Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

: “Nghiên cứu các giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt xã Ngọc Thanh , huyện Kim Động , tỉnh Hưng Yên”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 100 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Tính đến năm 2010, khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng có 86
huyện và 1.868 xã, phát thải khoảng 13,5 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt, tăng
khoảng 170% so với năm 2007, trong đó trên 90% khối lượng rác thải sinh hoạt
chưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh đang làm ô nhiễm môi trường nông thôn
ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ngày nay, đến bất kỳ địa phương nào cũng gặp
những bãi đổ rác lộ thiên ngay cạnh đường làng, ven bờ mương. Ở nhiều nơi chính
quyền địa phương đang phải đối mặt với những phản ứng của người dân nhưng
chưa có được giải pháp hiệu quả.
Nông thôn Việt Nam có những đặc thù khác biệt so với đô thị như dân cư
phân bố rải rác trong các thôn, xóm, mỗi nơi có nhưng tập quán sinh sống riêng, cơ
sở hạ tầng thấp kém, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế,…. Giải quyết vấn
đề rác thải ở nông thôn cũng cần phải có cách tiếp cận riêng không giống như ở đô
thị. Chính vì vậy , học viên đã chọn đề tài : “Nghiên cứu các giải pháp quản lý và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt

xã Ngọc Thanh , huyện Kim Động , tỉnh Hưng

Yên”. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng các hoạt động quản lý CTR sinh hoạt tại xã
Ngọc Thanh, tác giả luận văn sẽ đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý phù hợp
với qui mô cấp xã . Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho nghiên
cứu áp dụng ở các địa phương khác . Đồng thời còn là cơ sở đề xuất các chính sách
quản lý chất thải nông thôn.
2. Mục đích của Đề tài:
- Đánh giá được hiện trạng và nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất được các giải pháp xử lý và quản lý CTR sinh hoạt ( bao gồm: rác
thải gia đình , trường học, chợ, cơ sở y tế ) nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường xã
Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn.


2
- Phạm vi nghiên cứu: Các giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
nông thôn cấp xã, thí điểm tại xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cách tiếp cận:
- Cách tiếp cận hệ thống: Các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông
thôn được đề xuất trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố:
+ Các qui định, chính sách hiện hành của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ môi
trường và quản lý CTR .
+ Hiện trạng và nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong quản lý chất thải rắn sinh
hoạt và môi trường nông thôn.
+ Các đặc thù về điều kiện tự nhiên, KTXH và tập quán sinh sống của người
dân vùng nông thôn.
Tổng hợp, đánh giá mối quan hệ giữa các yếu t ố trên để có cơ sở khoa học và
thực tiễn đưa ra các giải pháp phù hợp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông
thôn.
- Cách tiếp cận kết hợp khoa học tiên tiến với biện pháp truyền thống và giáo
dục môi trường trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
(i) Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan:
- Thu thập tài liệu trên mạng Internet, cơ quan khoa học, cơ quan quản lý.
(ii) Phương pháp điều tra thực địa:
- Lập mẫu phiếu điều tra xác định các thông tin điều tra
- Tổ chức nhóm điều tra thực địa với sự tham gia của cộng đồng.
(iii) Phương pháp chuyên gia : Tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý địa
phương, Trung ương, các nhà kho a học về các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh

hoạt nông thôn.


3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT
1.1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở
NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Cơ chế chính sách trong việc quản lý chất thải rắn
+ Theo Vernier Jacques (1994): Để có thể góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường cũng như giảm thiểu lượng chất thải phát sinh , người ta đã áp dụng các biện
pháp mang tính kinh tế:
- Các loại thuế: Để phạt một hoạt động hay một sản phẩm không có lợi cho
môi trường mà người ta không muốn cấm hoàn toàn mà chỉ muốn hạn chế việc sử
dụng sản phẩm đó. Biện pháp tiến hành thông dụng nhất là đánh thuế để giá bán của
sản phẩm đó cao lên . Một số loại thuế đã được qui định như : Gây quĩ để tài trợ cho
hoạt động xử lý chất thải (ở Mỹ) hoặc loại thuế ngoại ngạch đánh vào việc gây ô
nhiễm (ở Pháp), đánh thuế cao đối với bao bì chất dẻo không phân hủy sinh học (ở
Italia) và các bao bì không sử dụng lại được (ở Na Uy, Phần Lan).
- Miễn giảm thuế hoặc tài trợ : Với mục đích là khuyến khích các sản phẩm
hoặc các hoạt động sản xuất có tính cải th iện môi trường . Tài trợ cho các chương
trình, dự án thu gom và xử lý chất thải.
- Áp dụng các hệ thống thu hồi : Hiện nay chủ yếu thực hiện đối với các loại
chai thủy tinh và chai nhựa (ở Đức) và hiện đang thực hiện hoặ c đang nghiên cứu
thu hồi đối với các loại pin, lốp cao su, bao bì đựng thuốc trừ sâu.
+ Ở Hà Lan: Yêu cầu mỗi tỉnh lập ra kế hoạch quản lý chất thải rắn , trong đó
nêu rõ chúng sẽ được lưu chứa , thu gom, xử lý hoặc sử dụ ng lại như thế nào , do ai
và ở đâu.

+ Tại Ấn Độ các chính sách đang được áp dụng là : Người gây ô nhiễm phải
trả tiền và Chi phí giảm thiểu.
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền : Nghĩa là các tổ chức , cá nhân trong đời
sống, trong hoạt động sản xuất và kinh doanh phát sinh ra chất thải vượt quá tiêu


4
chuẩn cho phép, gây ô rác thải điện tử, rác thải sinh hoạt yêu cầu không được đốt và
chôn lấp không nhiễm môi trường thì phải chịu toàn bộ chi p hí cho các hoạt động ,
dịch vụ để thu gom , vận chuyển và xử lý chất thải đó một cách phù hợp và an toàn
với môi trường theo tiêu chuẩn qui định của Ấn Độ.
- Chi phí giảm thiểu: Chính phủ khuyến khích các Nhà máy , xí nghiệp đầu tư
các trang thiết bị, công nghệ, kỹ thuật để giảm thiểu lượng chất thải phát sinh . Đồng
thời đầu tư cho các chương trình , dự án phục vụ mục đích tái chế , tái sử dụng chất
thải góp phần giảm thiểu lượng chất thải phát sinh ra môi trường. Một phần kinh phí
đầu tư cho các chương trình này được thu từ các phí ô nhiễm do người gây ô nhiễm
phải trả.
+ Luật sửa đổi của Trung Quốc để ngăn ngừa ô nhiễm do chất thải rắn . Trong
đó chú ý vào các loại hợp vệ sinh vì có nguy cơ gây ô nhiễm không khí , đất và nước
ngầm. Đối với các loại rác thải điện tử thì yêu cầu bắt buộc phải tái chế và tái sử
dụng.
1.1.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn:
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau được nghiên cứu
và áp dụng để xử lý rác thải như: Chôn lấp chất thải, thiêu đốt, xử lý hoá lý, xử lý
bằng sinh học, composting, SERAPHIN, plasma, tái chế, tái sử dụng chất thải.
Việc xử lý rác thải theo các cách khác nhau, theo các nước và các thời đại
khác nhau. Hiện nay, ở Italia, nơi sáng tạo ra phương pháp ủ phân compost thì chỉ
có 2 ÷ 3% khối lượng rác được xử lý theo phương pháp này. Còn ở Anh, nơi sáng
tạo ra phương pháp đốt rác thì lượng rác được đốt giảm xuống 10%. Tại những
nước phát triển thì lượng rác đốt có thể chiếm từ 10% ở Bắc Mỹ đến 70% ở Nhật

Bản, Thụy Sĩ.
a- Công nghệ chôn lấp chất thải
Phương pháp chôn lấp rác thải vẫn được coi là phương pháp thông dụng nhất
hiện nay, đặc biệt là đối với các nước có diện tích tự nhiên rộng lớn hoặc các nước
đang phát triển. So với nhiều phương pháp xử lý rác thải khác thì chôn lấp có chi
phí đầu tư và vận hành thấp hơn, công nghệ đơn giản hơn và có thể áp dụng cho


5
nhiều loại chất thải khác nhau. Bên cạnh đó, chôn lấp rác thải cũng còn nhiều nhược
điểm cần khắc phục đặc biệt trong khía cạnh môi trường.
Việc áp dụng các phương pháp xử lý chất thải rắn phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện của từng nước. Tỷ lệ chôn lấp rác ở Nhật Bản và Singapore khá thấp do diện
tích đất của Nhật Bản và Singapor ít, hơn nữa điều kiện kinh tế của hai quốc gia này
cho phép áp dụng các phương pháp xử lý khác một cách hiệu quả hơn. Hoa Kỳ là
nước kinh tế phát triển nhưng tỷ lệ chôn lấp rác cũng khá cao do nước này rộng lớn,
nhiều đất đai. Tuy nhiên từ sau thập kỷ 80, tỷ lệ chôn lấp ở nước này giảm dần do
giá thành cho chi phí chôn lấp ngày một tăng và người ta nhận thức được rằng đất
đai tuy nhiều nhưng cũng có hạn. Xu hướng chung của thế giới hiện nay là giảm
thiểu lượng rác chôn lấp bằng cách tăng cường tái chế.
Bảng 1.1: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI Ở CHÂU Á (đơn vị: %)
Nước

Chôn lấp/ bãi
Thiêu đốt
Chế biến phân
Khác
rác lộ thiên
compost
Việt Nam

96
4
Bănglađét
95
5
Ấn Độ
70
20
10
Inđônêxia
80
5
10
5
Nhật Bản
22
74
0,1
3,9
Malayxia
70
5
10
15
Philipin
85
10
5
Xingapo
35

65
Sri Lanka
90
10
Thái Lan
80
5
10
5
Hiện nay, chôn lấp rác vẫn là cách làm thông dụng nhất, ngay cả ở các nước
phát triển. Hơn 60% chất thải của Mỹ và của cộng đồng Châu Âu được xử lý theo
chôn lấp. Một số nước có tỷ lệ chôn lấp thấp đó là Nhật Bản 40%, Thụy Sĩ, Thụy
Điển, Pháp, Bỉ, Ý có tỷ lệ dưới 50%.
b- Công nghệ thiêu đốt rác thải.
Đốt rác là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở những nước phát triển như
Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản. Đó là những nước có diện tích đất tự
nhiên nhỏ hẹp. Hiện nay, các nước Châu Âu có xu hướng giảm việc đốt rác thải vì


6
hàng loạt các vấn đề kinh tế và môi trường cần phải xem xét.
Mặc dù phương pháp thiêu đốt có những ưu điểm so với các phương pháp xử
lý rác thải khác như xử lý khá triệt để rác thải, giảm từ 70% ÷ 90% thể tích chất thải
sau xử lý, thời gian xử lý nhanh, gọn, tiết kiệm được diện tích xây dựng các công
trình xử lý nhưng chi phí đầu tư xây dựng vận hành cao, chỉ phù hợp với các nước
có nền kinh tế, khoa học phát triển, có tiềm lực kinh tế, các nước có diện tích tự
nhiên nhỏ, không phù hợp cho các phương pháp xử lý khác.
c- Công nghệ tái chế rác thải
Hiện nay, trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự khan hiếm về tài
nguyên thiên nhiên mà công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải được xem như là

biện pháp tốt để giảm thiểu lượng phát sinh chất thải và bảo vệ môi trường.
+ Đối với rác thải vô cơ công nghiệp, rác thải vô cơ trong sinh hoạt có thể tái
chế lại làm nguyên liệu sử dụng trong sản xuất công nghiệp như: thuỷ tinh, kim
loại, hoặc tái chế làm các vật liệu làm vật dụng sử dụng trong sinh hoạt, trong xây
dựng.
- Theo Viện nghiên cứu và phát triển sản phẩm nông nghiệp của Phillipine
cho biết: Họ đang tiến hành tái chế rác thải nhựa để sử dụng làm thùng đựng, các
loại túi sách tay và các tấm panel dùng làm vật liệu xây dựng.
- Ấn Độ đang tiến hành thử nghiệm công nghệ chế biến nhựa phế thải thành
nhiên liệu. Theo đó thì 1 kg nhựa phế thải được biến đổi trong thiết bị trộn nhiên
liệu trong vòng 3,5 giờ sẽ cho ra sản phẩm là 800ml dầu.
+ Đối với rác thải hữu cơ có thể chế biến thành phân vi sinh sử dụng trong
nông nghiệp bằng công nghệ ủ Compost.
- Tại Thụy Điển, giới thiệu phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt và các loại
rác thải hữu cơ thành phân compost.
Công nghệ được tiến hành như sau: Rác thải được phân loại bằng trọng lực
và từ tính để tách kim loại và các vật liệu rắn. Rác thải hữu cơ, sau 2 ÷ 3 ngày
được vi sinh vật phân huỷ trong điều kiện đảm bảo các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm tốt.
Quá trình ủ rác thải hữu cơ trong thời gian là 3÷7 tuần và không cần cung cấp hoá


7
chất sẽ thu được sản phẩm là phân compost có chất lượng tốt.
Ưu điểm:
- Chất thải hữu cơ được phân loại có thể làm giảm 50 ÷ 70 % khối lượng rác thải
cần phải xử lý bằng chôn lấp hoặc đốt.
- Khéo dài thời gian hoạt động của các bãi chôn lấp rác thải. Hạn chế các tác động ô
nhiễm của nước rác tới nước ngầm.
- Giảm chi phí cho quản lý và xử lý môi trường…
- Sản phẩm phân compost tạo thành là một nguồn nguyên liệu sạch cung cấp dinh

dưỡng cho nông nghiệp, giảm lượng tiêu thụ các phân bón hoá học, đem lại hiệu
quả kinh tế cao cho người nông dân.
Nhược điểm:
- Cần một mặt bằng lớn.
- Chỉ xử lý được các nguyên liệu hữu cơ.
- Đòi hỏi phải phân loại rác cẩn thận để tránh ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của
vi sinh vật và các tạp chất vô cơ tới chất lượng sản phẩm.
1.1.3. Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng
Bên cạnh đó , các nước cũng chủ động trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
bằng các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng như :
- Tổ chức cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo v ệ môi trường như
chiếu phim về môi trường , các chương trình truyền hình , xuất bản các tạp chí
chuyên ngà nh về môi trường . Nhắc nhở mọi người việc tái sử dụng rác thải thông
qua các chiến dịch áp-phích.
- Nhiều nước trên thế giới , đặc biệt là ở các nước phát triển Châu Âu , Mỹ,
Úc... đã lồng ghép vào nhiều chương trình giá o dục phổ thông về kiến thức môi
trường và đặc biệt vấn đề thu gom , phân loại rác thải như: Tổ chức cho học sinh các
trường tham quan các điểm nóng về môi trường rác thải

, các cơ sở xử lý rác thải

nhằm nâng cao nhận thức của học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và
quản lý rác thải nói riêng ; Khuyến khích việc sử dụng các loại đồ dùng học tập làm
từ rác tái chế như: giấy, vỏ hộp...


8
Tại trường tiểu học Oak Grove

(bang Califonia – Mỹ) đã xây dựng được


chương trình về quản lý rác thải với sự tham gia

chủ yếu của các em học sinh . Từ

năm 1992, chương trình này đã hoạt động thành công đưa tỷ lệ tái sử dụng rác thải
lên đến 80%. Chương trình được t hực hiện với nội dung cơ bản sau : ( 1) Đặt các
thùng phân loại rác tại từng lớp học ; (2) Ủ các loại rác thải hữu cơ thành phân bón
hữu cơ sử dụng bón cây xanh trong nhà trường ; (3) Rác thải vô cơ được chuyển đến
khu tái chế; (4) Những thức ăn không dùng hết trong ngày được thu gom và chuyển
đến những người vô gia cư vào cuối mỗi ngày.
Ở Cộng hòa liên bang Đức, tất cả các bang, các khu đô thị, dân cư đều có các
cơ quan, công ty khuyến cáo tuyên t ruyền cho chương trình bảo vệ môi trường sống
nói chung và đặc biệt là vấn đề thu gom , phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt nói
riêng. Họ xây dựng những tài liệu , tư liệu giảng bài cho cộng đồng gồm : (i) Sáng
tạo ra nhữn g thùng phân tách rác với những màu sắc , ký hiệu rõ rệt , đẹp, hấp dẫn,
dễ phân biệt ; (ii) Các loại rác phế thải được tách ra theo các sơ đồ

, hình ảnh dây

chuyền rất dễ hiểu , dễ làm theo , từ phân loại rác thải giấy , thủy tinh, kim loại, chất
dẻo nhân tạo , vải và đặc biệt là rác thải hữu cơ

; (iii) Hoạt động tuyên truyền ,

khuyến cáo còn được thể hiện bằng các áp phích tuyên truyền phong phú , hấp dẫn.
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ C HẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRONG NƯỚC
1.2.1. Các chính sách bảo vệ môi trường và quản lý chất thải rắn
Cho đến nay , Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý phù hợp đối

với các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và

quản lý chất thải rắn nói riêng

như:
- Quyết định số 152/1999/QĐ- TG ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu
công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 23/2005/CT-TTG ngày 21 tháng 6 năm
2005 về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp .


9
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về q uản lý
chất thải rắn.
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 Hướng dẫn một
số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn.
- Thông tư số 08/2008/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung
thông tư số 108/2003/TT-BTC ngày 7/11/2003 Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng
đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn.
- Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 05 năm 2008 của Bộ Tài
chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số

174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của

Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 Hướng dẫn cơ
chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với họat động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ

môi trường đối với chất thải rắn.
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 Phê duyệt Chiến
lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm

2025, tầm nhìn đến năm

2050.
- Nghị định số 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử phạt đối với trường
hợp vi phạm về qui định quản lý chất thải rắn.
Tuy nhiên , các văn bản nêu trên chủ yếu qui định và mới chỉ áp dụng cho
khu vực đô thị.
1.2.2. Các giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại công nghệ xử lý rác thải mà Việt
Nam có thể áp dụng linh hoạt cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa
phương. Tỷ lệ xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp chiếm 80%, làm phân
compost chiếm 6% và các phương pháp khác chiếm 14%. Các biện pháp xử lý rác
thải phổ biến hiện nay là: Thiêu đốt, ủ sinh học, chôn lấp, tái chế, tái sử dụng.
Phương pháp đốt: Tuy đảm bảo vệ sinh, gọn nhẹ nhưng chi phí xử lý cao, trang thiết


10
bị rất đắt tiền nên phương pháp thiêu đốt không thích hợp cho việc xử lý rác đại trà
ở Việt Nam mà chỉ được để xử lý rác thải y tế. Giải pháp xử lý một phần chất thải
sinh hoạt được một số vùng nông thôn hiện nay áp dụng là đốt thủ công.
Phương pháp ủ sinh học:

Phương pháp ủ sinh học có chi phí ban đầu thấp,

sản phẩm tạo thành là phân hữu cơ có thể sử dụng trong nông nghiệp. Nhưng nhược
điểm là quy trình xử lý kéo dài từ 3 ÷ 4 tháng, xử lý bãi ủ không tốt dễ gây ra những

vấn đề môi trường.
Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ làm phân vi sinh là một hướng công nghệ
xử lý có rất nhiều ý nghĩa và lợi ích, phù hợp với điều kiện của các địa phương. Tuy
nhiên, khó khăn lớn nhất trong phương pháp sản xuất phân hữu cơ là hiện không
phân loại rác thải tại nguồn.
+ Viện Khoa học Thuỷ lợi (1997): Xây dựng xưởng sản xuất phân vi sinh từ
rác thải sinh hoạt cho xã Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc có công suất 1.000
tấn/năm, sản xuất thử nghiệm trên 20 tấn phân vi sinh đạt chất lượng tốt.

Hàm

lượng mùn trong phân đạt 16,5%, Lân tổng số đạt 3%, đạm tổng số 1%, Kali tổng
số 1% và 109 bào tử vi sinh /1g phân. Đến nay xưởng sản xuất phân vi sinh này đã
ngừng hoạt động do gặp khó khăn trong việc thu gom, phân loại rác và quy chế
quản lý ở địa phương.
+ Vũ Thị Thanh Hương - Viện Khoa học Thuỷ lợi (2003): Rác thải hữu cơ sau
khi được phân loại, dùng bọt Bosaki và dụng dịch EM khử mùi và ủ tự nhiên sau 70
ngày trong điều kiện nhiệt độ mùa hè, rác hữu cơ hầu như đã được phân huỷ hoàn
toàn, tạo thành chất mùn đen, không còn mùi hôi thối và các vi khuẩn gây bệnh
đường ruột. Tỷ lệ các chất vô cơ lẫn trong mùn là 22,6% và muốn sử dụng chất mùn
để bón ruộng cần phải sàng để loại bỏ các chất lẫn.
Hiện nay, một số địa phương đã chú ý đến xử lý chất thải hữu cơ bằng công
nghệ thổi khí cưỡng bức (ủ hiếu khí). Đây là công nghệ có ưu điểm xử lý nhanh, tận
dụng được chất hữu cơ trong rác thải để sản xuất phân bón, không gây ô nhiễm môi
trương không khí và nước ngầm. Các phương pháp xử lý rác thải làm phân hữu cơ
bằng phương pháp thổi khí như sau:


11
- Ủ rác thành đống và để lên men tự nhiên có đảo trộn: Đây là phương pháp

cổ điển nhất và dễ thực hiện , quá trình kéo dài trong thời gian khoảng 8 tuần với
các điều kiện: chiều cao đống ủ là 1,5 ÷ 2 m, nhiệt độ đống ủ khoảng 550C, độ ẩm
50 ÷ 60%. Tuy nhiên, phương pháp này mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường
xung quanh.
- Phương pháp ủ rác thành đống không đảo trộn và có thổi khí: Phía dưới
đống rác ủ có lắp hệ thống thổi khí, nhờ có hệ thống thổi khí mà quá trình chuyển
hoá xảy ra nhanh hơn, nhiệt độ đống ủ ổn định và phù hợp với qúa trình phát triển
của vi sinh vật.
- Xử lý rác thải bằng vi sinh vật có kiểm soát: Đây là phương pháp sử dụng
hệ thống đóng có sử dụng hệ thống tự động để kiểm soát các thông số của quá trình
ủ như nhiệt độ, độ ẩm, và lượng không khí cấp…
Ở TP.HCM và các tỉnh lân cận: Phân Gà và Chim Cút được thu gom vài
ngày hay mỗi tuần và được sử dụng làm phân bón cho trồng trọt (75% hộ), nguyên
liệu cho bể Biogas (10%) và nuôi cá (15%). Phân Bò thường được dùng lại tại các
cơ sở chăn nuôi để bón cho cỏ voi hay các loại cỏ làm thức ăn cho bò (95% số hộ),
bán cho thương lái (72%) và một số hộ sử dụng cho hầm Biogas. Việc quản lý đối
với phân lợn đang gặp nhiều khó khăn do hạn chế về lưu giữ và vận chuyển, phát
sinh mùi gây mất vệ sinh. Việc sử dụng phân lợn để bón ruộng vẫn còn hạn chế, chỉ
6% hộ bán phân, khoảng 29% hộ làm hầm Biogas và 9% số hộ dùng để nuôi cá.
Đối với chất thải chăn nuôi gia súc và các phế thải từ nông nghiệp… qua một
quá trình xử lý đơn giản đó là quy trình xử lý chất thải để tạo ra khí sinh học hay
còn gọi là công nghệ Biogas. Với chi phí khoảng 6 triệu đồng cho một bể Biogas có
thể tích 10 m3 cho các hộ có quy mô chăn nuôi khoảng 20 con lợn.
Đây là một mô hình xử lý chất thải chăn nuôi và phế thải nông nghiệp có chi
phí thấp, đơn giản dễ vận hành… nhưng có hiệu quả sử dụng rất cao vừa tránh ô
nhiễm môi trường trong chăn nuôi mà lại có khí sinh học dùng trong sinh hoạt và có
phân bón ruộng…Việc xử lý chất thải chăn nuôi và phế thải nông nghiệp bằng công
nghệ Biogas đã được thực hiện ở xã Nam Dong huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông đã rất



12
thành công, hiện tại xã đã có trên 50 hầm Biogas và đang được các địa phương tham
khảo và vận dụng.
+ Theo PGS. TS Phùng Chí Sĩ: Tận dụng nguồn phế liệu nông nghiệp để sản
xuất nấm rơm, nấm Linh chi, nấm mỡ, nấm mèo… tại Thái Bình và Vĩnh Long; Sử
dụng vỏ trấu, bã mía, vỏ hạt điều, xơ dừa… làm dăm và ván ép tại Long An, Bến
Tre, Đồng Nai. Lên men rơm, bã mía làm thức ăn gia súc; Sử dụng bùn bã mía làm
phân hữu cơ được làm ở các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Thanh Hoá, Quảng Ngãi,
Long An, Cà Mau… Sử dụng quả điều làm nước giải khát ở ĐắcLắc….
Đây có thể được xem là giải pháp để có thể tận dụng các phế thải từ nông
nghiệp đang rất dư thừa tại khu vực nông thôn. Nếu áp dụng tốt, người nông dân có
thêm nghề phụ cũng như tăng thêm các nguồn thu nhập. Hiện nay, điều cần thiết là
có được cán bộ chuyên, kỹ thuật hướng dẫn bà con nông dân tiến hành và giải đáp
thắc mắc để người dân có thể tận dụng các phế thải trong nông nghiệp phục vụ sản
xuất.
Phương pháp chôn lấp
Phương pháp chôn lấp rác thải: Cách này vừa dễ làm, vừa đỡ tốn kém nhưng
lại có nhược điểm là không hợp vệ sinh, làm ô nhiễm nguồn nước, các loại khí sinh
ra từ bãi rác…là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu như bãi chôn lấp
không được quản lý và thiết kế đúng tiêu chuẩn hợp vệ sinh. Hầu hết các bãi chôn
lấp chất thải ở nước ta đều không hợp vệ sinh, không có hệ thống chống thấm,
không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác và khí bãi rác.
Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế như giấy, nhựa, thuỷ tinh, sắt
thép… chỉ chiếm từ 13 ÷ 20% nhưng hoàn toàn do các hoạt động thu gom tự phát
và không có tổ chức, quản lý. Có khoảng 1,5 ÷ 5% lượng chất thải phát sinh được
thu hồi và xử lý theo phương thức sản xuất phân vi sinh hữu cơ.
Hầu hết các bãi rác hiện nay ở nước ta là các bãi rác lộ thiên đang gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng bao gồm cả các vấn đề về ô nhiễm nước ngầm và
nước mặt do nước rác không được xử lý, các chất ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi,
ruồi, muỗi, chuột bọ và ô nhiễm bụi, tiếng ồn. Sự ô nhiễm tại các bãi rác hiện nay



13
đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khoẻ người dân địa phương.
+ Theo Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Ở hầu hết các địa phương ở
nước ta xử lý rác thải bằng cách chôn lấp, tuy nhiên các bãi chôn lấp rác thải thường
là không đúng tiêu chuẩn và chưa hợp vệ sinh. Sở dĩ biện pháp chôn lấp rác được
thực hiện phổ biến vì đây là biện pháp xử lý đơn giản, dễ thực hiện nhưng có nhược
điểm chính là tốn nhiều diện tích đất để chôn lấp, thời gian phân huỷ rác kéo dài và
quá trình xử lý nước rác rất tốn kém cũng như có nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm.
+ Hố rác di động là một giải pháp cho môi trường nông thôn, hố rác gồm 2
phần là thùng và nắp, thùng rác là hố đất đào sâu 1,5 ÷ 2m, nắp thùng được làm
bằng vật liệu composite không phân huỷ. Các hố rác sau khi đã chứa đầy, phần nắp
sẽ được di dời sang hố đào khác, còn phần rác trong thùng sẽ được lấp lại; cứ như
vậy hố rác có thể di chuyển khắp vườn và sử dụng được nhiều lần. Tỉnh Thừa Thiên
- Huế đang bước đầu thử nghiệm mô hình rác di động tại gia đình.
Tái sử dụng và tái chế chất thải
Tái sử dụng và tái chế là phương pháp phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Theo
kết quả nghiên cứu về các hộ gia đình thực hiện năm 1998 thì người dân thường có
thói quen tái sử dụng ngay tại gia đình mình.
Các chất thải có khả năng tái chế và tái sử dụng được những người làm nghề
nhặt rác phân loại và sau đó bán cho các cơ sở tái chế. Việc thúc đẩy phân loại chất
thải rắn tại nguồn để tăng các hoạt động tái chế trên phạm vi toàn quốc có thể giúp
tiết kiệm được một lượng chi phí đáng kể dùng trong tiêu huỷ chất thải rắn sinh
hoạt.
1.2.3. Một số mô hình thu gom, xử lý rác thải nông thôn Việt Nam
1.2.3.1. Mô hình thu gom rác thải xã An Đồng

, huyện Quỳnh Phụ , tỉnh Thái


Bình
a- Tình hình chung
Xã An Đồng có diện tích đất tự nhiên 615 ha nằm ở cuối huyện Quỳnh Phụ,
giáp với huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương. Dân số trong xã 7.000 người phân bố


14
trong 6 thôn. Ngoài sản xuất nông nghiệp, xã An Đồng còn có một số ngành khác
như: Chế biến lâm sản thu hút 534 lao động, chế biến lương thực thực phẩm 181 lao
động, mây tre đan 125 lao động.
b- Tổ chức thu gom, xử lý rác thải xã An Đồng
- Thu gom rác thải tại xã An Đồng tổ chức theo từng thôn, mỗi thôn thành
lập một tổ thu gom rác thải 2-3 người do trưởng thôn điều hành có nhiệm vụ thu
gom và vận chuyển rác thải ra bãi tập kết chung.
- Tần suất thu gom 1 lần/tuần, thu nhập của người thu gom rác 200.000
đ/người/tháng (trung bình 50.000 đ/ngày công)
- Mức nộp phí thu gom rác thải 1.000 đ/hộ, gần 80% số dân tham gia nộp phí
thu gom. Người thu gom được được trang bị xe thu gom và bảo hộ lao động và chưa
có chế độ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội
- Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom vận chuyển ra bãi rác do UBND xã bố
trí, cả xã có 2 bãi chôn lấp 1 bãi ở đầu xã diện tích 2.000 m2, 1 bãi ở cuối xã diện
tích 1.000 m2 đều nằm ở bãi ngoài đê. UBND xã đã dầu tư đắp bờ bao xung quanh,
xây cống thoát nước và trồng cây xung quanh bờ bao. Rác thải đổ lộ thiên và đốt
khi trời nắng.


Ưu điểm của mô hình

- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, chỉ đạo hoạt động thu gom

rác thải thống nhất trong toàn xã về mức thu phí, thù lao cho người thu gom rác
thải, qui hoạch các bãi tập kết chung cả xã
- UBND xã hỗ trợ thiết bị thu gom, bảo hộ lao động và chi phí đào hố chôn lấp
- Đã dựa vào tổ chức đoàn thể (hội nông dân) để huy động sự tham gia của
cộng đồng trong thu gom rác thải


Nhược điểm của mô hình

- Mức thu phí và số lần thu gom thấp dẫn đến tình trạng rác thải tồn đọng trong
khu dân cư
- Chưa có biện pháp xử lý rác thải hợp vệ sinh


Nguyên nhân của những tồn tại


15
- Do hạn chế về năng lực quản lý, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn về lĩnh
vực môi trường.
- Chưa có cơ chế hỗ trợ tài chính cho các hoạt động thu gom, xử lý rác thải và
biện pháp tích cực để huy động sự đóng góp tài chính từ cộng đồng
1.2.3.2. Mô hình thu gom, xử lý rác thải thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức,
Hà Nội
a- Tình hình chung
Lai Xá là 1 trong 4 thôn thuộc xã Kim
Chung. Thôn có 3.800 khẩu, khối lượng rác thải
khoảng 2,5 tấn/ngày. Mô hình được xây dựng từ
năm 2003. Tổng kinh phí xây dựng mô hình là
600 triệu đồng, trong đó: Tổ chức Thanh niên

sứ mệnh nhân đạo, cứu trợ và phát triển châu Á

KHU XLRT THÔN LAI XÁ

(YWAM) tài trợ 300 triệu đồng. Số tiền còn lại do nhân dân thôn Lai Xá và ngân
sách xã Kim Chung đóng góp.
b- Nội dung thực hiện trong mô hình:
- Xây dựng 1 nhà truyền thông, cung cấp tài liệu tuyên truyền và phổ biến các
kiến thức về vệ sinh môi trường.
- Tổ chức 1 lớp tập huấn cho cán bộ và 5 lớp cho nhân dân về vệ sinh môi
trường và sức khoẻ cộng đồng. Phổ biến, hướng dẫn trên đài phát thanh, cách phân
loại rác thải và thói quen đổ rác như ở các thành phố.
+ Tổ chức dịch vụ thu gom rác thải:
- Thành lập đội vệ sinh môi trường hoạt động dưới dự quản lý của trưởng thôn
gồm 7 người có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác thải 7 lần/tuần và quản lý trạm
xử lý rác thải
- Kinh phí hoạt động do dân đóng góp với mức 2.000 đ/người/tháng (khoảng
8.000 đ/hộ). Tỷ lệ nộp phí thu gom đạt 80%. Thu nhập của người thu gom rác
700.000 đ/người/tháng
+ Giải pháp kỹ thuật


16
- Tổ chức YWAM hỗ trợ 1 máy nghiền rác, 1 máy sàng, 7 xe kéo tay thu gom
rác được thiết kế 2 ngăn để chứa rác hữu cơ và rác vô cơ. Xây dựng trạm xử lý rác
hữu cơ theo phương pháp ủ tự nhiên kết hợp đảo trộn, trạm xử lý đã xây dựng xong
và đi vào hoạt động thử nghiệm ra sản phẩm mùn hữu cơ.
- Hoạt động thu gom rác thải vẫn được thực hiện nhưng việc phân loại rác thải
và ủ rác hữu cơ làm phân bón không còn được duy trì



Ưu điểm trong mô hình:

- Kết hợp các biện pháp tuyên
truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn
kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị
từ dự án là động lực khuyến khích địa
phương thực hiện.
- Chú ý đến hoạt động phân loại
rác tại nguồn và ủ rác hữu cơ làm
KHU ĐỔ RÁC VÔ CƠ THÔN LAI XÁ

phân bón
- Cải tiến được thiết bị thu
gom rác thải từ xe đẩy 3 bánh kiểu đô
thị sang xe kéo tay 2 ngăn.


Tồn tại trong mô hình:

- Bãi chôn lấp chưa được quy
hoạch và xây dựng theo tiêu chuẩn hợp
vệ sinh. Rác vô cơ đổ lộ thiên, không
được chôn lấp hợp vệ sinh dẫn đến mất
mỹ quan và ô nhiễm môi trường xung

BÃI RÁC MỚI THÔN LAI XÁ

quanh (ảnh)
- Chưa xây dựng được các qui định của địa phương về quản lý rác thải và các

biện pháp chế tài thực hiện nên khả năng duy trì và nhân rộng mô hình hạn chế
- Thời gian thu gom chưa quy định cụ thể, nên không tạo được thói quen cho
các hộ đổ rác đúng giờ, dẫn đến rác thải không được thu gom triệt để trong ngày.


17
- Do không có qui hoạch ổn định nên trạm xử lý rác thải sau khi XD xong đã bị
giải tỏa, do chưa đủ kinh phí xây dựng nên rác thải hiện còn đang đổ bừa bãi khu
vực xung quanh (ảnh)


Nguyên nhân các tồn tại trong mô hình

- Chưa có cơ chế chính sách và nguồn tài chính để duy trì các hoạt động quản
lý vận hành sau khi có dự án kết thúc.
- Mô hình chưa xác định vai trò của các cấp địa phương, cộng đồng trong
thu gom, xử lý rác thải. Dẫn đến việc duy trì, quản lý vận hành không ổn định.
- Qui mô nhỏ nên khó khăn trong qui hoạch vị trí khu xử lý rác thải
1.2.3.3. Mô hình thu gom, xử lý rác thải thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh
a- Tình hình chung
Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có diện tích đất tự nhiên là
510,71 ha, dân số là 11.709 người, phân bố trong 10 thôn/ khu phố. Mỗi thôn/ khu
phố có 1 tổ thu gom rác thải và vận chuyển ra bãi rác tạm của thôn, thường là ở ven
đường làng hoặc bờ ruộng.
b- Nội dung xây dựng mô hình
+ Qui hoạch mạng lưới tuyến thu gom và các điểm tập kết rác thải
Xóa bỏ 10 bãi rác tạm của 10 khu phố, bố trí 3 điểm tập kết rác thải, rác thải
ở các khu phố được thu gom và tập kết tại địa điểm qui định, sau đó vận chuyển
bằng xe cơ giới đến trạm xử lý tập trung của thị trấn

+ Hướng dẫn kỹ thuật
- Tổ 10 chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác thải cho 10 thôn/
khu phố và các đoàn thể
- Tổ chức tập huấn về kỹ thuật thu gom, xử lý rác thải và vận hành bãi chôn
lấp cho HTX dịch vụ môi trường
- Hướng dẫn nhân và sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử rác hữu cơ. HTX
dịch vụ vệ sinh môi trường đã tự nhân được chế phẩm EM để xử lý bãi chôn lấp và
làm dịch vụ cho các tổ chức, hộ gia đình


18
- Thiết kế kỹ thuật và lập
tổng dự toán khu xử lý rác thải
sinh hoạt thị trấn Hồ diện tích 2
ha, kinh phí xây giai đoạn 1 là 2,9
tỷ đồng từ nguồn ngân sách của
thị trấn và tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ.
+ Công tác truyền thông
- Xây dựng phòng truyền
thông về quản lý CTR thị trấn Hồ
do HTX dịch vụ VSMT quản lý
- Phổ biến trên đài truyền

PHÒNG TRUYỀN THÔNG VỀ QLCTR THỊ TRẤN HỒ

thanh các thôn/ khu phố về qui
định thu gom, xử lý rác thải, kỹ thuật phân loại tại gia đình
- Tổ chức mít tinh, diễu hành tuyên truyền cho toàn dân về thu gom, xử lý
rác thải
- Treo pano, ap phích tuyên truyền về thu gom, xử lý rác thải tại các nơi công

cộng
+ Thiết kế khu xử lý rác thải thị trấn Hồ
Diện tích khu xử lý rác thải 2 ha, thời gian sử dụng 20 năm với các giải pháp
chính như: Xử lý rác hữu cơ theo phương pháp ủ tự nhiên kết hợp đảo trộn, rác còn
lại chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý nước rác bằng bãi lọc trồng cây kết hợp hồ sinh học
• Ưu điểm của mô hình
- Mô hình thu gom, xử lý rác thải tập trung qui mô toàn thị trấn đòi hỏi phải
có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, huy động được sự tham gia của các ban
ngành liên quan
- Được sự hỗ trợ của tỉnh Bắc Ninh, huyện Thuận Thành về kinh phí, trang
thiết bị, tạo cơ chế để UBND thị trấn có nguồn vốn đầu tư
- HTX dịch vụ vệ sinh môi trường hoạt động theo hướng chuyên môn hóa,
thu nhập và các quyền lợi của người thu gom được đảm bảo


19
- Huy động được sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động thu gom rác
thải, nghĩa vụ đóng góp kinh phí...


Khó khăn, tồn tại

- Khó khăn lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng, dự án đã phải 2 lần làm
các thủ tục cấp đất và giải phóng mặt bằng
- Tỉnh Bắc Ninh chưa có cơ chế về hỗ trợ tài chính cho các hoạt động thu
gom rác thải nông thôn nên mặc dù mô hình được các ban ngành chuyên môn trong
tỉnh, huyện đồng tình ủng hộ, chủ tịch Tỉnh Bắc Ninh giao các ngành chuyên môn
đề xuất cơ chế hỗ trợ nhưng đến nay các thủ tục vẫn chưa được hoàn thành
1.2.3.4. Mô hình thu gom, xử lý rác thải xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh
Phúc

a- Tình hình chung
Xã Tam Hồng nằm ở trung tâm huyện Yên Lạc, dân số khoảng 11.000 người
và phân bố trong 9 thôn. Do mật độ dân số cao và nghề dịch vụ- thương mại phát
triển, phát sinh nhiều rác thải sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường. Từ năm 2006,
UBND xã đã phát động mỗi thôn thành lập tổ thu gom rác thải. Mỗi thôn dành 1
khu đất 700-1.000 m2 để đổ. Mỗi tổ thu gom có từ 3-5 người, có nhiệm vụ thu gom
rác và đổ ra điểm qui định của thôn.
b- Nội dung xây dựng mô hình


Hướng dẫn kỹ thuật

- Hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác
thải cho các hộ gia đình, sau 2 tháng thực
hiện có trên 80% số dân thực hiện phân loại
rác thải.
- Hướng dẫn xử lý rác hữu cơ theo
phương pháp ủ bán hiếu khí, hố ủ trát bùn.
Thời gian ủ rác từ 65-75 ngày, sau đó phơi
khô trong nhà có mái che và nghiền, sàng

KHU Ủ RÁC HỮU CƠ THÔN TẢO PHÚ

lấy chất mùn hữu cơ làm phân bón. Hiện đang trong giai đoạn ủ thử nghiệm chưa có


20
sản phẩm.
- Thiết kế nhà bao che và các ô ủ rác hữu cơ (ảnh)



Cơ chế quản lý:

- Thành lập ban chỉ đạo gồm 13 người trong đó có trưởng, phó thôn và 11
trưởng xóm.
- Tổ thu gom rác thải thôn Tảo Phú có 4 người, thu gom rác thải 2 lần/tuần,
thu nhập của người thu gom rác 480.000 đ/tháng (60.000 đ/ngày công). Khi yêu cầu
tăng buổi thu gom rác UBND xã sẽ hỗ trợ kinh phí
- Mức nộp phí thu gom rác thải 5.000 đ/hộ/tháng


Ưu điểm của mô hình

- Qui mô nhỏ, giải pháp kỹ thuật đơn giản, dễ quản lý vận hành phù hợp với
tập quán và năng lực quản lý của địa phương
- Được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cấp
- Có cơ chế hỗ trợ kinh phí xây dựng
trạm xử lý rác thải
- Đã huy động được sự tham gia của
cộng đồng thông qua việc nộp phí thu gom
và phân loại rác thải tại gia đình


Tồn tại của mô hình

- Các loại rác thải còn lại vẫn đổ lộ
thiên và đốt thủ công, chưa có biện pháp xử
lý hợp vệ sinh (ảnh)


BÃI ĐỔ RÁC VÔ CƠ THÔN TẢO PHÚ

- Chưa có phương án hỗ trợ tài chính
duy trì mô hình sau khi dự án kết thúc và mở rộng mô hình cho các thôn/ xóm khác.
* Nhận xét:
Qua điều tra các mô hình thu gom , xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn có thể
thấy các mô hình này đều có quy mô nhỏ , các giải pháp kỹ thuật đơn giản , dễ áp
dụng. Tuy nhiên, các mô hình trên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như : chưa xác định


21
vai trò của các cấp địa phương, cộng đồng trong thu gom, xử lý rác thải. Dẫn đến
việc duy trì, quản lý vận hành không ổn định. Đây sẽ là bài học kinh nghiệm cho
việc xây dựng mô hình quản lý và xử lý rác thải tại xã Ngọc Thanh

, huyện Kim

Động, tỉnh Hưng Yên.
1.2.4. Tổ chức dịch vụ thu gom rác thải
Ở Thái Bình hiện đang tài trợ cho các đội thu gom và tiêu huỷ chất thải ở các
địa điểm tiêu huỷ theo qui định. Tiền mua trang thiết bị và trả lương cho công nhân
thu gom sẽ lấy từ phí thu từ các hộ gia đình. Việc giám sát các hoạt động quản lý
chất thải sẽ được thực hiện thông qua quá trình thăm dò ý kiến tư vấn rộng rãi ở cấp
xã.
+ Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn
sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp
+ Theo Tổng cục Bảo vệ môi trường: Ở nhiều nơi đã thành lập các hợp tác xã,
công ty trách nhiệm hữu hạn làm dịch vụ thu gom rác, dọn vệ sinh đường phố. Tỉnh
Thái Bình đã triển khai khá thành công chương trình này trên toàn thị xã: vừa thu
gom rác vừa vận động, giáo dục người dân phân loại rác hữu cơ sinh hoạt tại nguồn

một cách có kết quả. Một số cá nhân đã làm kinh tế thành công bằng thu gom phân
loại và tái chế rác thải, trong đó có cả xử lý rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi
sinh.
Nhiều hình thức tổ chức cộng đồng thực hiện công tác thu gom rác thải của địa
phương như: Hợp tác xã dịch vụ môi trường; Công ty TNHH môi trường, các tổ thu
gom rác thải trong xã… Các tổ chức thu gom này hoạt động dưới sự quản lý của
thôn, xã, … chịu trách nhiệm thu gom rác thải trên địa bàn khu vực (thường là 1- 3
lần/tuần) tuỳ theo khối lượng.
Việc thành lập các tổ thu gom rác là phổ biến nhất hiện nay ở các địa phương
để giải quyết trước mắt các vấn đề bức xúc về rác thải trên địa bàn.
Nhiệm vụ của đội thu gom rác thải chủ yếu là đi thu gom rác thải trong các hộ
gia đình để tránh tình trạng người dân đổ rác bừa bãi tại các khu công cộng. Đối với
rác thải tại các khu vực công cộng, rác thải ở đường làng ngõ xóm, rác thải từ khơi


22
thông cống rãnh thì rất ít địa phương làm được. Do đó, môi trường cảnh quan tại
các địa phương vẫn rất ô nhiễm, đường làng ngõ xóm và đặc biệt là các loại chất
thải từ chăn nuôi đổ ra cống rãnh của làng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường
cảnh quan trong khu vực.
Đối với các địa phương, người dân và chính quyền địa phương đã nhận thức
được vấn đề này nhưng khó khăn lớn nhất tại các địa phương là kinh phí để thực
hiện công tác thu gom và vận hành hệ thống. Tiền thu phí vệ sinh môi trường của
các hộ dân chỉ đủ để trả lương cho công nhân thu gom rác còn tiền bảo hộ lao động,
bảo dưỡng thiết bị, nguyên nhiên liệu… là do chính quyền địa phương trích ngân
sách.
Tuy nhiên, lựa chọn công nhân cho việc thu gom tại các địa phương còn mang
tính chủ quan, chủ yếu lựa chọn các đối tượng chính sách, những người có hoàn
cảnh khó khăn, neo đơn, mất sức lao động… cộng với việc trả lương cho công nhân
thu gom thấp (từ 80 – 200 ngàn đồng/người/tháng) là những hạn chế trong thu gom

rác thải ở nông thôn.
Ngoài ra, trình độ và tổ chức quản lý của chính quyền địa phương không chặt
chẽ, vẫn còn xem nhẹ vấn đề môi trường Chính vì thế, hiệu quả của công tác thu
gom rác thải tại các địa phương không cao và tỷ lệ thu gom rác thấp và còn nhiều
bất cập.
Lượng chất thải không được thu gom đang thải bỏ bừa bãi, chôn lấp tuỳ tiện
như ở các ao hồ, cống rãnh, sông ngòi và các bãi đất trống và các khu vực đồng
ruộng xung quanh gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.
1.2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn
Công tác quản lý chất thả i rắn nông thôn đã bước đầu được Đảng Nhà nước
và các cấp chính quyền quan tâm, thể hiện ở các mặt sau:
- Ban hành các chủ trương đường lối chính sách trong vấn đề quản lý chất
thải rắn như Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn đã có qui định rõ vai trò của các cấp , tổ chức, cá nhân trong quản lý
chất thải.


23
- Nhiều tỉnh đã có chủ trương định hướng rõ ràng trong công tác quản lý chất
thải rắn như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
- Các cấp cơ sở cũng đã chủ động thành lập các tổ thu gom tự quản

, giải

quyết các vấn đề rác thải sinh hoạt ở địa phương mình .
Tuy nhiên , trong công tác quản lý chất thải rắn ở khu

vực nông thôn cũng

còn có rất nhiều các mặt tồn tại như:

- Chưa có các giải pháp về công nghệ trong việc xử lý rác thải hợp vệ sinh ,
chủ yếu để lộ thiên hoặc thu gom trong khu dân cư đổ ra ven đường gây ô nhiễm
thứ phát.
- Chưa thực hiện chuyên môn hóa công tác thu gom

, người thu gom chưa

được bảo đảm quyền lợi của người lao động nặng và các chế độ bảo hiểm độc hại .
- Chưa thể hiện được vai trò của cộng đồng và trách nhiệm của các cấp t rong
quản lý rác thải ở nông thôn . Đó là: nhận thức của người dân còn hạn chế và năng
lực quản lý của các cấp còn yếu kém.
Để khắc phục các tồn tại trên , mô hình quản lý và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt xã Ngọc Th anh, huyện Kim Động , tỉnh Hưng Yên sẽ được xây dựng đồng bộ
từ các khâu tổ chức dịch vụ , cơ chế chính sách , giải pháp công nghệ ... Kết quả của
mô hình sẽ là cơ sở để kiến nghị với Nhà nước các chính sách hỗ trợ cho côn
quản lý rác thải ở các khu vực nông thôn.

g tác


24
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT XÃ NGỌC THANH, HUYỆN KIM ĐỘNG,
TỈNH HƯNG YÊN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1- Vị trí địa lý
Xã Ngọc Thanh thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, nằm dọc theo đê sông
Hồng, cách Thị trấn Lương Bằng 3 km về phía Tây-Nam. Phía Bắc giáp xã Song Mai,
phía Đông giáp xã Hiệp Cường, phía Nam giáp xã Phú Cường và phía Tây giáp xã

Hùng An.
2.1.2- Hiện trạng sử dụng đất
Xã Ngọc Thanh có tổng diện tích đất tự nhiên 651,79 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp 408,99 ha, chiếm 62,75% diện tích đất tự nhiên.
- Đất thổ cư 36,66 ha, chiếm 5,62% diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất mặt nước là 34,93 ha, chiếm 5,36% diện tích đất tự nhiên, chủ
yếu là sông ngòi, kênh mương dùng để phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp một phần
diện tích ao hồ dùng để nuôi trồng thuỷ sản.
2.2- ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
2.2.1. Dân số và phân bố dân cư
Dân số toàn xã Ngọc Thanh là 6.715 người với 1.674 hộ. Mật độ dân số diện
tích đất tự nhiên là 1.030 người/km2; trong khu dân cư 18.316 người/km2. Tỉ lệ tăng
dân số tự nhiên năm 2008 là 0,92%. Dự báo tỉ lệ tăng dân số từ 2008 - 2015 duy trì
ở mức 0,92%/năm.
Bảng 2.1: DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ
Thôn
Phượng Lâu
Thanh Cù
Duyên Yên
Ngọc Đồng
Tổng cộng

Số hộ
140
700
600
234
1.674

Số khẩu

530
2.760
2.500
925
6.715

TL % theo khẩu
7,89
41,10
37,23
13,78
100


25
Toàn xã có 4 thôn gồm: Phượng Lâu, Thanh Cù, Duyên Yên và Ngọc Đồng.
Dân số tập trung chủ yếu ở 2 thôn Thanh Cù và Duyên Yên, với 1.300 hộ và 5.260
nhân khẩu, chiếm 78,33% dân số toàn xã (bảng 2.1).
2.2.2- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã
a- Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của Ngọc Thanh, với
93,8% số hộ trong xã tham gia sản xuất nông nghiệp, năm 2009 đã tạo ra giá trị sản
phẩm nông nghiệp chiếm tới 46,0% tổng giá trị kinh tế.
Về chăn nuôi, trong tổng số 1.570 hộ sản xuất nông nghiệp có 1.379 hộ tham
gia phát triển chăn nuôi, chiếm 87,83% số hộ sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi trên
địa bàn xã Ngọc Thanh chủ yếu ở quy mô nhỏ hộ gia đình. Có 31 trang trại (chiếm
2,25% số hộ chăn nuôi), chủ yếu tập trung vào các mô hình chăn nuôi chăn nuôi lợn
+ cá và vịt thả đồng.
Bảng 2.2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
Tổng số Số hộ Số hộ Trang

hộ
NN
CN
trại
Phượng Lâu
140
126
30
10
Thanh Cù
700
670
620
8
Duyên Yên
600
540
495
8
Ngọc Đồng
234
234
234
5
Tổng
1.674
1.570
1.379
31
b- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

Thôn

Số lượng (con)
Đàn
Gia

Lợn
cầm
40
400
2.800
150
600
7.000
510
1.800
6.500
130
500
2.000
830
3.300
18.300

Nhìn chung sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã kém phát triển. Toàn
xã có 4 hộ tham gia vào nghề mộc, 5 hộ tham gia vào nghề cơ khí. Các lao động
trong các ngành nghề khác như: sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc thường tham
gia vào các cơ sở sản xuất trên địa bàn các xã lân cận.
Nghề mới phát triển là trồng dâu nuôi tằm với khoảng 500 hộ tham gia, tập
trung tại các thôn Duyên Yên và Ngọc Đồng. Năm 2009, diện tích đất trồng dâu

toàn xã là 28,8 ha. Sản lượng kén ước tính đạt 17 tấn kén/ 2 vụ nuôi.
c- Dịch vụ, thương mại và các ngành nghề khác


×