Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰ C SÔNG MÃ CÓ XÉT ĐẾN BIẾN ĐỘNG KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

LÊ THỊ KIM NGÂN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
LƯU VỰC SÔNG MÃ CÓ XÉT ĐẾN BIẾN ĐỘNG KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Phát triển nguồn nước
Mã số: 604492

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Bùi Công Quang

HÀ NỘI - 2012


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước mặt lưu
vực sông Mã có xét đến biến động khí hậu” đã được hoàn thành tại khoa Thủy văn
và Tài nguyên nước trường Đại học Thủy lợi tháng 2 năm 2012. Trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước hết tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo
PGS.TS. Bùi Công Quang đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ
trợ chuyên môn, thu thập tài liệu liên quan để luận văn được hoàn thành.


Xin gửi lời cảm ơn đến phòng đào tạo đại học và sau đại học, khoa Thủy
văn và Tài nguyên nước trường Đại học Thủy lợi và toàn thể các thầy cô đã giảng
dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập cũng như thực
hiện luận văn.
Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiêp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nôi, tháng 2 năm 2012
Tác giả

Lê Thị Kim Ngân


iii

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................viii
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................................ x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................. 2
4. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN .................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC SÔNG MÃ ............................................................... 3
1.1. Đặc điểm địa lý, địa hình, địa chất thổ nhưỡng của lưu vực ...................................... 3

1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm địa chất ................................................................................................ 5
1.1.4. Thổ nhưỡng ......................................................................................................... 5
1.2. Đặc điểm sông ngòi .................................................................................................... 6
1.2.1. Hình thái lưới sông .............................................................................................. 6
1.2.2. Đặc điểm sông ngòi ............................................................................................. 7
1.3. Điều kiện khí tượng thuỷ văn ................................................................................... 10
1.3.1. Mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn .................................................................. 10
1.3.2. Điều kiện khí hậu .............................................................................................. 11
1.3.3. Tài nguyên nước mặt......................................................................................... 14
1.3.4. Tài nguyên nước ngầm ...................................................................................... 19
1.4. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................................ 19
1.4.1. Nông nghiệp ...................................................................................................... 19
1.4.2. Lâm nghiệp........................................................................................................ 22
1.4.3. Thủy sản ............................................................................................................ 22
1.4.4. Công nghiệp ...................................................................................................... 23
1.4.5. Các ngành giao thông vận tải, y tế, giáo dục và du lịch.................................... 23
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MƯA, BỐC HƠI VÀ DÒNG CHẢY MẶT
TRÊN LƯU VỰC SÔNG MÃ............................................................................................. 26
2.1. Phân tích đánh giá mưa trên lưu vực sông Mã ......................................................... 26
2.1.1. Tình hình dữ liệu ............................................................................................... 26
2.1.2. Phân tích tính toán mưa trên lưu vực ................................................................ 26
2.2. Phân tích, đánh giá bốc hơi trên lưu vực sông Mã ................................................... 37
2.2.1. Tình hình dữ liệu ............................................................................................... 37

`


iv


2.2.2. Phân tích, đánh giá bốc hơi trên lưu vực........................................................... 38
2.3. Phân tích đánh giá dòng chảy mặt trên lưu vực sông Mã......................................... 38
2.3.1. Tình hình dữ liệu ............................................................................................... 38
2.3.2. Phân tích tính toán dòng chảy mặt .................................................................... 39
2.3.3. Tính chuẩn dòng chảy năm ...................................................................... ……39
2.3.4. Tính dòng chảy năm thiết kế ............................................................................. 40
2.3.5. Tính toán phân phối dòng chảy năm thiết kế .................................................... 41
2.4. Nhận xét.................................................................................................................... 43
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG KHÍ HẬU TRÊN LƯU VỰC
SÔNG MÃ .......................................................................................................................... 44
3.1. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam [1] .............................................................................. 44
3.1.1. Những khái niệm cơ bản trong biến đổi khí hậu ............................................... 44
3.1.2. Biểu hiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam .................................. 45
3.1.3. Các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam ....................................................... 49
3.2. Nghiên cứu đánh giá những biến động khí hậu và biến động về mực nước biển khu
vực Bắc Trung Bộ ........................................................................................................... 57
3.2.1. Những biến động về mực nước biển khu vực Bắc Trung Bộ ........................... 57
3.2.2. Những biến động về nhiệt độ ............................................................................ 59
3.2.3. Những biến động về lượng mưa........................................................................ 62
3.2.4. Diễn biến thiên tai trên lưu vực sông ................................................................ 65
3.3. Nhận xét, đánh giá .................................................................................................... 67
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE BASIN TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC
CHO KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG MÃ .............................................................................. 69
4.1. Giới thiệu mô hình Mike Basin ................................................................................ 69
4.2. Ứng dụng mô hình MIKE BASIN tính toán cân bằng nước hệ thống hạ lưu sông Mã
......................................................................................................................................... 70
4.2.1. Phân chia các lưu vực bộ phận .......................................................................... 70
4.2.2. Số liệu đầu vào mô hình:................................................................................... 75
4.2.3. Tính toán cân bằng nước với các kịch bản khác nhau ...................................... 90

4.3. Nhận xét.................................................................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 95
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 96

`


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

`

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BTB

: Bắc Trung Bộ

DHI

: Viện Thủy Lực Đan Mạch

IMHEN

: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi Trường


FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốcư

NN & PTNN

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TBD

: Thái Bình Dương

TBNN

: Trung bình nhiều năm

TN&MT

: Tài nguyên và Môi Trường


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc trưng hình thái sông ngòi một số nhánh lớn thuộc hệ thống sông Mã ............. 6
Bảng 1.2: Nhiệt độ tháng năm trung bình nhiều năm tại các trạm ...................................... 12
Bảng 1.3: Nhiệt độ, số giờ nắng, bốc hơi trung bình nhiều năm lưu vực sông Mã ............... 14
Bảng 1.4. Dòng chảy năm trung bình nhiều năm tại một số vị trí trên lưu vực sông ............ 16
Bảng 1.5. Mức độ chênh lệch lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn, giữa tháng lớn nhất và
nhỏ nhất trong năm tại một số trạm thuỷ văn ................................................................. 18

Bảng 1.6: Đất đai theo điều tra của các tỉnh nằm trong lưu vực sông Mã ........................... 20
Bảng 1.7: Kết quả sản xuất nông nghiệp của các tỉnh nằm trong lưu vực .......................... 21
Bảng 2.1 : Thống kê dữ liệu mưa thu thập trên lưu vực sông Mã....................................... 26
Bảng 2.2: Lượng mưa năm trung bình nhiều năm tại một số trạm đại biểu ......................... 27
Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình tháng tại một số trạm tiêu biểu trên lưu vực sông Mã .............. 27
Bảng 2.4: Thống kê các đặc trưng lượng mưa năm thiết kế .............................................. 33
Bảng 2.5: Mô hình phân phối mưa thời đoạn tháng của các trạm trên lưu vực sông Mã tỉnh
Thanh Hóa .................................................................................................................. 34
Bảng 2.6: Thống kê các giá trị Cv mưa năm và mưa tháng của từng trạm và của lưu vực
sông Mã tỉnh Thanh Hóa (1968-2006) ........................................................................... 35
Bảng 2.7: Kết quả tính tần suất mưa tưới thiết kế ............................................................ 36
Bảng 2.8 : Thống kê dữ liệu bốc hơi thu thập trên lưu vực sông Mã .................................. 37
Bảng 2.9: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm .......................................................... 38
Bảng 2.10 : Thống kê tài liệu dòng chảy thu thập trên lưu vực sông Mã ............................ 39
Bảng 2.11: Dòng chảy trung bình tháng các trạm thủy văn ............................................... 39
Bảng 2.12: Kết quả tính chuẩn dòng chảy năm tại các trạm trên lưu vực ............................ 40
Bảng 2.13: Các đặc trưng dòng chảy năm thiết kế các trạm trên lưu vực ............................ 40
Bảng 2.14: Các đặc trưng dòng chảy các trạm ................................................................. 41
Bảng 3.1: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí
hậu của Việt Nam ........................................................................................................ 47
Bảng 3.2. Mực nước biển dâng theo các kịch bản (cm) .................................................... 54
Bảng 3.3: Mức độ tăng nhiệt độ trong 50 năm qua ở các trạm trên lưu vực sông Mã ........... 61
Bảng 3.4: Mức độ tăng lượng mưa trong 50 năm qua ở các trạm trên lưu vực sông Mã ....... 64
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp lưu vực sông Mã (ha) ................................ 72
Bảng 4.2: Diện tích canh tác các loại cây trồng năm 2010 ................................................ 76
Bảng 4.3: Diện tích canh tác các loại cây trồng năm 2020 (ha) ......................................... 76

`



vii

Bảng 4.4: Thời vụ gieo trồng ........................................................................................ 77
Bảng 4.5: Mức tưới, hệ số tưới tại mặt ruộng tại các vùng ................................................ 79
Bảng 4.6: Nhu cầu nước tưới thời điểm hiện tại (106 m3).................................................. 80
Bảng 4.7: Nhu cầu nước tưới giai đoạn 2020 (106m3) ..................................................... 80
Bảng 4.8: Tiêu chuẩn cấp nước cho chăn nuôi. (TCVN 4454-1987) .................................. 81
Bảng 4.9 Số lượng đàn gia súc trên lưu vực sông Mã (con) ............................................. 82
Bảng 4.10: Nhu cầu dùng nước cho chăn nuôi giai đoạn hiện tại (106m3) ........................... 82
Bảng 4.11: Nhu cầu dùng nước cho chăn nuôi giai đoạn 2020 (106m3) .............................. 83
Bảng 4.12: Tiêu chuẩn dùng nước với từng loại đô thị ..................................................... 83
Bảng 4.13: Thống kê dân số trong vùng qua các giai đoạn ............................................... 83
Bảng 4.14: Nhu cầu dùng nước sinh hoạt giai đoạn hiện tại (106m3) .................................. 84
Bảng 4.15: Nhu cầu nước cho sinh hoạt giai đoạn 2020 (106m3) ....................................... 84
Bảng 4.16: Nhu cầu nước cho công nghiệp hiện tại (106m3) ............................................. 85
Bảng 4.17: Nhu cầu nước cho công nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 (106m3) ........................ 86
Bảng 4.18: Diện tích nuôi trồng thủy sản qua các giai đoạn (ha) ....................................... 86
Bảng 4.19: Nhu cầu dùng nước cho thủy sản ở hiện tại (106m3) ........................................ 87
Bảng 4.20: Nhu cầu dùng nước cho thủy sản giai đoạn 2020 (106m3) ................................ 87
Bảng 4.21: Nhu cầu dùng nước cho môi trường hạ du giai đoạn hiện tại (106m3) ................ 88
Bảng 4.22: Nhu cầu dùng nước cho môi trường hạ du giai đoạn tương lai (106m3) .............. 88
Bảng 4.23: Tổng nhu cầu dùng nước đầu mối (106m3) ..................................................... 89
Bảng 4.24: Lượng nước thiếu hụt tại giai đoạn hiện tại ................................................... 90
Bảng 4.25: Lượng nước thiếu hụt trong giai đoạn tương lai .............................................. 91

`


viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý lưu vực sông Mã ............................................................................ 3
Hình 1.2: Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn lưu vực sông Mã ............................. 10
Hình 2.1. Đường lũy tích sai chuẩn mưa năm lưu vực sông Mã –tỉnh Thanh Hóa ............... 32
Hình 2.2: Mô hình phân phối mưa thời đoạn tháng của các trạm trên lưu vực sông Mã tỉnh
Thanh Hóa .................................................................................................................. 34
Hình 2.3: Mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế P=25% tại các trạm trên lưu vực .............. 42
Hình 2.4: Mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế P=50% tại các trạm trên lưu vực .............. 42
Hình 2.5: Mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế P=75% tại các trạm trên lưu vực .............. 42
Hình 3.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (°C) trong 50 năm qua.................................. 45
Hình 3.2: Mức thay đổi lượng mưa năm (%)trong 50 năm qua ......................................... 46
Hình 3.3: Diễn biến mực nước biển từ các trạm thực đo ................................................... 49
Hình 3.4. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (°C) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải thấp 51
Hình 3.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát
thải trung bình ............................................................................................................. 51
Hình 3.6. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (°C) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải cao. 51
Hình 3.7. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b) theo kịch
bản phát thải thấp ........................................................................................................ 52
Hình 3.8. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b) theo kịch
bản phát thải trung bình ................................................................................................ 52
Hình 3.9. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b) theo kịch
bản phát thải cao .......................................................................................................... 53
Hình 3.10. Kịch bản nước biển dâng cho các khu vực ven biển Việt Nam .......................... 55
Hình 3.11: Quá trình mực nước tại trạm Hòn Ngư thời kỳ 1980-2008 ............................... 57
Hình 3.12: Quá trình mực nước tại trạm Cửa Hội thời kỳ 1980-2008 ................................. 57
Hình 3.13: Quá trình mực nước trạm Hòn Ngư các giai đoạn 1980-1999 và 2000- 2008.......... 58
Hình 3.14: Quá trình mực nước trạm Cửa Hội các giai đoạn 1980-1999 và 2000- 2008 ........... 59
Hình 3.15: Quá trình nhiệt độ trung bình năm, trung bình tháng I, VII trạm Thanh Hóa ................ 60
Hình 3.16: Quá trình nhiệt độ trung bình năm, trung bình tháng I, VII trạm Yên Định ............. 60
Hình 3.17: Quá trình nhiệt độ trung bình năm, trung bình tháng I, VII trạm Hồi Xuân ............. 61

Hình 3.18: Quá trình lượng mưa trung bình năm, mùa mưa, mùa khô trạm Thanh Hóa ............ 63
Hình 3.19: Quá trình lượng mưa trung bình năm, mùa mưa, mùa khô trạm Cẩm Thủy ............. 63
Hình 3.20: Quá trình lượng mưa trung bình năm, mùa mưa, mùa khô trạm Hồi Xuân .............. 64
Hình 3.21: Xu thế mưa lớn ở Thanh Hóa thời kỳ 1979-2008 ............................................ 67

`


ix

Hình 3.22: Diễn biến đỉnh lũ năm trên sông Mã thời kỳ 1980-2009 ................................... 67
Hình 4.1: Cấu trúc mô hình và quá trình mô phỏng trong MIKE BASIN ........................... 70
Hình 4.2: Phân khu sử dụng nước lưu vực sông Mã ......................................................... 73
Hình 4.3: Sơ đồ tính toán cần bằng nước phần hạ lưu sông Mã. ........................................ 73
Hình 4.4: Sơ đồ mô phỏng hệ thống sử dụng nước lưu vự c sông Cầu theo mô hình Mike Basin .. 74

`


x

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Diện tích mặt bằng theo địa giới hành chính và theo dạng địa hình thuộc lưu
vực sông Mã ............................................................................................................... 96
Phụ lục 2: Lưới trạm khí tượng và đo mưa trên lưu vực sông Mã .................................... 97
Phụ lục 3: Lưới trạm Thuỷ Văn trên lưu vực sông Mã .................................................... 99
Phụ lục 4: Quan hệ nhiệt độ trung bình năm, tháng I, tháng VII theo thời gian các trạm
trên lưu vực sông Mã ................................................................................................. 101
Phụ lục 5: Quá trình lượng mưa trung bình năm, mùa mưa, mùa khô các trạm trên lưu vực
sông Mã.................................................................................................................... 103


`


1

MỞ ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Lưu vực sông Mã nằm ở phần phía Bắc Trung Bộ, trải rộng trên địa giới hành
chính của 2 quốc gia: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (PDR) và Cộng hoà Xã hội
Chủ Nghĩa Việt Nam. Trên đất Việt Nam lưu vực sông Mã nằm gọn trong 5 tỉnh:
Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An và Thanh Hoá. Lưu vực sông Mã kéo dài
khoảng 370 km và rộng khoảng 68,8 km, với tổng diện tích lưu vực sông Mã là
28.490 km².
Lưu vực sông Mã có tiềm năng rất lớn và đất đai, tài nguyên nước, thuỷ năng,
rừng và thủy hải sản. Thời tiết khí hậu trên lưu vực rất thuận lợi cho đa dạng hoá
cây trồng, thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một trong những thách
thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua,
nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5°C đến 0,7°C, nước biển dâng tăng khoảng
20 cm. Các hiện tượng El Nino, La Nina cũng đang tác động mạng mẽ đến Việt
Nam. BĐKH thực sự đã làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng
nghiêm trọng.
Tác động của BĐKH không chỉ tác động lên một ngành, lĩnh vực cụ thể do vậy
cần thiết phải nghiên cứu các tác động của nó lên từng ngành, lĩnh vực để có giải
pháp ứng phó kịp thời. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn không đánh giá đến
tác động của biến đổi khí hậu mà chỉ xét đến tác động của biến động khí hậu trong

khi nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Mã. Đây là đề tài hết sức cần
thiết, là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp để kịch thời ứng phó với
các biến động khí hậu bất thường cũng như tiền đề ổn định phát triển kinh tế xã hội
trên lưu vực sông.
2.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá tác động tài nguyên nước mặt lưu vực sông Mã dưới tác động của biến
động khí hậu để từ đó có đề ra các chính sách sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả


2

nguồn tài nguyên nước, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững lưu vực sông và có
những biện pháp thích ứng với biến động khí hậu.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn trong phạm vi đánh giá tài nguyên nước mặt
trên lưu vực sông Mã trong bối cảnh biến động khí hậu.
3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổng hợp các thừa kế các kết quả nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước đã
có.
Phương pháp thống kê, phân tích, tính toán đánh giá thực trạng nguồn
nước mặt lưu vực sông Mã
Phương pháp mô hình toán để tính toán cân bằng nước cho lưu vực sông
Mã với các kịch bản khác nhau.

4.


NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1:Đặc điểm lưu vực sông Mã
Chương 2:Phân tích, đánh giá mưa, bốc hơi và dòng chảy mặt trên lưu vực
sông Mã
Chương 3:Phân tích đánh giá biến động khí hậu trên lưu vực sông Mã
Chương 4: Ứng dụng mô hình Mike Basin tính toán cân bằng nước cho khu
vực hạ lưu sông Mã


3

CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC SÔNG MÃ
1.1. Đặc điểm địa lý, địa hình, địa chất thổ nhưỡng của lưu vực
1.1.1. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Mã nằm ở phần phía Bắc Trung Bộ, trải rộng trên địa giới hành
chính của 2 quốc gia: Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Trên đất Việt Nam lưu vực sông Mã trải trên địa bàn 5 tỉnh: Lai
Châu, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An và Thanh Hoá. Lưu vực sông Mã kéo dài
khoảng 370 km và rộng khoảng 68,8 km, với tổng diện tích lưu vực sông Mã là
28.490 km2.

Hình 1.1. Vị trí địa lý lưu vực sông Mã

Lưu vực sông Mã nằm trong khoảng từ 22o37’30” đến 20o37’30” độ vĩ Bắc, và
103o05’10” đến 106o05’10” độ kinh Đông. Phía Bắc giáp lưu vực sông Đà, sông
Bôi, sông Vạc. Phía Nam giáp lưu vực sông Hiếu, sông Mực. Phía Tây giáp lưu vực



4

sông Mê Kông. Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ chạy dài từ cửa sông Càn đến cửa sông
Mã với chiều dài bờ biển 40km.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Lưu vực sông Mã trải rộng trên nhiều tỉnh thuộc hai nước Việt Nam, Lào và chạy
dài từ đỉnh Trường Sơn đến Vịnh Bắc Bộ nên địa hình trên lưu vực rất đa dạng. Thế
dốc chung của lưu vực từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao biến đổi từ 2.000m
đến 1.0m, có thể chia địa hình thành các dạng chính như sau:
-

Vùng thượng lưu sông Mã khu vực Tây Bắc (Lai Châu, Sơn la, Hòa Bình),
Lào, dạng địa hình vùng núi cao.

-

Vùng trung lưu sông Mã bao gồm các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Thạch
Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc lạc tỉnh Thanh Hóa có địa
hình đồi núi thấp, vùng giáp với đồng bằng Thanh Hóa có địa hình xen kẽ địa
hình Caxtơ và địa hình xâm thực.

-

Vùng hạ lưu sông Mã từ Cẩm Ngọc, Kim Tân, Bái Thượng trở ra cửa sông
đồng bằng tương đối bằng phẳng độ cao biến đổi từ 20-0,5m ở ven biển.
Vùng phía Bắc sông Mã, đồng bằng dốc theo hướng Đông Bắc – Tây Nam,
xuất hiện các dãy đồi núi thấp ở vùng ven biển.

-


Tiểu vùng Nam sông Mã – Bắc sông Chu là vùng chuyển tiếp từ vùng đồi núi
thấp sang vùng đồng bằng, có độ dốc nghiêng từ Tây sang Đông và dốc theo
hướng chảy của sông Âm, sông Cầu Chày. Cao độ phía cực Tây Bắc của
vùng từ 20 - 25m trũng nhất là ven hạ du sông Cầu Chày. Dạng địa hình này
xen kẽ có những đồi bát úp và thung lũng rộng, trũng và sâu.

-

Vùng hạ lưu sông Bưởi là vùng đồi núi thấp từ Kim Tân tới tả ngạn sông Mã.
Hướng dốc chính theo chiều Bắc Nam. Đồng bằng nơi cao nhất đạt 15 - 20m,
nơi trũng nhất đạt +2,5m.

-

Vùng Nam sông Chu có địa hình dốc theo hướng Tây Nam sang Đông Bắc và
từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình toàn vùng 4 - 5m, điểm cao nhất là khu
Thọ Xuân, Sao Vàng (20 - 25m) thấp nhất vùng ven sông Yên từ (0,7 - 0,5)m
có nơi đạt tới -0,5m


5

Diện tích mặt bằng theo địa giới hành chính và theo dạng địa hình thuộc lưu vực
sông Mã thể hiện trong Phụ lục 1 trong phần phụ lục.
1.1.3. Đặc điểm địa chất
Đới kiến tạo sông Mã là miền nâng cổ trước Đề Vôn bị đứt gãy rìa tách khỏi đới
Mường Tè và Điện Biên. Đặc điểm chủ yếu là sự phát triển rộng rãi của trầm tích cổ
Proterozoi bị tầng Pateozoi hạ phủ không chỉnh hợp lên trên. Đường phương các
khối kiến trúc móng và đường phương của lớp phủ gần nhau nhưng không trùng
nhau. Đới kiến tạo Thanh Hoá là một nếp lồi rộng, hơi không đối xứng.

Phần trung tâm của đới sông Mã, các trầm tích Proteozoi tạo thành một nếp lõm
rộng, thoải, bị phức tạp hoá bởi các đứt gãy và các phá huỷ bổ sung nằm ở trục của
đới. Phía nam hệ thống Proteozoi chúc sâu theo đứt gãy rìa xuống dưới các thành
tạo Pateozoi - Mezozoi ở đồng bằng hạ du sau đó lại trồi lên ở ven biển Sầm Sơn.
Đới Thanh Hoá có dạng 1 tam giác châu, ở giữa đới lắng đọng chủ yếu là trầm
tích Merozoi Sơn La, Sầm Nưa. Nếp lồi Thanh Hoá được tạo thành bởi hệ tầng
Paleozoi sớm Đông Sơn và hệ tầng Proteozoi Nậm Cò. Tàn tích Paleozoi hạ bị vò
nhăn thành các nếp uốn nhỏ dốc có góc cắm 50- 700. Đường phương các nếp gấp bị
thay đổi mạnh. Đới sông Mã phát triển nhiều đứt gãy theo một hệ phương Tây BắcĐông Nam và hệ phương phụ Tây Nam - Đông Bắc dọc theo dòng chính sông Mã,
sông Chu, sông Âm, sông Cầu Chày, sông Bưởi. Đới sông Mã được ngăn cách với
đới sông Bôi, sông Đà bằng dãy đá vôi Tam Điệp - Mai Châu. Nhìn chung, đây là
miền địa chất có ít biến động, các đứt gãy đều là đứt gãy cổ ổn định.
1.1.4. Thổ nhưỡng
Trên lưu vực sông Mã có mặt hơn 40 loại đất trong số 60 loại của cả nước. Có
11 nhóm đất chính:
-

Đất cát và cồn cát ven biển khoảng 15.000ha chủ yếu là phân bố ỏ các huyện
như Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương.

-

Đất mặn - chua ven biển. Loại này có khoảng 15.400 ÷ 19.000 ha một số là đất
ngập nước thường xuyên, đất màu đen, độ mùn cao tập trung ở sông Mã, sông
Lèn, sông Lạch Trường, kênh De, sông Cùng.


6

-


Đất phù sa chiếm tới 79% diện tích hiện đang canh tác trong lưu vực. Loại này
có độ phì trung bình: mùn 1,2 ÷ 1,5%, đạm tổng số 0,08 ÷ 0,1%, lân 0,06 ÷
0,08%, Kali 0,05 ÷ 0,1%, độ pH 5,6 ÷ 6,5. Đất phân bố chủ yếu ở hạ du sông
Bưởi: Thiệu Yên, Thọ Xuân, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, Nga
Sơn, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Cẩm Thuỷ. Nguồn gốc thành tạo là do sự bồi đắp
của phù sa các sông Mã, Bưởi, Chu, sông Đáy và sông Yên. Loại đất này phân
thành từng nhóm. Đất phù sa được bồi đắp hàng năm có độ phì khá. Đất phù sa
không được bồi đắp thường xuyên, không Glây hoặc có Glây kém.

-

Đất lầy và than bùn diện tích khoảng 10.000ha, phân bố chủ yếu ở trung du và
miền núi có địa hình dạng thung lũng dốc tụ tạo thành. Đất phần lớn bị hoang
hoá.

-

Đất xám bạc màu diện tích khoảng 32.000ha phân bố tập trung ở sườn dốc của
các huyện Tân Lạc, Lạch Sơn, Thạch Thành, Vinh Lộc, Thuỷ Yên.

-

Nhóm đất đen khoảng 17.000ha, tập trung ở các huyện sông Mã, Quang Hoá, Bá
Thước, Lang Chánh, Ngọc Lạc chủ yếu ở miền núi.
Ngoài ra còn các nhóm đất khác phân bố ở khe suối, ven đồi.
Thành phần đất trên lưu vực sông Mã cho phép đa dạng hoá cây trồng cao. Đất

thuộc loại dễ cải tạo và nếu được tưới tiêu hợp lý sẽ cho năng suất cao. Đây là một
tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trên lưu

vực.
1.2. Đặc điểm sông ngòi
1.2.1. Hình thái lưới sông
Bảng 1.1: Đặc trưng hình thái sông ngòi một số nhánh lớn thuộc hệ thống sông Mã
F lưu
TT

Lưu vực

vực
2

(km )

1

Nậm Khoai

2

F
Lưu

Lsông

vực

(km)

(%)


Độ

Độ

Chiều

cao bq

rộng bq

(m)

2

km/km

dốc
bqlv
(%o)

Hệ số

Mật

không

độ

đối


sông

xứng

Hệ số

Hệ số

hình

uốn

dạng

khúc

1.640

5,77

62,5

890

29,7

18,0

-


-0,17

0,54

1,45

Nậm Thi

705

2,48

47,5

984

18,1

19,3

-

-0,57

0,46

1,28

3


Nậm Công

893

3,14

52,0

1.233

19,9

16,4

-

-0,16

0,22

1,58

4

Sông Luông

1.580

5,56


102

532

17,6

19,6

-

0,19

0,20

1,27


7

F lưu
TT

Lưu vực

vực
(km2)

F
Lưu


Lsông

vực

(km)

(%)

Độ

Chiều

cao bq

rộng bq

(m)

km/km2

Độ
dốc
bqlv
(%o)

Hệ số

Mật


không

độ

đối

sông

xứng

Hệ số

Hệ số

hình

uốn

dạng

khúc

5

Sông Lô

1.000

3,52


76,0

615

13,9

20,4

-

-0,33

0,19

1,35

6

Sông Bưởi

1.790

6,30

130

217

16,1


12,2

0,59

0,16

0,14

1,53

7

S.Cầu Chày

551

1,94

87,5

114

8,0

5,4

0,47

0,01


0,12

1,62

8

Sông Chu

7.580

26,7

325

790

29,8

18,3

0,98

-,014

0,12

1,58

9


Sông Mã

28.400

100

512

762

68,8

17,6

0,66

0,32

0,17

1,79

Sông Mã bắt nguồn từ Tuần Giáo - Lai Châu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam với chiều dài dòng chính 512 km, chiều rộng bình quân lưu vực 42km. Hệ số
hình dạng sông 0,17, hệ số uốn khúc 1,7. Hệ số không đối xứng của các lưu vực 0,7.
Mật độ lưới sông 0,66 km/km2. Độ dốc bình quân lưu vực 17,6%. Sông Mã có 39
phụ lưu lớn và 2 phân lưu. Các phụ lưu phát triển đều trên lưu vực. Mạng lưới sông
Mã phát triển theo dạng cành đây phân bố đều trên 2 bờ tả và hữu. Các chi lưu quan
trọng của sông Mã là: Nậm Lệ, Suối Vạn Mai, sông Luồng, sông Lò, sông Bưởi,
sông Cầu Chày, sông Hoạt, sông Chu.

1.2.2. Đặc điểm sông ngòi
1. Dòng chính sông Mã
Bắt nguồn từ vùng núi Phu Lan (Tuần Giáo - Lai Châu) cao 2.179 m, sông chảy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đến Chiềng Khương sông chảy qua đất Lào và
trở lại đất Việt Nam tại Mường Lát. Từ Mường Lát đến Vạn Mai sông Chảy theo
hướng Tây Đông, từ Vạn Mai đến Hồi Xuân sông chảy theo hướng Bắc Nam, từ La
Hán đến Đồng Tâm sông chảy theo hướng Nam - Bắc và từ Cẩm Thuỷ đến cửa
biển, sông lại chuyển hướng theo Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển tại Cửa Hới.
Từ Hồi Xuân lên thượng nguồn lòng sông hẹp cắt sâu vào địa hình, không có bãi
sông và rất nhiều ghềnh thác. Từ Cẩm Hoàng ra biển lòng sông mở rộng có bãi sông
và thềm sông. Độ dốc dọc sông phần thượng nguồn tới 1,5%, nhưng ở hạ du độ dốc
sông chỉ đạt 2 ÷ 3%o. Đoạn ảnh hưởng triều độ dốc nhỏ hơn. Dòng chính sông Mã
tính đến Cẩm Thuỷ khống chế lưu vực 17.400 km2.


8

2. Sông Chu
Là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Mã. Bắt nguồn từ vùng núi cao trên đất Lào
chảy chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam. Sông Chu đổ vào sông
Mã tại ngã ba Giàng, cách cửa sông Mã về phía hạ lưu 25,5 km. Chiều dài dòng
chính sông Chu 392 km, phần chảy trên đất Việt Nam 160 km. Tổng diện tích lưu
vực sông Chu 7.580 km2. Diện tích lưu vực sông Chu hầu hết nằm ở vùng rừng núi.
Từ Bái Thượng trở lên thượng nguồn lòng sông Chu dốc, có nhiều ghềnh thác, lòng
sông hẹp có thềm sông nhưng không có bãi sông. Từ Bái Thượng đến cửa sông Chu
chảy giữa hai tuyến đê, bãi sông rộng, lòng sông thông thoáng dốc nên khả năng
thoát lũ của sông Chu nhanh. Sông Chu có rất nhiều phụ lưu lớn như sông Khao,
sông Đạt, sông Đằng, sông Âm.
3. Sông Bưởi
Là phụ lưu lớn thứ 2 của sông Mã. Sông Bưởi bắt nguồn từ núi Chu thuộc tỉnh

Hoà Bình. Dòng chính sông Bưởi chảy theo hướng Bắc Nam đổ vào sông Mã tại
Vĩnh Khang. Chiều dài dòng chính sông Bưởi 130km. Diện tích lưu vực 1.790km2
trong đó 362 km2 là núi đá vôi. Độ dốc bình quân lưu vực 12,2%, thượng nguồn
sông Bưởi là 3 suối lớn: suối Cái, suối Bên và suối Cộng Hoà đến Vụ Bản 3 nhánh
hợp lại tạo thành sông Bưởi. Từ Vụ Bản đến cửa sông dòng chảy sông Bưởi chảy
giữa hai triền đồi thoải, lòng sông hẹp, nông. Lòng sông Bưởi từ thượng nguồn đến
cửa sông đều mang tính chất của sông vùng đồi.
4. Sông Cầu Chày
Bắt nguồn từ núi Đèn chảy theo hướng gần như Tây - Đông chảy qua đồng bằng
Nam sông Mã - Bắc sông Chu. Tổng chiều dài sông 87,5 km. Diện tích lưu vực
551km2. Địa hình sông Cầu Chày thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Tây
sang Đông. Độ cao trung bình từ 200 - 300m ở thượng nguồn giảm xuống còn 15 30m ở vùng đồng bằng Yên Định, Thiệu Hoá. Trung lưu sông Cầu Chày là vùng núi
thấp, đồi bát úp, đất đai màu mỡ. Từ ngã ba sông Bèo trở xuống là vùng đồng bằng


9

rộng gần 20.000ha nằm kẹp giữa sông Mã, sông Chu. Đây là vùng thường bị ngập
lụt tiêu thoát khó khăn khi lũ sông Mã, sông Chu chảy ra đồng bộ
5. Sông Âm
Là nhánh sông cấp II của sông Mã, cấp I của sông Chu có diện tích lưu vực là
761km2, chiều dài dòng chính 78km, mật độ lưới sông là 0,8km/km2. Dòng chính
sông Âm bắt nguồn từ vùng núi biên giới Việt Lào có độ cao đỉnh núi 1.000m, chảy
theo hướng Tây Nam - Đông Bắc giữa các dãy núi Bù Rinh và Mường Sai đến Kim
Nguyệt, sông chảy ngoặt theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các huyện Lang
Chánh, Ngọc Lạc đổ vào sông Chu ở phía bờ tả dưới đập Bái Thượng 2km.
6. Sông Hoạt
Sông Hoạt là một sông nhỏ có lưu vực rất độc lập và có hai cửa tiêu thoát (đổ
vào sông Lèn tại cửa Báo Văn và đổ ra biển tại cửa Càn). Tổng diện tích lưu vực
hướng nước 250 km2 trong đó 40% là đồi núi trọc. Để phát triển kinh tế vùng Hà

Trung - Bỉm Sơn ở đây đã xây dựng kênh Tam Điệp để cách ly nước lũ của 78km2
vùng đồi núi và xây dựng âu thuyền Mỹ Quan Trang để tách lũ và ngăn mặn do vậy
mà sông Hoạt trở thành một chi lưu của sông Lèn và là chi lưu cấp II của sông Mã.
Sông Hoạt hiện tại đã trở thành kênh cấp nước tưới và tiêu cho vùng Hà Trung.
7. Sông Lèn
Sông Lèn phân chia nguồn nước với sông Mã tại ngã ba Bông và đổ ra biển tại
cửa Lạch Sung. Sông Lèn là phân lưu quan trọng của sông Mã. Trong mùa lũ sông
Lèn tải cho sông Mã 15 - 17% lưu lượng ra biển. Trong mùa kiệt sông Lèn tải tới
27÷ 45% lưu lượng kiệt trên dòng chính sông Mã để cấp cho nhu cầu dùng nước
của 4 huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Bỉm Sơn. Tổng chiều dài sông Lèn 40
km. Hai bên có đê bảo vệ dân sinh và sản xuất của các huyện ven sông.
8. Sông Lạch Trường
Sông Lạch Trường phân chia dòng chảy với sông Mã tại ngã ba Tuần chảy theo
hướng Tây - Đông đổ ra biển tại cửa Lạch Trường. Chiều dài sông chính 22 km,
sông có bãi rộng. Sông Mã chỉ phân lưu vào sông Lạch Trường trong mùa lũ, trong


10

mùa kiệt sông Lạch Trường chịu tác động của thuỷ triều cả 2 phía là sông Mã và
biển. Sông Lạch Trường là trục nhận nước tiêu quan trọng của vùng Hoằng Hoá và
Hậu Lộc.
1.3. Điều kiện khí tượng thuỷ văn
1.3.1. Mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn
Lưu vực sông Mã có nhiều trạm đo khí tượng và thủy văn với thời gian quan trắc
khác nhau thể hiện ở Hình 1.2, (chỉ xét các trạm khí tượng thủy văn ở Việt Nam).

Hình 1.2: Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn lưu vực sông Mã

1.3.1.1. Mạng lưới trạm khí tượng

Các trạm khí tượng trên lưu vực sông Mã phần lớn được xây dựng từ sau năm
1954, phổ biến từ năm 1960 tới nay, cũng có một số trạm mưa xây dựng trước đó
như trạm Như Xuân, Bái Thượng, Thanh Hóa, Hồi Xuân. Tuy nhiên, số liệu đo đạc
không được liên tục do chiến tranh và khủng hoảng kinh tế.
Hiện nay trạm khí tượng trên lưu vực sông Mã ở địa phận Việt Nam có 9 trạm
(Tuần Giáo, Sông Mã, Thanh Hóa, Bái Thượng, Yên Định, Như Xuân, Hồi Xuân,
Tĩnh Gia và Tây Hiếu) đang quan trắc các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm,


11

bốc hơi, nắng, gió, mưa và các đặc trưng khí tượng khác. Ngoài ra có rất nhiều các
trạm đo mưa được đặt ở các trạm thủy văn, bưu điện, thị trấn. Hầu như các trạm đều
có số liệu dài từ những thập niên 60, 70 và có 12 trạm hiện tại tiếp tục đo mưa (Phụ
lục 2).
1.3.1.2. Mạng lưới trạm thủy văn
Trên lưu vực có nhiều trạm thủy văn (Phụ lục 3) nhưng chỉ có 16 trạm còn hoạt
động đến bây giờ, trong đó 7 trạm đo dòng chảy còn lại là các trạm đo mực. Các
trạm đo dòng chảy trên sông nhánh thường ngừng hoạt động hoặc hạ cấp.
Các trạm thủy văn phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở hạ du, trung lưu sông
Mã. Khu vực thượng lưu hoặc núi cao rất ít trạm đo, riêng địa phận Lào không có
tài liệu đo đạc nào về dòng chảy.
Vùng sông ảnh hưởng triều trong tổng số 6 trạm đo mực nước triều là Hoàng
Tân, Lạch Sung, Cự Thôn, Tứ Thôn, Giàng, Ngọc Trà thì hiện nay chỉ còn 4 trạm
đo là Hoàng Tân (thay bằng Quảng Châu), Cự Thôn, Giàng, Ngọc Trà.
Hầu hết các trạm thuỷ văn đều do Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia –
Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, chất lượng tài liệu tin cậy. Mực nước ở các
trạm cơ bản từ 1995 trở lại đây đã được đưa về hệ cao độ quốc gia.
1.3.2. Điều kiện khí hậu
1.3.2.1. Mưa

Mưa trên lưu vực sông Mã được chia thành 3 vùng có tính chất đặc thù khác
nhau. Vùng thượng nguồn dòng chính sông Mã nằm trong vùng chế độ mưa Tây
Bắc - Bắc Bộ, mùa mưa đến sớm và kết thúc sớm hơn vùng Trung Bộ. Lưu vực
sông Chu nằm trong vùng mưa Bắc Trung Bộ mùa mưa đến muộn hơn Bắc Bộ 1520 ngày cũng kết thúc muộn hơn Bắc Bộ 10-15 ngày. Khu vực đồng bằng mang
nhiều sắc thái của chế độ mưa Bắc Bộ, mùa mưa đến bắt đầu từ tháng V hàng năm
và kết thúc vào tháng XI. Lượng mưa bình quân trên lưu vực biến đổi từ
1.100mm/năm đến 1.860 mm/năm. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa ít mưa (mùa khô)
và mùa mưa nhiều (mùa mưa). Mùa mưa phía thượng nguồn sông Mã bắt đầu từ
tháng V và kết thúc vào tháng XI. Mùa mưa phía sông Chu bắt đầu từ cuối tháng V


12

và kết thúc vào đầu tháng XII, tổng lượng mưa 2 mùa chênh nhau đáng kể. Tổng
lượng mưa mùa mưa chiếm từ 65% - 70%, tổng lượng mưa mùa khô chỉ chiếm từ
30% - 35% tổng lượng mưa năm.
1.3.2.2. Nhiệt độ
Trên lưu vực sông Mã có hai vùng có chế độ nhiệt khác nhau:
- Vùng miền núi, mùa lạnh bắt đầu từ tháng XI đến tháng II, mùa nóng từ tháng
III đến tháng X. Nhiệt độ vùng này trùng với nhiệt độ vùng Tây Bắc.
- Vùng đồng bằng hạ du sông Mã. Nhiệt độ bình quân năm cao hơn miền núi.
Mùa đông kết thúc sớm hơn Bắc Bộ từ 15 - 20 ngày. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối
trung bình năm lại cao hơn ở vùng miền núi.
Trên toàn lưu vực nhiệt độ bình quân năm dao đông từ 22,4 đến 23,60C. Số giờ
nắng bình quân trên lưu vực từ 1756,7 giờ đến 1896,4 giờ/năm, các tháng mùa đông
có số giờ nắng ít hơn các tháng mùa hè.
Bảng 1.2: Nhiệt độ tháng năm trung bình nhiều năm tại các trạm
Đơn vị: oC

Trạm


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tuần Giào

14.6 16.3 19.5 22.6 24.6 25.1 25.2 24.8 23.9 21.6 18.3 15.0 21.0

Sông Mã


16.1 18.5 21.2 24.3 26.1 26.4 26.3 25.9 25.1 22.8 19.6 16.3 22.4

Hồi Xuân

16.6 18.0 20.7 24.5 26.9 27.6 27.6 27.0 25.6 23.5 20.5 17.6 23.0

Bái Thượng

16.5 17.5 20.1 23.9 27.0 28.2 28.4 27.6 26.6 24.3 21.2 18.0 23.3

Thanh Hoá

17.0 17.3 19.8 23.5 27.2 28.9 29.0 28.2 26.4 24.5 22.4 18.6 23.6

Như Xuân

16.5 11.3 20.0 23.6 27.3 28.6 28.9 27.8 26.5 24.2 20.8 17.9 23.3

Yên Định

16.7 17.6 20.2 23.6 27.2 28.5 28.9 28.0 26.8 24.4 21.2 18.1 23.4

Tĩnh Gia

16.8 17.1 19.6 23.2 27.2 28.9 29.5 28.3 26.8 24.5 21.2 18.1 23.4

Mùa lạnh từ tháng XII tới tháng III năm sau, tháng lạnh nhất là tháng I với nhiệt
độ trung bình tháng biến đổi từ 12 – 140C ở vùng miền núi và 15 - 170C ở vùng
đồng bằng. Nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất tháng I đạt 170C ở vùng đồng bằng

tại Thanh Hoá, 16,60C tại Hồi Xuân (trung lưu sông Mã), 14,60C tại Tuần Giáo,

Nă m


13

thượng nguồn sông Mã. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đo được 5,40C tháng 1/1932 tại
Thanh Hoá, 2,10C (30-12-1975) tại Hồi Xuân, -0,60C ngày 3/1/1974 tại Tuần Giáo –
Lai Châu (thượng nguồn sông Mã). Biên độ nhiệt độ ngày các tháng mùa đông biến
động khá mạnh. Trung bình đạt 12 – 140C ở các vùng Tuần Giáo, Sông Mã, Sơn La,
7 – 80C tại các vùng trung lưu sông Mã như Hồi Xuân, Cẩm Thuỷ, Bá Thước, 5 – 7
0

C ở vùng đồng bằng hạ du sông Mã.
Mùa nóng: Từ tháng V tới tháng IX nhiệt độ trung bình tháng bắt đầu tăng cao,

nhất là khi có sự hoạt động của gió Lào. Nhiệt độ tăng cao nhất là tháng VII đạt
290C ở Thanh Hoá, 28,40C ở Bái Thượng, 27,60C ở Hồi Xuân, 26,30C ở Sông Mã,
25,20C ở Tuần Giáo. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng mùa nóng không nhiều từ
2 – 30C. Nhiêu độ tối cao đo được đạt 420C tháng VII/1910 tại Thanh Hoá, 41,60C
tại Hồi Xuân,(1-6/1958), 41,70C ngày 13/5/1966 tại Sông Mã, 36,80C tại Tuần Giáo
– Lai Châu ngày 13/5/1966.
1.3.2.3. Số giờ nắng
Số giờ nắng trong năm đạt 1868 giờ tại Tuần Giáo, 1668 giờ tại Thanh Hóa. Vào
các tháng mùa đông, số giờ nắng đạt thấp nhất (đạt 137 giờ tại Tuần Giáo vào tháng
XI, 48,1 giờ vào tháng II tại Thanh Hóa. Tháng VII có số giờ nắng cao nhất ở vùng
đồng bằng đạt 212 giờ tại Thanh Hóa trong đó vùng thượng nguồn do ảnh hưởng
của mùa mưa đến sớm tại Tuần Giáo chỉ đạt 130 giờ. Trong khi đó tháng 4, 5 có số
giờ nắng cao đạt 192 – 198 giờ/tháng.

1.3.2.4. Gió, bão
Gió trên lưu vực sông Mã tương đối phức tạp vừa thay đổi theo mùa vừa phụ
thuộc vào yếu tố địa hình, hoàn lưu khí quyển. Hướng gió thịnh hành trên lưu vực
phân hoá theo mùa.
Mùa đông do hoàn lưu phương Bắc mạnh nên có gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió
trung bình 3- 4 m/s. Gió này xuất hiện từ tháng XI đến tháng II năm sau, có năm
xuất hiện sớm và cũng có năm kết thúc muộn.
Mùa hè do hoàn lưu phương Nam và vị trí thấp của vùng Vịnh Bắc Bộ nên
hướng gió thịnh hành là Đông Nam, mang nhiều hơi ẩm dễ gây mưa rào. Tốc độ gió


14

bình quân 2,0- 2,5 m/s. Loại gió này xuất hiện từ tháng III và kết thúc vào tháng X
hàng năm.
Bão thường kèm theo mưa lớn ở khu vực đồng bằng và trung du của lưu vực.
Lượng mưa trận do bão gây ra có thể lên tới (700 - 1.100 mm) tại trạm Thanh Hoá.
1.3.2.5. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trên lưu vực dao động từ 82% - 86%. Độ ẩm tối cao thường
vào tháng III tháng IV hàng năm (89 - 94%). Độ ẩm tối thấp vào tháng V tháng VI
hoặc tháng VII chỉ đạt 6 ÷ 12%.
1.3.2.6. Bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi năm trên lưu vực từ 872 mm đến 925 mm. Bốc hơi bình
quân ngày nhỏ nhất 1,3mm/ngày, ngày lớn nhất 4,6 mm/ngày. Lượng bốc hơi trên
lưu vực lớn nhất vào tháng V, VI, VII. Chênh lệch bốc hơi mặt đất và mặt nước ∆Z
khoảng 250 - 230mm/năm.
Bảng 1.3: Nhiệt độ, số giờ nắng, bốc hơi trung bình nhiều năm lưu vực sông Mã
Yếu
tố


Khu vực

T1

T2

T3

T4

Nhiệt Miền núi 16,6 18,0 26,7 24,8
độ
Đồng bằng 16,5 17,5 20,1 23,3

T5

T6

T7

T8

T9

T10 T11 T12

Tbình
năm

26,9 27,6 27,6 27,0 25,6 23,5 20,5 17,6 23

27,0 28,2 28,4 27,6 26,6 24,3 21,2 18,0 23,3

199,6 147,8 149,9 143,0 170,9 163,4 139,4 143,8 2.896,4
Số giờ Miền núi 135,6 144,5 174,5 184
nắng Đồng bằng 86,5 48,1 54,6 1009,1 201,6 189,2 212,4 166,3 163,7 176,1 131,4 128,7 1.662,0
Bốc hơi

Miền núi

40

42

53

65

79

65

64

52

47

48

41


43

639

Đồng bằng 55

40

40

50

90

94

104

75

64

75

70

65

821


1.3.3. Tài nguyên nước mặt
1.3.3.1. Chế độ dòng chảy
1. Số lượng nước
Với lượng mưa năm trung bình nhiều năm trên lưu vực là 1600 mm, đã sản sinh
được lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Mã là 18.109 m3
nước, tương ứng với lưu lượng trung bình nhiều năm là 570 m3/s, mô đun dòng


15

chảy năm trung bình Mo là 20 l/s.km2. Trong đó phần dòng chảy sản sinh tại Việt
Nam là 14,1.109 m3 với mô đun Mo là 25,3 l/s.km2 và tại Lào 3,9109 m3 với Mo là
11,4 l/s.km2. Tại Việt Nam bình quân đạt 8011 m3/ha, tại địa phận Lào là
3618m3/ha.
Dòng chính sông Mã: tại trạm Xã Là thượng nguồn sông Mã, có diện tích lưu
vực là 6.430km2 dòng chảy trung bình nhiều năm 121m3/s với tổng lượng dòng
chảy năm 3,82 tỷ m3, mô đun trung bình là 18,8 l/s.km2, chiếm 21,2% tổng lượng
dòng chảy năm. Trong khi đó diện tích lưu vực chiếm 22,6% Flv.
Tại trạm Hồi Xuân khống chế diện tích lưu vực là 15.500km2, lưu lượng trung
bình nhiều năm là 254m3/s, mô đun dòng chảy 16,4 l/s.km2, tổng lượng dòng chảy
8,01 tỷ m3 chiếm 44,5% tổng lượng dòng chảy năm toàn lưu vực trong khi đó diện
tích chiếm 54,6% diện tích lưu vực. Từ Xã Là tới Hồi Xuân dòng chính sông Mã đi
qua vùng có lượng mưa năm nhỏ, mô đun dòng chảy giảm. Tại Cẩm Thuỷ có
Flv=17.500 km2 chiếm 61,6% Flv, tổng lượng dòng chảy năm đạt 10,72 tỷ m3,
chiếm 59,6% lượng dòng chảy năm trên lưu vực.
Phần diện tích khu giữa từ Hồi Xuân tới Cẩm Thủy là 2.000km2, có dòng chảy
năm đạt 86m3/s, mô đun dòng chảy 43,0 l/s.km2, tổng lượng dòng chảy năm 2,71 tỷ
m3 chiếm 15,1 % lượng dòng chảy năm trên toàn lưu vực trong khi đó diện tích lưu
vực của nó chỉ chiếm 7,0% diện tích toàn lưu vực.

Trên sông Chu, tại trạm Cửa Đạt có Flv = 6.170 km2, dòng chảy trung bình năm
đạt 127 m3/s với W0 = 4,01 tỷ m3 chiếm 22,3% tổng lượng dòng chảy toàn lưu vực
trong khi đó diện tích lưu vực của nó chỉ chiếm 21,7 % diện tích lưu vực.
Dòng chảy năm trên toàn bộ lưu vực sông Chu là 155 m3/s tương ứng với môt số
20,4 l/s.km2, tổng lượng dòng chảy là 4,89 tỷ m3 chiếm 27,2% tổng lượng dòng
chảy năm trên toàn lưu vực, trong khi đó diện tích của nó chỉ chiếm 26,7% tổng
diện tích toàn lưu vực sông Mã.


×