Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ DỤNG TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC HỆ THỐNG THỦY LỢI ĐỒNG MÔ NGẢI SƠN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.13 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN QUỐC THỊNH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ DỤNG TỔNG HỢP
NGUỒN NƯỚC HỆ THỐNG THỦY LỢI ĐỒNG MÔ - NGẢI SƠN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN QUỐC THỊNH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ DỤNG TỔNG HỢP
NGUỒN NƯỚC HỆ THỐNG THỦY LỢI ĐỒNG MÔ - NGẢI SƠN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
Mã số: 60 - 62 - 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học
1. PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI

Hà Nội – 2011


1
MỞ ĐẦU
A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nước luôn giữ một vai trò quan trọng mang tính sống còn trong lịch sử phát triển
loài người và phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước có truyền thống
nông nghiệp lâu đời, gần 80% dân số sống ở nông thôn, ngành sản xuất chủ yếu là nông
nghiệp, nhu cầu nước cho nông nghiệp rất cao. Mặt khác, hiện nay quá trình đô thị hoá,
công nghiệp hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao, các làng nghề mọc lên nhiều,
nhu cầu khai thác nguồn nước ngầm ngày càng cao, nhưng nguồn nước ngầm này ngày
càng cạn kiệt, bị ô nhiễm và ngày càng trở nên khan hiếm. Do đó các công trình thủy lợi
cấp nước nông nghiệp có ý nghĩa ngày càng to lớn không những đối với việc cấp nước
phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn đối với việc cấp nước sinh hoạt, phát triển công
nghiệp, thủy sản, du lịch, cải tạo và bảo vệ môi trường.
Công trình thủy lợi đã xây dựng ở đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) trong nhiều năm
qua mới chỉ hướng vào mục tiêu chính là đảm bảo yêu cầu cho nông nghiệp, chưa chú
trọng đến yêu cầu cấp thoát nước cho các khu vực đô thị, công nghiệp và nuôi trồng
thủy sản. Bởi vậy khi có thêm nhu cầu dùng nước của các ngành cùng với yêu cầu về
chất và lượng nước thay đổi thì mâu thuẫn giữa nhu cầu nước với khả năng cấp nước
của các công trình này càng trở nên căng thẳng hơn. Do đó biện pháp nâng cao hiệu quả
tổng hợp của các công trình thuỷ lợi (CTTL), luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách.
Để có cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổng hợp phục vụ đa mục
tiêu của các CTTL, cần thiết có sự nghiên cứu, khảo sát đánh giá toàn diện, đầy đủ, định
tính, định lượng về tác dụng, hiệu quả, và phương thức các công trình thuỷ lợi phục vụ

tổng hợp đa mục tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội, tìm ra nguyên nhân của các tồn tại,
thiếu sót rồi đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục - phát triển làm cơ sở khoa học
- thực tiễn vững chắc cho quy hoạch, xây dựng và quản lý các công trình thuỷ lợi đạt
hiệu quả cao, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vùng trên quan điểm sử dụng
tổng hợp, bền vững tài nguyên nước.
Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn với 3 nhiệm vụ chính là cấp nước tưới cho nông nghiệp,
đảm bảo mực nước phục vụ du lịch và thủy sản và cũng chịu những tác động mạnh mẽ
của biến đổi khí hậu, sự phát triển của các các tổ chức dùng nước đòi nhu cầu cấp nước
ngày càng cao cả số lượng lẫn chất lượng nước.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


2
Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn được xây dựng từ năm 1969, đến năm 1974 thì bắt đầu
đưa vào khai thác với dung tích ứng với mực nước dâng bình thường là 86 (106m3) và
mực nước dâng bình thường là +23,25 (m), cao trình đỉnh đập +26,00 (m), nhiệm vụ để
phục vụ tưới cho 12.000 ha đất nông nghiệp của các huyện Thạch Thất, Quốc Oai nằm
bên hai bờ sông Tích. Hồ nước nằm trên địa bàn 3 xã Kim Sơn, Sơn Đông và Cổ Đông
(thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ban đầu chỉ là vùng thung lũng triền đồi, sau đó được tạo
thành hồ bởi việc đắp đập ngăn 2 con sông Măng và Ngải Sơn, chu vi hồ vào khoảng
17km.
Tuy nhiên, cho đến ngày 2/4/2010, cao trình nước hồ chỉ còn ở mức 13,97m và
cho đến ngày 6/4/2100 thì rút xuống chỉ còn vỏn vẹn 13,51m; lượng nước trong hồ chỉ
còn 5,9 triệu m3. Tính từ ngày đưa vào khai thác đến nay, thì mức 13,51m là mức khô
cạn nhất trong lịch sử 37 năm của hồ Đồng Mô, với mức này chỉ còn 51cm nữa là
xuống đến mực nước chết (không mở được cửa xả tưới tiêu) gây ảnh hưởng lớn đến
diện tích đảm nhận tưới của hệ thống.

Mặt khác, mực nước hồ hạ thấp cũng ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng thủy sản,
đặc biệt là các cá thể rùa sống trong hồ. Các chuyên gia của Chương trình rùa Việt Nam
cho rằng “cụ rùa” Đồng Mô cùng loài với “cụ rùa” Hồ Gươm là 2 trong số 4 cá thể còn
tồn tại trên thế giới của loài rùa.
Mực nước hồ hạ thấp còn ảnh hưởng lớn đến du lịch, làm thu hẹp phạm vi thăm
quan du lịch lòng hồ, ảnh hưởng hoạt động của sân golf Đồng Mô.
Đồng thời mực nước hồ xuống thấp còn gây nên mâu thuẫn giữa các đơn vị sử
dụng nước. Việc đáp ứng nhu cầu nước cho nông nghiệp càng làm mực nước hồ giảm
gây mâu thuẫn với ngành du lịch và thủy sản, làm ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu
thuyền và hệ sinh thái trong lòng hồ.
Với những mâu thuẫn nêu trên đòi hỏi năng lực, trình độ của đơn vị quản lý, khai
thác công trình thủy lợi hồ Đồng Mô - Ngải Sơn để quản lý, khai thác tổng hợp nguồn
nước hồ đảm bảo nhu cầu cấp nước cho các tổ chức dùng nước và đạt hiệu quả kinh tế
cao.
Vì thời gian có hạn, đề tài luận văn chỉ tập chung vào nghiên cứu đề xuất các giải
pháp khai thác sử dụng tổng hợp nguồn nước đảm bảo hài hòa nhu cầu dùng nước của
các tổ chức sử dụng nguồn nước hồ Đồng Mô - Ngải Sơn.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


3
B. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá được thực trạng hệ thống thủy lợi Đồng Mô - Ngải Sơn đáp ứng nhiệm
vụ thiết kế và phục vụ đa mục tiêu so với yêu cầu mới.
Đề xuất được một số giải pháp khai thác, sử dụng tổng hợp nguồn nước hệ thống
thủy lợi Đồng Mô - Ngải Sơn.
C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng tổng hợp nguồn nước hồ Đồng Mô Ngải Sơn phục vụ đa mục tiêu.
Phạm vi nghiên cứu ứng dụng là hệ thống thủy Đồng Mô - Ngải Sơn. Kết quả
nghiên cứu của đề tài có thể được xem xét để vận dụng cho các hồ chứa Bắc Bộ và các
vùng có điều kiện tự nhiên và xã hội tương tự.
D. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cách tiếp cận
a) Thu thập tài liệu
Thu thập số liệu địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, khí tượng, thủy văn.
Thu thập tài liệu dân sinh kinh tế, định hướng quy hoạch phát triển của các
ngành.
Thu thập tài liệu về cơ cấu tổ chức, quản lý vận hành hệ thống.
Thu thập tài liệu về hiện trạng công trình hồ Đồng Mô - Ngải Sơn.
Thu thập các tài liệu, kinh nghiệm thể giới, chủ yếu của các nước châu Á, Đông
Nam Á, các tổ chức quốc tế như FAO, ICID, IWMI và tài liệu trong nước.
Nghiên cứu các sử dụng các phần mềm máy tính đánh giá hiệu quả công trình
thủy lợi như: Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Appraisal Process - RAP), Đánh giá
tiêu chuẩn hoạt động của hệ thống (Benchmarking process) của các tổ chức IPTRID,
ICID, FAO phối hợp với IWMI và phần mềm IMSOP của Australia.
b) Khảo sát thực địa
Điều tra khảo sát thực địa để đánh giá khả năng hoạt động của công trình, phạm
vi ảnh hưởng của các tổ chức dùng nước đối với chất lượng và trữ lượng nước của hồ,

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


4
ảnh hưởng tới quá trình quản lý, vận hành hồ chứa; đánh giá các điều kiện tự nhiên, đặc
điểm kinh tế - xã hội liên quan và ảnh hưởng đến vùng nghiên cứu.

c) Tổng hợp, phân tích và tính toán
Tổng hợp phân tích các số liệu, tài liệu điều tra, thu thập, nghiên cứu các vấn đề
hiện trạng qua tính toán, từ đó đề xuất ra giải pháp khai thác sử dụng tổng hợp nguồn
nước hệ thống thủy lợi Đồng Mô - Ngải Sơn.
2. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, giữa công tác nội nghiệp và thực địa
hiện trường.
Điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu.
Phân tích thống kê: phân tích các tài liệu thu thập liên quan đến công trình.
Phương pháp phân tích để đánh giá tài liệu đặc trưng vùng nghiên cứu.
Dùng mô hình toán để tính toán cân bằng giữa nguồn nước đến và nhu cầu nước
cho các tổ chức dùng nước.
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành, các cán
bộ có kinh nghiệm quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THỦY LỢI ĐỒNG MÔ - NGẢI SƠN
1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Do phạm vi của khu vực nghiên cứu rộng nằm trên địa phận của bốn huyện thị xã
là: Thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, huyện Thạch Thất, huyện Quốc Oai nên có những đặc
trưng chung của tỉnh Hà Tây (cũ).
Hà Tây là một tỉnh cũ của Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, từng tồn

tại trong hai giai đoạn: 1965 - 1975 và 1991 - 1998. Tỉnh nằm bên bờ phải (bờ Nam)
sông Hồng và bờ trái (bờ Đông) sông Đà. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố
Hà Đông nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội cũ 10km về phía tây nam, cách sân bay
quốc tế nội bài 35km. Trước tháng 8 năm 2008, Hà Tây có địa giới phía đông giáp thủ
đô Hà Nội cũ, phía đông nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, phía tây
giáp tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Từ ngày 1 tháng 8
năm 2008, toàn bộ địa giới của Hà Tây được sát nhập vào thủ đô Hà Nội .
Hà Tây (cũ) có diện tích 2196,3km2 nằm ở 20033’ - 21018’ vĩ bắc và 105057’ 105059’ kinh đông với 5 cửa ngõ thủ đô qua các quốc lộ số 1A, 6, 32, cao tốc Láng Hòa Lạc, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Hà Tây (cũ) nằm trong vùng tam giác kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, là địa bàn tập trung nhiều dự án quan trọng của quốc gia như: chuỗi
đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Thị xã Sơn Tây, làng văn hóa du lịch Việt
Nam, Đại học quốc gia, khu công nghệ cao, khu đô thị mới An Khánh, Quốc Oai, Ngọc
Hiệp, Vạn Ninh, Đồng Xuân, Phú Cát, đường vành đai 4, đường vành đai 5 của thủ đô
Hà Nội.
Với vị trí địa lý - kinh tế - chính trị - thuận lợi, Hà Tây (cũ) nay sát nhập vào Hà
Nội càng có nhiều điều kiện phát triển kinh tế đa dạng, mở rộng thị trường trong nước,
khu vực quốc tế, tiếp thu khoa học công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Hà Tây (cũ) có địa hình đa dạng, phức tạp bao gồm vùng núi và vùng đồi gò tập
trung ở phía Bắc tỉnh và vùng đồng bằng phía Nam.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


7
b. Số giờ nắng
Nắng chịu ảnh hưởng bởi lượng mây trên khu vực và thay đổi theo mùa, là khu
vực nằm trong vùng nhiệt đới, quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi

dào.
Bảng 1.2. Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm (h)
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

2005

29,5

19,5

33,6

73,6


2006

68,0

35,9

26,1

104,4 164,3 182,4 154,6

2007

61,4

64,1

23,4

78,5

IX

X

182,8 121,6 191,7 128,0 162,4 113,0
92,7

169,4 110,8

147,9 226,6 216,1 158,0 135,9


91,6

XI

XII

128,0

67,2

146,8 100,9
181,2

51,8

c. Độ ẩm tương đối khống khí
Độ ẩm tương đối trung bình năm thay đổi không nhiều giữa các năm khoảng từ
80÷85%.
Bảng 1.3. Đặc trưng độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (%)
Tháng

I

II

III

IV


V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

TB

2005

84

88

86

89

87


83

85

90

88

80

85

76

85

2006

79

89

87

86

85

83


85

91

81

84

82

81

84

2007

76

87

92

85

84

83

84


88

87

85

75

83

84

d. Mưa
Do chịu ảnh hưởng của biển, khu vực cố độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Lượng
mưa trung bình hàng năm 1.500mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa.
Bảng 1.4. Đặc trưng lượng mưa các tháng trong năm (mm)
Tháng

I

II

III

IV

V

VI


VII

2005

13,8

31,9

23,7

27,2

74,4

239,8 355,0

2006

1,7

25,1

70,7

17,6

2007

6,6


20,6

30,1

96,3

VIII

IX

X

XI

XII

Tổng

469,7 307,2

32,8

113,1

21,4

1710,0

140,9 165,9 306,9


383,8 109,8

28,4

58,0

5,6

1314,4

112,7 143,0 157,8

197,6 220,1 184,3

7,1

9,8

1186,0

1.1.2.2. Chế độ thủy văn
Hà Tây (cũ) nằm kẹp giữa hai con sông lớn của Bắc Bộ là sông Đà và sông
Hồng. Sông Đà chảy ở Tây Bắc tỉnh, trên địa bàn huyện Ba Vì, chiều dài khoảng 32km,

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


8

làm ranh giới với tỉnh Phú Thọ. Sông Hồng chảy ở phía Đông, từ Bắc xuống Nam,
chiều dài khoảng 127km, đoạn sông phía Bắc ngăn cách Hà Tây (cũ) với Vĩnh Phúc,
đoạn sông phía Nam ngăn cách Hà Tây cũ với Hưng Yên, đoạn sông ở giữa chảy xuyên
qua lòng thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, trong phạm vi tỉnh Hà Tây (cũ) còn có các con sông khác như: sông
Đáy (103km), sông tích (110km), sông Nhuệ (47km), sông Bùi (7km).
Ngoài các con sông tỉnh Hà Tây (cũ) còn có các hồ lớn như: hồ Đồng Mô - Ngải
Sơn (rộng 1140ha), hồ Suối Hai (671ha), hồ Mèo Gù (113ha), hồ Xuân Khanh (104ha)
thuộc huyện Ba Vì, các hồ Tuy Lai (259ha), hồ Quan Sơn (283ha) thuộc huyện Mỹ
Đức, hồ Đồng Xương (90ha) thuộc huyện Chương Mỹ, hồ Tân Xã (80ha) thuộc huyện
Thạch Thất.
1.1.3. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội
1.1.3.1. Dân số và lao động
Theo kết quả điều tra dân số năm 2007 tỉnh Hà Tây (cũ) có 2.560.341 người, mật
độ dân số 1.166 người/km2. Thành phần dân số nông thôn chiếm 89,5%, thành thị chiếm
10,5%. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, ngoài ra còn một số dân tộc khác
như: Mường, Tày, Thái, Nùng. Trong đó số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn
tỉnh chiếm 51% dân số.
1.1.3.2. Hiện trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
a. Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Hà Tây (cũ) có diện tích đất nông nghiệp chiếm 56,3%, diện tích đất lâm nghiệp
có rừng chiếm 7,62%, diện tích đất chuyên dùng chiếm 18,02%, diện tích đất nhà ở
chiếm 5,75% và diện tích đất chưa sử dụng, sông suối chiếm 12,32%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 104.270ha chiếm
84,49%, riêng đất lúa có 89,4% gieo trồng hai vụ, diện tích đất trồng cây lâu năm là
3.491ha chiếm 2,82%, diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là 5.260ha chiêm
4,26%.
Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 3.849ha, đất có mặt nước chưa
sử dụng là 3.024ha.
b. Công nghiệp và thủ công nghiệp


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


9
Hà Tây (cũ) liền kề Thủ đô Hà Nội, có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận
lợi, đất đai phong phú, cảnh quan đẹp, rất có điều kiện phát triển để trở thành một khu
vực vệ tinh phát triển trên cả 3 lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch dịch vụ.
Trong những năm qua, kinh tế Hà Tây có những bước tiến đáng khích lệ. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng công nghiệp từ 34,59% (năm
2002) lên 37,1% (năm 2004) và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp từ 35,9% xuống còn
33,6%; dịch vụ giữ mức 29,5%. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch quan trọng, từ
70% năm 2001, giảm xuống còn 65,8% năm 2004. Trong công nghiệp, khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh có tốc độ tăng 20%/năm, kinh tế Nhà nước tăng 27%/năm.
Sau khi được sát nhập vào Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các nguồn lực
bên trong và bên ngoài, nhất là vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ và nguyên liệu, phát
triển mạnh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho quá trình trao đổi
hàng hoá và phát triển các loại hình dịch vụ.
Hà Tây (cũ) có trên 200 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều
người ưa chuộng như Vạn Phúc, sơn mài - Duyên Thái, tiện gỗ - Nhị Khê, thêu - Quất
Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc
Chàng Sơn, Sơn Đồng, may Trạch Xá, mộc Đại Nghiệp vv…
c. Du lịch, dịch vụ
Hà Tây (cũ) là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, gắn liền với các dấu
tích về lịch sử phát triển của dân tộc qua đấu tranh dựng nước và giữ nước như vùng núi
cao Ba Vì với huyền thoại Sơn Tinh - Thuỷ Tinh nay là Rừng Quốc gia Ba Vì, dưới
chân núi có nhiều cảnh đẹp, xây dựng các điểm du lịch: Ao Vua, Khoang Xanh, Suối
Tiên, Thác Mơ, Suối Hai, Đồng Mô…Dãy núi đá vôi trùng điệp phía Tây Nam tỉnh

(Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức) có nhiều hang động độc đáo, kỳ thú, tiêu biểu là
động Hương Tích tạo nên thắng cảnh Hương Sơn nổi tiếng trong nước và thế giới, hàng
năm thu hút hàng vạn khách thập phương đến du lịch và trẩy hội.
Hà Tây (cũ) còn có nhiều đình chùa có giá trị cao về mặt kiến trúc, điêu khắc
nghệ thuật và tôn giáo: chùa Hương trong động Hương Tích nổi tiếng với danh xưng
Nam thiên đệ nhất động, chùa Đậu (Thường Tín), chùa Tây Phương (Thạch Thất) có
kiến trúc độc đáo nổi tiếng với 80 vị La Hán, chùa Thầy (Quốc Oai) là nơi tu hành của
cao tăng Từ Đạo Hạnh. Cùng với hàng trăm di tích khác đều đã được xếp hạng quốc gia

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


10
như: chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian, chùa Trầm, đền Và, chùa Mía, lăng Ngô Quyền,
đền Nguyễn Trãi, thành cổ Sơn Tây…
Tỉnh có 3 cụm du lịch: cụm Sơn Tây - Ba Vì là du lịch văn hoá sinh thái, nghỉ
ngơi, vui chơi, giải trí, tham quan di tích lịch sử và văn hoá dân gian, nghỉ cuối tuần.
Cụm chùa Hương là du lịch tín ngưỡng, tham quan di tích lịch sử, cảnh quan thiên
nhiên, du lịch hang động. Cụm Hà Đông và phụ cận là du lịch xanh, du lịch văn hoá
trong các làng nghề và làng nông nghiệp truyền thống, du lịch thương mại.
d. Văn hóa, xã hội
Công tác giáo dục, đào tạo từ lâu đã được chú trọng đầu tư do đó phát triển rất
tốt. Với phương châm tất cả trẻ em đến tuổi đều được đi học, ở tất cả các xã đều có
trường học từ trung học cơ sở trở xuống. Tuyến huyện đều có các trường PTTH, ở một
số huyện vùng núi do điều kiện đi lại khó khăn nhà nước đã đầu tư xây dựng các ngôi
trường nội trú dành cho con em các dân tộc, vùng sâu, vùng xa có điều kiện về học tập
rèn luyện văn hoá và tạo điều kiện cho các em học tiếp ở các bậc cao hơn. Với việc trú
trọng phổ cập giáo dục và phát triến hệ thống đào tạo, dạy nghề đã tạo ra cuộc sống văn

hoá cộng đồng ngày càng được nâng cao. Tới nay 100% số xã đã được phủ sóng phát
thanh truyền hình góp phần truyền tải các thông tin đến tận người dân, cùng với hoạt
động tích cực của các ngành văn hoá địa phương, trung ương, phải nói rằng bộ mặt văn
hoá xã hội của các địa phương trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ vượt bậc.
Ngành Y tế: Đang được Đảng, nhà nước quan tâm đầu tư đúng mức đến nay gần
100% số xã đã có các trạm y tế, cùng với các chiến dịch tiêm phòng và tuyên truyền
phòng chống các bệnh dịch đã ngày một phát huy hiệu quả bảo vệ sức khoẻ cho nhân
dân trong vùng.
1.1.4. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
1.1.4.1. Nông lâm, ngư nghiệp
a. Nông nghiệp
Tập trung thâm canh cao các vùng sản xuất lúa có điều kiện tưới tiêu chủ động
để giải quyết ổn định sản xuất lương thực ở mức có hiệu quả, phấn đấu lương thực
400kg/người/năm. Trong các loại cây màu và cây vụ đông trú trọng phát triển cây ngô
để giải quyết thức ăn tinh bột cho chăn nuôi.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


11
Khai thác lợi thế về đất đai, thời tiết, khí hậu trong lưu vực phát triển cầy trồng,
vật nuôi có thế mạnh, tạo các vùng hàng hoá cho thị trường trong nước và tham gia xuất
khẩu trọng tâm là cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, rau thực phẩm.
Phát triển nhanh hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp và hệ thống dịch vụ
kỹ thuật nông nghiệp, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các dịch vụ cho sản xuất
Tăng cường bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường để đảm bảo cho quá trình
phát triển bền vững. Xây dựng phương thức canh tác nông - lâm kết hợp trên vùng đồi,
để vừa đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả về sinh thái.

Hướng bố trí sản xuất trồng trọt đến năm 2015 và năm 2020 là tập trung thâm
canh các vùng lúa để tăng năng suất, sản lượng. Chuyển những diện tích trồng lúa trên
chân ruộng cao năng suất quá thấp không hiệu quả sang trồng cây công nghiệp ngắn
ngày và cây ăn quả, một số diện tích ruộng trũng sang nuôi cá và kết hợp một vụ lúa
một vụ nuôi cá đồng thời tăng thời vụ và tăng diện tích nông nghiệp đặc biệt là đất cây
trồng cạn.
Hướng phát triển chăn nuôi của toàn khu vực là: Ưu tiên phát triển đàn lợn, bò,
gà ngoài ra phát triển các vật nuôi khác để tăng chất lượng bữa ăn và tăng thu nhập của
các hộ gia đình.
Đàn lợn: Phát triển với tốc độ tăng như hiện nay tập trung cải tạo chất lượng
giống qua xây dựng đàn lợn nái ngoại sản xuất con giống. Thực hiện chương trình nạc
hoá đàn lợn. Hướng sản xuất lợn thịt và lợn sữa cho xuất khẩu.
Phương án tăng trưởng nhanh có thể đưa tốc độ tăng trưởng đàn lên 3-5%.
Đàn bò: Tăng nhanh số lượng và cải tạo chất lượng đàn bằng cách tiếp tục
chương trình sinh hoá đàn bò đến năm 2015 có ít nhất 60% bò lai trong tổng đàn. Để
tiến hành lai tạo với giống Zeba . . . Mục tiêu chăn nuôi bò lấy thịt cần tạo được trọng
lượng lớn và tỷ lệ thịt cao nên cải tiến chất lượng đàn có ý nghĩa lớn phát triển nhiều
phương thức chăn nuôi, chăn dắt thường xuyên và kết hợp nuôi và có thức ăn hỗ trợ.
Đàn trâu: Chức năng cày kéo của trâu đang được thay thế dần mặt khác khả năng
cho thịt của đàn trâu không cao vậy hướng sẽ giảm dần quy mô đàn trâu và thế nuôi bò.
Đàn gia cầm: Phương thức chăn nuôi chủ yểu trong các hộ gia đình với các giống
gà nội chủ yếu cung cấp thịt gia cầm cho vùng lân cận; thịt gia cầm có vai trò quan
trọng nhờ năng suất cao, quay vòng nhanh. Chăn nuôi gia cầm có ý nghĩa lớn trong cải
thiện bữa ăn, cải thiện chế độ dinh dưỡng của dân cư nông thôn.
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


12

Mặt khác hiện nay thực hiện tốt chương trình nông thôn mới có sợ liên kết của ba
nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học đã hình thành nhiều khu trang trai
chăn nuôi lớn với quy mô hàng nghìn con gia súc, gia cầm.
b. Lâm nghiệp
Tình trạng rừng hiện nay đã trở nên nghèo cả vệ sổ lượng và chất lượng, tỷ lệ che
phủ của rừng thấp. Biện pháp trước mắt thực hiện đóng cửa rừng, cấm khai thác gỗ, đặc
biệt là các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu có độ dốc từ 30° trở lên. Đến
năm 2020 chủ yếu là khai thác các vùng rừng trồng, trồng và phát triển bền vững các
vùng rừng phòng hộ. Hướng phát triển lâm nghiệp trong những năm tới nhanh chóng
khôi phục lại vốn rừng bằng hai phương thức: Khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng mới
rừng trên đất núi trọc phấn đấu đến năm 2020 đưa độ che phủ rừng lên 50%
c. Thủy sản
Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản lớn bao gồm ao, hồ, ruộng trũng
và sông suối. Chuyển mạnh sang hướng thâm canh và bán thâm canh đưa giống cá nuôi
có năng suất cao, phục hồi các giống đặc sản đưa vào sản xuất nhằm tăng nhanh giá trị
sản lượng thủy sản.
Với phương châm tận dụng mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, đồng thời
manh dạn chuyển dịch loại đất trũng cấy lúa vụ mùa bấp bênh sang cơ cấu l cá, 1 lúa để
nuôi các loại cá tăng trọng nhanh và có chất lượng cao. Nói chung giá trị sản xuất thủy
sản chi chiếm 2,3% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, nhưng nó tạo nguồn thu
nhập hỗ trợ cho nông dân.
Dự kiến đến năm 2020, năng suất 2,0 tấn/ha.
1.1.4.2. Các ngành kinh tế khác
a. Công nghiệp
Sau khi Hà Nội sát nhập Hà Tây, theo định hướng phát triển công nghiệp Hà Nội
đến năm 2020, tầm nhìn 2030 thành phố sẽ tập trung phát triển nhanh hơn một số
ngành, sản phẩm công nghiệp như công nghệ tin học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ
chế tạo khuôn mẫu các ngành và sản phẩm công nghệ cao.
Phát triển công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược,
hoá, mỹ phẩm… Theo đó, thành phố sẽ bố trí các ngành theo xu hướng chuyển đổi cơ


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


13
cấu đầu tư và công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng các khu, cụm
công nghiệp chuyên ngành.
Hiện trong địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) đã hình thành và phát triển rất nhiều khu
công nghiệp: khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghiệp Bắc Phú Cát, khu công
nghiệp Phú Nghĩa, khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai, khu công nghiệp Phụng
Hiệp, khu công nghiệp Bắc Thường Tín, khu công nghiệp An Khánh và còn một số cụm
công nghiệp: cụm công nghiệp Hà Bình Phương, cụm công nghiệp Đồng Mai,...
b. Thủ công nghiệp
Với mục tiêu phát triển thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp để rút ngắn khoảng
cách giàu nghèo ở khu vực thành thị và nông thôn, tránh tình trạng di dân tự do, giải
quyết vấn đề xã hội, mặt khác đó còn là điều kiện để phát huy và khôi phục bản sắc văn
hoá dân tộc...
Từ những nhận định đó Nghị Quyết Đại Hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: "Phát triển
đa dạng công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, thị trấn, thị tứ liên
kết với công nghiêp tập trung, phát triển các làng nghề truyền thống làm hàng xuất
khẩu, mở mang cá loại hình dịch vụ ...".
Xuất phát từ đặc điểm cụ thể: Hà Tây (cũ) là một Tỉnh diện tích không rộng, dân
cư đông đúc, khu vực nông thôn chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh . Nhưng cạnh đó lại
có ưu thế về phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt là ưu thế phát triển
các làng nghề thủ công truyền thống. Đây là một hướng đi rất quan trọng nhằm giải
quyết việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao động khu vực nông thôn, thị trấn, thị tứ và đô
thị.
c. Du lịch, dịch vụ

Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thì Hà Tây (cũ) có vị trí quan trọng
với tư cách là điểm du lịch phụ cận thủ đô Hà Nội, trong tam giác du lịch và kinh tế
trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh của vùng Bắc Bộ, có thế mạnh và thuận
lợi phát triển du lịch. Địa bàn có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp với các di tích lịch sử
văn hóa, cách mạng, làng nghề là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch với các
sản phẩm đa dạng phong phú, như tham quan di tích lịch sử, lễ hội, làng Việt cổ, nghỉ
cuối tuần vui chơi giải trí leo núi, tham quan du lịch làng nghề. Trong chương trình
hành động quốc gia về du lịch toàn quốc có 22 khu, điểm du lịch tổng hợp, chuyên đề
thì trong đó tỉnh ta có 2 khu du lịch chuyên đề là khu du lịch văn hóa thắng cảnh Hương

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


14
Sơn và khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ba Vì - Suối Hai. Bên cạnh đó nhiều địa
phương có dày đặc các quần thể di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh, điều này
đã khẳng định vị trí quan trọng của du lịch Hà Tây trong chiến lược phát triển du lịch cả
nước. Thực tế trong thời gian vừa qua trên địa bàn có các chương trình lớn của Quốc gia
được triển khai như khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc, Đại học quốc gia, làng văn hóa
các dân tộc Việt Nam sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động du lịch.
Ngành đã xây dựng định hướng phát triển về thị trường, phương hướng đầu tư,
chiến lược marketing… và phát triển sản phẩm chủ yếu, dựa trên các điều kiện tiềm
năng, tài nguyên du lịch với các loại hình sản phẩm đặc trưng, đó là du lịch văn hóa với
lễ hội chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương… Mặt khác tăng cường khai thác thế
mạnh du lịch làng nghề thủ công truyền thống thu hút khách du lịch và xúc tiến thương
mại gắn với xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ hướng dẫn viên tại các điểm làng nghề
phục vụ du lịch và đưa sản phẩm làng nghề thành hàng hóa lưu niệm. Tổ chức tham
quan di tích văn hóa dựa trên tiềm năng các đặc trưng văn hóa lâu đời của địa phương

tạo cơ hội cho du khách khám phá môi trường văn hóa mới, đây là sản phẩm du lịch thu
hút khách nước ngoài. Sản phẩm du lịch sinh thái chủ yếu là nghỉ dưỡng có hệ sinh thái
phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành như: Đồng Mô, Suối Hai, Quan Sơn, rừng nguyên
sinh Bằng Tạ… Du lịch thể thao vui chơi giải trí điền dã với các loại hình đa dạng như
các chuyến tham quan dã ngoại leo núi có thể phát triển ở khu vực Ba Vì, Hương Sơn,
Quan Sơn. Các loại hình thể thao cao cấp như chơi gôn, đua thuyền, dù nước, đua ngựa,
tập trung ở khu vực Đồng Mô, Suối Hai. Thị trường du lịch văn hóa hiện chiếm 60%
đang phát triển bền vững nhưng hiệu quả kinh doanh thấp nên cần có biện pháp thay đổi
chất lượng, tập trung phát triển sản phẩm mới để thu hút khách quốc tế và khách nội địa
du khảo văn hóa, du lịch đồng quê, làng nghề…
1.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC VÙNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Khảo sát thực tiễn công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu
1.2.1.1. Trên thế giới
Nghiên cứu nhận biết vai trò phục vụ đa mục tiêu của các hệ thống thủy lợi:
Các kết quả nghiên cứu do Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) thực hiện tại nước
Srilanca và tài liệu quốc tế khác của Ủy ban tưới tiêu quốc gia Thái Lan, của Cục thủy
nông Thái Lan, của tổ chức Liên hợp quốc FAO, của Mạng lưới châu Á về quản lý
nước, Uỷ ban Tưới tiêu quốc tế ICID, của Đại học HR Wallingford and DFID, Anh

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


15
quốc, và các kết quả của các nhà nghiên cứu tại các nước Trung Quốc, Ấn Độ,
Malaysia, Philippin, Mexico, Nam Phi, Australia cho thấy rõ hiệu quả CTTL phục vụ đa
mục tiêu.
+ Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nước và tiêu thoát nước cho nhiểu đối tượng
khác bên cạnh việc nhiệm vụ chính là tưới, tiêu nước cho cây trồng.

+ Cụ thể vai trò phục vụ đa mục tiêu của các HTTL gồm các lĩnh vực sau:
a. Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nước tưới và tiêu thoát nước cho các cây
trồng nông nghiệp là chủ yếu và cây trồng lâm nghiệp
Nhiều nước trên thế giới đã đảm bảo được an ninh lương thực (ANLT) quốc gia
và góp phần đảm bảo ANLT thế giới là nhờ phát triển nền nông nghiệp có tưới với diện
tích cây trồng được tưới, tiêu nước ngày càng tăng, nhất là tại các nước sản xuất lương
thực, nông sản lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan, Việt nam, Nhật Bản,
Mexico, Brazinlia, Philipin, Indonesia…ở đó, đã từ lâu thuỷ lợi - tưới tiêu nước đã được
coi là giải pháp hàng đầu trong phát triển nông nghiệp, có tác dụng quyết định đến tăng
vụ, tăng năng xuất, sản lượng các cây trồng…
b. Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước sinh hoạt
+ Phần lớn dân cư nông thôn sống gần cạnh các kênh mương dẫn nước của
HTTL nên họ có điều kiện thuận lợi sử dụng nước miễn phí nguồn nước từ HTTL cho
sinh hoạt gia đình, thông qua sử dụng trực tiếp nước chảy trên kênh mương, hoặc gián
tiếp thông qua các giếng nước được nguồn cung cấp nước từ các kênh mương ngấm vào
tầng đất chứa nước, nhất là trong mùa khô hạn, đặc biệt các vùng khan hiếm nước.
+ Các hệ thống thủy lợi quy mô vừa và nhỏ thường cung cấp nước cho các nhu
cầu sinh hoạt nông thôn, các hệ thống cỡ lớn và trung bình còn thêm cả cấp nước cho
các khu đô thị, thị trấn, khu công nghiệp, thậm trí còn cấp nước cho các thành phố. Tại
Trung Quốc, các hệ thống thủy lợi lớn đã cung cấp 26 tỷ m3 nước/năm cho các nhu cầu
sinh hoạt và công nghiệp (chiếm tới 15% tổng các nhu cầu nước sinh hoạt, công nghiệp
của Quốc gia này, cho hơn 200 triệu dân cư).
+ Dân cư nông thôn, chủ yếu là nông dân mà nhà cửa của họ phần lớn nằm gần
cạnh các kênh mương dẫn nước của hệ thống thủy lợi nên họ có điều kiện thuận lợi sử
dụng nước từ kênh mương thủy lợi cho sinh hoạt gia đình, họ đã sử dụng trực tiếp nước
chảy trên kênh mương, hoặc sử dụng gián tiếp thông qua các giếng nước được nguồn
nước cấp từ các kênh mương ngấm vào đất - tầng chứa nước, nhất là trong mùa khô.

Luận văn thạc sĩ


Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


16
+ HTTL cung cấp nước cho các hộ nông dân đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa
thuộc miền đồi núi, ở đó chưa có được hệ thống cấp nước sạch công nghiệp cho sinh
hoạt thì các gia đình nông dân thường tận sử dụng nguồn nước từ các hệ thống thủy lợi
(hồ chứa nước, nước trên kênh mương) để cho sinh hoạt gia đình (nấu ăn, giặt, tắm, vệ
sinh, chăn nuôi, tưới vườn…).
c. Nuôi trồng thuỷ sản và thủy cầm được CTTL cấp, thoát nước
+ Hầu hết mặt nước các hồ chứa thủy lợi đã được tận dụng kết hợp nuôi trồng
thủy sản tại các nước trên thế giới, kênh mương của các HTTL còn là nguồn cung cấp
nước cho nhiều ao, hồ nhỏ nuôi trồng thủy sản của dân cư, các kênh mương còn thực
hiện chuyển dẫn nước, hòa trộn nước mưa và nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản nước
mặn vùng ven biển.
+ Tại các nước trồng lúa khu vực Đông Nam Á, nhiều cánh đồng trồng lúa thấp
trũng được tưới ngập, người ta đã tận dụng kết hợp nuôi trồng thủy sản cho lợi nhuận
khá cao. Hơn nữa còn diệt trừ được sâu bọ phá lúa nhờ cá, tôm ăn chúng, còn làm tăng
lượng phân bón cho lúa nhờ cá, tôm tiêu hóa thải ra.
+ Còn chăn thả vịt, ngan, ngỗng trên các cánh đồng lúa trũng, trên các ao được
kênh mương thủy lợi cấp nước. Mô hình cơ cấu canh tác Lúa - Cá - Vịt, ngan ngỗng đã
cho hiệu quả kinh tế trên cánh đồng lúa cao hơn 30-35% so với trồng thuần chỉ có lúa.
d. Hệ thống thủy lợi kết hợp cấp nước cho chăn nuôi
+ Tại các nước châu Á, vùng khô hạn và bán khô hạn chủ yếu tại các vùng phía
Nam, Hệ thống hỗn hợp cây trồng - vật nuôi đã đóng vai trò quan trọng để tiết kiệm
nước tưới, tăng hiệu quả sử dụng nước, tăng hiệu quả sản xuất chung do tận dụng các
sản phẩm từ chăn nuôi (phân, nước thải…) phục vụ cây trồng, góp phần cải tạo đất.
Nguồn phân thải ra từ chăn nuôi còn được sử dụng làm năng lượng đun nấu phục vụ ăn
uống.
+ Hệ thống thủy nông còn là môi trường, là nguồn cung cấp nước và tiêu thoát

nước cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm, thông qua việc lấy nước trực
tiếp từ các hồ chứa, dùng nước kênh mương, từ các giếng nước được kênh mương thủy
lợi làm tăng mực nước ngầm. Hệ thống thủy lợi còn cấp nước tưới cho các đồng cỏ
chăn nuôi, cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm…
+ Tại vùng cao nguyên Texas, nước Mỹ, các nhu cầu nước nông nghiệp đã khai
thác tới 95% tổng lượng nước ngầm. Do vậy sự thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


17
sự gia tăng ngành chăn nuôi (bao gồm vật nuôi và các cây thức ăn chăn nuôi) đã làm
giảm lượng nước cung cấp cho nông nghiệp tới 25%, nhưng lại góp phần chống xói
mòn đất, tăng độ phì nhiêu của đất, lại tăng hiệu quả kinh tế chung sản xuất.
e. Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho công nghiệp và dịch vụ ở nông
thôn
Nhiều vùng ở nông thôn chưa được xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, nên
nguồn nước từ hệ thống kênh tưới đã cấp nước cho các hoạt động tiểu công nghiệp, dịch
vụ ở nông thôn như chế biến nông sản, sản xuất gạch ngói và vật liệu xây dựng, chế
biến thực phẩm, các nhà hàng ăn uống,…
f. Hệ thống thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho thủy điện và giao thông thủy
Những năm trước đây, một số hồ đập thủy lợi và nhiều bậc nước trên kênh
mương được tận dụng để phát triển thủy điện, nhưng giảm dần cùng với sự phát triển
của mạng lưới điện quốc gia (bao gồm nhiệt điện và các nhà máy thủy điện lớn). Về
giao thông thủy trên các HTTL hiện nay cũng giảm dần do sự phát triển mạnh mẽ của
mạng lưới giao thông đường bộ. Tuy nhiên tại nhiều vùng ở Campuchia, Philippin, Thái
Lan, Malaysia... và vùng đồng bằng sông Mê Kông của Việt Nam, các hệ thống kênh
mương thủy lợi đã được tận dụng nhiều cho giao thông đường thủy.

g. Hệ thống thủy lợi tác động tích cực đến môi trường và chu trình thủy văn và
cải thiện tiểu khí hậu
+Các hệ thống thủy lợi cấp, thoát nước có tác dụng phòng chống khô hạn,
phòng chống úng ngập, lũ lụt và cải tạo đất, chống xói mòn, lầy thụt, mặn hóa đất canh
tác…
+ Lượng nước gây úng ngập, lũ lụt đã được tiêu thoát bởi các hệ thống tiêu thoát
nước có công trình đầu mối là các trạm bơm, cống tiêu nước… hơn nữa lượng nước gây
úng ngập còn được chứa trữ tại các khu ruộng trũng trồng lúa có khả năng chịu ngập
nước để rồi tiêu sau đó. Kết quả khảo sát cho thấy 20% lượng nước gây ngập úng ở
vùng hạ lưu sông Mê Kông trong thời gian 1999 - 2000 đã được tạm thời giữ chứa tại
các cánh đồng lúa trũng, để rồi được kênh mương thủy lợi tiêu thoát sau đó.
+ Nhiều hệ thống tưới nông nghiệp có vai trò tích cực đến chu trình thủy văn và
hệ sinh thái như các tác dụng điều hòa dòng chảy, làm tăng mực nước ngầm, phòng
chống khô hạn, chống úng ngập.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


18
+ HTTL bổ sung nguồn nước ngầm. Các hệ thống kênh mương tưới đã làm tăng
mực nước ngầm do nước ngấm xuống từ lòng kênh mương, thêm nữa lượng nước ngấm
xuống từ các cánh đồng trồng lúa nước cũng làm tăng mực nược ngầm của các giếng
lân cận.
+ Tại hệ thống tưới cho lúa Kumamoto của Nhật Bản, 85% nguồn nước nhập vào
nước ngầm là do lượng nước ngấm xuống từ các cánh đồng lúa, tại các vùng đất cao
nguyên ở Đài Loan 21 - 23% lượng nước ngấm xuống từ cánh đồng lúa đã nhập vào
nguồn nước ngầm.
+ Cải thiện tiểu khí hậu: Sự bốc thoát hơi nước từ các cánh đồng lúa rộng lớn có

tác dụng làm giảm nhiệt độ nóng bức trong mùa hè và làm tăng nhiệt độ, gây ấm áp vào
mùa đông lạnh giá. Đặc biệt ở các vùng lân cận các hồ chứa thủy lợi có khí hậu luôn
mát mẻ trong mùa hè và ấm áp trong mùa đông, chính vì vậy mà nhiều khu vực có hồ
chứa và hồ chứa nước thủy lợi được kết hợp xây dựng các khu du lịch.
+ Tác dụng làm sạch nước của các hệ thống thủy lợi:
Khối lượng nước trên các cánh đồng lúa có tác dụng làm tăng tính hấp phụ của
đất đối với các kim loại nặng và làm tăng khả năng vận chuyển chất hữu cơ của nó, các
cánh đồng lúa như là các vùng đất ướt nhân tạo có tác dụng chuyển hóa các nguyên tố
Nitogen và Photpho có lợi cho đất và cây trồng. Tỷ lệ khử Nitogen này là từ 0.02 đến
0.8 g/m2/d.
Các lượng bùn cát lắng đọng trên kênh mương trong quá trình chuyển nước và
bùn cát lắng đọng trên các cánh đồng lúa tưới ngập đã có tác dụng làm sạch nước (trong
hơn) và còn cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển, cải tạo đất thoái
hóa.
h. Bảo tồn đa dạng sinh học nhờ các HTTL
Các HTTL cấp, thoát nước và điều hoà dòng chảy, cải tạo đất đã có tác dụng rõ
rệt để giữ gìn, phát triển các loại cây trồng, quần thể thực vật tự nhiên, các động vật,
sinh vật trên khu vực để bảo tồn đa dạng sinh học.
i. Giá trị du lịch sinh thái và giải trí của các hệ thống thủy lợi
Nhiều hệ thống thủy lợi, nhất là các hồ chứa nước đã là nơi du lịch sinh thái, giải
trí rất tốt do cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ, nguyên sơ, do khí hậu ôn hòa, do bản thân
các công trình của hồ chứa được thiết kế xây dựng đẹp.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


19
Nhiều CTTL đập dâng, các cống lớn cũng có cảnh quan đẹp và đươc thiết kể đẹp

phục vụ tốt cho du lịch
k. Hệ thống thủy lợi tác động tích cực đến phát triển văn hóa, xã hội
Các cánh đồng trồng lúa, các hệ thống tưới lúa có vai trò quan trọng trong phát
triển xã hội, làm tăng tính cộng đồng cho những người dân sử dụng nước, góp phần
nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhất là tại các nước sản
xuất nhiều lúa gạo ở vùng Đông Nam Á và Châu Á, từ hàng nghìn năm trước đây đã
hình thành nền văn minh, văn hóa lúa nước trong đó có Việt Nam.
+ Nhờ hệ thống điện năng cung cấp cho các trạm bơm, hoặc cấp cho sinh hoạt và
làm việc của các cơ quan quản lý CTTL mà những người dân ở gần đó được hưởng
theo, làm tăng đời sống văn hóa, tinh thần của họ.
+ Để thực hiện quản lý khai thác các CTTL, đã có nhiều người được cung cấp
việc làm mới, nhiều người được đào tạo chuyên môn để nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần.
+ Việc thành lập và hoạt động của các Hội dùng nước (WUA), của mạng lưới
PIM đã làm tăng tính cộng đồng, giáo dục ý thức tập thể cho người dân, thực hiện bình
đẳng và công bằng xã hội.
+ Các ngành nghề mới phát triển nhờ được cấp nước từ HTTL sẽ tuyển dụng
nhân công, tạo thêm việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, sự xây dựng và hoạt động của các HTTL cũng có thể ở nơi này, nơi
khác đã gây ra một số tác động tiêu cực như: Phải thực hiện di dân và tái định cư để có
diện tích xây dựng công trình và làm mất đi một số phần trăm diện tích canh tác, đa
dạng sinh học bị thay đổi, tập quán canh tác thay đổi...Các tác động tiêu cực là nhỏ, có
thể giảm thiểu đến mức tối đa nhờ công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý
khai thác hợp lý và tối ưu, do vậy nó hầu như không đáng kể so với các lợi ích to lớn
thu được từ hiệu quả phục vụ của các HTTL.
1.2.1.2. Hệ thống thủy lợi phục vụ đa mục tiêu ở Việt Nam
a. Các thành tựu chung
Những thành tựu do thủy lợi đạt được như sau:
Năm 1945 cả nước mới có 13 hệ thống thủy nông vừa và lớn tập trung ở các tỉnh
Trung du, đồng bằng Bắc bộ, khu 4 cũ, Duyên Hải miền Trung cùng với một số kênh


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


20
lạch tạo nguồn ở đồng bằng sông Cửu Long với tổng năng lực tưới mới đạt 324.900 ha,
tiêu mới đạt 77.000 ha. Tính đến nay cả nước đã xây dựng được gần 100 hệ thống thủy
nông vừa - lớn và hàng nghìn công trình thủy lợi nhỏ, trong đó có:
+ Trên 500 hồ đập lớn có dung tích trên 1 triệu m3 nước hoặc có đập cao trên
10m hoặc công trình xả lũ trên 2000 m3/s (phân loại theo tiêu chuẩn của IOCLD). Với
số lượng này Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật
Bản, Tây Ban Nha, Canada, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Pháp, Nam Phi, Mêxico,
Italia, Anh. Trong số hồ đập lớn trên có: 72 hồ đập có dung tích trên 10 triệu m3, 41 hồ
đập có dung tích trên 20 triệu m3.
+ Trên 2.000 trạm bơm lớn và vừa với tổng công suất lắp máy về tưới là 250
MW, tiêu là 300 MW để tiêu úng vụ mùa cho 1,5 triệu ha ruộng và 0,5 triệu ha đất tự
nhiên (làng mạc, đường sá, thành thị...).
+ Trên 5.000 cống tưới tiêu lớn và vừa được xây dựng trên các sông lạch, kênh
trục cũng như dưới các đê sông, đê biển.
b. Các công trình thủy lợi mang lại thành tựu nổi bật to lớn
Về tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Góp phần ổn định tăng năng suất sản lượng cây trồng, đặc biệt là cây trồng lúa,
tính đến năm 2008, trên phạm vi cả nước, các hệ thống thủy lợi lớn, vừa và nhỏ đã đảm
bảo tưới trực tiếp cho hơn 3,45 triệu ha đất nông nghiệp, tiêu úng vụ mùa cho khoảng
1,7 triệu ha, ngăn mặn cho gần một triệu ha, cải tạo 1,6 triệu ha đất chua phèn ở đồng
bằng sông Cửu Long. Góp phần đưa sản lượng lương thực đạt 36 triệu tấn.
+ Các công trình thuỷ lợi còn tưới trên 1 triệu ha rau màu, cây công nghiệp và
cây ăn quả. Nhờ các biện pháp thuỷ lợi và các biện pháp nông nghiệp khác trong vòng

10 năm qua sản lượng lương thực tăng bình quân 1,1 triệu tấn/năm. Đưa Việt Nam từ
chỗ thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới với mức
4 triệu tấn/năm.
CTTL góp phần phát triển du lịch sinh thái
+ Các CTTL, nhất là các hồ chứa nước đã được tận dụng để phát triển du lịch
(như các hồ Núi Cốc, Tuyền Lâm, Cửa Đạt, Kẻ Gỗ, Đồng Mô, Suối Hai, Đại Lải, Xạ
Hương, Làng Hà, Đầm Vạc, Lạc Ý...), một số sân đánh gôn, các nhà nghỉ cũng được xây
dựng quanh các hồ thuỷ lợi Đại Lải, Xạ Hương, Đồng Mô... Một số khu cụm công trình
đầu mối nhủ đập dâng Liễn Sơn, Cống Liên Mạc, Đập Đáy, đập Thác Huống, Bái Thượng,
Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


24
dòng chảy kiệt. Bổ sung cho nước ngầm, tác dụng này được thể hiện rõ ràng hơn ở
những vùng cao. Nước từ các kênh mưong và nước tưới từ ruộng lúa ngấm xuống làm
tăng nước ngầm.
Tác dụng đến môi trường đất: Tất cả các CTTL không gây xói mòn đất, giúp cải
tạo đất, giúp đất có độ ẩm cần thiết để không bị bạc màu, đá ong hoá, chống cát bay, cát
nhảy và thoái hóa đất, còn cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác.
Tác dụng đến tiểu khí hậu khu vực: Các hồ chứa đều có tác động tích cực cải tạo
điệu kiện vi khí hậu của một vùng. Làm tăng độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tạo nên các
thảm phủ thực vật chống xói mòn, rửa trôi đất đai. Mùa hè không khí mát mẻ, dễ chịu
có tiềm năng phát triển du lịch.
1.2.1.3. Hiệu quả hệ thống thủy lợi phục vụ đa mục tiêu vùng trung du, miềm
núi phía Bắc
Các công trình thuỷ lợi tại các tỉnh vùng miền núi, Trung du phía Bắc đã và đang
thực hiện được nhiệm vụ chủ yếu là tưới, tiêu nước cho cây trồng, còn kết hợp phục vụ
đa mục tiêu để cấp nước, thoát nước cho các ngành chăn nuôi, sinh hoạt, công nghiệp,

nuôi trồng thủy sản, du lịch, lâm nghiệp và phát điện như:
a. Công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển trồng trọt
+ Hệ thống công trình thủy lợi có tác động rất lớn, thực hiện được vai trò biện
pháp hàng đầu phát triển ngành trồng trọt, nhờ có công trình thuỷ lợi đã làm tăng đáng
kể năng suất, tăng vụ, góp phần phát triển đa dạng hóa sản xuất và tăng sản lượng cây
trồng, vật nuôi. Nhìn chung nhờ các công trình thủy lợi mà hệ số quay vòng ruộng đất
nâng từ 2 lên 2,5 lần, năng suất lúa được tăng lên: Vụ chiêm xuân đạt 5,03 ÷ 6 tấn/ha,
vụ mùa đạt 4 ÷ 5 tấn/ha và ngô đông đạt 5 ÷ 6 tấn/ha, khoai tây 11 ÷ 14 tấn/ha, đậu tương
từ 5,4 ÷ 13 tạ/ha, chè tăng từ 29 ÷ 41 tạ/ha.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi rất nghèo nhất miền Bắc, nhưng nhờ có các công trình thủy
lợi nên diện tích tưới được mở rộng, đạt tưới chắc 85% đất canh tác canh tác được hai vụ
lúa, sản lượng lúa tăng từ 5 tấn lên 8 tấn/ha/năm.
Yên Bái là tỉnh miền núi khó khăn, do có CTTL được đảm bảo nước tưới chắc
cho gần 80% đất canh tác nên trồng cấy được cả 2 vụ ổn định, các cây trồng đều tăng cả
về diện tích, năng suất (NS) sản lượng (NS lúa tăng từ 6 lên 9 tấn/ha/năm, NS ngô vụ
đông tăng 70 %).

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


25
Tỉnh Phú Thọ gần 82% đất canh tác được tưới nhờ có hệ thống công trình thuỷ
lợi, làm tăng hệ số quay vòng đất từ 1,6 lên 2,1 lần, NS lúa Vụ chiêm xuân tăng lên 5,03
tấn/ha, vụ mùa đạt 4,48 tấn/ha và NS ngô đông đạt 3,41tấn/ha.
Tỉnh Vĩnh Phúc 80% đất canh tác được tưới nhờ CTTL đảm bảo gieo trồng cả
năm 3 vụ, NS lúa vụ chiêm gần 5.5 tấn/ha, lúa vụ mùa 4,5 tấn/ha, vụ đông 3,5tấn/ha,
cây vụ đông 2,8 t/ha.
Thái Nguyên nhờ có CTTL mà NS ngô là 3,5 tấn/ha (tăng 70%), NS chè là 0,85

tấn/ha (tăng 60%), NS rau các loại 11tấn/ha (tăng 75%).
Tỉnh Lào Cai tưới chắc 86,2% DT, NS lúa đông xuân là 4,5 tấn/ha (tăng 50%),
NS lúa mùa là 3,8 tấn/ha (tăng 60%) NS ngô là 2,6 (tăng 40%).
Điện Biên, nhờ có hệ thống CTTL Nậm Rốm mà cả cánh đồng Mường Thanh
trước đây chỉ trồng cấy được 1.500 ha lúa mùa đến nay diện tích lúa, màu 2 vụ tăng lên
3.734 ha...
Tỉnh Lạng Sơn: Nhờ có tưới nước mà năng xuất cây trồng tăng cao: Lúa Xuân
5,5-6,0 t/ha, lúa mùa 4,5 T/ha, Ngô 5,0- 6,0 T/ha, Khoai tây 11- 14 tấn/ha.
Tỉnh Tuyên Quang: Trong những năm gần đây, các công trình thủy lợi trong tỉnh
đã dần dần đảm bảo tưới chắc cho các diện tích yêu cầu, trong 5 năm từ 2002 ÷ 2006 tỷ
lệ tưới chắc chỉ là 60,4% đã nâng lên 75,5% và dự kiến sang năm 2008 sẽ là 78,2%.
Tỉnh Quảng Ninh: Trước đây chỉ có 1 vụ sản lượng bấp bênh, hiện nay ngoài 2
vụ lúa chính còn thêm vụ màu. Tổng sản lương thực quy ra thóc và bình quân đầu người
ngày càng tăng, từ 188.976 năm 2000 lên hơn 230.619 năm 2008, Thủy lợi đã tạo điều
kiện nâng hệ số quay vòng đất từ 1,5 lên gần 3 lần.
+ Tuy nhiên hiệu quả cấp nước tưới tiêu nước chưa cao, còn thấp hơn nhiệm vụ –
năng lực thiết kế đặt ra như ở tỉnh Lào Cai, vụ mùa đảm bảo từ 70 - 73% diện tích, vụ
Đông – Xuân 80 - 85% so với năng lực thiết kế; tỉnh Hà Giang, tổng diện tích lúa được
tưới cả năm đạt 69,1%; tỉnh Tuyên Quang diện tích CTTL đảm bảo tưới 75% DTTK; tại
Vĩnh Phúc đạt 80 - 85%; Lạng Sơn đạt 75%; Cao Bằng đạt 70%; Bắc Giang đạt 70% và
Thái Nguyên đạt 65 - 70% DTTK. Trung bình toàn vùng các CTTL mới đảm bảo 70% 75% năng lực thiết kế theo nhiệm vụ.
b. Hiệu quả CTTL phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


26
Hệ thống thủy nông còn là môi trường, là nguồn cung cấp nước và tiêu thoát

nước cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm, thông qua việc lấy nước trực
tiếp từ các hồ chứa, dùng nước kênh mương, từ các giếng nước được kênh mương thủy
lợi làm tăng mực nước ngầm. Hệ thống thủy lợi còn cấp nước tưới cho các đồng cỏ
chăn nuôi, cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm,…
Tỉnh Tuyên Quang: Hệ thống thủy lợi cấp nước cho trại chăn nuôi bò Phú Lâm
với quy mô trên 3.000 con, cho trại bò Hoàng Khai, (khoảng 300 ÷ 400 con).
Hệ thống kênh mương còn là nơi cho trâu, bò ra uống nước và tắm rửa trực tiếp, do
vậy một số hệ thổng thuỷ lợi ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn... còn
được xây dựng bến xuống tắm cho gia súc.
Với gia cầm được chăn nuôi chủ yếu ở quy mô nhỏ, hộ gia đình, hầu như tận dụng
nước mặt từ kênh mương chảy vào các ao, đầm (được đào mới hay có sẵn), hoặc nước từ
hệ thống kênh mương làm tăng mực nước ngầm để rồi được lấy phục vụ chăn nuôi.
Lợi dụng mặt nước kênh mương để chăn thả vịt, ngan, ngỗng hay tháo nước từ kênh
mương vào các ao chăn nuôi thủy cầm.
Nước từ các hệ thống thủy lợi còn được dùng để tưới cho các đồng cỏ, cây thức ăn
chăn nuôi như ở đồng cỏ lớn của Công ty nuôi bò Phú Lâm, Tuyên Quang, của công ty
nuôi bò Mộc Châu, Sơn La, trại nuôi dê ở cạnh kênh chính hồ Núi Cốc Thái Nguyên...
Tại Yên Bái, HTTL đập dâng19 tháng 5, Nghĩa lộ đã cấp nước cho chăn nuôi
Đàn trâu là 2.527 con, đàn bò là 393 con, đàn lợn của thị xã là 13.337. Cấp nước cho gia
cầm (gà, ngan, vịt, ngỗng,...) trên 30.000 con. Số lượng ao chăn thả thủy cầm được lấy
nước từ kênh mương trên 100 ao.
Tại các nơi chăn nuôi vấn đề nước thải chưa được quan tâm, nên ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường của gia súc và con người. Nước thải từ các khu chăn nuôi thường
được đổ trực tiếp ra ao, đầm hoặc hệ thống kênh mương...
c. Công trình thủy lợi phục vụ cho ngành nuôi trồng thuỷ sản
Đánh giá chung
Nhìn chung các hệ thống công trình thuỷ lợi đã và đang tham gia tích cực vào cấp
và thoát nước cho nuôi trồng thuỷ sản: Các hệ thống thuỷ lợi hồ chứa đã cấp nước cho
các ao, hồ trại thuỷ sản của vùng đồng thời diện tích mặt hồ còn trực tiếp dùng để nuôi
cá, nguồn nước từ hồ được người dân lấy vào các ao thông qua các kênh dẫn để nuôi


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


27
trồng thuỷ sản, hầu hết các loại hồ chứa nước trong các tỉnh không những được sử dụng
trực tiếp nuôi trồng thủy sản mà còn trực tiếp cấp nước cho các ao, hồ, các vùng trũng của
người dân để nuôi trồng thủy sản, .Các công trình thuỷ lợi có đầu mối là các đập dâng,
trạm bơm đều qua hệ thống kênh mương còn trực tiếp cấp nước cho các ao hồ, các vùng
trũng để nuôi thủy sản.
Nhiều nơi tận dụng các chân ruộng thấp được cấp nước từ kênh mương thuỷ lợi để
chuyển sang nuôi cá.
Tình hình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh:
Tỉnh Bắc Giang: có khoảng 70 hồ chứa có mặt nước lớn với tổng diện tích
4.973ha, hiện nay có 3.614ha đã được đưa vào thả cá. Hồ Cấm Sơn Bắc Giang thực hiện
nuôi cá ngay tại mặt hồ đạt sản lượng 400 - 500 (tấn/năm).
Các hệ thống thủy lợi còn cung cấp nước cho ruộng trũng một vụ chuyển sang
nuôi thuỷ sản là 1.503, ha. Quy hoạch nuôi cá ruộng trũng được cấp nước từ các CTTL
của tỉnh trên 5.000ha.
Tỉnh Lạng Sơn có khoảng 251 hồ chứa với tổng diện tích mặt nước 1200 ha, hiện
nay hầu hết các hồ chứa này đều được đưa vào thả cá.
Tỉnh Thái Nguyên: Hồ Núi Cốc có khoảng 330,6 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản
với sản lượng 800 (tấn/năm)
Tỉnh Tuyên Quang: Toàn tỉnh có 2.050 ha mặt nước hồ, ao để nuôi thả cá. Tổng
số 472 hồ chứa và các ao gia đình khoảng 934 ha chủ yếu lấy nước từ kênh mương thủy
lợi. Hệ thống hồ Ngòi Là có diện tích mặt nước trên 50 ha đã được nuôi trồng thuỷ sản,
hệ thống kênh mương của hồ Ngòi Là còn cung cấp nước vào gần 200 ao, hồ gia đình
được đào cạnh kênh mương để lấy nước, năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha.

Tỉnh Vĩnh Phúc: Đang hoàn thành dự án quy hoạch thủy lợi gần 6.000ha vùng
ruộng lúa trũng kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Hệ thống Liễn Sơn cung cấp nước cho trại
thủy sản của tỉnh và nhiều ao, hồ nhỏ nằm rải rác trên hệ thống.
Hồ chứa Xạ Hương cung cấp nước cho liên doanh nuôi cá Trình để xuất khẩu.
Hồ Đầm Bài - huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình: có khoảng 50 ao dọc trên kênh tưới
lấy nước để nuôi cá. Tại các tỉnh nêu trên các kênh mương thủy lợi còn làm nhiệm vụ
tiêu thoát nước cho các khu nuôi trồng thủy sản, hoặc dùng nước thải từ thủy sản, từ
chăn nuôi để tiếp tục tưới ruộng.

Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước


×