Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu áp dụng và phát triển phương pháp kế toán nước trong đánh giá hiệu quả tổng hợp của hệ thống công trình thủy lợi theo quan điểm sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 98 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Mục đích của đề tài..........................................................................................2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .......................................................2
4. Kết quả dự kiến đạt được .................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................3
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................3
1.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của hệ thống công trình thủy lợi .......5
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 10
2.1. Vật liệu nghiên cứu..................................................................................... 10
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 10
2.1.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 10
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 12
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 12
2.3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng ............................................ 12
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 12
2.3.2. Kỹ thuật sử dụng.................................................................................. 13
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NƯỚC
TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỔNG HỢP CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI
SÔNG CẦU ...................................................................................................... 14
3.1. Tổng quan các phương pháp đánh giá hiệu quả các công trình thủy lợi ....... 14
3.1.1. Tổng quan về đánh giá hiệu quả các công trình thủy lợi ....................... 14
3.2. Phương pháp luận trong Kế toán nước ........................................................ 22
3.2.1. Cơ sở của phương pháp Kế toán nước.................................................. 22
3.2.2. Các định nghĩa trong kế toán nước ....................................................... 24
3.2.3. Các thành phần kế toán nước................................................................ 26
3.2.4. Mối quan hệ toán học trong kế toán nước và tính toán năng suất nước . 27
3.3. Áp dụng phương pháp kế toán nước cho hệ thống thủy lợi Sông Cầu ......... 31



3.3.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu................................................................... 31
3.3.2 Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi ................................................ 35
3.3.3. Hiện trạng sử dụng đất trong hệ thống................................................. 37
3.3.4. Xác định các thành phần kế toán nước trong hệ thống thủy lợi Sông Cầu
...................................................................................................................... 39
3.3.5. Tính toán nhu cầu dùng nước trong hệ thống........................................ 41
3.3.6. Tính toán các thành phần kế toán nước ................................................ 56
3.3.7 Tính toán các chỉ số kế toán nước ......................................................... 62
3.3.8. Phân tích kết quả tính toán ................................................................... 67
3.3.9. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị áp dụng phương pháp Kế toán nước
cho hệ thống thủy lợi ..................................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 82
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 82
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 86
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 88


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT

Tên hình

Trang

1

Hình 2.1: Bản đồ hệ thống thủy lợi Sông Cầu


13

2

Hình 3.1: Kế toán nước

26

3

Hình 3.2: Kế toán nước – Hệ thống thủy lợi Sông Cầu

58

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Tên Bảng

Trang

1

Bảng 3.1: Số liệu báo cáo hiện trạng tưới của hệ thống thủy lợi Sông Cầu

17

2

Bảng 3.2: Các thành phần kế toán nước của sông Nile – Ai Cập


20

3

Bảng 3.3. Chỉ số mang tính vật lý trong kế toán nước

30

4

Bảng 3.4: Chỉ số sử dụng nước hữu ích

30

5

Bảng 3.5: Chỉ số hiệu suất sử dụng nước

31

6

Bảng 3.6: Độ ẩm tương đối của không khí trung bình năm trạm Bắc Giang

33

7

Bảng 3.7: Tốc độ gió mạnh theo tần suất thiết kế


33

8

Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng đất HTTL Sông Cầu

38

9

Bảng 3.9: Các thành phần kế toán nước trong hệ thống thủy lợi Sông Cầu

39

10

Bảng 3.10: Nhiệt độ trung bình tháng từ tháng 11/2007 đến tháng 05/2008

42

11

Bảng 3.11: Số giờ nắng trung bình ngày từ tháng 11/2007 đến tháng
05/2008

42

12


Bảng 3.12: Độ ẩm trung bình từ tháng 11/2007 đến tháng 05/2008.

42

13

Bảng 3.13: Tốc độ gió trung bình từ tháng 11/2007 đến tháng 05/2008

42


14

Bảng 3.14: Lượng mưa trung bình tháng từ 11/2007 đến 05/2008.

43

15

Bảng 3.15: Hệ số cây trồng của một số loại cây trồng chính Kc

43

16

Bảng 3.16: Thời kỳ sinh trưởng của loại cây trồng chính

43

17


Bảng 3.17: Hiện trạng sử dụng đất toàn vùng năm 2008

44

Bảng 3.18: Tổng hợp diện tích các cây trồng chính theo các tỉnh trong hệ
18

thống thủy lợi Sông Cầu thời đoạn tính toán (từ tháng 11/2008 đến tháng

45

5/2008)
19

Bảng 3.19: Nhu cầu nước của các loại cây trồng.

48

20

Bảng 3. 20: Bốc hơi từ đất hoang hoá khu vực Bắc Giang.

49

21

Bảng 3.21: Bốc hơi từ mặt thoáng.

50


22

Bảng 3.22: Hiện trạng dân số năm 2008 thuộc khu vực HTTL Sông Cầu

51

23

Bảng 3.23: Tiêu chuẩn cấp nước theo TCVN 33-2006

51

24

Bảng 3.24: Kết quả tính toán nhu cầu dùng nước

52

25

Bảng 3.25: Diện tích các khu công nghiệp

53

26

Bảng 3.26: Nhu cầu nước cho công nghiệp trong hệ thống thủy lợi Sông
Cầu


54

27

Bảng 3.27: Hiện trạng chăn nôi vùng hệ thống thủy lợi Sông Cầu (2008)

55

28

Bảng 3.28: Xác định nhu cầu nước cho chăn nuôi

56

29

Bảng 3.29: Các thành phần kế toán nước trong HTTL Sông Cầu

56

30

Bảng 3.30 : Các chỉ số tiêu hao của hệ thống thủy lợi Sông Cầu

63

31

Bảng 3.31 : Các chỉ số hữu ích của hệ thống thủy lợi Sông Cầu


65

32

Bảng 3.32: Tổng giá trị của sản xuất nông nghiệp SGVP năm 2008

66


33

Bảng 3.33: Chỉ số hiệu suất nước của hệ thống thủy lợi Sông Cầu

67

34

Bảng 3.34: Chỉ số hiệu suất nước ở lưu vực Bhakra của Ấn Độ

71

35

Bảng 3.35: Chỉ số hiệu suất nước ở tiểu lưu vực Christian của Pakistan

71

36

Bảng 3.36: Chỉ số hiệu suất nước ở tiểu lưu vực Kirindi Oya của SriLanka


71

37

Bảng 3.37: Chỉ số hiệu suất nước lưu vực sông Nile của Ai Cập

72

38

Bảng 3.38: Chỉ số hiệu suất nước ở Muda của Malaysia

72

39

Bảng 3.39: Chỉ số hiệu suất nước ở Alasehir của Thổ Nhĩ Kỳ

72

40

Bảng 3.40: Chỉ số hiệu suất nước ở lưu vực sông Hương của Việt Nam

72


-1-


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển thì nước không chỉ đơn thuần
dành cho tưới trong nông nghiệp mà nước còn đóng một vai trò quan trọng trong
các hoạt động khác của con người như giao thông thủy, cải tạo môi trường, du lịch,
thể thao.... lúc này tài nguyên nước luôn là mối quan tâm hàng đầu của các hộ dùng
nước. Các hoạt động kinh tế phát triển kéo theo việc gia tăng nhu cầu sử dụng nước,
trong khi tài nguyên nước lại có hạn thì vấn đề cấp thiết trên toàn thế giới là phải
biết cách dùng nước thật hiệu quả. Như vậy tất cả nguồn nước trong lưu vực đều
phải được phân định cho các sử dụng nước khác nhau. Điều quan trọng là cần phải
có một kế hoạch dùng nước thật hợp lý. Sự lãng phí và sử dụng không hữu ích phải
được xem xét cẩn thận để nhận biết được tiềm năng và cơ hội tiết kiệm nước.
Chúng ta cần phát triển và thực hiện hiệu quả việc phân phối nước và giải quyết
được những mâu thuẫn trong dùng nước.
Phương pháp kế toán nước đã được áp dụng ở một số nơi trên thế giới. Chẳng
hạn như phương pháp này đã được áp dụng thành công trong việc chỉ ra chiến lược
tăng năng suất nước trong các điều kiện khác nhau tại Nam Á, Hy Lạp. Ngoài ra,
phương pháp cũng được áp dụng một cách hữu ích trong việc nghiên cứu thiết lập
thể chế, quản lý và chính sách về nước trên lưu vực sông Fuyang ở Trung Quốc.
Như vậy, có thể khẳng định phương pháp kế toán nước là một công cụ hữu ích
trong việc đánh giá và nhận biết nước được sử dụng có hiệu quả thế nào cũng như
các hệ thống tưới được quản lý như thế nào. Bằng việc kể đến tất cả các hình thức
sử dụng nước trong lưu vực, phương pháp này cho thấy các mục tiêu được đặt ra có
đúng hay không, các cách mà chúng ta đang làm có hợp lý hay không. Đây là một
công cụ hữu ích trong việc thiết lập một quá trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước
trong lưu vực. Tuy nhiên công cụ này cần phải được áp dụng và mở rộng cho những
vùng khác nhau cả về không gian và thời gian. Từ đó vấn đề đặt ra là nghiên cứu
ứng dụng kế toán nước vào Việt Nam, nâng cao hiệu quả quản lý cho các hệ thống
thủy lợi.



-2-

2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu áp dụng và phát triển phương pháp kế toán nước trong đánh giá
hiệu quả tổng hợp của hệ thống công trình thủy lợi theo quan điểm sử dụng tổng
hợp tài nguyên nước.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận hệ thống: Tài nguyên nước trong hệ thống thủy lợi không chỉ sử
dụng cho tưới tiêu cây trồng mà còn sử dụng cho nhiều đối tượng dùng nước khác
nhau như bổ sung cho nước ngầm, cấp nước để bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự
nhiên, cấp nước cho sinh hoạt... Vì vậy, sử dụng phương pháp kế toán nước nhằm
phân tích sự tiêu hao nước, sử dụng nước và hiệu suất của nước sẽ phản ảnh đầy đủ
và toàn diện hơn tính đa mục tiêu của hệ thống thủy lợi hiện nay.
Tiếp cận có tính kế thừa: Nghiên cứu sẽ chọn lọc và tổng hợp các kết quả
nghiên cứu trong nước, ngoài nước về các nội dung có liên quan đến hiệu quả và
năng suất của hệ thống thủy lợi, để từ đó có thể nhận biết và đánh giá đúng phương
pháp Kế toán nước khi áp dụng vào thực tiễn nước ta có những điểm mạnh gì cần
phát huy và những điểm yếu gì cần khắc phục. Tiếp cận mang tính kế thừa sẽ cho
phép rút ngắn thời gian và chi phí của công việc điều tra, khảo sát, đồng thời kế
thừa được những thành tựu nghiên cứu có liên quan đến nội dung của đề tài.
Giống như hầu hết các nghiên cứu khoa học khác, đê tài sẽ kế thừa những kết
quả nghiên cứu có liên quan ở trong nước và trên thế giới, nhằm tiết kiệm chi phí
nghiên cứu và giảm thiểu thời gian nghiên cứu lập lại không cần thiết.
4. Kết quả dự kiến đạt được
- Đề xuất áp dụng phương pháp Kế toán nước cho hệ thống thủy lợi Sông Cầu
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thủy lợi và kiến nghị
áp dụng phương pháp Kế toán nước cho các hệ thống thủy lợi



-3-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề
Để đánh giá hiệu quả sử dụng nước trong việc tưới, đến nay có nhiều phương
pháp luận, kỹ thuật và công cụ cũng như phương thức. Các phương pháp này khá
hữu dụng trong đánh giá sự hoạt động của các hệ thống tưới. Tuy nhiên, vẫn còn
một số hạn chế khi áp dụng những phương pháp này.
Oad và Podmore (1989) đã định nghĩa một đại lượng, gọi là “cấp nước tương
đối”. Đại lượng này là tỷ số giữa lượng cấp (gồm lượng nước tưới cộng với lượng
mưa) và yêu cầu (gồm bốc thoát hơi nước cộng với lượng nước rò rỉ và thấm sâu)
để đánh giá xem mức độ nước tưới lúa được quản lý tốt như thế nào dưới các mức
cấp khác nhau.
Molden và Gates (1990) đã định nghĩa các mục tiêu hệ thống phân nước tưới,
gồm độ chính xác, hiệu quả, độ tin cậy và sự công bằng của việc phân nước và đã
phát triển các phương pháp đo sự hoạt động bằng các thuật ngữ cho phép phân tích
hiệu quả của các hệ thống phân nước tưới phục vụ các mục đích đánh giá, quy
hoạch và thiết kế. Các phương pháp này cung cấp một sự đánh giá định lượng
không chỉ sự hoạt động của toàn hệ thống mà còn đánh giá xem sự hoạt động này có
thể bị hạn chế bởi sự kém cỏi của công trình và hoặc của quản lý.
Sakthivadivel và đồng nghiệp (1993) đã thảo luận sự hữu ích và việc sử dụng
khái niệm “cấp nước tương đối – RWS” để đánh giá sự hoạt động của các hệ thống
tưới với sự đề cập đặc biệt đến các hệ thống tưới lúa. Về mặt khái niệm, khái niệm
này được định nghĩa là tỷ số giữa nước cấp với yêu cầu nước liên kết với các cây
trồng thực tế được sinh trưởng với các biện pháp canh tác thực tế được dùng và cho
một khu tưới thực tế.
Mặc dù những thuận lợi của khái niệm là tiện lợi cho phân tích và làm sáng tỏ
các khoảng thời gian và vị trí khác nhau, nhưng các giá trị RWS đối với các khoảng
thời gian dài hơn lại biểu lộ một vài sự mâu thuẫn. Đó là bởi vì khái niệm này

không xem xét sự trữ trên ruộng lúa trong mùa sinh trưởng của cây trồng.


-4-

Để khắc phục hạn chế này, khái niệm “Cấp nước tương đối luỹ tích – CRWS”
được giới thiệu. CRWS được định nghĩa là giá trị luỹ tích của phần nước cấp so với
yêu cầu được tính toán trong các khoảng thời gian ngắn (ví dụ tuần hoặc ngày) bắt
đầu từ một thời gian cụ thể trong mùa. Thuận lợi chính của CRWS so với RWS là
nó có thể được dùng để miêu tả sinh động tỷ lệ nước cấp với yêu cầu nước đầy ý
nghĩa cho cả mùa, trong khi đó RWS chỉ hữu dụng cho việc đánh giá tỷ lệ này cho
một giai đoạn cụ thể trong mùa.
Mặc dù có những thuận lợi như đã nói ở trên, nhưng những khái niệm này chỉ
có thể được dùng để đánh giá sự hoạt động của hệ thống tưới trong đó chỉ xem xét
đến nông nghiệp được tưới. Trong những trường hợp mà có nhiều loại hình sử dụng
nước khác như nước sinh hoạt và cây mọc hoang thì những khái niệm này bị hạn
chế.
Murray – Rust và Snellen (1993) đã định nghĩa sự hoạt động, mục đích, mục
tiêu và các chỉ số hoạt động của một hệ thống tưới và gợi ý một khung đánh giá sự
hoạt động và phán đoán dựa trên các định nghĩa này.
Có thể thấy rằng khung đánh giá và các chỉ số được gợi ý ở trên nhằm vào các
mục tiêu dự kiến đề ra và mức độ đạt được chúng trong quá trình hoạt động thực tế
của hệ thống tưới. Các chỉ số được nhận ra trong các loại hình khác nhau để chỉ ra
các khía cạnh đạt được từ sự hoạt động của hệ thống tưới theo một cách thực chi tiết
hơn. Phương thức này hữu ích cho việc đánh giá sự hoạt động ở mức độ hệ thống.
Tuy nhiên, có một số khó khăn. Chẳng hạn, những mục tiêu nào sẽ được lựa chọn
trong các quá trình đánh giá sự hoạt động của hệ thống cũng như những sự thay đổi
trong các mục tiêu sẽ dẫn tới việc cần phải xem xét lại. Hơn nữa, sự tiêu thụ nước
thực tế trong các hệ thống tưới không được chỉ ra một cách rõ ràng. Một số loại
hình sử dụng nước khác (từ thực vật tự nhiên trong khu tưới, từ các khu vườn, từ

sinh hoạt, công nghiệp, v.v.) không được kể đến trong cách đánh giá này. Vì vậy
hiệu quả sử dụng nước trong hệ thống tưới vẫn chưa được đánh giá đầy đủ hơn.
Bos (1997) tóm tắt các chỉ số hoạt động được dùng trong Chương trình nghiên
cứu về sự hoạt động tưới, trong đó có khoảng 40 chỉ số hoạt động đa nguyên tắc


-5-

được định lượng và khảo sát, dựa trên tập chỉ số hoạt động được Bos và đồng
nghiệp (1993) miêu tả. Các chỉ số này rất phù hợp cho sử dụng trong đánh giá sự
hoạt động tưới tiêu.
Các nghiên cứu trước đây và các chỉ số hiệu quả sử dụng nước được định
nghĩa vẫn quan tâm đến hiệu quả sử dụng nước liên quan đến các yếu tố dòng chảy,
đất và năng suất/sản lượng cây trồng (trong đó chủ yếu đề cập đến khả năng đáp
ứng tiêu chuẩn và mục tiêu đặt ra). Các chỉ số này khá có ý nghĩa đối với những
người quản lý hệ thống tưới - những người quan tâm đến việc vận hành hệ thống
hàng ngày. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây chưa chú trọng vào mối liên
quan giữa nước, đất và giá trị đầu ra. Thực chất mà nói, đối với một hệ thống tưới,
hiệu quả sử dụng nước của nó phải được đánh giá ở khía cạnh giá trị kinh tế cho
một đơn vị nước và vấn đề này đã được R.Sakthivadivel và đồng nghiệp (1999)
nghiên cứu.
1.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của hệ thống công trình thủy lợi
1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Có thể thấy rằng, các phương pháp trước chỉ có thể sử dụng để đánh giá hiệu
quả sử dụng nước tưới cho nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nước được cấp vào
một hệ thống tưới, nhất là những hệ thống tưới lớn, không chỉ có cây trồng sử dụng
mà nước còn được tiêu thụ bởi các loại sử dụng khác như bởi các loại cây lấy gỗ,
thực vật tự nhiên, cây trong vườn, v.v. và nước còn được sử dụng cho sinh hoạt
chăn nuôi, các hoạt động công nghiệp, thủy sản, v.v. Hơn nữa, nước tưới trong hệ
thống mà bị tổn thất không có nghĩa là nó mất đi mà nó có thể được tái sử dụng trên

những vùng khác trong hệ thống, hoặc là cho sự mở rộng canh tác hoặc cho các loại
hình sử dụng khác. Như vậy, nếu sử dụng những phương pháp mà chỉ phản ánh
được hiệu quả sử dụng nước đối với cây trồng được tưới thì kết quả sẽ không phản
ảnh được đầy đủ những hiệu ích mà nước tưới mang lại. Vì thế, khó có thể đánh giá
được tính năng sử dụng và hiệu suất của nước. Do đó, cần thiết phải xây dựng và
phát triển các phương pháp khác mà có thể đánh giá theo cách thức toàn diện và
chính xác hơn hiệu quả sử dụng nước.


-6-

Để giải quyết những vướng mắc đó, Molden.D (1997) đã phát triển một khung
khái niệm “Kế toán nước – Water Accounting” và cung cấp các thuật ngữ và
phương pháp chung để miêu tả tình trạng sử dụng nguồn nước và kết quả của các
hành động liên quan tới tài nguyên nước. Điều cực kỳ quan trọng trong khung này
là việc giới thiệu các định nghĩa kế toán nước, đặc biệt là các định nghĩa về các loại
tiêu hao nước và các chỉ số. Đây là cơ sở chủ yếu cho việc xây dựng và phát triển
phương pháp luận về kế toán nước - một phương pháp xem xét đến tất cả các hộ
dùng nước. Phương thức cơ bản mà phương pháp này dựa vào là phương pháp cân
bằng nước. Phương pháp này có thể được áp dụng để phân tích sử dụng nước ở 3
mức độ khác nhau: Vĩ mô (lưu vực, tiểu lưu vực), vừa (khu tưới, khu cấp nước dân
sinh), hoặc vi mô (một khu ruộng, một hộ gia đình,...). Phương pháp này giúp chúng
ta hiểu biết hơn về các loại hình sử dụng nước hiện tại, giúp cải thiện kênh liên lạc
trong các nhà chuyên môn với các nhà phi chuyên môn và cải thiện cơ sở cho sự
phân phối nước giữa các loại hình sử dụng. Một tác dụng quan trọng nữa đó là
thông qua kết quả kế toán nước, có thể nhận ra những cơ hội cho tiết kiệm nước và
gia tăng hiệu suất nước.
Sau khi Phương pháp kế toán nước ra đời, nó đã được ứng dụng ngày càng
rộng rãi trên thế giới nói chung và khu vực châu Á nói riêng và trên các mức độ
phân tích khác nhau. Áp dụng phương pháp kế toán nước để quản lý tài nguyên

nước của tiểu bang Victoria ở Úc, đã thúc đẩy sự phát triển hệ thống kế toán nước
cho toàn lãnh thổ nước Úc, một trong những mục tiêu của hệ thống là đưa ra chiến
lược quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước quốc gia đến năm 2050, thông qua
các kịch bản về sự hạn hẹp nguồn tài nhiên nước do biến đổi khí hậu toàn cầu gây
nên.
1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, nghiên cứu về hiệu quả sử dụng nước còn ít. Nghiên cứu gần đây
nhất (năm 2005) là nghiên cứu của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Quảng và Phó
Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Doãn Tuấn thực hiện. Nghiên cứu đã đưa ra phương pháp
phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy lợi dựa trên 29 chỉ số


-7-

đánh giá có liên quan đến năng suất cây trồng, nước, đất và năng suất lao động,
nguồn nước cấp, kinh tế, môi trường, cơ sở hạ tầng và các cấp quản lý thủy lợi
chính thức và cộng đồng. Mặc dù phương pháp này đã đề cập đến nhiều khía cạnh
ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thủy lợi nhưng nó vẫn chủ yếu là so sánh
hiệu quả hoạt động thực tế với mục tiêu đặt ra cho hệ thống và vì vậy nó chỉ có ý
nghĩa nhiều đối với những người quản lý vận hành hệ thống mà không có ý nghĩa
nhiều đối với những nhà quản lý và lập chính sách dài hạn và có tính chiến lược.
Giáo sư Bùi Hiếu và Trần Quốc Lập (năm 2005) đã thực hiện một nghiên cứu
về “Công trình thủy lợi phục vụ phát triển các ngành kinh tế khác nông nghiệp của
các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam”. Nghiên cứu tập trung vào đánh giá
hiệu quả các công trình thủy lợi phục vụ các ngành kinh tế như thủy sản, sinh hoạt,
công nghiệp, phát điện, giao thông và lâm nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu mới dừng
lại ở mức điều tra khảo sát và đánh giá thực trạng của các hệ thống thủy lợi phục vụ
đa mục tiêu.
Cho đến nay, nghiên cứu áp dụng về kế toán nước cho quản lý tài nguyên
nước ở Việt Nam hầu như mới được bắt đầu. Trong đề tài nghiên cứu quy hoạch lưu

vực sông Hương có sự tham gia của tổ chức JICA Nhật Bản, phương pháp kế toán
nước cũng đã được áp dụng. Tuy nhiên, do những khái niệm và nhiều thành phần
trong kế toán nước là hết sức mới mẻ và ước tính nên các kết quả nghiên cứu mới
chỉ dừng ở mức độ tham khảo. Thông qua kết quả nghiên cứu này các nhà hoạt
động chuyên môn của Việt Nam cũng đã bắt đầu quan tâm hơn đến khái niệm và
định lượng về dòng chảy môi trường của lưu vực, những xung đột tiềm năng trong
quản lý khai thác tổng hợp lưu vực sông ở những thời điểm bất lợi của lưu vực.
1.2.3. Những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết của hệ thống thủy lợi
Do sự gia tăng dân số và tài nguyên nước giới hạn, cần phải tăng cường quản
lý tài nguyên nước tốt hơn. Điều này đặc biệt đúng khi tất cả hoặc gần như tất cả tài
nguyên nước trong lưu vực được phân phối cho các sự sử dụng khác nhau. Các
chiến lược phù hợp để đạt được hiệu quả cao hơn mà vẫn duy trì và cải thiện môi
trường phải được thiết lập. Sự lãng phí và sử dụng không hữu ích cần phải được


-8-

xem xét cẩn thận để nhận ra những tiềm năng tiết kiệm nước. Những phương pháp
phân phối nước hiệu quả mà giảm thiểu và giúp giải quyết các xung đột phải được
xây dựng và thực hiện. Để hỗ trợ việc hoàn thành những nhiệm vụ này, các phương
pháp đã được cải tiến để giải thích cho sự sử dụng tài nguyên nước và hiệu suất sử
dụng.
Do phạm vi và các loại sử dụng nước khác nhau rất lớn, việc trao đổi các
thông tin về nước giữa các nhà chuyên môn và không chuyên môn về nước là khá
khó khăn. Những quyết định chính sách thường được thực hiện mà thiếu sự hiểu
biết rõ ràng về những hậu quả lên tất cả những hộ sử dụng nước. Vì sự cạnh tranh
về tài nguyên nước gia tăng, việc truyền đạt một cách rõ ràng rằng nước sẽ được sử
dụng như thế nào và sự phát triển tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng đến các loại hình
sử dụng nước hiện tại như thế nào, càng ngày càng trở nên quan trọng.
Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển thì nước không chỉ đơn thuần

dành cho tưới trong nông nghiệp mà nước còn đóng một vai trò quan trọng trong
các hoạt động khác của con người như giao thông thủy, cải tạo môi trường, du lịch,
thể thao.... lúc này tài nguyên nước luôn là mối quan tâm hàng đầu của các hộ dùng
nước. Các hoạt động kinh tế phát triển kéo theo việc gia tăng nhu cầu sử dụng nước,
trong khi tài nguyên nước lại có hạn thì vấn đề cấp thiết trên toàn thế giới là phải
biết cách dùng nước thật hiệu quả. Như vậy tất cả nguồn nước trong lưu vực đều
phải được phân định cho các sử dụng nước khác nhau. Điều quan trọng là cần phải
có một kế hoạch dùng nước thật hợp lý. Sự lãng phí và sử dụng không hữu ích phải
được xem xét cẩn thận để nhận biết được tiềm năng và cơ hội tiết kiệm nước.
Chúng ta cần phát triển và thực hiện hiệu quả việc phân phối nước và giải quyết
được những mâu thuẫn trong dùng nước.
Phương pháp kế toán nước đã được áp dụng ở một số nơi trên thế giới. Chẳng
hạn như phương pháp này đã được áp dụng thành công trong việc chỉ ra chiến lược
tăng năng suất nước trong các điều kiện khác nhau tại Nam Á, Hy Lạp. Ngoài ra,
phương pháp cũng được áp dụng một cách hữu ích trong việc nghiên cứu thiết lập
thể chế, quản lý và chính sách về nước trên lưu vực sông Fuyang ở Trung Quốc.


-9-

Như vậy, có thể khẳng định phương pháp kế toán nước là một công cụ hữu ích
trong việc đánh giá và nhận biết nước được sử dụng có hiệu quả thế nào cũng như
các hệ thống tưới được quản lý như thế nào. Bằng việc kể đến tất cả các hình thức
sử dụng nước trong lưu vực, phương pháp này cho thấy các mục tiêu được đặt ra có
đúng hay không, các cách mà chúng ta đang làm có hợp lý hay không. Đây là một
công cụ hữu ích trong việc thiết lập một quá trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước
trong lưu vực. Tuy nhiên công cụ này cần phải được áp dụng và mở rộng cho những
vùng khác nhau cả về không gian và thời gian.



- 10 -

CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chọn phương pháp đánh giá hiệu quả của công tác quản lý tổng hợp tài
nguyên nước trong hệ thống công trình thủy lợi bằng phương pháp kế toán nước là
đối tượng nghiên cứu.
Kế toán nước là một phương pháp đang được áp dụng ngày càng rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nước của hệ thống đang
ngày một tăng, sử dụng nước trong hệ thống thủy lợi ngày một phong phú và ngày
càng phức tạp thì kế toán nước được xen như là một công cụ đánh giá tốt hiệu quả
của công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước của hệ thống thủy lợi nhờ 3 loại chỉ
số kế toán nước như: Chỉ số vật lý của hệ thống, Chỉ số sử dụng nước hữu ích và
Chỉ số hiệu suất nước trong hệ thống.
2.1.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu
Trong nghiên cứu áp dụng, đề tài chọn hệ thống thủy lợi Sông Cầu là đối
tượng để áp dụng thử phương pháp kế toán nước. Hiện trạng quản lý của hệ thống
phản đúng thực trạng của hầu hết các công trình thủy lợi hiện nay là đánh giá hiệu
quả tưới mới chỉ dựa theo quan điểm cấp nước và khả năng hoàn thành mục tiêu là
chính. Các thành phần sử dụng nước ngoài nông nghiệp của hệ thống có nhu cầu
ngày càng tăng, ngày càng tạo ra sức ép lớn đối với hệ thống do tính hiệu quả kinh
tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, sự can thiệp trở lại trong quản lý hệ thống của
các thành phần dùng nước này chưa được nghiên cứu và tìm hiểu một cách thích
đáng.


- 11 -


Hình 2.1: Bản đồ hệ thống thủy lợi Sông Cầu
Hệ thống thủy lợi sông Cầu do người Pháp xây dựng năm 1922 hoàn thành
năm 1936. Lưu vực của hệ thống gồm các huyện: Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa,
một số xã phía nam sông Thương của thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang và 9 xã
ven kênh tưới chính của huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Hệ thống thủy lợi sông
Cầu là một trong 6 khu tưới đồng thời cũng là một trong 9 khu tiêu thuộc lưu vực
sông Cầu. Đến thời điểm hiện nay, hệ thống thủy lợi sông Cầu có nhiệm vụ tưới cho


- 12 -

52.520 ha đất canh tác (trong đó kênh tưới tự chảy 28.000 ha, các trạm bơm lấy
nước sông Cầu 12.190 ha, các trạm bơm cục bộ địa phương quản lý 9.409 ha và các
hồ đập nhỏ là 2.921 ha), đồng thời vừa có nhiệm vụ tiêu cho diện tích lưu vực là
71.060 ha ( trong đó tiêu cho huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên 14.843 ha, các
huyện của tỉnh Bắc Giang là 56.217 ha).
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu áp dụng thử phương pháp kế toán nước cho hệ thống
thủy lợi Sông Cầu là thời kỳ mùa khô năm 2008 (từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 5
năm 2008). Đây là thời kỳ quản lý nước căng thẳng và công tác quản lý tốt sẽ đem
lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường cao của hệ thống trong năm.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính như sau:
1. Nghiên cứu tổng quan những phương pháp đánh giá hiệu quả của các công
trình thủy lợi sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở trong nước và ngoài nước.
2. Nghiên cứu cơ sở lý luận và điều kiện áp dụng của phương pháp Kế toán
nước trong đánh giá hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi sử dụng tổng hợp tài
nguyên nước.
3. Đề xuất áp dụng thử phương pháp Kế toán nước cho hệ thống thủy lợi Sông
Cầu

4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thủy lợi và kiến nghị
áp dụng phương pháp Kế toán nước cho các hệ thống thủy lợi
2.3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành điều tra khảo sát một số hệ thống thủy lợi và các phương pháp tính
toán, đánh giá hiệu quả của hệ thống hiện hành.
Tổng hợp và phân tích các phương pháp nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các
hệ thống thủy lợi hiện hành trên thế giới và trong khu vực.
Áp dụng thử nghiệm cho một hệ thống thủy lợi
Đánh giá các thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phương pháp hiện đại và tiên


- 13 -

tiến vào thực tiễn của nước ta.
2.3.2. Kỹ thuật sử dụng
Dịch tài liệu về các phương pháp đánh giá hiệu quả của hệ thống công trình
thủy lợi đang áp dụng trên thế giới và trong khu vực.
So sánh đối chiếu với phương pháp đang áp dụng ở Việt Nam để chỉ ra các ưu
nhược điểm, các khó khăn và thách thức cần sớm được nghiên cứu áp dụng phương
pháp kế toán nước


- 14 -

CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NƯỚC
TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỔNG HỢP
CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG CẦU
3.1. Tổng quan các phương pháp đánh giá hiệu quả các công trình thủy lợi

Phần trên đã trình bày các giai đoạn, và các chỉ tiêu được sử dụng trong đánh
giá hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi. Một cách tương đối có thể đưa
ra các hình thức đánh giá hiện trạng của hệ thống thông qua các chỉ tiêu như sau:
3.1.1. Hiệu quả kinh điển
Hiệu quả kinh điển (CE) có thể được định nghĩa như sau:
CE = NET/ DIV

(3.1)

Trong đó:
- NET: Lượng bốc hơi thực tế (Eta) trừ đi lượng mưa hữu ích (Pe)
- DIV: Lượng nước bị tiêu hao từ nước mặt hoặc nước ngầm để đạt được bốc
thoát hơi thực tế.
Như vậy, trong lý thuyết về hiệu quả kinh điển lượng nước không được dùng
để đáp ứng lượng bốc hơi thực tế (NET) bị coi là lãng phí hoặc thất thoát. Vì thế,
hiệu quả (CE) không được xem là bản chất của hệ thống thủy lợi. Trong thực tế, hầu
hết lượng nước thất thoát này được giữ lại và tái sử dụng trong hệ thống. Hiệu quả
kinh điển bỏ qua lượng nước tái sử đụng, do đó hiệu quả bị đánh giá thấp. Điều này
có thể dẫn đến những thiếu sót nguy hiểm trong quản lý tài nguyên nước quý giá.
3.1.2. Hiệu quả thực tế
Hiệu quả thực tế (EE) được định nghĩa là:
EE = NET/ [ I – O (R) ]
Trong đó:
NET = Eta – Pe
I : Dòng chảy tại điểm đến của khu tưới
O : Dòng chảy thoát ra khỏi khu tưới

(3.2)



- 15 -

O = I – (NET + Enb)
Enb : Lượng bốc hơi không hữu ich
R : Phần trăm của dòng chảy ra có thể sử dụng được
Hiệu quả thực tế (EE) có thể áp dụng được với bất kỳ mức sử dụng nước nào
và giải thích việc tái sử dụng nước và nước hồi quy. Tuy nhiên, vì chỉ quan tâm đến
lượng nước mưa hiệu quả và sự khác nhau giữa tổng lượng mưa và lượng mưa hiệu
quả không được xem xét đến. Điều này có thể gây ra các vấn đề đối với cân bằng
nước của hệ thống.
Dòng chảy hồi quy của nước tưới làm tăng hiệu quả của sử dụng nước. Nước
tưới tiêu chảy trở lại lòng dẫn trên bề mặt hay nước dưới đất có thể giữ lại và tái sử
dụng như một nguồn cung cấp phụ. Lượng nước này không bị mất đi hoặc lãng phí
về mặt vật chất, nó tiếp tục được tái sử dụng trong phạm vi hệ thống cho tới khi nó
trở nên quá ô nhiễm và phải xả vào khu để xử lý.
Qua khảo sát sơ bộ công tác quản lý hệ thống công trình thủy lợi ở Công ty
khai thác công trình thủy lợi Liễn sơn và Công ty khai thác công trình thủy lợi Tam
Đảo tỉnh Vĩnh Phúc; Công ty khai thác công trình thủy lợi Nam Yên Dũng tỉnh Bắc
Giang và Công ty khai thác công trình thủy lợi Sông Cầu đều cho thấy, hiệu quả của
hệ thống thủy lợi đều được đánh giá theo hiệu quả kinh điển và theo thực tiễn.
Nhiều chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của hệ thống được tính toán và phân tích như:
diện tích thực tưới/ diện tích đảm nhận (thiết kế) theo vụ và theo năm của hệ thống;
Năng suất và sản lượng nông nghiệp trong của hệ thống; các chi phí của hệ thống
… Hiệu quả tưới thường chỉ theo quan điểm cấp nước và đáp ứng mục tiêu đặt ra là
chính, nghĩa là đề cập đến khả năng đáp ứng nước thực tế so với mục tiêu đặt ra.
Những khía cạnh này thường là khả năng sử dụng nước của hệ thống (được diễn tả
thông qua hệ số sử dụng nước hệ thống η) và mức độ tưới thực tế so với thiết kế.
Hệ số sử dụng nước của hệ thống (η ht ) có thể được diễn tả theo công thức
R


R

sau:
η ht = V h /V đm
R

R

R

R

Trong đó:

R

R

(3.3)


- 16 -

- V h là lượng nước tiêu hao của cây trồng
R

R

- V đm là lượng nước lấy vào đầu hệ thống.
R


R

Hệ số sử dụng nước của hệ thống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau,
nhưng tóm lại có thể chia thành 3 loại hệ số là hệ số chuyển nước, hệ số phân phối
nước và hệ số sử dụng nước tại mặt ruộng. Đối với hệ thống thủy lợi Sông Cầu với
mức độ kiên cố hoá kênh mương khá cao, hệ số sử dụng nước trung bình của hệ
thống khoảng từ 0,65 – 0,70. Đối với các hệ thống thủy lợi của tỉnh Vĩnh Phúc hệ số
sử dụng nước trung bình của hệ thống đạt gần bằng hệ thống thủy lợi Sông Cầu, còn
ở tỉnh Bắc Giang hệ số sử dụng nước trung bình của các hệ thống thủy lợi thường
chỉ đạt 0,5 – 0,6.
Để đánh giá mức độ thực hiện của hệ thống tưới, thường sử dụng các chỉ tiêu
sau:
- Tỷ lệ hoàn thành diện tích tưới (BIR s ):
R

BIR5 =

R

Aa
100%
Aip

(3.4)

Trong đó:
A ip là diện tích tưới thiết kế của hệ thống.
R


R

A a là diện tích tưới thực tế.
R

R

- Tỷ lệ hoàn thành tưới theo thiết kế
BIR4 =

Wia
100%
Wipd

(3.5)

Trong đó:
W ia là lượng nước được cung cấp thực tế.
R

R

R

Wipd

R

là lượng nước cần cấp theo thiết kế.


Ngoài ra, hiện nay, sự hoạt động của một hệ thống tưới còn được đánh giá
thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án tưới. Các chỉ tiêu phổ biến là giá
trị thu nhập ròng (NPV), hệ số nội hoàn (IRR), chỉ số lợi ích/chi phí (B/C), thời gian
hoàn vốn và độ nhạy của dự án.
Mức độ hoạt động của hệ thống thủy lợi Sông Cầu, năm 2004 được đánh giá


- 17 -

thông qua mức độ đạt được của diện tích tưới thực tế so với thiết kế (chỉ tiêu tỷ lệ
hoàn thành diện tích tưới – BIRs).
Đối với hệ thống thủy lợi Sông Cầu, theo số liệu báo cáo năm 2009 của công
ty khai thác công trình thủy lợi Sông Cầu
Bảng 3.1: Số liệu báo cáo hiện trạng tưới của hệ thống thủy lợi Sông Cầu
TT

1
2
3
a.

Tên công trình

Số công

Số

Số máy

Diện tích


Diện tích

trình

máy

tưới

thiết kế (ha)

thực tế (ha)

Toàn bộ vùng tưới

52.520

29.826

Hạ Thác Huống

28.000

13.406

Trạm bơm do CT

12

74


49

12.190

6.510

229

178

178

12.330

9.910

125

178

178

9.409

7.695

H. Hiệp Hòa

40


40

3.350

2.321

H. Tân Yên

52

52

1.347

1.294

H. Việt Yên

72

72

3.743

3.293

Tp. Bắc Giang

10


10

723

541

4

4

246

246

2.921

2.215

(1.497)

(1.497)

quản lý
Khu cuối Thác Huống
Trạm bơm địa phương
quản lý

Huyện Phú Bình (TN)
b.


Hồ đập nhỏ

174

(Trong đó có huyện Phú
Bình)

(127)

( Nguồn: Báo cáo năm 2009 của công ty KTCT TL Sông Cầu)


- 18 -

+ Diện tích tưới thiết kế: 52.520 ha.
+ Diện tích tưới thực tế: 29.826 ha.
Như vậy, BIR5 =

Aa
29.826
100% =
*100% = 56,79%
Aip
52.520

Đặc biệt trong những năm gần đây, một số hệ thống thủy lợi đã mở rộng đối
tượng phục vụ cho các nhu cầu dùng nước khác như sinh hoạt, chăn nuôi, thủy sản,
công nghiệp, du lịch, môi trường… Các chỉ tiêu này vẫn mang tính liệt kê, báo cáo
như các quy định từ nhiều năm nay. Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng hợp tài nguyên

nước của hệ thống nhiều khi có tính ước lệ, việc quản lý hệ thống thường bị động và
chịu chi phối bởi hệ thống chỉ đạo từ trên xuống. Hiện tại và trong tương lai việc
quản lý khai thác hệ thống khó có thể tránh khỏi những sung đột giữa các nhu cầu
dùng nước và ngày càng tăng của xã hội.
3.1.3. Kế toán nước
1. Khái niệm
Kế toán nước bao gồm sự phân loại các hợp phần cân bằng nước trong các loại
sử dụng nước (tiêu hao) để phản ảnh kết quả can thiệp của con người vào chu trình
thủy lực, thủy văn học.
Kế toán nước sẽ vạch rõ giới hạn trên cho việc sử dụng tài nguyên nước của
hệ thống hay lưu vực. Phương pháp kế toán nước đã được sử dụng thành công trong
các vấn đề nghiên cứu sử dụng nước nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất nước trong
các quy mô : hệ thống, lưu vực và mức độ cánh đồng.
2. Một số kết quả áp dụng phương pháp kế toán nước
a. Hệ thống kế toán nước cho chiến lược quản lý nguồn nước của Úc
Hệ thống kế toán nước ở Úc được phát triển như là một công cụ sáng kiến mới
cho chiến lược quản lý nguồn nước dài hạn. Hệ thống kết hợp cả việc sử dụng nước
phân chia và nước sẵn có, cung cấp cơ sở dữ liệu lịch sử toàn diện và nhất quán, có
thể kết hợp mô hình dữ liệu đầu ra về thủy văn và khí hậu để khám phá những kịch
bản. Nó đã được thiết lập và thử nghiệm tại bang Victoria của Úc và có thể mở rộng
ra để bao gồm những vùng khác hoặc tất cả các vùng của Úc.


- 19 -

Hệ thống này được thực hiện nhờ sử dụng các mô hình động lực học cho các
kho chứa nước và dòng chảy. Hiện tại tận dụng lưu vực sông là đơn vị không gian
chính và các bước theo thời gian là từng năm. Mặc dù hệ thống này có những đặc
điểm chung với động lực học hệ thống, việc nghiên cứu được tăng cường và chiến
lược quản lý nguồn nước được cải thiện bằng việc áp dụng cách tiếp cận thiết kế và

kết cấu của hệ thống. Khi so sánh hệ thống kế toán nước và các hệ thống kế toán
phù hợp khác và vạch ra những lợi ích của nó, đặc biệt là tiềm năng giải quyết sức
ép giữa nguồn cấp nước và nhu cầu nước, quản lý tổng hợp được hỗ trợ bằng việc
kết hợp với các cơ cấu chứa nước và các dòng chảy khác khi các cơ cấu cung cấp
dữ liệu về những động lực thiết yếu như nhân khẩu học, sử dụng đất và sản xuất
điện được cung cấp cho từng kịch bản.
Quản lý nguồn nước trên suốt những vùng rộng lớn của Úc đã trở thành một
thách thức lớn trong những năm gần đây. Những đợt hạn lớn xuất hiện trong vài
năm ở miền đông Úc, từ trung tâm Queensland đến Victoria và có sự giảm rõ rệt ở
tây nam Úc. Những điều kiện này đã tác động đến sản xuất nông nghiệp và cũng tác
động đáng kể đến an ninh nước của những vùng đô thị chính của Úc nơi hầu hết
người Úc sinh sống. Những quy định giới hạn nước được đưa ra gần đây ở tất cả
những thành phố thủ đô (Brisbane, Sydney và Melbourne) và một số lượng dự trữ
chính đã giảm xuống tới mức chỉ có thể hỗ trợ các thành phố trong một năm nữa
nếu không có mưa.
Hệ thống kế toán nước được thực hiện ở Úc, đã sử dụng cơ cấu trữ nước và
dòng chảy tự nhiên để đề cập đến những vấn đề về khả năng phân tích chiến lược
dài hạn nhằm hỗ trợ việc ra quyết định. Nó đề cập đến những vấn đề liên quan đến
hệ thống nước tự nhiên và nhân tạo, nhu cầu nước và những điều này liên hệ với
những phần còn lại của hoạt động kinh tế ở Victoria. Hệ thống kế toán nước kết hợp
một cách hiệu quả dữ liệu từ kế toán nước tình (của Hội đồng nước quốc gia và Cục
thống kê Úc) cũng như những dữ liệu lịch sử khác trong vòng vài thập kỷ trước.
Thêm vào đó, hệ thống kế toán nước cung cấp giá trị lớn hơn bằng việc cho
phép tạo và phân tích những kịch bản định lượng tương lai của hệ thống nước (đến


- 20 -

2050 và hơn nữa). Một số nội dung của hệ thống kế toán nước có thể và đã được
ứng dụng bao gồm:

- Tác động của biến đổi khí hậu có thể được khám phá thông qua tập hợp bộ
biến ngoại sinh sử dụng dữ liệu đầu ra mô hình khí hậu.
- Hệ quả vật lý của việc phân phối khác nhau có thể được mô tả bằng những
mô hình kinh tế về phân chia nước
- An ninh nước ở những thành phố thủ đô và những vùng khác có thể được
hoàn toàn khám phá trong hệ thống kế toán nước, bao gồm những tương tác với hệ
thống năng lượng.
- Phạm vi địa lý của hệ thống kế toán nước có thể sẵn sàng được mở rộng ra
ngoài Victoria (lý tưởng nhất là trên toàn quốc gia) để phân tích những lựa chọn
quản lý giữa các bang hơn là sử dụng những dữ liệu đầu vào đối với những dòng
chảy vượt ranh giới.
b. Áp dụng kế toán nước cho sông Nile – Ai cập
Phương pháp kế toán nước đã được áp dụng cho hệ thống sông Nile của Ai
Cập trong thời gian một năm của sản xuất nông nghiệp từ 1993 đến 1994.
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Các thành phần kế toán nước của sông Nile – Ai Cập

Thành phần

STT

Tổng

Từng
phần

3

(km )
P


P

(km3)
P

A

Dòng chảy đến

I

Tổng lượng dòng chảy đến

56,2

lượng nước chảy đến từ đập Aswan

55,2

Lượng mưa

1,0

Nước dưới đất từ bên ngoài lưu vực

0,0

P



×