung tâm thử nghiệm giống Tỉnh Nagano,
ngoài các trung tâm đó còn có trung tâm khuyến nông đây là trung tâm trực
tiếp tiếp xúc với người nông dân, nơi đây tiếp nhận mọi thông tin phản hồi
của người nông dân và giải quyết những vấn đề đó. Những tổ chức đó
luônluôn đồng hành cùng người nông dân khi liên tục đưa ra những giống
mớiphù hợp nhất với điều kiện khí hậu của từng vùng và cho năng suất, chất
lượng cao, đồng thời họ có những phương án xử lý dịch hại mang tính bền
vững và thân thiện với môi trường.
Ngành nông nghiệp ngày nay dựa gần như hoàn toàn vào công nghệ
liên kếtvới khoa học, với cơ quan chính phủ, trung tâm nghiên cứu, ngành và
các cơ quan hợp tác làm việc với nhau để tìm kiếm các giải pháp và đáp ứng
những thách thức mới.


2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại làng Kawakami của
Nhật Bản
Từng là địa phương nghèo nhất Nhật Bản nhưng nhờ vào việc trồng xà
lách sạch, mỗi gia đình tại làng Kawakami có thể kiếm 25 triệu yên mỗi năm.
Nằm sâu trong núi Shinshu, làng Kawakami thuộc tỉnh Nagano, phía Tây Thủ
đô Tokyo được người dân đất nước mặt trời mọc mệnh danh là "ngôi làng
thần kỳ".
Nơi đây có khí hậu khắc nghiệt, tuyết phủ suốt mùa đông và xuân, nhiệt

độ có lúc xuống dưới âm 20 độ C, thời gian có thể sản xuất nông nghiệp chỉ
khoảng 4 tháng trong năm. Tuy nhiên, nhờ trồng xà lách sạch, Kawakami trở
thành ngôi làng giàu có nhất Nhật Bản, thu nhập bình quân của mỗi gia đình ở
đây là 25 triệu yên (hơn 200.000 USD).
Những năm 60 của thế kỷ trước, ngôi làng rất nghèo và hoang vắng,
cây lúa kém phát triển nên chỉ có những người bệnh mới có cơ hội ăn cơm
trắng. Tuynhiên, đến năm 1950, người Mỹ đem giống rau xà lách tới đây
trồng thử và thành công. Loại rau này ưa khí hậu lạnh, khô nên phù hợp với
điều kiện tự nhiên của làng. Từ khi trồng xà lách, thói quen ăn uống của
người dân nơi đây cũng thay đổi theo. Họ sử dụng loại rau này trong bữa ăn
hàng ngày cho đến tận bây giờ.
Theo người dân nơi đây, băng tuyết kéo dài khiến người dân phải ở
trong nhà nhiều tháng, trong khi họ vẫn phải ăn, con cái vẫn phải đi học,
người đau ốm vẫn phải chữa bệnh, nhiều người bỏ làng lên thành phố kiếm
sống nhưng thu nhập không khá hơn là bao. Để giải thoát khỏi tình trạng này,
năm 1980, trưởng làng đứng lên kêu gọi người dân sản xuất nông nghiệp theo
tiêu chuẩn riêng của làng.
Ban đầu, nông dân lấy mẫu đất, nước để kiểm tra từng thành phần, theo
dõi lượng mưa trong năm để chọn thời điểm xuống giống hợp lý và xây dựng


ra bộ tiêu chí riêng cho quy trình canh tác ở làng. Người dân mất tới 20 năm
để hoàn thiện bộ tiêu chí này và áp dụng tới tận bây giờ. Đây là những tiêu
chí khắt khe khiến rau xà lách của làng dù không theo tiêu chuẩn GlobalGAP
hay JGAP nhưng chất lượng vẫn cao.
Cụ thể, thời điểm thu hoạch rau là từ 3h đến 7h sáng, những loại hái
sau 8h không được chấp nhận. Bón phân, phun thuốc trừ sâu phải sử dụng
cách ít nhất 10 ngày. Thuốc bảo vệ thực vật cũng thân thiện với môi trường,
bất cứ hóa chất nào dùng đều được tính toán phù hợp rồi mới sử dụng. Từ
cách trồng, phun thuốc đến thu hoạch đều để ý kỹ càng. Nông dân sẽ ghi chép

lại thời gian bón phân, phun thuốc… cẩn thận. Vì vậy, rau ở đây có thể hái ăn
ngay tại vườn mà không cần rửa.
Để hỗ trợ mô hình sản xuất tại địa phương, làng Kawakami xây dựng
một kênh truyền hình nhằm cập nhật giá thị trường và thời tiết cho bà con
nông dân. Nhờ đó, dân làng biết cách lựa chọn những nơi thu mua rau với giá
cao và kiểm soát tốt khối lượng bán ra mỗi ngày. Ngoài ra, sóng truyền hình
còn giúp người dân nắm được thông tin về nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất,
lượng mưa... của từng khu vực để có chế độ chăm sóc rau phù hợp.
Một ban quản lý được thành lập để giám sát và có chế tài xử lý thích
đáng với những hộ dân làm sai hoặc không tuân thủ. Sản phẩm không đạt tiêu
chuẩn bị tiêu hủy, hộ dân bị cấm sản xuất. Tuy không sản xuất trên cùng một
mảnh đất nhưng rau ở đây luôn đồng đều về chất lượng cũng như mẫu mã và
được bán với giá cao gấp 5 lần so với sản phẩm cùng loại. Năm 2013, làng
Kawakami đưa ra thị trường nội địa hơn 60.000 tấn rau và thu về 16 triệu yên.
Ở đây, người trẻ cũng tham gia làm nông nghiệp, trong đó, 10% người có độ
tuổi khoảng 30, 20% là 40 tuổi và hơn 60% thuộc nhóm trên 63 tuổi.
Nhờ áp dụng khoa học công nghệ và kỷ luật riêng, làng Kiwakami thay
đổi nhanh chóng. Người dân có điều kiện sống và thu nhập tốt hơn.Năm


2012, mô hình trồng rau sạch của ngôi làng Kawakami được trồng thử
nghiệm tại thôn Đạ Nghịt, Đà Lạt. Với diện tích 13 ha, các nguyên tắc canh
tác vẫn phải đảm bảo theo đúng kỹ thuật giống như làng Kawakima từ khâu
chọn hạt giống đến thu hoạch.
2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp, đất chật người đông, diện tích đất
nông nghiệp trên đầu người chỉ bằng 8,7% trung bình của thế giới. Để đảm
bảo an ninh lương thực, Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là tăng
năng suất, mà muốn tăng năng suất thì chỉ có con đường hóa học hóa khi sản
xuất nông nghiệp vẫn theo hướng truyền thống phụ thuộc hoàn toàn vào tự

nhiên. Hiện nay, mọi chính sách của Đảng và Nhà nước đang nỗ lực hướng
đến việc phát triển nền nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp đang giảm
dần nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu và góp phần vào phát triển kinh tế cả
nước. Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, mỗi năm thiệt
hại hàng nghìn tỷđồng do hậu quả của biến đổi khí hậu, Việt Nam coi ứng
phó với biến đổi khíhậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Gắn liền vớitác động
khó lường từ biến đổi khí hậu, hoạt động nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên, vấn đềphát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổikhí
hậu luôn là câu hỏi lớn đối với ngành nông nghiệp thế giới nói chung,
nông nghiệp Việt Nam nói riêng. Và hướng giải quyết cho vấn đề của nông
nghiệp nước ta không gì khác ngoài việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ
cao vào sản xuất.
Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo và ban hành
nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo huy động gói
tín dụng thương mại 100 nghìn tỷ đồng (Nghị quyết 30/NQ-CP ngày
7/3/2017), khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,


nông nghiệp sạch, với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm so với mức
lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) đã ban hành Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về
chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, nông nghiệp sạch). Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập, là giải pháp mạnh, hiệu
quả trong cơ cấu lại nông nghiệp.
Tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp
đã được chú trọng và đạt được những kết quả ban đầu. Một số công nghệ tiên
tiến được phát triển phục vụ sản xuất như: công nghệ mô hom nhân giống cây
lâm nghiệp, công nghệ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, công

nghệ tưới nước tiết kiệm cho cây trồng, công nghệ che phủ nilon cho một số
cây trồng, công nghệ thuỷ canh sản xuất rau trong nhà lưới, công nghệ nuôi
gà, heo lạnh, công nghệ di truyền tạo cá rô phi đơn tính, công nghệ nuôi siêu
thâm canh cá tra, công nghệ chiếu xạ bảo quản thanh long, …
Bảng 2.1: Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao giai đoạn 2007 – 2014 tại Việt Nam
Năm
DT (1000ha)

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

12,12 12,62 14,01

19,27

23,40


36,29

37,49 43,01

(Tổ chức phát triển nông nghiệp châu Á của Đan Mạch (ADDA), 2016)
Diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
tại Việt Nam tăng dần qua các năm, dao động từ 12,12 – 43,01 triệu ha (giai
đoạn từ 2007 – 2014). Điều này cho thấy nông nghiệp công nghệ cao đang rất
được quan tâm tại Việt Nam đang trong những năm gần đây.
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao để sản xuất hàng hoá, một số sản
phẩm nông nghiệp đã hình thành một số doanh nghiệp, khu nông nghiệp và
vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:


+ Tại Hà Nội, Hải Phòng, một số khu nông nghiệp đã nhập khẩu trọn
gói công nghệ của Israel, từ nhà màng, thiết bị bên trong đến giống và kỹ
thuật canh tác để sản xuất rau và hoa.
+ Công ty HASFARM tại Đà Lạt, Lâm Đồng đã ứng dụng công nghệ
của Hà Lan để trồng hoa hồng, cúc, đồng tiền, lily, cho hiệu quả kinh tế cao
gấp 20-30 lần so với trồng thông thường. Công ty Javeco đã ứng dụng công
nghệ tiên tiến trồng hoa lan trong nhà kính, nhà lưới tại Thường Tín, Hà Nội
và bước đầu thu được kết quả tốt.
+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có dự án đầu tư xây dựng khu nông
nghiệp công nghệ cao đa chức năng với quy mô gần 90 ha để nghiên cứu công
nghệ, trình diễn công nghệ và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực trồng
trọt, chăn nuôi, thú y và thủy sản.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (2017), năm 2016 có 26 cơ sở sản
xuất hữu cơ ở 15 tỉnh, thành phố (Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Quảng Ninh,
Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng

Nam, Lâm Đồng, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau) với tổng diện tích hơn 4.100
ha. Các cây chủ yếu là dừa (3.052,3 ha), chè (538,9 ha), lúa (489,8 ha) và rau
(94,1 ha). Trong các tỉnh, Bến Tre có diện tích canh tác hữu cơ nhiều nhất với
hơn 3.050 ha (chủ yếu là dừa). Một số mô hình khá hiệu quả như nuôi cá basa
hữu cơ tại An Giang, nuôi tôm sinh thái ở rừng ngập mặn Cà Mau đã có
chứng nhận hữu cơ với diện tích khoảng 10.000 ha xuất khẩu sang EU. Một
số doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất hữu cơ như Công ty Viễn Phú sản xuất
lúa - cá tại Cà Mau với diện tích canh tác trên 250 ha; Công ty Organic Đà
Lạt sản xuất rau hữu cơ… Ngoài ra, cũng có 33 cơ sở sản xuất trồng trọt theo
hướng hữu cơ, tức là mới chú trọng đến sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc
BVTV sinh học với 1.197 ha lúa, 90,3 ha rau, 284,7 ha nho và 79,4 ha táo,
trong đó Ninh Thuận là tỉnh có diện tích lớn nhất (448,3 ha), chủ yếu vẫn là
nho (284,7 ha).


×