Tải bản đầy đủ (.doc) (204 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm áo jacket của công ty cổ phần may II hưng yên trên thị trường khu vực đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------***-------------

CAO THỊ THU THỦY

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM ÁO
JACKET CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY II - HƯNG YÊN
TRÊN THỊ TRƯỜNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------***-------------

CAO THỊ THU THỦY

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM ÁO
JACKET CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY II - HƯNG YÊN


TRÊN THỊ TRƯỜNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN HỮU CƯỜNG

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng Tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn này là trung
thực, nghiêm túc, chưa được công bố và sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả

Cao Thị Thu Thủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này tôi đã

nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ của các Thầy Cô giáo trong Khoa kế toán và
Quản trị kinh doanh cùng gia đình và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, các Thầy giáo, Cô giáo trong Bộ
môn Marketing, đặc biệt là thầy PGS.TS.Trần Hữu Cường là người đã dành
thời gian trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần May IIHưng Yên cùng toàn thể Cán bộ công nhân viên của Công ty đã tạo điều kiện
cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết để làm sáng tỏ mục
tiêu nghiên cứu của đề tài.
Cuối cùng tôi muốn dành lời cảm ơn đặc biệt nhất đến gia đình
thân yêu và những người bạn đã cùng đồng hành, động viên tôi trong suốt
chặng đường vừa qua.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Cao Thị Thu Thủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i Lời

cảm ơn


ii Mục lục

iii Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii Danh

mục sơ đồ, hình, biểu đồ

ix

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

3

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA SẢN PHẨM

4

2.1. Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
2.1.1. Các khái niệm

4
4

2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm trong
doanh nghiệp


12

2.1.3. Nội dung năng lực cạnh tranh sản phẩm

14

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm
2.2. Cơ sở thực tiễn

20
29

2.2.1. Giới thiệu về đặc điểm sản phẩm và thị trường của ngành may

29

2.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của các doanh
nghiệp nước ngoài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

32

Page 3


2.2.3. Kinh nghiệm về năng lực cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp
trong nước

36


2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn
3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

38
41

3.1. Đặc điểm thị trường nghiên cứu

41

3.1.1. Đặc điểm của khu vực Đồng Bằng Sông Hồng

41

3.1.2. Đặc điểm của đơn vị nghiên cứu

44

3.2. Phương pháp nghiên cứu

54

3.2.1. Khung nghiên cứu

54

3.2.2. Phương pháp thu thập số liêu

55


3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

56

3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

59

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

60

4.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm áo Jacket của Công ty CP May
II – HY trên thị trường khu vực ĐBSH
4.1.1. Giá bán sản phẩm

60
60

4.1.2. Sự khác biệt về sản phẩm

64

4.1.3. Tập trung hóa thị trường

79

4.1.4. Hợp tác (liên kết)


81

4.1.5. Tổng hợp ý kiến khách hàng về năng lực cạnh tranh sản phẩm áo Jacket
của công ty Cổ phần May II- HY trên trị trường khu vực ĐBSH

85

4.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm áo Jacket của
Công ty cổ phần May II- Hưng Yên

89

4.2. Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm áo Jacket
của công ty Cổ phần May II- HY trên thị trường khu vực ĐBSH

97

4.2.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm áo Jacket của công
ty trên thị trường khu vực ĐBSH

97

4.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm áo Jacket của công ty
trên thị trường khu vực ĐBSH

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

98
Page 4



5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

107

5.1. Kết luận

107

5.2. Một số kiến nghị

108

5.2.1. Kiến nghị với Nhà nước

108

5.2.2. Kiến nghị với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Hiệp hội Dệt
may Việt Nam (Vinatas)

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

111

PHỤ LỤC

113


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

CT

Công ty

DN

Doanh nghiệp

NVL

Nguyên vật liệu

ĐBSH

Đồng Bằng Sông Hồng

PH

Phố Hiến


TL

Thăng Long

HY

Hưng Yên sp

Sản

phẩm

sx

Sản xuất
BHYT

Bảo hiểm y tế BHXH

Bảo hiểm xã hội BHTN

Bảo

hiểm thất nghiệp KPCĐ
phí công đoàn TSCĐ

Kinh
Tài sản

cố định

XK

Xuất khẩu

TĐL

Thái Đăng Long

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


DANH MỤC BẢNG
STT
3.1

Tên bảng

ang

Tr

53

3.2

Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2012 –
2014)
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty (2010 – 2014)


4.1

Tổng hợp chi phí sản xuất áo Jacket trong tháng 4/2014

61

4.2

tính giá thành sản phẩm áo Jacket trong tháng 4/2014

61

4.3

Giá bán sản phẩm áo Jacket ở TT khu vực ĐBSH của công ty và đối thủ

62

4.4

Kết quả phân tích về giá sản phẩm áo Jacket của công ty và đối thủ

63

4.5

Kết quả phân tích về chất lượng áo Jacket của công ty và đối thủ

66


4.6

Danh mục sản phẩm áo Jacket của công ty May II- HY tiêu thụ ở thị

54

trường khu vực ĐBSH
4.7

67

Tình hình tiêu thụ áo Jacket trên thị trường khu vực ĐBSH của công ty
và đối thủ

68

4.8

Kết quả phân tích về kiểu dáng áo Jacket của công ty và đối thủ

69

4.9

Danh mục chủng loại sản phẩm áo Jacket của công ty và đối thủ trên thị
trường khu vực ĐBSH

70


4.10

Kết quả phân tích về chủng loại áo Jacket của công ty và đối thủ

72

4.11

Chiết khấu giá theo số lượng sản phẩm của công ty với đối thủ

75

4.12

Kết quả phân tích về dịch vụ sản phẩm áo Jacket của công ty và đối thủ

77

4.13

Kết quả phân tích về thương hiệu sản phẩm áo Jacket của công ty May
II- HY và đối thủ

4.14

79

Hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên thị trường khu vực ĐBSH
của công ty và đối thủ


82

4.15

Kết quả phân tích về hệ thống phân phối áo Jacket của công ty và đối thủ 85

4.16

Tổng hợp phiếu điều tra về đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm áo
Jacket của công ty và đối thủ cạnh tranh

4.17
4.18

86

Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) của công ty và đối thủ trên thị
trường khu vực ĐBSH

87

Cơ cấu Nguồn vốn của công ty và đối thủ

91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii



4.19 Cơ cấu lao động của công ty và đối thủ

92

4.20 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm áo Jacket trên thị trường khu vực ĐBSH
của công ty và đối thủ

94

4.21 Lợi nhuận từ sản phẩm áo Jacket trên thị trường khu vực ĐBSH của
công ty và đối thủ

96

4.22 Bảng giá quảng cáo trên Google hiển thị tại vị trí Top 3

103

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
STT

Tên sơ đồ, hình, biểu đồ

Trang


Sơ đồ 2.1

Các nội dung chủ yếu của năng lực cạnh tranh sản phẩm

14

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty CP May II- Hưng Yên

49

Sơ đồ 3.2

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty

51

Sơ đồ 4.1

Mạng lưới bán hàng của công ty CP May II- Hưng Yên

84

Hình 3.1

Vị trí địa lý khu vực Đồng Bằng Sông Hồng

44


Hình 3.2

Khung phân tích năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty

55

Hình 4.1

Một vài sản phẩm đổi mới của công ty

74

Hình 4.2

Một góc Hà Nội

79

Biểu đồ 4.1 Thị phần áo jacket của công ty và của đối thủ trên thị trường
khu vực ĐBSH

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

81

Page 9


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù mới thành lập hay đã thành lập
từ lâu, dù mạnh hay yếu muốn tồn tại được đều phải có năng lực cạnh
tranh và lợi thế cạnh tranh về sản phẩm. Những doanh nghiệp có năng lực
cạnh tranh sản phẩm yếu, trong thời gian dài không tạo ra được lợi thế
cạnh tranh sản phẩm ắt sản phẩm đó sẽ ngừng sản xuất hay bị thị trường
đào thải. Ngay cả đối với những doanh nghiệp đã giành thắng lợi, có vị thế
tốt trong cạnh tranh sản phẩm hiện tại thì cũng rất có thể bị bại trong
tương lai nếu không chủ động nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh sản
phẩm của mình.
Công ty Cổ phần May II- Hưng Yên là một công ty mới cổ phần, song
đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường.
Cũng giống như bất kỳ một công ty nào, vấn đề nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm là rất cần thiết. Đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh và hội
nhập như ngày nay tại Việt Nam. Doanh nghiệp đang phải đối diện với những
vấn đề rất khó khăn về công nghệ, năng lực tài chính, đội ngũ lao động, năng
lực quản lý… Thực tế doanh nghiệp đang bộc lộ những hạn chế và khiếm
khuyết trong vấn đề làm thế nào để tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của
mình so với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác trong ngành.
Năng lực cạnh tranh cho sản phẩm là mục tiêu cơ bản của sản
xuất, kinh doanh, có sản phẩm tốt, thương hiệu tốt thì uy tín của nhà sản
xuất mới có chỗ đứng trên thị trường cho sản phẩm của mình và đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình thì các
công ty may mặc trong nước nói chung và công ty Cổ phần May II- Hưng Yên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


nói riêng cần nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển chủng loại, mẫu

mã, bao bì sản phẩm và tăng cường cạnh tranh qua giá sản phẩm, hệ thống
phân phối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


và xúc tiến bán hàng.
Để giải quyết vấn đề trên và đưa sản phẩm áo Jacket của công ty
Cổ phần May II- Hưng Yên vươn lên trong quá trình cạnh tranh và hội nhập,
việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm cạnh tranh cũng
như đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm là rất quan
trọng và cấp thiết. Với tinh thần xây dựng để giúp doanh nghiệp vững bước
phát triển sản phẩm, tác giả đã chọn đề tài nghiên “Nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm áo Jacket của công ty Cổ phần May II- Hưng Yên trên thị
trường khu vực Đồng Bằng Sông Hồng” với hy vọng đóng góp thêm vào việc
nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trong thời kỳ mới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm áo Jacket của công ty Cổ phần
May II- Hưng Yên, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao năng
lực cạnh tranh sản phẩm áo Jacket cho công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực
cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp may nói
riêng.
- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm áo Jacket của
công ty Cổ phần May II- Hưng Yên với một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp
trong ngành ở thị trường Đồng Bằng Sông Hồng.

- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
sản phẩm áo Jacket của công ty Cổ phần May II- Hưng Yên trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm áo Jacket
của công ty Cổ phần May II- Hưng Yên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản
phẩm áo Jacket về: giá bán sản phẩm, sự khác biệt, tập trung hóa thị trường,
hợp tác của công ty Cổ phần May II- Hưng Yên trên thị trường khu vực Đồng
Bằng Sông Hồng.
- Về không gian: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm áo Jacket
tại công ty Cổ phần May II- Hưng Yên và một số đối thủ cạnh tranh chính
trên địa bàn khu vực Đồng Bằng Sông Hồng.
- Về thời gian:
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2013 đến tháng
5/2015. Thời gian lấy số liệu: Sơ cấp: Từ năm 2012- 2014.
Thứ cấp: Năm 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM
2.1. Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh luôn tồn tại không chỉ trong tự nhiên giữa các loài để
dành lấy sự sống, mà cạnh tranh còn diễn ra gay gắt, quyết liệt hơn trong
xã hội loài người. Cạnh tranh diễn ra trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong
lĩnh vực kinh tế. Và cạnh tranh là hoạt động không thể thiếu trong nền
kinh tế thị trường hiện nay. Có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh
Trường phái tư sản cổ điển quan niệm: “Cạnh tranh là một quá
trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên
trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi
thành viên một phần xứng đáng so với năng lực của mình”. Theo quan niệm
này, cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh về giá, vì thế lý thuyết về giá cả gắn
chặt với lý thuyết cạnh tranh ( Nguyễn Xuân Quảng, 2005).
Theo C.Mác “Cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu
thụ để đạt được những lợi nhuận siêu ngạch”(D.Begg, S.Fischer và
R.Dornbusch, 1992).
Theo từ điển kinh doanh của Anh (1992) khái niệm cạnh tranh
được định nghĩa như sau: “Cạnh tranh (competion) là sự ganh đua, sự
kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại
tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Trong

kinh doanh cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ để
giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Có thể nói rằng, mục đích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể là
giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu tố đầu vào, và nâng giá đầu ra sao
cho mức chi phí là thấp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


nhất, lợi nhuận là cao nhất. Cạnh tranh giúp phân bổ các nguồn lực xã hội
một cách tối ưu nhất. Cạnh tranh là yếu tố thúc đẩy quá trình tích lũy và tập
trung tư bản không giống nhau ở các doanh nghiệp. Cạnh tranh còn là môi
trường phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp có khả năng thích nghi
cao, những doanh nghiệp có khả năng thích nghi với điều kiện thị trường
thấp sẽ bị đào thải. Cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực cho sự
phát triển.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam (tập 1), thì: “Cạnh tranh (trong kinh
doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các
thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan
hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ trị trường có lợi
nhất”.
Do cách tiếp cận khác nhau, nên thực tế có nhiều quan niệm khác
nhau về cạnh tranh. Kế thừa các quan điểm của các nhà nghiên cứu theo

tác giả phạm trù cạnh tranh được hiểu: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà
ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật
lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm
lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị
trường có lợi nhất (Nguyễn Xuân Quảng, 2005).
Cạnh tranh hàng hóa là hình thức đấu tranh gay gắt giữa những người
sản xuất hàng hóa dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản
xuất, nhằm giành giật những điều kiện có lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ
hàng hóa.
Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận tối đa, bảo đảm
sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh. Tuy nhiên, điều kiện
của thị trường để thực hiện mục tiêu đó lại có hạn. Do đó, người sản xuất
kinh doanh phải tìm cách giành khách hàng bằng sản phẩm, dịch vụ tốt, giá
cả hợp lý và tạo được uy tín với khách hàng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


Như vậy, cạnh tranh hàng hóa là quy luật khách quan của nền sản xuất
hàng hóa, nền sản xuất càng phát triển, hàng hóa bán ra càng nhiều, số
lượng người tiêu dùng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt, quyết liệt. Kết
quả của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


cạnh tranh sẽ loại dần những hàng hóa kém chất lượng không được

khách hàng chấp nhận và tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của
những hàng hóa có chất lượng tốt. Có thể nói cạnh tranh giữa những người
bán quyết liệt sẽ có lợi hơn cho khách hàng, được sử dụng hàng hóa tốt
với giá rẻ, được nhận những dịch vụ tốt trước, trong và sau bán.
Trong phạm vi của đề tài ta sẽ xem xét tới cạnh tranh hàng hóa chi tiết
hơn
Vai trò của cạnh tranh hàng hóa
Cạnh tranh hàng hóa là động lực cho sự phát triển kinh tế. Một mặt nó
giúp loại bỏ những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, mặt khác nó tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả có cơ hội phát triển.
Cạnh tranh hàng hóa rút ngắn khoảng cách từ sản xuất tới tiêu dùng,
do cạnh tranh ngày càng quyết liệt các doanh nghiệp phải tìm hiểu nghiên
cứu nhu cầu để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh
nhất và hiệu quả nhất. Doanh nghiệp sẽ tm mọi cách để thỏa mãn tốt
nhất nhu cầu của khách hàng.
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí sản xuất sản
phẩm, tăng năng suất nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng,
cũng như cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt với giá rẻ hơn đối
thủ cạnh tranh. Để đạt được mục tiêu, doanh nghiệp buộc phải sử dụng hợp
lý nguyên liệu đầu vào, tránh lãng phí. Đồng thời đổi mới công nghệ sản xuất,
mua sắm dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất chất lượng
sản phẩm. Như vậy, cạnh tranh hàng hóa buộc các doanh nghiệp phải sử
dụng tài nguyên có hiệu quả hơn và phải áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến
vào sản xuất.
Phân loại cạnh tranh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page


10


Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh: cạnh tranh giữa
người bán với nhau, giữa những người mua và người bán và giữa người
mua với người mua.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page

11


Căn cứ vào phạm vi địa lý: cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế
hoặc cạnh tranh giữa các vùng với nhau.
Căn cứ vào phạm vi kinh tế: cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh
tranh giữa các ngành. Ngày nay phát triển cách phân loại trên các nhà kinh
tế học chia thành hai hình thức là cạnh tranh dọc và cạnh tranh ngang.
Cạnh tranh sản phẩm là một bộ phận của cạnh tranh kinh tế, do
vậy những tiền đề xây dựng khái niệm cạnh tranh kinh tế cũng có giá trị
như là những tiền đề để nghiên cứu khái niệm cạnh tranh sản phẩm.
2.1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Khi nói đến khái niệm năng lực cạnh tranh người ta rất khó có thể định
nghĩa chung chung, thông thường định về năng lực cạch tranh thường sẽ
định nghĩa cụ thể hơn về phạm vi cũng như cấp độ.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho
các doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Sức cạnh tranh là khả
năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc

làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Định nghĩa
này đã phản ánh được khái niệm cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc
làm, tăng thu nhập và mức sống nhân dân.
Năng lực cạnh tranh (còn gọi là sức cạnh tranh; Anh: Competitive
Power) là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh
trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của
đồng nghiệp (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2001)
Các cấp độ năng lực cạnh tranh:
Năng lực cạnh tranh thường được nhìn nhận dưới ba cấp độ đó là
năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành (doanh
nghiệp) và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Mỗi cấp độ đều có mối quan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page

12


hệ chặt chẽ với nhau trong đó năng lực cạnh tranh sản phẩm là cốt lõi tạo
nên sức cạnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page

13


tranh của ngành (doanh nghiệp), và tổng hợp lại góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của quốc gia.

Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia: Theo định nghĩa của WEF (1997)
thì: Năng lực cạnh tranh của một quốc gia được hiểu là “sức mạnh thể hiện
trong hiệu quả kinh tế vĩ mô. Đó là năng lực của một nền kinh tế đạt được và
duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tếxã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở chính sách, thể chế bền
vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”
Năng lực cạnh tranh cấp ngành (doanh nghiệp): Năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp dựa trên cơ sở chi phí thấp, sản phẩm tốt, công nghệ
cao. Một nhà sản xuất được gọi là nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh nếu
có khả năng cung ứng sản phẩm chất lượng cao với mức giá thấp hơn so với
đối thủ cạnh tranh (Chu Văn Cấp, 2003).
Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp là tổng
hợp các yếu tố để xác lập vị thế so sánh tương đối hay tuyệt đối, tốc
độ tăng trưởng, phát triển bền vững, ổn định của doanh nghiệp trong mối
quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một môi trường và thị
trường cạnh tranh xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa:Là khả năng đáp ứng nhu
cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính độc đáo hay sự khác
biệt, thương hiệu, bao bì... hơn hẳn so với sản phẩm hàng hóa cùng loại.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa quy định toàn bộ marketingmix khi định giá. Nếu sản phẩm được định vị dựa trên những yếu tố phi
giá cả, thì các quyết định về chất lượng, quảng cáo và phân phối sẽ ảnh
hưởng mạnh mẽ lên giá cả. Nếu giá cả là một yếu tố định vị chính yếu thì
giá cả sẽ ảnh hưởng mạnh lên những quyết định đối với các yếu tố khác của
marketing- mix ( Fairbanks, M.And Lidsay, 2004).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page

14



×