Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các công trình cấp nước tập trung nông thôn Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 116 trang )

1

MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh và vệ sinh môi trường là vấn đề cấp thiết trong

đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, tại các vùng nông thôn của
nước ta hiện nay vẫn còn hơn 60% dân số sử dụng nước không đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh, là nguyên nhân chính dẫn tới các bênh về đường tiêu hoá, đau
mắt, sỏi thận...
Với mục tiêu tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước
sạch, cải thiện điều kiện sống và sức khoẻ của người dân, nhằm góp phần
thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo và từng bước thực hiện hiện đại hoá
nông thôn, từ năm 1999 Việt Nam đã triển khai thực hiện Chương trình mục
tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá ở Thái Bình hiện
nay đang buộc tỉnh phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là
ô nhiễm nguồn tài nguyên nước hết sức nghiêm trọng. Tại địa phận thành phố,
tỉnh lỵ vẫn chưa có các nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, nên hầu hết
nước thải sinh hoạt, bệnh viện, nhà máy... đều chưa được xử lý, đã đổ ra 5 con
sông trong thành phố, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người
dân. Tại khu vực nông thôn, việc sử dụng tài nguyên nước cũng còn nhiều
khó khăn. Mặc dù nguồn nước mặt tương đối phong phú, nhưng số công trình
cấp nước lấy từ nguồn nước mặt còn thấp. Nguồn nước sinh hoạt mà người
dân Thái Bình sử dụng chủ yếu vẫn là nước ngầm. Việc sử dụng nước ngầm ở
khu vực này là hoàn toàn tự phát, nước chưa được xử lý theo đúng quy trình
đã đưa vào sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày nên gây nhiều nguy hại tới sức
khoẻ người dân.



2

Với tác động ngày càng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu hiện nay, Thái
Bình đang phải đối mặt với hiện tượng xâm nhập mặn của nước biển, làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp
tới việc cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn vùng ven biển.
Mặt khác, cho đến nay, ở Thái Bình nhiều công trình cấp nước sinh
hoạt được xây dựng nhưng chưa phát huy hết công suất, hiệu quả quản lý vận
hành chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của nhân dân.
Từ những phân tích trên đây chúng ta thấy đối với cấp nước sinh hoạt
và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình nổi cộm những vấn đề sau:
Ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, ngày càng nghiêm trọng
Nhiều vùng nông thôn chưa được cung cấp nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh.
Nhiều công trình cấp nước được xây dựng nhưng hiệu quả hoạt động
còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân cả về
số lượng và chất lượng nước. Năng lực quản lý vận hành các công trình cấp
nước còn bất cập, tính bền vững của các công trình chưa cao.
Do đó, việc nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các công trình cấp nước tập trung
nông thôn Thái Bình là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả
quản lý và khai thác các công trình này sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ số người
dân nông thôn được dùng nước sạch, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần tích
cự thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về cấp nước sinh hoạt và vệ
sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 của nước ta.


3

II.


Mục tiêu nghiên cứu

1.

Xây dựng được cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý, khai thác các công trình cấp nước tập trung nông thôn
ở Thái Bình.

2.

Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các
công trình cấp nước tập trung nông thôn thích hợp với điều kiện của
tỉnh Thái Bình.

III.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.

Đối tượng nghiên cứu
Các công trình cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Thái Bình.

2.

Phạm vi nghiên cứu
Tỉnh Thái Bình.

IV.


Nội dung luận văn

1.

Tình hình chung của khu vực nghiên cứu. Phân tích những thuận lợi,
khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế − xã hội, thể chế chính sách tới
hiệu quả quản lý và khai thác các công trình cấp nước tập trung nông
thôn trong tỉnh Thái Bình.

2.

Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý và khai thác các công trình cấp nước tập trung nông
thôn ở Thái Bình.

3.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công
trình cấp nước tập trung nông thôn Thái Bình trong bối cảnh biến đổi
khí hậu.


4

V.

Phương pháp nghiên cứu

1.


Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu về cấp nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn; tác động của biến đổi khí hậu tới nguồn nước ...

2.

Nghiên cứu thực địa: Thu thập tài liệu và khảo sát đánh giá hiện trạng.

3.

Nghiên cứu lý thuyết.


5

CHƯƠNG 1:
TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Thái Bình.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ
đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về
phía Tây Nam.
Tọa độ địa lý: 20017’ đến 20044’ vĩ độ Bắc và 106006’ đến 106039’
P

P

P


P

P

P

P

P

kinh độ Đông.
Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố:
+ Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ;
+ Phía Tây giáp Hà Nam;
+ Phía Tây và Tây Nam giáp Nam Định;
+ Phía Tây Bắc giáp Hưng Yên;
+ Phía Bắc giáp Hải Dương;
+ Đông Bắc giáp Hải Phòng.
Từ Tây sang Đông dài 54 km, từ Bắc xuống Nam dài 49 km, chiều dài bờ
biển 52 km. Diện tích tự nhiên 1546,54 km2, nằm trong vùng ảnh hưởng trực
P

P

tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh).


Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình

6



7

.1.2. Đặc điểm địa hình
Là tỉnh đồng bằng châu thổ được bao bọc bởi hệ thống đê sông biển,
địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%, cao độ biến đổi từ
0,5÷3,0m; nhưng tập trung chủ yếu ở cốt đất 0,75÷2,0m. Địa hình đi sâu vào
tiểu vùng cũng khá phức tạp, độ dốc có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam rồi lại cao dần ở những vùng ven biển như Tiền Hải và Thái Thuỵ,
ở đây có dạng sóng lượn hình thành do quá trình lấn biển. Có những vùng địa
hình nhấp nhô cấu tạo gần giống dạng bát úp như Đại Nẫm, Hệ, Đông Hoà
(hệ thống Bắc Thái Bình), Nang, An Quốc, Ngũ Thôn (hệ thống Nam Thái
Bình). Vùng này cũng có những dải đất thấp tập trung ven bờ sông Hồng, Trà
Lý, Luộc và dọc trục sông Tiên Hưng, Kiên Giang.
1.1.3. Thổ nhưỡng
Đất đai của lưu vực được hình thành trong quá trình nâng dần do phù sa
bồi đắp, do vậy đất đai của hệ thống thuộc loại đất trẻ, giàu chất dinh dưỡng,
nhưng sự phân bố chất dinh dưỡng không đều, có vùng nghèo đạm nhưng
giàu kali và ngược lại. Các vùng cao thường bị rửa trôi, bạc màu, vùng thấp
trũng tầng đất canh tác được tăng dần chất dinh dưỡng nhưng độ chua lớn, đất
canh tác bị ngập nước quanh năm, vùng ven biển thường là bãi đất cát cao,
lượng muối hoà tan trong đất còn khá lớn. Hàng năm do tác dụng của xâm
thực của nước biển qua mạch nước ngầm hoặc do quản lý khai thác chưa tốt
nên nước biển rò rỉ qua cống làm độ mặn tăng dần lên.
Theo báo cáo quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái
Bình năm 2001 − 2010 thì trong tổng số 134.932 ha diện tích đất điều tra có:
+ Đất phù sa: 89.861 ha chiếm 66,5%;
+ Đất phèn : 16.048 ha chiếm 11,9%;



8

+ Đất phù sa nhiễm mặn: 13.831 ha chiếm 10,3%;
+ Đất cát biển 15.192 ha chiếm 11,3%.
Trên cơ sở quy luật phân bố của các loại đất, đã hình thành 6 vùng thổ
nhưỡng như sau :
+ Vùng đất phù sa mới ven sông Hồng, Thái Bình;
+ Vùng đất phù sa sông Hồng và đất cồn cát ven biển Vũ Thư;
+ Vùng đất phù sa sông Hồng thấp Glay trên nền phèn Kiến Xương,
Tiền Hải;
+ Vùng đất phèn Quỳnh Phụ, Thái Thuỵ;
+ Vùng đất phèn mặn và đất cồn cát duyên hải Thái Thuỵ;
+ Vùng đất phù sa nhiễm mặn Tiền Hải.
1.1.4. Đặc điểm khí tượng, thuỷ văn
a. Khí tượng
Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, bức xạ mặt trời
lớn, nhiệt độ cao. Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng V đến tháng X; mùa lạnh,
khô từ tháng XI năm trước đến tháng IV năm sau. Lượng mưa trung bình
hàng năm: 1.400÷1.800 mm. Nhiệt độ trung bình trong năm 23,50C. Số giờ
P

P

nắng trong năm: 1.600÷1.800 giờ. Độ ẩm trung bình nhiều năm: 85÷90%.
Chế độ nhiệt: Lượng bức xạ tổng cộng trung bình nhiều năm khoảng
110÷118 Kcal/cm2. Số giờ nắng thuộc loại trung bình ở nước ta, trong đó
P

P


tháng VII có số giờ nắng nhiều nhất 190÷230 giờ/tháng và tháng II, III có số
giờ nắng ít nhất khoảng 35÷47 giờ/tháng. Chế độ nhiệt cũng phân hóa thành
hai mùa khá rõ rệt: Mùa nóng từ tháng V đến tháng X với nhiệt độ trung bình


9

28÷290C. Mùa lạnh từ tháng XI đến tháng IV năm sau với nhiệt độ trung bình
P

P

dưới 200C.
P

P

Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí tại Thái Bình theo các tháng trong năm
Tháng
Yếu tố
TBNN

I

II

16,3 17,1

III


IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

19,6

23,4 27,1

28,7 29,2

28,5 27,3

24,9

21,1 18,0


Max

31,7

34,8

35,9

37,5 39,5

40,1 39,4

37,4 35,4

34,3

33,1 31,3

Min

5,5

5,4

7,0

12,1 17,2

19,2 18,8


22,5 16,7

13,3

9,0

5,1

(Nguồn: Tổng cục khí tượng Thủy văn)

Gió: Mùa đông hướng gió thịnh hành từ Tây Bắc đến Đông Nam với
tần suất 60÷70%, tập trung nhất hướng Bắc 25÷60%. Ngay trong những tháng
cuối mùa hè (tháng IX, tháng X) hướng gió từ hướng Bắc cũng chiếm
55÷70%. Các tháng V, VI, VII hướng gió thịnh hành ổn định từ Đông đến
Đông Nam 50÷70%. Tháng VIII hướng gió phân tán, thịnh hành nhất chỉ
20%. Vận tốc gió trung bình năm dao động từ 2÷5m/s, vào sâu trong đất liền
có xu hướng giảm dần.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình tháng nhiều năm
khoảng 85÷90%. Những tháng đầu mùa đông độ ẩm không khí xuống rất
thấp, thấp nhất khoảng 42%, gây ra hiện tượng khô hanh. Lượng bốc hơi
trung bình vào khoảng 750÷800mm/năm. Mùa đông lượng bốc hơi trung bình
35÷65mm/tháng, mùa hè 70÷100mm.
Bảng 1.2: Độ ẩm không khí (%)
Tháng
Độ ẩm
TBNN

I


II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

86

89

89

90


86

83

82

86

86

85

84

84

(Nguồn: Tổng cục khí tượng Thủy văn)


10

Bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi cả năm đo bằng ống Piche tại Thái Bình:
871 mm. Tháng có lượng bốc hơi nhiều nhất là tháng VII đạt 116 mm. Tháng
có lượng bốc hơi ít nhất là tháng III đạt 40 mm.
Lượng mưa và phân bố mưa: Thái Bình nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa lại ở vùng ven biển nên mưa nhiều và phân bố không đồng đều theo
không gian và thời gian. Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng X. Lượng
mưa chiếm khoảng 80 % tổng lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều nhất
là tháng 7, 8, 9. Mưa lớn nhất phía Đông, phía Nam của vùng. Tổng lượng
mưa trung bình cả năm ở trạm Thái Bình đạt 1.805 mm.

Số ngày mưa cả năm trung bình nhiều năm đạt 144 ngày, phân bố trong
các tháng không đều. Tháng có số ngày mưa ít nhất là tháng 12. Tháng 3 có
số ngày mưa phùn nhiều nhất năm nhưng lượng mưa rất nhỏ. Các tháng trong
mùa mưa có số ngày mưa không nhiều hơn các tháng chuyển tiếp xuân hè
nhưng tổng lượng mưa lại chiếm tới 80 % tổng lượng mưa cả năm.
Bảng 1.3: Lượng mưa tháng ( mm )
Tháng
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII


TBNN

27

34

52

76

183

196

232

311

334

196

64

28

Max

142


131

116

187

599

550

560

631

790

489

246

160

Min

00

00

9


8

44

43

27

82

40

15

00

00

Yếu tố

(Nguồn: Tổng cục Khí tượng thuỷ văn)

Do vị trí địa lý của một tỉnh ven biển nên Thái Bình luôn chịu ảnh
hưởng của giông, bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình hàng năm có 30÷50
ngày, có giông, khi có giông thường kèm theo mưa to, gió lớn nhưng thời
đoạn ngắn. Bão và áp thấp nhiệt đới là hiện tượng nhiễu động thời tiết, trung
bình hàng năm có 2÷3 cơn bão đổ bộ trực tiếp và thường xuất hiện từ tháng V



11

đến tháng XI, nhiều nhất vào tháng VI đến tháng IX, gây ảnh hưởng đến đời
sống xã hội và sản xuất nông nghiệp - công nghiệp trong tỉnh.
b. Thuỷ văn
Thái Bình được bao quanh bởi hệ thống sông biển khá dày, khép kín có 5
cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Các sông bị uốn
khúc nhiều, độ dốc nhỏ từ 0,02÷0,05 m/km2, mật độ lưới sông lên tới
P

P

3,8km/km2. Có 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh, phía Bắc và Đông Bắc
P

P

có sông Hoá, sông phân lưu của sông Luộc chảy qua địa phận biên giới dài
35,3 km. Phía Bắc và Tây Bắc là sông Luộc chảy qua địa phận biên giới dài 53
km. Phía Tây và Nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng chảy qua địa phận biên
giới tỉnh dài 67 km, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế.
Mùa lũ trên các sông ở Thái Bình bắt đầu từ tháng (VI÷X). Mùa cạn
bắt đầu tháng XI đến tháng V năm sau. Lượng nước mùa lũ chiếm trên 70%,
có năm chiếm tới 90% tổng lượng nước cả năm. Các tháng lũ lớn là tháng VII
và tháng IX, lượng nước chiếm (50÷70)% tổng lượng nước cả năm. Chênh
lệch giữa các tháng lượng nước nhiều nhất và lượng nước ít nhất tới 10 lần, có
khi tới 55 lần. Số lần lũ trong năm và hàng tháng biến động đáng kể, có thể
gấp 2,5 lần. Cường suất lũ lên cũng biến động mạnh mẽ, ở sông Hồng, sông
Trà Lý bình quân 5 cm/h, thời gian kéo dài một trận lũ bình quân là 5÷20
ngày. Theo tài liệu nhiều năm trên sông Hồng, Trà Lý, trung bình 4 năm có

một trận lũ vượt trung bình, nếu tính những cơn lũ đặc biệt lớn thì khoảng 30
năm xuất hiện một lần. Về mùa lũ lưu lượng lớn nhất trên sông Hồng đạt tới
10.400 m3/s (ứng với mực nước là 5,98 m), trên sông Trà Lý (tại Thái Bình)
P

P

6.630 m3/s (ứng với 5,77 m). Tần suất xuất hiện lưu lượng lớn nhất trên sông
P

P

Hồng, sông Trà Lý tháng VII chiếm 23%, tháng 8: 29%, tháng IX: 12%,
tháng X: 6%.


12

Về mùa cạn lưu lượng trên sông Hồng là 1.000 m3/s, trên sông Trà Lý
P

P

là 542 m3/s, sông Luộc 487 m3/s.
P

P

P


P

Bảng 1.4: Lưu lượng nước bình quân tháng lớn nhất và nhỏ nhất
Tháng

VIII

Địa điểm

II

Q max ( m3/s )

Q min ( m3/s )

Sông Hồng

10.400

1.000

Sông Trà Lý

6.630

542

Sông Luộc

1.429


487

R

R

P

P

R

R

P

P

Chế độ thủy triều là chế độ nhật triều, chu kỳ 24 giờ 50 phút, thời gian
triều lên ngắn chỉ xấp xỉ 8 giờ, thời gian triều xuống tương đối dài khoảng 16
giờ. Nhìn chung thủy triều ở Thái Bình thuộc loại tương đối yếu, trong một
ngày biên độ triều trung bình khoảng (150÷180) cm, lớn nhất 270 cm, nhỏ
nhất khoảng (2÷5) cm. Trong một năm biên độ triều lớn xuất hiện vào mùa
kiệt thường vào tháng 12 đến tháng 2.
Bảng1.5: Mực nước cao nhất trong các sông (cm)
Tháng

I


II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Sông Hồng

189

178

194


176

290

342

472

597

464

358

323

228

184 169 300

381

469 577 429

Sông Trà Lý 194 178

405 355 229

Độ mặn các cửa sông Thái Bình khá lớn có thể đạt xấp xỉ nước biển.
Ranh giới xâm nhập mặn thay đổi theo từng con triều, mùa và năm. Có năm

ranh giới xâm nhập mặn trên sông cách bờ biển 17÷23 km, ở đây độ mặn vẫn
còn tới 0,3%÷0,4%.
Lượng cát bùn trong sông chủ yếu từ cát bùn xói mòn mặt các lưu vực
dưới tác dụng của ngoại lực (chủ yếu là mưa). Giá trị trung bình trong mùa lũ
lớn hơn mùa kiệt từ (2÷14) lần. Ba tháng có lượng cát bùn lớn nhất là VI, VII,
VIII. Ba tháng có lượng ngậm cát bùn và lưu lượng nhỏ nhất là I, II, III.


13

Trung bình một năm trên sông Trà Lý có khoảng 22,5 triệu tấn, trên sông
Hồng có khoảng 29,9 triệu tấn phù sa chảy qua.
Nhận xét: Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh Thái Bình có mật độ
U

U

tương đối cao, chế độ thuỷ văn không điều hoà, lưu lượng dòng chảy thay đổi
theo mùa và chịu sự chi phối của thuỷ triều. Do đó khả năng khai thác nguồn
nước mặt trong địa bàn tỉnh Thái Bình nhằm mục đích phục vụ cho sinh hoạt
là có khả năng đảm bảo, nhưng chỉ có khu vực đồng bằng châu thổ có sẵn vị
trí thuận lợi để khai thác được nước đạt tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu, còn
vùng đồng bằng ven biển cần thiết phải dẫn nước từ xa về. Ngoài ra, địa bàn
tỉnh là điểm cuối của hệ thống sông Thái Bình nên đồng thời cũng là nơi tiếp
nhận nước thải từ các khu công nghiệp, dân cư phía trên thượng nguồn, điều
đó có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng nước sông nói riêng và vệ sinh môi
trường nói chung.
1.1.5. Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Trong phạm vi tỉnh Thái Bình, nước dưới đất tồn tại trong các trầm tích
Kainozoi có tuổi từ Miocen đến Holocen phân bố rộng khắp trên toàn diện

tích của tỉnh. Chiều dày trầm tích rất lớn, hiện chưa có công trình nào khoan
hết chiều dày này. Đất đá chứa nước chủ yếu là các tập hạt thô, như các lớp
cát kết trong Neogen, các lớp cuội, sỏi, sạn, cát trong Pleistocen. Xen giữa các
tập hạt thô là các lớp bột kết, sét kết, các lớp sét, sét bột... khả năng chứa nước
rất kém, được xem như các thực thể địa chất không chứa nước. Cũng do tính
nhân nhịp, xen kẹp giữa các tập đất đá có độ chứa nước khác nhau, mà hầu
hết các tầng chứa nước đều có tính áp lực. Mực nước trong các tầng chứa
nước nằm cao hơn mái cách nước, nhiều nơi gặp nước phun cao hơn mặt đất.
Về đặc tính thuỷ hoá trong các tầng chứa nước, nhìn chung khá phức
tạp. Phần diện tích phía đông và đông nam của tỉnh, nơi gần biển, các tầng


14

chứa nước hầu hết bị nhiễm mặn, cả các tầng nằm sâu cũng như các tầng nằm
gần mặt đất, tổng độ khoáng hoá có nơi lên đến vài chục g/l.
Dựa vào dạng tồn tại và độ giầu nước trong các tầng nước dưới đất
vùng Thái Bình, có thể phân chia ra các tầng chứa nước như sau:
1. Nước lỗ hổng:
a. Tầng chứa nước Thái Bình (Q3 IV tb):
U

P
U

RU
P

RU
U


Tầng nằm trên cùng, bao gồm các trầm tích thuộc hệ tầng Q3 IV tb và
P

R
P

R

phủ kín toàn bộ diện tích của tỉnh.
Tầng chứa nước Q3 IV tb gồm nhiều nguồn gốc khác nhau: sông − biển;
P

R
P

R

biển − gió; biển − đầm lầy; sông... và trong mỗi kiểu nguồn gốc có chiều dày,
thành phần đất đá và khả năng chứa nước khác nhau, trong đó đáng quan tâm
là các trầm tích nguồn gốc biển, biển − gió và sông − biển. Các trầm tích này,
đất đá chủ yếu là các loại cát lẫn ít bột tạo thành các dải cát chạy vuông góc
với các cửa sông, song song với đường bờ biển tạo thành các địa hình nổi cao
hơn so với các khu vực xung quanh, có khả năng chứa nước phong phú.
Trong phạm vi tỉnh tầng chứa nước Thái Bình đã có rất nhiều lỗ khoan qua,
kết quả cho thấy, tầng phát triển không đồng đều, rất mỏng ở phía bắc, tây bắc
và tăng dần chiều dày về phía nam, đông nam. Chiều dày lớn nhất đạt tới
25m, trung bình 5÷10m. Kết quả thí nghiệm thấm cho lưu lượng Q từ 0,1 đến
0,7 l/s. Mực nước dao động từ 1 đến 2 m. Tầng chứa nước Thái Bình bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi điều kiện khí tượng thuỷ văn, có quan hệ chặt chẽ với các

nguồn nước mặt.
Về chất lượng nước của tầng, có thể chia ra 3 vùng có tổng độ khoáng
hoá M khác nhau: Vùng nước nhạt M<1 g/l bao gồm các huyện Vũ Thư và
một phần huyện Kiến Xương, Tiền Hải, ven theo các sông lớn. Vùng nước lợ
M = 1÷3 g/l nằm trong khoảng Hưng Hà, Quỳnh Phụ và các dải nhỏ xen lẫn


15

với các vùng nước nhạt. Vùng nước mặn M >3 g/l, nằm giáp biển và phía
đông nam tỉnh, nơi có địa hình thấp, không đảm bảo chất lượng nước cấp cho
sinh hoạt. Còn những doi cát chạy gần như song song với bờ biển, nằm trên
những địa hình cao, nước có chất lượng tốt đảm bảo các yêu cầu cấp nước cho
sinh hoạt.
Đánh giá chung: Tầng chứa nước Thái Bình trong phạm vi tỉnh có độ
chứa nước không đồng đều, thuộc tầng nghèo nước, điều kiện thuỷ hoá phức
tạp. Tuy nhiên đối với các dải nước nhạt trong các doi cát ven biển rất có ý
nghĩa về cấp nước cho các hộ cư dân khai thác đơn lẻ, mỗi giếng có thể đạt
từ 40÷60 m3/ngày, mực nước tĩnh nằm nông gần mặt đất, chất lượng tương
P

P

đối tốt.
b. Tầng chứa nước Hải Hưng (Q1-2 IV hh 1 ):
U

P
U


RU
P
U

RU
U

R
U

RU

Tầng chứa nước tương ứng với phụ hệ tầng Hải Hưng dưới và được
ngăn cách với tầng chứa nước Thái Bình bởi lớp sét cách nước của phụ hệ
tầng Hải Hưng trên (Q1-2 IV hh 2 ). Tầng phân bố khắp diện tích Thái Bình.
P

R
P

R

R

R

Chiều sâu gặp từ 2 đến 40m. Đã có nhiều lỗ khoan qua, kết quả cho thấy, tầng
chứa nước Hải Hưng có chiều dày phát triển không đều, dày từ 3m (lỗ khoan
2B − Hưng Hà) đến 32,5m (lỗ khoan 19 − Kiến Xương). Chiều dày trung bình
13,81m.

Tầng được tạo thành bởi nhiều nguồn gốc trầm tích sông − biển; biển −
đầm lầy; biển. Đất đá chủ yếu gồm sét, bột cát, bột sét lẫn cát, nhiều vỏ sò,
sinh vật biển.
Kết quả hút nước thí nghiệm cho Q = 0,025l/s đến 0,59l/s, nhưng tất cả
đều có tổng độ khoáng hoá M > 1g/l, từ 1,33 đến 16,77g/l. Đặc biệt có lỗ
khoan cho M = 27,42g/l (lỗ khoan 34 − Tiền Hải).
Dạng tổng quát công thức Kurlov của nước:


16

M 1,33-16,77
R

R

R

R

Cl 52 - 97 HCO3− 0 - 47
pH
( Na + K ) + 83 - 93

R

7-8,10

Mực nước của tầng thường dao động 0,5÷1m. Nhìn chung tầng chứa


nước Hải Hưng thuộc tầng nghèo nước, chất lượng nước kém, phần lớn đều bị
lợ đến mặn. Nguyên nhân có thể do nguồn nước bị chôn vùi, đất đá thuộc loại
hạt mịn, tốc độ dòng ngầm nhỏ, khả năng rửa mặn kém.
c. Tầng chứa nước Pleistocen (Q I-III ):
U

RU
U

RU
U

Tầng bao gồm các trầm tích sông, sông − biển của hệ tầng Vĩnh Phúc
(aQ2 III vp 1 ), hệ tầng Hà Nội (Q II-III hn) và hệ tầng Lệ Chi (Q I lc). Đây là tầng
P

R
P

R

R

R

R

R

R


R

chứa nước chính của vùng, đồng thời cũng là tầng chứa nước chính của đồng
bằng Bắc Bộ. Trong phạm vi tỉnh Thái Bình, tầng phân bố đều khắp và nằm
trực tiếp trên tầng chứa nước Neogen. Tầng phát hiện trong các lỗ khoan, ở
chiều sâu 22m (lỗ khoan 2 − Hưng Hà) đến 68,5m (lỗ khoan 19 − Kiến
Xương). Chiều dầy tầng từ 29m (lỗ khoan 2B − Hưng Hà) đến 80m (lỗ khoan
5804 − Đông Hưng). Chiều dày trung bình 62,25m.
Đất đá chủ yếu là cát hạt mịn − trung − thô lẫn sạn thạch anh, cuội cát
sạn và dưới cùng là cuội sét đa khoáng. Đặc tính trầm tích phân nhịp khá rõ,
bắt đầu là các trầm tích hạt mịn kết thúc nhịp là lớp sạn thạch anh sắc cạnh
sau đó chuyển sang nhịp khác.
Tầng chứa nước Pleistocen trong phạm vi tỉnh đã được Cục Địa chất thí
nghiệm trước kia tại 40 lỗ khoan, phân bố đều khắp tỉnh, trong đó có 11 lỗ
khoan trong tầng Vĩnh Phúc (Q2 III vp 1 ); 22 lỗ khoan trong tầng Hà Nội (Q IIP

III hn);
R

R
P

R

R

R

R


1 lỗ khoan trong tầng Lệ Chi (Q I lc), còn lại thí nghiệm tổng hợp dưới
R

R

cả 2 tầng (Q2 III vp 1 và Q II-III hn). Kết quả thí nghiệm chỉ có 4 lỗ khoan cho lưu
P

R
P

R

R

R

R

R

lượng thấp, Q từ 1,23l/s đến 4,42 l/s, còn 36 lỗ khoan khác đều có Q từ 5,62l/s
đến 28 l/s. Tỉ lưu lượng từ 0,46 l/s.m đến 10,02 l/s.m. Tầng thuộc loại rất giầu


17

nước và mang tính áp lực. Chiều cao cột nước áp lực trung bình 46m. Mực
nước trong tầng đều nằm xấp xỉ gần hoặc cao hơn mặt đất. Trong 30 lỗ khoan

thí nghiệm có 6 lỗ khoan mực nước cao hơn mặt đất từ +0,05 đến +0,65m.
Kết quả quan trắc động thái nước trong tầng sau hơn một năm cho thấy
mực nước trong tầng luôn nằm cao hơn mực nước biển từ 0,64m (lỗ khoan 28
− Diêm Điền) đến 2,28m (lỗ khoan 3 − Quỳnh Phụ). Biên độ dao động mực
nước giữa 2 mùa trong tầng từ 0,15m đến 0,45m, trung bình 0,2 ÷ 0,3m.
Về chất lượng nước của tầng Q I-III , qua kết quả phân tích thành phần
R

R

hoá ở các lỗ khoan cho thấy nước nhạt chiếm 60%, nước lợ 21% và nước mặn
19%, có thể thấy rõ 3 vùng thuỷ hoá:
Vùng nước nhạt M <1g/l, nằm về phía Bắc tỉnh, kéo dài ra gần ven biển
với diện tích khoảng 602 km2.
P

P

Vùng nước lợ M=1÷3g/l, nằm tiếp giáp giữa 2 vùng nước nhạt và nước
mặn, diện tích 256 km2.
P

P

Vùng nước mặn M >3g/l, nằm ở phía Nam, có diện tích 680 km2.
P

P

Nhìn chung, quy luật tổng độ khoáng hoá M của tầng Q I-III có chiều

R

R

hướng tăng dần từ Bắc, Tây Bắc xuống phía Nam, Đông Nam, kiểu chất
lượng nước chuyển từ dạng Bicacbonat đến hỗn hợp, cuối cùng là kiểu
Clorua.
Đánh giá chung: Tầng chứa nước Pleistocen là tầng giầu nước nhất của
tỉnh Thái Bình. Mực nước trong tầng nằm gần mặt đất, rất thuận tiện cho việc
khai thác nước. Tuy nhiên quá trình khai thác nước cần phải chú ý cách ly với
các tầng nhiễm mặn và có chế độ khai thác hợp lý, đảm bảo cho các công
trình hoạt động lâu dài, tránh hiện tượng xâm nhập nước mặn.


18

2. Nước khe nứt:
Tầng chứa nước Neogen (N): Tầng có diện tích phân bố đều khắp vùng và
bị các tầng chứa nước trong trầm tích đệ tứ phủ kín. Chiều sâu gặp tầng này từ
88m (lỗ khoan 2B − Hưng Hà) đến 150m (lỗ khoan 19 − Kiến Xương) và 160m
(lỗ khoan 82A − Tiền Hải). Đáy và chiều dày tầng chưa có cơ sở xác định.
Nguồn gốc thành tạo chứa nước Neogen chủ yếu là các trầm tích biển,
chúng có cấu tạo dạng nhịp, chiều dày mỗi nhịp 60 ÷ 80m. Đất đá là các loại
cát kết, sạn kết, cuội kết, gắn kết yếu. Đã có 10 lỗ khoan thí nghiệm trong
tầng ở độ sâu 165m đến 270m, còn 3 lỗ khoan nghiên cứu ở độ sâu 399m (lỗ
khoan 19C − Tiền Hải), 450m (lỗ khoan 82A − Tiền Hải) và 470m (lỗ khoan
16 − TX Thái bình).
Các kết quả thí nghiệm cho thấy tầng thuộc loại giầu nước, lưu lượng Q
từ 3,5÷19,5 l/s, trung bình 8÷10 l/s. Tỉ lưu lượng đạt 0,96÷2,76 l/m.s. Mực
nước trong tầng dao động gần mặt đất. Trong 10 lỗ khoan thí nghiệm có tới 4

lỗ khoan mực nước nằm cao hơn mặt đất 0,1÷0,36m.
Kết quả phân tích nước của tầng kết hợp với tài liệu đo địa vật lý trong
vùng cho thấy đường tổng độ khoáng hoá M=1 g/l của tầng gần trùng với
đường M=1 g/l của tầng chứa nước Pleistocen. Phía Bắc Thái Bình là vùng
nước nhạt, phía Nam là vùng nước lợ đến mặn.
Đánh giá chung: Tầng chứa nước Neogen tuy thuộc tầng giầu nước
nhưng điều kiện thuỷ hoá phức tạp. Riêng đối với đứt gãy Vĩnh Ninh, các lỗ
khoan thí nghiệm đều cho thấy chất lượng nước tốt đáp ứng tiêu chuẩn cấp
nước cho sinh hoạt, độ tổng khoáng hoá M=0,37÷0,7g/l, pH=8,3÷8,5 đặc
trưng cho kiểu nước Bicacbonat. Nhiệt độ của nước cao 34 ÷ 53o nên rất có
P

thể đứt gãy này là kênh dẫn đưa nước từ dưới sâu lên.

P


19

3. Các thể địa chất nghèo nước:
Bao gồm các trầm tích hạt mịn, các lớp sét, sét bột, bột sét trong các hệ
tầng Hải Hưng, Vĩnh Phúc và hệ tầng Neogen.
Phụ hệ tầng mQ1-2 IV hh 2 :
P

R
P

R


R

R

Có mặt đều khắp vùng Thái Bình và bị tầng chứa nước Thái Bình phủ
kín. Chiều dày tầng từ 2m (lỗ khoan 1 − Hưng Hà) đến 33m (lỗ khoan 33 −
Thái Bình). Chiều dày trung bình 13,51m, trầm tích gồm các lớp sét, sét bột,
bột sét. Giếng đào vào trong tầng này ở những nơi gần mặt đất đều không gặp
nước, đã phải dùng cọc tre đóng thủng đáy tầng để nước từ dưới đáy đưa lên
cung cấp. Phụ hệ tầng mQ1-2 IV hh 2 là tầng ngăn cách rất tốt giữa hai tầng chứa
P

R
P

R

R

R

nước Thái Bình và tầng chứa nước Hải Hưng.
Phụ hệ tầng mQ1-2 III hh 2 :
P

R
P

R


R

R

Phân bố đều khắp toàn tỉnh. Đất đá gồm các lớp sét, sét bột màu xám
xanh, xám xi măng đến loang lổ. Phần phía bắc Thái Bình có nhiều lỗ khoan
bắt gặp bề mặt laterit, các thể địa chất này tạo thành một tầng ngăn cách giữa
tầng chứa nước Hải Hưng và tầng chứa nước Pleistocen. Chiều dày tầng ngăn
cách từ 3m (lỗ khoan 23 − Vũ Thư) đến 30m (Lỗ khoan 2B − Hưng Hà), dày
trung bình 13m.
Hệ tầng Neogen (N):
Bao gồm các trầm tích hạt mịn, các lớp sét kết, bột kết, nén ép mạnh,
phân lớp mỏng, gắn kết yếu, là những nhịp trầm tích sau cùng của hệ tầng
Neogen với trầm tích đệ tứ. Các thể địa chất này có diện phân bố rộng khắp
vùng. Hầu hết các lỗ khoan vào trong Neogen đều gặp các trầm tích này.
Chúng có chiều dày từ 7m (lỗ khoan 5803 − Đông Hưng) đến 32,8m (lỗ
khoan 701A − Vũ Thư). Chiều dày trung bình 15,8m.


20

1.2. Hiện trạng kinh tế − xã hội tỉnh Thái Bình
1.2.1. Dân số và lao động
a. Dân số
Tính đến 31/12/2008 tổng dân số toàn tỉnh là 1.861.000 người. Trong
đó dân số thành thị 172.000 người chiếm 9,24% tổng dân số , dân số nông
thôn 1.689.000 người chiếm 90,76% tổng dân số , dân số trong lưu vực có
nguồn sống chính là làm nông nghiệp . Phân theo giới tính 889.000 nam giới,
972.000 là phụ nữ.
Mật độ dân số bình quân 1.203 người/km2 cao hơn 4,5 lần so với mật

P

P

độ bình quân của cả nước (260 người/km2), mật độ dân số cao nhất tập trung
P

P

ở thành phố Thái Bình 4.087 người/km2, thấp nhất là huyện Tiền H ải 964
P

P

người/km2.
P

P

P

Bảng 1.6: Hiện trạng dân số tính đến 31/12/2008
Diện tích
(Km2)

Dân số trung bình
(Người)

Mật độ dân số
(Người/km2)


1 546.54

1 861 000

1 203

Thành Phố Thái Bình

43.55

178 000

4 087

Quỳnh Phụ

209.61

245 000

1 169

Hưng Hà

200.42

255 000

1 272


Đông Hưng

198.40

250 000

1 260

Thái Thụy

256.62

260 000

1 013

Tiền Hải

226.04

218 000

964

Kiến Xương

213.07

230 000


1 079

Vũ Thư

198.83

225 000

1 132

P

Tổng số

P

P

P

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2008)

Như vậy mật độ dân số của tỉnh Thái Bình là rất cao so với cả nước và
phân bổ khá đồng đều giữa các huyện, yếu tố này vừa có tác động tích cực


21

vừa có tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và

lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nói riêng. Vì vậy, cần quan tâm đến
việc phân bố các cụm dân cư để bố trí các loại hình công trình phù hợp trong
quá trình tính toán các giải pháp quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn.
b. Lao động
Tổng số người trong độ tuổi lao động 997.500 người chiếm 53,6% so
với tổng dân số, từ năm 2005 đến nay số người trong độ tuổi lao động tăng
bình quân mỗi năm 5.000 người đây là áp lực lớn về giải quyết việc làm. Lao
động khu vực nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 63,77%, trong công
nghiệp − xây dựng 21,3% và khu vực dịch vụ 14,93%. Cơ cấu sử dụng lao
động có chiều hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây
dựng và giảm tương đối trong khu vực nông nghiệp.
Đa số lực lượng lao động đã tốt nghiệp cấp II và cấp III , nhìn chung số
lao động có trình độ văn hoá tương đối cao so với các tỉnh khác , nhưng đa số
lại không được đào tạo nghề , lao động đã qua đào tạo chiếm

18,5% ở vào

mức trung bình khá so với cả nước (Trong đó đại học 4%, trung học 5%,
công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ 9,5%), lao động chưa qua đào tạo chiếm
81,5%. Với thực tế như trên tình trạng thiếu lao động kỹ thuật kể cả kỹ thuật
giỏi ở các ngành nghề kinh tế , để áp dụng các công nghệ tiên tiến vào trong
sản xuất, vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ là một yêu cầu
cần thiết.
Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư trong

tỉnh từng bước được

cải thiện đáng kể , điều kiện ăn ở , đi lại , học hành , chữa bệnh , vui chơi giải
trí, chất lượng giáo dục và dịch vụ y tế đã đượ c nâng lên một bước , nhất là

ở những xã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang phát triển


22

đa dạng ngành nghề , lấy công nghiệp chế biến , tiểu thủ công nghiệp , ngành
nghề truyền thống làm hạt nhân , bộ mặt nông thôn trong lưu vực có thay
đổi lớn.
Nhiều trung tâm văn hoá , mạng lưới dịch vụ , hệ thống đường giao
thông nông thôn, mạng lưới điện thắp sáng... có bước phát triển nhanh đã góp
phần nâng cao dân trí và tinh thần cho người dân.
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
1. Giao thông
Nhìn chung, mạng lưới giao thông nội tỉnh Thái Bình khá thuận lợi, đã
tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế. Từ Thái Bình có thể đi tới các tỉnh
khác nhờ hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ.
* Hệ thống giao thông đường bộ.
Những năm gần đây, bằng các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế − xã hội
của Trung ương cùng vốn huy động trong nhân dân, địa phương đã chú trọng
đến việc sửa chữa, nâng cấp và mở các tuyến đường mới trên địa bàn toàn tỉnh.
Tổng số km đường bộ là 5.614 km trong đó đường quốc lộ 98 km
(chiếm 1,75%), tỉnh lộ 312 km (chiếm 5,7%), còn lại là đường giao thông
nông thôn là vùng có mật độ lưới đường lớn nhất trong vùng đồng bằng sông
Hồng (trừ Hà Nội) 1,65 km/km2 gấp 5 lần mật độ lưới đường trung bình toàn
P

P

quốc. Các trục đường chính:
− Quốc lộ số 10 chạy dọc từ Bắc xuống Nam của lưu vực dài khoảng 41

km là trục giao thông chính nối liền Thái Bình với Hải Phòng, Nam Định,
năm 2001 cầu Tân Đệ đưa vào hoạt động đây là tuyến vận chuyển hàng hoá
quan trọng từ cảng Hải Phòng về các tỉnh Bắc Trung Bộ.
− Quốc lộ 39 nối liền cảng Diêm Điền vào mạng quốc lộ số 10 ở Gia Lễ.


23

− Tỉnh lộ 217 xuất phát từ ngã ba Đọ chạy qua thị trấn Quỳnh Côi rồi nối
với quốc lộ 5.
− Tỉnh lộ 39B từ Thành phố Thái Bình sang thành phố Hải Phòng.
− Ngoài ra còn các mạng lưới đường liên huyện, liên xã khá dày đặc nối
liền các khu dân cư với mạng lưới quốc lộ, tỉnh lộ.
* Hệ thống giao thông đường thuỷ.
Hệ thống sông ngòi tương đối thuận lợi cho phát triển giao thông
đường thuỷ nội địa, nhất là sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc. Ngoài ra, hệ
thống giao thông đường biển cũng có nhiều thuận lợi và cảng Diêm Điền có
khả năng phát triển trở thành cảng quốc tế với năng lực bốc xếp 200.000 tấn
vào năm 2005.
Bốn cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng chảy ra biển: Cửa Ba Lạt,
cửa Trà Lý, cửa Diêm Điền và cửa Thái Bình đều ở trên lãnh thổ của tỉnh
Thái Bình, cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi bằng đường sông từ biển vào. Như
vậy, giao lưu của Thái Bình với các tỉnh trong nước và quốc tế bằng đường
thuỷ khá dễ dàng.
Tuy nhiên, Thái Bình chưa có hệ thống giao thông đường sắt và giao
thông hàng không, đây là một thiệt thòi lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Nhận xét: Thái Bình có một hệ thống giao thông phát triển, lưu thông
U

U


thuận tiện, đang có xu thế kéo theo sự hình thành các khu dân cư tập trung
dọc theo các trục đường, do đó việc giải quyết nguồn nước sạch và vệ sinh
môi nông thôn cho dân cư sẽ phức tạp nhưng tập trung hơn.
2. Hệ thống thuỷ lợi
Thái Bình có 2 hệ thống thuỷ lợi Bắc − Nam khá lớn với hệ thống thuỷ
nông đa dạng với nhiều lưu vực tưới khác nhau. Với hệ thống cơ sở vật chất


24

đó, Thái Bình đã đưa diện tích sản xuất nông nghiệp từ (40.000÷50.000) ha
năm 1960 lên gần 90.000 ha trong những năm gần đây trong đó có 83.000 ha
lúa 2 vụ phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống
dân sinh, đưa năng suất từ (3÷ 4) tấn thóc/ha/năm lên (9÷10) tấn thóc/ha/năm.
Tổng sản lượng lương thực từ (250.000÷300.000) tấn lên 1 triệu tấn /năm, cải
thiện và thay đổi đời sống xã hội nông thôn.
3. Giáo dục
Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ cùng với sự nỗ lực
của các cấp các ngành trong tỉnh, tình hình giáo dục của Thái Bình đã
phát triển mạnh trong những năm qua. Theo số liệu năm 2008, toàn tỉnh có
907 trường học bao gồm 299 trường mẫu giáo, 293 trường cấp I, 274
trường cấp II, 41 trường cấp III, học sinh các cấp tương ứng là 61.462 –
122.600 – 103.400 – 67.000. Thái Bình có 3 trường vào top 100 trường
PTTH hàng đầu Việt Nam: trường Chuyên Thái Bình xếp hạng 21, trường
Bắc Kiến Xương xếp hạng 38, trường Nguyễn Đức Cảnh xếp hạng 87
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 3 trường trung học chuyên nghiệp; 2
trường đại học, 4 trường cao đẳng là những hạt nhân trong phong trào nâng
cao dân trí của tỉnh.
Các số liệu về tình hình giáo dục của tỉnh Thái Bình được thể hiện

trong các bảng sau:


25

Bảng 1.7: Bảng số liệu ở khối mẫu giáo mầm non
Năm học 2007 − 2008
Tổng số
Số trường

Trong đó
Công lập

Ngoài công lập

299

10

289

Số lớp học

2.144

73

2.071

Số phòng học


2.191

165

2.026

Số giáo viên

2.651

161

2.490

Số học sinh

64.000

3.000

61.000

(Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2008)
Bảng 1.8: Bảng số liệu ở khối học phổ thông
Năm học 2007 − 2008
Tổng số

Trong đó
Công lập


Số trường học

608

Tiểu học

293

293

Trung học cơ sở

274

274

41

28

Trung học phổ thông
Số lớp học

8.546

Tiểu học

4.205


4.205

Trung học cơ sở

3.019

3.019

Trung học phổ thông

1.322

920

Số phòng học

9.260

Tiểu học

4.427

4.427

Trung học cơ sở

3.326

3.326


Trung học phổ thông

1.507

1.204

Số giáo viên
Tiểu học

15.706
6.492

6.492

Ngoài công lập

13

402

303


×