Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Phát triển truyền thông thương hiệu sản phẩm thẻ thông minh của công ty cổ phần thông minh MK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 39 trang )

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển cũng như bùng nổ thông tin như hiện nay,
cạnh tranh càng trở nên gay gắt, việc chỉ tập trung vào tạo ra sản phẩm không phải là yếu tố
duy nhất quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Người tiêu dùng ngày càng có cơ
hội tiếp cận và lựa chọn sản phẩm của nhiều doanh nghiệp do thông tin đến với họ ngày
càng nhiều. Sản phẩm được sản xuất ra với mục đích cuối cùng là đến tay người tiêu dùng,
được người tiêu dùng biết đến. Truyền thông chính là con đường đưa sản phẩm tới người
tiêu dùng. Thông qua truyền thông khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, có được thông tin
về sản phẩm, và ngoài ra còn có thể tác động đến hành vi mua của họ. Truyền thông là một
hoạt động không thể thiếu đối với doanh nghiệp, nhận thấy tầm quan trọng của truyền
thông, công ty cổ phần thông minh MK đã quan tâm đến vấn đề truyền thông thương hiệu,
tuy nhiên hoạt động truyền thông tại công ty chưa thật sự đạt hiệu quả. Chính vì thế, sau
quá trình thực tập tại công ty, nhận thấy những vấn đề mà công ty đang gặp phải, cũng như
nhận thấy sự cần thiết của việc phát triển truyền thông thương hiệu, tôi đã tiến hành nghiên
cứu thực trạng và đề ra những giải pháp để phát triển truyền thông thương hiệu cho công ty
với đề tài: Phát triển truyền thông thương hiệu sản phẩm thẻ thông minh cho công ty cổ
phần thông minh MK.
2. Tính hình nghiên cứu về phát triển truyền thông thương hiệu của các công trình
trước
Những năm gần đây các vấn đề về thương hiệu đang rất được quan tâm, một trong số đó có
phát triển truyền thông thương hiệu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển
truyền thông thương hiệu, một số công trình như sau:
-Cuốn sách Thương hiệu với nhà quản lý của tác giả PGS.TS Nguyễn Quốc Thinh và
Nguyễn Thành Chung.
Cuốn sách đã cung cấp cho người đọc những vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu, trong
đó có lý thuyết về phát triển truyền thông thương hiệu.
-Luận văn Phát triển truyền thông thương hiệu Công ty cổ phần NetNam của tác giả
Nguyễn Minh Tuấn.



Luận văn đã đánh giá được thực trạng hoạt động phát triển truyền thông thương hiệu của
công ty cổ phần Netmam. Từ đó mà tác giả đã đề xuất một số giải pháp khả thi để phát triển
truyền thông thương hiệu của công ty phù hợp với những định hướng phát triển của công ty
trong tương lai. Tuy nhiên những giải pháp mà tác giả đưa ra chưa giải quyết được những
mặt tồn tại mà hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty đang gặp phải.
-Giải pháp đẩy mạnh truyền thông thương hiệu tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam.
Điểm nổi bật của luận văn là tác giả tiến hành phân tích các hoạt động truyền thông của
công ty so với đối thủ cạnh tranh. Tác giả có những đánh giá về thực trạng hoạt động truyền
thông không chỉ ở Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam mà còn của cả các đối thủ cạnh
tranh. Từ đó đưa ra được những mặt mạnh mặt hạn chế của công ty để phát huy, khắc phục
đồng thời chỉ ra những thành công, thất bại của hoạt động truyền thông của đối thủ để học
hỏi và rút kinh nghiệm.
-Phát triển truyền thông thương hiệu cho website cameraquansat.tv của công ty ITKCO
JSC.
Giống như các công trình nghiên cứu khác, luận văn cũng đã làm rõ các vấn đề lý luận về
phát triển truyền thông thương hiệu, từ đó chỉ ra thực trạng hoạt đông truyền thông thương
hiệu của công ty.Tuy nhiên những vấn đề nghiên cứu ở luận văn còn chưa được khai thác
một các triệt để, tác gải gần như chỉ nêu ra những gì công ty đã và đang thực hiện mà
không có những phân tích chuyên sâu. Các giải pháp tác giả đưa ra thiên về phát triển
truyền thông thương hiệu cho công ty chứ chưa chú trọng đến phát triển thương hiệu cho
sản phẩm.
-Phát triển truyền thông thương hiệu cho công ty cổ phần đầu tư quốc tế Mặt trời đỏ
(Redsun ITI Corporstion).
Luận văn đã đưa ra các dẫn chứng bằng hình ảnh về hoạt động truyền thông thương hiệu
công ty đang sử dụng. Ngoài ra còn có những nhận xét khách quan, các đánh giá của khách
hàng về hoạt động truyền thông của công ty thu thập được từ phiếu khảo sát mà tác giả đã
xây dựng. Tác giả đã chỉ ra được những nguyên nhân và hạn chế trong việc thực hiện
truyền thông, từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện hoạt động truyền thông thương hiệu
trong tương lai.



Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển truyền thông thương hiệu, tuy nhiên
mỗi công trình đều có những tiếp cận các vấn đề khác nhau. Và chưa có đề tài về phát triển
truyền thông thương hiệu cho các sản phẩm thẻ nói chung và các sản phẩm thẻ của công ty
cổ phần thông minh MK nói riêng. Vì thế đề tài “Phát triển truyền thông thương hiệu các
sản phẩm thẻ của Công ty cổ phần thông minh MK” là một đề tài mới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
-Mục tiêu chung của khóa luận là phân tích thực trạng truyền thông thương hiệu tại công ty
cổ phần Thông minh MK, từ đó tìm ra những giải pháp để phát triển truyền thông thương
hiệu tại công ty.
-Mục tiêu cụ thể:
+Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông thương hiệu.
+Thực hiện phân tích thực trạng truyền thông thương hiệu tại công ty cổ phần thông minh
MK.
+Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển truyền thông thương hiệu sản phẩm thẻ thông minh
của công ty cổ phần thông minh MK.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần thông
minh MK
5. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu về không
gian là tại Việt Nam, nghiên cứu về hoạt động truyền thông ngoại vi của công ty mà không
nghiên cứu đến truyền thông nội bộ. Và trong vấn đề phát triển truyền thông thương hiệu,
đề tài đi theo tiếp cận về các công cụ triển khai hoạt động truyền thông.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Trực tiếp đến thực tập và làm việc tại phòng marketing của công ty để hiểu và thu thập dữ
liệu về vấn đề có liên quan, những dữ liệu như: cơ cấu tổ chức, danh mục sản phẩm, báo
cáo kết quả kinh doanh… để phân tích và đánh giá.



- Xây dựng bảng câu hỏi để phỏng vấn, điều tra từ đó có được kết quả để phân tích đánh
giá.
- Sau khi thu được các dữ liệu thì tiến hành phân tích:
7. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông thương hiệu. Chương này đưa ra
những khái niệm về thương hiệu và truyền thồn thương hiệu. Những đặc điểm, vai trò, nội
dung cũng như quy trình truyền thông thương hiệu. Bên cạnh đó là phân tích sự ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến truyền thông thương hiệu. Chương cung cấp cho
người đọc những kiến thức lý thuyết cơ bản để có thể nắm bắt được sơ bộ và hiểu được
phần phân tích thực trạng ở chương 2.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng về truyền thông thương hiệu ở công ty cổ phần
thông minh MK. Giới thiệu tổng quan về công ty, cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh,
sản phẩm, thị trường, khách hàng của công ty cổ phần thông minh MK. Kết hợp với những
dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thực trạng triển khai các công cụ truyền thông
thương hiệu công ty đang sử dụng. Từ đó có những đánh giá về thành tựu và hạn chế của
công ty trong việc triển khai các hoạt động truyền thông thương hiệu.
Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển truyền thông thương hiệu cho công ty cổ phần
thông minh MK. Đưa ra những dự báo về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dự báo về những thay
đổi của thị trường cũng như phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới. Kết
hợp với những đánh giá hạn chế ở chương 2, tiến hành đưa ra các giải pháp để phát triển
hoạt động truyền thông thương hiệu cho công ty.


Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông thương hiệu
1.1.

Khái quát chung về thương hiệu

1.1.1. Khái niệm thương hiệu
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thương hiệu, tuy nhiên nhìn chung

thương hiệu có thể xem là một hay một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản
phẩm, doanh nghiệp, là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí công chúng.
1.1.2. Các thành tố thương hiệu
-Tên thương hiệu: là phần có thể đọc, viết được của thương hiệu, vì thế mà tên thương hiệu
có khả năng truyền thông cao nhất vì nó có thể truyền tải qua nhiều phương tiện khác nhau
như truyền hình, radio nhờ khả năng đọc được; sách báo, tạp chí nhờ khả năng viết được.
-Biểu trưng là biểu tượng: là những dấu hiệu có khả năng hỗ trợ nhận biết thương hiệu.
Biểu trưng (logo) là hình đồ họa hoặc hình, dấu hiệu nào đó để phân biệt thương hiệu. Biểu
trưng mang lại khả năng ghi nhớ cao, bắt mắt thu hút khách hang, tuy nhiên biểu trưng chỉ
có thể truyền tải qua các ấn phẩm có thể nhìn được như TVC quảng cáo, sách báo, tạp
chí… Biểu tượng (symbol) là hình ảnh đặc trưng có tính cách mang triết lý và thông điệp
mà thương hiệu muốn truyền tải. Sử dụng biểu tượng trong truyền thông giúp doanh nghiệp
dễ dàng tiếp cận với khách hàng do họ có sự yêu thích đối với biểu tượng của thương hiệu,
qua đó có thể tạo long trung thành với thương hiệu. Tuy nhiên biểu tượng cũng có thể mang
lại rủi ro cho thương hiệu, khi biểu tượng gặp những sự cố và bị công chúng quay lưng thì
rất có thể họ sẽ quay lưng với cả thương hiệu mà biểu tượng đang đại diện. Như trường hợp
Hồ Ngọc Hà làm biểu tượng cho sunsilk trước đây, với sự nổi tiếng của Hồ Ngọc Hà đã thu
hút được rất nhiều phái đẹp quan tâm đến sản phẩm của sunsilk, nhưng khi cô ấy gặp phải
sự cố có bầu thì ngay lập tức sunsilk đã thay đổi biểu tượng của mình vì theo văn hóa của
người Việt Nam thì người phụ nữ không có chồng mà có con là một điều không mấy tốt
đẹp.
-Khẩu hiệu: là một câu hay một cụm từ có nội dung mang thông điệp mà doanh nghiệp
muốn truyền tải. Khẩu hiệu là một yếu tố khá quan trọng, trong khi tên, biểu trưng, biểu
tượng có thể là những thứ trừu tượng thì khẩu hiện là sự cụ thể, và khẩu hiệu dễ tác động
đến người tiêu dùng. Như dầu gội X-men với khẩu hiệu “Đàn ông đích thực”.


-Nhạc hiệu: là một đoạn nhạc hay giai điệu gắn với thương hiệu trong các hoạt động truyền
thông. Nhạc hiệu với những giai điệu vui tai dễ dàng ghi nhớ, gây sự thích thú mà khi nghe
thấy khách hàng sẽ nhận ra ngay thương hiệu.

-Kiểu dáng khác biệt của hàng hóa, của bao bì hàng hóa: một sản phẩm với thiết kế độc đáo
khác lạ sẽ gây chú ý cho người tiêu dùng và trở thành một yếu tố để nhận biết thương hiệu,
ngay cả khi không có nhãn mác thì người tiêu dùng vẫn có thể nhận biết được. Nước
khoáng Navie là một ví dụ điển hình, với thiết kế kiểu dáng chai khác biệt cùng với việc in
nổi tên thương hiệu ở thân chai thì ngay cả khi bóc nhãn chai nước ra người tiêu dùng vẫn
biết đó là nước khoáng Navie. Việc có kiểu dáng khác biệt không chỉ giúp hàng hóa của
thương hiệu dễ dàng nhận biệt mà còn hạn chế việc làm giả làm nhái sản phẩm.
-Màu sắc đặc trưng, mùi đặc trưng: Coca cola và Pepsi là những ví dụ điển hình về vai trò
của màu sắc.
1.1.3. Chức năng của thương hiệu
-Chức năng nhận biết và phân biệt: đây là chức năng quan trọng nhất của thương hiệu,
gồm tập hợp các dấu hiệu giúp phân biệt thương hiệu với những thương hiệu khác, như tên
thương hiệu, logo, biểu trượng…giúp người tiêu dùng có thể nhận ra thương hiệu. Là điều
kiện đầu tiên để được bảo hộ trước pháp luật.
-Chức năng thông tin và chỉ dẫn: thương hiệu cung cấp thông tin về sản phẩm và doanh
nghiệp như thông tin về nơi sản xuất, về chất lượng sản phẩm, về tính năng công dụng của
sản phẩm, về thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.
-Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy: thương hiệu giúp khách hàng có sự cảm nhận khác
biệt, vượt trội so với thương hiệu khác, làm gia tăng giá trị cá nhân khi tiêu dùng. Điển hình
là thương hiệu Apple, họ đã rất thành công trong việc tạo dựng giá trị cá nhân cho khách
hàng.
-Chức năng kinh tế: thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, thu hút đầu tư, gia tăng doanh
số và lợi nhuận.
1.1.4. Vai trò của thương hiệu
Thương hiệu có vai trò vô cùng đặc biệt đối với doanh nghiệp:
-Thương hiệu giúp tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm trong tâm


trí khách hàng, công chúng. Thông qua các thành tố thương hiệu, người tiêu dùng có thể
biết được nhiều thông tin về sản phẩm, về thương hiệu, từ đó ghi nhớ trong tâm trí. Và

thông qua truyền thông, thương hiệu dần tạo dựng hình ảnh
-Thương hiệu giống như là lời cam kết giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng: những gì
thương hiệu nói với công chúng về tính năng công dụng, chất lượng sản phẩm, về nội dung
thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải là lời cam kết của doanh nghiệp đối với khách
hàng. Và khi khách hàng thực hiện hành vi mua cũng chính là khi họ chấp nhận tin tưởng
vào lời cam kết đó, nếu những gì khách hàng cảm nhận không giống như những cam kết
mà thương hiệu đưa ra thì có thể họ sẽ không còn tin vào thương hiệu đó nữa.
-Thương hiệu hỗ trợ việc phân đoạn thị trường, tạo sự khác biệt trong quá trình phát triển
sản phẩm thông qua việc định vị thương hiệu.
-Thương hiệu giúp thu hút đầu tư: thương hiệu đã trở thành phương tiện để doanh nghiệp
xây dựng và nâng cao hình ảnh của mình trong mắt các nhà đầu tư. Một thương hiệu có vị
thế, uy tín sẽ dễ dàng được các nhà đầu tư để ý và sẵn sang đầu tư hơn so với những thương
hiệu mới.
-Thương hiệu là tài sản vô hình có giá trị cao của doanh nghiệp: đó là giá trị cảm nhận mà
khách hàng cảm nhận được, là sự yêu thích thương hiệu, là lòng trung thành của khách
hàng đối với thương hiệu…đó là những tài sản vô hình khó định giá nhưng lại có giá trị đối
với thương hiệu. Trong định giá thương hiệu, một số thương hiệu được định giá cao hơn
nhiều lần so với giá trị hữu hình mà thương hiệu đang sở hữu, phần chênh đó chính là giá
trị vô hình mà thương hiệu mang lại.
1.2.

Khái quát chung về truyền thông thương hiệu

1.2.1. Khái niệm truyền thông thương hiệu
Truyền thông là quá trình tương tác, chia sẻ thông tin giữa đối tượng truyền tin và đối
tượng nhận tin nhằm đạt được một mục đích nhất định nào đó.
Truyền thông thương hiệu được hiểu là quá trình tương tác, chia sẻ thông tin về thương
hiệu giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, cộng đồng.
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển truyền thông thương hiệu



Truyền thông thương hiệu là hoạt động không thể thiếu để xây dựng và phát triển thương
hiệu. Một trong các yếu tố để đánh giá một thương hiệu đó là mức độ phổ biến của thương
hiệu, truyền thông thương hiệu là hoạt động hỗ trợ đắc lực việc đưa thương hiệu đến với
nhiều người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Ngoài ra truyền thông còn giúp gia tăng giá
trị thương hiệu nhờ sự yêu mến của khách hàng thông qua các hoạt động cộng đồng mà
doanh nghiệp tham gia. Chính vì thế muốn xây dựng một thương hiệu mạnh thì không thể
không quan tâm đến vấn đề truyền thông thương hiệu.
Truyền thông thương hiệu góp phần làm gia tăng nhận thức về thương hiệu trong cộng
đồng, vì vậy mà thúc đẩy quá trình mua của khách hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển. Truyền thông giúp chuyển tải nhiều thông tin về thông hiệu đến với khách hàng,
vì thế mà khách hàng dần dần sẽ có nhận thức về thương hiệu. Và khi nhận thức đó đủ
nhiều, dẫn đến thái độ yêu thích và hành động mua của họ. Oppo với các chiến dịch truyền
thông rầm rộ cùng thông điệp chiếc điện thoại selfile với biểu tượng là ca sĩ Sơn Tùng, là
một ca sĩ quá nổi tiếng ở Việt Nam. Không chỉ quảng cáo nhiều trên các phương tiện thông
tin đại chúng, tài trợ cho các chương trình truyền hình, từ đó đã dần dần gây dựng hình ảnh
một chiếc điện thoại trẻ trung và chụp ảnh đẹp. Khi người tiêu dùng có nhu cầu về một
chiếc điện thoại với giá thành phải chăng và chụp ảnh đẹp thì sẽ nghĩ đến Oppo.
Truyền thông thương hiệu giúp tạo dựng hình ảnh thương hiệu bền vững hơn trong nhóm
khách hàng mục tiêu và cộng đồng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.3.

Nội dung và quy trình truyền thông thương hiệu

1.3.1. Mô hình truyền thông thương hiệu
Các phản hồi tứ phía người
nhân

Người gửi


Thông điệp truyền trên các
kênh

Các thông tin bổ sung từ
người gửi

Người nhận


Trong mô hình này, người gửi sẽ tiến hành gửi thông điệp muốn truyền đạt tới người nhận
thông qua các kênh truyền thông. Sau đó người nhận sẽ có những phản hồi lại như thái độ
có tiếp nhận thông điệp hay không, có yêu thích thông điệp hay không…từ đó mà người
gửi sẽ tiến hành sửa đổi bổ sung đáp ứng yêu cầu của người nhận.
1.3.2. Nội dung của truyền thông thương hiệu
Truyền thông thương hiệu về các nội dung như sau:
Truyền thông về giá trị cảm nhận: Một thương hiệu thường gắn với một cảm nhận của
khách hàng về sản phẩm Chẳng hạn khi nói đến Honda người ta thường nghĩ ngay đến
những phương tiện bền và tốn ít nhiên liệu, còn khi nhắc đến Yamaha thì người ta lại nghĩ
ngay đến những chiếc xe thời trang và thẩm mĩ. giá trị cảm nhận là niềm tin nơi khách
hàng, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi tiêu dùng sản phẩm của thương hiệu đem
đến cho họ những giá trị cảm nhận tốt. Giá trị cảm nhận có thể đạt được thông qua sự
chứng minh của người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm, tuy nhiên cũng có những cách
khác để tạo nên giá trị cảm nhận cho khách hàng, một trong số đó là truyền thông. Một ví
dụ cho truyền thông về giá trị cảm nhận là Xmen với thông điệp “Đàn ông đích thực”, khi
khách hàng tiêu dùng sản phẩm thì họ sẽ cảm nhận được mình là người đàn ông thực thụ.
Truyền thông về nhận thức thương hiệu: Người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn
những sản phẩm mà họ có sự hiểu biết về nó. Một sản phẩm được nhiều người biết đến thì
được cho là đáng tin cậy và chất lượng tốt hơn. Chính vì thế truyền thông để gia tăng những
nhận thức về thương hiệu trong tâm trí công chúng là điều cần thiết.
Truyền thông về đặc tính của sản phẩm: Nhấn mạnh về những tính năng công dụng nôi trội

của sản phẩm, điều này sẽ giúp khi khách hàng cần đến một sản phẩm có những đặc điểm
như vạy họ sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu đó. Có thể ví dụ về sản phẩm thuốc Panadol với
nội dung truyền thông nhấn mạnh vào công dụng chữa đau đầu vô cùng hiệu quả, khi người
tiêu dùng thấy đau đầu thì họ sẽ thường có xu hướng nghĩ ngay đến viên thuốc giảm đau
được quảng cáo trên ti vi và có thể ra các tiệm thuốc để mua về.
Truyền thông về giá trị cốt lõi của thương hiệu: truyền thông về những giá trị mà thương
hiệu theo đuổi đem đến cho khách hàng, cộng đồng. Điền hình là Vinamilk với chiến dịch
truyền thông Vươn cao Việt Nam với hàng loạt các hoạt động như TVC quảng cáo tren
truyền hình, thành lập quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, các hoạt động tặng sữa cho các em nhỏ,


quảng cáo ngoài trời, các hoạt động từ thiện…để truyền thông về những giá trị cốt lõi mà
công ty theo đuổi đó là “Trờ thành biểu tượng niềm tin hàng đầu về sản phẩm dinh dưỡng
và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.
Doanh nghiệp tiến hành truyền thông thông qua các công cụ :
-Quảng cáo:
Theo Luật quảng cáo 2012, Quảng cáo là việc dùng các phương tiện để giới thiệu đến
khách hàng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với mục đích tạo ra lợi ích; sản phẩm, dịch vụ
không có mục đích sinh lợi.
Theo Pháp lệnh quảng cáo 2001, Quảng cáo là việc giới thiệu đến công chúng về hoạt động
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời và hàng hóa, dịch vụ không có mục đích
sinh lời.
Những vấn đề cần lưu ý khi
triển khai hoạt động quảng cáo

Các phương tiện quảng cáo

Nội dung và hình thức quảng cáo

Quảng cáo trên báo

chí

Lựa chọn phương tiện quảng cáo
phù hợp

Quảng cáo trên truyền Truyền thông tích hợp
hình, phát thanh

Xác định thời điểm quảng cáo

Quảng cáo ngoài trời

Quảng cáo tại điểm bán

Xác định thời lượng quảng cáo

Quảng cáo internet

Quảng cáo tại hội trợ triển lãm

Xác định tần suất quảng cáo

Quảng cáo qua ấn
phẩm

Các phương tiện khác

-Quan hệ công chúng

Các hoạt động quan hệ công

chúng


Quan hệ công chúng là hệ thống các nguyên tắc và các hoạt động có liên hệ một cách hữu
cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh, một ấn tượng, một quan niệm, nhận định hoặc
một sự tin cậy nào đó giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ cùng có lợi giữa
doanh nghiệp với công chúng.
+ Các phương tiện PR
Marketing sự kiện và tài trợ
Quan hệ với báo chí và các phương tiện truyền thông
Các hoạt động vì cộng đồng
Đối phó với các rủi ro và xử lý tình huống
Ấn phẩm của công ty
Hội chợ triển lãm
Các hoạt động phi thương mại với khách hàng
-Marketing trực tiếp: là hình thức truyền thông sử dụng thư, điện thoại và những công cụ
liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho khách hàng hiện có, khách hàng tiềm năng và yêu
cầu họ có thông tin phản hồi lại.
-Bán hàng cá nhân là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng
triển vọng nhằm tư vấn, giới thiệu, thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm của công ty.
-Product placement là cách sử dụng tích hợp giữa sản phẩm hay thương hiệu cần quảng cáo
với kênh truyền thông giải trí không nhằm mục đích tiếp thị trực tiếp đối với sản phẩm. Có
thể hiểu, PP là khi doanh nghiệp chi trả một số tiền cho nhà sản xuất phim nhằm khuếch
trương sản phẩm và thương hiệu của mình trong phim.


1.3.3. Quy trình truyền thông thương hiệu

Người gửi


Mã hóa

Giải mã

Người nhận

Thông điệp
Thương tiện
truyền thông

Nhiễu tạp
Phản hồi

Đáp ứng

Xác định mục tiêu ý tưởng và thông điệp truyền thông
Bước đầu tiên của quy trình truyền thông thươn hiệu là cần phải xác định được mục tiêu và
thông điệp truyền thông.
-Xác định mục tiêu truyền thông: các doanh nghiệp tiến hành truyền thông với mục tiêu cơ
bản là xây dựng, duy trì hình ảnh sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí
khách hàng. Mục tiêu này có thể xác lập dựa vào từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản
phẩm mà doanh nghiệp đưa ra cho mình những mục tiêu truyền thông khác nhau. Cụ thể:
+Mục tiêu thông tin: đây là mục tiêu phù hợp khi doanh nghiệp đưa ra sản phẩm mới, hoặc
nhấn mạnh những tính năng công dụng nổi trội của sản phẩm. Truyền thông thương hiệu sẽ
giúp chuyển những thông tin cần thiết đó đến với khách hàng của doanh nghiệp.
+Mục tiêu thuyết phục: mục tiêu này hướng đến làm thay đổi nhận thức của khách hàng về
thương hiệu. Truyền thông để thuyết phục khách hàng tin tưởng và tiêu dùng sản phẩm của
thương hiệu.
+Mục tiêu nhắc nhở: truyền thông để nhắc nhở với người tiêu dùng về sự có mặt của
thương hiệu trên thị trường, duy trì mức độ phổ biến của thương hiệu trên thị trường.



-Xác định ý tưởng truyền thông thương hiệu
Ý tưởng truyền thông là một yếu tố then chốt, nó giúp định hướng cho các hoạt động và
nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện các chương trình truyền thông thương hiệu. Để thực
hiện một chương trình truyền thông thì cần phải có một ý tưởng truyền thông, cần phải biết
được sẽ làm gì thì mới có thể phân bổ nguồn lực để làm một cách hiệu quả.
+Xác định ý tưởng truyền thông căn cứ vào một số yếu tố:
Că cứ vào mục tiêu truyền thông
Ý tưởng định vị thương hiệu của doanh nghiệp
Các liên kết kết nối bộ nhớ khách hàng với thương hiệu
Xác định thông điệp truyền thông
Căn cứ để xác định thông điệp truyền thông thương hiệu:
Đối tượng truyền thông (cho DN hay cho SP, sp cũ hay mới)
Mục tiêu truyền thông (thông tin/ thuyết phục/nhắc nhở
Đối tượng tiếp nhận thông điệp truyền thông ( độ tuổi giới tính tôn giáo khu vực địa lý trình
độ...)
Cách thức truyền thông
Thời điểm truyền thông
+Yêu cầu đối với thông điệp truyền thông:
Ngắn gọn dễ hiểu
Bám sát ý tưởng cần truyền tải
Phù hợp với đối tượng tiếp nhận
Đảm bảo tính văn hóa và phù hợp phong tục
Độc đáo, có tính thuyết phục


Thực hiện truyền thông qua các công cụ truyền thông khác nhau
Hai công cụ truyền thông phổ biến nhất là quảng cáo vào quan hệ công chúng, với mục
đích làm gia tăng mức độ cảm nhân của khách hàng, gia tăng sự yêu thích đối với thương

hiệu.
Mỗi công cụ truyền thông lại có ưu điểm và hạn chế riêng. Quảng cáo tốn nhiều chi phí
nhưng tiếp cận được nhiều khách hàng, trong đó có cả khách hàng mục tiêu của doanh
nghiệp và cả những khách hàng không thuộc tập khách hàng mục tiêu. Tài chợ cho sự kiện
giúp doanh nghiệp có được thiện cảm, tiếp cận được đúng khách hàng tuy nhiên thông điệp
của thương hiệu lại không được nhấn mạnh, khó ghi nhớ. Vì thế thực hiện truyền thông
thương hiệu cần có sự kết hợp của các công cụ và phương tiện truyền thông dựa trên
nguyên tắc đồng bộ và nhất quán để có thể nhận được sự cộng hưởng của sự phối hợp đó.
Đánh giá kết quả hoạt động truyền thông thương hiệu:
-Sau quá trình thực hiện truyền thông thương hiệu, cần tiến hành đánh giá kết quả hoạt
động truyền thông thương hiệu nhằm mục tiêu sau:
+Đo lường sự hiểu biết đến thương hiệu của khách hàng: Truyền thông thương hiệu hướng
đến việc phổ biến thương hiệu đến khách hàng, vì vậy cần đánh giá xem hoạt động truyền
thông thương hiệu có mang lại sự hiểu biết của khách hàng hay không, hiệu biết như thế
nào…
+Đo lường hiệu quả của hoạt động truyền thông thương hiệu: hoạt động truyền thông
thương hiệu có phù hợp không, có được công chúng đón nhận hay không…
+Đưa ra những phương án điều chỉnh hợp lý và hiệu quả hơn cho các hoạt động truyền
thông tiếp theo: Từ những kết quả đánh giá, phân tích mặt đạt được và chưa đạt được từ đó
tìm ra những nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
-Đánh giá kết quả truyền thông thương hiệu theo các chỉ tiêu sau:
+Chỉ tiêu định lượng:doanh số bán, thị phần, hiệu quả chi phí…Doanh số bán, thị phần thay
đổi như thế nào trước và sau khi thực hiện hoạt động truyền thông thương hiệu, chi phí cho
hoạt động truyền thông thương hiệu và kết quả đạt được có bù đắp được chi phí hay
không…


+Chỉ tiêu định tính: khảo sát khách hàng mục tiêu về mức độ biết đến, ghi nhớ thương hiệu,
tần suất bắt gặp thương hiệu, thái độ của khách hàng trước và sau khi tiếp nhận thông điệp
truyền thông, phản ứng đáp lại của công chúng mục tiêu sau một thời gian truyền thông…

1.4.

Những yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp,nhiều yếu tố trực tiếp và gián tiếp, một số yếu tố ảnh hưởng chính đến hoạt động
truyền thông thương hiệu như sau:
-Bối cảnh thị trường gồm các yếu tố thuộc môi trường pháp lý, văn hóa xã hội….Các quy
định chính sách pháp lý của quốc gia có thể trợ giúp cũng có thể cản trợ hoạt động truyền
thông thương hiệu của doanh nghiệp. Như ở Việt Nam ngăn cấm việc quảng cáo các sản
phẩm bia rượu thuốc lá chất kích thích, chính vì thế mà các doanh nghiệp sản xuất các mặt
hàng này không dễ dàng để truyền thông thương hiệu của mình. Hay việc ngăn cấm cách
hình ảnh phản cảm vi phạm văn hóa đồi trụy trên các phương tiện truyền thông cũng như
hoạt động truyền thông mà các doanh nghiệp phải hạn chế sử dụng trong việc truyền thông.
Trần Anh là một ví dụ điển hình, khi sử dụng các người mẫu mặc bikini đứng trước cửa
siêu thị để làm truyền thông thu hút sự chú ý, Trần Anh đã gặp phải một luồng dư luận
không tốt từ phía công chúng và đã phải chịu phạt từ cơ quan quản lý. Văn hóa về ngày Tết
sum vầy, màu đỏ, màu vàng là màu màu măn mắn mỗi dịp Tết đến xuân về được các doanh
nghiệp khai thác triệt để khi những chủ đề truyền thông trong dịp Tết thường mang màu sắc
đỏ, vàng và chủ đề về gia đình…
-Đối thủ cạnh tranh: những tiềm lực, điểm nổi trội, mặt hạn chế của đối thủ, các hoạt động
mà đối thủ đang triển khai cũng ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông của doanh nghiệp.
Đối thủ của doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng, nguồn ngân sách dồi dào cho việc
thực hiện các kế hoạch truyền thông của họ thì rất có thể họ sẽ có những chương trình
truyền thông hiệu quả, thu hút được khách hàng. Còn doanh nghiệp không có đủ nguồn lực
bằng đối thủ thì có thể sẽ gặp phải những yếu thế hơn. Đánh giá những điểm mạnh điểm
yếu, những hoạt động mà đối thủ đang triể khai không chỉ giúp doang nghiệp học hỏi kinh
nghiệm, rút ra bài học từ những thành công hay thất bại của đối thủ mà còn có thể tìm ra
cho doanh nghiệp chiến lược truyền thông hiệu quả. Như TH true milk là một doanh nghiệp
sản xuất sữa đến sau, phải đối mặt với ông lớn khổng lồ là Vinamik thì TH đã tìm ra cho

mình một thông điệp truyền thông hoàn toàn khác biệt và đánh được vào tâm lý khách hàng


đó là hầu như tại thời điểm đó các sản phẩm sữa tươi đều là sữa bột được hoàn nguyên thì
TH đã nhấn mạnh sản phẩm của mình là sữa tươi nguyên chất 100%, hơn thế còn sạch, và
từ thiên nhiên. Với chiến lược truyền thông khác biệt đó đã giúp TH bước chân được vào
thị trường sữa vốn đã chật chội, và định vị được hình ảnh khác biệt trong tâm trí khách
hàng.
-Tập khách hàng: trình độ của tập khách hàng ảnh hưởng đến việc tiếp thu có đúng hay
không thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền đến, vì thế doanh nghiệp cần phải tìm hiểu
về tập khách hàng để đưa ra những thông điệp phù hợp . Bên cạnh đó những yếu tố quyết
định đến hành vi mua của khách hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông thương
hiệu của doanh nghiệp. TH true milk với thông điệp sữa sạch từ thiên nhiên đã đánh vào
tâm lý của tập khách hàng quan tâm đến vấn đề sức khỏe và ưa thích các sản phẩm từ thiên
nhiên dẫn đến hành vi mua của họ. Hay Oppo với tập khách hàng là giới trẻ, yêu thích chụp
ảnh đã nhấn mạnh thông điệp vào chiếc điện thoại là chuyên gia selfi và thực hiện các
chương trình truyền thông quan hệ công chúng như tài trợ cho các gameshow giải trí,
truyền hình thực tế như Giọng ải giọng ai, The face Gương mặt thương hiệu…là các
chương trình được giới trẻ rất yêu thích…Chính vì thế hiểu được tâm lý cũng như hàng vi
của khách hàng là chiếc chìa khóa dẫn đến thành công của hoạt động truyền thông thương
hiệu.
-Mục tiêu marketing của doanh nghiệp: cần xem xét doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tài
chính hay mục tiêu phi tài chính. Nếu doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tài chính thì hoạt
động truyền thông thương hiệu sẽ nhắm đến việc kích thích tiêu dùng của người tiêu dùng,
còn nếu doanh nghiệp hướng đến mục tiêu phi tài chính như muốn có được sự yêu thích
của khách hàng thì có thể sử dụng các chương trình quan hệ công chúng để tạo mối liên kết
với khách hàng.
-Ngân sách cho hoạt động marketing của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp chi ngân sách
cho hoạt động marketing lớn thì việc triển khai các hoạt động của truyền thông thương hiệu
cũng sẽ được đầu tư hơn và mang lại hiệu quả cao nếu sử dụng hợp lý. Ví dụ như lựa chọn

khung giờ phát quảng cáo tại những khung giờ vàng tuy mất nhiều chi phí nhưng bù lại là
lượng khán giả xem cũng lớn, vì vậy mà khi ngân sách cho hoạt động truyền thông thương
hiệu lớn thì doanh nghiệp có thể chọn khung giờ phát song tốt cho mình. Hơn thế nữa, khi
có ngân sách, sẽ góp phần có được nội dung truyền thông tốt từ thông điệp đến chất lượng
của sản phẩm truyền thông.


Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng về truyền thông thương hiệu
ở công ty cổ phần thông minh MK
2.1. Sơ lược hình thành và phát triển của công ty cổ phần thông minh MK
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần thông minh MK (MK Smart)
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Slogan: Focus makes the difference
Logo:

Điện thoại: 438134646
Địa chỉ Trụ sở chính: Tầng 12, Toà nhà TTC, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Nhà máy: Lô 40 - KCN Quang Minh - TT Quang Minh - Hà Nội - Việt Nam
Lô I3-3, đường N2, Khu Công nghệ cao, Q.9, TP HCM, Việt Nam
Công ty cổ phần thông minh MK (MK Smart) được thành lập ngày 24/01/2003, là thành
viên của Tập đoàn MK (MK Group).
Năm 2010 đánh dấu những bước ngoặt lịch sử của MK Smart khi đạt được 3 chứng chỉ
quốc tế hàng đầu về bảo mật và sản xuất thẻ thông minh gồm S.A.S, Visa và MasterCard.
Trong đó, chứng chỉ S.A.S của GSMA là chứng chỉ an ninh cao nhất dành cho các nhà sản
xuất thẻ SIM viễn thông và thẻ chip.


2.1.2. Cơ cấu tổ chức


HĐQT
Ban giám
đốc
P.Hành
chính nhân
sự

P.Kế toán

Bp.Dự án
Nhật

P.Sản xuất

Bp.Sản xuất
thẻ

P.Mua hàng
XNK

Bp.QC

P.Marketing
Sales

Bp.Kho

Hiện tại phòng Marketing và sales của công ty hoạt động tại trụ sở chính Tầng 12, Toà nhà
TTC, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm kiếm, tạo mối quan
hệ với khách hàng. Ngoài ra phòng còn thực hiện triển khai một số hoạt động marketing.

2.1.3. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất Thẻ nhựa, Thẻ thông minh và Biểu mẫu vi tính liên tục
- Cung cấp các giải pháp thẻ
2.1.4. Đặc điểm sản phẩm, thị trường khách hàng, đối thủ cạnh tranh
* Thị trường và khách hàng mục tiêu
- Thị trường: Thị trường của công ty chủ yếu là trong nước, bên cạnh đó công ty cũng
hướng tới các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, các nước trong khu vực Asean,
Nam Phi, Mozambic, Mauritana, Peru, Haiti…


- Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là các tổ chức thuộc các lĩnh vực sau:
Khách
hàng

Đặc điểm

Tài
chính –
Ngân
hàng

Nhu cầu sử dụng thẻ lớn nhất để
giao dịch, thanh toán, quản lý tài
khoản…
Yêu cầu về bảo mật, cá thể hóa
thông tin của thẻ ở lĩnh vực này
cũng đòi hỏi rất cao.

Doanh
Doanh nghiệp, siêu thị, rạp chiếu

nghiệp
phim, trường học, trung tâm mua
– Bán lẻ sắm cũng có nhu cầu lớn trong
việc sử dụng các loại thẻ từ, thẻ
chip để phục vụ cho các nhu cầu
khác nhau như dễ dàng kiểm
soát, nâng cao chất lượng dịch
vụ…

Sản phẩm
Thẻ thông minh (Thẻ chip)
Giải pháp cá thể hóa và chuyển đổi thẻ
theo tiêu chuẩn EMV
Hóa đơn – Biểu mẫu

Phôi thẻ
Thẻ nhận diện và kiểm soát ra vào
Thẻ khách hàng thân thiết
Thẻ chìa khóa phòng
Thẻ nhựa Mifare
Thẻ nhựa Proximity
Hóa đơn – Biểu mẫu

Viễn
thông

Các Tổ
chức
chính
phủ


Dân số đông, tốc độ tăng trưởng
dân số luôn dương, thị trường
viễn thông của Việt Nam đang
tăng trưởng rất nhanh.

Thẻ SIM 3 trong 1: trên 1 thân thẻ có gắn

Nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng,
nâng cao hiệu quả quản lý cho
các cơ quan Nhà nước.

Chứng minh thư, hộ chiếu điện tử

SIM thường, Nano SIM và Micro SIM.
Thẻ SIM/RUIM: cung cấp nhiều ứng
dụng và giá trị gia tăng cho các nhà mạng.

Giao thông và an sinh xã hội: các giải
pháp hiện đại phục vụ giao thông như thẻ
xe buýt, vé máy bay, vé tàu…
Các vấn đề an sinh xã hội như giải pháp
trên thẻ bảo hiểm y tế, thẻ trợ cấp xã hội,



* Đối thủ cạnh tranh: MK Smart được xem là người tiên phong đưa ngành in thẻ vào Việt
Nam, có lợi thế là người dẫn đầu với bề dày lịch sử đã giúp doanh nghiệp có được những
kinh nghiệm quý báu cũng như các đối tác tin cậy trên thị trường mà không dễ gì các doanh
nghiệp khác có được. Ngoài ra công ty cũng sở hữu nhiều chứng nhận về các sản phẩm mà

đối thủ cạnh tranh không có. Các đối thủ chính trong ngành của MK có thể kể đến Công ty
cổ phần viễn thông VTC, Vietcard, Hồ Việt Phát- thenhua.info, smart ID…Trong đó đối thủ
chính của MK Smarrt là Công ty cổ phần viễn thông VTC, công ty này có….Bên canh đó là
các đối thủ còn lại có đặc điểm nổi trội hơn là họ có giá thành thấp hơn và tập trung vào
tập khách hàng nhỏ lẻ như các nhà hàng, cửa hàng, shop thời trang…Khách hàng có thể dễ
dàng tiếp cận với các công ty này khi tìm kiếm trên google vì họ đầu tư seo sản phẩm của
doanh nghiệp mình lên top tìm kiếm, còn MK thì chưa tập trung vào việc này.
2.1.5. Kết quả kinh doanh
Thuế suất 10%, Đơn vị:Việt Nam đồng
Chỉ tiêu

Năm
2014

2015

2016

Tỷ lệ %
2015/201
4

Doanh thu

116,354,314,983 131,563,976,341 162,296,946,672 13.07%

Chi phí

103,792,979,133 113,614,396,271 137,096,024,162


Lợi nhuận
thuần

12,561,335,850

17,949,580,070

25,200,922,510

Thuế

1,256,133,585

1,794,958,007

2,520,092,251

Lợi nhuận
sau thuế

11,305,202,265

16,154,622,063

22,680,830,259

Tỷ lệ %
2016/201
5
23.36%


Nguồn: phòng kế toán
Có thể thấy tăng trưởng của công ty là khá cao so với mặt bằng chung, năm 2016 công ty
tăng trưởng 23,36% (hơn 10%) so với sự tăng trưởng của 2015, sở dĩ có điều đó là do năm
2015 Công ty Dai Nippon Printing (DNP) của Nhật Bản trở thành cổ đông, đối tác của công
ty nên MK đã nhận được nhiều hợp đồng từ công ty này, từ đó làm gia tăng doanh số.


Ngành ngề sản xuất của công ty là lĩnh vực công nghệ cao nên công ty chỉ phải nộp thuế
với mức ưu đãi 10% thay vì mức thuế quy định là 20%. Đây vừa là động lực để công ty
phát triển trong lĩnh vực này, vừa làm gia tăng lợi nhuận thu về cho công ty
2.3. Thực trạng truyền thông thương hiệu ở công ty cổ phần thông minh MK
2.3.1. Phỏng vấn và xây dựng bảng hỏi
-Phỏng vấn: Phỏng vấn ông Nguyễn Việt Giang- Phó tổng giám đốc công ty Cổ phần thông
minh MK về những vấn đề liên quan đến thương hiệu và hoạt động truyền thông thương
hiệu tại công ty.
Câu hỏi:
Vị trí của công ty trên thị trường thẻ thông minh?
MK Smart tự hào là người tiên phong trong lĩnh vực in thẻ tại Việt Nam. Chúng tôi đã đạt
được nhiều giải thưởng cũng như những chứng chỉ về sản xuất thẻ ở trong và ngoài nước.
Sau hơn mười năm đi vào hoạt động, đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều nhưng
MK Smart vẫn giữ được vị trí dẫn đầu của mình tại thị trường Việt Nam và từng bước đặt
chân tại thị trường quốc tế. Năm 2017, Nilson Report-bản tin uy tín nhất trong ngành công
nghiệp hệ thống thanh toán đã công bố danh sách các nhà sản xuất thẻ thanh toán hàng đầu
thế giới, trong đó MK Smart đứng trong TOP 15 trong lĩnh vực thẻ thanh toán và đứng thứ
8 trong bảng xếp hạng sản xuất thẻ Visa và MasterCard.


Những hoạt động xây dụng và phát triển thương hiệu mà công ty đã thực hiện?
Cùng với những nỗ lực cải tiến trong sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng, chúng

tôi cũng đã thực hiện một số hoạt động về thương hiệu. như tiến hành thiết kế hệ thống
nhận diện thương hiệu với logo, slogan và màu sắc. Chúng tôi cũng đã tiến hành bảo hộ
cho thương hiệu MK Smart với cơ quan pháp luật. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Theo ông đánh giá, quá trình thực hiện truyền thông thương hiệu của công ty đã tốt hay
chưa?
Những năm gần đây chúng tôi đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề truyền thông thương hiệu.
Chúng tôi đã tham gia những hội thảo, tài trợ cho những sự kiện, sử dụng các ấn phẩm của
công ty để có thể giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của mình đến các đối tác và khách
hàng. Ngoài ra chúng tôi còn thực hiện một số hoạt động khác như marketing trực tiếp và


bán hàng cá nhân. Theo đánh giá của tôi, những hoạt động truyền thông mà công ty đã và
đang thực hiện đã mang lại những hiệu quả nhất định, chúng tôi tiếp cận được đúng khách
hàng và có được sự quan tâm cảu họ. Chúng tôi sử dụng sản phẩm của công ty để đem đi
tài trợ vừa có thể giới thiệu được sản phẩm lại vừa tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, tôi
nhận thấy các hoạt động truyền thông mà công ty thực hiện chưa được đa dạng và thực sự
ấn tượng, vì thế chúng tôi sẽ nỗ lực để cải thiện trong tương lai.
Phương án chi ngân sách cho các hoạt động truyền thông thương hiệu?
Công ty chúng tôi không quy định cụ thể mức ngân sách cho hoạt động truyền thông
thương hiệu. Khi có một hoạt động hay sự kiện nào đó mà công ty có dự định tài trợ thì bộ
phận liên quan sẽ lập bảng kế hoạch về việc thực hiện cũng như ngân sách cần thiết, sau đó
sẽ trình lên ban giám đốc để cân nhắc và quyết định. Ngoài ra một số hoạt động truyền
thông của công ty được thực hiện dưới sự hỗ trợ của tập đoàn
Ông có thể cho biết chiến lược cho hoạt động truyền thông thương hiệu trong tương lai của
công ty?
Ban lãnh đạo công ty đã có những ý kiến đầu tư hơn cho thương hiệu cũng như hoạt động
truyền thông thương hiệu trong tương lai. Ngoài việc duy trì những hoạt động truyền thông
hiện tại, chúng tôi dự kiến sẽ truyền thông rộng hơn tới nhiều mảng thị trường hơn chứ
không chỉ đơn thuần truyền thông với các mảng khách hàng hiện tại. Cụ thể là công ty dự
kiến mở rộng truyền thông tới các mảng thị trường với những khách hàng nhỏ như các quán

ăn, cửa hàng thời trang…vì các khách hàng này tuy nhỏ nhưng số lượng lại nhiều nên xét
về tổng thể thì là một thị trường tiềm năng. Hơn nữa công ty cũng dành nhiều nguồn lực
cho hoạt động truyền thông hơn.
- Bảng câu hỏi:
Đối tượng:
Kích thước mẫu:
PHIẾU ĐIỀU TRA
Tôi là Sen, hiện đang thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần thông minh MK, để giúp cho
tôi hiểu rõ hơn hoạt động truyền thông thương hiệu rất mong Anh( chị) có thể vui lòng trả
lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào các lựa chọn tương ứng. Câu trả lời của


Anh( chị) rất quan trọng giúp tôi có được kết quả nghiên cứu chính xác, cảm ơn sự hợp tác
của Anh( chị)!
Xin Anh( chị) vui lòng điền thông tin dưới đây:
- Họ tên:
- Chức vụ:
- Bộ phận:
1. Anh chị có biết đến thương hiệu MK Smart không?

Không
2.Anh chị vui lòng cho biết anh chị đến MK Smart từ nguồn nào?
Từ công việc ( đối tác, công ty…)
Từ bạn bè người thân
Từ truyền thông
Khác …………..
3.Anh chị đã tiếp xúc với công cụ truyền thông nào của MK Smart?
Quảng cáo
Quan hệ công chúng
Marketing trực tiếp

Bán hàng cá nhân
Chưa tiếp xúc
4. Anh chị biết đến MK Smart với sản phẩm chủ đạo là gì?
Thẻ thông minh


Giải pháp thẻ
Hóa đơn biểu mẫu
Cả 3 phương án trên
5.Anh chị đánh giá như thế nào về hệ thống nhận diện thương hiệu của MK Smart?
( Vui lòng cho điểm từ 1 đến 5 với mỗi câu hỏi)
Dễ nhớ

Gây ấn tượng

Tên thương hiệu:
MK Smart
Logo

Slogan: Focus makes
the difference

2.3.1. Quảng cáo
Công ty chưa tiến hành quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng mà mời chỉ
thực hiện quảng cáo thông qua các ấn phẩm của công ty như túi, lịch, các vật phẩm sử dụng
trong quan hệ công chúng để quảng cáo; Quảng cáo tại các sự kiện, triển lãm mà công ty
tham gia.



×