Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

“ Nghiên cứu đánh giá nguyên nhân và hiện trạng ô nhiễm nước môi trường sông Nhuệ , sông Đáy và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.48 MB, 120 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lưu vực Sông Nhuệ – sông Đáy có diện tích tự nhiên 7.665 km2 trải trên
P

P

diện tích hành chính của 5 tỉnh Thành phố ( Hoà Bình, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam,
Ninh Bình ) bao gồm: Một phần Thủ đô Hà Nội, có 4 thành phố Phủ Lý, Nam Định,
Ninh Bình và Hoà Bình, 43 thị xã, thị trấn, 44 quận huyện và hơn 990 xã phường.
Sông Đáy dài 237 km, bắt nguồn từ cửa Hát Môn, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây
nam đổ ra cửa Đáy tại Kim Sơn, Ninh Bình. Sông Nhuệ dài 74 km từ cống Liên
Mạc- Hà Nội, lấy nước Sông Hồng để tưới, đổ vào sông Đáy tại Phủ lý. Dân số
trong lưu vực khoảng 10,7 triệu người.
Nhiệm vụ chính của hệ thống sông Nhuệ - sông Đáy là cung cấp nước tưới
và tiêu cho các tỉnh và thành phố nêu trên, với tổng diện tích cần tưới là 67.065 ha
(sông Nhuệ 53.067 ha, sông Đáy 14.798 ha). Về tiêu, sông Nhuệ có nhiệm vụ tiêu
cho toàn bộ diện tích trong lưu vực 107.530 ha, được phân làm 3 vùng tiêu là sông
Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ (riêng sông Nhuệ là 51.166 ha, chủ yếu cho thành
phố Hà Nội). Sông Đáy trước đây vừa là sông phân lũ của sông Hồng, vừa tiêu lũ
cho lưu vực. Từ khi xây dựng đập Đáy, sông Đáy có nhiệm vụ phân lũ cho thành
phố Hà Nội.
Hiện nay sông Nhuệ và sông đáy đã bị ô nhiễm do nguồn thải của các khu
công nghiệp, khu dân cư tập trung của các tỉnh trong lưu vực xả xuống sông. Theo
số liệu thống kê các tỉnh năm 2009 số các nhà máy, xí nghiệp đóng trên lưu vực là
156.259 cơ sở (Hà Nội 74.493, Hà Nam 22.700, Nam Định 36.000, Ninh Bình
21.466 và Hoà Bình 1.600 cơ sở). Ngoài ra các khu dân cư tập trung, các đô thị thải
ra lượng nước sinh hoạt khoảng 722.000 m3/ ngày đêm ra lưu vực và hơn 450 làng
P



P

nghề, hơn 100 cơ sở cá thể sản xuất nhỏ lẻ hàng ngày thải nước thải, chất thải rắn
mang nhiều thành phần độc hại qua hệ thống kênh mương đổ vào hệ thống sông
Nhuệ – sông Đáy. Theo các kết quả nghiên cứu và quan trắc cho thấy, lưu vực sông
Nhuệ – sông Đáy trong những năm gần đây đang xuất hiện nhiều điểm nóng về ô
nhiễm môi trường, trên sông Nhuệ có hiện tượng cá chết hàng loạt do nước sông ô


2

nhiễm. Trên sông Đáy đoạn hạ lưu nơi nhập dòng của sông Nhuệ cũng bị ô nhiễm
nặng và hiện nay còn bị nhiễm mặn ở vùng Hạ lưu.
Lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy có nhiều phụ lưu chảy qua các thành phố, thị
xã, thị trấn, khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các
làng nghề vv… đã làm cho môi trường trong lưu vực biến đổi theo chiều hướng xấu
đi, đặc biệt là môi trường nước.
Chính vì vậy Luận văn đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu đánh giá
nguyên nhân và hiện trạng ô nhiễm nước môi trường sông Nhuệ , sông Đáy và đề
xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ” .
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Nhuệ, sông Đáy, đánh
giá diễn biễn chất lượng nước, dự báo phát thải ô nhiễm và đề xuất các biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm cho đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy bao gồm 5
tỉnh thành phố Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.
4. Các tiếp cận và p hương pháp nghiên cứu của luận văn
Phương pháp khảo sát thực địa: điều tra khảo sát đo đạc hiện trường và lấy mẫu

phân tích trong phòng theo tiêu chuẩn dùng nước của các đoạn sông.
Phương pháp kế thừa: Kế thừa số liệu từ các kết quả nghiên cứu và đo đạc trước
đó.
Phương pháp tổng hợp: Đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm trên tiểu khu, từ đó
xác định các phát thải tại vị trí xả thải từ các phụ lưu vào trục chính sông Nhuệ,
sông Đáy.


3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LƯU VỰC SÔNG NHUỆ,
SÔNG ĐÁY
1.1. Vị trí địa lý
Sông Nhuệ - Đáy có diện tích lưu vực sông rộng và giàu tài nguyên, đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế Vùng Đồng bằng sông Hồng.
Lưu vực nằm ở hữu ngạn sông Hồng có toạ độ địa lý từ 200 - 21020' vĩ độ
P

P

P

P

Bắc và 1050 - 106030' kinh độ Đông, được giới hạn như sau:
P

-

P


P

P

Phía Bắc và phía Đông là đê sông Hồng, từ ngã ba Trung Hà tới Ba Lạt dài 242

km.
- Phía Tây Bắc giáp sông Đà từ Ngòi Lát đến Trung Hà dài 33 km.
-

Phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa lưu vực sông Hồng và lưu vực

sông Mã bởi dãy núi Ba Vì, Cúc Phương – Tam Điệp, kết thúc tại núi Mai An Tiêm.
-

Phía Đông và Đông Nam là biển Đông, có chiều dài khoảng 95 km từ cửa Ba

Lạt tới cửa Càn.
Lưu vực Sông Nhuệ – sông Đáy có diện tích tự nhiên 7.665 km2 (chiếm khoảng
P

P

2,0% diện tích cả nước và 10% diện tích lưu vực sông Hồng trong lãnh thổ Việt
Nam) trải trên diện tích hành chính của 5 tỉnh Thành phố (Hoà Bình, Hà Nội, Nam
Định, Hà Nam, Ninh Bình). Sông Đáy dài 237 km, bắt nguồn từ cửa Hát Môn, chảy
theo hướng Đông Bắc – Tây nam đổ ra cửa Đáy tại Kim Sơn, Ninh Bình. Sông
Nhuệ dài 74 km từ cống Liên Mạc - Hà Nội, lấy nước Sông Hồng để tưới, đổ vào
sông Đáy tại Phủ lý. Dân số trong lưu vực khoảng 10,7 triệu người.

Hiện nay sông Nhuệ và sông Đáy đã bị ô nhiễm do nguồn thải của các khu công
nghiệp, khu dân cư tập trung của các tỉnh trong lưu vực xả xuống sông. Theo số liệu
thống kê các tỉnh năm 2009 số các nhà máy, xí nghiệp đóng trên lưu vực là 156.259
cơ sở (Hà Nội 74.493, Hà Nam 22.700, Nam Định 36.000, Ninh Bình 21.466 và
Hoà Bình 1.600 cơ sở). Ngoài ra các khu dân cư tập trung, các đô thị thải ra lượng
nước sinh hoạt khoảng 722.000 m3/ ngày đêm ra lưu vực và hơn 450 làng nghề, hơn
P

P

100 cơ sở cá thể sản xuất nhỏ lẻ hàng ngày thải nước thải, chất thải rắn mang nhiều


4

thành phần độc hại qua hệ thống kênh mương đổ vào hệ thống sông Nhuệ – sông
Đáy. Theo các kết quả nghiên cứu và quan trắc cho thấy, lưu vực sông Nhuệ – sông
đáy trong những năm gần đây đang xuất hiện nhiều điểm nóng về ô nhiễm môi
trường, trên sông Nhuệ có hiện tượng cá chết hàng loạt do nước sông ô nhiễm. Trên
sông Đáy đoạn hạ lưu nơi nhập dòng của sông Nhuệ cũng bị ô nhiễm nặng.

Hình 1.1: Bản đồ lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
1.2. Đặc điểm khí tượng, thủy văn lưu vực
1.2.1. Đặc điểm khí hậu
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy chiếm trọn vẹn vùng hữu ngạn sông Hồng nằm ở
phía Tây Nam đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Nó mang tính chất chung của khí hậu
miền Bắc Việt Nam, nhưng cũng có những nét riêng của khí hậu đồng bằng gần
biển.



5

- Chế độ nhiệt: Do nằm ở phía Tây Nam của đồng bằng nên các hướng gió
đều xâm nhập dễ dàng và làm cho chế độ nhiệt tương đối đồng nhất. Nhiệt độ trung
bình nhiều năm là 23,30C ÷ 23,40C, mùa đông nhiệt độ trung bình thường dưới 20
P

P

P

P

C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 50C (tháng 1 năm 1955), nhiệt độ cao nhất tuyệt đối

0
P

P

P

P

đạt 39 ÷ 400C.
P

-

P


Chế độ ẩm: Độ ẩm các tháng trong năm đều lớn hơn 80%, sự biến động giữa các

tháng rất ít chỉ từ 5% ÷ 10%. Những ngày mùa đông khô hanh độ ẩm có thể giảm
xuống dưới 20% và những ngày mưa phùn, độ ẩm không khí có thể tăng lên đến
90%.
-

Chế độ gió: Mùa hè hướng gió chủ yếu là Tây Nam và Đông Nam, tốc độ ở

đồng bằng đạt 2 m/s.
Mùa đông với hai luồng gió chính là Đông Bắc và Đông Nam luân phiên thổi
vào lưu vực, tốc độ gió mùa đông không mạnh bằng mùa hè. Tốc độ gió lớn nhất có
thể xảy ra bất thường vào khi bão.
- Chế độ bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm trong lưu vực khoảng 835
÷ 880 mm. Mùa nóng bốc hơi nhiều hơn mùa lạnh, tháng 6 và 7 có lượng bốc hơi
cao nhất (90 ÷ 100 mm) và tháng 3 là tháng có lượng bốc hơi ít nhất trong năm (38
÷ 47 mm).
-

Chế độ mưa : Mưa là một yếu tố hết sức quan trọng liên quan chặt chẽ đến tài

nguyên nước trên lưu vực cả về số lượng và sự phân bố theo không gian, thời
gian. Do lưu vực ở gần biển lại có các dãy núi chắn phía Tây và Tây Nam nên
lượng mưa ở đây tương đối lớn. Lượng mưa tăng dần từ biển vào đất liền, từ
Đông Nam lên Tây Bắc và từ Đông Bắc sang Tây Nam của lưu vực, các tâm mưa
lớn đều ở vùng núi như: Kim Bôi (2260 mm), Nho Quan (1910 mm), Chi Nê
(2002 mm). Ngoài sự biến đổi theo không gian mưa còn biến đổi theo thời gian
được gọi là hai mùa trong năm (mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm
sau và mùa mưa từ tháng V đến tháng X).

Lượng mưa trung bình hàng năm trên lưu vực biến động từ 1500 ÷ 2100 mm
và phân bố không đều cả về không gian và thời gian. Với hai mùa thì mùa khô


6

lượng mưa năm chỉ chiếm từ 15 ÷ 20% còn lại mùa mưa chiếm từ 80 ÷ 85% lượng
mưa năm, mưa lớn thường xẩy ra vào các tháng 7, 8, 9. Vùng đồng bằng lượng mưa
bình quân từ 1600 ÷ 1800 và vùng núi từ 1800 ÷ 2000 mm.
Các tháng mùa khô có số ngày mưa trung bình chỉ 7 ÷ 8 ngày và số lượng
mưa cũng chỉ trên dưới 20 mm, có tháng hầu như không mưa cho nên vụ chiêm
xuân và vụ đông luôn bị thiếu nước cho sản xuất và đời sống. Ngược lại về mùa
mưa là thời kỳ hoạt động mạnh của gió, nhiễu động thời tiết như: dông, bão, hội tụ,
áp thấp nhiệt đới ... nên thường xảy ra mưa vừa đến mưa to và có khi mưa rất to gây
ra lũ lụt, úng ngập trên diện rộng. Không những thế, ngoài những cơn bão đổ bộ
trực tiếp vào lưu vực, thì những cơn bão vùng lân cận cũng gây mưa lớn cho lưu
vực cùng với nguồn nước ngoại lai đổ vào làm cho tài nguyên nước khó mà xác
định được đầy đủ và chính xác.
Mùa mưa thường trùng với mùa dông bão và là nguyên nhân gây ra mưa lớn,
mùa khô thường có thời đoạn mưa phùn và khô hanh, mưa phùn gây ẩm ướt độ ẩm
cao, khô hanh làm cho độ ẩm thấp và lạnh.
1.2.2 Đặc điểm thủy văn
1. Mạng lưới sông ngòi
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy là một phần của lưu vực sông Hồng nên nó vừa có
lưu vực riêng đồng thời lại liên hệ mật thiết với sông Hồng tạo thành một lưu vực
thống nhất. Do mối liên hệ của các sông suối trong lưu vực cũng như với sông
Hồng. Vì vậy lưu vực sông Nhuệ - Đáy vừa có các sông ngoại vi vừa có các sông
nội tại của lưu vực.
-


Các sông ngoại vi có liên hệ chặt chẽ với sông Đáy là :
+ Sông Đà là một nhánh của sông Hồng tạo ra một đoạn biên giới phía Tây

của lưu vực dài 33km kể từ Ngòi Lát tới ngã ba Trung Hà.
+ Sông Hồng bao trọn đoạn phía Bắc và Đông của lưu vực với chiều dài
khoảng 243km từ Trung Hà cho tới cửa Ba Lạt. Đây là dòng sông có đủ điều kiện
cấp nước cho sông Đáy quanh năm, con sông này có ảnh hưởng to lớn đến phát


7

triển nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững của lưu vực sông Đáy.
Gần như 90% lượng nước cung cấp cho lưu vực sông Đáy là từ sông Hồng.
+ Sông phía cuối của lưu vực ở hướng Tây Nam là sông Càn (do sông Tống
phía Thanh Hoá và sông Cầu Hội phía Ninh Bình hợp lại tại mũi Mai An Tiêm) và
chạy ra biển với chiều dài hơn 10km. Sông này chỉ làm nhiệm vụ tiêu thoát nước
trong mùa lũ và đưa triều lên tạo thuận lợi cho cấp nước và giao thông trong mùa
kiệt từ sông Đáy vào sông Lèn.
- Hệ thống các sông trong nội lưu vực sông Đáy.
Lưu vực sông Đáy được chia làm 2 phần: Phần hữu ngạn bao gồm cả đồi núi,
bán sơn địa và đồng bằng ven sông được coi là phần lưu vực riêng của sông Đáy
với nhiều chi lưu đổ vào như sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long, sông
Vạc. Phần tả ngạn là vùng đồng bằng vừa là của sông Hồng vừa là của sông Đáy
song hướng tiêu thoát nước chủ yếu vẫn là sông Đáy với các chi lưu: sông Nhuệ,
sông Châu, sông Sắt chưa kể đến phân lưu của sông Hồng là: sông Đào Nam Định
và sông Ninh Cơ. Là con sông chảy giữa lưu vực và có lòng bãi biến đổi mạnh về
chiều rộng.
+ Đoạn từ Vân Cốc đến Đập Đáy dài 12km có dạng phễu, là khu chứa lũ Vân
Cốc.
+ Đoạn từ Đập Đáy đến cầu Mai Lĩnh dài 23km, chiều rộng trung bình giữa

hai đê là 3000m, lòng sông quanh co uốn khúc mùa kiệt không có nguồn sinh thuỷ,
mùa lũ là nước tiêu chảy tràn trên bãi.
+ Đoạn Mai Lĩnh- Tân Lang dài 73km, lòng sông quanh co uốn khúc và có thể
chia thành hai đoạn: Đoạn Mai Lĩnh - Ba Thá dài 27km có khoảng cách giữa 2 đê
khoảng 3000 ÷ 4000m, nơi hẹp cũng 700m, đoạn Ba Thá - Tân Lang dài 48km,
khoảng cách 2 bờ biến đổi từ 300 ÷ 1500m (Từ Trinh Tiết trở xuống chủ yếu là lũ
chảy trong lòng sông).
+ Đoạn Tân Lang - Gián Khẩu dài 53km, bờ tả có đê còn bờ hữu là chân núi,
từ bờ sông vào chân núi là những cánh đồng nhỏ thuộc huyện Kim Bảng, Thanh
Liêm tỉnh Hà Nam khi gặp lũ lớn thường bị ngập.


8

+ Đoạn từ Gián Khẩu đến biển dài khoảng 82km lòng sông mở rộng dần biến
đổi từ 150 ÷ 600m, có một số chỗ bãi bờ tả khá rộng làm khoảng cách hai đê lên
đến 3000 ÷ 4000m, đoạn sông này luôn luôn ảnh hưởng của thủy triều.
a/ Sông Tích
Bắt nguồn từ Tản Viên thuộc dãy núi Ba Vì chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, quanh co khúc khuỷu rồi đổ vào sông Đáy tại Ba Thá với chiều dài
91km. Độ dốc của dòng sông Tích không lớn, nhưng độ dốc của các nhánh thuộc bờ
hữu Tích là khá lớn, trung bình khoảng 10 ÷ 20m/km, có suối tới 30m/km. Tổng có
16 nhánh suối, trên một số nhánh lớn đều đã có làm hồ chứa để điều tiết dòng chảy
phục vụ sản xuất nông nghiệp trước đây và ngày nay phục vụ cho đa ngành.
b/ Sông Thanh Hà
Bắt nguồn từ các dãy đá vôi thuộc địa phận tỉnh Hoà Bình gồm 2 nhánh,
chảy qua vùng trũng rồi nhập lại thành một dòng đổ vào sông Đáy tại cửa Bạch
Tuyết. Đã có những hồ chứa nhỏ vừa cấp nước vừa điều tiết lũ cho những cánh
đồng ở hạ lưu của sông này.
c/ Sông Hoàng Long
Là một sông lớn bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Hoà Bình gồm 3 nhánh chính là

sông Bôi, sông Đập, sông Lãng và một số nhánh nhỏ hợp thành. Nhánh lớn nhất là
sông Bôi, thung lũng sông hẹp, tả ngạn là các dãy núi cao chạy ra sát sông, ở
thượng nguồn sông chảy trong vùng đồi diệp thạch, trung lưu dòng sông chảy len
lỏi trong các dải đá vôi phong hoá, cuối cùng về gần vùng đồng bằng trũng hợp với
sông Đập, sông Lãng, từ đấy được gọi là sông Hoàng Long chảy toả ra các huyện
Nho Quan, Gia Viễn và nhập vào sông Đáy ở Gián Khẩu. Lưu vực sông này nằm
trong vùng mưa nhiều, sông lại có độ dốc lớn nên lũ lụt dồn về đồng bằng rất nhanh
thường gây lũ lụt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Các khu vực đồng bằng
tuy đã có đê song một số khu ở bờ hữu vẫn phải để tràn phân lũ khi gặp những năm
lũ lớn.


9

d/ Sông Vạc:
Mạng lưới sông ngòi chằng chịt vùng Nam Ninh Bình trước đây được nối
với với cả sông Đáy và sông Hoàng Long qua các cửa sông Vân, sông Chanh, sông
Lê. Sau đắp đê xây âu, cống để chủ động lấy nước và chống lũ thì chỉ còn sông Vạc
liên hệ trực tiếp với sông Đáy tại Kim Đài. Sông này vừa là nơi thoát nước chính
của vùng Nam Ninh Bình vừa là nơi nhận nước từ sông Đáy đưa vào kênh rạch
trong nội đồng và cùng với sông Càn dẫn thủy triều vào trong toàn vùng.
g/ Sông Nhuệ:
Lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc, cấp nước tưới cho hầu hết các
khu vực của hệ thống sông Nhuệ trừ một số diện tích lấy trực tiếp sông Hồng bằng
trạm bơm. Đồng thời nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước cho
phần lớn diện tích tự nhiên của hệ thống bằng cả tự chảy và động lực. Nó liên hệ
với sông Đáy qua cống Lương Cổ, sông dài 74km.
h/ Sông Châu Giang :
Vừa cấp nước vừa thoát nước, nó được liên hệ với sông Nhuệ bằng sông Duy
Tiên. Do quá trình phát triển mà sông Châu đã thành hai đoạn đó là Châu Giang từ

đập Quang Trung tới trạm bơm Hữu Bị và sông Châu cụt từ cửa Phủ Lý tới đập
Quang Trung nối tiếp với sông Lấp tạo thành ranh giới và là sông chung của 2 khu
thủy lợi sông Nhuệ và Bắc Nam Hà. Nếu kể từ cống Phủ Lý tới đê sông Hồng thì
sông Châu cụt dài 27km còn Châu Giang có chiều dài 35,0km.
-

Sông Sắt được kể từ cống An Bài cho tới trạm bơm Vĩnh Trị, đây là con sông

nằm ở vị trí trũng nhất của hệ thống Bắc Nam Hà làm nhiệm vụ tiêu thoát nước là
chính. Chiều dài sông khoảng 37,7km.
Các sông bờ tả hầu hết đã bị các công trình thủy lợi tác động cho nó trở
thành các trục dẫn và thoát nước nội đồng theo cùng với sông và kênh trục trong hệ
thống tạo thành mạng lưới chằng chịt chia cắt hệ thống ra nhiều mảnh tạo ra không
ít thuận lợi và khó khăn cho việc cấp thoát nước của các hệ thống trong lưu vực.


10

Các phân lưu của sông Hồng gồm :
- Sông Đào Nam Định được bắt đầu đào từ thời Trần, nó nhận nước sông
Hồng ở cửa Phù Long và đổ nước vào sông Đáy tại Độc Bộ. Là con sông có độ
rộng khoảng 200m ÷ 300m nhưng dốc và sâu. Đây là con sông quan trọng đưa
nguồn nước ngọt dồi dào của sông Hồng bổ sung cho hạ du lưu vực sông Đáy cả
mùa kiệt và mùa lũ. Sông ở phía Bắc thành phố Nam Định. Sông Đào dài 32 km,
diện tích lưu vực 185 km2 (bờ phải 157 km2, bờ trái 28 km2). Khi mới đào sông hẹp
P

P

P


P

P

P

và nông, dần dần sông sâu có nơi trên 15 m nên khả năng chuyển tải một khối lượng
nước khá lớn của sông Hồng vào sông Đáy (trung bình hàng năm khoảng gần 26 tỷ
m3). Lưu lượng nước trung bình trong mùa cạn khoảng 250 ÷ 300 m3/s, đây là
P

P

P

P

nguồn nước ngọt chủ yếu cho hạ lưu sông Đáy. Vào mùa lũ lưu lượng nước sông
khá lớn, trận lũ tháng VIII năm 1971 lưu lượng lớn nhất của sông Đào tại Nam
Định tới 6.700 m3/s.
P

P

- Sông Ninh Cơ là phân lưu cuối cùng ở bờ hữu sông Hồng nhận nước sông Hồng
ở Mom Rô và đổ ra biển tại cửa Lạch Giang. Nhưng sông Ninh Cơ lại liên hệ với
sông Đáy qua kênh Quần Liêu, kênh này chuyển nước từ sông Đáy sang sông Ninh
Cơ quanh năm, sông chịu ảnh hưởng thủy triều mạnh.
1.3. Dòng chảy trên lưu vực

1.3.1. Dòng chảy mặt
Dòng chảy mặt sông Đáy sinh ra bởi mưa trên bề mặt lưu vực và nguồn nước
từ dòng chính sông Hồng. Chế độ dòng chảy tuân thủ theo quy luật chung của Bắc
Bộ là phân bố theo 2 mùa lũ và kiệt.
Dòng chảy mùa lũ và mùa kiệt trên lưu vực sông Đáy chịu tác động mạnh mẽ
của dòng chính sông Hồng (không chỉ vì liên hệ trực tiếp qua sông Đào Nam Định
mà còn qua các công trình lấy nước từ sông Hồng đưa vào các hệ thống thủy lợi của
sông Đáy bằng trạm bơm và cống: Trung Hà, Phù Sa, Liên Mạc, Bá Giang, Hồng
Vân, Như Trác, Hữu Bị và nhiều công trình khác). Nguồn nước mặt của sông Đáy


11

sản sinh do nội lưu vực chỉ chiếm khoảng 10 ÷ 15% còn lại là nước từ sông Hồng
đưa sang. Ngoài số liệu đo đạc của hai trạm Hưng Thi trên sông Bôi và Lâm Sơn
trên sông Bùi là minh chứng cho nguồn nước nội tại của lưu vực thì số liệu ở các
trạm khác như Chí Thủy, Ba Thá, Tân Lang, Phủ Lý, Bến Đế, Như Tân... đều đã
không gián tiếp thì trực tiếp được tác động bổ sung nguồn nước từ dòng chính sông
Hồng. Chế độ dòng chảy các chi lưu trong lưu vực nhiều đặc tính như: vừa là sông
miền núi vừa là sông đồng bằng, vừa chịu tác động của sông lớn, thủy triều và con
người. Chế độ dòng chảy sông suối từ dãy núi phía Tây phản ánh rõ nét mối quan
hệ giữa mưa và dòng chảy.
Đối với vùng Bán sơn địa - miền núi chỉ có nguồn nước tại chỗ rất hạn chế.
Biện pháp công trình chủ yếu là hồ chứa để điều tiết lại dòng chảy phục vụ tưới. Ở
các khu vực không có đủ điều kiện làm hồ chứa thì phát triển đập dâng. Nói chung
loại địa hình đập dâng chủ yếu ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương
Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình.
Đối với vùng đồng bằng nói chung nguồn nước có khá hơn, nhất là càng về hạ
lưu nguồn nước càng phong phú. Biện pháp công trình cho khu vực đồng bằng chủ
yếu là bơm trừ một số khu vực ven biển. Nhưng trong khu đồng bằng vẫn có một vài

khu thủy lợi còn thiếu nguồn nước do chưa có biện pháp công trình đáp ứng, như khu
thủy lợi sông Tích, vùng đầu nguồn sông Đáy từ Ba Thá đến Hát Môn. Hơn nữa
cũng có một số công trình chuyển đổi mục đích cũng đòi hỏi phải có biện pháp công
trình tưới thay thế như hồ Đồng Mô, suối Hai... hàng năm khu vực thượng nguồn
sông Tích, sông Đáy cạn kiệt, phải tiếp nguồn từ sông Đà qua trạm bơm Trung Hà
và từ sông Hồng qua các trạm bơm Phù Sa và Đan Hoài. Khu vực cuối sông Nhuệ
thiếu nước do hệ thống sông trục bồi lắng, cống Liên Mạc không đủ công suất, đang
xây dựng công trình tiếp nguồn Tắc Giang và Cẩm Đình - Hiệp Thuận.
Hiện nay có đoạn sông không có nguồn sinh thuỷ, nước thải từ công nghiệp,
đô thị, nông nghiệp làm cho chất lượng nước không đảm bảo, có nơi ô nhiễm
nghiêm trọng như sông Nhuệ, thượng nguồn sông Đáy. Những năm gần đây (2004


12

đến nay) mực nước sông Hồng thường xuyên duy trì thấp, chỉ có vài đợt xả từ hồ
Hòa Bình có thể duy trì mực nước trên 2 m tại Hà Nội còn lại thì đều thấp hơn và có
những thời điểm chỉ còn dưới 1 m. Với mực nước đó các công trình thủy lợi đồng
bằng sông Hồng đều bị giảm khả năng lấy nước. Giải pháp tình thế giải quyết vấn
đề này là nhiều địa phương đã trang bị các máy bơm dã chiến để tiếp nguồn, tăng
đầu nước cho các công trình lấy nước. Vấn đề bổ sung nguồn nước ở các khu vực
đầu nguồn là rất cấp bách nhằm cấp nước cho nông nghiệp và các ngành kinh tế, để
thay thế nguồn cho các công trình chuyển đổi nhiệm vụ, cải thiện môi trường và
chất lượng nước của sông Đáy, đồng thời từng bước làm sống lại dòng sông Đáy
trong mùa kiệt chủ yếu từ Đập Đáy đến Ba Thá.
Như vậy có thể nhận thấy nguồn nước mặt trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy gồm
có 2 phần chính:
Nước mặt được sinh ra do mưa trên diện tích lưu vực sông Đáy sau khi trừ đi
bốc hơi phần còn lại được coi là tài nguyên nước, lượng nước này bị tiêu hao một
phần do ngấm, do trữ lại trên các đồng ruộng ao hồ, còn phần lớn tạo thành dòng

chảy trên các sông nhánh cũng như sông chính của toàn lưu vực (Qua tính toán thấy
rằng một số tháng mùa khô lượng mưa không đủ cho lượng bốc hơi do vậy sinh ra
hạn hán và mùa mưa thì ngược lại). Tuy nhiên nếu dựa vào số liệu dòng chảy một
số trạm thủy văn trên lưu vực thì tính ra tài nguyên càng không chính xác do đầu
nguồn và trung lưu sông Đáy đã có rất nhiều công trình thủy lợi như hồ chứa, cống,
trạm bơm, đập dâng vừa điều tiết lại dòng chảy trên các sông suối, vừa lấy nước cấp
cho nhu cầu dùng nước đồng thời có hàng chục công trình lấy nguồn nước sông
Hồng tiếp vào sông Đáy phục vụ yêu cầu nước còn thiếu của sông này.
Nước mặt được chuyển sang sông Đáy theo các phân lưu sông Hồng như sông
Đào Nam Định, sông Ninh Cơ được tính theo tỷ lệ phân bổ so với Sơn Tây.
1.3.2. Nguồn nước dưới đất
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nằm trong đồng bằng sông Hồng nơi đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu về địa chất thủy văn cũng như đánh giá trữ lượng nước


13

dưới đất. Do mức độ và mục đích của các công trình khác nhau nên kết quả đánh
giá trữ lượng cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, để đánh giá, tính toán trữ lượng khai
thác tiềm năng nước dưới đất lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy thì tất cả các nghiên
cứu đều phải dựa vào những kết quả tính toán về các thông số địa chất thủy văn như
hệ số nhả nước, mô đun dòng ngầm của các tầng chứa nước... Theo kết quả nghiên
cứu của Viện Địa lý cho thấy lưu vực được cấu thành bởi các trầm tích bở rời Đệ tứ
và các thành tạo có tuổi từ Đệ tam đến Protezozoi. Từ các đặc điểm thành phần cơ
lý của tầng chứa nước dưới đất có thể phân lưu vực thành các tầng chứa nước khác
nhau.
1.4. Hiện trạng các công trình thủy lợi
Lưu vực sông Đáy bao gồm toàn bộ các tỉnh Hà Tây (cũ), Hà Nam, Nam
Định, Ninh Bình, phía nam của thủ đô Hà Nội và phần lớn tỉnh Hòa Bình với diện
tích 7.665 km2, dân số khoảng 8,5 triệu người. Lưu vực sông Đáy có 8 hệ thống

P

P

thủy lợi chính bao gồm: hệ thống sông Nhuệ; hệ thống sông Tích và sông Hà
Thanh; hệ thống 6 trạm bơm Bắc Nam Hà; hệ thống Trung Nam Hà; hệ thống Nam
Hà Nam; hệ thống Bắc Ninh Bình; hệ thống Nam Ninh Bình; hệ thống thượng sông
Bôi; ngoài ra còn hệ thống hữu Kim Bảng. Như vậy hệ thống sông Nhuệ chỉ là một
hệ thống thủy lợi bộ phận thuộc lưu vực sông Đáy, cùng lấy nước, tiêu và thoát
nước vào sông Đáy. Lưu vực sông Nhuệ có diện tích bằng khoảng 1/8 diện tích toàn
lưu vực sông Đáy.


14

Hình 1.2: Công trình trên hệ thống sông Nhuệ, sông Đáy


15

1.4.1. Hiện trạng công trình cấp nước đầu mối, tạo nguồn
1.4.1.1. Công trình đầu mối
Hiện tại trong lưu vực sông Đáy có ba hệ thống công trình tiếp nguồn từ dòng
chính sông Hồng vào sông Đáy là cống Liên Mạc, hệ thống Cẩm Đình - Hiệp Thuận
và hệ thống Tắc Giang.
1. Cống Liên Mạc
Cống đã được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ XX tại K53+700 đê hữu
sông Hồng. Cống có nhiệm vụ cấp nước cho hệ thống thủy lợi sông Nhuệ, với quy
mô: B = 18 m (1 cửa 6 m và 3 cửa 4 m); Zđ = 1,0 m (theo cao độ quốc gia là 0,81
R


R

m). Cống có lưu lượng thiết kế là Q tk = 36,25 m3/s, mực nước thiết kế 3,3 m.
R

R

P

P

2. Hệ thống Cẩm Đình - Hiệp Thuận
Hệ thống cống Cẩm Đình - Hiệp Thuận mới được xây dựng gồm 2 cống:
- Cống Cẩm Đình đặt bờ hữu sông Hồng phía trên tràn Hát Môn.
- Cống Hiệp Thuận đặt cạnh Đập Đáy.
Hệ thống có nhiệm vụ và quy mô như sau:
- Mở thông dòng chảy lấy nước từ sông Hồng vào sông Đáy bằng biện pháp xây
mới cống lấy nước Cẩm Đình vừa làm nhiệm vụ lấy nước mùa kiệt vừa kết
hợp dẫn một phần lũ từ 70 ÷ 100 m3/s hàng năm vào sông Đáy.
P

P

- Đào kênh dẫn men theo đê Ngọc Tảo về Hiệp Thuận (kênh dẫn Cẩm Đình Hiệp Thuận) mặt cắt đảm bảo dẫn đủ lưu lượng thiết kế Q 75% = 36,24 m3/s.
R

R

P


P

- Xây mới cống lấy nước ở vai phải Đập Đáy tại xã Hiệp Thuận (cống Hiệp
Thuận) phục vụ nhu cầu lấy nước mùa kiệt và kết hợp giao thông thủy.
3. Hệ thống Tắc Giang
Cống Tắc Giang đang được xây dựng tại bờ hữu sông Hồng, nối sông Hồng
vào sông Châu Giang, có nhiệm vụ cấp nước, tạo nguồn trong mùa kiệt và lấy phù
sa trong mùa lũ cấp nước cho sông Châu Giang, sông Đáy.


16

4. Các công trình đầu mối khác
Ngoài các công trình lấy nước từ sông Hồng như đã kể trên, dọc các con sông
chính trong lưu vực còn có nhiều công trình lớn khác, như Cống Liên Mạc 2, cống
Hà Đông, Đồng Quan, Điệp Sơn, Nhật Tựu, Lương Cổ, Phủ Lý...
1.4.1.2. Hệ thống các công trình nội đồng
+ Hiện nay đã có nhiều công trình được xây dựng qua nhiều giai đoạn gồm
công trình kiên cố, công trình tạm, công trình chỉ dùng cấp nước, công trình sử
dụng cho cả cấp và thoát nước. Có loại công trình thời gian sử dụng đã hơn 40 năm,
một số công trình mới xây dựng bổ sung vào các năm gần đây.
+ Tổng cộng có 2.425 công trình tự chảy và động lực, đảm bảo tưới 80%.
Trong đó tưới bằng tự chảy từ các hồ đập chiếm 30% ở vùng núi và ven biển; tưới
động lực bằng các trạm bơm chiếm khoảng 70%.
+ Về chỉ tiêu thiết kế: hầu hết các công trình đã xây dựng cách đây 20 ÷ 30
năm, khi thiết kế đều chọn hệ số tưới nhỏ (0,8 ÷ 1,2 l/s/ha). Đến nay do có nhiều
tiến bộ của ngành sinh học đã cho ra đời nhiều loại giống lúa thấp cây, nhu cầu
nước nhiều hơn các giống cũ, mặt khác do nhu cầu thâm canh tăng vụ đòi hỏi nước
cấp đủ khung thời vụ tốt nhất, nên hệ số tưới cũ không còn phù hợp.

+ Về công trình đầu mối: Đa số công trình tưới được xây dựng từ thập kỷ 60 ÷
80 của thế kỷ XX, nhiều công trình đã xuống cấp.
+ Các công trình ở vùng núi có đến trên 1 nửa là tạm thời, gặp năm mưa lớn là
bị sụt lở, cuốn trôi sau mùa mưa lại phải làm lại. Đặc biệt ở các khu vực miền núi,
đường kênh dẫn nước thường dài, ảnh hưởng của mưa lũ lớn nên độ bền vững kém,
vì vậy diện tích được tưới chủ động thường chỉ đạt 40% diện tích thiết kế.
1.4.1.3. Kênh mương
+ Kênh mương bị bồi lắng, sạt lở nhiều, đến nay mới có khoảng 20% kênh mương
được xây bê tông, nhiều cống đầu kênh cấp II không có cửa, điều tiết nước khó khăn, hệ
số sử dụng nước trong hệ thống kênh mương thấp thường chỉ đạt 0,5 ÷ 0,6.


17

+ Yếu tố kênh mương nội đồng là yếu tố chủ chốt trong khâu điều tiết nước tưới,
nhiều nơi công trình đầu mối tốt nhưng kênh mương không hoàn chỉnh nên
hiệu quả tưới không cao.
1.4.2. Hiện trạng công trình tiêu
Công trình đầu mối
Toàn lưu vực sông Đáy có 436.135 ha diện tích cần tiêu, với 723 công trình
tiêu có diện tích thiết kế là 429.870 ha, song thực tế diện tích tiêu được ứng với năm
có tần suất mưa và mực nước 10% chỉ đạt 60 ÷ 70%, được tiêu bằng 2 hình thức
tiêu như sau:
-

Tiêu động lực bằng 455 trạm bơm các loại với cống suất 1.526 m3/s có
P

P


nhiệm vụ tiêu thiết kế cho 290.549 ha, thực tế tiêu được cho 208.031 ha đạt 70%.
-

Tiêu tự chảy bởi 268 cống có nhiệm vụ tiêu thiết kế cho 139.321 ha, thực tế

tiêu được cho 85.331 ha đạt 60%.
Hệ thống công trình tiêu còn một số tồn tại như:
-

Hệ số tiêu bình quân mới đạt khoảng 5 l/s/ha, thậm chí có khu vực chỉ đạt

khoảng 4 l/s/ha như khu vực Vĩnh Trị - 6 trạm bơm lớn. Ngay cả các khu vực đô thị
cũng mới chỉ đạt 5,6 l/s/ha (trạm bơm Yên Sở).
-

Một số khu vực trước đây tiêu tự chảy nhưng khả năng tiêu ngày càng hạn

chế, chưa chủ động tiêu vì chủ yếu phụ thuộc vào mực nước sông ngoài và sông nội
đồng như các các khu vực trên Hà Đông - hệ thống sông Nhuệ, đồng bằng Ba Vì,
khu Bắc - Trung Nam Định và các vùng nhỏ cục bộ khác.
-

Một số khu vực chưa được đầu tư công trình chủ động cho tiêu như các khu

vực phân chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức - khu sông Tích - Thanh Hà, khu Gia
Tường - Đức Long - Lạc Khoái của Ninh Bình.
Hệ thống sông trục
-

Hệ thống sông trục bị bồi lắng, giảm khả năng tiêu thoát như các trục sông


Tích, Nhuệ, Sắt, Vạc... nhiều trạm bơm hệ thống kênh không đảm bảo tải nước về
đầu mối như Khai Thái, Yên Lệnh, Nhâm Tràng. Hệ thống kênh tiêu tự chảy cho


18

các khu vực tiêu lợi dụng thủy triều như khu Trung và Nam Nam Định bị bồi lấp
không đảm bảo yêu cầu tiêu thoát.
-

Nhiều công trình đầu mối tiêu: trạm bơm, cống tiêu được xây dựng từ lâu,

xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo năng lực tiêu thoát cũng như an toàn phòng
chống lũ bão.
1.5. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở lưu vực
1.5.1. Dân số
Dân số trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy tính đến năm 2009 là 10,7 triệu người.
Ở lưu vực sông có hệ thống đô thị phát triển với Hà Nội là thủ đô của cả nước, Nam
định là đô thị loại 2, Hòa Bình có mật độ dân cư cao hơn mức trung bình của cả
nước trong đó Hà Nội có mật độ cao hơn 13 lần mức trung bình. Dân số tăng trưởng
mạnh mẽ với mức tăng dân số bình quân ở đô thị là 5% với mật độ trung bình đạt
1321 người/km2 cao gấp 5 lần so với bình quân chung của cả nước (266 người/km2).
P

P

P

P


Đây là khu vực có dân cư, KT - XH phát triển liên tục từ rất lâu đời, cho đến ngày
nay vùng hữu ngạn sông Hồng vẫn là một vùng kinh tế - xã hội phát triển nhất châu
thổ đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế cả nước
nói chung, ở lưu vực sông Đáy nói riêng phát triển khá mạnh mẽ thì yêu cầu về
lượng nước cấp đồng thời tạo ra số lượng và đa dạng về nguồn thải cũng rất lớn.
Bảng 1.1 Dân số lưu vực sông Nhuệ - Đáy năm 2009
Địa danh

Dân số ( người )

Diện tích ( Km2 )
P

P

Mật độ dân số
( Người/km2 )
P

Hà Nội

6.005.141

920,97

1955

Hà Nam


831.020

823,1

954

Nam Định

1.991.191

1649,86

5241

Ninh Bình

928.735

1.388,7

669

Hoà Bình

829.500

4662,2

169


Tổng cộng

P

10.585.587
Nguồn : Niên Giám Thống kê, năm 2009


19

1.5.2. Đô thị hoá
Trong vùng đã hình thành một mạng lưới đô thị, với Hà Nội là thủ đô, sát
nhập với Hà Tây tạo thành một thành phố có quy mô lớn nhất cả nước, ngoài ra còn
có thành phố Nam Định là đô thị loại 2, và bốn thành phố loại 3. Các đô thị này
đang là những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong lưu vực.
- Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của cả nước. Nếu
năm 2005 dân số thành nội thị là 1.990 ngàn người, thì đến năm 2009 đã tăng lên
2.739,8 ngàn người với tốc độ tăng bình quân năm của giai đoạn này là 5%. Hiện tại
mật độ dân số Hà Nội khoảng 1.955 người/km2 (nội thành là 2.571 người /km2).
P

P

P

P

Việc tăng nhanh dân số thành thị của Hà Nội chủ yếu là do sự tác động của hiện
tượng di dân từ nông thôn ra thành thị và do các huyện ngoại thành biến thành các
quần cư kiểu đô thị hay nói cách khác là do tác động của quá trình đô thị hoá, công

nghiệp hoá. Hiện nay Hà Nội có 10 quận, 19 huyện.
Năm 2009 giá trị GDP của Hà Nội đạt khoảng 65.747 tỷ đồng, chiếm khoảng
39% GDP của vùng ĐBSH, và khoảng 10,8% GDP của cả nước. Hà Nội hiện có
104.447 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tính đến năm 2009.
- Thành phố Nam Định là thành phố loại 2 và là một trong 3 trung tâm của vùng
ĐBSH, giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục và là đầu mối
giao thông quan trọng của tỉnh. Nam Định là một thành phố công nghiệp với tổng
dân số năm 2009 khoảng 243,186 ngàn người, trong đố dân thành thị chiếm khoảng
79,68%, nông thôn chiếm khoảng 20,32%. Mật độ dân số trung bình là 1.241 người
/km2.
P

P

- Thành phố Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam, là đô thị cửa ngõ phía Nam của vùng
thủ đô Hà Nội. Dân số thành phố hiện khoảng 79.206 người, trong đó dân số thành
thị chiếm khoảng 63%. Thành phố Phủ lý hiện nay đang được mở rộng, nếu trước
đây diện tích của thành phố chỉ có 8,1 km2 thì đến nay đã tăng lên 34,2 km2 và từ 4
P

P

P

P

phường, 2 xã, nay tăng lên 6 phường, 6 xã. Những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh
đã có sự khởi sắc. Song môi trường đang đứng trước nhiều mối đe doạ lớn.



20

- Thành phố Ninh Bình là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, là đầu mối giao
thông của tỉnh. Đây là vùng có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, có nhiều
nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng. Hiện tại
dân số toàn thành phố khoảng 104.282 người, trong đó dân số thành thị chiếm
khoảng 50 ngàn người. Mật độ dân số của thành phố khoảng 2.233 người/km2.
P

P

Trong định hướng phát triển đô thị vùng được bố trí theo cụm hay
theo chùm. Các trung tâm cấp quốc gia hay vùng tạo thành các đô thị hạt nhân sẽ
quy tụ các đô thị khác tạo thành các chùm đô thị. Hệ thống đô thị được lan toả ra
qua các đô thị cấp 2,3 đến các thị trấn, thị tứ.
-

Vùng hạ lưu sông Nhuệ - sông Đáy sẽ hình thành hai chùm - cụm đô thị

chính là
+ Chùm đô thị Hà Nội với Hà Nội là đô thị trung tâm cấp quốc gia nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hỗ trợ cho đô thị hạt nhân là chuỗi đô thị phía Tây
bao gồm thị xã Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn, có qui mô dân số tới năm
2020 khoảng 1 triệu người. Đây là khu vực tăng trưởng KT - XH trọng yếu của
quốc gia trong thế kỷ 21. Nó cũng là trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học, công
nghệ cao có ý nghĩa quốc gia, khu vực, quốc tế. Đồng thời là khu công nghiệp tập
trung kỹ thuật cao cho phát triển kinh tế, quốc phòng của đất nước.
+ Cụm đô thị khu vực Nam ĐBSH bao gồm đô thị trung tâm cấp vùng, đô thị
trung tâm cấp tỉnh và các đô thị khác, lấy thành phố Nam Định làm hạt nhân và các
đô thị khác bao gồm thành phố Ninh bình, Phủ Lý, thị xã Tam Điệp với tổng qui mô

dân số đến 2020 khoảng 480 - 500 ngàn dân.
1.5.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy trong những năm qua ngành công nghiệp đã có
những bước phát triển mạnh mẽ. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được
hình thành, phát triển và không ngừng được mở rộng với quy mô lớn và đa dạng
ngành nghề hơn. Các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển góp phần
giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, đồng thời
góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và


21

nông thôn. Những lợi ích kinh tế do phát triển công nghiệp mang lại là rất lớn.
Nhưng nó cũng đang gây nhiều bức xúc cho môi trường, đặc biệt là môi trường
nước. Hiện nay, môi trường đất, nước, không khí ở các khu công nghiệp trong lưu
vực đang bị ô nhiễm trầm trọng và tại các làng nghề tình trạng ô nhiễm còn nghiêm
trọng hơn do dân cư và nơi sản xuất liền kề nhau.
Theo số liệu thống kê các tỉnh năm 2009 số các nhà máy, xí nghiệp đóng trên
lưu vực là 156.259 cơ sở (Hà Nội 104.447, Hà Nam 22.700, Nam Định 36.000,
Ninh Bình 21.466 và Hoà Bình 1.600 cơ sở). Ngoài ra các khu dân cư tập trung, các
đô thị thải ra lượng nước sinh hoạt khoảng 722.000 m3/ ngày đêm ra lưu vực và hơn
P

P

450 làng nghề, hơn 100 cơ sở cá thể sản xuất nhỏ lẻ hàng ngày thải nước thải, chất
thải rắn mang nhiều thành phần độc hại qua hệ thống kênh mương đổ vào hệ thống
sông Nhuệ – Sông Đáy… Giá trị sản xuất công nghiệp là 79.958.190 triệu đồng.
Các ngành công nghiệp có bước phát triển đáng kể nhất là các ngành công nghiệp
cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu

dùng...
- Ngành công nghiệp ở thủ đô Hà Nội phát triển từ rất lâu. Về cơ cấu phân theo
ngành, ở Hà Nội gần như có đủ mặt các ngành công nghiệp quan trọng. Trong cơ
cấu sản xuất công nghiệp của thành phố đã hình thành 4 nhóm ngành có ý nghĩa
then chốt là: cơ - kim khí, dệt-da-may, chế biến lương thực thực phẩm và đồ điện điện tử.
Hiện nay Hà Nội đã xây dựng hoàn chỉnh 9 khu công nghiệp và 11 cụm công
nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều sản phẩm công nghiệp trong đó có một số sản phẩm mới như
công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, chế tạo khuôn mẫu vv… đã đứng vững
trên thị trường. Mặc dù chỉ chiếm 3,9% về dân số và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ,
Hà Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 8,2% giá
trị sản xuất công nghiệp, 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, 10,2%
vốn đầu tư xã hội, 14,1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 14,9% thu ngân sách nhà
nước.


22

-

Hà Nam với các ngành công nghiệp chủ yếu gồm sản xuất xi măng với tổng

công suất thiết kế là 1613 nghìn tấn/năm (nhà máy xi măng Bút Sơn, công ty xi
măng X77, xí nghiệp xi măng Nội Thương, xí nghiệp xi măng Kiện Khê ), 6 cơ sở
khai thác và chế biến đá xây dựng tập trung chủ yếu ở khu vực xã Thanh Thuỷ,
Thanh Liêm, 6 cơ sở sản xuất gạch ngói thuộc khu vực quốc doanh sản xuất khoảng
46 triệu viên/năm gồm: Mộc Bắc, Khả Phong, Lý Nhân, Bình Lục, Cầu Mái, Thanh
Liêm.
-

Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm: Công ty chế biến thực phẩm Duy


Tiên, công ty chế biến thực phẩm Vĩnh Hà, công ty bia, nước giải khát Phủ Lý, nhà
máy thực phẩm Hà Nam vv…
-

Một số công ty may 27/7 Hà Nam, xí nghiệp may 27/7 Bình Lục, xí nghiệp

may 27/7 Duy Tiên, công ty sản xuất hàng xuất khẩu Bắc Hà...
-

Công nghiệp Hà Nam được phân bố ở phía Tây Kim Bảng và Thanh Liêm,

nơi sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Phía tây thành phố Phủ Lý hình thành
khu công nghiệp tập trung (200 ha) với các ngành điện lạnh, kim khí, đồ điện dân
dụng...
-

Hà Tây từ tháng 8/2008 đã được sát nhập vào Hà Nội nhưng các ngành công

nghiệp của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao (16,1%), nhưng quy mô
công nghiệp vẫn còn nhỏ bé, đặc biệt là công nghiệp địa phương, công nghiệp trung
ương tăng trưởng còn chậm.
Sản xuất công nghiệp phân bố khá đồng đều trên toàn bộ địa bàn tỉnh,
14 huyện, thị đều có công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đang được xây dựng các
khu công nghiệp như khu công nghiệp cao Hoà Lạc, khu công nghiệp Phú Cát, cụm
công nghiệp La Khê, Vạn Phúc, Xuân Khanh, Miếu Môn, Xuân Mai, Phú Nghĩa,
Thanh Oai, Phú Xuyên, Trạm Trôi, Ngãi Cầu...
- Nam Định: Nền kinh tế của tỉnh đã đạt được nhịp độ tăng trưởng khá, giai đoạn
2009-2010, tăng trưởng bình quân 11,5%. Trong đó cơ cấu kinh tế ngành Nông
nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (32%). Công nghiệp đã có bước phát triển khá nhanh

và đang là ngành chủ đạo trong phát triển kinh tế của tỉnh. Dự báo đến năm 2010


23

tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 12% và bình quân GDP đầu người đạt 10 –
11 triệu đồng/người/năm.
Công nghiệp chủ yếu là công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến thực
phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, điện - điện tử và các
ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Sản xuất công nghiệp của tỉnh chủ yếu tập
trung ở khu vực thành phố Nam Định với 2 ngành chủ chốt là: công nghiệp dệt may
và công nghiệp chế biến lương thực phẩm. Ngoài ra 3 huyện ven biển (Giao Thuỷ,
Hải Hậu, Nghĩa Hưng) chủ yếu phát triển công nghiệp đánh bắt và chế biến hải sản,
sản xuất vật liệu xây dựng, gạch ngói, dệt cói...
Các huyện vùng đồng bằng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu
là các nghề (dệt may, mây tre đan, đồ gỗ chạm khảm, chế biến lương thực thực
phẩm...).
- Ninh Bình: Tổng sản phẩm GDP năm 2010 là 12,5 tỷ đồng, tăng 24% so với
năm 2009. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 16,43 triệu đồng/người trong đó
sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 27,3%, công nghiệp chiếm 39,11%, dịch vụ
chiếm 33,6% tổng sản phẩm GDP.
Sản xuất công nghiệp của Ninh Bình còn vào loại nhỏ so với cả nước
và với các tỉnh trong lưu vực sông Đáy. Nhóm công nghiệp chế biến chiếm 51,64%
giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Nhóm công nghiệp điện, nước chiếm 39,17%
giá trị sản xuất công nghiệp. Nhóm công nghiệp khai thác chiếm 9,19% giá trị sản
xuất công nghiệp. Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh công nghiệp
trung ương chiếm 52,67%, công nghiệp quốc doanh chiếm 19,8% và công nghiệp
ngoài quốc doanh chiếm 27,53%.
- Hoà Bình: Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Hoà Bình còn ở mức độ thấp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2010 đạt 12,6%, bình quân đầu người là 5,2

triệu đồng/người/năm. Tỷ trọng ngành Nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu trong ngành
kinh tế (41,1%), công nghiệp xây dựng mới đạt 24,18%, dịch vụ 34,75%. Mục tiêu
phấn đấu của Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2020 sẽ chuyển dịch theo hướng giảm tỷ
trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.


24

-

Phát triển công nghiệp của Hoà Bình chủ yếu dựa vào sự nỗ lực khai thác

tiềm năng của địa phương (thuỷ năng, khoáng sản). Sự chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp Hoà Bình theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ
trọng công nghiệp khai thác. Trên địa bàn tỉnh đang hình thành 2 khu sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đó là khu công nghiệp Lương Sơn, khu công nghiệp bờ
trái sông Đà - thị xã Hoà Bình.
Hoà Bình có 3 huyện nằm trong lưu vực sông Đáy - sông Nhuệ (Kim Bôi,
Lạc Thuỷ và Yên Thuỷ). Ngành công nghiệp ở 3 huyện này nhìn chung là kém phát
triển nên ảnh hưởng của chúng vào môi trường cũng không đáng kể.


25

CHƯƠNG II: CÁC NGUỒN PHÁT THẢI VÀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM
NƯỚC SÔNG NHUỆ VÀ SÔNG ĐÁY
2.1. Các nguồn phát thải vào sông Nhuệ và sông Đáy
Hiện sông Đáy đang chịu áp lực mạnh mẽ của sự gia tăng dân số, quá trình
đô thị hoá quá nhanh, các hoạt động KT - XH, đặc biệt là của các khu công nghiệp,
khu khai thác và chế biến... Sự ra đời và hoạt động của hàng loạt các khu công

nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, các xí nghiệp
kinh tế quốc phòng cùng với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, canh tác
trên hành lang thoát lũ... làm cho môi trường nói chung và môi trường nước nói
riêng ngày càng xấu đi
Theo con số thống kê năm 2009, dân số trong lưu vực sông Đáy là
10.585.587 nghìn người với mật độ dân số 1321 người/km2 gấp 5 lần so với bình
P

P

quân chung cả nước. Lưu vực có trên 4000 cơ sở sản xuất công nghiệp, hơn 450
làng nghề và các nguồn thải phát sinh từ các sinh hoạt của các đô thị, nhà hàng,
khách sạn, khu đân cư tập trung vv… Đây là các nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng
đối với hệ thống sông Nhuệ – sông Đáy.

16%

4%

56%

24%

Sinh hoạt

Công nghiệp

Trồng trọt

Làng nghề


Hình 2.1: Tỷ lệ các nguồn thải tính theo lưu lượng thải lưu vực sông Nhuệ - Đáy
2.1.1. Nước thải sinh hoạt
Chiếm tỷ lệ lớn tải lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cho hệ thống sông Nhuệ –
sông Đáy. Trong các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực, Hà nội chiếm tới 70% lượng


×