Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ CÁC CỤM SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ TẬP TRUNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.56 KB, 37 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
VÀ CÁC CỤM SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ TẬP TRUNG
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
( 15 / 05 / 2006 )

Ths. KTS. Lã Hồng Sơn
SỞ QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Hà Nội, tháng 05/2006


MỤC LỤC

1). Khảo sát quá trình phê duyệt dự án và thời gian cần thiết trong việc giới thiệu địa điểm,
thoả thuận về chức năng sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng: ................................................ 3
1.1. Quá trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp vừa và nhỏ:..................... 3
a). Cấp Thành phố: ......................................................................................................................... 3
b). Cấp Huyện: ................................................................................................................................ 5
1.2. Giao quyền sử dụng đất: ......................................................................................................... 6
1.3. Cấp giấy phép xây dựng: ........................................................................................................ 7
2). Khảo sát thực trạng các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội liên quan đến việc khai
thác hiệu quả giá trị sử dụng đất, phát huy tiềm năng và quản lý đất đai: ..................................... 8
2.1. Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ: ........................................................................................ 8
2.2. Tình hình các Doanh nghiệp công nghiệp dân doanh: ...................................................... 10
2.3. Tình hình các Cụm sản xuất làng nghề tập trung (Tiểu thủ công nghiệp): ..................... 11
2.3.1. Phát triển Cụm sản xuất làng nghề tập trung là yêu cầu cấp thiết giải quyết mặt bằng
cho SX-KD và khắc phục ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ở ngoại thành Hà Nội: ........... 12


2.3.2. Quá trình hình thành, phát triển Cụm sản xuất làng nghề tập trung & lợi ích của nó: 12
3). Đánh giá tác động môi trường trong quá trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và tình
hình triển khai thực tế: ...................................................................................................................... 13
3.1. Quy định về đánh giá tác động môi trường: ....................................................................... 13
3.2. Tình hình triển khai thực tế: ................................................................................................. 14
a). Đối với các cơ sở hiện có tác động tiêu cực tới môi trường Thành phố:........................... 14
b). Đối các dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp vừa và nhỏ (mới):............................... 14
4). Mô tả về khả năng thu hồi vốn và hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng: ................... 14
4.1. Định hướng phát triển trong các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội:.................. 15
4.2. Khả năng thu hồi vốn đầu tư và hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng: ..................... 16
5). Xác định các vấn đề tồn tại nhằm cải thiện hệ thống: ......................................................... 17
5.1. Những hạn chế và khó khăn: ............................................................................................... 17
5.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:....................................................................... 18
5.3. Xác định các vấn đề ưu tiên nhằm cải thiện hệ thống ....................................................... 19
6). Đề xuất kế hoạch triển khai thực hiện: ................................................................................. 20
6.1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao vai trò của các Cụm công nghiệp
vừa và nhỏ: ......................................................................................................................................... 21
6.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao vai trò của các Cụm sản xuất
làng nghề tập trung trong quá trình hội nhập: ................................................................................. 22
6.2.1. Quy hoạch phát triển các Cụm sản xuất làng nghề tập trung: ....................................... 22
6.2.2. Thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường: .................................. 23
6.2.3. Tổ chức bộ máy đối với Cụm sản xuất làng nghề tập trung: ......................................... 23
6.2.4. Hoàn thiện thể chế cho phát triển và quản lý các Cụm sản xuất làng nghề tập trung: 24
6.2.5. Phát triển các hoạt động dịch vụ với sự hỗ trợ của Nhà nước: ...................................... 24
7). Case Study 1: Industrial Investment Project (FDI project)………………….…………26
8). Case Study 2: Development of a Small and Medium Scale (SME) Industrial Enterprise
by a local investor………………………………………………………………………...…29

2



TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
VÀ CÁC CỤM SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ TẬP TRUNG
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Mở đầu
Trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, việc xây dựng các khu, cụm công
nghiệp ở Hà Nội vừa và nhỏ là cần thiết và được nhà nước khuyến khích. Một số KCN tại
Hà Nội (theo Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam thời kỳ 1997 - 2020) được xây
dựng để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho đầu tư nước ngoài và
đặc biệt khuyến khích các DN nhỏ và vừa gia nhập các khu vực công nghiệp. Lợi ích của
việc sản xuất tập trung tại các khu cụm công nghiệp so với phát triển công nghiệp tản mạn
là đảm bảo tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý môi trường mặt
khác cung cấp các dịch vụ thuận lợi.
Các khu, cụm công nghiệp ở Hà Nội hiện nay gồm 3 loại: các Khu công nghiệp, khu
chế xuất do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và hoạt động theo Quy chế khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày
24/4/1997; các Cụm công nghiệp do chính quyền địa phương, thường là UBND cấp tỉnh,
quyết định thành lập (sau đây sẽ viết tắt là CCNV&N); và các Cụm sản xuất làng nghề tập
trung (tiểu thủ công nghiệp) tại các Xã có làng nghề truyền thống. Đây là các loại hình
khác biệt và hiện chưa có một hành lang pháp lý thống nhất điều chỉnh các CCNV&N.
Đồng thời cũng chưa có một cơ quan quản lý thống nhất các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ
cũng như các Cụm sản xuất làng nghề tập trung loại này ở cấp vĩ mô. Do vậy, các số liệu
nếu có thường thiếu tính hệ thống và không đầy đủ.
Tại Hà Nội, trên cơ sở phát triển đồng bộ cả 3 thể loại: KCN tập trung (hiện có 06
KCN tập trung, tổng diện tích khoảng 1.100ha); Cụm công nghiệp vừa và nhỏ (hiện có 16
dự án CCNV&N, tổng diện tích khoảng 750ha) và Cụm sản xuất làng nghề. Thành phố đã
chú trọng phát triển các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ và các Cụm sản xuất làng nghề (là
các mô hình tập trung công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp tập hợp lại theo cùng ngành
nghề) ở các Quận, huyện, vùng ven đô hoặc ngoại thành. Đây là mô hình thớch hợp để thúc

đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển
công nghiệp tại địa phương. Các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ
tầng cho thuê đất, hỗ trợ hoàn toàn chi phí giải phóng mặt bằng và các công trình ngoài
hàng rào và các công trình công cộng trong cụm, cần thực hiện chương trình xây dựng nhà
xưởng tiêu chuẩn bán trả chậm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn ít.
Qua khảo sát và nghiên cứu, Chuyên đề rút ra một số nhận xét, đánh giá như sau:
1). Khảo sát quá trình phê duyệt dự án và thời gian cần thiết trong việc giới thiệu
địa điểm, thoả thuận về chức năng sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng:
1.1. Quá trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp vừa và nhỏ:
a). Cấp thành phố:
- Về chủ trương đầu tư:
Ý tưởng hình thành dự án: HĐND, UBND cấp Huyện/Lãnh đạo các đơn vị có nhu
cầu thiết lập dự án đề xuất: Sự cần thiết phải đầu tư; Mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước
3


mắt; Hiệu quả đầu tư; Hình thức đầu tư và nguồn vốn đầu tư… phù hợp với Quy hoạch sử
dụng đất và Quy hoạch kinh tế – xã hội của địa phương. Trên cơ sở đã, Sở Kế hoạch và
Đầu tư là đầu mối lập Kế hoạch hàng năm và trình UBND Thành phố ra Quyết định phê
duyệt Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp (xác định: vị trí,
quy mô, kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện...).
- Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/2000, 1/500):
Sau khi Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, một trong
những công tác được đặt lên hàng đầu đối với các Chủ đầu tư dự án phát triển Cụm công
nghiệp là nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2000, 1/500) hoặc Quy hoạch
tổng mặt bằng (tỷ lệ 1/500) làm cơ sở cho việc nghiên cứu lập Dự án đầu tư xây dựng. Sở
Quy hoạch – Kiến trúc là đơn vị đầu mối giúp UBND Thành phố:
+ Giới thiệu địa điểm, thoả thuận về chức năng sử dụng đất và hướng dẫn Chủ đầu tư
triển khai lập Nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch chi tiết (hoặc Quy hoạch tổng mặt bằng), làm
cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư lập hồ sơ: Giới thiệu địa điểm, thoả thuận

về chức năng sử dụng đất tại Sở Quy hoạch – Kiến trúc. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Sở Quy hoạch – Kiến trúc có trách nhiệm giải quyết hồ sơ trong thời gian không quá 20
ngày làm việc.
+ Thẩm định Nhiệm vụ thiết kế (đối với đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân thành phố). Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Quy hoạch – Kiến
trúc có trách nhiệm giải quyết hồ sơ trong thời gian không quá 30 ngày làm việc.
+ Thẩm định Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng (đối với đồ án thuộc thẩm quyền phê
duyệt của Chủ tịch UBND thành phố). Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Quy hoạch –
Kiến trúc có trách nhiệm giải quyết hồ sơ trong thời gian không quá 30 ngày làm việc.
- Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư:
Các dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp vừa và nhỏ, Cụm sản xuất làng nghề
tập trung do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định đầu tư, uỷ quyền hoặc phân
cấp quyết định đầu tư cho cơ quan cấp dưới trực tiếp: các dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp huyện (có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng), cấp xã (có mức vốn đầu tư
không lớn hơn 3 tỷ đồng) quyết định đầu tư.
Đơn vị đầu mối thẩm định dự án đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) gửi hồ sơ dự án tới
các Sở, Ban, ngành để lấy ý kiến về những nội dung liên quan đến thẩm định dự án và có
thể mời đại diện của các Sở, chuyên gia có năng lực tham gia thẩm định dự án như:
+ Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định Thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng
công trình công nghiệp chuyên ngành.
+ Sở Xây dựng thẩm định Thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình
công nghiệp (trõ các công trình công nghiệp do Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định).
+ Trường hợp dự án ĐTXD công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành thì Sở chủ
trì thẩm định Thiết kế cơ sở là Sở có chức năng quản lý nhà nước về ngành có yếu tố quyết
định tính chất, mục tiêu của dự án, chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các Sở liên quan.
Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu
trách nhiệm.
Thời gian thẩm định Thiết kế cơ sở không quá 30 ngày làm việc đối với các dự án
nhóm A, 15 ngày làm việc đối với các dự án nhóm B và 10 ngày làm việc với các dự án
nhóm C, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4


Thời gian thẩm định dự án, kể cả thời gian thẩm định thiết kế cơ sở, không quá: 60
ngày làm việc đối với các dự án nhóm A; 30 ngày làm việc với các dự án B, 20 ngày làm
việc với các dự án nhóm C, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đặc biệt, thời
gian thẩm định dự án có thể dài hơn nhưng phải được người quyết định đầu tư cho phép.
b). Cấp huyện:
Hiện nay, việc lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết và Dự án đầu tư xây dựng
đã được UBND Thành phố triển khai phân cấp dần cho UDND các Quận, Huyện. Quy
trình phê duyệt Quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng đang được nghiên cứu hoàn
thiện. Song trước mắt, đầu mối để triển khai được giao cho Ban Quản lý dự án phối hợp
với Phòng Xây dựng (Quận/Huyện) để thực hiện các nội dung, cụ thể như sau:
A.2.1. Tổ chức thiết lập các dự án đầu tư cụm công nghiệp vừa và nhỏ:
- Tập hợp ý tưởng hình thành dự án của Lãnh đạo các đơn vị có nhu cầu thiết lập dự
án; Sự cần thiết phải đầu tư; Mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước mắt; Hiệu quả đầu tư; Hình
thức đầu tư và nguồn vốn đầu tư. Trên cơ sở đã báo cáo UBND Quận, huyện chấp thuận
Kế hoạch và Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư hàng năm, trình UBND Thành phố (đối với dự án
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thành phố) hoặc phê duyệt Kế hoạch và Nhiệm vụ chuẩn
bị đầu tư (đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện).
- Phối hợp với các đơn vị có chức năng xây dựng Nhiệm vụ thiết kế (bao gồm: qui
mô, công suất thiết kế, các yêu cầu thiết kế về cấp điện, nước,..), trình cấp thẩm quyền phê
duyệt Nhiệm vụ thiết kế. Cơ quan quản lý xây dựng (Phòng Xây dựng) cấp huyện thẩm
định các Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân Quận/Huyện.
- Khảo sát địa hình và địa chất tại địa điểm xây dựng để phối hợp với đơn vị Tư vấn
thiết kế lên phương án thiết kế sơ bộ và thiết lập các nội dung phải có trong Báo cáo nghiên
cứu khả thi đầu tư dự án.
- Gửi hồ sơ cho các đơn vị chức năng thẩm định lập Báo cáo kết quả thẩm định, Báo
cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án.

- Trên cơ sở kết quả thẩm định, xây dựng tờ trình trình cấp thẩm quyền để xin phê
duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án.
A.2.2. Thiết lập hồ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán:
- Trên cơ sở Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê
duyệt, phối hợp với đơn vị Tư vấn thiết kế, lập hồ sơ Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
- Phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế, thống nhất với các đơn vị có liên quan để hoàn
chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán trước khi trình cấp thẩm quyền ký duyệt.
- Gửi hồ sơ cho các đơn vị chức năng Thẩm định lập Báo cáo kết quả thẩm định, Báo
cáo Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
- Trên cơ sở Kết quả thẩm định, thiết lập tờ trình trình cấp thẩm quyền để xin phê
duyệt hồ sơ Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
A.2.3. Triển khai công tác đấu thấu theo quy chế đấu thầu:
- Lập kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu.
- Trình duyệt và Thẩm định kế hoạch đấu thầu.
- Chuẩn bị hồ sơ trình tổ chuyên gia xét thầu.
- Đánh giá hồ sơ đấu thầu.
- Chuẩn bị hồ sơ trình duyệt thẩm định và phê duyệt công bố kết quả đấu thầu.
5


A.2.4. Giám sát tiến độ và phương tiện thi công:
Hợp đồng với các nội dung chi tiết đối với các nhà thầu, đũi hỏi các nhà thầu cung
cấp tiến độ thi công cụ thể và chi tiết. Tăng cường kiểm tra chức năng các phương tiện thi
cơng theo hợp đồng trước khi đưa vào công trường. Tổ chức nghiệm thu công trình theo
từng đợt, từng giai đoạn, hoàn thành công trình.
A.2.5. Công tác quản lý chất lượng công trình:
- Tăng cường công tác giám sát của Ban với các công trường xây dựng, đôn đốc tiến
độ thi công, thúc đẩy công tác tư vấn giám sát. Các công trình phải có cán bộ kỹ thuật của
Ban theo dõi.
- Tham gia đánh giá chất lượng vật liệu xây dựng trước khi đưa vào công trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện các bộ phận công trình
trước khi tiến hành nghiệm thu từng giai đoạn.
- Tăng cường công tác tiếp cận thông tin về các nhà thầu đơn vị tư vấn từ đã tìm đối
tác thích hợp.
- Kết hợp với các đơn vị sử dụng tham gia quản lý chất lượng các công trình xây dựng
mới và các công trình sửa chữa, nâng cấp.
- Nâng cao trình độ giám sát cho các thành viên trong Ban thông qua các lớp tập huấn
của cơ quan chuyên ngành tổ chức. Thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn quy phạm
chuyên ngành trong công tác giám sát và nghiệm thu công trình.
A.2.6. Công tác kết thúc xây dựng và đưa công trình vào sử dụng:
Nghiệm thu, bàn giao công trình.
Vận hành công trình trình và hướng dẫn sử dụng công trình
Bảo hành công trình
Quyết toán vốn đầu tư.
Phê duyệt quyết toán.
1.2. Giao quyền sử dụng đất:
Sau khi thực hiện đầy đủ: Quy hoạch chi tiết hoặc Quy hoạch tổng mặt bằng (tỷ lệ
1/500) và Dự án đầu tư (có Thiết kế cơ sở) được cấp thẩm quyền phê duyệt, Chủ đầu tư
được UBND Thành phố xem xét giao đất (hoặc cho thuê đất) và cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) hiện thông qua đầu mối là Sở Tài nguyên, Môi trường và
Nhà đất, tiến tới là: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Luật Đất đai quy định là thời gian từ ngày Văn phòng ĐKQSDĐ nhận đủ hồ sơ hợp
lệ đến ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận là không quá 55 ngày làm việc.
Trước khi trình được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh xin cấp GCNQSDĐ, doanh nghiệp
phải thu thập hồ sơ và thông tin ở 04 cơ quan địa phương (Sở) khác. Sau đã các nhân viên
của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất phải tiến hành 20 bước khác nhau đối với một
hồ sơ. Như vậy thời gian tối thiểu để một chủ doanh nghiệp nhận được GCNQSDĐ đất là
20 ngày kể từ khi chủ doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đến Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà
đất. Tuy nhiên trong một số trường hợp thời gian này cũng có thể là 2 năm hoặc dài hơn.
Thủ tục đế lấy được GCNQSDĐ đối với trường hợp giao hoặc thuê đất thì chắc chắn mất

thời gian hơn và phức tạp hơn nhiều.
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn của doanh
nghiệp như tính kịp thời của việc cấp GCNQSDĐ, giá trị đất và tính phức tạp trong toàn
6


bộ khung thể chế đăng ký bất động sản đã làm cho các doanh nghiệp cảm thấy rất nản lũng
khi phải sử dụng đất như là một tài sản thế chấp vay vốn để phát triển kinh doanh trong các
Cụm công nghiệp.
Hà Nội là một trong những địa phương được đánh giá là đi đầu với việc xây dựng
đồng loạt xây dựng 16 CCNV&N diện tích lên đến 750 ha, nhưng cũng chỉ có khoảng 130
Doanh nghiệp VN được thuê đất xây dựng nhà xưởng - một con số nhỏ bé so với nhu cầu.
Mặc dù đã cố gắng nhưng mỗi CCNV&N chỉ có thể giải quyết cho trên dưới 20 doanh
nghiệp là đã quá tải. Để vào được các CCN cũng rất khó khăn, doanh nghiệp phải được xét
với rất nhiều tiêu chí. Trước đây, khi CCNV&N Từ Liêm tính toán với sức chứa khoảng
25 doanh nghiệp, nhưng nay số đơn hợp lệ đã lên tới hàng trăm nên việc xét chọn cũng rất
khó khăn.
Trong khi đã, hầu hết các dự án đầu tư KCN, KCX tập trung với hạ tầng hiện đại thì
giỏ thuờ thường cao, phải trả tiền một lần cho thời gian dài với số tiền nhiều khi vượt cả
số vốn của DNNVV.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, so với trước đây, việc trợ giúp
mặt bằng cho các DNNVV cũng đã có nhiều cải thiện. Quy định thời gian Doanh nghiệp
được thuê đất trong các CCNV&N đến 50 năm, áp dụng mức thấp nhất trong khung giá
thuê đất.
Kể từ sau khi có Luật Đất đai 2003, Chính phủ đã có những hướng dẫn cụ thể để giải
quyết mặt bằng cho doanh nghiệp như: yêu cầu công khai quy hoạch, cho doanh nghiệp
được lựa chọn hình thức giao đất, cho thuê đất, doanh nghiệp được tự thoả thuận với người
có đất để có mặt bằng sản xuất. Trong đã, công tác công khai quy hoạch đã được thực hiện,
tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng dự án sản xuất kinh doanh nhất
là trong các lĩnh vực: nuôi trồng thuỷ sản, xuất khẩu, khách sạn - du lịch.

1.3. Cấp giấy phép xây dựng:
- Theo Thông số 09/2005/ TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
một số nội dung về giấy phép xây dựng, những công trình khi xây dựng không phải xin
giấy phép xây dựng, trong đã bao gồm:
+ Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có Quy
hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Công trình đã có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định
thiết kế cơ sở quy định tại Điều 9 của NĐ 16/CP thẩm định.
Trên cơ sở đã, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 28/2006/QĐ-UB
ngày17/3/2006 quy định Cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố.
- Ngoài các trường hợp nêu trên: Chủ đầu tư khi có nhu cầu xây dựng, liên hệ với
“Phòng một cửa” của UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn hoặc “Phòng một cửa”
của Sở Xây dựng HN để được hướng dẫn lập hồ sơ xin cấp GPXD. Trong thời gian tối đa
là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản
cho người nộp hồ sơ biết yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh). Thời gian
hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian cấp GPXD. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ
xin cấp GPXD thì người tiếp nhận phải trả lời rõ lý do từ chối cho người nộp hồ sơ biết.
GPXD được cấp trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ
hợp lệ. Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp GPXD không quá 15 ngày làm việc, kể từ
khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
7


2). Kho sỏt thc trng cỏc cm cụng nghip va v nh ti HN liờn quan n
vic khai thỏc hiu qu giỏ tr s dng t, phỏt huy tim nng v qun lý t ai:
2.1. Cỏc cm cụng nghip va v nh:
Nhng nm va qua, trong xu th hi nhp, cụng nghip H Ni ó t c nhiu
thnh tu ỏng ghi nhn vi mc tng trng luụn mc t 14 - 15%. Gúp phn vo thnh
cụng ó phi k n vai trũ ca cỏc khu cụng nghip tp trung v cỏc cm cụng nghip va
v nh ca H Ni... Nm 2005, cú 4 CCNV&N cú h tng tng i hon chnh ó cú 52

DN i vo hot ng sn xut kinh doanh. 5 CCNV&N (Cu Giy, Hai B Trng, Phỳ Th,
Ngc Hi, Hapro) ang hon chnh cỏc hng mc h tng v kho sỏt nng lc u t ca
cỏc DN, 2 CCNV&N Ninh Hip v T Liờm (giai on 2) ó cú quyt nh tm giao t
lp d ỏn n bự v GPMB, 3 cm cụng nghip: Doanh nghip tr, Phỳ Minh (T Liờm)
v Súc Sn ang trong qua trỡnh lp phng ỏn quy hoch chi tit tng th mt bng v xin
tm giao t.
H Ni hin ang tin hnh trin khai khong 24 d ỏn phỏt trin cm cụng nghip
(vi qui mụ khong 750ha) thu hỳt hn 70 DN u t vi tng s vn gn 750 t ng
(trong ó 54 DN ó i vo sn xut, 19 DN ang trin khai xõy dng v lp t mỏy múc
thit b). Nhng KCN va v nh ny khụng ch ỏp ng nhu cu v mt bng sn xut, di
chuyn cỏc DN ra khỏi ni ụ m cũn gỳp phn khụng nh trong vic chuyn i c cu
kinh t ca mi a phng. Ngoi ra ó trin khai mt s khu cụng nghip ch bin cú
ng b khu ph tr nh: Hapro (Gia Lõm). Tớnh n nay, 9 d ỏn ó xõy dng xong h
tng k thut, thu ht 143 doanh nghip vi tng vn u t gn 3.000 t VN.
Bng thng kờ cỏc d ỏn phỏt trin Cm cụng nghip V&N ti H Ni (2005)
STT

STT

01 kh u/ c ụm c ô n g n g h iệp v ừa v à n h ỏ v ĩn h t uy-t h a n h t r ì

16 c ụm c ô n g n g h iệp ph ú min h -t ừ l iê m

02 c ụm c ô n g n g h iệp v ĩn h t uy-t h a n h t r ì

17 c ụm sả n x uất t iểu t h ủ c ô n g n g h iệp v à c ô n g n g h iệp n h ỏ

03 c ụm c ô n g n g h iệp n g ọ c h ồ i-t h a n h t r ì

q uận c ầu g iấy


04 kh u/ c ụm c ô n g n g h iệp v ừa v à n h ỏ ph ú t h ị-g ia l âm

18 c ụm c ô n g n g h iệp v ừa v à n h ỏ đô n g a n h

05 c ụm c ô n g n g h iệp ph ú t h ị-g ia l âm

19 c ụm c ô n g n g h iệp d ệt ma y n g uyê n kh ê -đô n g a n h

06 c ụm c ô n g n g h iệp n in h h iệp-g ia l âm

20 c ụm t iểu t h ủ c ô n g n g h iệp h a i bà t r - n g

07 c ụm c ô n g n g h iệp t h ực ph ẩm l ệ c h i-g ia l âm

21 c ụm c ô n g n g h iệp t ập t r un g só c sơ n

08 c ụm c ô n g n g h iệp d o a n h n g h iệp t r ẻ h à n ộ i

(g ia i đo ạ n 1)

09 c ụm sả n x uất t iểu t h ủ c ô n g n g h iệp x ã bá t t r à n g -g ia l âm

22 c ụm c ô n g n g h iệp v ừa v à n h ỏ ss

10 c ụm sả n x uất t iểu t h ủ c ô n g n g h iệp x ã t ân t r iều-t h a n h t r ì

23 c ụm c ô n g n g h iệp l âm g ia n g (kiê u kỵ)

11 c ụm sả n x uất t iểu t h ủ c ô n g n g h iệp x ã l iê n h à -đô n g a n h


24 c ụm c ô n g n g h iệp n g ọ c h ồ i (mở r ộ n g )

12 c ụm sả n x uất t iểu t h ủ c ô n g n g h iệp x ã v ân h à -đô n g a n h

25

13 c ụm sả n x uất t iểu t h ủ c ô n g n g h iệp x ã kiê u kỵ-g ia l âm

26

14 c ụm c ô n g n g h iệp t ập t r un g v ừa v à n h ỏ t ừ l iê m

27

15 c ụm c ô n g n g h iệp t ừ l iê m mở r ộ n g

28

Mt s khu phỏt huy hiu qu cao nh: Khu cụng nghip tp trung Bc Thng Long,
Si ng B, cỏc cm cụng nghip va v nh: Vnh Tuy (Thanh Trỡ), Phỳ Th (Gia Lõm),
T Liờm... Riờng huyn Gia Lõm: Cỏc cm doanh nghip tp trung va v nh cng ó
tng bc i vo hot ng n nh v bc u ó cú kt qu tt nh Cm cụng nghip
Phỳ Th, Cm sn xut lng ngh Bỏt Trng vi din tớch gn 17 ha ang trong quỏ trỡnh
xõy dng h tng k thut. Cỏc d ỏn cũn li nh D ỏn cm cụng nghip lng ngh Kiờu
K ó cm xong mc gii, Cm cụng nghip Ninh Hip vi din tớch 63,631 ha ó c
phờ duyt d ỏn u t v ang xõy dng h tng. Ngoi ra, cú Cm cụng nghip thc
8



phẩm Hapro nằm trên địa bàn hai xã Kim Sơn và Lệ Chi đã được đầu tư xây dựng hệ thống
HTKT và Cụm công nghiệp Lâm Giang nằm trên xã Kiêu Kỵ đang lập dự án đầu tư.
Tại các Quận, Huyện đã tổ được 05 Cụm sản xuất trong các làng nghề tiểu thủ công
nghiệp truyền thống góp phần tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động như: Bát Tràng,
Triều Khúc, Vân Hà, Liên Hà, Kiêu Kỵ, Tân Triều… Đã xuất hiện một số mô hình sản
xuất nông nghiệp có hiệu quả cao như: mô hình trồng rau an toàn, mô hình chuyển đổi
ruộng tròng sang nuôi trồng thủy sản, mô hình tập trung sản xuất hoa, mô hình chăn nuôi
theo phương pháp công nghiệp...
Không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà các CCN đem lại, việc tập trung giải quyết
những phát sinh “hậu” CCN đã và đang được Thành phố coi trọng như việc phát triển các
khu nhà ở cho công nhân, công trình hạ tầng xã hội….
Ngoài những chính sách, cơ chế về hỗ trợ hạ tầng, hỗ trợ đầu tư... tạo thuận lợi cho
nhà đầu tư, từ khi triển khai xây dựng, lắp đặt máy móc đến cơ cấu việc làm, giải quyết
vấn đề xã hội, Thành phố đã xây dựng những quy định cụ thể đối với các DN đầu tư vào
CCN, đặc biệt là CCN vừa và nhỏ.
Theo đã, các DN khi đầu tư vào CCN phải cam kết xây dựng một số công trình hạ
tầng cho địa phương, hỗ trợ giải quyết lao động tại chỗ, đặc biệt là những trường hợp mất
đất cho các dự án xây dựng CCN. Đi đôi với công tác quản lý xây dựng các CCN phù hợp
với quy hoạch chung, thời gian qua, việc xây dựng khu nhà cho người lao động, phương
án bảo đảm vệ sinh môi trường, xử lý nước, chất thải,... cũng đã bước đầu trở thành một
yêu cầu bắt buộc đối với các dự án đầu tư vào CCN. Ban quản lý các CCN thực hiện các
quy định, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư,
thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, giải quyết kịp thời những vướng mắc khó khăn của DN
trong quá trình triển khai dự án.
Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư vào CCN
vừa và nhỏ. Trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các DN được Thành phố hỗ trợ
kinh phí chuẩn bị đầu tư xây dựng bao gồm: 30% kinh phí giải phóng mặt bằng, 100% kinh
phí rà phá bom mìn, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đường giao thông, vỉa hè, hàng rào, cung
cấp điện, nước đến tận hàng rào. Phía DN được xuất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (trõ
những khoản được Thành phố hỗ trợ) cho 50 năm đối với số diện tích DN được thuê, tiếp

đã hàng năm chỉ phải đãng phí quản lý.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung, công tác xây dựng và hoàn chỉnh các hạng mục hạ
tầng kỹ thuật trong các CCNV&N của thành phố còn chậm và không đồng bộ làm ảnh
hưởng không nhỏ đến tiến độ cũng như thực hiện dự án của các DN, đặc biệt là các khu xử
lý chất thải rắn, rác thải tập trung, nguy cơ phát tán gây ô nhiễm môi trường khu vực.

9


Hình 1: Cụm công nghiệp vừa và nhỏ tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh
2.2. Tình hình các Doanh nghiệp công nghiệp dân doanh:
Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ năm 2005, trên địa bàn các Quận/Huyện Hà Nội có
ít nhất 2.400 Doanh nghiệp công nghiệp dân doanh (DNCNDD) bao gồm các HTX và xí
nghiệp, công ty tư nhân đang hoạt động với tổng doanh thu 15 nghỡn tỷ đồng, số vốn kinh
doanh 14 nghỡn tỷ đồng, thu hỳt 90 nghỡn lao động. Trong 5 năm qua, khối doanh nghiệp
này đã tăng 2 lần về số lượng DN, tăng 3,9 lần về giá trị sản xuất, tăng 5 lần về số vốn,
được coi là nhân tố mới góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của công nghiệp tại các Quận/Huyện Hà Nội.
Điều tra về hoạt động dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước do Sở Công nghiệp Hà Nội thực
hiện đối với các DNCNDD Hà Nội cho thấy một vấn đề sau:
- Yếu tố quan trọng nhất đối với DN khi quyết định đầu tư là phải có thị trường tốt.
Tiếp đến là hạ tầng cơ sở thuận lợi, yếu tố an ninh trật tự tốt, chính quyền địa phương
không gây phiền hà và chi phí sản xuất thấp. Yếu tố về chính sách hỗ trợ của Nhà nước
không được đánh giá cao so với các yếu tố trên. Như vậy, các DN mong muốn nhiều ở Nhà
nước là đầu tư làm tốt hạ tầng cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự và không gây phiền hà cho
DN. Do đã, vấn đề đặt ra không phải là tăng cường hơn nữa mức hỗ trợ mà là tăng cường
hiệu quả và chất lượng của các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước đối với DN.
- Nhu cầu cần Nhà nước hỗ trợ của các DNCNDD Hà Nội rất đa dạng và khác biệt
tùy theo qui mô, địa bàn và ngành nghề. Trong đã có 3 nội dung phổ biến mà doanh nghiệp
công nghiệp dân doanh vẫn đang bức xúc nhất, cần Nhà nước hỗ trợ nhiều là: Mặt bằng

sản xuất, hỗ trợ vốn và chính sách thuế. Đáng lưu ý có 3 nội dung thụng tin khác là: Xỳc
tiến thương mại, phân tích dự báo thị trường và đặc biệt là vấn đề qui hoạch phát triển
ngành nghề công nghiệp của Nhà nước cũng đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
- Các doanh nghiệp lớn có nhu cầu cao về thông tin phân tích và dự báo thị trường,
xây dựng phát triển thương hiệu, qui hoạch ngành công nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ tỏ ra
bức xúc hơn về thuế, mặt bằng. Doanh nghiệp lớn quan tâm nhiều hơn đến kiến thức về
10


quản lý tài chính, kinh doanh xuất nhập khẩu, ý tưởng và chất lượng kinh doanh. Doanh
nghiệp nhỏ lại tỏ ra quan tâm nhiều về xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng, tiết kiệm
chi phí… Các doanh nghiệp nhỏ không quan tâm nhiều đến vấn đề lập và quản lý dự án
đầu tư, quản lý nhân sự và quản trị doanh nghiệp, phân tích đánh giá nội bộ doanh nghiệp,
doanh nghiệp lớn lại ít quan tâm đến sự hỗ trợ của Nhà nước về đổi mới mẫu mó sản phẩm
và hợp lý húa sản xuất.
- Các thông tin về hỗ trợ thuế, thông tin về các khu, cụm công nghiệp là loại thông
tin được nhiều doanh nghiệp cần. Song chưa được Thành phố/Các ngành chức năng cung
cấp đầy đủ, thường xuyên. Nhưng các thông tin về kiến thức quản lý tài chính, tiết kiệm
chi phớ, quản lý thương hiệu lại được nhiều doanh nghiệp quan tâm và muốn đãng góp
kinh phí để được hưởng hỗ trợ với chất lượng cao hơn. Các DN cũng sẵn sàng đãng góp
kinh phí cao để có được các thông tin đầy đủ, kịp thời, chất lượng cao về nghiệp vụ, chuyên
môn cũng như mặt bằng để mở rộng sản xuất, những nội dung liên quan trực tiếp đến lợi
ích doanh nghiệp như: Thông tin về mặt bằng sử dụng đất, các nguồn vốn, quỹ hỗ trợ…
- Những nội dung phức tạp như ứng dụng công nghệ thông tin, kiến thức kinh doanh
xuất nhập khẩu, tiếp thị,… thì nhiều doanh nghiệp muốn đãng góp một phần, hoặc toàn bộ
kinh phí để được hưởng chất lượng dịch vụ hỗ trợ cao hơn.
- Những nội dung thông tin mà chỉ liên quan nhiều đến lợi ích Nhà nước như: Qui
định về chế độ báo cáo thống kê, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự, chế độ kê khai nộp
thuế …ít được DN quan tâm đầy đủ, một phần do ý thức còn chưa cao.
2.3. Tình hình các Cụm sản xuất làng nghề tập trung (Tiểu thủ công nghiệp):

Trong quá trình CNH, HĐH ở Hà Nội, các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp
theo Lãnh thổ như: Khu công nghiệp tập trung, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ và Cụm sản
xuất làng nghề tập trung đã phát triển. Sau khi có quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày
24/11/ 2000 của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông
thôn, cụm công nghiệp làng nghề rất phát triển ở các địa phương có nhiều làng nghề. Tuy
có những cách hiểu khác nhau về Cụm sản xuất làng nghề tập trung, nhưng có thể quan
niệm, Cụm sản xuất làng nghề tập trung là một địa điểm phân bố sản xuất của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh tế gia đình, kinh doanh công nghiệp và dịch vụ nhằm
khắc phục ô nhiễm môi trường, tạo ra cơ sở hạ tầng tốt hơn và tạo điều kiện tốt hơn cho
SX-KD.
Khác với Khu công nghiệp tập trung và Cụm công nghiệp vừa và nhỏ, Cụm sản xuất
làng nghề tập trung có quy mô nhỏ hơn, điều kiện và phương tiện xử lý môi trường, các cơ
sở hạ tầng kém hơn. Cụm sản xuất làng nghề tập trung khác với cụm công nghiệp vừa và
nhỏ ở chỗ: Cụm công nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được hình
thành chủ yếu do thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ mới và do di chuyển các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở thành phố ra để khắc phục ô nhiễm môi trường. Các cụm sản xuất làng nghề
tập trung gồm các cơ sở sản xuất được hình thành từ các hộ kinh doanh gia đình, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở làng nghề.

11


2.3.1. Phát triển Cụm sản xuất làng nghề tập trung là yêu cầu cấp thiết giải quyết
mặt bằng cho SX-KD và khắc phục ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ở ngoại thành
Hà Nội:
Trong những năm đổi mới làng nghề ở ngoại thành Hà Nội đã có sự phát triển mạnh
và đạt được những thành tích đáng ghi nhận, đã là:
(1) Qui mô và GTSX của các làng nghề không ngừng tăng lên qua các năm.
Nhiều làng nghề mới hình thành, nhiều làng nghề phát triển trở thành xã nghề, vựng
nghề. Số làng nghề và lao động trong các làng nghề đã tăng lên rõ rệt. Tốc độ tăng giá trị

sản xuất ở các làng nghề trong những năm qua đạt khá cao.
(2) Nhiều làng nghề đã có sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị
trường. Nhiều làng nghề đã chỳ ý đổi mới công nghệ. Nhìn chung sản xuất kinh doanh của
các làng nghề được duy trì và phát triển, một số sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài.
(3) Về tổ chức SX-KD, ở nhiều làng nghề đã có sự đa dạng hoá các hình thức tổ chức
SX-KD, thỳc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.
Với sự phát triển “khá nóng” như vậy, các làng nghề ở ngoại thành Hà Nội đã nổi lên
2 mâu thuẫn lớn phải giải quyết,đã là:
1- Thiếu mặt bằng cho duy trì và mở rộng SX-KD của các làng nghề.
2. Phải xây dựng chiến lược phát triển làng nghề và giải pháp thích hợp để giải quyết
ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển làng nghề.
Hình thành và phát triển các Cụm sản xuất làng nghề tập trung là giải pháp hữu hiệu
để giải quyết hai mâu thuẫn trên trong quá trình phát triển các làng nghề.
2.3.2. Quá trình hình thành, phát triển Cụm sản xuất làng nghề tập trung & lợi
ích của nó:
Từ khi có quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Chính phủ về
khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn thì các địa phương đã triển khai khá mạnh
việc xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề. Qua điều tra điển hình tại các
Huyện ngoại thành HN đã kịp thời đề ra nghị quyết của Huyện uỷ và đã triển khai xây
dựng các Cụm sản xuất làng nghề tập trung.
Các Cụm sản xuất làng nghề tập trung được hình thành và phát triển bằng hai con
đường chính:
i)
Sự tự phát từ một cụm sản xuất do các hộ tự xây dựng, sau đã phát triển thành
cụm công nghiệp làng nghề;
ii)
Xây dựng mới cụm công nghiệp làng nghề.
Hiện nay HN đang tồn tại phổ biến loại Cụm sản xuất làng nghề tập trung đơn nghề.
Từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh sau gần 3 năm thành lập cho thấy cụm công
nghiệp làng nghề đã có ưu điểm và lợi ích rõ rệt sau đây:

- Thúc đẩy phát triển CN–TTCN ở các địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế các tỉnh.
- Tạo mặt bằng cho mở rộng và tăng quy mô sản xuất của nhiều làng nghề.
Như vậy, có thể coi Cụm sản xuất làng nghề tập trung là cứ điểm, là khâu đột phá
trong phát triển làng nghề ở trình độ mới qui mô nâng lên, hạn chế ô nhiễm môi trường và
nâng cao chất lượng sự phát triển làng/xã ngoại thành Hà Nội.

12


(Bản đồ Hà Nội và xã Bát Tràng)

(Ảnh minh hoạ: Tạo dáng sản phẩm gốm bằng bàn xoay tại Làng nghề Bát Tràng)
3). Đánh giá tác động môi trường trong quá trình phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng và tình hình triển khai thực tế:
3.1. Quy định về đánh giá tác động môi trường:
3.1.1. Nguyên tắc chung:
a). Các dự án đầu tư trong nước, liên doanh, hợp tác kinh doanh với nước ngoài và
đầu tư 100% vốn nước ngoài và các dạng đầu tư khác (gọi chung là dự án đầu tư) thực hiện
trên Lãnh thổ Việt Nam nói chung, cũng như Hà Nội nói riêng, đều phải tuân thủ các quy
định về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
b). Bộ TN&MT quy định danh mục các dự án đầu tư thành 2 loại:
- Các dự án phải lập và trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được
gọi là dự án loại I: bao gồm các dự án có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường trên diện
rộng, dễ gây ra sự cố môi trường, khó khống chế và khó xác định tiêu chuẩn môi trường.
- Tất cả các dự án còn lại được gọi là dự án loại II sẽ được đăng ký đạt tiêu chuẩn
môi trường trên cơ sở xác lập và phân tích báo cáo đánh giá tác động môi trường của mỡnh.
c). Quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc phiếu xác nhận
Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường là căn cứ pháp lý về mặt môi trường để các Cơ
quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét và cho phép dự án thực hiện các bước tiếp theo.

3.1.2. Về tiêu chuẩn môi trường:
a). Tất cả các dự án thực hiện trên Lãnh thổ Việt Nam đều phải áp dụng Tiêu chuẩn
môi trường Việt Nam do Bộ trưởng Bộ KHCN&MT ban hành. Dự án thực hiện ở những
địa phương đã có tiờu chuẩn môi trường riêng, có thể áp dụng tiêu chuẩn môi trường địa
phương với điều kiện là phải nghiêm ngặt hơn tiêu chuẩn do Bộ KHCN&MT ban hành.

13


b). Trong trường hợp các tiêu chuẩn môi trường cần áp dụng chưa được quy định
trong Tiêu chuẩn về môi trường Việt Nam, Chủ dự án có thể xin áp dụng tiêu chuẩn bảo
vệ môi trường của các nước tiên tiến khi được phép bằng văn bản của Bộ KHCN&MT.
3.2. Tình hình triển khai thực tế:
a). Đối với các cơ sở hiện có tác động tiêu cực tới môi trường Thành phố:
Theo Quyết định số 64)2003)QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phờ duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng”, Hà Nội có 16 cơ sở nằm trong danh sách cần phải xử lý triệt để, bao gồm
3 công ty dệt, đã là: Công ty Dệt 8)3, Công ty Dệt Hà Nội, Công ty Dệt kim Đông Xuân;
2 cơ sở sản xuất rượu bia, đã là Công ty bia Hà Nội, công ty rượu Hà Nội; 2 nhà máy sản
xuất hoá chất, bao gồm Công ty phân lân văn Điển và công ty Pin Văn Điển; bói chụn lấp
chất thải Kiờu kỵ; và 6 bệnh viện (bệnh viện K Hà Nội, Bệnh viện Việt Đức, Viện Bảo vệ
Bà mẹ và trẻ sơ sinh và Bệnh Viện Phụ sản Hà Nội. Riêng nhà máy sữa Vinamilk Hà Nội
đã hoàn thành trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép từ tháng 6 năm 2002. Với quyết
tâm hoàn thành việc triển khai Quyết định 64 của Chính phủ trước thời hạn, hiện nay Hà
Nội đang tích cực đẩy mạnh công tác di dời và triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường.
Hiện nay, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 74)2003)QĐ-UB về
việc di chuyển các cơ sở sản xuất không còn phự hợp với quy hoạch hoặc gõy ô nhiễm môi
trường ra khái khu vực nội thành. Đây được xem là một bước đi lâu dài, nhằm lường trước
những phát sinh sau này do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá. Mặt khác, thành
phố cũng chỉ đạo cho Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vi liên quan lập

danh sách các cơ sở sản xuất không còn phủ hợp để hỗ trợ cho các cơ sở này cải tiến hoặc
thay đổi công nghệ sản xuất, và di chuyển vào các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Hiện, Hà
Nội đã triển khai được 16/24 cụm công nghiệp vừa và nhỏ tại các huyện ngoại thành.
b). Đối các dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp vừa và nhỏ (mới):
Trong Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết, cấp thẩm quyền giao Chủ đầu tư căn
cứ Thông tư số 10/2000/TT-BXD ngày 8/8/2000 của Bộ Xây dựng tổ chức lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường, trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt.
Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học, công nghệ
và môi trường Hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với
các dự án đầu tư. Việc phân cấp thẩm định các Báo cáo đánh giá tác động môi trường và
xem xét "Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường" được thực hiện theo Phụ lục II của Thông
tư này và các dự án đã được phân cấp theo Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của
Chính phủ.
Về nguyên tắc, cấp nào thẩm định thì cấp đã cấp Quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh
giá tác động môi trường (đối với các dự án loại I) và Phiếu xác nhận "Bản đăng ký đạt tiêu
chuẩn môi trường (đối với dự án loại II), đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, theo dừi các
hoạt động bảo vệ môi trường của dự án.
4). Mô tả về khả năng thu hồi vốn và hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng:
Khả năng thu hồi vốn đầu tư và hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng của Doanh
nghiệp trong các Cụm công nghiệp phụ thuộc nhiều yếu tố, song có 02 yếu tố được coi là
có ý nghĩa quan trọng:

14


- Một là, phù hợp với định hướng phát triển trong các khu/cụm công nghiệp tại Thành
phố.
- Hai là, khả năng tiếp cận nhanh chóng với các nguồn vốn đầu tư của Doanh nghiệp,
gắn với tính kịp thời trong việc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để sản xuất,
kinh doanh.

Tuy nhiên, một số Cụm công nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với định hướng phát triển,
song thời gian triển khai dự án kéo dài, làm ảnh hưởng xấu tới việc được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh của các Doanh nghiệp. Ví dụ:
- Cụm công nghiệp Dệt May Nguyên Khê tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh - Hà
Nội: Quyết định của Uỷ ban Nhân dân Thành phố số 79/2002/QĐ-UB ngày 30/5/2002 giao
Kế hoạch và dự toán chi ngân sách năm 2002 cho các Sở, Ban, Ngành UBND các Quận,
Huyện, nay vẫn ở giai đoạn nghiên cứu QHCT tỷ lệ 1/500.
- Cụm SX Làng nghề tập trung tại xã Vân Hà, huyện Đông Anh: UBND Thành phố
phê duyệt Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư tại Quyết định số 67 QĐ-UB ngày 11/12/2003, nay
vẫn chưa được phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
- Cụm công nghiệp tập trung tại huyện Sóc Sơn- Hà Nội: Quyết định số 5191/QĐUB ngày 29/8/2003 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự
án xây dựng Cụm công nghiệp tập trung tại huyện Sóc Sơn- Hà Nội. Tháng 3/2006 mới
được UBND Thành phố phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/2000 (chưa thể cắm mốc giao đất).
...
Do vậy, khả năng thu hồi vốn và hiệu quả của các Dự án đầu tư chưa cao, nhu cầu
mặt bằng để đầu tư xây dựng công trình của nhiều Doanh nghiệp không được đáp ứng kịp
thời khi Chủ đầu tư các cụm công nghiệp vừa và nhỏ là các Ban QLDA (tại các
Quận/Huyện), không phải là Doanh nghiệp.
4.1. Định hướng phát triển trong các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội:
- Tiếp tục chủ trương phát triển công nghiệp có chọn lọc. Đẩy nhanh việc lấp đầy các
khu công nghiệp tập trung, tiếp tục xây dựng các khu công nghiệp quy mô lớn ở ngoại
thành để thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Đặc biệt quan tâm lựa chọn thu hút
những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ tiên tiến phù hợp tiềm năng, thế mạnh của Thủ
đô. Bên cạnh việc phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu thị trường, cần tập
trung các nguồn lực để phát triển nhanh hơn một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính
chất dẫn đường.
Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong 5 năm sắp tới được xác
định như sau: Ưu tiên phát triển các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám và công
nghệ cao như: công nghệ tin học (cả phần mềm và phần cứng), công nghệ vật liệu mới,
công nghệ chế tạo khuôn mẫu; các ngành và sản phẩm sử dụng công nghệ cao: công nghệ

tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Tập trung phát triển các ngành
lợi thế, có thương hiệu và có thể đứng ở hàng đầu cả nước, giữ vai trò đầu tàu, dẫn dắt như:
các sản phẩm công nghiệp điện, điện tử (máy tính, máy văn phòng, điện tử công nghịêp,
điện tử y tế...), công nghệ thông tin, sản phẩm kim cơ khí, chế tạo máy công cụ và động
lực, lắp ráp chế tạo ô tô, xe máy, máy biến thế, hàng tiêu dùng cao cấp, nội thất, dược
phẩm...

15


- Xem xét, cải tạo một số khu công nghiệp cũ; kiên quyết đưa nhanh các doanh nghiệp
ô nhiễm ra khái nội thành và các khu dân cư.
- Phát triển các Khu, Cụm công nghiệp bao gồm cả các Khu công nghiệp vừa và nhỏ
mới được hình thành. Khuyến khớch phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các
công ty lớn.
Với một nền công nghiệp có độ “mở” cao như Hà Nội, việc chọn ngành công nghiệp
chủ lực cần dựa trên cơ sở kết hợp xu thế chung của thế giới và những tiêu chuẩn đặt ra
cho ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội. Trong tương lai, các nhóm ngành công nghiệp
chủ lực sẽ là: Điện tử - công nghệ thông tin - công nghệ phần mềm; Cơ kim khí; Sản xuất
vật liệu xây dựng.
- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các cơ chế, quy chế, đẩy mạnh cải cách hành chính để
cải thiện môi trường đầu tư, tạo chuyển biến mạnh về thu hút và sử dụng hiệu quả mọi
nguồn lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô. Ưu tiên hàng đầu là thu
hút đầu tư và công nghệ của các tập đoàn xuyên quốc gia, thực hiện chuyển giao công
nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn. Bên cạnh việc phát triển khu công nghệ cao, cần xây dựng
nhanh một số vườn ươm công nghệ làm hạt nhân thúc đẩy đổi mới, hiện đại hoá công nghệ
sản xuất. Tập trung phát triển mạnh công nghệ thông tin và tự động hóa trong quản lý, sản
xuất, trong sản phẩm công nghiệp và trong các lĩnh vực dịch vụ. Nhanh chóng xây dựng,
phát triển thương mại điện tử; thực hiện hỗ trợ về hạ tầng viễn thông đối với các doanh

nghiệp phần mềm vừa và nhỏ.
- Đẩy mạnh cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở Thủ đô nhằm phát
triển nhanh hơn nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ công cuộc đổi mới và hội nhập kinh
tế quốc tế. Chú trọng đào tạo nghề cho người lao động, nhất là đào tạo nghề trình độ cao.
Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp để gắn đào tạo
với sử dụng. Quan tâm đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động.
4.2. Khả năng thu hồi vốn đầu tư và hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng:
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn của doanh
nghiệp như tính kịp thời của việc cấp GCNQSDĐ, giá trị đất và tính phức tạp trong toàn
bộ khung thể chế đăng ký bất động sản đã làm cho các doanh nghiệp cảm thấy nản khi phải
sử dụng đất như là một tài sản thế chấp vay vốn để phát triển kinh doanh.
Trên cơ sở phân tích các ý kiến khác nhau của doanh nghiệp và nhóm các vấn đề lại,
kết quả sơ bộ cho thấy thủ tục hành chính vẫn là vấn đề khó khăn nhất mà Doanh nghiệp
vừa và nhỏ (DNNVV) gặp phải khi tiếp cận đất đai. Các thủ tục giao đất, cho thuê đất,
chuyển nhượng đất đứng thứ nhất về mức độ khó khăn, thủ tục thu hồi đất đứng thứ hai,
thủ tục cấp GCNQSDĐ đứng thứ ba, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đứng thứ tư. Kết
quả này cũng cho thấy rõ ràng đã có những cải thiện nhất định trong công tác cấp
GCNQSDĐ, nhưng vẫn còn phải tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính khác.
Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và chậm trễ trong các thủ tục hành chính một
phần do các quy đinh pháp luật còn chưa rõ ràng tạo điều kiện cho việc thi hành thiếu đồng
nhất ở các địa phuơng, mặt khác phần khó khăn hơn là mức độ nhận thức chưa đầy đủ Luật
đất đai 2003 và năng lực thực thi ở địa phương...Cải cách hành chính trong lĩnh vực này
và tăng cường năng lực cán bộ địa phương là điểm mấu chốt để giải quyết các bức xúc hiện
nay của doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Đây mới chỉ là một điều tra sơ bộ về ý kiến
16


của DNNVV về các vấn đề đất đai. Thủ tục hành chính đang là vấn đề bức xúc, song cũng
không có nghĩa là các khó khăn khác về đất đai như: tiếp cận khu đất mới, giá đất, quy
hoạch sử dụng đất…là kém quan trọng.

5). Xác định các vấn đề tồn tại nhằm cải thiện hệ thống:
5.1. Những hạn chế và khó khăn:
- Cơ cấu kinh tế chưa tạo được sự phát triển ổn định, chất lượng phát triển và hiệu
quả kinh doanh còn thấp. Về hình thức, nếu chỉ nhìn vào quan hệ tỷ lệ về GDP giữa các
ngành công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp thì với cơ cấu GDP năm 2003 của Thủ đô là:
dịch vụ 57,2%, công nghiệp 40,4% và nông nghiệp 2,4% thì đây là cơ cấu của nền kinh tế
khá phát triển. Tuy nhiên, đi sâu vào xem xét cơ cấu từng ngành thì thấy đây vẫn là cơ cấu
của nền kinh tế kém phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa.
- Vai trò các ngành chủ lực trong nền kinh tế còn chưa rõ. Trong 5 ngành công nghiệp
chủ lực được Thành phố xác định từ Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII (năm 1995)
chỉ có 2 ngành đạt tốc độ tăng GTSX cao hơn tốc độ tăng GTSX công nghiệp chung là cơkim khí (tăng 25,2%) năm) và điện-điện tử (tăng 22,6%) năm), 3 ngành còn lại là dệt mayda giày, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng đều có tốc độ tăng GTSX thấp hơn
tốc độ tăng chung. Tuy nhiên cả 2 ngành trên (cơ-kim khí và điện-điện tử) đều là những
ngành có tỷ trọng giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất thấp nhất trong 5 nhóm ngành chủ
lực đã xỏc định. Đáng chỳ ý là từ năm 2001 đến nay, tỷ trọng 5 nhóm ngành này lại có xu
hướng giảm nhẹ (từ 70,9% năm 2001 xuống còn 68,3% năm 2003).
- Việc triển khai sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các
DNNN còn chậm so với yêu cầu; có thời gian chững lại do chờ các tiêu chí hướng dẫn để
giải quyết các vấn đề cụ thể của DNNN do địa phương quản lý. Công tác quản lý hoạt động
của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (về lợi nhuận, thuế...) còn khú khăn, lúng túng. Kinh
tế HTX chuyển đổi còn lỳng tỳng, hiệu quả hoạt động chưa cao, một số HTX chỉ tồn tại
trên hình thức. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thủ đô phát triển mạnh trong
giai đoạn 1991-1996; trì trệ trong giai đoạn 1997-2000 do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế khu vực; từ năm 2001 đến nay từng bước được nâng lên.
- Việc thu hút các nguồn lực và điều chỉnh cơ cấu đầu tư ra ngoại ô nhằm dón dân,
tạo thế phát triển cân bằng, khai thác tiềm năng về đất đai, giải quyết các vấn đề môi
trường,... mới được chú trọng hơn trong mấy năm gần đây. Chủ trương phát triển đô thị
Hà Nội lên phía Bắc và Tây Bắc thực hiện còn chậm và thiếu vốn đầu tư.
Việc đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp như dệt may, da giày có đãng
góp quan trọng cho tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất khẩu, nộp ngân sách, giải quyết việc
làm nhưng lại thu hút số lượng khá đông lao động ngoại tỉnh về Thủ đô dẫn đến nhu cầu

bức xúc giải quyết các vấn đề liên quan (hạ tầng xã hội: chỗ ăn ở, sinh hoạt..., tăng dân số
cơ học).
- Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, chênh lệch khoảng cách giàu
nghèo đang là vấn đề cần quan tâm khắc phục(1). Đồng thời, cần tập trung khắc phục, giải
quyết ô nhiễm môi trường do phát triển một số lĩnh vực công nghiệp thiếu chọn lọc (công
nghệ, thiết bị lạc hậu...).
Theo kết quả điều tra mức sống năm 2002 của Cục Thống kê Hà Nội, thu nhập bình quân 1 tháng của người dân
khu vực thành thị gấp 1,8 lần thu nhập ở khu vực nông thôn.
1

17


- Phối hợp quản lý Nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong phát triển kinh
tế ở một số lĩnh vực còn chưa rõ ràng, hiệu quả chưa cao. Quan hệ hợp tác giữa các địa
phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chủ yếu mới dừng ở quan hệ song phương,
thiếu sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Kết quả hợp tác mới chỉ là bước đầu, chưa có
sự tham gia mạnh của các doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng nhất làm hạn chế sự phát
triển đồng bộ, hiệu quả.
5.2. Nguyên nhân của những hạn chế:
- Nguyên nhân khách quan
+ Bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế cả nước nói chung và kinh tế Thủ đô nói riêng
đang ở trình độ phát triển thấp, Hà Nội vẫn là Thủ đô nghèo, hạ tầng kỹ thuật đô thị lạc
hậu, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển rất hạn chế. Hầu hết các doanh
nghiệp đều gặp khó khăn về vốn cho đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ.
+ Trong quá trình đổi mới, chúng ta chưa lường hết được những diễn biến phức tạp
của tình hình thế giới (khủng hoảng kinh tế khu vực, chiến tranh cục bộ trên thế giới, khủng
bố, dịch bệnh...) làm hạn chế đầu tư nước ngoài của các nước vào nước ta nói chung và
vào Hà Nội nói riêng.
+ Nội dung, mô hình công nghiệp hoá-hiện đại hoỏ còn nhiều vấn đề chưa thống nhất

từ Trung ương đến địa phương làm cho quá trình thực hiện còn lỳng tỳng.
+ Thực hiện nguyên tắc phối hợp quản lý theo ngành và Lãnh thổ chưa tốt; phân cấp
QLNN trên địa bàn giữa TW và Thành phố nhiều điểm chưa rõ ràng, còn chồng chéo.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Nguyên nhân quan trọng của những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ
đô theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian qua là các giải pháp và cơ chế,
chính sách cụ thể từ Trung ương đến địa phương chưa theo kịp với chủ trương, định hướng,
mục tiêu đặt ra cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô. Việc xây dựng, đặc biệt là việc
triển khai trên thực tế các cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển các ngành
công nghiệp chủ lực thiếu và chưa đủ tầm nên chưa tạo động lực thực sự và chưa tạo được
sự đột phá trong phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô.
+ Chúng ta chưa thực sự thực hiện tốt chủ trương công nghiệp hoá gắn với hiện đại
hoá, chưa tận dụng tốt lợi thế của nước đi sau để có thể đi ngay vào phát triển các ngành
sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao.
+ Việc xác định các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực còn quá rộng và
chưa theo kịp những biến đổi của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, mới chủ yếu xuất
phát từ khả năng và lợi thế hiện tại của Thành phố.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát
triển sản xuất kinh doanh, nhất là với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá-hiện đại hoá; khả năng vốn của các doanh nghiệp rất hạn chế; hoạt động kinh
doanh trong điều kiện rất thiếu thông tin, nhất là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
+ Hà Nội chưa tận dụng triệt để lợi thế về ổn định chính trị-xã hội để thu hút mạnh
mẽ nguồn đầu tư của nước ngoài, trong khi lợi thế về lao động và đất đai ngày càng giảm.
+ Cải cách hành chính chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và cải cách kinh tế.
+ Trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của người lao động nhìn chung chưa đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt

18



44% và đặc biệt thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật cao sẵn sàng đáp ứng nhu cầu
tuyển dụng của các doanh nghiệp.
+ Bản thân các doanh nghiệp chưa thực sự tích cực và mạnh dạn trong đầu tư đổi mới
trang thiết bị, tìm và đưa vào áp dụng công nghệ tiên tiến. Hoạt động khoa học, công nghệ
chưa thực sự tập trung cho phát triển sản xuất, kinh doanh.
5.3. Xác định các vấn đề ưu tiên nhằm cải thiện hệ thống
- Một là, Hà Nội cần phải đẩy mạnh hơn nữa hai mục tiêu lớn: Đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước; song môi trường vẫn phải được đảm bảo. Để đạt được hai mục
tiêu này, cần xác định các tiêu chí cụ thể để vượt qua được những thách thức, như:
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị bảo vệ môi trường thấp kém, lạc hậu, ô nhiễm
môi trường ngày càng gia tăng, trong khi đã khả năng đầu tư cho môi trường của Nhà nước
và các doanh nghiệp còn hạn chế. Các nguồn đầu tư mới của chúng ta chỉ được tập trung
chủ yếu cho những công trình mang lại lợi ích trực tiếp, mà rất ít có sự đầu tư cho tái tạo
các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
+ Sức ép về dân số tiếp tục tăng, tình trạng di dân tự do và đói nghèo tiếp tục gây áp
lực lớn đối với tài nguyên và môi trường.
+ Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa đầy đủ. Tổ chức và năng lực
quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu. Trình độ khoa học, công nghệ của Việt Nam
còn ở mức trung bình. Việc hiện đại hoá chỉ mới tiến hành được trong một số ngành, một
số lĩnh vực. Rõ ràng, đối với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, sự thiếu hụt công
nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường là một thách thức cần phải vượt qua để tránh bị
tụt hậu.
+ Hệ thống pháp luật về môi trường chưa hoàn thiện, còn thiếu một số văn bản luật
quan trọng như Luật về không khí sạch, về an toàn hoá chất và Luật đa dạng sinh học.
Thậm chí, ngay cả việc thi hành Luật Bảo vệ môi trường cũng chưa nghiêm, có nơi, có lúc
còn xem thường và buông láng.
+ Chưa giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và
ngược lại. Có thể nhận thấy ở nhiều địa phương hiện nay, những nơi được xem là điển hình
về bảo vệ môi trường tốt, thì dường như ở đã lại chưa chỉ ra được những cơ hội để phát
triển kinh song song với bảo vệ môi trường.

- Hai là, xem xét, đánh giá lại việc quản lý các Cụm CN Hà Nội thời gian qua có các
mô hình rất khác nhau. Cụ thể là: (1) Có các Cụm CN, Thành phố thành lập Ban quản lý
Cụm CN trực thuộc UBND quận, huyện nơi có Cụm CN. (2) Có Cụm CN, Thành phố giao
BQL DA huyện làm chủ đầu tư toàn bộ dự án, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cả trong và ngoài
hàng rào đồng thời quản lý luụn Cụm CN. (3) Có các cụm CN, Thành phố giao đất cho
BQL dự án quận, huyện xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào, đất trong hàng rào giao cho
doanh nghiệp phát triển hạ tầng xây dựng KTKT. (4) Nếu doanh nghiệp đang quản lý đất
đã được chuyển mục đích sử dụng đất sang đất công nghiệp thì doanh nghiệp đã được
Thành phố giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào (bằng nguồn vốn
ngân sách) và đồng thời là chủ đầu tư dự án xây dựng HTKT trong hàng rào (bằng nguồn
vốn huy động của các doanh nghiệp vào thuê đất và vốn ngân sách bằng khoảng 30% kinh
phí GPMB diện tích đất trong hàng rào). Đối với mô hình thứ 1, 2 và 3, Thành phố giao
đất trực tiếp cho doanh nghiệp vào thuê đất. Đối với mô hình thứ 4, doanh nghiệp đang
quản lý đất sau khi xây dựng xong KTKT sẽ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
19


khác thuê lại đất có KTKT. Như vậy trên địa bàn Thành phố đang tồn tại song song 4 mô
hình quản lý các Cụm CN. Mỗi mô hình quản lý này đều có những ưu điểm riêng. Tuy
nhiên, đến nay việc vận hành hoạt động của các Cụm CN quản lý theo mô hình 1 và 2 đã
xuất hiện nhiều bất cập. Các Ban quản lý dự án trực tiếp quản lý các Cụm CN theo hai mô
hình này đều là đơn vị hành chính sự nghiệp nên:
+ Trách nhiệm của BQL đối với việc phục vụ cho nhà đầu tư, người đã đãng góp kinh
phí xây dựng Cụm CN chưa cao;
+ BQL chưa có nguồn thu, nên chưa có kinh phí chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng
HTKT chung (bảo vệ trật tự, vệ sinh môi trường…)
+ Chưa được kinh doanh các dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp và người lao
động làm việc trong Cụm CN.
+ Chưa có chế tài xử lý những DN đã được thuê đất nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ
đãng góp vào kinh phí duy tu bảo dưỡng hạ tầng và dịch vụ chung của CụmCN.

- Ba là, việc giải quyết thủ tục hành chính tại các Sở, ngành chưa tập trung, thực hiện
triệt để quy chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính. Trách nhiệm giải quyết nhanh
chóng, đúng yêu cầu thủ tục hành chính cho nhà đầu tư còn chưa cao, vẫn có sự phân biệt
đối xử giữa các thành phần và định kiến với khu vực kinh tế tư nhân; chức năng và tổ chức
của bộ máy Nhà nước, nhất là trình độ của đội ngũ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu
mới, cũng như những đũi hỏi chính đáng của doanh nghiệp.
6). Đề xuất kế hoạch triển khai thực hiện:
Cơ cấu kinh tế Thủ đô có đặc thù vừa là cơ cấu kinh tế của một đô thị vừa là cơ cấu
kinh tế của thủ đô, vừa phải mang đặc trưng riêng của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn
hiến. Phát triển kinh tế ở Hà Nội có yêu cầu khác so với các tỉnh thành trong cả nước. Đối
với Thủ đô Hà Nội, kinh tế và văn hóa không thể tách rời, văn hóa hoà quyện với kinh tế
để trở thành yếu tố, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trước khi là một trung
tâm kinh tế, Hà Nội phải là trung tâm chính trị, trung tâm hành chính, trung tâm văn hóa
của cả nước.
Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, cần thống nhất quan điểm: trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các tổ chức, doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế và nhân dân đúng vai trò chủ thể, thực hiện dưới tác động
của các yếu tố (quy luật) thị trường định hướng XHCN; Nhà nước đúng vai trò hướng dẫn,
điều tiết thông qua các quy hoạch, định hướng, cơ chế, chính sách, thực hiện đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng, tạo lập môi trường cho các thành phần kinh tế phát triển; quản lý
các hoạt động kinh tế theo pháp luật, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Từ đặc điểm, vị trí, tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh, cơ cấu kinh tế Thủ đô
được xác định dài hạn (hướng tới) là: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đây là mục tiêu
định hướng cần khẳng định và thống nhất. Tuy nhiên thời gian trước mắt, trong khi công
nghiệp Hà Nội còn chiếm vai trò quan trọng (đối với kinh tế Thủ đô nói riêng, vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước nói chung), cần tiếp tục chỳ ý phát triển lĩnh vực này, cụ
thể là tập trung đầu tư vào các Khu)Cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Trong đã, Hà Nội cần tập trung ưu tiên cho mục tiêu hiện đại hoá; quan tâm nâng
cao chất lượng phát triển hơn là phát triển theo số lượng. Cụ thể như sau:

20


6.1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao vai trò của các Cụm
công nghiệp vừa và nhỏ:
- Tập trung xây dựng và sớm hoàn thiện quy hoạch vùng, liên vùng, khu vực. Trên
cơ sở đã, tiến hành rà soát, điều chỉnh lại các quy hoạch của Thành phố nhằm đảm bảo sự
phát triển bền vững của Thủ đô trong mối liên hệ gắn kết với cơ cấu kinh tế vùng và cả
nước. Gắn quy hoạch không gian đô thị với định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, gắn các Cụm công nghiệp với cơ cấu kinh tế-xã hội của từng Quận)Huyện.
Triển khai nhanh quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và các Cụm công nghiệp tại
các khu vực ngoại thành. Trong năm 2004 tập trung quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Bắc
sông Hồng giai đoạn 1 (gắn với các Khu/Cụm công nghiệp) để chuyển dịch mạnh cơ cấu
đầu tư, xây dựng và phát triển thành phố mới hiện đại (đô thị Bắc sông Hồng). Tập trung
xây dựng các cầu qua sông Hồng (cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy, cầu Tứ Liên); xây dựng
nhanh khu đô thị Tây Hồ Tây.
- Tiếp tục chủ trương phát triển công nghiệp có chọn lọc. Song bên cạnh việc phát
triển các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu thị trường, cần tập trung các nguồn lực để
phát triển nhanh hơn một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn đường như:
công nghệ tin học (cả phần mềm và phần cứng), công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo
khuôn mẫu; các ngành và sản phẩm sử dụng công nghệ cao: công nghiệp điện tử, cơ khí
chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hoá mỹ phẩm...; hỗ trợ phát triển công nghiệp
phụ trợ.
Đẩy nhanh việc lấp đầy các khu công nghiệp tập trung, tiếp tục xây dựng các khu
công nghiệp quy mô lớn ở ngoại thành để thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Cần
đặc biệt quan tâm lựa chọn thu hút những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ tiên tiến
phù hợp tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Xem xét, cải tạo một số khu công nghiệp cũ;
kiên quyết đưa nhanh các doanh nghiệp ô nhiễm ra khái nội thành và các khu dân cư.
- Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ Cụm công nghiệp, ưu tiên phát triển các
ngành dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao phù hợp tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Các

dịch vụ này không chỉ hướng vào phục vụ nhu cầu sản xuất tại các Khu/Cụm công nghiệp
mà phải hướng phần lớn vào thị trường vùng, cả nước và thị trường thế giới (dịch vụ tài
chính, bảo hiểm, du lịch, y tế, giáo dục, dịch vụ quan hệ quốc tế...).
Mở rộng xã hội hóa các dịch vụ đô thị, tiến tới Nhà nước đấu thầu các sản phẩm dịch
vụ công cộng. Khuyến khích phát triển các trường quốc tế, trường công nhân kỹ thuật cao;
triển khai xây dựng Trung tâm thương mại, triển lóm và hội nghị quốc tế tại Hà Nội để đẩy
mạnh phát triển dịch vụ phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phối hợp với các tỉnh lân cận
mở thêm các tuyến phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu thị trường để cung cấp thông tin cho các tổ chức, doanh
nghiệp. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị
trường; quan tâm củng cố thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới.
- Quy hoạch ổn định vùng sản xuất nông nghiệp, xác định rõ vành đai xanh (gắn với
phạm vi phát triển đô thị). Tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hoá sản xuất
nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Khắc phục tình trạng giữ đất chờ giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển đô thị, sản xuất
cầm chừng (không mạnh dạn đầu tư lớn) trong sản xuất nông nghiệp như hiện nay. Sản
xuất nông nghiệp của Hà Nội phải kết hợp chặt chẽ và phục vụ tốt mục tiêu môi trường và
21


phát triển du lịch ở Thủ đô; cần quy hoạch và xây dựng ổn định các vùng hoa, vùng cây ăn
quả, vùng nuôi trồng thuỷ sản với quy mô hợp lý, giảm diện tích trồng cây lương thực.
Hình thành một số trung tâm công nghệ sinh học phục vụ sản xuất, cung cấp giống cây
trồng, vật nuôi và bảo tồn các loại gien quý hiếm.
- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các cơ chế, quy chế, đẩy mạnh cải cách hành chính để
cải thiện môi trường đầu tư, tạo chuyển biến mạnh về thu hút và sử dụng hiệu quả mọi
nguồn lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô. Ưu tiên hàng đầu là thu
hút đầu tư và công nghệ của các nước phát triển, thực hiện chuyển giao công nghệ tiên
tiến, công nghệ nguồn thông qua công tác giáo dục và đào tạo, tái đào tạo. Bên cạnh việc
phát triển khu công nghệ cao, cần xây dựng nhanh một số vườn ươm công nghệ làm hạt

nhân thúc đẩy đổi mới, hiện đại hoá công nghệ sản xuất. Tập trung phát triển mạnh công
nghệ thông tin và tự động hóa trong quản lý, sản xuất, trong sản phẩm công nghiệp và trong
các lĩnh vực dịch vụ. Nhanh chóng xây dựng, phát triển thương mại điện tử; thực hiện hỗ
trợ về hạ tầng viễn thông đối với các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ.
- Cùng với việc duy trì, cải tạo (có mức độ) ở khu vực nội thành cũ, cần tập trung đầu
tư mạnh ra ngoại thành (theo quy hoạch) để khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, nâng cao
hiệu quả đầu tư và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại
thành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời, giảm sức ép cho nội thành,
giải quyết những bức xúc về quá tải hạ tầng... Đây cũng là định hướng và giải pháp hữu
hiệu để giảm dần khoảng cách giữa các vùng, tích cực giải quyết việc làm, giảm nghèo và
phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh tiến trình sắp xếp, nâng cao hiệu quả các DNNN; kiên quyết tách chức
năng quản lý nhà nước khái chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh. Thành lập và đưa vào
hoạt động công ty đầu tư tài chính Hà Nội; thực hiện xoá bao cấp đối với DNNN (chuyển
sang đầu tư của công ty tài chính). Thực hiện cạnh tranh bình đẳng và khuyến khích mọi
thành phần kinh tế đầu tư vào những lĩnh vực mà Nhà nước không cấm. Khuyến khích các
doanh nghiệp tích tụ vốn, xây dựng các doanh nghiệp mạnh, các tập đoàn kinh tế đa hình
thức sở hữu; hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Đẩy mạnh cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở Thủ đô nhằm phát
triển nhanh hơn nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ công cuộc đổi mới và hội nhập kinh
tế quốc tế. Chú trọng đào tạo nghề cho người lao động, nhất là đào tạo nghề trình độ cao.
Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp để gắn đào tạo
với sử dụng. Quan tâm đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động.
6.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao vai trò của các Cụm
sản xuất làng nghề tập trung trong quá trình hội nhập:
6.2.1. Quy hoạch phát triển các cụm sản xuất làng nghề tập trung:
Coi trọng công tác qui hoạch phát triển các Cụm sản suất làng nghề tập trung và khâu
này phải đi trước vì nó ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâu dài của cụm. Tính toán
mục tiêu và hiệu quả của Cụm sản suất làng nghề tập trung. Hạn chế ô nhiễm môi trường
và phát triển sản xuất kinh doanh, trong đã nhấn mạnh trước hết đến mục tiêu hạn chế ô

nhiễm môi trường. Ngành nào, sản phẩm nào để lại sản xuất phân tán ở làng nghề (thêu
ren, mây tre đan….) có hiệu quả thì không nhất thiết phải thành lập Cụm sản suất làng nghề
tập trung. Ngành nào, sản phẩm nào nếu sản xuất phân tán ở làng xã làm môi trường bị ảnh
22


hưởng thì kiờn quyết thành lập Cụm sản suất làng nghề tập trung để tách khu vực sản xuất
ra khái khu dân cư. Cần tránh tình trạng biến Cụm sản suất làng nghề tập trung thành một
khu dân mới và nhân rộng ô nhiễm môi trường ra nơi mới.
Qui hoạch phát triển Cụm sản suất làng nghề tập trung cần chú ý các kết hợp với:
i)
Qui hoạch phát triển ngành nghề trong chiến lược lâu dài;
ii)
Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
iii)
Qui hoạch sử dụng đất đai của Huyện;
iv)
Qui hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn Huyện.
6.2.2. Thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
Trên thực tế, chưa có tiến bộ và thay đổi đáng kể trong giải quyết ô nhiễm môi trường
ở các làng nghề khi thành lập Cụm sản suất làng nghề tập trung.
Để giảm ô nhiễm môi trường ở các làng nghề và các Cụm sản suất làng nghề tập trung
cần có giải pháp đồng bộ về: Qui hoạch, công nghệ sản xuất, xử lý môi trường và chính
sách kèm theo.
- Về qui hoạch xây dựng: Thành lập và phát triển các Cụm sản suất làng nghề tập
trung để tách khu vực sản xuất ra khái khu vực dân cư và tạo điều kiện mở rộng, phát triển
sản xuất. Trong mỗi một Cụm sản suất làng nghề tập trung, cần giành một diện tích đất đai
nhất định để trồng cây xanh.
- Về công nghệ sản xuất: Cần thay đổi và đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng áp

dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường, ví dụ: lũ ga thay lũ hộp sử dụng than củi trong
các làng sản xuất gốm, sứ.
- Về xử lý ô nhiễm: Tại các Cụm sản suất làng nghề tập trung có thể thành lập các xớ
nghiệp xử lý chất thải và áp dụng các phương tiện xử lý chất thải. Đề xuất các giải pháp để
nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người lao động. Mỗi cơ sở sản xuất - kinh doanh
phải có giải pháp xử lý tập trung phế thải ở Cụm sản suất làng nghề tập trung với sự hỗ trợ
có hiệu quả của Nhà nước.
- Về chính sách, nên có chính sách đầu tư hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường.
6.2.3. Tổ chức bộ máy đối với Cụm sản xuất làng nghề tập trung:
Để quản lý Cụm sản suất làng nghề tập trung có hiệu lực và hiệu quả, vấn đề mấu
chốt là phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý nội bộ cụm. Trong
đó cần phân công, phân cấp quản lý tại các Cụm sản suất làng nghề tập trung. Bộ máy
chính quyền các cấp (thành phố, huyện, xã) - với cơ quan giúp việc là các cơ sở ban, ngành
của tỉnh và các phòng, ban của huyện, là cơ quan quản lý nhà nước đối với các Cụm sản
suất làng nghề tập trung. Nhà nước chịu trách nhiệm về qui hoạch, chỉ đạo thực hiện qui
hoạch, ban hành, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các qui định, hướng dẫn về xây dựng và
phát triển Cụm sản suất làng nghề tập trung.
Ban Quản lý dự án Cụm sản suất làng nghề tập trung ở các huyện là ban chuyên môn
do Nhà nước tổ chức ra để lo việc: đầu tư, triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng và đưa Cụm
sản suất làng nghề tập trung vào hoạt động. Ban điều hành hoạt động Cụm sản suất làng
nghề tập trung (thực chất là ban quản lý nội bộ cụm) là một tổ chức do Cụm sản suất làng
nghề tập trung thành lập, sau khi công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật của cụm về cơ bản
hoàn thành. Ban này hoạt động như một đơn vị sự nghiệp có thu, hoặc một đơn vị thực
hiện hạch toán kinh tế.
23


6.2.4. Hoàn thiện thể chế cho phát triển và quản lý các cụm sản xuất làng nghề
tập trung:
Sau khi có Quyết định số 132)2000)QĐ-TTg ngày 24)11)2000 của Thủ tướng Chính

phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Thành phố và
một số Huyện ngoại thành (có làng nghề) đã ban hành các văn bản để tiến hành xây dựng
và phát triển Cụm sản suất làng nghề tập trung. Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý để
triển khai khá nhanh các công việc liên quan đến hình thành, phát triển các cụm SX. Tuy
nhiờn, còn nhiều vấn đề cần có qui định thống nhất của Nhà nước để tạo môi trường thể
chế cho quản lý, hoạt động, phát triển các Cụm sản suất làng nghề tập trung, đã là:
- Cần ban hành về mặt pháp qui các tiêu chí đánh giá làng nghề và cụm công nghiệp
làng nghề. Nên thống nhất khái niệm: Cụm sản suất làng nghề tập trung.
- Xây dựng cơ chế cho việc thành lập, phát triển, quản lý các Cụm sản suất làng nghề
tập trung.
- Nên có chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước đối với hình thành và phát
triển Cụm sản suất làng nghề tập trung. Ví dụ, Nhà nước hỗ trợ việc xây dựng hạ tầng cơ
sở ngoài hàng rào, cấp điện, nước đến Cụm sản suất làng nghề tập trung, hỗ trợ 30% kinh
phí giải phóng mặt bằng trong hàng rào, hỗ trợ kinh phí lập qui hoạch chi tiết Cụm sản suất
làng nghề tập trung, ưu tiên trong việc tính giá thuê đất, hỗ trợ công tác đào và nghiên cứu,
ứng dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ công tác tiếp thị…
6.2.5. Phát triển các hoạt động dịch vụ với sự hỗ trợ của Nhà nước:
Các hoạt động dịch vụ như: đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,
tư vấn chất lượng, xúc tiến thương mại, tài chính ngân hàng đãng vai trò quan trọng đối
với đẩy nhanh sự phát triển, nâng cao hiệu quả các Cụm sản suất làng nghề tập trung.
Chú trọng phát triển các loại hoạt động dịch vụ trên và Nhà nước cần có sự hỗ trợ
thông qua các hình thức sau:
- Miễn giảm phí cho doanh nghiệp và người dân khi sử dụng các dịch vụ đã.
- Miễn giảm thuế và được hưởng ưu đãi cho các tổ chức dịch vụ nếu các tổ chức đã
phục vụ cho phát triển làng nghề và Cụm sản suất làng nghề tập trung.
Trân trọng cảm ơn !

Ths. KTS. Lã Hồng Sơn
SỞ QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC HÀ NỘI


24


7). Case Study 1: Industrial Investment Project (FDI project)
CASE STUDY NAME: Dự án đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp thu hút đầu tư
nước ngoài trực tiếp (FDI project)
PURPOSE OF THE STUDY: Khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình thực tế liên quan
tới quá trình phê duyệt, xác định các vấn đề và các tiêu chí cơ bản trong hệ thống và đề
xuất cơ chế chính sách thích hợp đối với các Dự án đầu tư xây dựng phát triển công
nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp tại hà nội (theo định hướng quy hoạch phát
triển công nghiệp và quy hoạch chung xây dựng thủ đô đã được thủ tướng chính phủ
phê duyệt và các quy định khác có liên quan).
LOCATION: Thành phố Hà Nội (các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh
Trì...)
DESCRIPTION:
1) Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quá trình phê duyệt dự án.
2) Thời gian phê duyệt dự án và giải pháp để rút ngắn
3) Xem xét phê duyệt đánh giá tác động môi trường và sự phù hợp với Chương
trình quản lý môi trường
4) Dự án đầu tư xây dựng và nguồn vốn đầu tư
5) Các vấn đề cơ bản đặt ra đối với hệ thống và các tiêu chí đánh giá cần thiết
6) Phương án đề xuất
KEY ISSUES: Xác định các vấn đề và các tiêu chí cơ bản trong hệ thống và đề xuất
cơ chế chính sách thích hợp đối với các dự án đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp
thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Hà Nội
SUGGESTIONS:
1) Cấp Vùng Hà Nội:
a) Vấn đề:
- Trọng điểm phát triển kinh tế của vùng ?
- Các sản phẩm mũi nhọn ?

- Đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm ?
- Sử dụng tài nguyên nước ?
- Bảo vệ môi trường sinh thái trong quy hoạch tổng thể Vùng ?
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng ?
- Bố trí không gian công nghiệp, giao thông và đô thị vùng ?
b) Giải pháp:
- Cần tập trung vào 13 khu công nghiệp tập trung sau: Gia Lâm, Bắc Thăng Long,
Sóc Sơn, Nam Thăng Long, Đông Anh (Hà Nội); Vật Cách, Đồ Sơn, Kiến An, Minh
Đức, Đỡnh Vũ (Hải Phũng); Phả Lại, Chí Linh (Hải Hưng); Hoà Lạc, Xuân Mai (Hà
Tây).
- Đề xuất tập trung dần vào các sản phẩm sau: Thiết bị thông tin, tin học, viễn thông;
Vật liệu xây dựng; Sản phẩm nông nghiệp vụ đông và chăn nuôi; Tín dụng ngân hàng;
Du lịch.
- Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá;
Đưa mạnh các thành tựu của khoa học công nghệ và kết quả công nghiệp vào nông
nghiệp và nông thôn; Hiện đại hoỏ cỏc quỏ trỡnh sản xuất, các tổ chức sản xuất, phân
25


×