Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

“Nghiên cứu lựa chọn loại khối phủ phù hợp bảo vệ mái đê chắn sóng khu neo đậu tàu thuyền trú bão vùng miền Trung”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.78 MB, 132 trang )

LỜI CẢM ƠN
Xin cảm ơn Trường ĐHTL và các thầy cô Khoa Công trình đã đào tạo và
hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học cao học, cán bộ thư viện trường đã giúp
đỡ tác giả trong quá trình tìm kiếm tài liệu để thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS.Nguyễn
Trung Anh, TS.Phùng Đăng Hiếu đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả về chuyên
môn trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tác giả xin cảm ơn tới ban chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu giải pháp công
nghệ tiêu giảm sóng cho việc xây dựng khu neo đậu tàu thuyền trú bão ở Việt Nam”
và phòng thí nghiệm Tổng hợp trường Đại học Thủy Lợi đã tạo điều kiện cho tác
giả tham gia công tác thí nghiệm mô hình vật lý trên máng sóng để thực hiện nội
dung của luận văn.
Xin cảm ơn tới cơ quan: Công ty tư vấn xây dựng cảng - đường thủy Hà Nội,
sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ tác giả trong quá trình đi thực
địa công trình, thu thập tài liệu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Công ty tư vấn, xây dựng và thiết kế Hùng
Tiến Nghĩa Đàn - Nghệ An đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học và thực
hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
nhiệt tình giúp đỡ động viên để tác giả hoàn thành luận văn này!
Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2012
Tác giả

Phan Văn Tám


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Nghiên cứu lựa chọn loại khối phủ phù
hợp bảo vệ mái đê chắn sóng khu neo đậu tàu thuyền trú bão vùng miền Trung”
là kết quả nghiên cứu của tôi.
Những kết quả nghiên cứu, thí nghiệm không sao chép từ bất kỳ nguồn thông


tin nào khác. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, chịu bất kỳ các hình
thức kỷ luật nào của Nhà trường.

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2012
Tác giả

Phan Văn Tám


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐÊ CHẮN SÓNG CÔNG TRÌNH BIỂN .......... 3
1.1 Tình hình xây dựng đê chắn sóng (ĐCS) trên Thế giới và Việt Nam ......... 3
1.1.1 Tình hình xây dựng đê chắn sóng trên Thế giới .........................................3
1.1.2 Tình hình xây dựng đê chắn sóng ở Việt Nam ...........................................4
1.2 Phân loại đê chắn sóng công trình biển ............................................................. 4
1.2.1 Phân loại theo tương quan với mực nước ..................................................5
1.2.2 Phân loại vị trí của đê chắn sóng trên mặt bằng ........................................5
1.2.3 Phân loại theo công dụng đê chắn sóng. ....................................................6
1.2.4 Phân loại theo hình dạng mặt cắt ngang đê chắn sóng. .............................6
1.3 Cấu tạo đê chắn sóng ............................................................................................. 9
1.3.1 Đê chắn sóng mái nghiêng bằng đất ...........................................................9
1.3.2 Đê mái nghiêng ruột bao tải cát. ...............................................................10
1.3.3 Đê chắn sóng mái nghiêng bằng đá ..........................................................11
1.4 Tác động của sóng biển lên đê chắn sóng ........................................................ 13
1.4.1 Tác động của sóng lên đê chắn sóng mái nghiêng. .................................14
1.4.2 Áp lực sóng tường đứng. ..........................................................................16
1.5 Tác động của dòng chảy ...................................................................................... 20
1.6 Ổn định đê chắn sóng ........................................................................................... 20
1.6.1. Công thức tổng quát.................................................................................20
1.6.2. Ổn định lật ...............................................................................................21

1.6.3 Ổn định trượt phẳng của đê chắn sóng mái nghiêng ................................22
1.7 Những hư hỏng thường gặp với đê chắn sóng ............................................... 23
1.8 Điều kiện thi công xây dựng đê chắn sóng ...................................................... 24
1.8.1 Đặc điểm về tổ chức thi công ..................................................................24
1.8.2 Một số nội dung liên quan tới tổ chức thi công đê chắn sóng ..................26
1.9 kết luận chương 1 .................................................................................................. 28
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC CHỌN KHỐI PHỦ BẢO VỆ
MÁI ĐÊ CHẮN SÓNG .................................................................................................. 30
2.1 Khái quát khối phủ đê chắn sóng ...................................................................... 30
2.2 Giới thiệu một số khối phủ mái đê chắn sóng ................................................ 30


2.2.1 Bảo vệ mái bằng đá hộc ............................................................................30
2.2.2 Khối bê tông gia cố hình hộp ....................................................................31
2.2.3 Một số loại khối phủ dị hình bảo vệ mái đê chắn sóng ............................33
2.3 Một số nội dung liên quan tính toán khối phủ mái đê .................................. 45
2.3.1 Tính toán trọng lượng khối phủ gia cố mái ..............................................45
2.3.2 Tính chiều dày lớp phủ ............................................................................. 56
2.3.3 Một số nhận xét ........................................................................................55
2.4 Kết luận chương 2 ................................................................................................. 55
CHƯƠNG III.PHÂN TÍCH LỰA CHỌN LOẠI KHỐI PHỦ PHÙ HỢP CHO
VIỆC XÂY DỰNG ĐÊ CHẮN SÓNG KHU NEO ĐẬU TÀU THUYỀN TRÚ
BÃO VÙNG VEN BIỂN MIỀN TRUNG ................................................................... 56
3.1 Sự cần thiết và tiềm năng khu tránh trú bão (TTB) miền Trung .............. 56
3.1.1 Sự cần thiết xây dựng khu TTB ................................................................56
3.1.2 Tiềm năng xây dựng khu TTB khu miền Trung .......................................58
3.2 Yêu cầu về khu neo đậu tàu thuyền trú bão ................................................... 59
3.2.1 Địa điểm khu neo đậu tránh trú bão..........................................................59
3.2.2 Các hạng mục công trình khu neo đậu .....................................................60
3.3 Khu neo đậu tàu thuyền trú bão miền Trung theo Quyết định của Thủ

tướng Chính phủ ......................................................................................................... 65
3.4 Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực miền trung ......................................... 67
3.4.1 Đặc điểm địa hình địa mạo .......................................................................67
3.4.2 Đặc điểm địa chất .....................................................................................68
3.4.3 Đặc điểm khí tượng, thủy văn ..................................................................69
3.4.4 Chế độ hải văn ..........................................................................................70
3.4.5 Bão ............................................................................................................71
3.4.6 Điều kiện vật liệu xây dựng ......................................................................73
3.5 Phân tích lựa chọn loại khối phủ phù hợp cho việc xây dựng khu neo đậu
tàu thuyền trú bão miền Trung ................................................................................ 74
3.5.1 Tình hình sử dụng và ưu nhược điểm một số loại khối phủ .....................74
3.5.2 Các tiêu chí để lựa chọn ............................................................................75
3.6 Một số nghiên cứu với loại khối phủ đề xuất (Khối Akmon cải tiến) ....... 80
3.6.1 Các nội dung thực hiện .............................................................................80


3.6.2 Giới thiệu thiết bị thí nghiệm và độ chính xác của thiết bị.......................81
3.7 Kết luận chương 3 ................................................................................................. 85
CHƯƠNG IV. ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ XÂY DỰNG ĐÊ
CHẮN SÓNG KHU NEO ĐẬU TÀU THUYỀN TRÁNH TRÚ BÃO PHÚ
HẢI – THỪA THIÊN HUẾ........................................................................................... 87
4.1 Giới thiệu dự án vùng khu neo đậu TTB Phú Hải – Thừa Thiên Huế ..... 87
4.1.1 Giới thiệu khu neo đậu TTB Phú Hải – Thừa Thiên Huế ........................87
4.1.2 Điều kiện tự nhiên.....................................................................................87
4.1.3 Đặc điểm khí tượng ..................................................................................89
4.1.4 Đặc điểm thủy, hải văn .............................................................................93
4.2 Giải pháp thiết kế ĐCS ........................................................................................ 98
4.2.1 Chọn tuyến đê chắn sóng ..........................................................................98
4.2.2 Tính chọn kích thước cơ bản của mặt cắt ngang ĐCS mái nghiêng ........99
4.2.3 Tính toán chọn loại khối phủ phù hợp ĐCS ...........................................101

4.3 Tính toán ổn định ĐCS ...................................................................................... 103
4.3.1 Tính toán ổn định trượt sâu.....................................................................103
4.3.2. Tính toán ổn định trượt ngang: ..............................................................106
4.4. Thiết kế tổ chức thi công xây dựng công trình............................................ 109
4.4.1 Thiết bị thi công. .....................................................................................109
4.4.2 Định vị công trình. ..................................................................................109
4.4.3 Trình tự thi công. ....................................................................................109
4.4.4 Quy định khi thi công. ............................................................................112
4.4.5 Kiểm tra và bảo dưỡng. ..........................................................................112
4.5 Kết luận chương 4 ............................................................................................... 112

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 114


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: ĐCS Saemangeum (Hàn Quốc) ....................................................................... 3
Hình 1.2: ĐCS DeltaWorks (Hà Lan) ............................................................................... 4
Hình 1.3: ĐCS cảng cá Tam Quan – Bình Định ............................................................. 5
Hình 1.4: ĐCS ở Anh .......................................................................................................... 5
Hình 1.5: Đê đảo.................................................................................................................. 6
Hình 1.6: Đê hỗn hợp .......................................................................................................... 6
Hình 1.7: Đê chắn sóng dạng kết cấu tường đứng (Victoria, Australia). ..................... 7
Hình 1.8: Đê chắn sóng kết cấu mái nghiêng bằng đá (DungQuất, Quảng Ngãi, VN)
............................................................................................................................................... 7

Hình 1.9: Đê chắn sóng Holyhead, Anh, dạng kết cấu hỗn hợp ................................... 8
Hình 1.10: Đê chắn sóng cọc gỗ (Hà Lan) ....................................................................... 8
Hình 1.11: Đê chắn sóng cừ thép (Mỹ) ............................................................................ 8
Hình 1.12: Đê chắn sóng cảng cá (Tam Quan – Bình Định) ........................................ 9

Hình 1.13: Cảng cá Thạch Kim(Hà Tĩnh) ........................................................................ 9
Hình 1.14: Cấu tạo đê chắn sóng mái nghiêng bằng đất ................................................ 9
Hình 1.15: kết cấu mái nghiêng sử dụng trong giai đoạn 1 ......................................... 11
Hình 1.16: Kết cấu đê mái nghiêng sử dụng trong giai đoạn 2 .................................. 11
Hình 1.17: Cấu tạo đê chắn sóng mái nghiêng bằng đá. .............................................. 12
Hình 1.18: Sơ đồ tác động áp lực sóng phân bố. ........................................................... 14
Hình 1.19: Sơ đồ tác động áp lực đẩy nổi. ..................................................................... 15
Hình 1.20: Sơ đồ tác động lực dội dập. .......................................................................... 15
Hình 1.21: Sơ đồ tác động leo và tụt mái. ...................................................................... 15
Hình 1.22: Sơ đồ tác động dòng chảy. ............................................................................ 15
Hình 1.23: Biểu đồ áp lực sóng Sainfloukhi đỉnh sóng chạm tường .......................... 17
Hình 1.24: Áp lực sóng Sainflou khi đáy sóng chạm tường ........................................ 18
Hình 1.25: Biểu đồ áp lực sóng Goda ............................................................................. 19
Hình 1.26: Sơ đồ tính trượt cung tròn cho đê chắn sóng mái nghiêng ....................... 22
Hình 1.27: Sơ đồ xác định tâm trượt ban đầu ................................................................ 22
Hình 1.28: Sơ đồ kiểm tra trượt phẳng của ĐCS mái nghiêng .................................... 22
Hình 1.29: Một số kiểu phá hoại thường gặp với ĐCS mái nghiêng ........................ 23


Hình 1.30: Thiết bị nổi vận chuyển bằng sà lan thi công ĐCS Dung Quất ............... 27
Hình 1.31: Thi công ĐCS ................................................................................................. 28
Hình 2.1: Sơ đồ bảo vệ mái ĐCS .................................................................................... 30
Hình 2.2: Bảo vệ mái đê bằng kè đá xếp (Việt Nam) ................................................... 31
Hình 2.3: Bảo vệ mái đê bằng đá rời (Nickerrie, surinam, leo phillipse) .................. 31
Hình 2.4: Cấu tạo đê mái nghiêng bằng khối bê tông hình hộp .................................. 32
Hình 2.5: Một số loại khối phủ dị dạng .......................................................................... 33
Hình 2.6: Khối phủ bằng tấm bê tông tự chèn P.Đ.TAC ............................................. 34
Hình 2.7: Kích thước hình học khối Akmon.................................................................. 34
Hình 2.8: Kích thước hình học khối CORE-LOC ......................................................... 36
Hình 2.9: Cấu tạo đê chắn sóng mái nghiêng bằng khối Tetrapod ở cảng Crescent 36

Hình 2.10: Cấu tạo đê mái nghiêng bằng khối Tetrapod ở Cảng Hawail .................. 37
Hình 2.11: Cấu tạo đê chắn sóng mái nghiêng bằng khối Tetrapod ở cảng: ............. 38
Hình 2.12: Khối Tetrapod, ĐCS đông Bắc-Cảng Lagi-Hàm Tân-Bình Thuận. ........ 38
Hình 2.13: Khối Tetrapod, ĐCS Cảng Tiên Sa-Đà Nẵng. ........................................... 39
Hình 2.14: Kích thước hình học khối Tetrapod ............................................................. 39
Hình 2.15: Cấu tạo đê chắn sóng mái nghiêng ở cảng Hawail. ................................... 40
Hình 2.16: Kích thước hình học khối Stabit .................................................................. 44
Hình 2.17: Cấu tạo đê chắn sóng mái nghiêng bằng khối Hohlquader cảng
Wakayama .......................................................................................................................... 41
Hình 2.18: Kích thước hình học khối chữ H .................................................................. 41
Hình 2.19: Cấu tạo đê chắn sóng gia cố mái bằng khối Dolos .................................... 42
Hình 2.20: Kích thước hình học khối Dolos .................................................................. 42
Hình 2.21: Cấu tạo đê mái nghiêng bằng khối Tetrahedron ở cảng Amagasaki ....... 43
Hình 2.22: Cấu tạo đê mái nghiêng bằng Stabit ............................................................ 44
Hình 2.23: Khối Accropode, ĐCS Cảng Dung Quất-Quảng Ngãi.............................. 44
Hình 2.24a: Đồ thị xác định hệ số Kl cho m ≤ 3 ........................................................... 52
Hình 2.24b: Đồ thị xác định hệ số Kl cho m > 3 ........................................................... 52
Hình 2.25: Đồ thị xác định hệ số Kl ............................................................................... 52
Hình 3.1: Tàu cá bị bão Durian (12/2006) đánh hỏng ở đảo Phú Quý, Bình Thuận57
Hình 3.2: Tàu thuyền bị bãoở vùng biển Tuy Hòa........................................................ 57
Hình 3.3: ĐCS cảng cá Mũi Né – Ninh Thuận ............................................................. 58


Hình 3.4: Vũng Rô ........................................................................................................... 58
Hình 3.5: Vũng cạnh Nghi Sơn, Thanh Hóa .................................................................. 58
Hình 3.6: Mũi Kê Gà, mũi Hòn Lan nhô ra biển tạo thành vũng ven biển ................ 58
Hình 3.7: Cảng cá xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh bị bão tàn Phá ....................... 75
Hình 3.8: Kè Đà Nẵng bị bão tàn phá (Bão số 9- 2009) ............................................. 75
Hình 3.9: Khối Tetrapod bị vỡ ở Đồ Sơn ....................................................................... 75
Hình 3.10: Khối Dolos bị hỏng........................................................................................ 75

Hình 3.11: Ván khuôn khối Akmon ................................................................................ 79
Hình 3.12: Ván khuôn khối Tetrapod ............................................................................. 79
Hình 3.13: Lưu trữ khối Xbloc ........................................................................................ 80
Hình 3.14: Khối Akmon cải tiến ..................................................................................... 80
Hình 3.15: Mặt cắt ngang theo nguyên hình .................................................................. 83
Hình 3.16: Mặt cắt ngang theo mô hình ......................................................................... 84
Hình 3.17: Khối Akmon cải tiến ..................................................................................... 85
Hình 4.1: Hoa gió tổng hợp cửa Thuận An (năm 1988) ............................................... 92
Hình 4.2: Biểu đồ hoa sóng trạm Cồn Cỏ ...................................................................... 96
Hình 4.3: Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm MC41 (107°44', 16°30') Phú
Diên, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế ................................................................................ 97
Hình 4.4: Hoa sóng dòng chảy tại trạm cửa Thuận An ................................................ 98
Hình 4.5: Mô hính tính toán trong Geoslope trường hợp 1 ....................................... 103
Hình 4.6: Mô hính tính toán trong Geoslope trường hợp 2 ....................................... 104
Hình 4.7: Kết quả tính toán ổn định trượt tổng thể ĐCS ( địa chất HK1) ............... 104
Hình 4.8: Kết quả tính toán ổn định trượt tổng thể (địa chất HK3) .......................... 105
Hình 4.9: Sơ đồ tính áp lực sóng. .................................................................................. 107
Hình 4.10: Sơ đồ tính ổn định trượt ngang .................................................................. 108


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân cỡ đá theo trọng lượng .......................................................................... 11
Bảng 1.2: Hệ số hiệu chỉnh áp lực sóng đứng ............................................................... 17
Bảng 2.1: Kích thước của khối Akmon (Trung Quốc) .............................................35
Bảng 2.2: Kích thước khối Core-Loc ........................................................................36
Bảng 2.3: Trọng lượng các cỡ đá của đê tại cảng Crescent ......................................37
Bảng 2.4: Kích thước khối Tetrapod .........................................................................39
Bảng 2.5: Hệ số Kfr của công thức (2-6) ..................................................................45
Bảng 2.6: Hệ số Kfr của công thức (2.8) ......................................................................... 46
Bảng 2.7: Hệ số Kd của công thức (2.9) ......................................................................... 47

Bảng 2.8: Hệ số Krr cho công thức (2.10) ...................................................................... 48
Bảng 2.9: Hệ số K cho công thức (2.11) ........................................................................ 48
Bảng 2.10: Giá trị S của công thức Vander – Meer’s ................................................... 50
Bảng 2.11: Các hệ số k1; k2 và k .................................................................................... 53
Bảng 2.12: Hệ số kv ........................................................................................................... 53
Bảng 2.13: Hệ số kp ........................................................................................................... 53
Bảng 2.14: Hệ số Cf .......................................................................................................... 53
Bảng 3.1: Chiều cao sóng lớn nhất đo được ở một số trạm khu vực miền Trung..... 56
Bảng 3.2: Bảng tra trị số gia tăng độ cao ....................................................................... 61
Bảng 3.3: Chiều rộng đỉnh đê theo cấp công trình ........................................................ 62
Bảng 3.4: Các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá các tỉnh miềnTrung đến năm
2020, định hướng đến năm 2030. ................................................................................... 66
Bảng 3.5: Phân vùng tốc độ gió lớn nhất quan trắc ...................................................... 70
Bảng 3.6: Số liệu phân bố sóng vùng biển Miền Trung Việt Nam ............................. 71
Bảng 3.7: Một số cơn bão ảnh hưởng tới miền Trung 2000 đến 2010 ....................... 72
Bảng 3.8: Một số mỏ đá xây dựng khu vực miền Trung .............................................. 73
Bảng 3.9: Khối lượng và thể tích của các khối ứng với chiều cao sóng 5m .............. 76
Bảng 3.10: Độ rỗng một số lớp bảo vệ bằng khối dị hình ........................................... 77


Bảng 3.11: Kích thước của khối Akmon ........................................................................ 77
Bảng 3.12: Tóm tắt kích thước đê chắn sóng đã xây dựng ở Miền Trung ................. 82
Bảng 3.13: Các giá trị thiết kế mô hình theo tỷ lệ 1:40 ................................................ 83
Bảng 3.14 : kích thước khối Akmon cải tiến ................................................................. 84
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu cơ lý của lớp 1 ............................................................................ 88
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu cơ lý của lớp 2: ........................................................................... 88
Bảng 4.3: Vận tốc gió lớn nhất theo tháng trong thời kì quan trắc (1959÷1995) ..... 90
Bảng 4.4: Vận tốc gió cực đại ứng với chu kì lặp ......................................................... 91
Bảng 4.5: Tần suất lặng gió (PL%), tần suất (P%) và tốc độ gió trung bình theo 8
hướng .................................................................................................................................. 91

Bảng 4.6: Số cơn bão đổ bộ vào khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế…………………...92
Bảng 4.7: Các cơn bão lớn có ảnh hưởng đến miền Trung – Việt Nam từ 1983-1997
............................................................................................................................................. 93

Bảng 4.8: Tần suất mực nước .......................................................................................... 94
Bảng 4.9: Một số đặc trưng chế độ sóng ở cửa Thuận An .......................................... 95
Bảng 4.10: Tần suất chiều cao sóng theo hướng (1993 ÷ 1998) ................................. 96
Bảng 4.11: Hệ số nhám trên mái dốc ............................................................................ 100
Bảng 4.12: Kích thước khối phủ Akmon cải tiến ........................................................ 102


1

M U
1. Tớnh cp thit ca ti
Do đặc điểm điều kiện địa lý, hầu hết các tỉnh miền Trung đều tiếp giáp với
biển. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và khai thác
nguồn lợi thủy sản. Mỗi tỉnh miền Trung thường có từ 5 ữ 7 ngàn tàu thuyền lớn nhỏ
đánh bắt cá và khai thác hải sản, điển hình một số tỉnh có số lượng tàu lớn như
Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam... Tuy vậy, hng nm vùng biển các
tỉnh này chu ảnh hưởng trực tiếp của bão biển Đông và có chế độ gió mùa. Đây là
bất lợi lớn cho phát triển kinh tế biển và an toàn tàu thuyền trong khu vực. Hàng
năm, bão và gió mùa làm chìm, làm hư hỏng một số lượng đáng kể tàu thuyền và
cướp đi sinh mạng của ngư dân.
Để đáp ứng yêu cầu cấp bách bảo vệ tàu thuyền khai thác hải sản trên biển khi có
giụng bão, ngày 09/8/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1349/2010/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, khu vực miền Trung có
57 khu neo đậu trú bão, 4 khu neo đậu trú bão cấp vùng (mỗi khu đủ sức chứa 6001500 tàu thuyền) cũn li l khu trỏnh trỳ bóo cp tnh .
Ngoài những khu trú bão an toàn cú địa hình c che chn tt, các khu khác

thường sử dụng đê chắn sóng mái nghiêng có ph khối bê tông dị hình mục đích bảo
vệ mái đê và tiêu giảm sóng tạo ra vùng nước tương đối yên tĩnh cho tàu thuyền neo
đậu. Phần lớn các đê chắn sóng ở nước ta sử dụng khối bê tông dị hình Tetrapod.
Loại khối phủ này có nhiu ưu điểm nhưng vẫn còn mt s tồn tại nhất định: khó
chế tạo ván khuôn, khả năng tiêu giảm sóng chưa cao, tỷ lệ hư hỏng đáng kể sau
nhng trn bóo v thường phải xếp 2 lớp nên tốn kém. Hiện nay các nhà nghiên cứu
trên Thế giới đã đề xuất một số loại khối phủ có khả năng ổn định cao, tiêu giảm
sóng tốt hơn, có thể chỉ cần 01 lớp bảo vệ.
Với những quan tâm trên, nội dung nghiên cứu của đề tài: Nghiờn cu la
chn loi khi ph phự hp bo v mỏi cho ờ chn súng khu neo u tu thuyn
trỳ bóo vựng min Trung mang tính thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng khu


2

neo đậu tàu thuyền trú bão đang được quan tâm ở các tỉnh miền Trung và góp thờm
phần nghiờn cu cho chuyên ngành xây dựng công trình biển.
2. Mc ớch ca ti
Trờn c s nghiờn cu xut s dng loi khi ph phự hp vi iu kin t
nhiờn cú kh nng tiờu gim súng tng i tt phc v vic xõy dng ờ chn súng
cụng trỡnh neo u tu thuyn trỳ bóo khu vc bin min Trung
3. i tng v phm vi nghiờn cu:
i tng nghiờn cu l ờ chn súng mỏi nghiờng v ờ chn súng hn hp.
4. Cỏch tip cn v phng phỏp thc hin
- Cỏc tip cn:
+ Tip cn qua cỏc nghiờn cu, ti liu ó cụng b
+ Tip cn qua cụng trỡnh thc t
+ Qua cỏc ngun thụng tin khỏc
- Phng phỏp nghiờn cu:
+ Phng phỏp lý thuyt

+ Phng phỏp tng hp, phõn tớch ỏnh giỏ
+ Tham kho kinh nghim chuyờn gia
5. Kt qu d kin t c
- Nghiờn cu tng quan ờ chn súng cụng trỡnh bin v khu neo u tu thuyn
trỏnh trỳ bóo
- Nghiờn cu c s khoa hc liờn quan n tớnh toỏn khi ph mỏi ờ chn
súng cụng trỡnh bin, m bo n nh khi lm vic di tỏc ng ca mụi
trng
- xut loi khi ph phự hp vi iu kin t nhiờn vựng bin cỏc tnh
min Trung, cú kh nng tiờu gim súng tng i tt v thun li cho thi
cụng xõy dng;
- p dng tớnh toỏn cho vic xõy dng ờ chn súng khu neo u tu thuyn
trỳ bóo Phỳ Hi Tha Thiờn Hu.


3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐÊ CHẮN SÓNG CÔNG TRÌNH BIỂN
1.1 Tình hình xây dựng đê chắn sóng (ĐCS) trên Thế giới và Việt Nam
1.1.1 Tình hình xây dựng đê chắn sóng trên Thế giới
Đê chắn sóng đã được xây dựng từ rất lâu trên Thế giới với mục đích là bảo vệ
vùng nước neo đậu tàu thuyền và các công trình phía sau đê. Ban đầu đê được xây
dựng bằng các loại vật liệu tự nhiên như: đê bằng đất, đá, cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật đến nay có nhiều loại đê chắn sóng với hình dạng mặt cắt khác
nhau và được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau. Sau đây là một số ví dụ đê
được xây dựng trên Thế giới:
- Đê chắn sóng (ĐCS) ở cảng Madras nằm ở bờ biển phía đông Ấn Độ, đê
được xây dựng từ năm 1881, có chiều dài 900m
- ĐCS ở bể cảng Odexa thuộc vùng Tây Bắc biển Đen, được bắt đầu xây dựng

từ năm 1866 đến năm 1880, đến nay có 6 tuyến đê chắn sóng khác nhau
- ĐCS ở Cảng Marseille của Pháp nằm ở Địa Trung Hải, tuyến đê dài 8 km
- ĐCS Saemangeum của Hàn Quốc có chiều dài 33,9km, nó nằm giữa biển
Hoàng Hải và cửa sông Saemangeum.

Hình 1.1: Đê chắn sóng Saemangeum (Hàn Quốc)
- ĐCS ở cảng Kolombo của Srilanka nằm ở biển Ấn Độ Dương, là tuyến đê
chắn sóng Tây Nam. ĐCS này được thiết kế che chắn sóng có chiều cao 5÷6m


4

- ĐCS DeltaWorks Hà Lan công trình bắt đầu xây dựng năm 1959 đến 1997
mới hoàn thành, đây là một trong 10 công trình lớn nhất Thế giới

Hình 1.2: ĐCS DeltaWorks (Hà Lan)
1.1.2 Tình hình xây dựng đê chắn sóng ở Việt Nam
Việt Nam có bờ biển trải dài và vùng lãnh hải rộng, việc khai thác tài nguyên
biển và phát triển kinh tế biển là một thế mạnh. Tuy nhiên vùng biển nước ta cũng
chịu nhiều tác động của gió bão, đặc biệt là vùng biển Miền Trung. Sóng biển đã
gây ra nhiều hư hỏng cho tàu thuyền và gây ra nhiều thiệt hại về người và của cho
những người dân ven biển nhất là trong mùa mưa bão. Đê chắn sóng đầu tiên của
Việt Nam là đê chắn sóng mái nghiêng làm bằng vật liệu tự nhiên như: đất, đá …
cùng với sự phát triển của Thế Giới đến nay Việt Nam có nhiều ĐCS với các loại
mặt cắt khác nhau (mái nghiêng, tường đứng, hỗn hợp), vật liệu để làm mái đê được
chế tạo bằng đá hộc và các khối bê tông có các hình thù khác nhau có tác dụng tiêu
hao năng lượng sóng nhằm giảm thiệt hại do sóng gây ra. Một số đê đã được xây
dựng ở Việt Nam như:
ĐCS ở cảng Tiên Sa – Đà Nẵng, ĐCS ở cảng Dung Quất – Quảng Ngãi, ĐCS
ở cảng Cửa lò – Nghệ An, ĐCS cảng cá Phan Thiết, ĐCS đảo Bạch Long Vỹ…

1.2 Phân loại đê chắn sóng công trình biển
Đê chắn sóng là loại hình công trình tương đối đa dạng về hình dạng, kết cấu.
Có nhiều cách phân loại đê chắn sóng tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ vật
liệu xây dựng, hình dạng mặt cắt ngang và các đặc trưng của đê chắn sóng.


5

1.2.1 Phân loại theo tương quan với mực nước
- Đê ngập (đê chìm) có cao trình đỉnh đê thấp hơn cao trình mực nước thi
công, thậm chí còn thấp hơn cả mực nước thấp thiết kế. Đê ngập thường được xây
dựng để tiêu giảm năng lượng sóng biển và ngăn cát cho mục đích bảo vệ bờ khỏi
bị xói lở, bảo vệ luồng tàu ở vùng cửa sông chịu tác động ảnh hưởng của sóng biển
và khi bể cảng dùng làm bãi tắm hoặc chỉ ngăn cát, phù sa.
- Đê không ngập có cao trình đỉnh đê luôn cao hơn mực nước cao thiết kế. Đê
không ngập còn chia ra thành hai loại: đê hạn chế sóng tràn (cho phép một mức độ
sóng tràn qua đỉnh đê) và đê không cho phép sóng tràn qua đỉnh.
1.2.2 Phân loại vị trí của đê chắn sóng trên mặt bằng
Đê chắn sóng được bố trí phụ thuộc chủ yếu vào địa hình tự nhiên khu vực xây
dựng, hướng sóng tác dụng và sự vận chuyển của bùn cát.
Căn cứ vào vị trí đê chắn sóng trên mặt bằng các tuyến đê có thể phân loại
thành:
- Đê chắn sóng liền bờ (đê nhô) là đê có một đầu nối tiếp với đường bờ (Đê
chắn sóng cảng Tiên Sa – Dung Quất)
- Đê chắn sóng xa bờ (đê đảo hay đê tự do) là đê chắn sóng mà cả 2 đầu đê
không nối với bờ (tuyến đê có thể hoặc không song song với bờ). Loại đê này
thường được xây dựng để bảo vệ cảng cập tàu cách xa bờ hay ở các đảo ngoài khơi

Hình 1.3: ĐCS cảng cá Tam Quan –
Bình Định


Hình 1.4: ĐCS ở Anh


6

Đê hỗn hợp: trên thực tế, nhiều trường hợp thường kết hợp bố trí xây dựng
tuyến đê chắn sóng theo cả hai kiểu nói trên.

Hình 1.5: Đê đảo

Hình 1.6: Đê hỗn hợp

(Plymouth, Anh)

(Eastern Port, alexandria, Ai Cập)

1.2.3 Phân loại theo công dụng đê chắn sóng.
Đê dùng để chắn sóng: đê chắn sóng hay tiêu tán một phần năng lượng sóng
khi tiếp cận công trình nhằm tạo ra một khu nước có độ tĩnh lặng theo yêu cầu (bảo
vệ vùng nước đậu tàu trong bể cảng để làm hàng, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú
bão, khu bãi tắm …)
- Đê ngăn cát: ngăn chặn sự xâm nhập bùn cát vào khu nước được quan tâm;
- Đê chắn sóng, ngăn cát: ngăn chặn bùn cát và giảm chiều cao sóng cho khu
nước sau công trình (ĐCS cảng Lehavre ở cửa sông Seine của Pháp, ĐCS cảng cửa
lò Nghệ An)
- Đê hướng dòng chảy: xây dựng tại cửa sông, chỗ có hải lưu mạnh để cải
thiện điều kiện luồng hàng hải, chỉnh trị cửa sông...
1.2.4 Phân loại theo hình dạng mặt cắt ngang đê chắn sóng.
Cách phân loại này thông dụng nhất vì nó phản ánh được các đặc trưng cơ bản

của kết cấu, về cấu tạo mà cả về phương pháp tính toán, các giải pháp thi công. Dựa
trên góc độ này kết cấu đê được phân thành:
- Đê chắn sóng tường đứng: mặt đê phía đón sóng thường có dạng thẳng đứng
có thể tận dụng làm kết cấu bến neo đậu tàu phía trong bể cảng. Thân đê thường
được làm bằng khối xếp, khối Cycopit, cọc, cừ hoặc các loại thùng chìm BTCT. Đê


7

tường đứng trọng lực tốn ít vật liệu, thi công nhanh. Tuy nhiên để xây dựng loại đê
này yêu kỹ thuật thi công hiện đại, thiết bị thi công lớn và có nhược điểm là tạo
sóng phản xạ có chiều cao lớn trước công trình.

Hình 1.7: Đê chắn sóng dạng kết cấu

Hình 1.8: Đê chắn sóng kết cấu mái

tường đứng (Victoria, Australia).

nghiêng bằng đá (DungQuất, Quảng
Ngãi, VN)

- Đê chắn sóng mái nghiêng: hình thức đê này thường được xây dựng với lõi
thân đê bằng các vật như đá không phân loại, cát…Các lớp ngoài là đá có kích
thước lớn hơn, các khối bê tông dị hình. Đê mái nghiêng thường có mặt cắt ngang
lớn nên tốn nhiều vật liệu, song lại khai thác được vật liệu ở địa phương, khi xảy ra
hư hỏng cục bộ dễ sửa chữa hơn kết cấu tường đứng. Do có bề rộng đáy đê tương
đối lớn nên loại đê này phù hợp với nhiều loại nền khác nhau. Khi chọn được loại
khối phủ phù hợp, đê chắn sóng mái nghiêng có khả năng tiêu hao năng lượng sóng
tương đối cao.

- Kết cấu đê hỗn hợp (nửa đứng, nửa nghiêng), thường gặp ở hai trường hợp:
+ Phần móng là đê mái nghiêng, thân đê là kết cấu tường đứng (khối xếp bê
tông hoặc thùng chìm bê tông cốt thép);
+ Đê chắn sóng có phần phía biển là đê mái nghiêng, phần trong là tường đứng
kết hợp neo đậu tàu thuyền. Loại đê này xây dựng ở vùng nước sâu và địa chất nền
tốt. Đê kiểu hỗn hợp tận dụng được những ưu điểm của đê mái nghiêng và tường
đứng.


8

Hình 1.9: Đê chắn sóng Holyhead, Anh, dạng kết cấu hỗn hợp
- Đê chắn sóng bằng cọc, cừ thép: thi công tốn ít vật liệu, tốn công đóng cọc.
Loại đê này thường được xây dựng ở vùng có chiều cao sóng nhỏ, địa chất nền phù
hợp. Khu tránh trú bão đảo Hòn Tre (Kiên Giang), đê chắn sóng được sử dụng theo
loại kết cấu này với chiều dài đê trên 700m hiện nay đang được xây dựng, dự kiến
hoàn thành trong năm 2012.

Hình 1.10: Đê chắn sóng cọc gỗ (Hà Lan)

Hình 1.11: Đê chắn sóng cừ thép( Mỹ)

- Các loại đê chắn sóng kết cấu đê đặc biệt khác: đê kiểu phao, đê rỗng, đê
thủy khí, đê bằng ống địa kỹ thuật…Tuy nhiên chưa được ứng dụng rộng rãi do
hiệu quả chưa cao và phức tạp tốn kém trong quá trình vận hành.


9

Hình 1.12: Đê chắn sóng cảng cá (Tam


Hình 1.13: ĐCS Stabiplage

Quan – Bình Định)
1.3 Cấu tạo đê chắn sóng [17]
1.3.1 Đê chắn sóng mái nghiêng bằng đất
Vật liệu đất dùng để xây dựng phần thân đê chắn sóng mái nghiêng ở những
nơi có độ sâu không lớn, H ≤ 5÷ 6m và chiều cao sóng h ≤ 1÷ 1,5m và không được
phép sử dụng khi h = 2,0m. Loại vật liệu này dùng đắp đê có thể là đất cát, sỏi và đá
nhỏ, chúng được phân thành các loại:

Hình 1.14: Cấu tạo đê chắn sóng mái nghiêng bằng đất
1 – Đất; 2 – Asphalt; 3 – Cừ gỗ; 4 – Tấm phủ bê tông cốt thép; 5 – Lớp đá phủ;
6 – Đất sét lèn chặt; 7 – khối chuồng gỗ


10

- Đê hoàn toàn bằng đất (hình 1.14a) có mái rất thoải 1:30 ở phía biển, còn
phía trong bể dốc hơn. Độ sâu H = 6m, trên đỉnh được đổ đá cao tới +3,0m. Kết cấu
này có khối lượng vật liệu rất lớn. Mái ngoài trải dài trên chiều rộng tới 180m
- Đê bằng đất được phủ mái một lớp bê tông asphalt (hình 1.14b). So với kết
cấu ở hình 1.14a giảm được nhiều khối lượng đất, với mái dốc m = 4. Đỉnh đê
không phải đổ đá
- Đê bằng đất có mái gia cố một lớp đá (hình 1.14c) ở trong bể, còn mái ngoài
phủ tấm bê tông cốt thép. Chân khay mái ngoài đổ đá và đất sét vừa để giảm khối
lượng đất, vừa đủ sức phá tan các đợt sóng vỗ. Cao trình chân khay đá đổ cao hơn
mực nước tĩnh khoảng 1,5m.
- Đê bằng đất có chân khay bằng khối chuồng đặt cả hai phía (hình 1.14d).
Trên mái cũng được che đậy một lớp đá. Hai khối chuồng gỗ có đỉnh bằng hoặc cao

hơn mực nước tĩnh của biển. Mái dốc m = 2 cho cả trong và ngoài và khu vực sát
khối chuồng được lát đá hộc
So với 3 loại kết cấu trên, giải pháp chân khay là các khối chuồng giảm được
3 ÷ 4 lần vật liệu đất đổ vào lõi đê.
Ngày nay, rất ít nơi trên thế giới xây dựng ĐCS bằng đất và việc thay thế vật
liệu đất bằng các vật liệu khác tốt hơn, giảm được khối lượng đất đắp và giảm được
tác hại xói lở.
Các cảng ven biển của Việt Nam chịu tác dụng mạnh của sóng, thủy triều, hải
lưu nên giải pháp đê mái nghiêng bằng đất hoàn toàn không phù hợp
1.3.2 Đê mái nghiêng ruột bao tải cát
Loại kết cấu này (hình 1.15) thích hợp với điều kiện thi công ở vùng nước
nông gần bờ, có ưu điểm là thay đổi đá bằng cát, vật liệu hộ đáy là vải địa kỹ thuật
loại không dệt, gia tải bằng đá hộc.
Với đê loại này khi xây dựng có thể chia làm hai giai đoạn, giai đoạn một thi công
theo hình 1.15; giai đoạn hai thi công theo hình 1.16


11

Hình 1.15: kết cấu mái nghiêng sử dụng trong giai đoạn 1

Hình 1.16: Kết cấu đê mái nghiêng sử dụng trong giai đoạn 2
1.3.3 Đê chắn sóng mái nghiêng bằng đá
Đá là vật liệu luôn chiếm tỉ lệ lớn của đê chắn sóng mái nghiêng và thường
được cung cấp tại chỗ ở khu vực địa phương. Mặt khác đá ít bị hạn chế bởi độ sâu
nước, nơi xây dựng đê nên kết cấu đê bằng đá rất sớm thay thế đê bằng đất và
không thể thiếu khi xây dựng đê. Trong kết cấu đê, đá được phân cỡ thành 5 loại
(bảng 1.1) theo trọng lượng của chúng.
Bảng 1.1 Phân cỡ đá theo trọng lượng
Cỡ đá

Trọng lượng (kg)

Đá vụn
5

I

II

III

IV

V

5÷100 100÷1500 1500÷4000 4000÷8000 >8000


12

Trên hình 1.17 là cấu tạo một số kết cấu đê chắn sóng mái nghiêng bằng đá:

Hình 1.17: Cấu tạo đê chắn sóng mái nghiêng bằng đá.
a) Bằng đá không phân cỡ; b, c, d, I bằng đá phân cỡ và không có kết cấu bên trên;
e, h, k, l bằng đá phân cỡ và có kết cấu bên trên.
- Đê mái nghiêng bằng đá không phân cỡ với mặt cắt ngang không đối xứng
(hình 1.17a) ra đời sớm nhất. Đá không phân cỡ cứ đổ trực tiếp với mái ngoài thay
đổi dần từ dưới lên: 1:1,5; 1: 3; 1: 1,25 còn mái trong 1:1,5 ở dưới; 0,75 : 1 ở phía
trên, thường sử dụng ở độ sâu H = 4m và trên mặt đỉnh đê không được gia cố;
- Đê bằng đá phân cỡ với mặt cắt không đối xứng (hình 1.17b) có cấu tạo gần

tương tự như mặt cắt đê ở hình 1.17a; chỉ khác hai mái được phủ bằng các khối đá
lớn hơn so với kích thước đá ở lõi đê; chiều cao sóng tính toán h = 2,5m;
- Đê mái nghiêng có kết cấu đối xứng bằng hai loại đá phân cỡ (hình 1.17c).
Mái dốc cả hai phía của đá lõi 1: 2 và của lớp đá phủ ngoài là 1 : 1,25 với trọng
lượng đá lớn hơn;


13

- Đê mái nghiêng có kết cấu đối xứng cấu tạo bằng 4 loại đá phân cỡ (hình
1.17d). Lớp đệm có cỡ đá nhỏ nhất, đá phần ruột đê có trọng lượng lớn hơn, đá gia
cố mái trong tăng thêm và cuối cùng đá gia cố mái ngoài có trọng lượng nặng nhất.
Độ sâu nước trước đê khoảng 10m nên thường có cơ;
- Đê mái nghiêng có kết cấu không đối xứng gồm 3 loại đá phân cỡ, đỉnh đê
được gia cường thêm khối bê tông đổ tại chỗ (hình 1.17e,g) có độ sâu trước đê H =
10 ÷ 12m. Đê được cấu tạo với 3 cỡ đá là vừa, nhiều cỡ đá hơn sẽ phức tạp cho thi
công và ít hơn sẽ không tận dụng được vật liệu;
- Đê mái nghiêng không đối xứng có 5 cỡ đá (hình 1.17h) đạt độ sâu tới 30m,
trên mái trong có 3 cỡ đá. Đê có chiều cao tới 28,2m. Mặt đê phủ khối bê tông có
gờ cao hơn mặt đê 3,2m để hạn chế sóng tràn;
- Đê mái nghiêng đối xứng với 6 cỡ đá (hình 1.17i), chiếm kỉ lục tối đa về số
lượng cỡ đá khi xây dựng đê. Đá ở lõi đê là dăm sỏi sạn chiếm khoảng 1/5 tổng
khối lượng toàn thân đê;
- Hình 1.17k mô tả một kết cấu đê chắn sóng mái nghiêng đối xứng với 3 cỡ
đá: đá vụn lót nền, đá vừa làm thân lõi, đá to phủ 2 mái từ đỉnh xuống chân. Mặt đê
là kết cấu bê tông cốt thép hình hộp rộng 7m; Ta luy m cả hai phía 1 : 1,75;
- Loại kết cấu đê mô tả ở hình 1.17 l có mái dốc 1 : 1 với 3 cỡ đá, trong đó đá
cỡ to nhất chỉ gia cố phía ngoài biển từ đỉnh đê + 6m đến đáy biển;
Qua các ví dụ kết cấu đê chắn sóng mái nghiêng mô tả ở hình 1.17 có thể cho chúng
ta thấy: đá là vật liệu rất phù hợp cho đê chắn sóng mái nghiêng và là loại vật liệu

chiếm tỉ lệ cao trong xây dựng công trình biển ở nhiều nước trên Thế giới.
1.4 Tác động của sóng biển lên đê chắn sóng
Đê chắn sóng chịu tác động của trọng lượng bản thân và môi trường:
- Trọng lượng bản thân và các thiết bị trên đê;
- Tác động của sóng (Áp lực thủy động, áp lực thủy tĩnh);
- Lực va đập của tàu thuyền (với đê kết hợp làm bến) đi lại của thiết bị trên đê;
- Tác động của dòng chảy gây xói lở chân đê.


14

Sóng biển tác động lên đê chủ yếu do gió gây ra (sóng gió có chu kì ≤10s).
Ngoài ra sóng tác động lên công trình gây ra trong các tác nhân khác như dao động
áp suất không khí, do động đất, do lực hút hành tinh thường có chu kì dao động dài
hơn nhiều so với sóng gió.
Trong thiết kế các công trình biển, thường quan tâm nhiều đến tác động của
sóng gió.
1.4.1 Tác động của sóng lên ĐCS mái nghiêng
Sóng biển khi gặp đê chắn sóng mái nghiêng sẽ leo lên mái, phá hoại kết cấu
mái ngoài và các bộ phận khác, chiều cao sóng leo phụ thuộc vào chiều cao sóng tại
chân công trình và hướng sóng so với tuyến đê ...
Tùy theo vị trí của đoạn đê mái nghiêng đặt tại vùng nước sâu, vùng nước
nông, vùng sóng đổ, vùng mép nước và trong mép nước mà cường độ tác động của
sóng khác nhau với cùng một chế độ gió. Các hiện tượng khúc xạ (chiết xạ), nhiễu
xạ, giao thoa, phản xạ, leo tụt trên mái, dòng chảy ven, dòng chảy quẩn, dòng chảy
thấm qua đê, sự chảy tràn qua mặt... luôn xảy ra phức tạp và đều có tính chu kỳ.
Những hiện tượng này phá hoại sức cản cân bằng của mái gây ra nhiều rủi ro cho đê
biển.
Một số học giả nổi tiếng nghiên cứu thực nghiệm các tác động của sóng như:
Đzunkovski, Suleikin, Smirnow, Wagner, Latterman, Yoshimi Goda và đã tổng kết

thành 5 tác động chính của sóng lên kết cấu đê mái nghiêng:
a)

-

Diện tích chịu lực rộng, nhất là
khi tấm phủ phẳng.

-

Cường độ Pmax nhỏ hơn lực dội
dập.

Hình 1.18: Sơ đồ tác động áp lực sóng phân
bố.


15

b)

Cường độ lớn nhất ứng với bụng

-

sóng.
-

Di chuyển theo mái.


-

Càng xuống sâu càng giảm.

Hình 1.19: Sơ đồ tác động áp lực đẩy nổi.
c)

-

Xảy ra rất ngắn. 1/1000giây.

-

Diện tích chịu lực thu hẹp.

-

Xung lực lớn.

-

Ít xảy ra.

Hình 1.20: Sơ đồ tác động lực dội dập.
d)

-

Chiều cao sóng leo phụ thuộc
vào độ nhám và thấm nước

của mái.

-

Gây tụt cục bộ mái.

Hình 1.21: Sơ đồ tác động leo và tụt mái.
e)

-

Dòng chảy ven và dòng quẩn.

-

Phạm vi có dòng chảy B=λ/4
(λ- chiều dài sóng).

Hình 1.22: Sơ đồ tác động dòng chảy.


×