Tải bản đầy đủ (.doc) (178 trang)

Dịch vụ nước sạch cho người dân trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THÚY HÀ

DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THÚY HÀ

DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ

: 60.62.01.15



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI THANH CÚC

HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Người thực hiện luận văn

Nguyễn Thúy Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page i



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn, tôi đã nhận
được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các thầy, các cô, các đơn vị, gia đình và bạn
bè về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo PGS.TS Mai Thanh Cúc, trưởng Bộ môn Phát triển nông thôn, là thầy
giáo hướng dẫn của tôi, đã tận tình đóng góp ý kiến quý báu, động viên giúp đỡ
tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh bản luận
văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Trần Đình Thao, trưởng khoa Kinh tế và PTNT, đã giúp đỡ tôi được
bảo vệ luận văn trước hội đồng; các thầy cô trong bộ môn PTNT, khoa Kinh tế và
phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm để tôi có thể nghiên cứu nội dung đề tài.
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế và PTNT, Trung tâm nước
sạch và VSMT Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân trọng cảm ơn phòng kinh tế, phòng TNMT huyện Đông Anh,
UBND xã Hải Bối và xã Liên Hà, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh cùng Xí
nghiệp kinh doanh nước sạch Đông Anh, BQL Dự án Công ty TNHH MTV nước
sạch Hà Nội và người dân của ba xã huyện Đông Anh đã cộng tác và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại địa phương.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp. Để có được kết quả ngày hôm nay, một phần do sự nỗ lực cố
gắng của bản thân nhưng phần lớn là do công lao của gia đình bố mẹ, anh chị
em, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện để tôi an tâm học
tập và
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2015
Tác giả


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page ii


Nguyễn Thúy Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 0
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ ......................................................... ix
1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................
1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................
3
1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................
3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .........................................................................................

3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................
3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................
4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH....... 5
2.1 Cơ sở lý luận về dịch vụ cung cấp nước sạch ............................................. 5
2.1.1 Một số khái niệm......................................................................................
5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 3


2.1.2 Vai trò của dịch vụ cung cấp nước sạch đối với đời sống người dân .... 16
2.1.3 Nội dung của dịch vụ cung cấp nước sạch............................................. 18
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp nước sạch ....................
23
2.2 Cơ sở thực tiễn về dịch vụ cung cấp nước sạch ........................................
29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 4


2.2.1 Kinh nghiệm dịch vụ cung cấp nước sạch trên thế giới......................... 29

2.2.2 Kinh nghiệm về dịch vụ cung cấp nước sạch ở Việt Nam .................... 32
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 40
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................... 40
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên .................................................................................. 40
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................... 45
3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 56
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................... 56
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin .............................................................
57
3.2.3 Phương pháp xử lý tài liệu và phân tích thông tin ................................. 58
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 59
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 61
4.1 Thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ nước sạch trên địa bàn huyện .. 61
4.1.1 Các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn.......................................... 61
4.1.2 Tổng hợp hoạt động của các đơn vị kinh doanh dịch vụ cung cấp nước
sạch trên địa bàn huyện. ..................................................................................
67
4.1.3 Giá cung cấp dịch vụ nước sạch và chất lượng nước trên địa bàn huyện..
68
4.1.4 Thực trạng sử dụng dịch vụ nước sạch của người dân .......................... 70
4.1.5 Đánh giá hiệu quả dịch vụ cung cấp nước sạch tại huyện Đông Anh ... 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 5


4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch trên
địa bàn Huyện

....................................................................................................... 88
4.2.1 Yếu tố từ môi trường tự nhiên ............................................................... 88

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 6


4.2.2 Yếu tố từ nguồn cung ............................................................................. 89
4.2.3 Yếu tố từ người dân sử dụng nguồn nước sạch ..................................... 92
4.2.4 Các yếu tố từ chủ trương, chính sách của Nhà nước ............................. 94
4.3 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước
sạch cho người dân huyện Đông Anh.
.................................................................... 97
4.3.1 Giải pháp về công nghệ cấp nước, quản lý các công trình cấp nước..... 97
4.3.2 Giải pháp đối với môi trường kinh doanh nước sạch trên địa bàn huyện 98
4.3.3 Giải pháp về hoạt động quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực cung cấp
nước sạch .........................................................................................................
99
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 100
5.1 Kết luận ................................................................................................... 100
5.2 Khuyến nghị ............................................................................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 5



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên ký hiệu

Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BQ

Bình quân

BYT

Bộ Y tế

CN – TTCN&XD

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng

CNH

Công nghiệp hóa

Đất NN

Đất nông nghiệp


Đất TN

Đất tự nhiên HĐH

Hiện đại hóa HTX

Hợp

tác xã
KCN

3

Khu công nghiệp m /ngđ

Mét khối/ngày đêm LĐNN

Lao

động nông nghiệp NSNN

Ngân

sách Nhà nước NTM

Nông

thôn mới
Nxb

ODA
thức TNHH MTV
TNMT

Nhà xuất bản
Nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính
Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
Tài nguyên môi trường

SH

Sinh hoạt

UBND

Ủy ban nhân dân

UNICEF

Quỹ nhi đồng thế giới

USD

Đô la Mỹ

VNĐ

Việt Nam Đồng VSMT
Vệ sinh môi trường


WB

Ngân hàng thế giới

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các giá trị tiêu chuẩn của nước sạch ................................................ 8
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho điểm dân cư ........................... 17
Bảng 2.3 Phân cấp quản lý vận hành các công trình cấp nước tập trung ....... 22
Bảng 2.4: Khung giá nước quy định ............................................................... 28
Bảng 3.1: Tình hình biến động đất đai của huyện Đông Anh qua các năm ... 44
Bảng 3.2: Cơ sở hạ tầng trang thiết bị của huyện Đông Anh trong giai đoạn
2011 – 2013 .....................................................................................................
48
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh huyện Đông Anh các năm 2011 – 2013 .
50
Bảng 3.4: Tình hình dân cư và lao động huyện Đông Anh các năm 2011 –
2013 .................................................................................................................
54
Bảng 4.1: Tình hình cung cấp nước sạch của Xí nghiệp trên địa bàn huyện
Đông Anh năm 2013 ....................................................................................... 64

Bảng 4.2: Tình hình cung cấp nước sạch của Nhà máy trên địa bàn huyện
Đông Anh năm 2013 ....................................................................................... 66
Bảng 4.3: Tổng hợp các công trình kinh doanh dịch vụ nước sạch................ 67
trên địa bàn Huyện ..........................................................................................
67
Bảng 4.4: Bảng giá nước sinh hoạt năm 2009 đến 2013 ................................ 68
Bảng 4.5: Bảng giá nước sinh hoạt nâng theo lộ trình.................................... 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page vii


Bảng 4.6: Tổng hợp số liệu về tình hình sử dụng nguồn nước tại các xã thuộc
huyện Đông Anh năm 2012. ........................................................................... 71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page vii


Bảng 4.7: Kết quả kinh doanh trên địa bàn huyện Đông Anh, Sóc Sơn qua các
năm của Xí nghiệp .......................................................................................... 75
Bảng 4.8: Mức độ chấp nhận giá bán nước của nhóm đối tượng dùng nước . 81
Bảng 4.9: Mức độ hài lòng của người dân về chất lượng nước...................... 83
Bảng 4.10: Tình hình sức khỏe người dân qua một số bệnh tật liên quan
đến nước sạch
......................................................................................................... 84

Bảng 4.11: Tổng hợp mức độ chấp nhận dịch vụ cung cấp nước của người
dân86
Bảng 4.12: Mức sử dụng nước sạch thay đổi khi giá tăng.............................. 93
Bảng 4.13: Hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch của Huyện ........ 96

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 8


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Dây chuyển công nghệ cấp nước sử dụng nước ngầm .................. 21
Sơ đồ 2.2: Dây chuyển công nghệ cấp nước sử dụng nước mặt ..................... 21
Sơ đồ 2.3 : Phân cấp quản lý và giám sát các công trình cấp nước ................ 35
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Đông Anh – Hà Nội .............................. 41
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế năm 2013 ............................................................ 51
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu lao động của Đông Anh biến đổi qua các năm .............. 53
Biểu đồ 4.1: Các nguồn nước hiện đang sử dụng tại huyện Đông Anh ......... 72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 9


1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch một nhu cầu cơ bản và quan trọng trong đời sống hàng ngày
của con người. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, vai trò của nước sạch đối với

sự sống trên trái đất càng được khẳng định và đang trở thành đòi hỏi bức
bách đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, cũng như sự phát triển văn
minh của xã hội loài người. Nền kinh tế phát triển, dân số thế giới cũng
không ngừng tăng cao, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
vận tải... phát triển mạnh khiến nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng, nhất là
đối với người dân đang sinh sống tại các nước đang và kém phát triển.
Theo báo cáo của Quỹ nhi đồng thế giới (Unicef) và Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) thì hiện nay có đến 2,6 tỷ người trên trái đất (chiếm 40% dân số thế
giới) thiếu những điều kiện vệ sinh cơ bản, và hơn 1 tỷ người đang sử
dụng nguồn nước không an toàn cho sức khỏe. Theo một nghiên cứu của Liên
Hợp Quốc: từ năm 2002 đến năm 2025, trên thế giới, cứ 3 người thì có một
người bị đe dọa vì thiếu nước ngọt.
Ở Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề cung cấp nước sạch đã
được chú ý và cải thiện rất nhiều, tuy nhiên do nhu cầu sử dụng nước
3

tăng mạnh (từ 79,61 tỷ m /năm vào năm 2000 có thể lên đến vài trăm tỷ
3

m /năm vào những thập niên đầu thế kỷ 21), tỉ lệ dân số sử dụng nước
không đúng tiêu chuẩn vẫn còn rất cao và xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là các
khu vực nông thôn trên cả nước. Việt Nam là một nước nông nghiệp, tỉ lệ dân
cư sống ở khu vực nông thôn có khoảng 61.488.000 triệu người, chiếm
khoảng 70% dân số cả nước (Theo báo cáo của cục thống kê năm 2010).
Sử dụng nước sạch ở nông thôn đang trở thành vấn đề quan trọng, cấp bách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 1



trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước nói
chung và thành phố Hà Nội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 2


nói riêng. Ở khu vực nông thôn, tình trạng cấp nước sạch trở nên quan trọng
hơn hết. Mặc dù nhiều huyện của thành phố Hà Nội đã được Nhà nước
kết hợp với người dân đầu tư xây dựng các công trình xử lý và cấp nước sạch
nhưng hiệu quả đạt được không nhiều. Chẳng hạn, tại huyện Đông Anh, dù
đã hoàn thành dự án đầu tư cấp nước cho xã Hải Bối và khu vực còn lại của xã
Kim Chung, Võng La, Đại Mạch, nhưng tỷ lệ dân số được cung cấp và sử
dụng nước sạch cũng chỉ đạt 44,4% (năm 2012). Hay như huyện Sóc Sơn mới
chỉ có 3/26 xã, huyện Ứng Hòa mới có 10% dân số được sử dụng nước
sạch… Nguồn nước để cung cấp cho sinh hoạt ở nông thôn chủ yếu được khai
thác từ dưới đất bằng hình thức giếng đào, giếng khoan… Trong mùa mưa,
nhiều vùng vẫn sử dụng nước mưa, đựng trong các bể chứa, chum, vại như là
một nguồn cung cấp nước quan trọng. Hơn 3/4 số dân ngoại thành đang phải
dùng nước mưa, giếng khoan và giếng đào. Nguồn nước tự khai thác này ngày
càng không bảo đảm do ô nhiễm môi trường và biện pháp khai thác thiếu vệ
sinh. Kết quả điều tra mới đây cho thấy, chỉ 11% dân số nông thôn sử dụng
nước giếng đào hợp vệ sinh; có đến 6.662/18.351 mẫu nước ngầm lấy
từ giếng khoan gia đình ở 174 xã, thị trấn của 12 huyện trên địa bàn Hà Nội
mở rộng bị nhiễm asen vượt quá nồng độ cho phép, hàm lượng thạch tím
trong nước cao (0,01mg/l)... (13)
Đông Anh là một huyện nằm sát trung tâm thành phố Hà Nội, đang trở

thành khu vực trọng điểm về kinh tế - xã hội của thủ đô. Mặc dù trong những
năm qua, huyện đã được thành phố đầu tư các dự án cấp nước sạch phục
vụ nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt của người dân nhưng tỉ lệ dân số
được sử dụng nước sạch còn thấp, nhiều xã vẫn còn đang dùng những nguồn
nước bị ô nhiễm. Hiện nay mới có khoảng 38% dân số được sử dụng dịch vụ
nước sạch. (14). Với con số như vậy cho thấy sự không phù hợp so với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 3


tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa của huyện Đông Anh. Để có
những định hướng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 4


đầu tư đúng đắn và có hiệu quả của dịch vụ cung cấp nước sạch cho
người dân trên địa bàn huyện Đông Anh, chúng ta cần đánh giá chính xác
tình hình cung cấp, công tác quản lý nhà nước; nhu cầu và mức độ chi trả
của người dân khi sử dụng dịch vụ nước sạch… Đảm bảo cung cấp nước
sạch đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân có vai trò hết sức quan
trọng trong công tác chăm lo sức khỏe cộng đồng, đảm bảo sự phát triển xã
hội bền vững, đặc biệt là đối với một huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế
và mở rộng quy mô đầu tư lớn như Đông Anh. Xuất phát từ thực tiễn cấp

bách đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Dịch vụ nước sạch cho người
dân trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Từ thực trạng dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện
Đông Anh và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ nhằm đưa ra những giải pháp
nâng cao chất lượng dịch, và khả năng tiếp cận dịch vụ dễ dàng hơn cho người
dân trên địa bàn Huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ cung cấp nước sạch;
- Đánh giá thực trạng dịch vụ cung cấp nước sạch của các công trình cấp
nước trên địa bàn huyện Đông Anh;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các công trình
cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố
Hà Nội;
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Đông Anh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 5


- Các hộ dân trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế


Page 6


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
Đề tài tiến hành nghiên cứu tình hình cung cấp nước sạch trên phạm vi
huyện Đông Anh, Hà Nội. Trong đó, khi tiến hành đánh giá chất lượng hoạt
động cung cấp nước sạch của các công trình cấp nước, chúng tôi tập trung vào
các hộ dân thuộc các xã:
+ Xã Liên Hà: sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch từ công trình cấp
nước Đại Vỹ;
+ Xã Hải Bối: sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch từ dự án cấp nước
nhà máy nước Bắc Thăng Long;
+ Xã Nguyên Khê: sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch của XN Kinh
doanh nước sạch Đông Anh
- Phạm vi thời gian:
+ Các số liệu, thông tin được sử dụng cho việc đánh giá thực trạng cung
cấpnước sạch trên địa bàn huyện Đông Anh được thu thập từ năm 2008 –
2013;
+ Các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao chất lượng cung cấp nước sạch
trên địa bàn Huyện có thể áp dụng cho những năm 2013 – 2020.
-

Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng dịch vụ cung cấp nước sạch

trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội; các yếu tố ảnh hưởng trong dịch vụ của
nhà quản lý cũng như trong việc sử dụng nước sạch của người dân; các giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho

người dân trong thời gian tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 7


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH
2.1 Cơ sở lý luận về dịch vụ cung cấp nước sạch
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về nước và nước sạch
Nước ở trạng thái lỏng là một dạng chất liệu giúp cho mọi sự sống trên
địa cầu. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi những tế bào chứa ít nhất
60% nước.
Nước ở dạng tinh khiết là chất lỏng không mầu, không mùi vị, trong
thực tế hầu như không gặp nước ở dạng tinh khiết. Tùy điều kiện môi
trường và nguồn xuất xứ, nước thường chứa các khoáng hóa, các hợp chất vô
cơ, hữu cơ và vi sinh vật ở dạng hòa tan, dạng keo, lơ lửng hoặc không tan. Sự
tồn tại những hợp chất trong nước tạo nên những đặc trưng về chất lượng
của nước thiên nhiên. Nước bị coi là nhiễm bẩn khi hàm lượng các chất
ngoại lai quá lớn (vượt quá giới hạn cho phép) và điều tất yếu là phải xử lý
chúng (làm sạch nước) khi sử dụng cho các mục đích đời sống hay sản xuất.
Nước sạch: theo các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khi
tìm hiểu về nước sạch dùng cho sinh hoạt của con người đều thống nhất với
cách hiểu đó là: “Nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có mùi
vị, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại”. (Tìm hiểu môi trường.
Bradley F.Smith và Eldon Đ.Enger. Nxb LĐ – XH.2008)
Ở Việt Nam, theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch, thì nước sạch là

nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng
làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống thì phải xử lý để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 8


đạt Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định
số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 9


1329/2002/QĐ–BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Và hiện nay
nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy
định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN
02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
Theo đó, nước sạch cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn của 22 chỉ tiêu sau:
1. Màu sắc
- Màu vàng của hợp chất sắt và mangan.
- Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ.
Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Với các
quy trình xử lý như sục khí ozôn, clo hóa sơ bộ, keo tụ, lắng lọc có thể làm
giảm độ màu của nước. Khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ, việc sử
dụng Clo có thể tạo ra chất mới là trihalomethane có khả năng gây ung thư.

2. Mùi vị
- Nước giếng ngầm: mùi trứng thối là do có khí H2S, kết quả của quá
trình phân hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và hòa tan vào mạch
nước ngầm. Mùi tanh của sắt và mangan.
- Nước mặt (sông, suối, ao hồ): mùi tanh của tảo là do sự xuất hiện của
các loại tảo và vi sinh vật. Trong trường hợp này nước thường có màu xanh.
- Nước máy: mùi hóa chất khử trùng (clo) còn dư lại trong nước.
Mùi vị khác lạ sẽ gây cảm giác khó chịu khi dùng nước. Tuỳ theo loại
mùi vị mà có cách xử lý phù hợp như dùng hóa chất diệt tảo trong ao hồ,
keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính,…
3. Độ đục
Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường
do sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật. Nước đục gây cảm giác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 10


×