Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỀN THỊ KIM OANH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI MÔ HÌNH QUẢN
LÝ CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG
THÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TẠI TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN THỊ KIM OANH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI MÔ HÌNH QUẢN
LÝ CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG
THÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
Mã số: 60-62-30

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Đoàn Thế Lợi
2. PGS. TS. Trần Viết Ổn

HÀ NỘI – 2011


1


i

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................................. IV
T
7

T
7

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ........................................................................................ V
T
7

T
7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................... VI
T
7


T
7

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... VII
T
7

T
7

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
T
7

T
7

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................ 1
T
7

T
7

2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 3
T
7

T

7

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
T
7

T
7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP
T
7

NƯỚC SINH HOẠT Ở NÔNG THÔN .............................................................................. 5
1.1. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH
T
7

HOẠT. ............................................................................................................................... 5
T
7

1.1.1. Vai trò và tầm quan trọng của nước sinh hoạt đến sức khỏe cộng đồng dân
T
7

cư nông thôn. ................................................................................................... 5
T
7


1.1.2. Quá trình xây dựng và phát triển các công trình cấp nước sinh hoạt nông
T
7

thôn ở nước ta. ................................................................................................. 7
T
7

1.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG
T
7

THÔN Ở NƯỚC TA. ...................................................................................................... 13
T
7

1.2.1. Hiện trạng và công nghệ cấp nước sạch nông thôn .....................................13
T
7

T
7

1.2.2. Hiện trạng về mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn ..16
T
7

T
7


1.2.3. Hiện trạng về cơ chế chính sách quản lý công trình cấp nước sinh hoạt
T
7

nông thôn .......................................................................................................28
T
7

1.2.4. Những bất cập về mô hình quản lý và sự cần thiết phải đổi mới mô hình
T
7

quản lý để nâng cao hiệu quả của các công trình cấp nước sinh hoạt nông
thôn theo hướng phát triển bền vững. .......................................................... 30
T
7

1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CẤP
T
7

NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ...... 32
T
7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC
T
7

SINH HOẠT NÔNG THÔN TẠI TỈNH TUYÊN QUANG ........................................... 36



ii
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG. ............... 36
T
7

T
7

2.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 36
T
7

T
7

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ..............................................................................48
T
7

T
7

2.1.3. Những thuận lợi khó khăn chủ yếu đối với công tác quản lý công trình cấp
T
7

nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Tuyên Quang. .............................................53
T

7

2.2. CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN CHỦ YẾU Ở
T
7

TỈNH TUYÊN QUANG.................................................................................................. 55
T
7

2.2.1. Loại công trình cấp nước quy mô hộ gia đình. .............................................55
T
7

T
7

2.2.2. Loại hình công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. ....................................56
T
7

T
7

2.3. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT
T
7

NÔNG THÔN Ở TUYÊN QUANG ................................................................................ 56
T

7

2.3.1. Một số kết quả đã đạt được về cấp nước nước sinh hoạt nông thôn ...........56
T
7

T
7

2.3.2. Thực trạng về quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh
T
7

Tuyên Quang .................................................................................................58
T
7

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CẤP
T
7

NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG .......................................................................................................... 62
3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH
T
7

CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN. ..................................................................... 62
T
7


3.1.1. Một số vấn đề lý luận về xây dựng mô hình quản lý ...................................62
T
7

T
7

3.2. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH
T
7

CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG. ............................. 65
T
7

3.2.1. Mục tiêu đổi mới mô hình tổ chức quản lý công trình cấp nước sinh hoạt
T
7

nông thôn .......................................................................................................65
T
7

3.2.2. Phương hướng đổi mới mô hình tổ chức quản lý công trình cấp nước sinh
T
7

hoạt nông thôn ở Tuyên Quang ....................................................................66
T

7

3.2.3. Đề xuất đổi mới, hoàn thiện mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt
T
7

nông thôn .......................................................................................................66
T
7

3.2.3.3. Mô hình đơn vị sự nghiệp có thu quản lý .................................................73
T
7

T
7


iii
3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC
T
7

SINH HOẠT TỈNH TUYÊN QUANG............................................................................ 76
T
7

3.3.1. Sửa đổi, ban hành các cơ chế chính sách để đồng bộ hệ thống chính sách
T
7


chung của nhà nước trong quản lý, khai thác các công trình cấp nước nông
thôn. ................................................................................................................76
T
7

3.3.2. Cần ban hành chính sách riêng về hỗ trợ nước sạch cho các hộ nghèo. .....76
T
7

T
7

3.3.3. Thực hiện phân cấp quản lý công trình rõ ràng, minh bạch......................... 76
T
7

T
7

3.3.4. Tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng quản lý của tất cả các công trình cấp
T
7

nước sinh hoạt nông thôn trong toàn tỉnh. ...................................................76
T
7

3.3.5. Thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân........................ 77
T

7

T
7

3.3.6. Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ. .......................... 77
T
7

T
7

KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 79
T
7

T
7

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 81
T
7

T
7

PHỤ LỤC 1: BẢNG PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
T
7


CÁC TỈNH (31 TỈNH, MỖI TỈNH ≈10 CT) ĐẾN HẾT THÁNG 4/2010 ............................. 82
T
7

PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP HIỆNTRẠNG THU TIỀN NƯỚC CỦA CÁC CÔNG
T
7

TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN Ở TỈNH (31 TỈNH, MỖI TỈNH ≈10
CT) ĐẾN HẾT THÁNG 4/2010 .......................................................................................... 86
T
7

PHỤ LỤC 3: BẢNG TỔNG HỢP MÔ HÌNH QUẢN LÝ, HIỆU SUẤT KHAI THÁC, TỶ
T
7

LỆ THẤT THOÁT VÀ TIỀN NƯỚC CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT
NÔNG THÔN Ở CÁC TỈNH (31 TỈNH, MỖI TỈNH ≈10 CT) ĐẾN HẾT THÁNG 4/2010 90
T
7

PHỤ LỤC 4: BẢNG TỔNG HỢP CƠ CHẾ TÀI CHÍNH Ở 52 CÔNG TRÌNH CẤP
T
7

NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN ................................................................................... 94
T
7


PHỤ LỤC 5: BẢNG TỔNG HỢP HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG Ở 52 CÔNG TRÌNH CẤP
T
7

NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN ................................................................................... 97
T
7


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
CTCNSHNT:

Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn

CTMTQG:

Chương trình mục tiêu quốc gia

CTMTQGNS:

Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch

HTX:

Hợp tác xã

Lk:


Lỗ khoan

NN&PTNT:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS&VSMTNT:

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

TTQGNS&VSMTNT: Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn
TW:

Trung ương

UBND:

Ủy ban nhân dân

WB:

Ngân hàng thế giới


v

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Giếng đào lắp bơm tay………………………………………………...8
Hình 1.2. Giếng khoan lắp bơm tay……………………………………………...9

Hình 1.3. Sơ đồ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn……………………...10
Hình 1.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sử dụng nước ngầm…………………...14
Hình 1.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sử dụng nước mặt……………………..15
Hình 1.6. Sơ đồ dây chuyền công nghệ cấp nước tự chảy……………………...15
Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn……………20
Bảng 2.1. Biểu đồ tỷ lệ số dân sử dụng nước hợp vệ sinh……………………...56
Sơ đồ 3.1. Mô hình cộng đồng quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông
thôn………………………………………………………...….......68
Sơ đồ 3.2. Mô hình Hợp tác xã quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông
thôn………………………………………………..........................71
Sơ đồ 3.3. Mô hình đơn vị sự nghiệp có thu quản lý công trình cấp nước sinh
hoạt nông thôn……………………………………….....................75


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kết quả cấp nước sinh hoạt theo vùng tính đến 2005………………..12
Bảng 1.2. Kết quả cấp nước sinh hoạt theo vùng tính đến 2007………………..13
Bảng 1.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình quản lý công trình cấp
nước sinh hoạt nông thôn tập trung………………………………...27
Bảng 1.4. Tổng hợp giá nước từ 34 công trình trong cả nước………………….29
Bảng 1.5. Quy định giá tiêu thụ cho các đối tượng dùng nước………………...29
Bảng 1.6. Phân cấp quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn…………30
Bảng 2.1: Lượng mưa trung bình tháng và năm………………………………..38
Bảng 2.2: Chất lượng nước mưa………………………………………………..39
Bảng 2.3: Chất lượng nước mặt………………………………………………...40
Bảng 2.4: Chất lượng nước ngầm………………………………………………41
Bảng 2.5: Tổng hợp số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh…………………...57
Bảng 2.6: Đánh giá hiện trạng quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông

thôn tại Tuyên Quang……………………………………………..58


vii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu với sự hướng dẫn tận tình và lòng tâm huyết của
PGS.TS. Đoàn Thế Lợi và PGS.TS. Trần Viết Ổn, tôi đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuất đổi mới mô hình quản lý công trình cấp nước sinh
hoạt nông thôn theo hướng phát triển bền vững”.
Trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn tôi luôn nhận được sự quan
tâm, chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn, cùng các thầy cô trong trường và sự
động viên khuyến kích của bạn bè đồng nghiệp. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ nhiệt
tình của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tuyên
Quang cung cấp số liệu cho luận văn của tôi.
Do thời gian nghiên cứu còn ngắn, năng lực kinh nghiệm còn hạn chế nên
luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong muốn được sự
đóng góp ý kiến của của các thầy, cô, chuyên gia, bạn bè, đồng nghiệp, cùng độc
giả quan tâm để luận văn thạc sĩ của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đoàn Thế Lợi và PGS.TS. Trần Viết
Ổn đã cho tôi những bài học, kinh nghiệm là những hành trang không thể thiếu
trong quá trình công tác của tôi sau này. Tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ của ban
giám hiệu trường Đại học thủy lợi, khoa Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước,
khoa Đào tạo và sau đại học.
Hà Nội, tháng 03 năm 2011
Học viên

Nguyễn Thị Kim Oanh



1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Nước là một nhu cầu hết sức quan trọng của con người, vì vậy nước đã trở
thành đòi hỏi bức bách cho sự tồn tại và phát triển của con người và sản xuất
cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam có
hơn 73% dân số đang sinh sống ở khu vực nông thôn, khu vực có hơn 90%
người nghèo sinh sống. Do thu nhập thấp, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, cơ sở
hạ tầng lạc hậu mà phần lớn không được hưởng lợi các dịch vụ công, đặc biệt là
nước sạch và vệ sinh là một thiệt thòi lớn không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện
sống hiện tại mà cả sự phát triển về thể lực và trí lực thế hệ sau của cư dân nông
thôn. Tại hội nghị Bộ trưởng các nước khu vực Đông Á về vệ sinh và môi trường
tổ chức tại Beppu, Nhật Bản từ ngày 30/11 đến ngày 01/12/2007, trong tuyên bố
chung đã công nhận rằng “được tiếp cận với nước sạch và điều kiện vệ sinh cơ
bản và có hành vi giữ vệ sinh chung đều cần thiết đối với sức khỏe và cuộc sống
của người dân, và cũng là điều kiện cần thiết đảm bảo cuộc sống có giá trị và an
toàn cho con người “trong điều kiện“ cũng hiểu được rằng nước sạch ngày càng
trở nên khan hiếm trong khu vực cần thiết khẩn trương và phối hợp. Trong
những năm qua Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm chỉ đạo và đầu tư nhằm bảo
đảm nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân nông thôn. Nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn là một trong 11 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG)
hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nhằm nâng cao điều kiện sống của
người dân nông thôn. Mục tiêu cụ thể là “đến năm 2010, có 80% dân nông thôn
có nước hợp vệ sinh 60 lít/người/ngày và 70% gia đình có hố xí hợp vệ sinh.
Đến năm 2020, 100% dân cư nông thôn sử dụng 60 lít/người/ngày nước sạch đạt
tiêu chuẩn chất lượng quốc gia mỗi ngày”. CTMTQG đã thu hút sự quan tâm đặc
biệt của nhân dân, chính quyền các cấp và các nhà tài trợ.



2

Nhờ sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Việt Nam đã có những kết quả
đáng kể trong việc tăng trưởng sự tiếp cận tới nguồn nước sạch sử dụng cho
vùng nông thôn.Theo báo cáo của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn (gọi tắt là Chương trình mục tiêu quốc gia nước
sạch), đến hết năm 2010, tổng số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh
là hơn 52 triệu người, tăng 13.260.000 người so với năm 2005, trong đó tỷ lệ
được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên 83%, trung bình tăng 4,2%/năm.
Việc sử dụng nước sạch và các điều kiện vệ sinh môi trường như một quyền cơ
bản của con người và gắn những nhu cầu về nước sạch và vệ sinh như một chỉ
tiêu trong Chiến lược xoá đói giảm nghèo. Trong bẩy vùng kinh tế, sinh thái thì
vùng Ðông Nam Bộ có tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt
89%, cao hơn trung bình cả nước 6%. Đặc biệt, một số địa phương đã đạt được
mục tiêu cấp nước sạch và có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn tại các trường học như
An Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Long An... đã có 100% trường học, trạm y tế có
nước sạch và có nhà vệ sinh. Ngoài ra, cả nước cũng đã có hơn 11,5 triệu gia
đình ở nông thôn có nhà vệ sinh, nâng tỷ lệ số gia đình nông thôn có nhà vệ sinh
bảo đảm tiêu chuẩn lên 60%.
Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nước sạch nông thôn hết sức to
lớn, tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương kết quả đó chưa bền vững do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan như thu nhập và mức sống thấp, điều kiện
địa hình, địa lý phân tán, phức tạp ....là những khó khăn lớn trong xây dựng và
quản lý vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn (CTCNSHNT).
Trong đó, việc quản lý vận hành, khai thác hiệu quả và bền vững CTCNSHNT
đang là một đòi hỏi cấp bách.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc, từ hơn 10 năm qua chính
quyền các cấp của tỉnh Tỉnh rất quan tâm đến vấn đề cấp nước sinh hoạt nông
thôn, đã triển khai thực hiện nhiều dự án trọng điểm cấp nước nông thôn dưới

nhiều hình thức như các CTCNSHNT tập trung với quy mô từ nhỏ đến lớn và


3

các công trình cấp nước phân tán nhỏ lẻ. Tuy vậy vẫn còn nhiều dự án cấp nước
chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, có công trình vừa mới đưa vào sử dụng
đã xuống cấp nhanh chóng, thậm chí có những công trình xây dựng xong vừa
bàn giao cho người hưởng lợi nhưng không vận hành được trong khi người dân
nông thôn vẫn chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch. Nguyên nhân chính
được cho là mô hình tổ chức và cơ chế quản lý vận hành chưa phù hợp, đặc biệt
là chưa phát huy được vai trò của cộng đồng tham gia quản lý tu sửa công trình.
Công trình xuống cấp hư hỏng không có kinh phí để sửa chữa, hơn nữa ý thức
của người dân trong việc tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ chưa cao. Nghiên
cứu đề xuất đổi mới mô hình quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của các
CTCNSHNT tại Tuyên Quang theo hướng phát triển bền vững là yêu cầu hết sức
cần thiết hiện nay. Vì vậy Tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất đổi mới mô
hình quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn theo hướng phát triển
bền vững tại tỉnh Tuyên Quang” làm luận văn thạc sỹ.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào mô hình quản lý cấp nước
sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, có kết hợp phân tích chung ở
các tỉnh thuộc các vùng miền trong cả nước để làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực
tiễn.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được các mục tiêu và nội dung nghiên cứu, các phương pháp chính
được sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu bao gồm:
+ Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập và nghiên cứu tài liệu. Điều tra

khảo sát thực trạng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn (CTCNSHNT), rà
soát, đánh giá và phân tích các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính
sách; các quy định về quản lý vận hành CTCNSHNT, các tài liệu và báo cáo của
Văn phòng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Trung tâm


4

quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (TTQGNS&VSMTNT),
báo cáo của các tỉnh, và các tài liệu liên quan khác.
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Cho đến nay đã có nhiều nghiên
cứu, đánh giá về quản lý, vận hành CTCNSHNT và các chuyên gia tư vấn đã
nghiên cứu trên cơ sở kế thừa những kết quả trước đây. Tham khảo ý kiến của
các chuyên gia, chuyên viên có hoạt động và công tác lâu năm trong ngành nước
về việc quản lý vận hành công trình hoạt động hiệu quả là phương pháp có ý
nghĩa quan trọng.
+ Phương pháp thống kê: Tổng hợp số liệu thu thập được từ báo cáo hàng
năm của các tỉnh gửi về Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch
(CTMTQGNS), phân tích hiện trạng hoạt động các tổ chức quản lý
CTCNSHNT, chi phí đầu tư, chi phí quản lý và khả năng tự chủ về tài chính.
+ Phương pháp mô phỏng: Phương pháp mô phỏng là phương pháp dựa
vào các mô hình quản lý đã thành công, gạt bỏ những yếu tố bất hợp lý không
phù hợp để xây dựng hoặc hoàn thiện mô hình hiện có.
Với 4 phương pháp trên, kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan,
trung thực, phản ánh được thực trạng quản lý vận hành, bảo dưỡng các
CTCNSHNT và từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý vận
hành và đảm bảo phát triển bền vững.


5


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP
NƯỚC SINH HOẠT Ở NÔNG THÔN
1.1. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH
HOẠT.

1.1.1. Vai trò và tầm quan trọng của nước sinh hoạt đến sức khỏe cộng đồng
dân cư nông thôn.
Nước sinh hoạt nông thôn có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe cộng
đồng. Bảo đảm cung cấp đủ nước sinh hoạt và đạt tiêu chuẩn sạch đang trở thành
vấn đề cấp bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho
người dân cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay ở
nước ta. Đại bộ phận dân cư nông thôn là những người nông dân làm ăn nhỏ, đa
số sống trong các thôn xóm, làng bản tương đối tập trung, có tổ chức hành chính
vững chắc và truyền thống cộng đồng lâu đời với cơ cấu hạt nhân là hộ gia đình
bình quân khoảng 5 người. Nhưng mức sống còn thấp, một bộ phận đáng kể dân
cư nông thôn thuộc diện nghèo, thu nhập chỉ đủ cho nhu cầu tối thiểu về ăn mặc,
không còn kinh phí cho các nhu cầu khác, nhận thức về cấp nước và vệ sinh môi
trường còn rất hạn chế.
Hiện nay, vẫn còn hơn 70% dân số nông thôn sử dụng nước không đảm
bảo tiêu chuẩn vệ sinh và một nửa số hộ ở nông thôn không có nhà vệ sinh. Các
bệnh có liên quan tới nước và vệ sinh như tiêu chảy, giun, đường ruột rất phổ
biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp ở người. Vấn đề xây
dựng CTCNSHNT trở thành yêu cầu cấp bách trong những năm tới.
Đảng và Chính phủ đang tập trung vào phát triển nông thôn, coi phát triển
nông thôn là ưu tiên quốc gia, triển khai nghiên cứu Chiến lược phát triển nông
nghiệp - nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Chính phủ cũng



6

ưu tiên cho phát triển cấp nước sạch & Vệ sinh nông thôn, đưa việc giải quyết
vấn đề này trở thành một trong những CTMTQG quan trọng nhất từ nay đến
năm 2020.
Cấp nước sinh hoạt nông thôn gắn liền với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo
và xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn.
Thiếu nước sạch và thói quen sống thiếu vệ sinh đã làm giảm tốc độ tăng trưởng
kinh tế tại khu vực nông thôn và tạo thành “gánh nặng quá tải” đè lên hệ thống y
tế. Các CTCNSHNT đã đóng góp vài trò quan trọng để giảm thiểu bênh tật nhờ:
- Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn giúp nâng cao chất lượng nước
cấp, từng bước đạt tiêu chuẩn nước sạch thông qua hệ thống kiểm soát, xử lý để
bảo đảm vệ sinh. CTCNSHNT giúp cộng đồng tránh được các bệnh truyền
nhiễm do muỗi gây ra (sốt rét, sốt xuất huyết, giun chỉ ...).
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn là một “kênh” phù hợp nhất để
Nhà nước hỗ trợ cộng đồng dân cư nông thôn, đảm bảo các nguyên tắc “tất cả
mọi người đều được bình đẳng tiếp cận đến dịch vụ công chất lượng cao”, rút
ngắn sự chênh lệch, cách biệt về điều kiện sống giữa thành thị và nông thôn; xoá
đi mặc cảm và khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ dân sống trong cùng một
cộng đồng. Nước sạch gắn với vấn đề vệ sinh và sức khoẻ; không có nước sạch
sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai trong từng gia đình và cả xã hội. Gia đình
nghèo, thiếu nước sạch sẽ rất khó thoát nghèo và dễ tái nghèo do thiếu sức khoẻ.
- Các CTCNSHNT còn giúp giảm gánh nặng của phụ nữ, giải phóng sức
lao động nông thôn, đặc biệt những hộ chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông
nghiệp. Phụ nữ luôn là lao động chính trong gia đình, là người chịu trách nhiệm
chăm sóc gia đình, con cái và cũng là người đi lấy nước, sử dụng nước nhiều
nhất cho sinh hoạt. Vì vậy, nếu thời gian dành cho lấy nước nhiều thì thời gian
tham gia lao động sản xuất sẽ thấp đi và thu nhập của hộ sẽ giảm tương ứng. Về
mặt xã hội, có công trình cấp nước, đưa nước về tới từng hộ gia đình, sẽ giảm



7

đáng kể khối lượng công việc tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt động
văn hoá xã hội, góp phần đem lại bình đẳng giới ở nông thôn.
1.1.2. Quá trình xây dựng và phát triển các công trình cấp nước sinh hoạt
nông thôn ở nước ta.
1.1.2.1. Giai đoạn trước năm 1982
Đất nước vừa trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, gian khổ, điều kiện
kinh tế Việt Nam nói chung và của người dân nông thôn nói riêng còn hết sức
nghèo nàn, lạc hậu. Các hộ nông thôn
tự tìm cách để cung cấp nước sinh
hoạt cho gia đinh trong đời sống hàng
ngày. Các loại hình công trình chủ
yếu còn rất đơn giản, thô sơ như
giếng làng, giếng hộ gia đình, bể,
chum hoặc vại.
Về quy mô: chủ yếu cấp nước
đơn lẻ cho từng hộ hoặc từng nhóm
hộ. Hầu hết các hộ dân miền bắc đều
có bể/chum/vại chứa. Ở những nơi không có nước họ hứng nước mưa. Nước
được lấy từ mái nhà sau đó thu gom bằng các ống tre đưa vào bể chứa.
Về quản lý: Trong gia đoạn này chưa hình thành mô hình quản lý, các
CTCNSHNT chủ yếu do các hộ gia đình tự quản lý. Các giếng làng, ao làng
phục vụ cho một thôn, một xóm thị theo hương ước của làng, xóm.
1.1.2.2. Giai đoạn từ năm 1982 đến năm 2000.
Năm 1982, Quỹ nhi đồng của Liên hợp quốc (Unicef) tài trợ triển khai có
tính thử nghiệm cấp nước sinh hoạt nông thôn tại 3 tỉnh mà đang nhiều khó khăn
về nước sinh hoạt: Minh Hải, Kiên Giang, Long An nhằm giải quyết khẩn cấp



8

nhu cu cho dõn ti mt s vựng kinh t mi. Trong thi im ú, s h tr ny
mang tớnh khn cp hn l mang tớnh chin lc lõu di. Nh cỏc kt qu t
c rt kh quan m n nm 1984, d ỏn c m rng thờm 3 tnh phớa Bc
l: Thanh Húa, Ngh Tnh v H Nam Ninh (H Nam), n nm 1987 cú m
rng ra 14 tnh v n nm 1990 cú 27 tnh tham gia d ỏn.
c ửa l ê n xuố ng

t r ụ bơ m
ố ng kẽ m

c ửa t hô ng hơi
i=2%

s ân r ử a

s ét c h è n

t r ụ bơ m

c út nhựa

k h ẩu g iến g
bt c t

ố n g n h ự a p v c l =3-11m

đo ạ n ố n g u ố n c o n g

cá t l ọc

l ớ p sỏ i

Hỡnh 1.1: Ging o lp bm tay

Trong giai on u ca d ỏn, do gii quyt nhu cu cp bỏch nờn d ỏn
ch yu h tr xõy dng, sa cha cỏc cụng trỡnh truyn thng nh
B/chum/vi, ging o, ging khoan, ci to ging lng ó cú sn gim chi
phớ u t ban u. Ch cú Ging khoan ng kớnh 49mm lp bm tay l loi
hỡnh mi, c Unicef a v ỏp dng ti Vit Nam.
Cỏc ging o c ci to, sa cha bc u ó ỏp ng c tiờu
chun v sinh nh cú tang ging (bi ging); lp ỏy c cỏt; sõn ging v
rónh thoỏt nc thi; nc ging c ly lờn bng bm tay hoc bng gu mỳc
tu thuc vo sõu mc nc v iu kin kinh t.


9

i vi ging khoan s dng bm tay, Unicef ó chuyn giao cụng ngh
t t chc sn xut bm tay, ng PVC ti Vit Nam; Ci tin k thut m bo
thun li cho vic s dng v duy tu bo dng ging. Bc t phỏ ny ó giỳp
gii quyt c tỡnh trng thiu nc trm trng.

Bơ m t a y

uni
ce
f


Ô ng kẽ m
Tr ụ g iến g

Sân g iến g l á t g ạ c h

Sét c h è n
Đ ất t r ố n g t r ọ t

t ần g c á c h n ư ớ c
(s ét , c á t )

Ô n g pv c

Sét

Ô n g l ọ c pv c

Ô n g l ắn g PVC

t ần g l ấy n ư ớ c
s ỏ i, c u ộ i
l ẫn c á t h ạ t t h ô

Hỡnh 1.2: Ging khoan lp bm tay

V quy mụ trong giai on u ch yu vn l cụng trỡnh nh l cú th
cung cp nc cho t 5 ữ 10 h gia ỡnh. T nm 1993 tr v sau ó bt u xõy
dng mt s CTCNSHNT quy mụ ln hn c bit khi d ỏn cp nc sinh hot
nụng thụn ra i, d ỏn m rng a bn ti 53 tnh thnh (nay l 64 tnh, Thnh
ph). n nm 1999 CTMTQG cựng vi s tr giỳp ca cỏc t chc quc t

khỏc nh: Ngõn hng Th gii (WB), DANIDA, JICA thỳc y lnh vc cp
nc a dng húa v loi hỡnh, quy mụ nh ging o, ging khoan lp bm
in; Mú nc v h cp nc ni mng; CTCNSHNT (H cp nc t chy, h
cp nc bm dn). Mt s cụng ngh cp nc hin i ó c ỏp dng l mt


10

thành tựu nổi bật trong giai đoạn này. CTCNSHNT được coi là bước đột phá
trong khai thác sử dụng nguồn nước nhờ đó tăng số lượng hộ gia đình được tiếp
cận tới nguồn nước sạch để sinh hoạt. Cấp nước tập trung (Hệ cấp nước tự chảy,
bơm dẫn) có quy mô cấp nước từ 150 người đến 500 người

Đầu nguồn

Bơm hóa chất
khử trùng

Dàn phun mưa

Bể lắng - Bể lọc

Đài nước – bể
chứa nước

Mạng lưới
tuyến ống

Hình 1.3: Sơ đồ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn


Về quản lý: Giai đoạn đầu chưa hình thành tổ chức quản lý, đến khi có
CTMTQGNS mới bắt đầu hình thành nhưng vẫn chưa có một hệ thống quản lý
nhà nước đồng bộ trong lĩnh vực cấp nước. Vì vậy công tác quản lý vận hành
bảo dưỡng giếng khoan đối với cộng đồng là rất khó khăn. Vì người dân chưa đủ
trình độ để nắm rõ quy trình vận hành, sửa chữa. Một số giếng khoan chỉ hỏng
van da trên máy bơm mà phải bỏ cả công trình. Vì vậy việc xây dựng và củng cố
hệ thống bộ máy quản lý từ Trung ương (TW) đến địa phương, nâng cao năng
lực quản lý, điều hành, tổ chức tiếp nhận và thực hiện dự án là hết sức cấp bách
trong giai đoạn này.


11

1.1.2.3. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Nhận rõ tầm quan trọng của nước sạch nông thôn, nhất thiết phải có một
chiến lược dài hạn, phù hợp với những cam kết quốc tế và thực tế phát triển của
đất nước. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 104/2000-TTg ngày
25/8/2000 phê duyệt Chiến lược quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn đến
năm 2020. Đồng thời xác định CTMTQGNS là công cụ chủ yếu để thực hiện
Chiến lược. CTMTQGNS đã tập trung đẩy mạnh các nghiên cứu và áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo
nguyên tắc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn nước (nước mặt, nước ngầm,
nước mưa, nước từ các công trình thuỷ lợi) bằng các loại hình công nghệ phù
hợp, bao gồm từ cấp nước tập trung (tự chảy, cấp nước bằng bơm dẫn...) đến cấp
nước nhỏ lẻ (bể, giếng đào, giếng khoan...). Nhưng trọng tâm ưu tiên phát triển
các hệ thống cấp nước tập trung, hạn chế phát triển các hệ thống cấp nước nhỏ
lẻ, đồng thời áp dụng nhiều công nghệ mới trong xây dựng như Bơm va, Bơm
thuỷ luân (trong khai thác nước); Hồ vải địa kỹ thuật, hào thu nước, giếng tia,
trạm cấp nước nổi Floadtawa (đối với công nghệ nguồn); Lọc nổi, lọc áp lực,
công nghệ xử lý Asen, xử lý nước nhiễm phèn, xử lý Amoni, Mangan, xử lý

bằng vật liệu lọc như than hoạt tính (đối với công nghệ xử lý nước).... Các
CTCNSHNT với phương thức cấp tới các cụm dân cư (trụ vòi, bể công cộng)
hoặc cấp tới tận hộ gia đình được coi là phương án tối ưu.
Tính đến cuối năm 2005, tổng số cư dân nông thôn được sử dụng nước
sinh hoạt hợp vệ sinh ước tính khoảng 40 triệu người, tăng thêm 23 triệu người
so với năm 1998 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,3%/năm. Nếu so sánh với
số dân nông thôn dự tính vào thời điểm này (khoảng 64 triệu người), thì tỷ lệ
được cấp nước sinh hoạt đến cuối năm 2005 đạt khoảng 62%, vượt 2% so với
mục tiêu đề ra (xem bảng 1.1 ).


12

Bảng 1.1: Kết quả cấp nước sinh hoạt theo vùng tính đến 2005
Số dân được cấp nước
(người)

Tỷ lệ %

Miền núi phía bắc

5.559.506

56

Đồng bằng Sông hồng

9.742.835

66


Bắc Trung bộ

5.707.670

61

Duyên hải miền trung

3.923.530

57

Tây Nguyên

1.593.730

52

Đông nam bộ

3.259.129

68

Đồng bằng Sông Cửu Long

10.126.332

66


39.912.732

62

Danh mục

Toàn quốc

Nguồn: Theo số liệu báo cáo của Trung tâm quốc gia nước sạch và VSMT

Về quản lý: Trong giai đoạn này hình thành các loại mô hình quản lý khá
đa dạng như: hộ gia đình, cá nhân; các tổ chức cộng đồng quản lý; Ủy ban nhân
(UBND) xã; Hợp tác xã (HTX); Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn (TTNS&VSMTNT); doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp có thu… Tuy đã
có nhiều mô hình quản lý nhưng tính bền vững chưa cao. Các mô hình quản lý
mang tính tự phát mà chưa có nghiên cứu tổng kết thỏa đáng để đánh giá sự phù
hợp của loại mô hình và khả năng áp dụng ở từng vùng miền, công trình cụ thể.
Sự yếu kém trong quản lý nên chưa khai thác hết năng lực của công trình, hiệu
quả cấp nước của nhiều công trình thấp hơn so với thiết kế. Thiếu cơ chế chính
sách cụ thể, đặc biệt là các quy định sử dụng nước phải trả tiền để nâng cao ý
thức của người hưởng lợi. Hơn nữa các cấp các ngành chỉ tập trung vào đầu tư
xây dựng mới mà chưa chú trọng vào công tác quản lý khai thác.
Nhận rõ được các thiếu sót trong quản lý, trong những năm gần đây các
cấp các ngành từ TW đến địa phương đang tập trung chỉ đạo để nâng cao hiệu
quả quản lý. Một số mô hình quản lý mới, hoạt động tốt ở các tỉnh Nam định, An
giang,…đang được nghiên cứu tổng kết để khuyến cáo áp dụng rộng rãi.


13

1.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT
NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA.

1.2.1. Hiện trạng và công nghệ cấp nước sạch nông thôn
1.2.1.1. Một số kết quả đã đạt được về cấp nước sinh hoạt nông thôn
Theo báo cáo của các địa phương, tính đến hết năm 2007 tỷ lệ dân số
nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 70%. Việc cấp nước giữa các
vùng không đồng đều, cao nhất là vùng Đông Nam Bộ 76%, thấp nhất là vùng
Tây Nguyên 61%. Chi tiết kết quả người dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt
hợp vệ sinh từng vùng trong cả nước năm 2007 xem bảng 1.2
Bảng 1.2: Kết quả cấp nước sinh hoạt theo vùng tính đến 2007

TT

Vùng

Dân số nông thôn
(người)

Số người được cấp
nước hợp vệ sinh (%)

1

Miền núi phía Bắc

10.097.300

64


2

Đồng bằng sông Hồng

13.956.150

67

3

Bắc trung Bộ

9.438.200

76

4

Duyên hải miền Trung

6.320.500

70

5

Tây Nguyên

3.039.440


61

6

Đông Nam Bộ

4.825.440

76

7

Đồng bằng sông Cửu Long

14.848.090

71

Tổng cộng:

62.525.120

70

Nguồn: Theo số liệu báo cáo của Trung tâm quốc gia nước sạch và VSMTNT

1.2.1.2. Các loại hình công nghệ chủ yếu sử dụng trong cấp nước:
Tùy theo điều kiện nguồn nước và địa hình, các loại hình công nghệ cấp
nước đang được sử dụng bao gồm:



14

a) Các loại hình công nghệ cấp nước hộ gia đình:
- Giếng đào: là giếng thu nước ngầm tầng nông, thường được đào thủ
công; có đường kính D = 0,8 - 1,2m, chiều sâu tuỳ thuộc vào nước ngầm mạch
nông từng vùng.
- Giếng khoan đường kính nhỏ: là giếng thu nước ngầm, thường được
khoan bằng tay hoặc bằng máy. Đường kính giếng D = 48 – 60mm, độ sâu giếng
tuỳ thuộc vào độ sâu tầng chứa nước.
- Công trình thu chứa nước mưa (bể và lu chứa): là công trình lấy nước
vào mùa mưa, dự trữ và sử dụng cho cả mùa khô.
- Bể lọc sắt: là công trình xử lý nước bị nhiễm sắt với hàm lượng vượt quá
tiêu chuẩn cho phép (> 0,5 mg/l). Nước sẽ được làm sạch bằng phương pháp làm
thoáng và lọc thông qua giàn phun mưa và bể lọc.
b) Các loại hình công nghệ cấp nước tập trung
+ Hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nước ngầm: là hệ thống cấp nước
cho nhiều hộ gia đình; nước được bơm từ giếng khoan (nguồn nước ngầm), sau
khi xử lý (nếu cần) được dẫn đến các hộ sử dụng bằng bơm điện và hệ thống
đường ống dẫn nước.

Giếng
khoan

Trạm bơm
cấp I

Thiết bị khử
trùng


Hoá chất
Dàn mưa
(Tháp làm
thoáng)

Bể lắng
(lọc nổi)

Bể lắng lọc
nhanh

Đài nước
Điểm sử
dụng nước

Mạng lưới
đường ống

Trạm bơm cấp
II

Bể chứa nước
sạch

Hình 1.4: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sử dụng nước ngầm


15

+ Hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nước mặt:

- Hệ thống cấp nước bằng bơm: Là hệ thống cấp nước cho nhiều hộ gia
đình; nước được bơm từ sông, hồ sau khi xử lý được dẫn đến các hộ sử dụng
bằng bơm điện và hệ thống đường ống dẫn nước.
Thiết bị khử
trùng

Hoá chất
Sông
hồ

Hồ
sơ lắng

Trạm
bơm cấp I

Bể phản
ứng

Bể lắng
(lọc nổi)

Bể lọc
nhanh

Đài nước
Điểm sử
dụng nước

Mạng lưới

đường ống

Trạm bơm
cấp II

Bể chứa
nước sạch

Hình 1.5: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sử dụng nước mặt

- Hệ thống cấp nước tự chảy: Nước từ suối hoặc mạch lộ sau khi xử lý
(hoặc không cần xử lý khi nước nguồn có chất lượng đảm bảo yêu cầu cấp nước
cho sinh hoạt) được tự chảy về các hộ sử dụng nước bằng hệ thống đường ống
do sự chênh lệch về độ cao giữa nguồn nước và khu dân cư.
Công trình
đầu nguồn

Khu xử lý
(lắng, lọc)

Bể cắt áp
(nếu cần)

Bể chứa
nước sạch

Khu dân cư

Hệ thống
đường ống


Hình 1.6: Sơ đồ dây chuyền công nghệ cấp nước tự chảy

Hồ trên núi là loại hồ khai thác nguồn nước ngầm thấm rỉ, nước trong các
vỏ phong hoá nứt nẻ, nước mưa chảy theo sườn núi. Hồ trên núi thường được
chọn ở những vị trí cao hơn khu dân cư để có thể cấp nước tự chảy.


×