Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

“Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất một số chính sách phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Hòa Bình”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 147 trang )

LỜI CÁM ƠN
Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất một số
chính sách phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Hòa Bình”. Nội dung
chính là thông qua nghiên cứu mô hình điểm, trên cơ sở bài học kinh nghiệm trong
nước và trên thế giới cũng như thực tiễn phân cấp quản lý khai thác CTTL ở tỉnh
Hòa Bình, tác giả đã đề xuất ra một số chính sách phân cấp quản lý, khai thác
CTTL tỉnh Hòa Bình. Trong quá trình thực hiện luận văn tác đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm của các cá nhân và tập thể.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các Thầy Cô giáo phòng
Đào tạo Đại học và sau Đại học, Khoa kỹ thuật tài nguyên nước và các phòng ban
chức năng Trường Đại học Thủy lợi đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để tác
giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn các cán bộ Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy lợi tỉnh, Công
ty KTCTTL tỉnh Hòa Bình, Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy và HTX Đồng Tâm 1
- huyện Lạc Thủy - tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ trong thời gian tác giả
thực hiện luận văn.
Đặc biệt tác giả xin trân trọng biết ơn! PGS.TS. Hoàng Thái Đại “Trưởng bộ môn
Quản lý tài nguyên nước trường Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội”, là người tận tình
hướng dẫn tác giả hoàn thành bản Luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng xin cảm tạ tấm lòng của những người thân yêu trong gia đình đã đùm
bọc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu tại Trường Đại học Thủy lợi!
Hà Nội, tháng 3 năm 2011
Tác giả Luận văn
Võ Việt Đức
Luận văn Thạc sĩ


MỤC LỤC
Nội dung


TT

Chương 1.

Trang

MỞ ĐẦU

1

TỔNG QUAN VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ KHAI

6

THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1

Tổng quan về phân cấp quản lý công trình thủy lợi ở

6

nước ngoài
1.1.1

Phân cấp quản lý công trình thủy lợi

7

1.1.2


Phân cấp quản lý công trình thủy lợi ở Trung Quốc

8

1.1.3

Phân cấp quản lý công trình thủy lợi ở Nhật Bản

10

1.1.4

Một số bài học kinh nghiệm từ các mô hình phân cấp
quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi ở các nước trên

11

thế giới
1.2

Tổng quan về phân cấp quản lý khai thác công trình

12

thủy lợi ở Việt Nam
1.2.1

Khái quát về hiện trạng công trình thủy lợi

12


1.2.2

Hệ thống tổ chức quản lý công trình thủy lợi

14

1.3

Tổng quan về phân cấp quản lý công trình thủy lợi ở

19

tỉnh Hòa Bình
1.3.1

Khái quát hiện trạng quản lý hệ thống công trình thủy

19

lợi tỉnh Hòa Bình
1.3.2

Hiện trạng tổ chức quản lý khai thác CTTL ở tỉnh Hòa

23

Bình
1.3.3


Luận văn Thạc sĩ

Nhận xét chung về từng loại hình quản lý

28


Nội dung

TT
Chương 2.

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHÂN CẤP

Trang
30

QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
TỈNH HÒA BÌNH
2.1

Thực tiễn tổ chức quản lý nhà nước về thủy lợi ở Việt

30

Nam
2.1.1

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thủy lợi


30

2.1.2

Công tác quản lý nhà nước về khai thác công trình thủy

35

lợi
2.2

Cơ sở lý luận về phân cấp quản lý công trình thủy lợi

41

2.2.1

Một số khái niệm

42

2.2.2

Phân cấp quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai

42

thác công trình thủy lợi
2.3


Cơ sở pháp lý để thực hiện phân cấp quản lý khai thác

44

công trình thủy lợi
2.4

Cơ sở thực tiễn phân cấp quản lý khai thác công trình

49

thủy lợi tỉnh Hòa Bình
2.4.1

Thực tiễn phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lơi

49

ở tỉnh Hòa Bình
2.4.2

Thực tiễn phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lơi

59

ở huyện Lạc Thủy tỉnh Thái Bình
2.4.2.1

Hiện trạng quản lý hệ thống công trình thủy lợi huyện


59

Lạc Thủy
2.4.2.2

Hiện trạng tổ chức quản lý khai thác CTTL ở huyện Lạc

60

Thủy
2.4.2.3
Luận văn Thạc sĩ

Các tồn tại cần khắc phục

61


Nội dung

Trang

Thực tiễn thực hiện mô hình quản lý công trình thủy lợi

63

TT
2.4.3

của HTXNN Đông Tâm 1

2.4.3.1

Giới thiệu Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đồng Tâm 1

63

2.4.3.2

Kết quả thực hiện chuyển giao ngược công trình thuỷ

64

lợi
2..3.3.3

Hoạt động của HTXNN sau khi chuyển giao các CTTL

65

về Công ty
2.4.4

Một số kiến nghị của các địa phương

69

Chương 3.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÂN CẤP


73

QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
TỈNH HÒA BÌNH
3.1

Đề xuất chính sách phân cấp quản lý nhà nước về khai

73

thác công trình thuỷ lợi tỉnh Hòa Bình
3.1.1

Nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cơ quan

73

chính quyền địa phương các cấp
3.1.2

Tiêu chí phân cấp

78

3.1.3

Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà

78


nước các cấp đối với công trình được phân cấp quản lý
3.2

Đề xuất một số chính sách phân cấp quản lý khai thác

80

công trình thuỷ lợi tỉnh Hòa Bình
3.2.1

Nguyên tắc phân cấp quản lý khai thác công trình thủy

80

lợi
3.2.2

Các tổ chức quản lý khai thác CTTL

82

3.2.3

Phân cấp quản lý khai thác hệ thống thuỷ lợi

83

3.2.4

Một số vấn đề lưu ý khi phân cấp quản lý, khai thác


84

Luận văn Thạc sĩ


Nội dung

TT

Trang

CTTL
3.2.5

Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp quản lý

85

khai thác CTTL
3.3

Các giải pháp hỗ trợ việc phân cấp trong quản lý khai

94

thác công trình thuỷ lợi tỉnh Hòa Bình
3.3.1

Về xây dựng đề án phân cấp


94

3.2.2

Công tác tổ chức

95

3.2.3

Giải pháp nâng cấp công trình trước khi thực hiện phân

97

cấp
3.2.4

Giải pháp nhân lực dôi dư do bàn giao tại Công ty

98

KTTL
3.2.5

Giải pháp chính sách tài chính

99

3.3


Đề xuất phương án mở rộng mô hình phân cấp cho các

101

đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi
3.3.1

Nguyên tắc phân cấp

102

3.3.2

Đề xuất mô hình khung đối với tổ chức quản lý thủy

103

nông cơ sở tại tỉnh Hòa Bình
Kết luận và kiến nghị

108

Tài liệu tham khảo

111

Phụ lục

Luận văn Thạc sĩ



DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Nội dung bảng

Bảng 1.1

Đặc điểm về sự phân cấp quản lý ở Mỹ, Colombia và Sri

Trang
7

Lanka
Bảng 1.2

Hồ chứa và diện tích tưới đảm nhiệm

13

Bảng 1.3

Tổng hợp doanh nghiệp KTCTTL toàn quốc

16

Bảng 1.4


Tổng hợp số lượng các loại công trình trên toàn tỉnh

20

Bảng 1.5

Hiện trạng năng lực phục vụ tưới

26

Bảng 2.1

Các mô hình Phòng thực hiện QLNN về thuỷ lợi cấp

33

huyện
Bảng 2.2

Tiêu chí phân cấp quản lý thực tế ở tỉnh Hoà Bình

51

Bảng 2.3

Các công trình thực hiện chuyển giao

65

Bảng 3.1


Đề xuất tham khảo Khung khung mức đóng góp dịch vụ
thủy lợi hệ thống

Luận văn Thạc sĩ

100


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

TT

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ phân cấp quản lý thủy lợi điển hình ở Trung Quốc

Hình 1.2

Hệ thống tổ chức quản lý tưới ở Nhật Bản

10

Hình 1.3

Hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ở


15

9

nước ta
Hình 1.4

Bản đồ hệ thống thủy lợi tỉnh Hòa Bình

22

Hình 1.5

Sơ đồ tổng quát về tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi tỉnh

23

Hoà Bình
Hình 2.1

Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về thủy lợi ở nước ta

31

Hình 2.2

Sơ đồ mô hình tổ chức chung của các chi cục

31


Hình 2.3

Sơ đồ tổ chức công ty KTCTTL tỉnh Hoà Bình

49

Hình 2.4

Sơ đồ tổ chức HTXNN Đồng Tâm 1

64

Luận văn Thạc sĩ


CÁC TỪ VIẾT TẮT

PIM

Quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng
(Pariticipartory Irrigation Management)

IMT

Chuyển giao quản lý tưới
(Irrigation Management Transfer)

IMC


Công ty Thủy nông hoặc Công ty QLKTCTTL
(Irrigation Management Company)

IME

Xí nghiệp Thủy nông hoặc Xí nghiệp KTCTTL
(Irrigation Management Enterprise)

UBND xã

Uỷ ban Nhân dân xã

UBND huyện

Uỷ ban nhân dân huyện

GOV

Chính phủ Việt Nam

IDMC

Công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

BQL DA

Ban quản lý dự án

Bộ NN&PTNT


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Sở NN&PTNT

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

O&M

Vận hành và Duy tu bảo dưỡng

UBND

Uỷ ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

HDN

Hội dùng nước

Luận văn Thạc sĩ


HTXDN


Hợp tác xã dùng nước

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

TCHTDN

Tổ chức hợp tác dùng nước

IWMI

Viện quản lý nước quốc tế

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

TNCS

Thủy nông cơ sở

TLP

Thủy lợi phí


FAO

Tổ chức nông lương Quốc tế

KTCTTL

Khai thác công trình Thủy lợi

Luận văn Thạc sĩ


-1-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoà Bình là một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp với tổng diện tích tự nhiên là
466.253 ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp chỉ chiếm 14,32%
(66.759 ha). Các vùng sản xuất nông nghiệp được tạo bởi các lưu vực sông suối
thuộc 3 hệ thống sông chính: sông Bưởi (Tân Lạc, Lạc Sơn), sông Bôi (Kim Bôi,
Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ) và sông Đà. Mật độ lưới sông tuy phân bổ tương đối đều
khắp trên địa bàn của tỉnh nhưng do điều kiện địa hình, địa chất phức tạp, thảm phủ
thực vật kém dẫn đến khả năng điều tiết của lưu vực kém. Do đó, hàng năm thường
xảy ra lũ quét và úng ngập vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Cho đến nay,
trên phạm vi toàn tỉnh đã xây dựng được trên 1000 công trình thủy lợi kiên cố và
nhiều công trình phai đập tạm, bảo đảm tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và phát điện; tiêu
nước cho các khu dân cư đô thị và nông thôn, đã khắc phục được đáng kể tình trạng
úng, hạn, mở rộng diện tích gieo trồng, cải tạo đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng
suất cây trồng.

Trải qua quá trình phát triển sản xuất, từ những thập kỷ 60-80 với chủ trương nhà
nước và nhân dân cùng làm thuỷ lợi, hàng trăm tỷ đồng và hàng triệu ngày công đã
được đầu tư cho các công trình thuỷ lợi. Tính đến nay, trên toàn tỉnh Hoà Bình có
tổng số trên 1700 công trình, trong đó trên 800 công trình kiên cố và bán kiên cố,
còn lại là các công trình tạm. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả hoạt động của các
công trình thủy lợi là không cao, hiện nay chỉ có thể cấp nước tưới chủ động cho
khoảng 70% tổng diện tích lúa 2 vụ toàn tỉnh. Hầu như không có công trình nào từ
nhỏ đến lớn sau khi xây dựng đưa vào khai thác đáp ứng được mục tiêu theo thiết
kế, công trình bị xuống cấp nhiều. Vì vậy, những năm mưa ít, thời tiết thất thường
hạn hán vẫn thường xảy ra trên diện rộng (vụ xuân 1993 hạn trên 4000 ha, vụ xuân
1998 hạn trên 4000 ha) gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp.
Luận văn Thạc sĩ


-2-

Những kết quả này còn chưa tương xứng với đầu tư. Nguyên nhân một phần là do
“phần cứng” - công trình và chủ yếu là do “phần mềm”- cơ chế quản lý và hệ thống
tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi chưa phù hợp. Chính vì thế mà hệ
thống quản lý tưới cần được cải cách để nâng cao hiệu quả tưới, góp phần nâng cao
sản xuất nông nghiệp. Do vậy, cần phải tìm ra những thể chế, chính sách nhằm nâng
cao hiệu quả của các hệ thống tưới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra phát huy vai trò của
người dùng nước tham gia quản lý các công trình thủy lơi là yếu tố quan trọng để
nâng cao hiệu quả tưới.
Việc thành lập các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (CTTL) tỉnh Hòa
Bình còn phụ thuộc vào từng địa phương, phụ thuộc vào sự quan tâm của các cấp
chính quyền mà chưa có một hệ thống văn bản quy phạm khung quy định về định
hướng thống nhất về tổ chức của các cơ quan quản lý, khai thác CTTL. Thực trạng
sự phân công trách nhiệm vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình thuỷ lợi
của công ty cấp tỉnh, các xí nghiệp cấp huyện và các tổ chức hợp tác dùng nước

không rõ ràng, là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu quả quản lý thấp ở nhiều hệ
thống thuỷ lợi.
Nhà nước đã ban hành một số chính sách về công tác quản lý và khai thác công
trình thuỷ lợi, tuy nhiên các chính sách này còn chung chung, dẫn đến tình trạng
thực hiện không thống nhất, chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các tổ chức quản
lý khai thác CTTL. Việc phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phù hợp có
ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả quản lý tưới, tiêu. Do vậy việc nghiên
cứu đề xuất chính sách phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cần dựa trên
cách tiếp cận từ dưới lên và các cơ sở khoa học rõ ràng. Nghiên cứu đề xuất chính
sách phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cần dựa trên các bài học kinh
nghiệm thực tiễn ở các vùng miền để có nội dung, phương pháp nghiên cứu thích
hợp.
Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản lý khai thác công trình thủy lợi là cơ sở
khoa học cho việc đề xuất các chính sách về phân cấp quản lý khai thác công trình
thuỷ lợi để nâng cao hiệu quả quản lý các công trình thuỷ lợi.
Luận văn Thạc sĩ


-3-

Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2008/NĐ-CP quy định về miễn giảm thuỷ lợi
phí, quy định miễn thuỷ lợi phí đối với trường hợp sử dụng nước từ công trình thuỷ
lợi được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và cả trường hợp
công trình thuỷ lợi đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước. Chính
sách này quy định rõ các tổ chức được ngân sách cấp, sử dụng kinh phí cấp bù miễn
thuỷ lợi phí bao gồm cả các công ty Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL), các tổ
chức sự nghiệp và các tổ chức hợp tác dung nước (TCHTDN). Đây là chính sách
thuận lợi cho việc phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi.
Nhìn chung hiện nay hiệu quả hoạt đông của các công trình thuỷ lợi trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình là không cao chỉ đạt khoảng 65 - 75% so với thiết kế. Các công trình

thuỷ lợi không đáp ứng được nhu cầu dùng nước ngày càng tăng của các hộ dùng
nước và công trình bị xuống cấp nhanh chóng. Nguyên nhân một phần do hệ thống
quản lý khai thác công trình thuỷ lợi còn chưa phù hợp. Vì vậy để đảm bảo cấp đủ
chất và lượng nước cho các hộ dùng nước, giảm chi phí trong quản lý khai thác vận
hành công trình thuỷ lợi cần có thể chế chính sách hợp lý nâng cao hiệu quả các
công trình thuỷ lợi.
Từ những phân tích trên, đề tài được chọn trong luận văn nghiên cứu là “Nghiên
cứu cơ sở khoa học và đề xuất một số chính sách phân cấp quản lý khai thác
công trình thuỷ lợi tỉnh Hòa Bình ”.
2. Mục đích của đề tài
Mục tiêu chủ yếu của đề tài là:
• Nghiên cứu cơ sở khoa học về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy
lợi, bao gồm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về phân cấp quản
lý khai thác công trình thuỷ lợi.
• Nghiên cứu đề xuất chính sách về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy
lợi nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống quản lý để giúp các cơ
quan có thẩm quyền ban hành chính sách về phân cấp quản lý khai thác các
công trình thuỷ lợi, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý tưới tiêu.
Luận văn Thạc sĩ


-4-

3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a) Cách tiếp cận
Nghiên cứu các cơ sở khoa học cho việc phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ
lợi cần dựa trên cách tiếp cận từ dưới lên và các cơ sở khoa học rõ ràng, các văn bản
pháp lý hiện nay, kết hợp với cơ sở thực tiễn thực hiện phân cấp quản lý ở các vùng
miền để có nội dung, phương pháp nghiên cứu thích hợp ngoài ra cần xuất phát từ
những nguyên lý cơ bản trong việc xây dựng các mô hình tổ chức quản lý để đảm

bảo tính thống nhất trong quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi. Để các
chính sách có giá trị khoa học và thực tiễn cao cần phải thông qua các phương pháp
hội thảo, tập hợp ý kiến chuyên gia.
b) Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu thực địa: Điều tra, khảo sát thực địa tại các hệ thống điển
hình, phỏng vấn các cơ quan quản lý và các tổ chức hợp tác dùng nước.
- Phương pháp kế thừa các văn bản pháp lý hiện nay, tổng hợp phân tích cơ sở thực
tiễn để đề xuất chính sách phân cấp quản lý KTCTTL.
- Phương pháp thống kê: Phân tích tổng kết các kết quả nghiên cứu đã có, các số
liệu về hệ thống phân cấp quản lý KTCTTL.
- Phương pháp tập hợp ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia đầu
ngành, cán bộ có nhiều kinh nghiệm trực tiếp quản lý khai thác hệ thống công
trình thủy lợi.
4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu của đề tài đặt ra như trên, các nội dung nghiên cứu chủ
yếu đã được thực hiện như sau:
+ Tổng quan về thực trạng phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi
- Tổng quan về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam
+ Cơ sở khoa học phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
- Cơ sở lý luận về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi
Luận văn Thạc sĩ


-5-

- Cơ sở pháp lý về tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi
- Cơ sở thực tiễn phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Hòa Bình
+ Đề xuất một số chính sách phân cấp quản lý khai thác công trình Thủy lợi
tỉnh Hòa Bình

5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu áp dụng cho phạm vi tất cả các huyện trên toàn tỉnh Hòa Bình.
Để phù hợp với thời gian thực hiện đề tài, công tác điều tra, khảo sát thực địa đã
chọn huyện Lạc Thủy là huyện điển hình ở tỉnh Hòa Bình, trong huyện Lạc Thủy
chọn một Hợp tác xã điển hình để phân tích đánh giá.
6. Đóng góp mới của luận văn
Đề tài đã phân tích cơ sở khoa học và đề xuất một số chính sách phân cấp quản lý
khai thác công trình thủy lợi phù hợp cho tỉnh Hòa Bình, nhằm đảm bảo tính thống
nhất, đồng bộ khép kín và phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các tổ chức quản lý
để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phù hợp cho tỉnh Hòa
Bình. Các nội dung chính bao gồm:
- Chính sách phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
- Các biện pháp hỗ trợ việc phân cấp trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
- Đề xuất phương án mở rộng mô hình phân cấp cho các đơn vị khai thác công trình
thuỷ lợi

Luận văn Thạc sĩ


-6-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN PHÂN CẤP QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI
Phân tích tổng quan về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi là cần
thiết đối với một nghiên cứu khoa học để thấy được bức tranh tổng thể, quan điểm
và xu hướng thực hiện phân cấp quản lý ở các nước cũng như thực trạng tổ chức
quản lý khai thác công trình thủy lợi ở nước ta. Bài học kinh nghiệm phân cấp quản
lý ở nước ngoài cũng như thực tế điểm mạnh, điểm yếu về quản lý công trình thủy
lợi ở nước ta là các cơ sở cho việc đề xuất mô hình phân cấp quản lý khai thác công

trình thủy lợi. Chương này đề cập đến tổng quan phân cấp quản lý khai thác công
trình thủy lợi ở trên Thế giới và ở Việt nam.
1.1 Tổng quan về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi ở nước ngoài
Ở nhiều nước đang phát triển, sự phát triển thuỷ lợi phục vụ cho nông nghiệp và các
hộ dùng nước khác đã chuyển từ những công trình thuỷ lợi nhỏ do cộng đồng thôn
xóm tự xây dựng và quản lý ở những năm 1980 sang phát triển những công trình
thuỷ lợi lớn được xây dựng và quản lý bởi các cơ quan quản lý trung ương vào
những năm 1990. Theo tiến trình thời gian, những cơ quan trung ương ngày càng trở
nên xa rời với những người dùng nước. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hầu hết các công
trình thuỷ lợi do chính phủ quản lý ở các nước đang phát triển có hiệu quả tưới rất
thấp. Nguyên nhân cơ bản đối với hiệu quả thấp ở các công trình thuỷ lợi do nhà
nước quản lý ở phần lớn các công trình là do yếu tố thể chế hơn là yếu tố kỹ thuật.
Chính vì thế mà hệ thống quản lý tưới cần được cải cách để nâng cao hiệu quả tưới,
góp phần nâng cao sản xuất nông nghiệp.
Dịch vụ tưới liên quan đến các tổ chức khác nhau, như là công ty nhà nước, bán nhà
nước, các tổ chức dùng nước (TCDN) và những người dùng nước. Vì vậy nên các tổ
chức phải có sự phối hợp chặt chẽ thì việc quản lý công trình thuỷ lợi mới đạt được
hiệu quả cao. Huppert và các cộng sự (2001) đã khuyến nghị việc quản lý tưới hiệu
quả không chỉ đơn thuần là thiết kế một tổ chức quản lý thích hợp, mà cần phải tạo
Luận văn Thạc sĩ


-7-

nên một mô hình gồm nhiều tổ chức khác nhau, hoạt động và kết hợp với nhau trong
một khung thể chế phù hợp
1.1.1 Phân cấp quản lý công trình thủy lợi:
Việc cải cách hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý tưới để nâng cao hiệu quả quản lý
tưới của các công trình thuỷ lợi ở nhiều nước gắn liền với khái niệm chuyển giao
quản lý tưới (Irrigation management transfer, IMT). Sự chuyển giao này chủ yếu để

nhằm giảm bớt chi phí của chính phủ trong quản lý vận hành cũng như sự cần thiết
để tạo ra sự rõ ràng minh bạch cho những người sử dụng nước với mục tiêu là họ sẽ
có động cơ để tham gia quản lý các hệ thống tưới. Đi theo hướng này, các quốc gia
có các hành động và tên gọi khác nhau như "chuyển giao ở Indonexia và Philipin;
"tư nhân hóa" ở Bangladet; "tháo bỏ ràng buộc" ở Xenegan; "hệ thống trách nhiệm
công tác" ở Trung Quốc; "thương mại hóa" ở Nigienia; "tự quản lý" ở Ghine.
Virmillion (1997) đã phân tích khá chi tiết sự khác nhau của các yếu tố quản lý công
trình thủy lợi ở 3 mô hình điển hình ở Mỹ, Colombia và Sri-Lanca, đại diện cho 3
mô hình phân cấp toàn diện, phân cấp một phần và phân cấp rất ít. Các đặc điểm của
3 mô hình phân cấp quản lý này được trình bầy ở bảng dưới đây.
Bảng 1.1 Đặc điểm về sự phân cấp quản lý ở Mỹ, Colombia và Sri Lanka
Yếu tố

Columbia Basin, RUT,

Hakwatuna Oya,

Mỹ

Sri Lanka

Colombia

Quyền nước được quy Quyền nước, tư Không quy định Không quy định
định ở các HDN

cách pháp lý

quyền nước, năng quyền
lực hạn chế


Hợp đồng cung cấp Giữa chính phủ Không

nước,



cách pháp lý yếu
chính Không chính thức,

dịch vụ tưới hợp pháp và HDN, Người thống, Ban giám chính phủ không
dung nước thông đốc xác định dịch can thiệp
qua

Luận văn Thạc sĩ

kế

hoạch vụ cho người dùng


-8-

nước

O&M

Cân bằng giữa trách Cân bằng. Có Nhiều
nhiệm và quyền hạn


đầy đủ

trách Nhiều

trách

quyền nhiệm, ít quyền nhiệm, ít quyền

hạn, trách nhiệm hạn, có sự quy hạn,
quản lý tưới

định

của

chính

phủ

chính quy định chăt chẽ

phủ
Quản lý tổng hợp về Quản



tổng Không hoàn toàn Không

quản




tài chính, O&M và hợp cả 3 chức quản lý tổng hợp 3 tổng hợp 3 chức
giải quyết tranh chấp

năng

chức năng vì phụ năng vì phụ thuộc
thuộc

vào

nhà hoàn toàn vào nhà

nước

nước

Cân bằng giữa trách Quản lý hiệu quả Quản lý hiệu quả Không. Công ty
nhiệm và quyền lợi nhở có quy định một
trong HDN

phần,

theo tha thải nhân viên,

thưởng, phạt rõ luật lao động, ít HDN
ràng

khuyến khích


không



nhân viên cố định
mà chủ yếu là tự
nguyện

Nguồn: Virmillion (1997)
1.1.2 Phân cấp quản lý công trình thủy lợi ở Trung Quốc:
Hiện nay, ở Trung quốc có 3 loại hình tổ chức quản lý các công trình thủy lợi, quản
lý tưới đã được thiết lập và hoạt động :
-

Các hệ thống CTTL lớn thuộc sở hữu nhà nước, được quản lý bởi các cơ quan

nhà nước do chính phủ thành lập
-

Các hệ thống CTTL có quy mô nhỏ thì do các tập thể, cộng đồng những người

hưởng lợi quản lý với sự hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nước địa
phương của nhà nước .

Luận văn Thạc sĩ


-9-


-

Các công trình có quy mô rất nhỏ như các trạm bơm nhỏ, các giếng khoan, bể

chứa nước được quản lý bới các hộ nông dân hoặc nhóm hộ nông dân riêng biệt
Sơ đồ phân cấp trách nhiệm quản lý hệ thống thủy nông ở Trung Quốc được mô tả
như ở Hình 1.1 .
Sông hoặc hồ
chứa
Kênh chính

Cơ quan trung
ương hoặc hội
đồng hệ thống
quản lý

Kênh nhánh
Sở cấp tỉnh,
phòng cấp huyện

Kênh nhánh

Kênh cấp 3
Kênh cấp 3

Kênh nội đồng

Hồ nhỏ bổ sung
hoặc đầu mối
nhỏ


Địa phương: HTX,
hoặc UBND xã;
Chính quyền thôn,
xóm; hoặc tổ nhóm
dùng nước hoặc
nông dân

Rãnh tưới

Hình 1.1 Sơ đồ phân cấp quản lý thủy lợi điển hình ở Trung Quốc

Một hình thức mới trong quản lý thuỷ nông là hình thức tổ chức đấu thầu. Cơ quan
quản lý nước tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu với thời hạn
khoảng 3 năm theo ba giai đoạn. Người ta cũng cho rằng tính trách nhiệm trong
quản lý theo hình thức khoán gọn là một mô hình quản lý CTTL hiệu quả phù hợp
với điều kiện hiện tại của Trung Quốc. Mô hình này đã làm thay đổi hệ thống quản
Luận văn Thạc sĩ


- 10 -

lý nguồn nước, thay đổi phân cấp, cơ cấu quản lý. Kết quả thể hiện rõ nhất của sự
phân cấp quản lý, thay đổi hình thức quản lý thủy lợi của Trung Quốc đã tăng các
khoản thu từ dịch vụ thuỷ lợi để khôi phục, duy tu hạn chế sự xuống cấp của nhiều
công trình thuỷ lợi; sản xuất nông nghiệp được phát triển, đạt hiệu quả kinh tế cao,
sự tham gia đóng góp của người dân trong việc xây dựng, phát triển các công trình
thuỷ lợi với trách nhiệm cao hơn.
1.1.3 Phân cấp quản lý Công trình thủy lợi ở Nhật Bản
Luật cải tạo đất quy định quy trình hình thành và xây dựng các dự án tưới tiêu được

mô tả ở Hình 1.2, trong đó quy định các nguyên tắc cơ bản thực hiện như sau:
-

Đề xuất của người hưởng lợi : Mặc dầu các dự án thuỷ lợi phục vụ cho lợi ích

công cộng, nhưng liên quan đến việc sử dụng đất, là tài sản riêng của những người
nông dân và người nông dân phải trả 1 phần kinh phí dự án, nên nguyên tắc cơ bản
nhất của Luật cải tạo đất là dự án phải được khởi xướng từ những người hưởng lợi.
-

Được sự đồng ý của đa số : Vì dự án thuỷ lợi liên quan đến nhiều hộ dùng nước

khác nhau, nên dự án phải được sự nhất trí của ít nhất là 2/3 người dân. Trên thực
tế, sự phê duyệt dự án cần tới 90-95% số người đồng ý và áp dụng cưỡng chế đối
với thiểu số.
Cấp quốc gia

Hiệp hội tưới tiêu quốc gia

Trung ương cấp Bộ

Cấp tỉnh liên tỉnh

Hiệp hội tưới tiêu khu vực, tỉnh

Chính quyền địa phương / tỉnh

Kênh chính

Cấp dự án


Hiệp hội tưới tiêu cấp huyện

Kênh cấp 2

Cấp huyện

Thủy nông huyện

Chi nhánh của chính quyền
địa phương

Nội đồng

Cấp xã

Hội người dùng nước - WUA

Cấp Kênh

Cấp

Tổ chức phi chính phủ

Cơ quan chính phủ

Hình 1.2 Hệ thống tổ chức quản lý tưới ở Nhật Bản

Luận văn Thạc sĩ



- 11 -

-

Những hộ nông dân là chủ sở hữu của ruộng đất bắt buộc phải gia nhập vào

LID
Chức năng hoạt động của LID là: (i) Đề xuất dự án lên chính phủ; (ii) Vận hành
quản lý hệ thống thuỷ lợi sau khi xây dựng và (iii) Vay vốn từ các ngân hàng để xây
dựng dự án và hoàn trả lại ngân hàng. LID được thành lập cho một hệ thống tưới,
theo ranh giới thuỷ lực của khu tưới, không theo ranh giới hành chính. Cơ quan
quyền lực cao nhất ở các LID chính là đại hội đại biểu, tại đại hội sẽ lựa chọn bầu ra
hội đồng điều hành và các ban chuyên môn giúp việc. Ở Nhật bản có tổng số: 6816
LID (2002), trong đó có 188 LID (2.7%) phục vụ tưới cho diện tích trên 3.000 ha;
4872 LID có diện tích nhỏ hơn 3.000 ha. Các LID chủ yếu là 100-300 ha, cá biệt có
LID quản lý tới 30.000 ha, có LID chỉ quản lý 50-100 ha. Liên hiệp các tổ chức LID
ở các tỉnh, liên hiệp các tổ chức LID cấp quốc gia tạo điều kiện cho mạng luới các
LID phối hợp hoạt động hiệu quả
1.1.4 Một số bài học kinh nghiệm từ các mô hình phân cấp quản lý khai thác các
công trình thuỷ lợi ở các nước trên thế giới:
- Nhiều nước đã quan tâm và thực hiện phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi, quy
định rõ phạm vi, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước và các tổ
chức dùng nước. Sự phân cấp quản lý thường được thực hiện đồng bộ với chuyển
giao quản lý tưới và phát triển các TCDN.
- Chuyển giao quyền quản lý, sử dụng và sở hữu hệ thống kênh mương loại nhỏ
cho địa phương và những người hưởng lợi diễn ra có tính phổ biến ở nhiều nước
trên các châu lục. Nội dung nổi bật của quá trình chuyển giao quản lý là chuyển
trách nhiệm quản lý từ chính phủ cho các đơn vị tổ chức nông dân, hội những người
sử dụng nước…

- Các chính phủ đều hướng tới mục tiêu giảm dần vai trò, giảm gánh nặng chi tiêu
của chính phủ trong quản lý hệ thống CTTL, giảm dần các khoản chi ngân sách cho
việc vận hành và duy tu các công trình thuỷ lợi trên cơ sở thực hiện chính sách thu
phí dịch vụ thuỷ lợi, gắn trách nhiệm của người hưởng lợi với trách nhiệm quản lý
điều hành và bảo dưỡng đối với các công trình tưới tiêu .
Luận văn Thạc sĩ


- 12 -

- Một số nước như Thái Lan, Ấn Độ cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc tư nhân
hóa quá trình quản lý khai thác hạ tầng thủy lợi, đặc biệt là các dự án vay vốn từ các
tổ chức tài chính quốc tế. Đấu thầu trách nhiệm để quản lý khai thác công trình thủy
lợi cũng đã thực hiện ở Trung Quốc và đã được đánh giá là mô hình tương đối thành
công.
- Một trong những phát hiện quan trọng là nhiều nước tiến hành phân cấp quản lý
công trình thủy lợi theo các tiêu chí tương đối rõ ràng. Việc xây dựng các tiêu chí
phân cấp hầu hết dựa vào quy mô diện tích phục vụ canh tác nông nghiệp. Trên cơ
sở tiêu chí phân cấp các nước xác định được ranh giới trách nhiệm giữa nhà nước và
người hưởng lợi trong quá trình quản lý khai thác công trình.
- Tiêu chí phân cấp quản lý công trình thủy lợi được áp dụng ở một số nước trong
khu vực châu Á như sau:
• Philipines đưa ra tiêu chí phân cấp chuyển giao công trình thủy lợi dưới
1000ha cho người hưởng lợi.
• Đài Loan quy định Hội Tưới thuộc trách nhiệm của nhà nước quản lý công
trình thủy lợi có quy mô nhỏ nhất là 270 ha.
• Nhật Bản quy định tổ chức LID (không thuộc nhà nước) quản lý hệ thống
thủy lợi có quy mô nhỏ nhất là 100 ha và quy mô lớn nhất lên tới 30.000 ha.
• Indonesia đưa ra tiêu chí phân cấp cho hội người dùng nước quản lý công
trình tưới dưới 500 ha, tuy nhiên thực tế có hội người dùng nước đã tự quản

được công trình quy mô phục vụ tưới lên tới 5.500 ha.
1.2 Tổng quan về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam
1.2.1 Khái quát về hiện trạng công trình thủy lợi
1.2.1.1 Hiện trạng công trình thủy lợi ở nước ta
Đến hết năm 2008, tổng số các công trình thuỷ lợi (không kể công trình thuỷ lợi
nhỏ, tạm) đang được khai thác bao gồm: Hồ chứa và đập dâng có 1957 cái; khoảng
3000÷3500 hồ chứa nhỏ; 1020 đập dâng (không kể những đập tạm).

Luận văn Thạc sĩ


- 13 -

Bảng 1.2. Hồ chứa và diện tích tưới đảm nhiệm
TT
1
2
3
4

Loại hồ chứa
Dung tích W ≥ 10 triệu m3
Dung tích W: 5-10 triệu m3
Dung tích W: 1-5 triệu m3
Dung tích W: 0.2 - 1 triệu m3
Tổng

Số lượng
(hồ)
79


Tổng dung tích
trữ (106 m3)
3.913

Diện tích
tưới (ha)
330.643

66
442
1.370
1.957

446
890
571
5.820

33.751
70.612
70.156
505.612

Hệ thống trạm bơm gồm trên 10.000 trạm bơm lớn với các loại máy bơm khác nhau,
có tổng công suất lắp máy phục vụ tưới là 250 Mw, phục vụ tiêu là 300Mw. Về
hiệu quả của trạm bơm tiêu hầu hết đạt mức 78%. Ngoài ra, còn có gần 5.000 cống
tưới tiêu lớn các loại. Tổng số 126.000km kênh mương các loại, trong đó có trên
1.000 km kênh trục lớn, cùng với hàng vạn công trình trên kênh.
Đến nay, trên phạm vi cả nước đã hình thành một cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật

thuỷ lợi, bảo đảm tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho sinh
hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và phát điện; tiêu nước cho các khu dân cư
đô thị và nông thôn, đã khắc phục được đáng kể tình trạng úng, hạn, mở rộng diện
tích gieo trồng, cải tạo đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Tổng năng
lực thiết kế tưới của các hệ thống bảo đảm cho khoảng 3,45 triệu ha đất canh tác. Về
diện tích gieo trồng được tưới, theo báo cáo của các địa phương, năm 2008, tổng
diện tích đất trồng lúa được tưới đạt 6,92 triệu ha, trong đó vụ Đông Xuân: 3,04
triệu ha, vụ Hè Thu: 2,06 triệu ha; vụ Mùa: 1,82 triệu. Diện tích rau màu và cây
công nghiệp ngắn ngày được tưới hiện đã đạt khoảng 1,50 triệu ha. Đảm bảo tiêu
thoát nước cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp. Các công trình thuỷ lợi còn góp phần
ngăn mặn 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,7 triệu ha và duy trì cấp nước cho sinh
hoạt và sản xuất công nghiệp trên 5,65 tỷ m3/năm.
1.2.1.2 Đánh giá chung về hiệu quả các hệ thống thủy lợi

Luận văn Thạc sĩ


- 14 -

Nhìn chung hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi là không cao, nhiều hệ
thống thủy lợi hầu như chỉ phát huy được khoảng 60% so với thiết kế. Hầu như
không có công trình nào từ nhỏ đến lớn sau khi xây dựng đưa vào khai thác đáp ứng
được năng lực theo thiết kế, công trình bị xuống cấp nhiều. Những kết quả này còn
chưa tương xứng với đầu tư. Nguyên nhân một phần là do “phần cứng” - công trình
và chủ yếu là do “phần mềm”- cơ chế quản lý và hệ thống tổ chức quản lý khai thác
công trình thủy lợi chưa phù hợp.
1.2.2 Hệ thống tổ chức quản lý công trình thủy lợi
Hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ở nước ta bao gồm có 3 loại
hình chủ yếu là: Doanh nghiệp nhà nước quản lý KTCTTL, tổ chức sự nghiệp và
các tổ chức hợp tác dùng nước. Trong đó, loại hình doanh nghiệp nhà nước quản lý

KTCTTL và các TCHTDN là phổ biến ở hầu hết các tỉnh, còn loại hình tổ chức sự
nghiệp quản lý KTCTTL được áp dụng ở một số tỉnh.
1.2.2.1Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi
Hầu hết các tỉnh đều có các công ty khai thác công trình thuỷ lợi quản lý các công
trình thuỷ lợi vừa và lớn và các tổ chức hợp tác dùng nước quản lý các công trình
thuỷ lợi nhỏ và hệ thống kênh nội đồng. Do được nhà nước quan tâm, tạo điều kiện
về tài chính, nhân lực và cơ sở vật chất, nhìn chung các tổ chức quản lý công trình
thuỷ lợi đã vận hành khai thác công trình hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc
phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân. Hệ thống tổ chức quản lý khai
thác công trình thủy lợi phổ biến ở nước ta được mô tả ở Hình 1.2.
Theo số liệu của Cục Thuỷ lợi, hiện nay cả nước có 95 doanh nghiệp khai thác công
trình thuỷ lợi (trong đó có 3 công ty liên tỉnh trực thuộc Bộ NN&PTNT, còn lại là
các công ty trực thuộc UBND cấp tỉnh). Số lượng các doanh nghiệp khai thác công
trình thuỷ lợi đối với từng vùng như ở bảng 1.3. Các doanh nghiệp khai thác công
trình thuỷ lợi gồm các loại hình sau:
+ Công ty Nhà nước quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (42);
+ Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi (47);
Luận văn Thạc sĩ


- 15 -

+ Công ty cổ phần quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (4);
+ Công ty xây dựng tham gia quản lý khai thác (2)
Hệ thống hành
chính
UBND tỉnh

UBND huyện


UBND xã

Quản lý nhà nước

Quản lý khai thác

Chức năng

Quản lý nhà nước
về quy hoạch và
phát triển thủy lợi
Sở
trong tỉnh
NN&PTNT
Tham mưu cho
UBND tỉnh về chức
Chi cục thủy
năng quản lý nhà
lợi
nước hệ thống côn
Công ty
QLKTCTTL tỉnh gtrinhf thủy lợi
Quản lý khai thác
công trình thủy lợi
liên huyện
Giám sát hoạt động
Phòng
của
công
ty

NN&PTNT
KTCTTL thủy lợi
huyện
Tham mưu cho
UBND huyện thực
Công ty
QLKTCTTL huyện hiện chức năng
quản lý nhà nước
trên địa bàn huyện
Cung cấp nước và
tu sửa kênh mương
Hợp tác xã
cho liên HTX,
dịch vụ NN
Quản lý hệ thống
kênh cấp 1, cấp 2
liên xã
Thực hiện chức
Người, tổ chức sử dụng nước
năng quản lý nhà
nước về thủy lợi
trong xã
Quản lý hệ thống
kênh cấp 3, kênh
nội đồng.
Được cấp tưới nước

Hình 1.3 Hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ở nước ta

Luận văn Thạc sĩ



- 16 -

Bảng 1.3. Tổng hợp doanh nghiệp KTCTTL toàn quốc
TT

Tên vùng

Tỉnh

Số lượng (người)

1

Miền núi phía Bắc

20/15 tỉnh

2.333

2

Đồng bằng sông Hồng

32/10 tỉnh

11.764

3


Bắc Trung Bộ

20/6 tỉnh

4.253

4

Duyên hải miền Trung

7/6 tỉnh

1.432

5

Tây Nguyên

3/5 tỉnh

472

6

Đông Nam Bộ

8/8 tỉnh

1.547


7

Đồng bằng sông Cửu Long

5/13 tỉnh

768

Tổng

95

22.569

1.2.2.2Tổ chức hợp tác dùng nước:
Các tổ chức hợp tác dùng nước quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi nhỏ và hệ
thống thủy lợi nội đồng trong các hệ thống lớn. Trong phạm vi các hệ thống thủy lợi
lớn có hơn 12.000 HTXNN và các Hội, Ban, Tổ làm dịch vụ nước. Ở các hệ thống
thủy lợi nhỏ, độc lập có 1.000 tổ chức hợp tác dùng nước quản lý, bao gồm các loại
hình phổ biến như: Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ tổng hợp hoặc chuyên khâu,
Ban quản lý thuỷ nông, Tổ đường nước, Đội thuỷ nông, Hội dùng nước.
Đánh giá chung về thực trạng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở Việt Nam
- Hệ thống tổ chức quản lý công trình thủy lợi phổ biến ở nước ta là các công ty
KTCTTL quản lý công trình đầu mối, kênh chính và các kênh nhánh lớn liên huyện,
liên xã, các tổ chức thủy nông cơ sở quản lý công trình thủy lợi nhỏ và hệ thống
công trình thủy lợi nội đồng trong 1 xã. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý các công trình
thủy lợi là chưa cao.
- Hiện nay, có địa phương thành lập công ty cấp tỉnh, nhưng có địa phương thì
thành lập công ty liên huyện. Một số tỉnh chỉ có Công ty KTCTTL tỉnh, mà không

Luận văn Thạc sĩ


×