Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

“Nghiên cứu thực trạng và xác định nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang Đề xuất giải pháp khắc phục”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 133 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ...............................4
2.1 Mục tiêu ..............................................................................................................4
2.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài ..................................................................................4
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................5
4. KẾT QUẢ CHÍNH ĐẠT ĐƯỢC .......................................................................5
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN CÁC
NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...............................................6
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ....................................................................................6
1.1.1 Vị trí địa lý..........................................................................................................6
1.1.2 Đặc điểm khí hậu ................................................................................................6
1.1.3 Chế độ thủy hải văn, bùn cát ............................................................................10
1.2 TÌNH HÌNH DÂN SINH - KINH TẾ - XÃ HỘI .............................................14
1.2.1 Dân số và xã hội ...............................................................................................14
1.2.2 Thực trạng kinh tế xã hội..................................................................................14
1.2.3 Nông nghiệp và nông thôn ...............................................................................15
1.2.4 Công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch ..................................................16
1.2.5 Giao thông và vận tải........................................................................................17
1.2.6 Cơ sở hạ tầng khác ...........................................................................................17
1.3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỜ BIỂN, ĐÊ BIỂN,
RỪNG PHÒNG HỘ GÒ CÔNG ĐÔNG ..................................................................18
1.3.1 Quá trình hình thành Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực bờ biển Gò Công
Đông ..........................................................................................................................18
1.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của đê biển Gò Công Đông ..........................19
1.3.3 Diễn biến của rừng phòng hộ Gò Công Đông qua các thời kỳ ........................20
1.4 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..22
1.4.1 Tổng quan về động lực bờ biển và vận chuyển bùn cát ...................................22
1.4.2 Các nghiên cứu trong nước ..............................................................................24
1.4.3 Các nghiên cứu ngoài nước ..............................................................................26


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÓI LỞ, BỒI TỤ BỜ BIỂN VÀ RỪNG PHÒNG
HỘ VEN BIỂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................31
2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG ..........................31


2.2 THỰC TRẠNG XÓI LỞ, BỒI TỤ VÀ QUY LUẬT DIỄN BIẾN BỜ BIỂN.32
2.2.1 Thực trạng xói lở, bồi tụ và quy luật diễn biến bờ biển theo phương pháp
chồng ghép bản đồ ....................................................................................................32
2.2.2 Diễn biến xói lở, bồi tụ dọc bờ biển Gò Công Đông theo từng đoạn như sau.33
2.2.3 Thực trạng xói lở, bồi tụ bãi biển .....................................................................36
2.2.4 Đánh giá tính ổn định và hiện trạng kè ............................................................39
2.3 THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN RỪNG PHÒNG HỘ .........................................39
2.4 NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI RỪNG PHÒNG HỘ ....................................44
2.4.1 Nguyên nhân khách quan .................................................................................44
2.4.2 Nguyên nhân chủ quan .....................................................................................44
2.5 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ................................................................................45
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY XÓI LỞ - BỒI
TỤ BỜ BIỂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...............................................................46
3.1 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY XÓI LỞ, BỒI TỤ
BỜ BIỂN TỪ TÀI LIỆU SẴN CÓ ...........................................................................46
3.1.1 Xói lở ảnh hưởng của hướng bờ biển và cấu tạo đường bờ .............................46
3.1.2 Tác động của gió và dòng chảy do gió .............................................................47
3.1.3 Tác động của sóng ............................................................................................49
3.1.4 Tác động của dòng triều ...................................................................................52
3.1.5 Ảnh hưởng của sông Cửu Long và Sài Gòn – Đồng Nai .................................54
3.1.6 Vai trò của rừng phòng hộ ................................................................................54
3.1.7 Tác động của con người ...................................................................................55
3.2 KẾT LUẬN NGUYÊN NHÂN GÂY XÓI LỞ - BỒI TỤ ...............................56
3.2.1 Các yếu tố tự nhiên ...........................................................................................57
3.2.2 Các tác động của con người .............................................................................57

CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC…. ....58
4.1 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CHO BỜ BIỂN GÒ CÔNG ĐÔNG .....58
4.1.1 Tổng quan các giải pháp bảo vệ bờ biển trong và ngoài nước .........................58
4.1.2 Phân tích lựa chọn giải pháp ............................................................................71
4.2 NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ GIẢI PHÁP LỰA CHỌN CHO KHU VỰC ĐÊ
XUNG YẾU (KHÔNG CÒN RỪNG PHÒNG HỘ) .................................................75
4.2.1 Xác định các tham số thiết kế chính .................................................................75
4.2.2 Tính toán, xác định quy mô, kích thước và bố trí mặt bằng công trình ...........78
4.2.3 Lựa chọn các phương án kết cấu, vật liệu sử dụng cho công trình giảm sóng
gây bồi .......................................................................................................................81
4.2.4 Đề xuất giải pháp thi công ................................................................................90


4.3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRÊN PHƯƠNG DIỆN HÌNH THÁI
CỦA GIẢI PHÁP LỰA CHỌN BẰNG MÔ HÌNH TOÁN .....................................94
4.3.1 Giới thiệu mô hình nghiên cứu .........................................................................94
4.3.2 Nghiên cứu lựa chọn các phương án bố trí mặt bằng công trình giảm sóng gây
bồi bằng mô hình toán .............................................................................................104
4.3.3 Kết quả mô phỏng mô hình biến đổi đường bờ ..............................................104
4.3.4 Kết quả mô phỏng mô hình thủy động lực, vận chuyển bùn cát và biến đổi
hình thái ...................................................................................................................106
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................………112
5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................112
5.1.1 Những kết quả đạt được .................................................................................112
5.1.2 Những hạn chế trong quá trình thực hiện luận văn ........................................114
5.2 KIẾN NGHỊ....................................................................................................114
5.2.1 Kiến nghị ........................................................................................................114
5.2.2 Định hướng nghiên cứu tiếp ...........................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................116
PHỤ LỤC I.……………………………………..……………………………….119

PHỤ LỤC II.……..……………………………..……………………….……….122

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 0-1: Khu vực nghiên cứu (trái) và một số hình ảnh xói lở bờ gây suy thoái
rừng phòng hộ (phải) ......................................................................................1
Hình 0-2: Hình ảnh xói bãi biển phía trước (trái) và hiện trạng hư hỏng mái kè đê
biển Gò Công Đông tại đoạn xung yếu không còn rừng phòng hộ (phải). ....3
Hình 1-1: Đê biển Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang (Nguồn: Google Earth 10/2010).. 6
Hình 1-2: Hoa gió tại trạm Bạch Hổ, vị trí ven biển Tiền Giang cách bờ khoảng
10km (số liệu gió trích từ kết quả mô hình toàn cầu CFSR của NOAA giai đoạn
2000-2008) .......................................................................................................8
Hình 1-3: Dòng hải lưu mùa đông và mùa hè trên biển Đông. Mũi tên biểu thị hướng
dòng chảy trung bình, các con số biểu thị tốc độ dòng chảy trung bình theo đơn vị
kn (1kn ≈ 0,51m/s), (Nguồn: U.S. Naval Occeanographic Office, 1957) .................8

Hình 1-4: Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm (1986 – 2006) tại Mỹ Tho
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Tiền Giang) ...............................9


Hình 1-5: Nhiệt độ tháng trung bình nhiều năm (1986 - 2006) tại Mỹ Tho (Nguồn:
Trung tâm Khí tượng Thủy văn khu vực Tiền Giang) .........................................10
Hình 1-6: Diễn biến mực nước thủy triều thực đo tại trạm Vũng Tàu từ 2007-2009
(Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) .......................................................................11
Hình 1-7: Đường quá trình lưu lượng ngày thực đo tại các trạm Tân Châu và Châu
Đốc năm 2006 (Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) ..............................................11
Hình 1-8: Phân bố hàm lượng bùn cát theo thời gian, giai đoạn (1987 – 2002) hạ du
sông Mekong (Nguồn: Ủy ban sông Mekong Quốc tế) .....................................12
Hình 1-9: Phân bố độ đục ven biển Đồng bằng sông Cửu Long tháng 02 (trái) và
tháng 10 năm 2009 (phải) xây dựng từ phân tích ảnh vệ tinh MODIS (Nguồn:
EOMAP) .........................................................................................................12

Hình 1-10: Quá trình phát triển của thềm lục địa khu vực Tiền Giang, Bến Tre và
Trà Vinh hơn 3.000 năm qua (Nguồn: Tạ Thị Kim Oanh và nnk, 2002) ...........19
Hình 1-11: Sơ họa các quá trình sóng truyền vùng gần bờ (Nguồn: EAK, 1993) ...... 22
Hình 1-12: Hình ảnh mô hình vật lý nghiên cứu chi tiết về chế độ dòng chảy ven bờ
tại phòng thí nghiệm của công ty đa quốc gia Hr Wallingford, Anh Quốc
(Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) .......................................................................27
Hình 1-13: Các khối Xbloc được dùng để chắn, phá sóng, bảo vệ bờ biển ở Nigeria
(Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) .......................................................................28
Hình 1-14: Khối Tetrapot phá sóng ở cảng St Francis, Nam Phi (trái) và khối
Ecopode, dùng để phá sóng ở Garachico - Tây Ban Nha (phải), (Nguồn: Viện
KHTL Miền Nam) ............................................................................................29
Hình 1-15: Kè mỏ hàn chắn sóng, làm nơi trú ẩn của tàu bè ở Krijal, Croatia (trái),
kè mỏ hàn chắn sóng ở cảng Zapuntel - Molat, Croatia (phải), (Nguồn: Viện
KHTL Miền Nam) ............................................................................................29
Hình 1-16: Hệ thống mỏ hàn mềm gây bồi khu vực biển Thuận An – tỉnh Thừa
Thiên Huế bằng túi cát geo-tube (trái), bảo vệ bờ ở bãi biển Blue Mountain,
Florida, Mỹ (phải), (Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) ........................................30
Hình 2-1: Diễn biến đường bờ đoạn từ Vàm Láng (cửa Soài Rạp) đến Kiểng Phước
(trái) và ảnh chụp biển xâm thực tại Kiểng Phước (phải), (Nguồn: Viện KHTL
Miền Nam) ......................................................................................................33
Hình 2-2: Diễn biến đường bờ đoạn từ Kiểng Phước đến đầu đê xung yếu xã Tân
Điền (trái) và ảnh chụp biển xâm thực tại Tân Điền (phải), (Nguồn: Viện
KHTL Miền Nam) ............................................................................................34
Hình 2-3: Ảnh vệ tinh chụp cống Rạch Bùn tại thời điểm 14/02/2010 (Nguồn: Viện
KHTL Miền Nam) ............................................................................................35


Hình 2-4: Diễn biến đường bờ biển đoạn đê xung yếu thuộc Tân Điền và Tân Thành
cho đến khu du lịch Tân Thành (trái) và ảnh chụp xói lở bờ biển ở chân kè
đê biển (phải), (Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) ...............................................35

Hình 2-5: Diễn biến đường bờ biển đoạn từ khu du lịch Tân Thành đến cửa Tiểu
(trái) và hình ảnh biển xâm thực phía Nam du lịch Tân Thành (phải),
(Nguồn:Viện KHTL Miền Nam) ........................................................................36
Hình 2-6: Kè đê biển Gò Công Đông bằng cấu kiện TSC-178 (trái) và cấu kiện
BTĐS của Cục Quản lý đê điều và PCLB (phải) ..........................................37
Hình 2-7: Mặt cắt ngang Kè đê biển Gò Công Đông ...............................................37
Hình 2-8: Xói sâu trước kè làm lộ các hàng ống buy (trái), làm các hàng ống buy
này phải chịu tác dụng trực tiếp lực xung kích của sóng biển ......................38
Hình 2-9: Tác động của sóng biển đã làm sụp mái kè .............................................38
Hình 2-10: Hiện trạng rừng phòng hộ tại đoạn đê xung yếu từ lý trình Km27 đến
Km30 (khoảng 3km) thuộc xã Tân Thành, ảnh vệ tinh chụp 14/02/2010
(trái), ảnh chụp 6/2010 (phải), (Nguồn: Google Earth) ...................................41
Hình 2-11: Bản đồ rừng phòng hộ khu vực Gò Công Đông tại các thời điểm
09/01/2006 và 14/02/2010 xây dựng từ ảnh vệ tinh có độ phân giải cao
(Nguồn: Google Earth) ....................................................................................42
Hình 2-12: Một số hình ảnh rừng phòng hộ ven biển Gò Công Đông đang bị suy
thoái (Ảnh chụp vào tháng 4/2010) ..................................................................43
Hình 3-1: Sơ đồ phức hợp nguyên nhân của xói lở, bồi tụ bờ biển (chỉnh sửa từ
Gegar, 2007) ...................................................................................................46
Hình 3-2: Phân bố độ đục ven biển đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian gió
mùa Đông Bắc (01/2007) xây dựng từ phân tích ảnh vệ tinh MODIS (Nguồn:
EOMAP) .........................................................................................................49
Hình 3-3: Phân bố sự tiêu tán năng lượng sóng ven bờ (Nguồn: Stadelmann, 1981).. 50
Hình 3-4: Minh họa tác động xung kích của sóng tác động vào kè biển Bạc Liêu
(trái) và bờ biển Gò Công Đông (phải) ........................................................50
Hình 3-5: Rừng phòng hộ Gò Công bị xâm thực do tác động của sóng biển (Nguồn:
Nguyễn Ân Niên và nnk) ...................................................................................51
Hình 3-6: Hoa sóng (2006 - 2009) trên biển ngoài khơi biển Đông cách bờ 28 km
(số liệu sóng trích từ mô hình sóng toàn cầu WWIII của NOAA) ........................51
Hình 3-7: Sơ đồ tổng thể các tuyến đo lưu tốc (Q) và đo sóng (S), (Nguồn: Viện

KHTL Miền Nam) ............................................................................................52


Hình 3-8: Đường quá trình lưu tốc trung bình thực đo tại trạm cửa Tiểu (S1), cửa
Soài Rạp (S2) và Tân Thành (S3), Huyện Gò Công Đông (Nguồn: Viện KHTL
Miền Nam) ......................................................................................................53
Hình 3-9: Phân bố cường độ và hướng dòng chảy ven bờ tại mặt cắt quan trắc Tân
Thành (Q3) ứng với các thời điểm của con triều (Nguồn: Viện KHTL Miền
Nam). ..............................................................................................................53
Hình 3-10: Thay đổi hàm lượng bùn cát lơ lửng trung bình tháng tại các trạm Cần
Thơ và Mỹ Thuận trước và sau khi đập Manwan đi vào vận hành năm 1993.
Đường nằm ngang biểu thị hàm lượng bùn cát lơ lửng trung bình (Nguồn: Su
and Siew, 2005) ...............................................................................................56
Hình 4-1: Sơ đồ các giải pháp bảo vệ đê biển ..........................................................58
Hình 4-2: Mặt cắt đê biển và kè biển điển hình (Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) ......59
Hình 4-3: Kè biển bằng khối cấu kiện Hydroblock ở Hà Lan (Nguồn: Viện KHTL
Miền Nam) ......................................................................................................59
Hình 4-4: Kè biển Nghĩa Phúc, Nam Định (trái) và kè đê biển Gò Công, Tiền Giang
(phải) .............................................................................................................60
Hình 4-5: Sơ đồ bố trí hệ thống mỏ hàn gây bồi, tạo bãi (Nguồn: Viện KHTL Miền
Nam) ...............................................................................................................61
Hình 4-6: Kè mỏ hàn ở New Jersey, Mỹ bị xói ở hạ lưu (trái) và kè mỏ hàn ở bờ
biển Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) ..................62
Hình 4-7: Kè mỏ hàn dạng cho nước xuyên qua bằng cọc gỗ (ở Hà Lan), (Nguồn:
Viện KHTL Miền Nam) ....................................................................................62
Hình 4-8: Vùng chuyển tiếp phía hạ lưu của hệ thống kè mỏ hàn (Nguồn: US Army
Engineering Corps, 2008) ................................................................................63
Hình 4-9: Sơ họa giải pháp công trình đê phá sóng dạng rời (Nguồn: US Army
Engineering Corps, 2008) ................................................................................63
Hình 4-10: Đập chắn sóng bảo vệ bờ và dạng bờ kiểu salient ở Presque Isle,

Pennsylvania, Mỹ (Nguồn: US Army Engineering Corps, 2008) ......................64
Hình 4-11: Sơ họa khái niệm mũi điều khiển nhân tạo và dạng bờ biển hình thành
(Nguồn: US Army Engineering Corps, 2008) ....................................................64
Hình 4-12: Ảnh vệ tinh chụp khu vực dự án VanDyke cửa sông James thuộc vịnh
Chesapeake - Mỹ, minh họa ứng dụng của hệ thống đập chắn sóng dạng mũi
điều khiển (Nguồn: US Army Engineering Corps, 2008) ...................................65
Hình 4-13: Khối Tetrapod phá sóng ở cảng St Francis, Nam Phi (trái) và kè mỏ hàn
bằng các khối bê tông tam giác ở Enoshima, Nhật Bản (phải), (Nguồn: Viện
KHTL Miền Nam) ............................................................................................65


Hình 4-14: Túi Geotube chống xâm thực giữ bãi ở Lộc An (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
(Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) .......................................................................65
Hình 4-15: Đê giảm sóng bằng đá đổ, biển cát Nam Khok (trái), tường giảm sóng
bằng cọc tre, biển bùn Muang Samut Sakhon (phải), Thái Lan (Nguồn: Viện
KHTL Miền Nam) ............................................................................................66
Hình 4-16: Công trình phá sóng bằng khối Tetrapod (trái), mỏ hàn ống buy bê tông
bên trong bỏ đá hộc (phải) chống xói bờ biển ở Nam Định (Nguồn: Viện
KHTL Miền Nam) ............................................................................................66
Hình 4-17: Công trình ngăn cát, giảm sóng cảng cá Phan Thiết, Bình Thuận xây
dựng năm 1996 (Nguồn: Lương Phương Hậu) ................................................66
Hình 4-18: Nuôi bãi kết hợp mỏ hàn ở Hà Lan (trái) và ở Đan Mạch (phải), (Nguồn:
Viện KHTL Miền Nam) ....................................................................................67
Hình 4-19: Mặt bằng và mặt bên của “mỏ hàn” hàng rào tre đề xuất xây dựng tại bờ
biển Vĩnh Tân – Sóc Trăng (Nguồn: Dự án GTZ Sóc Trăng) ..........................69
Hình 4-20: Mô hình “đê giảm sóng” bằng cọc tràm, phên tre nhằm khôi phục rừng
ngập mặn ở Kiên Giang (Nguồn: dự án GTZ Kiên Giang) ..............................70
Hình 4-21: Mô hình sử dụng hệ thống công trình bằng cọc tre đóng ken sít để trồng
và khôi phục lại rừng ngập mặn ở Thái Lan (Nguồn: Viện KHTL Miền Nam)..70
Hình 4-22: Sơ đồ giải pháp tổng thể chống sạt lở đê biển Gò Công Đông .............74

Hình 4-23: Phân bố tần suất mực nước giờ tại trạm Vàm Kênh (1984 ÷ 2009),
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang) ...........................77
Hình 4-24: Chiều cao sóng tại vị trí cách bờ 300m khu vực xung yếu khi bão Durian
(cấp 10) tràn qua khu vực nghiên cứu (Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) .........78
Hình 4-25: Kết cấu tấm bê tông lục giác phủ mái và đỉnh đê ngầm giảm sóng ......82
Hình 4-26: Kết cấu đê ngầm giảm sóng trên mặt cắt ngang điển hình ....................83
Hình 4-27: Kết cấu mỏ hàn trên mặt cắt ngang điển hình .......................................84
Hình 4-28: Các thông số cơ bản của túi Geotube GT 1000 của hãng Tencate ........86
Hình 4-29: Mặt cắt ngang túi Geotube GT 1000 của hãng Tencate ........................87
Hình 4-30: Mặt cắt ngang túi Geotube GT 1000 xếp 3 túi ......................................87
Hình 4-31: Sơ họa “neo” của túi Geotube (Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) ...............87
Hình 4-32: Kết quả tính toán mặt trượt khi mực nước rút đến chân đê ngầm .........90
Hình 4-33: Kết quả tính toán mặt trượt khi mực nước đạt cao trình thiết kế ..........90
Hình 4-34: Sơ đồ công nghệ, thiết bị thi công Geotube (Nguồn: Viện KHTL Miền
Nam) ........................................................................................................................93
Hình 4-35: Thi công lớp vải chống xói chân (Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) ..........93
Hình 4-36: Geotube đang được bơm đầy cát (Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) ..........93


Hình 4-37: Mặt bằng bố trí hàng rào bằng cọc tràm (trái) và cắt ngang hàng rào
(phải) ..............................................................................................................94
Hình 4-38: Phạm vi và phân vùng nghiên cứu mô hình (Nguồn: Viện KHTL Miền
Nam) ...............................................................................................................95
Hình 4-39: Lưới tính và địa hình đáy biển khu vực nghiên cứu dùng cho mô hình A
(Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) ...................................................................96
Hình 4-40: Phạm vi thiết lập mô hình LITPACK cho vùng nghiên cứu, hiệu chỉnh
và kiểm định mô hình ..................................................................................101
Hình 4-41: Vị trí các trạm quan trắc (Nguồn: Viện KHTL Miền Nam) .....................102
Hình 4-42: So sánh đường bờ mô phỏng bằng mô hình LITLINE với đường bờ thu
nhận được từ ảnh viễn thám tại thời điểm năm 2006 (ảnh trên) và năm 2010

(ảnh dưới) .....................................................................................................103
Hình 4-43: Diễn biến đường bờ với các kịch bản khác nhau về khoảng cách từ đê
ngầm đến bờ (Y) sau 3 năm xây dựng công trình .......................................104
Hình 4-44: Diễn biến đường bờ sau 3 năm xây dựng công trình với các kịch bản
khác nhau về chiều dài đê ngầm (Ls) ..........................................................105
Hình 4-45: Diễn biến đường bờ với các kịch bản khác nhau về bề rộng khoảng hở
giữa các đê ngầm (Lg) sau 3 năm xây dựng công trình ..............................106
Hình 4-46: Lưới tính (trái) và phân bố cao độ đáy phạm vi mô hình (phải) .........107
Hình 4-47: Biểu đồ chiều cao sóng tại điểm T2 (xem vị trí trên hình 4-46, trái) ứng
với các phương án cao trình đỉnh đê ngầm khác nhau so sánh với trường hợp
không có công trình .....................................................................................107
Hình 4-48: Hoa sóng biểu thị chiều cao sóng có nghĩa và hướng sóng trong thời
đoạn 01/01/2007 - 31/01/2007 tại vị trí T2 cho các phương án khác nhau ...108
Hình 4-49: Biểu đồ lưu tốc dòng chảy tổng hợp tại điểm T2 ứng với các phương án
cao trình đỉnh đê ngầm khác nhau so sánh với trường hợp không có công
trình .............................................................................................................109
Hình 4-50: Hoa lưu tốc dòng chảy tại vị trí T2: (a) Kịch bản không có công trình,
(b) Kịch bản DN-8 (đê ngầm +0,10m) và (c) Kịch bản DN-2 (đê ngầm
+0,70m). .......................................................................................................109
Hình 4-51: Phân bố bề dày xói lở, bồi tụ sau khi có công trình theo kịch bản DN-2
(trái) và DN-8 (phải) ...................................................................................110


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Phân bố gió mùa hàng năm (Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực
Tiền Giang) .......................................................................................................7
Bảng 1-2: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Gò Công Đông, năm 2010 và 2011
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông) .....15
Bảng 2-1: Các loại số liệu sử dụng để nghiên cứu diễn biến đường bờ và rừng
phòng hộ ........................................................................................................31

Bảng 2-2: Mức độ (diện tích) và tốc độ xói lở, bồi tụ trung bình dọc bờ biển Gò
Công Đông theo từng giai đoạn (“+” là bồi, “-” là xói, nguồn: Viện KHTL Miền
Nam) ...............................................................................................................32
Bảng 2-3: Diện tích rừng phòng hộ khu vực Gò Công Đông (kết quả phân tích ảnh vệ
tinh) ................................................................................................................39
Bảng 3-1: Tần suất gió (2000 - 2008) theo hướng và cấp gió tại khu vực ven bờ Gò
Công Đông (trích từ mô hình khí hậu toàn cầu CFSR) .....................................48
Bảng 4-1: Mực nước lớn nhất hàng năm quan trắc tại trạm Vàm Kênh (Nguồn: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang) .............................................76
Bảng 4-2: Kết quả tính toán hệ số truyền sóng theo các phương pháp khác nhau ..79
Bảng 4-3: Chiều dài đê ngầm xác định theo các phương pháp kinh nghiệm ..........80
Bảng 4-4: Các thông số kỹ thuật của túi Geotube ....................................................86
Bảng 4-5: Tính toán lún đê ngầm giảm sóng ...........................................................88
Bảng 4-6: Một số thông số mô hình vận chuyển bùn cát .........................................99
Bảng 4-7: Các phương án bố trí công trình giảm sóng gây bồi .............................104


1

MỞ ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Gò Công Đông là huyện duyên hải của tỉnh Tiền Giang, tổng diện tích là

267,7 km2, dân số năm 2011 là 154.129 người. Toàn bộ phía Đông của huyện tiếp
giáp với biển Đông và hai cửa sông lớn là cửa Tiểu và cửa Soài Rạp, do các cửa
sông thông ra biển Đông nên huyện có điều kiện thuận lợi để giao thương với các
địa phương khác và Quốc tế. Đồng thời đây là nơi hội tụ nguồn tài nguyên thủy sản
dồi dào phong phú. Bên cạnh đó, biển và bờ biển là hướng phòng thủ chiến lược

trong việc bảo vệ nền kinh tế - chính trị trong khu vực.
Theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang thì huyện sẽ là vùng
trọng điểm kinh tế biển của tỉnh Tiền Giang và cả nước (nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản, hậu cần nghề cá, du lịch sinh thái biển, công nghiệp - dịch vụ đóng tàu).

Đê cửa sông

Cửa Soài Rạp

Tuyến đê dự phòng
Tuyến đê biển

>1.2m
Cửa Tiểu

Hình 0-1: Khu vực nghiên cứu (trái) và một số hình ảnh xói lở bờ gây suy thoái rừng
phòng hộ (phải)


2

Tuyến đê biển và đê cửa sông của huyện có tổng chiều dài khoảng 40km,
trong đó có khoảng 21km đê biển. Tuyến đê biển là một trong những thành phần
chính của dự án Ngọt hóa Gò Công, dự án đã tạo sự chuyển hóa vượt bậc cho khu
vực Gò Công. Đê biển cùng với rừng phòng hộ ven biển có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho hơn 330.000 người cư trú
tại các xã ven biển của huyện.
Tuyến đê biển Gò Công Đông có hướng Bắc Nam nên hàng năm phải hứng
chịu tác động rất bất lợi của sóng lớn do gió mùa Đông Bắc (gió chướng) gây ra,
dẫn đến bờ biển bị xói lở nghiêm trọng. Theo kết quả nghiên cứu diễn biến đường

bờ của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam cho thấy tốc độ xói lở bờ biển tại khu
vực Gò Công Đông lên tới vài chục mét mỗi năm, thuộc diện bị xói lở mạnh nhất
của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hậu quả là đai rừng phòng hộ ven biển
trước đê ngày càng mỏng dần, hiện nay chiều dày đai rừng của tuyến đê chỉ còn trên
dưới 100m, có một số đoạn bị xâm thực vào tận chân đê (khu vực ấp Phước Cùng
xã Tân Thành và ấp Mới xã Tân Điền).
Rừng phòng hộ có vai trò vô cùng quan trọng về mặt sinh thái và môi trường
như: điều hòa khí hậu, hạn chế gió bão, bảo vệ đê biển, góp phần làm sạch môi
trường và giữ gìn sự cân bằng sinh thái tự nhiên. Rừng phòng hộ là một trong
những yếu tố chính điều phối quá trình tạo thành bờ biển, giữa rừng và quá trình xói
lở, bồi tụ bờ biển có một mối quan hệ rất chặt chẽ, rừng có tác dụng giảm sóng và
dòng chảy, tạo điều kiện thuận lợi để bùn cát tích tụ nhanh, cố kết tốt hơn, chống
xói lở.
Nhiều năm qua, nhận thức được vai trò hết sức quan trọng và hiệu quả của
rừng phòng hộ ven biển, tỉnh Tiền Giang rất quan tâm việc bảo vệ và khôi phục
rừng phòng hộ ven biển Gò Công Đông. Tỉnh đã tham vấn các nhà khoa học chuyên
môn, có nhiều giải pháp khôi phục, phát triển lại đai rừng phòng hộ và đã được đề
xuất. Tuy nhiên, tình trạng rừng phòng hộ ngày càng bị đe dọa và có nguy cơ bị phá
hủy nếu không có những giải pháp khắc phục hữu hiệu trong tương lai.
Để bảo vệ đê biển tại các đoạn xung yếu nêu trên, Nhà nước đã đầu tư hàng


3

trăm tỷ đồng để xây dựng kè mái đê. Tại các đoạn đê biển được bảo vệ bằng kè,
hiện tượng xói bãi trước chân đê làm mất ổn định chân kè, kéo theo sự mất ổn định
mái đê vẫn xảy ra thường xuyên dù đã được sửa chữa, tu bổ nhiều lần (hình 0-2).
Bên cạnh đó, để tăng cường độ an toàn cho các khu vực bên trong, Nhà nước đã đầu
tư tuyến đê dự phòng dài khoảng 12km từ Tân Thành đến Vàm Láng phía bên trong
tuyến đê biển hiện hữu. Tuy nhiên, tầm quan trọng của tuyến đê biển hiện hữu vẫn

giữ vai trò chính.

Hình 0-2: Hình ảnh xói bãi biển phía trước (trái) và hiện trạng hư hỏng mái kè đê biển Gò
Công Đông tại đoạn xung yếu không còn rừng phòng hộ (phải).

Trong bối cảnh khí hậu toàn cầu biến đổi, mực nước biển ngày càng dâng cao,
các hiện tượng thiên tai, gió bão ngày càng khốc liệt và xảy ra thường xuyên hơn,
do đó phải quan tâm đúng mức về sự an toàn của tuyến đê biển cũng như bảo vệ
tính mạng và tài sản của nhân dân trong khu vực.
Chế độ thủy hải văn khu vực bờ biển Gò Công Đông hết sức phức tạp khi phải
chịu sự chi phối đồng thời của nhiều tác động: chế độ dòng chảy của các sông lớn là
Mekong và hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, chế độ sóng gió và dòng chảy ven
bờ chi phối bởi khí hậu gió mùa, chế độ thủy triều của Biển Đông.
Để đảm bảo sự thành công trong việc kiểm soát, giải pháp khắc phục xói lở bờ
biển trong khu vực Gò Công Đông, các giải pháp đưa ra phải được nghiên cứu trên
một cơ sở khoa học đầy đủ về thực trạng và xác định nguyên nhân gây xói lở bờ
biển, chế độ thủy động lực học (dòng chảy, sóng, gió), phân bố bùn cát, có xét đến


4

các yếu tố tác động đã nêu.
Từ những thực trạng nêu trên cho thấy việc xác định nguyên nhân gây xói lở,
nghiên cứu đề xuất giải pháp khắc phục tổng thể cho bờ biển Gò Công Đông và giải
pháp thiết kế cụ thể giảm sóng gây bồi khu vực đê xung yếu (đoạn không còn rừng
phòng hộ) là việc làm hết sức cấp thiết hiện nay. Nhằm giảm sự tác động trực tiếp
của sóng biển trước đê, bảo đảm an toàn cho tuyến đê và đặc biệt là đoạn đê xung
yếu để tiến tới gây bồi, khôi phục rừng phòng hộ mang lại sự an toàn tính mạng và
tài sản của người dân trong khu vực. Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và xác định
nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang - Đề xuất giải pháp

khắc phục” được ra đời nhằm góp phần cho mục đích nêu trên.
2.
2.1

MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu
- Đánh giá thực trạng và quy luật diễn biến xói lở bờ biển Gò Công Đông tỉnh

Tiền Giang;
- Xác định các nguyên nhân gây xói lở, bồi tụ bờ biển khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất giải pháp khắc phục tổng thể cho bờ biển Gò Công Đông và giải
pháp công trình hợp lý giảm sóng gây bồi khu vực đê xung yếu (đoạn không còn
rừng phòng hộ).
2.2

Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu là vùng ven biển Gò Công Đông gồm các xã Vàm Láng,

Kiểng Phước, Tân Điền và Tân Thành huyện Gò Công Đông thuộc tỉnh Tiền Giang.
Ranh giới vùng nghiên cứu như sau:
- Phía Bắc giáp sông Soài Rạp.
- Phía Nam giáp sông Cửa Tiểu.
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp tuyến đê biển.


5

3.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Kế thừa các nghiên cứu trước. Thu thập, phân tích số liệu thống kê về gió,

mưa, bão, thủy triều, các số liệu quan trắc và tính toán theo mô hình thuộc khu vực
nghiên cứu và lân cận;
- Phương pháp chuyên gia;
- Điều tra thực địa, kết hợp sử dụng công nghệ GIS, phân tích ảnh vệ tinh;
- Sử dụng mô hình toán.
4.

KẾT QUẢ CHÍNH ĐẠT ĐƯỢC
Các kết quả chính của đề tài đạt được với nội dung như sau:
- Đánh giá được thực trạng xói lở và xác định quy luật diễn biến đường bờ

biển Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang: về tác động của các yếu tố tự nhiên là sóng,
dòng chảy ven bờ trong mùa gió Đông Bắc kết hợp với dòng chảy do dao động triều
tạo ra tại các cửa sông, đặc biệt là cửa Soài Rạp; về tác động của con người chủ yếu
là từ việc chặt phá rừng phòng hộ;
- Xác định được nguyên nhân gây xói lở, bồi tụ bờ biển khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất giải pháp tổng thể cho bờ biển Gò Công Đông, tính toán thiết kế giải
pháp lựa chọn cho khu vực đê biển xung yếu (đoạn không còn rừng phòng hộ). Đưa
ra kết luận bằng giải pháp hợp lý chống xói lở khu vực đê biển xung yếu là sử dụng
công trình giảm sóng gây bồi kết hợp trồng rừng phòng hộ. Giải pháp đề xuất đảm
bảo an toàn cho đê biển khi xảy ra triều cường, gió, bão theo tiêu chuẩn quy định về
cấp công trình;
- Đánh giá hiệu quả của giải pháp bằng mô hình toán trên phương diện gây bồi
kết hợp trồng rừng phòng hộ.


6


CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG
QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Đê biển Gò Công Đông đi qua địa phận các xã Vàm Láng, Kiểng Phước, Tân
Điền và Tân Thành thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang (hình1-1). Chiều
dài tuyến đê khoảng 22km, điểm đầu là Đường tỉnh 871 và điểm cuối là cống Rạch
Gốc, có tọa độ địa lý từ 10015’ đến 10026’ vĩ độ Bắc và từ 106041’ đến 106047’ kinh
độ Đông. Ranh giới vùng nghiên cứu như sau: phía Bắc giáp sông Soài Rạp, phía
Nam giáp sông Cửa Tiểu, phía Đông giáp Biển Đông và phía Tây là tuyến đê biển
Gò Công Đông.
Cửa Soài Rạp

Huyện Gò Công Đông
Tỉ h Tiề Gi

Đê biển Gò
Công Đông

Biển Đông

Cửa Tiểu
Hình 1-1: Đê biển Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang (Nguồn: Google Earth 10/2010)

1.1.2 Đặc điểm khí hậu


7


Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng bờ biển Gò Công Đông
nói riêng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân chia thành 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, gió thịnh hành là gió mùa Tây
Nam và gây nên mưa lớn; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, gió thịnh hành
trong thời kỳ này là gió mùa Đông Bắc, gió mang không khí khô và tạo ra mùa khô,
lượng mưa này chỉ chiếm 10 ÷ 15% lượng mưa năm.
- Chế độ gió
Nằm trong khu vực Tây Nam Bộ nên hàng năm vùng nghiên cứu bị điều tiết
bởi gió mùa với các hướng chính là Đông Bắc và Tây Nam (bảng1-1). Gió mùa Tây
Nam thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến hết tháng 9. Hướng gió thịnh hành là
Nam, Tây Nam và Tây, trong đó chủ yếu là hướng Tây Nam.
Bảng 1-1: Phân bố gió mùa hàng năm (Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực
Tiền Giang)
Chuyển
tiếp

Mùa khô

I

II

III

Gió mùa Đông Bắc
(gió chướng)

IV
Chuyển

tiếp

Mùa mưa

V

VI

VII

VIII

Mùa khô

IX

Gió mùa Tây Nam

X

XI

XII

Gió mùa
Đông Bắc

Gió mùa Đông Bắc thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Ở ngoài
khơi xa, gió có hướng chính là hướng Đông Bắc, vận tốc gió trung bình khoảng 9 ÷
11m/s, lớn nhất đạt trên 20m/s. Ở vùng ven bờ, gió thường thổi theo hướng: Đông

Bắc, Đông và Đông Nam, trong đó chủ yếu là hướng Đông và Đông Bắc. Vận tốc
gió trung bình đạt khoảng 8 ÷ 10m/s, cao nhất là từ 12 ÷ 14m/s với tần suất xuất
hiện vượt trội, tốc độ gió lớn hơn nhiều so với gió mùa Tây Nam, hướng gió gần
trực diện với đường bờ biển từ phía biển Đông. Do đó, có thể nói gió mùa Đông
Bắc là hướng gió chi phối chính đến quá trình xói lở của bờ biển trong khu vực.
Tháng 4 và tháng 10 là thời đoạn chuyển tiếp giữa hai mùa, gió trong thời gian
này không có tính ổn định cao về hướng gió và cường độ.
Gió là yếu tố ngoại sinh chính tạo ra sóng, ngoài ra chế độ gió mùa nói trên


8

cũng tạo ra các dòng hải lưu và dòng chảy ven bờ trái chiều nhau: dòng chảy mùa
hè (gió mùa Tây Nam) đi từ Nam lên Bắc và dòng chảy mùa Đông (gió mùa Đông
Bắc) hướng từ Bắc xuống Nam (hình 1-3).
N

N

Calm
3.95 %

10 %

Wind speed (m/s)
Above 18
16 - 18
14 - 16
12 - 14
10 - 12

8 - 10
6- 8
4- 6
2- 4
Below 2

Calm
4.97 %
Wind speed (m/s

10 %

Above 12
10 - 12
8 - 10
6- 8
4- 6
2- 4
Below 2

Hình 1-2: Hoa gió tại trạm Bạch Hổ, vị trí ven biển Tiền Giang cách bờ khoảng 10km (số
liệu gió trích từ kết quả mô hình toàn cầu CFSR của NOAA giai đoạn 2000-2008)

Hình 1-3: Dòng hải lưu mùa đông và mùa hè trên biển Đông. Mũi tên biểu thị hướng dòng
chảy trung bình, các con số biểu thị tốc độ dòng chảy trung bình theo đơn vị kn (1kn ≈
0,51m/s), (Nguồn: U.S. Naval Occeanographic Office, 1957)

- Chế độ mưa
Trong năm lượng mưa phân bố không đồng đều, hình thành hai mùa rõ rệt
tương ứng với chế độ gió mùa trong khu vực. Mùa mưa gắn với gió mùa Tây Nam

bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy


9

văn khu vực Tiền Giang, tại trạm Mỹ Tho lượng mưa bình quân năm là 1.238mm
(tính cho giai đoạn 1986 - 2006) chiếm 85 ÷ 90% tổng lượng mưa cả năm và ít dao
động theo năm. Mùa khô gắn liền với gió Đông Bắc ít ẩm, bắt đầu từ tháng 11 và
kết thúc vào tháng 4 năm sau, tổng lượng mưa trung bình mùa khô khoảng 198mm
(10 ÷ 15%) và dao động rõ qua các năm.
Trong thời kỳ mưa, lượng mưa phân bố thành 2 đỉnh, đỉnh thứ nhất xuất hiện
vào tháng 6 hoặc tháng 7 với tổng lượng xấp xỉ 200mm, đỉnh thứ 2 xuất hiện vào
tháng 9 hoặc tháng 10 với tổng lượng trên dưới 250mm. Xen giữa 2 đỉnh là thời kỳ
ít mưa, đôi khi có hạn Bà Chằn (hình 1-4).
Đây là khu vực có lượng mưa thấp nhất Đồng bằng sông Cửu Long, mùa mưa
tới chậm và kết thúc sớm hơn so với bình quân chung của tỉnh.
274

300

233

Lượng mưa (mm)

250
200

158

191 183 198


150

99

100
50
0

51
2

1

8

1

2

3

4

37

5

6


7

8

9

10

11

12

Thời gian (tháng)

Hình 1-4: Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm (1986 – 2006) tại Mỹ Tho (Nguồn:
Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Tiền Giang)

- Nhiệt độ
Nhiệt độ trong khu vực là tương đối cao, chênh lệch giữa các tháng trong năm
là không nhiều. Nhiệt độ thấp nhất trong năm rơi vào đầu mùa khô khoảng tháng 11
÷ 12, vì trong thời gian này gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc từ biển thổi vào
mang theo không khí lạnh về. Nhiệt độ cao nhất trong năm rơi vào khoảng tháng 3
÷ 4, do ảnh hưởng của gió Nam, thời tiết trở nên nóng bức nhất (hình 1-5).


10

40

Nhiêtj độ (o C)


35
30

Nhiệt độ max
Nhiệt độ min

25
20
15
1

2

3

4

5

6

7

8

9 10 11 12

Thời gian (tháng)


Hình 1-5: Nhiệt độ tháng trung bình nhiều năm (1986 - 2006) tại Mỹ Tho (Nguồn: Trung
tâm Khí tượng Thủy văn khu vực Tiền Giang)

- Độ ẩm, bốc hơi
Khu vực Gò Công Đông có nền nhiệt độ cao quanh năm, bức xạ mặt trời lớn
nên lượng bốc hơi nước lớn. Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực
Tiền Giang, độ bức xạ mặt trời lớn nhất trong năm vào tháng 3 (548cal/cm2/ngày)
và nhỏ nhất vào tháng 9 (397cal/cm2/ngày). Tổng giờ nắng trung bình năm là 2.709
giờ. Độ ẩm tương đối thấp, độ ẩm thấp nhất vào tháng 3 (71%) và cao nhất vào
tháng 9 (86,8%), độ ẩm trung bình cả năm 82,7%. Lượng bốc hơi trung bình năm là
3,3mm/ngđ, trung bình max 5,5mm/ngđ và trung bình min 1,8mm/ngđ tương ứng
với lượng bốc hơi bình quân 1.427mm.
- Bão và áp thấp nhiệt đới
Theo tài liệu lịch sử, bão và áp thấp nhiệt đới trực tiếp ảnh hưởng đến Nam Bộ
thời kỳ 1951 - 2007 có 9 lượt (tháng VIII: 1, tháng X: 1, tháng XI: 6, tháng XII: 1),
trong đó có cơn bão Linda năm 1997 (cấp 10) và cơn bão Durian năm 2006 (cấp 9)
là hai cơn bão mạnh nhất và cũng gây nhiều thiệt hại nhất.
1.1.3 Chế độ thủy hải văn, bùn cát
Khu vực nghiên cứu chịu tác động mạnh của thủy triều biển Đông, chế độ gió
mùa cũng như chế độ dòng chảy của các hệ thống sông Mekong và Sài Gòn - Đồng
Nai. Dòng chảy tổng hợp ở đây được hình thành bởi dòng triều và dòng hải lưu


11

(vùng xa bờ), dòng ven bờ do gió (sóng) và dòng chảy trong sông (vùng xa bờ)
(Trần Như Hối và nnk, 2003).

Hình 1-6: Diễn biến mực nước thủy triều thực đo tại trạm Vũng Tàu từ 2007-2009 (Nguồn:
Viện KHTL Miền Nam)


Hình 1-7: Đường quá trình lưu lượng ngày thực đo tại các trạm Tân Châu và Châu Đốc
năm 2006 (Nguồn: Viện KHTL Miền Nam)

Chế độ triều biển Đông có dạng bán nhật triều không đều, biên độ triều tại các
cửa sông từ 3,5 ÷ 3,6m (hình 1-6), tốc độ truyền triều tại cửa Soài Rạp khá nhanh
đạt 3m/s, gấp 1,5 lần tốc độ truyền triều của sông Hậu và gấp 3 lần tốc độ truyền
triều của sông Hồng (Nguyễn Ân Niên và nnk, 2007). Tốc độ chảy ngược trung bình
0,8 ÷ 0,9m/s, lớn nhất đến 1,2m/s và tốc độ chảy xuôi lên đến 1,5 ÷ 1,8m/s. Với tốc
độ truyền triều nhanh, tốc độ chảy ngược lớn cho nên vùng ven biển Gò Công Đông
dễ bị xói lở.


12
ρ(mg/lÝt)
600,0

Tan chau
Chau doc
My thuan
My tho
Can tho

500,0

400,0

300,0

200,0


100,0

0,0

28/6/2003

1/9/2002

5/11/2001

9/1/2001

15/3/2000

20/5/1999

24/7/1998

27/9/1997

1/12/1996

5/2/1996

11/4/1995

15/6/1994

19/8/1993


23/10/1992

28/12/1991

3/3/1991

7/5/1990

11/7/1989

14/9/1988

19/11/1987

23/1/1987

29/3/1986

-100,0

t (ngµy)

Hình 1-8: Phân bố hàm lượng bùn cát theo thời gian, giai đoạn (1987 – 2002) hạ du sông
Mekong (Nguồn: Ủy ban sông Mekong Quốc tế)

Tương ứng với phân bố lượng mưa không đều hàng năm, chế độ dòng chảy
trên các hệ thống sông Mekong và Sài Gòn - Đồng Nai biến đổi theo mùa rõ rệt.
Dòng chảy mùa lũ không chỉ có lưu lượng lớn mà còn có hàm lượng bùn cát
cao hơn rất nhiều so với dòng chảy mùa kiệt, lượng bùn cát mà sông cung cấp cho

biển chủ yếu là trong mùa lũ. Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây cho thấy tổng
lượng bùn cát hàng năm từ sông Mekong đổ ra biển là khoảng 80 ÷ 160 triệu khối.

Hình 1-9: Phân bố độ đục ven biển Đồng bằng sông Cửu Long tháng 02 (trái) và tháng 10
năm 2009 (phải) xây dựng từ phân tích ảnh vệ tinh MODIS (Nguồn: EOMAP)

Hình 1-9 cho thấy các ảnh vệ tinh thể hiện độ đục của nước vùng ven biển
Đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 02 và tháng 10 năm 2009, màu cam và đỏ thể
hiện độ đục bùn cát lớn. Những vệt bùn cát của sông Mekong vào cuối mùa mưa


13

trong tháng 10 có thể dễ dàng nhận rõ, một phần lượng bùn cát lắng đọng ở các cửa
sông Mekong, phần lượng bùn cát còn lại được vận chuyển dọc theo bờ biển và
tăng cường vào quá trình phát triển của mũi (Cà Mau).
- Thổ nhưỡng
Theo kết quả khảo sát của Nguyễn Ân Niên và cộng sự (Nguyễn Ân Niên và
nnk, 2007), phẫu diện đất cho thấy lượng mùn dưới rừng trồng bị tàn phá (khu vực
phía Bắc Tân Thành, Tân Điền) có lượng mùn rất thấp (2,4 ÷ 3,1%), đặc biệt ở bờ
ven kênh đào ngoài đê (đoạn từ Tân Điền đến Tân Thành) lượng mùn chỉ còn dưới
1%. Ở rừng đang phục hồi thuộc xã Kiểng Phước và Vàm Láng, lượng mùn khoảng
5,3 ÷ 5,8%, đặc biệt dưới tàn rừng phát triển tốt thuộc xã Vàm Láng có lượng mùn
lên đến gần 14% nằm trong lớp đất sâu khoảng 40cm.
- Địa hình, địa chất
Dải ven bờ biển Gò Công Đông có địa hình tương đối bằng phẳng, khuynh
hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam và Tây Đông, cao độ trung bình mặt đất tự
nhiên (+0,70 ÷ +0,80), cao nhất (+1,30 ÷ +1,40), thấp nhất (+0,40 ÷ +0,50). Địa
hình có cao độ mặt đất tự nhiên thấp, nếu như không có đê biển bảo vệ thì nước
biển dễ dàng xâm nhập vào sâu trong nội đồng, nhất là vào những ngày triều cường.

Bãi biển Gò Công Đông tương đối thoải, có độ dốc 1 ÷ 5.10-3, phía Vàm Láng có độ
dốc 0,3.10-3 tại Phước Cùng.
Tham khảo tài liệu khảo sát địa chất do Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
thực hiện năm 2008 - 2010 thuộc dự án Nâng cấp đê biển Gò Công, địa tầng từ mặt
đất tự nhiên (+0,70 ÷ +0,80)m đến cao trình -22,00m được chia làm các lớp như sau:
• Lớp 1a: Sét màu xám nâu, trạng thái dẻo mềm, phân bố chủ yếu vùng bờ
biển, chân đê tại những vị trí còn rừng ngập mặn, từ mặt đất tự nhiên (+0,70 ÷
+0,80)m đến cao trình + 0,00m.
• Lớp 1: Bùn sét, màu xám xanh, xám đen, phân bố dưới lớp 1a cho đến cao
trình (-10,00 ÷ -12,00)m.


14

• Lớp 2: Sét, sét pha, màu nâu vàng, nâu đỏ loang lổ xám xanh, xám trắng,
trạng thái dẻo mềm, dẻo mềm đến nửa cứng, phân bố phía dưới lớp 1 cho đến cao
trình -22,00m.
1.2 TÌNH HÌNH DÂN SINH - KINH TẾ - XÃ HỘI
Huyện Gò Công Đông là huyện trọng điểm phát triển kinh tế biển của tỉnh
Tiền Giang, trong đó phát triển mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, hậu cần
nghề cá, du lịch sinh thái biển, công nghiệp - dịch vụ đóng tàu. Huyện có các trục
giao thông thủy, bộ quan trọng hướng về thành phố Hồ Chí Minh và ra biển Đông
nên rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.1 Dân số và xã hội
Dân số của huyện Gò Công Đông vào năm 2011 là 154.129 người. Huyện có
13 đơn vị hành chính, vị trí địa lý rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
biển của tỉnh và cả nước. Phía Đông của huyện tiếp giáp với 22km bờ biển, 2 cửa
sông lớn: cửa Tiểu và cửa Soài Rạp là cửa ngõ thông ra biển Đông, đây là điều kiện
thuận lợi để giao lưu với tỉnh bạn. Ngoài ra đây là nơi hội tụ nguồn tài nguyên thủy
sản dồi dào phong phú, biển và bờ biển là hướng phòng thủ chiến lược trong việc

bảo vệ nền kinh tế - chính trị khu vực.
1.2.2 Thực trạng kinh tế xã hội
Nền kinh tế huyện Gò Công Đông đến nay vẫn phát triển theo hướng nông ngư nghiệp, mặc dù đã có một bộ phận công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
thương mại dịch vụ quan trọng. Tuy nhiên, do hệ thống cơ sở hạ tầng cho công
nghiệp chưa được đầu tư đầy đủ và đồng bộ nên công nghiệp phát triển chậm. Việc
canh tác nông nghiệp còn ảnh hưởng nhiều về thời tiết và chế độ thủy văn, nhìn
chung trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản trên địa bàn tăng trưởng khá ổn
định về cơ cấu mùa vụ, kỹ thuật canh tác, khai thác và hệ thống thu mua. Nền
thương mại - dịch vụ tăng trưởng nhanh nhưng các chợ đầu mối và cơ sở dịch vụ có
quy mô nhỏ, một vài nơi quá tải.


15
Bảng 1-2: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Gò Công Đông, năm 2010 và 2011 (Nguồn:
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Gò Công Đông)
Thông số kinh tế xã hội

Năm 2010

Năm 2011

Cơ cấu kinh tế theo GDP:
+ Khu vực I (nông - lâm - ngư)

57,3%

53,5%

+ Khu vực II (công nghiệp - xây dựng)


11,5%

14,3%

+ Khu vực III (thương mại - dịch vụ)

31,2%

32,2%

13,7 triệu đồng

15,5 triệu đồng

Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương

53,3 tỷ đồng

56,9 tỷ đồng

Sản lượng lương thực

164.276 tấn

167.153 tấn

59.534 tấn

58.645 tấn


810 tỷ đồng

942 tỷ đồng

Thu nhập bình quân đầu người:

Sản lượng thủy sản toàn ngành
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

1.2.3 Nông nghiệp và nông thôn
- Nông nghiệp, lâm nghiệp
Huyện Gò Công Đông trước đây là một vùng đất nhiễm mặn phèn lâu đời,
thường xuyên nên hàng năm chỉ sản xuất được một vụ lúa mùa năng suất thấp, bấp
bênh do đó đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Trước tình hình đó, được Trung
ương và Tỉnh quan tâm đầu tư thực hiện dự án Ngọt hóa Gò Công đã tạo sự chuyển
biến vượt bậc cho vùng Gò Công, trong đó có huyện Gò Công Đông.
Sản xuất nông nghiệp đã phát triển ổn định, từ sản xuất chỉ 1 vụ/năm đến năm
2002 có 13.000ha sản xuất 3 vụ lúa/năm, 3.256ha sản xuất 2 vụ/năm. Năng suất lúa
bình quân 4,5tấn/ha. Sản lượng lương thực 180.000 tấn, bình quân lương thực
960kg/đầu người. Riêng trong năm 2011, tổng sản lượng lúa 167.153 tấn, trong đó
sản lượng lúa thơm và lúa chất lượng cao chiếm tỷ lệ trên 95% diện tích.
Từ thế độc canh cây lúa, chuyển dần sang đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, diện
tích trồng hoa màu năm 2011 là 7.500ha đạt sản lượng 88.000 tấn. Kinh tế vườn
từng bước phát triển với diện tích 1.750ha. Phong trào chăn nuôi ổn định, năm 2011
duy trì đàn heo 37.000 con, đàn bò 5.750 con, đàn gia cầm 400.000 con, sản lượng
thịt các loại 6.000 tấn.


16


Tổng diện tích rừng hiện nay của huyện Gò Công Đông quản lý là 600ha,
trong đó diện tích rừng phòng hộ ven biển là khoảng 225ha, diện tích trồng thêm
của năm 2011 là 17ha, việc duy trì và phát triển đai rừng phòng hộ là một trong
những nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ đê, môi trường sinh thái.
- Thủy lợi, thủy sản
Khu vực nghiên cứu thuộc dự án Ngọt hóa Gò Công, chủ động ngăn mặn, tạo
nguồn và điều tiết nội đồng khoảng 85% diện tích. Về cơ bản đê bao đã khép kín
nhưng hệ thống cống điều tiết đầu mối còn quá ít chưa đáp ứng được nhu cầu thực
tế của địa phương, các xã cuối nguồn như Vàm Láng, Tân Điền và Tân Thành vẫn
còn thiếu nước vào cuối mùa khô.
Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Năm
2011, tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 487,109 tỷ đồng. Tổng sản lượng 58.645
tấn, trong đó sản lượng nuôi 26.645 tấn trên tổng diện tích nuôi 3.317ha, sản lượng
khai thác biển 32.000 tấn. Toàn huyện có 785 phương tiện đánh bắt xa bờ với tổng
công suất 113.068CV.
1.2.4 Công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch
- Công nghiệp
Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Gò Công Đông đã được
hình thành và phát triển nhưng quy mô còn nhỏ, máy móc thiết bị còn lạc hậu, phần
lớn các cơ sở còn dưới dạng tiểu thủ công nghiệp. Những năm gần đây, huyện sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và có những
chuyển biến tích cực, đang từng bước trở thành động lực phát triển mới, giá trị sản
xuất của năm 2011 là 149,367 tỷ đồng.
Hiện nay, huyện có nhiều khu công nghiệp (200 ÷ 600ha) được các nhà đầu tư
trong nước quy hoạch và thực hiện như: khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp, khu
công nghiệp dịch vụ dầu khí, cụm công nghiệp Gia Thuận - Cảng biển Tân Phước.
- Thương mại - dịch vụ - du lịch
Gò Công Đông có chiều dài khoảng 22km bờ biển, khu du lịch tại bãi biển



×