Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở UBND Quận Cầu Giấy. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.68 KB, 31 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại Học viện hành chính, nhờ có sự chỉ
bảo tận tình của các thầy, cô giáo em đã tiếp thu được nhiều kiến thức lý luận
quý báu cho con đường mà mình đã chọn. Những kiến thức đó đối với cá nhân
em là hành trang quan trọng nhất mà em càn có trên con đường theo đuổi sự
nghiệp bởi phải nắm bắt được lý luận căn bản mới nắm bắt được thực tế, phải
hiểu được nguồn gốc của vấn đề mới hiểu được thực trạng hiện tại nhằm hướng
tới hiệu quả công việc. Các thầy cô giáo đã đặt nền móng kiến thức vững chắc
cho chúng em, bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho chúng em được tiếp xúc với
môi trường làm việc thực tế để gắn kết lý luận với thực tiễn thông qua nhiều
chương trình tọa đàm và đặc biệt nhất đó là chương trình thực tập cuối khóa.
Các thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em được thực tập tại cơ quan HĐNDUBND Quận Cầu Giấy và hướng dẫn cho em một cách tận tình.
Sau gần 2 tháng được thực tập tại UBND Quận Cầu Giấy, em đã có cơ hội vận
dụng những kiến thức đã học tại trường vào thực tế. Qua đó giúp bản thân tìm ra
những thiếu sót cần phải bổ sung, hoàn thiện trước khi tốt nghiệp. Trong quá
trình thực tập, em đã đi sâu tìm hiểu và quyết định lựa chọn đề tài “ Công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở UBND Quận Cầu Giấy. Thực trạng và
giải pháp” làm đề tài báo cáo thực tập cho mình.
Em xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo Học viện Hành Chính Quốc Gia, lãnh
đạo khoa Tổ chức và quản lý nhân sự cùng các thầy, cô giáo trong Học viện đã
luôn hết lòng truyền đạt những tiền đề lý luận bổ ích cho em trong học tập cũng
như quá trình thực tập. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến cô
giáo – Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan, người đã luôn tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo
để em hoàn thành bản báo cáo thực tập này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND Quận Cầu Giấy, cảm ơn toàn thể
các cán bộ, công chức công tác tại UBND Quận Cầu Giấy đã quan tâm giúp đỡ
và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt chương trình thực tập này cũng như củng


cố vững chắc thêm những kiến thức lý luận gắn liền với thực tế và giúp đỡ em
trưởng thành hơn trong công việc và giao tiếp.
Do thời gian ngắn, bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực
tế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, làm báo
cáo. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa để bài báo cáo thực tập của
em được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Lê Phương Thảo
Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT:

HĐND&UBND

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

ĐTBD

Đào tạo, bồi dưỡng

CVCC


Chuyên viên cao cấp

CVC

Chuyên viên chính

CV

Chuyên viên

QLNN

Quản lý Nhà nước

TC

Trung cấp

CC

Cao cấp

CN

Cử nhân

KT-XH

Kinh tế- xã hội


MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

LLCT

Lý luận chính trị

Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

PHẦN I. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.
1. Thời gian và địa điểm thực tập:
Từ ngày 02/03/2015 đến 24/04/2015 tại Văn phòng HĐND & UBND Quận
Cầu Giấy, số 36 Cầu Giấy – Hà Nội.
2. Mục đích quá trình thực tập:
- Tìm hiểu tổ chức hoạt động bộ máy Nhà nước và thể chế hành chính Nhà
nước
- Nắm được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và một số vị trí công tác của
cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ
quản lý hành chính Nhà nước.
- Bổ sung và nâng cao kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học lý thuyết ở
Học viện.

3. Nhật ký thực tập:
Tuần 1:
Từ 02/03/2015
đến
08/03/2015.
Tuần 2:
Từ 09/03/2015
đến
15/03/2015.

Tuần 3:
Từ 16/3/2015
đến
22/3/2015.

Tuần 4:
Từ 23/03/2015
đến
29/03/2015

- Nhận vào phòng thực tập và làm quen với mọi người.
- Tìm hiểu quy chế của cơ quan thực tập và vị trí các phòng
ban tại cơ quan.
- Quan sát tác phong làm việc trong phòng.
- Tìm đề tài báo cáo thực tập.
- Báo cáo với phó phòng về kế hoạch thực tập.
- Nhận và hoàn thành những công việc được giao tại cơ quan
thực tập.
- Tìm hiểu chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Phòng
Nội vụ và UBND Quận Cầu Giấy.

- Lập đề cương báo cáo thực tập. Nộp đề cương và kế hoạch
thực tập cho Giảng viên hướng dẫn.
- Có mặt tại cơ quan thực tập, quan sát cách làm việc và xử lý
công việc của mọi người trong cơ quan thực tập.
- Nhận và hoàn thành các công việc do cán bộ, nhân viên tại
phòng thực tập giao.
- Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài thực tập.
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của trung ương và địa
phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.
- Có mặt tại cơ quan thực tập, quan sát và nhận nhiệm vụ được
giao tại nơi làm việc
- Tiếp tục thu thập số liệu, các tài liệu liên quan đến đề tài, Tiếp tục làm báo cáo thực tập.

Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

Tuần 5
Từ 30/03/2015
đến
04/04/2015

- Có mặt tại cơ quan thực tập.
- Tiếp tục quan sát và làm các công việc được giao tại cơ quan
làm việc.

- Đến liên hệ với các phòng ban có liên quan đến đề tài thực
tập để xin số liệu cần thiết.
- Học hỏi một số kinh nghiệm làm công việc hành chính trong
cơ quan hành chính Nhà nước.

Tuần 6
Từ 07/03/2015
đến
11/03/2015

-Có mặt tại cơ quan thực tập, tiếp tục hoàn thành những công
việc được giao.
-Bổ sung , thu thập thêm tài liệu để hoàn thành bài báo cáo
thực tập.
-Xin ý kiến đóng góp của các anh, chị, các cô chú liên quan
đến nội dung bài báo cáo.

Tuần 7:
Từ 13/04/2015
đến
19/04/2015.

- Có mặt tại cơ quan thực tập, quan sát và làm các công việc
được giao.
- Tổng hợp các số liệu đã thu thập được và hoàn thành bản thảo
lần 1 trình Giảng viên hướng dẫn xem xét và sửa chữa.
- Bổ sung thêm những nội dung, những tài liệu còn thiếu .

Tuần 8:


Nghỉ và hoàn thiện báo cáo.

4. Những việc đã làm trong thời gian thực tập:
Trong thời gian thực tập, em đã có điều kiện vận dụng những kiến thức được
học vào thực tế. Dưới sự giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị tại cơ quan theo sự
phân công của lãnh đạo, em đã thực hiện các công việc sau:
- Tìm hiểu tổng quan về HĐND& UBND, Văn phòng và phòng Nội vụ của
UBND Quận Cầu Giấy.
- Đọc, nghiên cứu và tìm hiểu các văn bản về đào tạo, bồi dưỡng công
chức.
- Quan sát và học hỏi các thức giao tiếp cũng như cách giải quyết công
việc hang ngày của công chức trong cơ quan.
- Tham gia công tác chuẩn bị của hoạt động chào mừng ngày 8/3
- Tham gia công tác chuẩn bị của “ Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng bộ cơ
quan UBND Quận Cầu Giấy”.
- Làm một số công việc của Văn phòng như: In, photo văn bản, lấy và
chuyển công văn đi, công văn đến, vào sổ công văn, sắp xếp hồ sơ, soạn
thảo văn bản, chuyển văn bản tới các phòng liên quan.
- Xin tài liệu ở phòng Nội vụ để làm báo cáo thực tập.

Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan
LỜI NÓI ĐẦU


Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dội ngũ cán bộ, công chức
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự phát triển và tồn tại của đất
nước. Do đó, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước nói
chung và của hệ thống các tổ chức nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi
năng lực, phẩm chất đội ngũ công chức. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế,
đã có rất nhiều mối quan hệ được thiết lập, cũng đồng nghĩa với việc gia tăng
các công việc, các vấn đề cần phải nghiên cứu. Vì vậy, phát huy vai trò của đội
ngũ công chức đòi hỏi chính quyền các cấp phải thường quyên quan tâm đến
công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Quận Cầu Giấy hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, số dân
đông, nhiều thành phần kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của Quận với
Thủ đô, trong thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội thường xuyên
quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng , thu hút nguồn nhân lực tại Quận.
Theo đó, lực lượng công chức trẻ có trình độ, được đào tạo bài bản ngày càng
được tăng cường, bổ sung, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ;
đặc biệt, thành phố đã chú trọng xây dựng hệ thống thể chế về công tác ĐTBD
nhằm tạo ra hành lang pháp lý và làm cơ sở cho hoạt động ĐTBD công chức.
Chính vì vậy, thông qua đợt thực tập tại Văn phòng HĐND & UBND
Quận Cầu Giấy, em lựa chọn đề tài báo cáo: “ Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ công chức tại UBND Quận Cầu Giấy”. Đây là kết quả của quá trình
nghiên cứu, tìm hiểu và nỗ lực làm việc trong suốt qúa trình thực tập tại Văn
phòng HĐND& UBND Quận Cầu Giấy. Trong thời gian thực tập, ngoài sự cố
gắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô vả
các cô chú, các anh chị nơi em thực tập để em có thể hoàn thành bài báo cáo của
mình.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến giảng viên Th.s
Nguyễn Thị Ngọc Lan và cô Cao Thị Hồng- Phó chánh Văn phòng HĐND &
UBND Quận Cầu Giấy cùng toàn thể nhân viên tại UBND Quận đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo này.


Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

PHẦN II. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ UBND QUẬN CẦU GIẤY.

I. Khái quát chung về UBND Quận Cầu Giấy.
1. Điều kiện tự nhiên và lịch sử hình thành.
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội, phía Đông giáp Quận Đống
Đa và quận Ba Đình; phía Tây giáp huyện Từ Liêm; phía nam giáp quận Thanh
Xuân; phía bắc giáp quận Tây Hồ.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, Chính phủ Việt Nam ra Nghị định
74-CP thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự
nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa
Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc
huyện Từ Liêm. Trong đó, thị trấn Cầu Giấy được đổi tên thành
phường Quan Hoa.
Ngày 5 tháng 1 năm 2005, thành lập phường Dịch Vọng
Hậu trên cơ sở điều chỉnh 52,88 ha diện tích tự nhiên và 8.684
nhân khẩu của phường Quan Hoa, điều chỉnh 94,84 ha diện
tích tự nhiên và 11.281 nhân khẩu của phường Dịch Vọng.
Diện tích: 1202,98 ha
Dân số: 238668 người
Đơn vị hành chính (8 phường): Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai

Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa
2. Tình hình kinh tế - xã hội.
Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hằng năm của Quận Cầu Giấy
bình quân đạt 30%, thu ngân sách bình quân tăng 64%. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch mạnh theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ - công nghiệp,
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2008, tổng thu ngân sách của quận đạt
1.100 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động thương mại – dịch vụ đạt 21.500 tỷ đồng;
giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng cơ bản đạt 3.500 tỷ đồng.
Năm 2015 các chi tiêu phát triển KT-XH đã được quạn đề ra cụ thể như: giá trị
tăng thêm các ngành kinh tế do quận quản lý tăng từ 12–13 %. Ngành dịch vụ
trong năm là 14–15%. Ngành công nghiệp là 8–10%. Thu ngân sách vượt chỉ
tiêu thành phố tư 5-10%, tăng hộ giàu và giảm hộ nghèo, 100% các phường có
trạm y tế đạt chuẩn quốc gia… Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đề ra, quận
tập trung vào nhiệm vụ đột phá và nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện các cấp
ủy đảng, chính quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính. Đặc biệt coi trọng nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước, thủ đô và hội nhập kinh tế.

Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND Quận Cầu
Giấy.
3.1Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và luật Tổ chức HĐNDUBND năm 2013, Ủy ban nhân dân Quận Cầu Giấy do Hội đồng nhân dân, cơ

quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân
dân và cơ quan nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân Quận chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng
cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế-xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn
quận, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính
nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
3.2Cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo UBND quận gồm 1 chủ tịch và 4 phó chủ tịch.
-

Đồng chí Dương Cao Thanh – Chủ tịch.
Đồng chí Bùi Thi Vân Anh phó chủ tịch phụ trách văn hóa – xã hội
Đồng chí Trần Việt Hà – Phó chủ tịch phụ trách đô thị.
Đồng chí Bùi Tuấn Anh – Phó chủ tịch kinh tế.

UBND Quận Cầu Giấy bao gồm 13 phòng ban chức năng tham mưu giúp việc,
được cụ thể hóa bởi sơ đồ sau.
Sơ đồ tổ chức UBND:

Phó chủ tịch văn
hóa- xã hội

Phòng Nội

vụ

Phòng Tài

chính Kế
hoạch

Phòng Tư
Pháp

Phòng Lao
Phòng Tài
động
Thươg
nguyên và
Môi trường binh và Xã
hội

Sinh viên: Lê Phương Thảo

CHỦ TỊCH

Phó chủ tịch đô
thị

Phòng Văn
hóa thông
tin

Thanh tra
Quận

Phòng Y tế


Phó chủ tịch kinh
tế

Phòng Giáo
dục và Đào
tạo

Văn phòng
HĐND &
UBND

Phòng
Kinh tế

Phòng quản Ban quản
lý Đô thị
lý dự án

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

4

II Tổng quan về Phòng Nội vụ UBND Quận Cầu Giấy.
1. Vị trí, chức năng:
Phòng Nội vụ Quận Cầu Giấy là cơ quan chuyên môn của UBND, chịu sự

lãnh đạo và quản lý trực tiếp của UBND Quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng
dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của sở Nội vụ, có tư cách pháp nhân, có
dấu riêng.
Phòng Nội vụ có chức năng: Tham mưu, giúp UBND Quận thực hiệ chức
năng quản lý Nhà nước các lĩnh vực: tổ chức bộ máy; xác định biên chế các cơ
quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa
phương; quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; thi đua- khen thưởng.
2. Cơ cấu tổ chức.
Theo báo cáo tổng hợp tính đến tháng 3/2015, phòng Nội vụ Quận Cầu
Giấy có 8 người, trong đó có 3 nam, 5 nữ.
Trình độ chuyên môn: 3 thạc sĩ (chiếm 37,5%), 4 đại học (chiếm 50%) và
1 cao đẳng ( chiếm 12,5 %)
Nhìn chung, cơ cấu tuổi của phòng khá trẻ, dưới 40 tuổi chiếm 62,5%.
Theo Khoản 1 và 2 Điều 5 Nghị định 172/2004/NĐ-CP của Chính phủ
quy định,cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ như sau:
Trưởng phòng:
Trịnh Thị Dung
Phó phòng 1:

Phó phòng 2

Vũ Quang Dương

Đỗ Minh Ngọc

Chuyên viên:

Chuyên viên:

Chuyên viên:


Chuyên viên:

Chuyên viên:

Nguyễn Kim
Ngân

Châu Thị
Bích Liên

Bùi Đức
Trung

Vương Chí
Dũng

Trần Minh
Trang

Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

3 Mối quan hệ trong công tác của Phòng Nội vụ.

a, Đối với Sở Nội vụ thành phố Hà Nội:
Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ
của Sở Nội vụ TP. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nếu phát
sinh vướng mắc, công chức phải tổng hợp, báo cáo Trưởng phòng để UBND
Quận xin ý kiến chỉ đạo về nghiệp vụ của các phòng chuyên môn thuộc Sở Nội
vụ và lãnh đạo Sở Nội vụ để thực hiện.
b, Đối với UBND Quận:
- Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận. chịu trách
nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp quận thực hiện chức năng QLNN ở địa
phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của
UBND quận và theo quy định của pháp luật.
- Có trách nhiệm báo cáo công tác với chủ tịch UBND Quận, giải quyết
những phát sinh, vướng mắc và giải quyết trước UBND quận trong các
vấn đề Phòng đảm nhiệm.
c, Đối với các phòng chuyên môn, thanh tra xây dựng quận, các đơn vị sự
nghiệp, UBND các phường:
Phòng Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ theo chức
năng, nhiệm vụ của Phòng và phối hợp với các đơn vị thực hieenjcacs nhiệm vụ
do UBND Quận và Thành phố giao, đồng thời tổ chức kiểm tra và báo cáo
UBND quận về tính hình hoạt động công tác.

Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÔNG CHỨC TẠI UBND QUẬN CẦU GIẤY.
I. Tình hình công chức ở UBND Quận Cầu Giấy.
1. Về số lượng.
Tổng công chức hiện có năm 2015 là 150 người.
Trong đó:
- Nam 63 người, chiếm 42%.
- Nữ 87 người, chiếm 68%.
2. Về chất lượng.
2.1. Trình độ chuyên môn:
- Công chức có bằng Thạc sĩ: 29 người, chiếm 19,3%
- Công chức có bằng Đại học: 95 người, chiếm 63,4%
- Công chức có bằng Cao đẳng: 23 người, chiếm 15,3%
- Công chức có bằng Trung cấp: 3 người, chiếm 2%
2.2. Trình độ Quản lý Nhà nước:
- Chuyên viên cao cấp: 2 người, chiếm 1,3%
- Chuyên viên chính: 12 người, chiếm 8%
- Chuyên viên: 63 người, chiếm 42%
- Cán sự: 28 người, chiếm 18,7%
- Còn lại chưa qua đào tạo: 45 người, chiếm 30%
2.3. Trình độ lý luận chính trị:
- Cử nhân: 46 người, chiếm 30,7%
- Cao cấp: 15 người, chiếm 10%
- Trung cấp: 28 người, chiếm 18,6%
- Còn lại chưa qua đào tạo: 63 người, chiếm 42%
2.4. Trình độ Ngoại ngữ:Có chứng chỉ Anh văn:128 công chức, chiếm 85%
2.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học: 139 người, chiếm 93%
Tổng hợp lại thành bảng thống kê như sau:
Trình độ chuyên
môn


s.lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)

Trình độ LLCT

Th.s

ĐH



TC

CC

CN

TC

29

95

23

4


15

46

19,3

63

1,3

2,7

10

30,7

Trình độ QLNN
CV CV
CC C

CV Cán
sự

28

Chưa
qua
ĐT
63


2

12

63

28

Chưa
qua
ĐT
45

18,6

42

1,3

8

42

18,7

30

Nguồn: Phòng Nội vụ UBND Quận Cầu Giấy
Từ bảng số liệu và những thống kê trên có thể thấy, trong cơ cấu về giới tính
công chức có sự chênh lệch nhỏ. Số công chức nam chiếm tỉ lệ ít hơn, 43% so

Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

với số công chức nữ, chiếm 68%. Về trình độ chuyên môn, đội ngũ công chức
tại UBND Quận có trình độ khá cao so với mặt bằng chung của cả nước với tỷ lệ
đại học chiếm phần lớn, tới 60%, thạc sĩ chiếm 19,3%. Số lượng công chức có
trình độ cao chiếm tỷ lệ lớn sẽ góp phần giải quyết công việc một cách hiệu quả,
nhanh chóng và nâng cao chất lượng nền công vụ, là điều kiện quan trọng giúp
cho việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các kiến thức quản lý mới được
dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, ban
lãnh đạo đơn vị cùng các phòng ban cần phối hợp tổ chức các khóa đào tạo, tạo
điều kiện cho đội ngũ công chức được học tập, trau dồi kiến thức.
Nhìn chung, công chức tại UBND Quận Cầu Giấy đã được đào tạo về tin học và
ngoại ngữ. Tuy nhiên, vẫn còn một số công chức chưa có chứng chỉ về tin học
và ngoại ngữ; vì vậy, lãnh đạo quận cần tiếp tục quan tâm để nâng cao trình độ
tin học ngoại ngữ cho đội ngũ công chức. Đồng thời tạo điều kiện cho số công
chức chưa qua đào tạo được đi học để đáp ứng nhu cầu công việc trong tình hình
mới hiện nay.
Bên cạnh đó, đội ngũ công chức tại UBND Quận có cơ cấu khá hợp lý, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức chuyên môn và hiểu biết nhất định trên
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; có khả năng vận dụng đúng đắn
các chủ trường, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào
nhiệm vụ được giao. Chất lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức
ngày càng được nâng cao và cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của nền công vụ

hiện đại hóa.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, có thể thấy rằng, những công chức chưa qua đào tạo
trình độ lý luận chính trị(42%) và trình độ QLNN (30) còn chiếm tỷ lệ khá cao.
Điều này gây trở ngại và hạn chế rất lớn trong xử lý công việc. Đòi hỏi trong
thời gian tới, UBND Quận phải có phương án xây dựng chương trình ĐTBD về
2 mảng này một cách kịp thời, nhanh chóng để họ có thể đáp ứng được yêu cầu
về trình độ và nhu cầu của công việc trong nền công vụ hiện nay
II. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức tại UBND Quận Cầu Giấy.
Hoạt động ĐTBD công chức tại UBND Quận Cầu Giấy được các cấp ủy
Đảng chú trọng quan tâm. Hằng năm, cấp Ủy Đảng thường xuyên mở các lớp
bồi dưỡng đồng thời cử công chức đi đào tạo chuyên sâu, đào tạo nâng học hàm,
học vị…bên cạnh đó UBND còn tạo điều kiện cho công chức tham gia hoạt
động ĐTBD bằng các phương thức:
Hỗ trợ về thời gian: Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện nay được thiết
kế đa dạng về thời gian, hình thức tổ chức. Có chương trình học tập trung trong
khoảng thời gian 1-2 ngày/ tháng như chương trình bồi dưỡng kiến thức Quản lý
nhà nước cho chuyên viên, chuyên viên chính; có chương trình lại kéo dài tới 2
Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

năm, mỗi tháng học 1 tuần như chương trình Trung cấp lý luận chính trị-hành
chính hệ tại chức. Chính vì vậy , lãnh đạo UBND Quận đã tạo điều kiện cho cán
bộ, công chức tham gia đầy đủ các buổi học, khóa học bằng cách cho phép công
chức nghỉ làm để đi học.

Hỗ trợ về tài chính: Công chức được cử đi ĐTBD tại UBND Quận được hỗ
trợ theo quy định của pháp luật. Kinh phí cho công tác ĐTBD do Ngân sách Nhà
nước cấp, được phân bố cho các cấp chính quyền, các bộ, ngành, địa phương và
tiếp tục được phân bổ đến các cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính nhà
nước. Công chức được cử đi ĐTBD được hưởng nguyên lương.
Đối tượng.
Hằng năm, Quận mở các lớp ĐTBD cho các học viên là các đối tượng sau:
-

Cán bộ công chức khối Đoàn thể
Công chức Nhà nước
Viên chức sự nghiệp
Đại biểu Hội đồng nhân dân
Cán bộ, công chức cấp Phường.

Tuy nhiên, bài báo cáo xin được nói đến đối tượng là công chức làm việc trong
UBND Quận Cầu Giấy.
1, Hình thức, phương pháp, nội dung và quy trình chung đào tạo, bồi dưỡng.
1.1Hình thức đào tạo, bồi dưỡng.
Các hình thức ĐTBD trong thời gian qua được sử dụng phong phú. Quận đã có
sự kết hợp nhiều hình thức đào tạo khác nhau như:
-

Đào tạo tập trung dài hạn.
Đào tạo tập trung ngắn hạn.
Đào tạo tại chức.
Đào tạo nâng cao tập trung dài hạn.
Đào tạo nâng cao, văn bằng hai.
Đào tạo , bồi dưỡng thông qua các hội nghị, hội thảo, các cuộc họp….


Trong đó, được sử dụng nhiều nhất là hình thức tập trung ngắn hạn và các lớp
bồi dưỡng, tại chức.
1.2Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.
Phương pháp ĐTBD là phương pháp ĐTBD tích cực; phát huy tính tích cực tự
giác, chủ động và tư duy sang tạo của người học; tăng cường hoạt động đối
ngoại trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên
và giữa các học viên với nhau.
Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

Bên cạnh đó có thể giảng dạy theo phương pháp truyền thống kết hợp với hiện
đại để người học có thể dễ hiểu và tiếp thu tốt nhất các kiến thức, kỹ năng được
học. Giảng dạy theo phương pháp lý thuyết, kết hợp với thực hành (chẳng hạn
như trong môn tin học, ngoại ngữ…).
Ngoài ra, học viên có thể học theo phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
1.3 Nội dung của ĐTBD công chức.
Công tác ĐTBD công chức tại UBND Quận Cầu Giấy tập trung vào những nội
dung sau:
-

ĐTBD về lý luận chính trị.
ĐTBD kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước.
ĐTBD về kiến thức, trình độ chuyên môn.
ĐTBD về kỹ năng nghiệp vụ.

ĐTBD về kỹ năng lãnh đạo.
Bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ.
Tham gia các lớp đào tạo do Thành phố và Trung Ương mở.

1.4. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng công chức:
Quy trình chung bao gồm: Xác định như cầu đào tạo, bồi dưỡng
Lập
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Triển khai thực hiện
Đánh giá
kết quả thực hiện
a, Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.
- Đối với nhu cầu phòng, ban, đơn vị.
Hằng năm, các phòng, ban căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị ( cải cách
hành chính, sự biến động trong công tác chuyên môn, trình độ lý luận chính
trị…) để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với đơn vị.
Sau khi xác định được nhu cầu của đơn vị, trưởng phòng sẽ gửi bản đăng ký
mở lớp ĐTBD tới phòng Nội vụ kèm theo bản quyết toán hoạt động đào tạo (
nếu phòng ban tự quyết toán), nội dung cần tiến hành, và danh sách các thành
phần tham gia để Phòng Nội vụ duyệt trước khi trình lên Sở Nội vụ ( giám
đốc Sở ) phê duyệt.
- Đối với nhu cầu của cá nhân công chức:
Công chức có nhu cầu học lên cao học, chuyển đổi ngành, chuyển đổi bằng
đại học, học them về chuyên ngành công chức phải đăng ký với lãnh đạo
Quận xin chỉ tiêu tham gia khóa ĐTBD nếu:
 Trong trường hợp công chức đủ điều kiện tham gia khóa ĐTBD và có
chỉ tiêu rót xuống, lãnh đạo UBND Quận sẽ ra quyết định cử công
Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

chức đi ĐTBD và chịu trách nhiệm toàn bộ về kinh phí học tập cũng
như thời gian học tập của công chức.
 Nếu cơ quan không có chỉ tiêu mà công chức vẫn muốn tham gia
khóa học thì công chức phải tự túc về phần kinh phí học tập, cơ quan
chỉ tạo điều kiện về thời gian giúp công chức hoàn thành tốt khóa học
mà công chức đã đăng ký.
b. Lập kế hoạch đào tạo
Sau khi đề nghị mở lớp ĐTBD được phê duyệt, phòng, ban yêu cầu phải tiến
hành lập bản kế hoạch cho chương trình ĐTBD đúng như những nội dung đã
đăng ký. Xác định hình thức ĐTBD hợp lý với đúng nội dung.
Hoạt động ĐTBD tại UBND Quận Cầu Giấy được sự chỉ đạo của UBND thành
phố Hà Nội.
Hằng năm, khi tiến hành tổ chức công tác ĐTBD UBND thành phố Hà Nội sẽ
gửi công văn đến UBND các Quận trực thuộc đăng ký học viên tham gia khóa
ĐTBD, trong khâu này cần xác định nôi dung đào tạo, hình thức đào tạo, địa
điểm đào tạo, số lượng đào tạo, kinh phí hỗ trợ học viên tham gia khóa đào tạo.
Dựa vào kế hoạch ĐTBD công chức và dự toán kinh phí các phòng ban có liên
quan đăng ký lớp ĐTBD theo đúng quy định và nội dung và bản kế hoạch.
c. triển khai thực hiện.
Trách nhiệm thực hiện Trình tự công việc
Phòng Nội vụ
Thống kê, cập nhật trình
độ
Phòng Nội vụ và các

Xá định nhu cầu đào tạo,
phòng, ban, đơn vị
bồi dưỡng
Phòng Nội vụ
Xây dựng kế hoạch đào
tạo hằng năm
Chủ tịch UBND/
Duyệt, xin ý kiến UBND
Phòng Nội vụ
Quận

Hồ sơ, tài liệu
Thống kê số lượng, chất
lượng công chức ở Quận
Văn bản của Sở, ngành về
việc đăng kí nhu cầu đào tạo
Kế hoạch đào tạo năm

Công văn hoặc quyết định cử
công chức đi học (có danh
sách kèm theo)
Phòng Nội vụ, các
Thực hiện kế hoạch đào
Bao gồm: nội dung đào tạo,
phòng, ban, cá nhân
tạo, bồi dưỡng công chức thời gian, hình thức, phương
liên quan
pháp
Các cá nhân được đi
Báo cáo kết quả đào tạo

Phiếu đánh giá, văn bằng,
đào tạo
chứng chỉ
Phòng Nội vụ
Báo cáo thực hiện kế
Có bảng tổng hợp về nội
hoạch đào tạo, bồi dưỡng dung, thời gian đào tạo, số
lượng người học đạt yêu cầu
Phòng Nội vụ
Lưu hồ sơ
1.5 Cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên.
Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

1.5.1 Cơ sở vật chất cho đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Tại Cầu Giấy có Trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận. Bên cạnh đó, UBND
Quận luôn có những chính sách phối hợp với các trường chính trị hay các trường
ĐTBD về Quản lý Nhà nước như Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Trung tâm giáo dục thường xuyên và đào tạo cán bộ thành phố Hà Nội, Đại học
quốc gia Hà Nội, trường Đại học Nội vụ, các trung tâm tin học, ngoại ngữ…
Đây đều là những có sở uy tín kinh nghiệm của Chính phủ, Bộ, ngành.
1.5.2 Đội ngũ giảng viên.
Đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:
- Cán bộ, trưởng phòng các phòng ban liên quan đến chương trình đào tạo,

bồi dưỡng.
- Cán bộ Quận ủy.
- Các giảng viên được lãnh đạo UBND Quận mời về.
- Các giảng viên trong các trường đại học.
- Các giảng viên tại các trung tâm đào tạo.
- Các giảng viên tại trung tâm chính trị.
- Đối tượng khác
UBND Quận Cầu Giấy có một đội ngũ giảng viên đào tạo, báo cáo viên đảm
bảo yêu cầu chất lượng tuyển dụng theo quy định chung. Đội ngũ giảng viên
nhiệt tình giảng dạy, lên giảng đường đúng giờ quy định, thực hiện đúng các
bước như: xác định chương trình, nội dung đào tạo, đối tượng học, chuẩn bị giáo
án.. đã áp dụng thêm các phương pháp giảng dạy mới, tiến bộ. Vì vậy, chất
lượng học và giảng dạy ngày càng nâng lên rõ rệt.
2. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại UBND Quận Cầu Giấy
Theo báo cáo số 1012/UBND-NV thì trong năm 2014, UBND Quận Cầu
Giấy đã tổ chức những lớp ĐTBD sau:
ST
T

A

Nội dung ĐTBD

Các lớp mở tại Quận

1
2
3

Về

chuyên

Bồi dưỡng về công tác văn
thư-lưu trữ
Bồi dưỡng tôn giáo và cải
cách hành chính
Bồi dưỡng công tác tiếp
dân, khiếu nại tố cáo

Sinh viên: Lê Phương Thảo

Số công chức
tham gia ( lượt
người)

Thời
gian
ĐTB
D
(ngày)

Số
lớp

Kinh phí

Công
chức
khác


Công
chức tại
Quận

16

40

1

1

16.300

150

50

1

1

15.650

150

55

1


1

16.300

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

môn
quản lý

nhà
nước

Bồi dưỡng chính sách dân
số
Bồi dưỡng quản lý văn
hóa
Bồi dưỡng quản lý TDTT
Bồi dưỡng quản lý nhà
nước về du lịch
Bồi dưỡng về QPAN
Tập huấn công tác
LĐTBXH
Tuyên truyền y tế
Tuyên truyền ATTP
Nghiệp vụ công tác xây
dựng Đảng
Nghiệp vụ cấp Ủy
Nghiệp vụ kiểm tra, giám
sát trong Đảng
Nghiệp vụ công tác tuyên
giáo
Về bồi Nghiệp vụ báo cáo viên
dưỡng Nghị quyết, chuyên đề
nghiệp Nghiệp vụ VP cấp ủy
vụ khối Nghiệp vụ công tác dân
Đảng
vận
Nghiệp vụ về QCDC
Nghiệp vụ tôn giáo


23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

Về
nghiệp
vụ
công
tác
MTTQ

Đoàn
thể

BD nghiệp vụ công tác
MTTQ
Công tác thanh tra nhân
dân
Công tác giám sát đầu tư
của cộng dồng
Bồi dưỡng về công tác tư

pháp, hộ tịch
Tập huấn công tác quy
hoạch xây dựng
Bồi dưỡng công tác hòa
giải
Bồi dưỡng công tác nghiệp
vụ Hội phụ nữ
Bồi dưỡng công tác cán bộ
Bồi dưỡng nghiệp vụ công
tác Cựu chiến binh
Công tác nghiệp vụ Hội
chữ thập đỏ
Nghiệp vụ công tác Hội
Nông dân
Bồi dưỡng nghiệp vụ công
đoàn

Sinh viên: Lê Phương Thảo

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan
1012

0

1

4

85.545


118

21

1

1

13.635

30
70

30
15

1
1

1
1

8.500
10.125

300
500

150
12


15
1

2
2

12.600
49.200

300
150
200

70
70
200

1
1
14

2
2
5

39.100
22.150
218.200


100

130
150

3
3

1
1

25.650
31.050

120

30

3

1

31.050

60
335

150
150
40

49

1
1
2
1

4
12
1
2

47.000
252.000
17.700
39.230

100
75

51
60

2
1

1
1

38.200

17.925

290

50

3

1

46.350

100

1

1

11.100

70

1

1

9.150

140


125

2

2

23.000

112

40

1

1

11.880

1500

150

1

8

134.300

600


100

2

2

69.400

1000
600

8
2

3
2

1.258
75.400

300

2

1

37.700

400


3

2

75.600

450

1

3

45.300

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
34
B
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44


GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

khác

Phát sinh do nhu cầu thực
tế
Các lớp do TW TP mở
Chủ tịch HĐND & UBND
Bồi
cấp phường
dưỡng Phó chủ tịch HĐND &
theo
UBND cấp phường
chức Trưởng phòng và tương
danh đương
Đào
Cao cấp CT-HC hệ tại
tạo lý chức
luận
Cao cấp CT-HC hệ tập
chính trung
trị
Trung cấp CT-HC hệ tập
trung
Đào
BD QLNN ngạch Cán sự
tạo bồi Bồi dưỡng chuyên viên
dưỡng hoặc tương đương
theo

Bồi dưỡng chuyên viên
ngạch
chính hoặc tương đương
công
Bồi dưỡng CVCC hoặc
chức
tương đương

300

100

8

8

8
25
4

7

Nguồn: Phòng Nội vụ UBND Quận Cầu Giấy
3. Kết quả thực hiện công tác ĐTBD công chức của UBND Quận Cầu
Giấy trong thời gian qua (2011-2014)
Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của công tác ĐTBD
công chức, UBND Quận Cầu Giấy đã liên tục triển khai, dành những sự đầu
tư thích đáng để đẩy mạnh công tác này, nhất là khi quyết định 1374/QĐ-TTg
ban hành. Những kết quả dạt được trong những năm qua là:
-


Năm 2011: là năm triển khai thực hiện quyết định 1374/QĐ-TTg đã đạt
được những kết quả nhất định: có 949 công chức được cử đi đào tạo, bồi
dưỡng, trong đó:

STT Nội dung ĐTBD
1

Quản lý nhà nước

2

Nghiệp vụ công
tác Đảng
3
Nghiệp vụ công
tác MTTQ và
Đoàn thể
Tổng số

Số lượng
công chức
489

Thời gian học Số lớp
(tiết)
216
28

Kinh phí


330

136

25

434.900

130

88

19

375.200

949

440

72

1.443.850

633.750

Nguồn: Phòng Nội vụ UBND Quận Cầu Giấy
Sinh viên: Lê Phương Thảo


Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

- Năm 2012 đạt được những kết quả sau đây:
STT Nội dung ĐTBD
1

Quản lý nhà nước

2

Nghiệp vụ công
tác Đảng
3
Nghiệp vụ công
tác MTTQ và
Đoàn thể
Tổng số

Số lượng
công chức
381

Thời gian học Số lớp
(tiết)
165

31

Kinh phí

274

171

25

483.570

145

87

17

341.215

800

423

73

1.457.650

632.865


Nguồn: Phòng Nội vụ UBND Quận Cầu Giấy
- Năm 2013, bám sát nhiệm vụ chính trị và kế hoạch bổi dưỡng công chức,
Quận đã phối hợp với trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thực hiện nghiêm
túc chỉ đạo của Thành phố nên năm 2013 quận đã tổ chức số lớp vượt
mức chỉ tiêu kế hoạch năm.
STT Nội dung ĐTBD
1

Quản lý nhà nước

2

Nghiệp vụ công
tác Đảng
3
Nghiệp vụ công
tác MTTQ và
Đoàn thể
Tổng số

Số lượng
công chức
411

Thời gian học Số lớp
(tiết)
183
32

Kinh phí


282

130

24

584.720

184

122

16

475.210

877

435

72

1.776.580

716.650

Nguồn: Phòng Nội vụ UBND Quận Cầu Giấy
- Năm 2014
STT Nội dung ĐTBD

1

Quản lý nhà nước

2

Nghiệp vụ công
tác Đảng
3
Nghiệp vụ công
tác MTTQ và
Đoàn thể
Tổng số

Số lượng
công chức
422

Thời gian học Số lớp
(tiết)
186
34

Kinh phí

240

182

30


770.105

210

126

23

486.850

872

494

87

1.943.460

686.820

Nguồn : Phòng Nội vụ UBND Quận Cầu Giấy
Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan


Qua những số liệu thống kê các năm trên, có thể nhận thấy rằng, nhìn chung, số
lượng công chức được đào tạo có xu hướng ổn định. Những nội dung có số
lượng công chức tham gia học nhiều nhất là lớp công tác tiếp dân, khiếu nại… là
những lớp ĐTBD nghiệp vụ Quản lý Nhà nước. Đó là những nội dung ĐTBD
sát sao với yêu cầu thực tế: chất lượng công vụ. Sự đầu tư về kinh phí cho hoạt
động ĐTBD mỗi năm mỗi tăng, chứng tỏ có sự quan tâm, chú trọng của các cấp
về hoạt động ĐTBD là rất lơn.
Nhìn chung, việc tổ chức thực hiện các chương trình, nội dung ĐTBD được tiến
hành một cách bài bản theo đúng quy định. Chất lượng các lớp bồi dưỡng ngày
càng được nâng lên, đạt 85- 90% yêu cầu.
III. Đánh giá về công tác ĐTBD công chức của Quận Cầu Giấy- thành phố
Hà Nội.
1. Những mặt đạt được.
Muốn xây dựng đội ngũ công chức vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm
chất đạo đức tốt và thành thạo về kỹ năng chuyên môn, trước hết phải thực hiện
tốt công tác ĐTBD, lấy chính sách ĐTBD làm trung tâm. Nhận thức được điều
này nên dù ở trong hoàn cảnh nào, quận Cầu Giấy cũng luôn đặt ĐTBD là
nhiệm vụ hang đầu. Nhờ có sự quan tâm đó mà thời gian vừa qua, hoạt động
ĐTBD ở UBND Quận Cầu Giấy đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Chất lượng đội ngũ công chức không ngừng được nâng cao, kỹ năng nghề
nghiệp ngày càng được hoàn thiện. Hiện nay, số lượng công chức có trình độ
chuyên môn từ Đại học trở lên chiếm đa số. Nhờ có sự quan tâm, công chức ở
UBND Quận Cầu Giấy hiện nay đang tích cực học tập để nâng cao hơn nữa
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Bên cạnh quan tâm ĐTBD trình độ
nghiệp vụ, UBND Quận còn quan tâm đến công tác bồi dưỡng lý luận chính trị
cho công chức. Bản lĩnh chính trị vững vàng là cái gốc để thực hiện tốt nhiệm vụ
QLNN. Và điều đáng mừng là phần lớn công chức tại Quận đã được đào tạo bồi
dưỡng lý luận chính trị trình độ sơ cấp trở lên. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận.
Điều đó cho thấy rằng, những công chức ở đây về cơ bản đáp ứng tốt những yêu

cầu, nhiệm vụ thực hiện tốt vị trí công việc được giao, đáp ứng được tiêu chuẩn
ngạch công chức và chức danh.
Bên cạnh đó, UBND Quận thường xuyên theo dõi và có sự đổi mới trong quá
trình lập, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng. Công tác ĐTBD công chức của UBND Quận được thực hiện và đảm
bảo dựa trên việc xác định và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTBD
tương đối chặt chẽ, hợp lý, hợp logic.

Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

Việc thực hiện đánh giá kế hoạch ĐTBD đề ra hằng năm đều đạt chỉ tiêu về số
lớp, đảm bảo đúng đối tượng đi học, thời gian mở lớp, số người tham gia học
các lớp đảm bảo tương đối như bản đăng ký.
Nhu cầu ĐTBD bước đầu đã được đáp ứng một cách thiết thực làm tăng thêm
phong trào học tập của công chức. Phương pháp giảng dạy được chuyển sang
hướng đối ngoại trực tiếp tạo sự hứng thú cho người học.
2. Những tồn tại.
Có được những kết quả tốt đẹp như trên là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời
của lãnh đạo Quận, sự cố gắng của những người làm công tác ĐTBD ở quận,
các cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên và những công chức được cử đi ĐTBD.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm ấy, công tác ĐTBD tại UBND Quận Cầu
Giấy cũng đang còn tồn tại một số hạn chế:
Thứ nhất, Xác định nhu cầu đào tạo chưa được khách quan , đôi lúc còn thiếu

chính xác: Khi xác định nhu cầu đào tạo các chuyên viên của phòng Nội vụ chưa
thật sự đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu học tập của từng cá nhân công chức. Mặc dù
trên thực tế khi xác định nhu cầu cho cả UBND Quận, Sở Nội vụ có gửi công
văn về để UBND Quận đăng kí, nhưng việc làm này chỉ mang tính chất hình
thức. Bởi một phần danh sách đã được vạch sẵn từ trước, một phần do công tác
đánh giá thực chất trình độ và năng lực chuyên môn của công chức qua hoạt
động thực tiền để lên kế hoạch ĐTBD chuyên sâu, hoặc nâng cao những kiến
thức mà họ được đào tạo trong nhà trường. Vì thế, vấn đề ĐTBD công chức
mang định hướng “ cung” mà chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề “ cầu”.
Nghĩa là ta có gì thì ĐTBD cái ấy; chứ chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực
tế, từ sự cần thiết của việc nâng cao kỹ năng thực hiện công việc của công chức.
Thứ hai, các nội dung, chương trình ĐTBD còn có phần chồng chéo, trùng lặp,
thực hành còn chưa tập trung nhiều mà mới chỉ chú trọng đến lý thuyết. Có một
vài lĩnh vực chưa được đề cập sâu và còn ít kiến thức thực tiễn. Vấn đề mở các
lớp ĐTBD theo chuyên đề còn nhiều hạn chế; chưa quan tâm nhiều đến đào tạo
kiến thức quản lý nhà nước, gây ra mất cân đối giữa các nội dung đào tạo, một
số nội dung khác còn chiếm phần lớn.
Thứ ba, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động ĐTBD còn yếu kém và lạc hậu.
Ví dụ như trụ sở trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận Cầu Giấy do được xây
dựng từ khá lâu nên thiết kế còn những bất cập như: sức chứa của hội trường
còn có hạn so với yêu cầu của thực tế, khu vực để xe của học viên quá chật.
Ngoài ra, việc bố trí, sắp xếp các khóa học còn chưa hiệu quả. Nhiều lớp có quá
đông học viên như năm 2014 có lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng có 450 học
viên mà chỉ gói trọn trong 2 lớp học, lớp bồi dưỡng văn hóa có 220 học viên gói
gọn trong một lớp học. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự tiếp thu, trao
Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

đổi kiến thức giữa người dạy và người học. Một số trang thiết bị công nghệ phục
vụ giảng dạy đã được đầu tư từ nhiều năm trước, do vậy, đã trở nên lạc hậu và
kém chất lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Đội ngũ giảng viên chủ yếu
là từ trung tâm chính trị, nên dạy chỉ mang tính lý thuyết mà thiếu đi thực tiễn
do các giảng viên cũng chưa được liên hệ thực tiễn hành chính nhiều và chưa
được chú trọng bồi dưỡng phát triển về chuyên môn cũng như về phương pháp
đào tạo.
Thứ tư, do đòi hỏi về công việc và thời gian nên nhiều công chức được cử đi
học vẫn chưa thực sự chú tâm, tập trung cho việc học tập nên kết quả chưa cao.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ về điều kiện kinh phí cho học viên chưa cao cũng ảnh
hưởng lớn đến chất lượng tham gia lớp học. Ngoài ra, có một số công chức đang
chạy theo bằng cấp mà không quan tâm đến trình độ thực tế của bản thân, học
chỉ để có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn theo quy định hoặc để thi nâng ngạch lương
nên chất lượng học tập và tham gia học tập còn hời hợt và chưa đạt được kết quả
như mong đợi.
Thứ năm, công tác giảng dạy còn chưa cập nhật nhanh chóng, kịp thời về nội
dung do tình hình xã hội phát triển và thay đổi từng ngày. Trong khi nhiều nội
dung đã không còn phù hợp với tình hình thực tế cảu địa phương, của hoạt động
tại UBND Quận và đất nước.
Thứ sáu, đó là việc đánh giá chất lượng của công chức sau khi đi học chưa thật
sự được chú trọng và hoạt động chưa được hiệu quả. Mẫu đánh giá luôn chung
chung và chưa có sự đánh giá cụ thể, đúng với thực tế mà học viên nhận được.
Đại đa số chỉ đánh giá công chức được cử đi học là tốt, có cố gắng nhưng chưa
đánh giá hết học viên đó đi học có hiệu quả không? Nội dung tiếp thu có nhiều
hay không dẫn đến tình trạng cứ đi học là đạt yêu cầu. Đánh giá còn mang tính
hình thức và chưa có sự quan tâm đúng mức.

Cuối cùng là chưa thành lập được các lớp bồi dưỡng về kỹ năng cần thiết như:
kỹ năng giao tiếp hành chính, nghiệp vụ văn phòng, văn hóa đạo đức của người
công chức….
3. Nguyên nhân của những hạn chế.
Những mặt còn tồn tại ở trên trong công tác ĐTBD công chức tại UBND
Quận Cầu Giấy xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác ĐTBD còn chậm ban hành,
sửa đổi, đội ngũ cán bộ làm công tác này còn chưa quan tâm đúng mức tới
vấn đề quy hoạch, quản lý. Vì vậy ảnh hưởng không hề nhỏ tới chương
trình ĐTBD của Quận. ĐTBD công chức còn mang tính thụ động, chủ
yếu là thực hiện khi có quyết định, công văn của cấp trên. Về phía bản
thân công chức, việc học tập còn mang tính thụ động, một bộ phận còn
Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

thiếu ý thức phấn đấu, còn có tư tưởng “ chạy theo bằng cấp” mà chưa coi
trọng việc nâng cao trình độ bản thân khiến công tác ĐTBD mất đi hiệu
quả của nó.
- Công tác ĐTBD vẫn còn chưa có một lộ trình chi tiết, khoa học. Mọi hoạt
động, quá trình tiến hành thực hiện mang tính thụ động, rặp khuôn, chưa
tìm được phương pháp sắp xếp lên lịch phù hợp, dễ bị nhầm lẫn, chồng
chéo nhau.
- Điều kiện kinh tế cho hoạt động ĐTBD còn ít, chưa cỏ đủ sự hỗ trợ cả về
thời gian lẫn vật chất cho người đi học. Nhiều công chức đi học nhưng

vẫn phải hoàn thành công việc tại cơ quan, rất khó khan trong việc sắp
xếp thời gian, dẫn đến hiệu quả cả đi học và cả đi làm đều không tốt.
Với những tồn tại trên, để có thể tổ chức các lớp ĐTBD công chức có hiệu
quả cao, quận cần phải có những biện pháp và đặc biệt là phòng Nội vụ quận
phải có ý kiến, tham mưu, đề xuất những giải pháp thực tế và hữu hiệu cho
lãnh đạo UBND Quận xem xét, thông qua.

Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC Ở
UBND QUẬN CẦU GIẤY
I, Phương hướng, kế hoạch đào tạo , bồi dưỡng công chức tại UBND Quận
Cầu Giấy năm 2015:
Thực hiện quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt “ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai
đoạn 2011- 2015” , trong năm 2015, UBND Quận Cầu Giấy tiếp tục nâng cao
trình độ, phát triển năng lực công chức hành chính làm việc tại UBND Quận,
Phòng Nội vụ kết hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận xây dựng kế
hoạch ĐTBD năm 2015.
Theo công văn số 860/UBND-NV ngày 25/09/2014, các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng công chức năm 2015 dự kiến được tổng hợp trong bảng sau:
STT


Nội dung ĐTBD

A

Các lớp ĐTBD mở tại Quận

1
2
3
4
5

Về
chuyên
môn
QLNN

6
7
8
9
10
11

Về
nghiệp
vụ

Lớp tập huấn về công

tác tiếp dân, khiếu nại
Lớp bồi dưỡng chính
sách dân số
Bồi dưỡng quản lý văn
hóa
Bồi dưỡng quản lý đất
đai
Tập huấn công tác
LĐTBXH
Bồi dưỡng công tác y
tế
Bồi dưỡng công tác
phổ biến Luật
Bồi dưỡng công tác tư
pháp
Nghiệp vụ công tác
Đảng
Nghiệp vụ quản lý tài
chính- kế toán
Bồi dưỡng nghiệp vụ
MTTQ, Đoàn thể
Các lớp phát sinh do
nhu cầu thực tế

12

Khác

B
13


Cử đi ĐTBD tại TW, TP mở
Chủ tịch HĐND &
Bồi
UBND cấp Phường
dưỡng
Phó chủ tịch HĐND
theo
& UBND cấp

14

Sinh viên: Lê Phương Thảo

Số công chức tham
gia
(lượt người)
Công chức
Công
tại Quận
chức
khác
20
160

Thời gian
ĐTBD
(ngày)

Số lớp


Kinh phí
(đơn vị: 1000
đồng)

2

2

33.000

1018

0

2

4

1.175.000

123

21

1

1

16.335


150

150

2

3

61.535

1

1

44.240

200
560

50

2

2

96.430

170


50

1

1

22.630

0

65

2

1

30.380

470

1231

23

25

998.213

0


140

2

1

29.840

1234

348

15

13

394.115

300

70

0

8

0

8


Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chức
danh
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

phường
Trưởng phòng và
tương đương
Đào tạo Cao cấp CT-HC hệ
lý luận tại chức
chính
Cao cấp CT-HC hệ
trị
tập trung
Trung cấp CT-HC hệ
tập trung
Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn
ngạch công chức:

Ngạch chuyên viên cao cấp
Bồi
Nghiệp vụ công tác
dưỡng
tổ chức
kiến
Nghiệp vụ công tác
thứ
kiểm tra
nghiệp Nghiệp vụ công tác
vụ
tuyên giáo
công
Nghiệp vụ công tác
tác
VP cấp Ủy
Đảng,
Nghiệp vụ công tác
đoàn
dân vận
thể
Nghiệp vụ khác

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan
0

13

0


7

0

10

0

8

0

3
9
5
4
8
5
15

Nguồn : Phòng Nội vụ UBND Quận Cầu Giấy
Trong đó dự kiến số lượng nội dung và lớp học như sau:
- Bồi dưỡng công tác Quản lý Nhà nước : 18 nội dung, 26 lớp.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng : 12 nội dung và 25 lớp.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác MTTQ và đoàn thể : 9 nội dung và 12 lớp
Với quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao năm 2015, Quận sẽ chủ
động triển khai tổ chức thực hiện nội dung chương trình ĐTBD công chức theo
đúng tiến độ và hướng dẫn của Thành phố đã ban hành, đảm bảo hiệu quả.

II. Một số đề xuất, kiến nghị.

Để giúp Quận có thể hoàn thành tốt hơn các mục tiêu và nâng cao chất lượng
đội ngũ công chức tại quận nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, em xin đưa
ra một số kiến nghị, đề xuất như sau:
1. Thực hiện tốt các khâu trong quy trình đào tạo, bồi dưỡng.
- Khi xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng: cần đi sâu, đi sát và nắm bắt
được nhu cầu thực tế xuất phát từ bản thân của mỗi người công chức. Cần
nghiêm túc đánh giá chất lượng công chức và thường xuyên để tìm hiểu
thực trạng, tìm ra những hụt hẫng khi thực thi công vụ của đội ngũ công
chức, từ đó xây dựng khóa học để bổ sung kỹ năng cho họ. Có thể sử
dụng một số phương pháp như: trực tiếp phỏng vấn từng cá nhân, phát
phiếu điều tra, làm bài kiểm tra năng lực, phát phiếu xem xét nguyện vọng
Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-

-

-

2.

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan

học tập của công chức. Xác định nhu cầu ĐTBD chính là nền tảng để hoạt
động ĐTBD có thể thực hiện một cách hiệu quả.

Lập kế hoạch ĐTBD: Quận cần phải có lịch trình cụ thể, khoa học và
mang tính đổi mới hằng năm, đầu tư nguồn lực và thời gian hơn nữa phục
vụ hoạt động ĐTBD .
Khi tiến hành thực hiện: Cần xây dựng nội dung ĐTBD bám sát thực tế,
quan tâm hơn nữa đến đội ngũ cán bộ chuyên trách biên soạn nội dung
đào tạo.
Công tác đánh giá: Đánh giá phải được tiến hành thường xuyên trong suốt
quá trình tổ chức lớp học ĐTBD để nhanh chóng phát hiện những nhân tố
thiếu tính tích cực, những sai sót trong công tác tổ chức, thực hiện. Từ đó
đưa ra cách thức giải quyết kịp thời. Đồng thời, khi xây dựng tiêu chí
đánh giá, cần phải cụ thể, rõ rang chứ không mang tính chung chung.
Công tác đánh giá phải được chú trọng hơn nữa, đồng thời, đánh giá phải
khách quan, công bằng và đúng thực tế để quá trình ĐTBD luôn đạt hiệu
quả cao nhất.
Tăng cường hơn nữa hoạt động ĐTBD mảng Tiếng Anh, Tin học và
các kỹ năng cần thiết.

Chúng ta đang bước vào nền kinh tế tri thức với sự xuất hiện và được sử
dụng phổ biến các công nghệ hiện đại. Điều này đòi hỏi đội ngũ công chức
cần phải năng động, sang tạo và nhiệt tình để hiệu quả công việc được tốt
hơn, phục vụ nhân dân và tham gia hội nhập. Chính vì vậy, vai trò của Tiếng
Anh, tin học và các kỹ năng khác là vô cùng cần thiết. Mặc dù đội ngũ công
chức tại UBND Quận Cầu Giấy có trình độ Tiếng Anh và Tin học chiếm tỷ lệ
cao, nhưng còn có một bộ phận còn chưa có. Hơn nữa, khi hội nhập, chúng ta
phải cạnh tranh với các nền hành chính tiên tiến nên bồi dưỡng các kỹ năng
khác là vô cùng quan trọng. Tiêu biểu như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm
chủ thời gian làm việc hiệu quả, nhanh chóng, kỹ năng tiếp dân…
3. Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng chính trị
Quận.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện các

hoạt động ĐTBD của UBND Quận. Do vậy, nâng cao năng lực hoạt động của
Trung tâm là một trong những nhiệm vụ thiết thực để hoạt động ĐTBD đạt hiệu
quả cao.
- Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất.
Hiện nay, cơ sở vật chất tại Trung tâm đã khá cũ kĩ, các trang thiết bị không còn
mới. Cho nên UBND Quận cần xem xét đầu tư sửa sang nâng cấp các phòng học
và mua thêm những thiết bị dạy học mới (máy chiếu,máy tính, loa, micro..), các
Sinh viên: Lê Phương Thảo

Lớp: KH12NS1


×