Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

LUẬN VĂN TÁC ĐỘNG CỦA BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN ĐẦU TƢ CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THỊ THÖY AN

TÁC ĐỘNG CỦA BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN
ĐẦU TƢ CỦA DOANH NGHIỆP
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số
: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG –HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Hiền

Chữ ký:

Cán bộ chấm nhận xét 1:

Chữ ký:

Cán bộ chấm nhận xét 2:

Chữ ký:



Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 07 tháng 07 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: PGS. TS. Phạm Ngọc Thúy.
2. Thƣ ký: TS. Trƣơng Minh Chƣơng.
3. Phản biện 1: PGS. TS. Vƣơng Đức Hoàng Quân.
4. Phản biện 2: TS Dƣơng Nhƣ Hùng.
5. Ủy viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ THÚY AN

MSHV: 1570478

Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1989


Nơi sinh: Đồng Tháp

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô đến đầu tƣ của doanh nghiệp.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Tìm hiểu các yếu tố bất ổn kinh tế vĩ mô tác động đến đầu tƣ của doanh nghiệp.

-

Nhận định về sự tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô đến đầu tƣ của doanh nghiệp.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 06/02/2017
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM3 VỤ: 12/05/2017
V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THU HIỀN

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2017
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA



i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ
phía nhà trƣờng, thầy cô, bạn bè và ngƣời thân.
Lời đầu tiên, xin đƣợc tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Tiến sĩ Nguyễn Thu Hiền,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
này. Tôi xin cảm ơn bạn Nguyễn Thanh Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc phân tích
dữ liệu.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô khoa Quản lý công nghiệp – Đại học Bách
Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu, những kinh
nghiệm thực tiễn cho tôi trong suốt chƣơng trình học tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn những ngƣời bạn và gia đình đã hỗ trợ, đã động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2017
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Thúy An


ii

TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu về Tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô đến đầu tư của doanh
nghiệp đƣợc thực hiện với các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2015. Nghiên cứu tìm thấy
mối quan hệ ngƣợc chiều của các yếu tố đại diện bất ổn kinh tế vĩ mô: GDP thực, chỉ
số sản xuất công nghiệp – IPI (nhƣng chƣa có ý nghĩa về mặt thống kê), chỉ số giá tiêu
dùng (CPI), suất sinh lợi thị trƣờng của chỉ số chứng khoán Việt Nam (VNindex, thực

hiện với biến kiểm soát lãi suất LIBOR). Luận văn góp phần khẳng định bất ổn kinh tế
vĩ mô làm hạn chế đầu tƣ của doanh nghiệp.
Từ khóa: đầu tƣ doanh nghiệp, bất ổn kinh tế vĩ mô, ARCH.

ABSTRACT
This research The effect of macroeconomic uncertainty on Corporate investment in
companies listed on Ho Chi Minh stock exchange in the period from 2005 to 2015. The
research has explained negative relationship between the factors of macroeconomic
uncertainty: real GDP, industrial production index – IPI (but not statistically significant), consumer price index - CPI, stock return of VNindex (regression with LIBOR).
This research contributes to confirm macroeconomic uncertainty limit the investment
of companies.
Key words: corporate investment, macroeconomic uncertainty, ARCH.


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
-

Những nội dung trong luận văn này do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp

của cô TS. Nguyễn Thu Hiền.
-

Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên

công trình, thời gian, địa điểm công bố.
-


Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu

hoàn toàn trách nhiệm.
Tp, Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 05 năm 2017
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Thúy An


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
TÓM TẮT ........................................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. x
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1.

Tổng quan về đề tài ............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.......................................................................... 5

1.3.


Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 5

1.3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 5

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5

1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 5

1.5.

Ý nghĩa đề tài ...................................................................................................... 6

1.6.

Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 7

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN LÝ LUẬN .............................. 8
2.1.

Mối quan hệ giữa bất ổn kinh tế vĩ mô và đầu tƣ ............................................... 8

2.1.1.

Đầu tƣ của doanh nghiệp ............................................................................. 8


2.1.2.

Bất ổn kinh tế vĩ mô ..................................................................................... 8

2.1.2.1.

GDP ..................................................................................................... 10


v

2.1.2.2.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) ....................................................... 11

2.1.2.3.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)................................................................... 12

2.1.2.4.

Suất sinh lợi thị trƣờng của chỉ số chứng khoán Việt Nam (Stock

market return) ....................................................................................................... 12
2.1.3.

2.1.3.1.

Chính sách tài khóa ............................................................................. 13


2.1.3.2.

Chính sách tiền tệ ................................................................................ 14

2.1.4.

2.2.

Chính sách kinh tế Nhà nƣớc (Government Policy) .................................. 13

Các yếu tố khác ảnh hƣởng đến đầu tƣ của doanh nghiệp ........................ 16

2.1.4.1.

LIBOR (London Interest bank rate – lãi suất liên ngân hàng)............ 16

2.1.4.2.

Lạm phát ............................................................................................. 16

2.1.4.3.

Thay đổi chính sách vĩ mô tăng trƣởng GDP (GDP growth) ............. 17

2.1.4.4.

Thay đổi chính sách vĩ mô do bầu cử Quốc Hội/Chính phủ............... 17

2.1.4.5.


Tăng trƣởng doanh thu (sales growth - SG) ....................................... 18

2.1.4.6.

Chỉ số Tobin’s q .................................................................................. 18

2.1.4.7.

Dòng tiền ............................................................................................. 19

Các nghiên cứu trƣớc đây ................................................................................. 19

2.2.1.

Bất ổn chính sách Chính phủ và đầu tƣ của doanh nghiệp ........................ 19

2.2.2.

Tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô lên tính thanh khoản của doanh nghiệp

phi tài chính ............................................................................................................. 21
2.3.

Đề xuất mô hình nghiên cứu............................................................................. 23

CHƢƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 25
3.1.

Mô tả dữ liệu ..................................................................................................... 25


3.2.

Nguồn thu thập dữ liệu ..................................................................................... 25


vi

3.3.

Mô hình và cách đo các khái niệm, biến nghiên cứu ....................................... 26

3.3.1.

Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 26

3.3.2.

Cách đo các biến ........................................................................................ 27

3.4.

Phƣơng pháp phân tích ..................................................................................... 29

3.5.

Mối quan hệ kỳ vọng giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ....................... 33

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 34
4.1.


Biến đại diện cho bất ổn kinh tế vĩ mô ............................................................. 34

4.2.

Tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô và đầu tƣ của doanh nghiệp ...................... 36

4.2.1.

Thống kê mô tả .......................................................................................... 36

4.2.2.

Ma trận tƣơng quan .................................................................................... 39

4.2.3.

Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 41

4.2.3.1.

Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ của bất ổn kinh tế vĩ mô về GDP

thực và đầu tƣ của doanh nghiệp ......................................................................... 42
4.2.3.2.

Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ của bất ổn kinh tế vĩ mô về chỉ

số sản xuất công nghiệp – IPI và đầu tƣ của doanh nghiệp ................................. 44
4.2.3.3.


Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ của bất ổn kinh tế vĩ mô về chỉ

số giá tiêu dùng - CPI và đầu tƣ của doanh nghiệp ............................................. 49
4.2.3.4.

Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ của bất ổn kinh tế vĩ mô về lãi

suất thị trƣờng chỉ số chứng khoán VNindex và đầu tƣ của doanh nghiệp ......... 51
4.3.

Nhận xét kết quả hồi quy .................................................................................. 54

4.3.1.

Nhận xét kết quả hồi quy với biến MU1 – GDP: ...................................... 55

4.3.2.

Nhận xét kết quả hồi quy với biến MU2 – IPI: ......................................... 56

4.3.3.

Nhận xét kết quả hồi quy với biến MU3 – CPI: ........................................ 56


vii

4.3.4


Nhận xét kết quả hồi quy với biến MU4 - VNindex: ................................ 57

4.3.5

Nhận xét chung: ......................................................................................... 58

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN.............................................................................................. 60
5.1.

Nhận xét kết quả hồi quy .................................................................................. 60

5.2.

Những điểm hạn chế ......................................................................................... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 64
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 66


viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Tăng trƣởng GDP thực thế giới, các nền kinh tế đã phát triển và các thị
trƣờng mới nổi và nền kinh tế đang phát triển. ................................................................ 2
Hình 1.2. Đầu tƣ trong nền kinh tế và lạm phát của Việt Nam năm 2005 -2015 ...... 4


ix


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Mối quan hệ kỳ vọng các biến trong mô hình ............................................... 33
Bảng 4.1 Bảng kết quả chuỗi thời gian biến đại diện bất ổn kinh tế vĩ mô ................... 35
Bảng 4.2. Thống kê mô tả .............................................................................................. 37
Bảng 4.2. Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình ......................................... 40
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy mô hình đầu tƣ với MU1 – GDP......................................... 43
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy mô hình đầu tƣ với MU2 – IPI (1) ...................................... 46
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy mô hình đầu tƣ với MU2 – IPI (2) ...................................... 47
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy mô hình đầu tƣ với MU2 – IPI cho DN trong ngành công
nghiệp (3) ....................................................................................................................... 48
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy mô hình đầu tƣ MU3 – CPI (1) ........................................... 50
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy mô hình đầu tƣ với MU4 – VNindex (1) ............................ 52
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy mô hình đầu tƣ với MU4 – VNindex (2) ............................ 53
Bảng 4.10. Kiểm tra đa cộng tuyến MU4 – VNindex và LIBOR (UK) ........................ 54
Bảng 4.11. Bảng tổng kết kết quả hồi quy ..................................................................... 55


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. CAPX:

Capital investment (vốn đầu tƣ).

2. CF:

Cash flow (dòng tiền).

3. CPI:


Consumer price index (chỉ số giá tiêu dùng)

4. DN:

Doanh nghiệp

5. ELECTION: Bầu cử
6. GDP:

Gross domestic product (tổng sản phẩm quốc nội).

7. HNX:

Hà Nội Stock exchange (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội).

8. HOSE:

Hồ Chí Minh Stock Exchange (Sở Giao dịch chứng khoán Thành

phố Hồ Chí Minh).
9. IMF:

International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ Quốc tế).

10. IPI:

Industrail production index (chỉ số sản xuất công nghiệp)

11. LIBOR:


London Iterbank Offer rate (lãi suất liên ngân hàng London)

12. MU:

Macroecomic uncertainty (bất ổn kinh tế vĩ mô)

13. PU:

Policy uncertainty (bất ổn chính sách)

14. SG:

Sales growth (tăng trƣởng doanh thu - DT).

15. TA:

Total assets (tổng tài sản).

16. TTCK:

Thị trƣờng chứng khoán.

17. UK:

United Kingdom (nƣớc Anh).

18. US:

United States of America (nƣớc Mỹ).


19. VNindex:

Việt Nam index, chỉ số chứng khoán Việt Nam.

20. WTO:

World Trade Organization (Tổ chức thƣơng mại Thế Giới)


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.

Tổng quan về đề tài

Hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp là một hoạt động quan trọng có vai trò tác động
đến tƣơng lai hoạt động của doanh nghiệp, là khởi đầu cho mọi cơ hội kinh doanh
trong dài hạn lẫn ngắn hạn, nó có ảnh hƣởng rất lớn đến giá trị doanh nghiệp, gián tiếp
làm ảnh hƣởng đến quyền lợi chủ sở hữu của doanh nghiệp. Quá trình ra quyết định
đầu tƣ đƣợc thực hiện sau khi cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố tác động
đến đầu tƣ đến từ nhiều nguồn nhƣ: doanh thu, lợi nhuận, rủi ro, giá trị tài sản, dòng
tiền, qui mô doanh nghiệp, bất ổn kinh tế vĩ mô, nhƣng yếu tố gây ảnh hƣởng to lớn
nhất đến hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp là yếu tố về bất ổn về kinh tế vĩ mô.
Theo Elbadawi và Schmidt (1998), cho rằng bất ổn kinh tế vĩ mô là tình trạng
không nên xuất hiện trong một nền kinh tế do những tác động xấu có thể gây ra đối với
tăng trƣởng và phát triển. Theo Fred Harrison, nhà kinh tế học Anh Quốc, giám đốc
Quỹ nghiên cứu Đất đai (Land Research Trust) đã từng phát biểu công khai với thủ
tƣớng Anh – Tony Blair về dấu hiệu của khủng hoảng về bất ổn kinh tế vĩ mô có chu

kỳ là 18 năm và chu kỳ bị phá vỡ khi có chiến tranh thế giới diễn ra. Ông bắt đầu cảnh
báo các xu hƣớng từ năm 1997, và vào tháng 4/2005 ông đã cảnh báo rằng sự bùng nổ
bất động sản sẽ chỉ tiếp diễn thêm ba năm nữa, sau đó nó sẽ sụp đổ vào năm 2008. Ông
cũng đã phát biểu với giới báo chí và trình bày số liệu cho thấy xu hƣớng này. Tuy
nhiên, nhƣ nhiều ngƣời khác từng đi đến kết luận, lời cảnh báo của ông bị phớt lờ cho
đến khi cuộc khủng khoảng thực sự xảy ra. Ông cho rằng nền kinh tế cứ lên xuống đều
đặn nhƣ kim đồng hồ. Và nhiều nhà khoa học sau đó nhƣ Amar Manzoor – ngƣời sáng
tạo ra hệ thống đào tạo cho các tiêu chuẩn sản xuất, Steve Hanke của viện Cato – cơ
quan nghiên cứu của Mỹ cũng đồng tình với phát biểu khủng hoảng có tính chu kỳ.
Chu kỳ kinh tế còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo
trình tự ba phần lần lƣợt là suy thoái, phục hồi và hƣng thịnh (bùng nổ), cũng có quan


2

điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy
thoái và hƣng thịnh (hay mở rộng).
Nhƣ vậy, dù muốn hay không muốn bất ổn kinh tế vĩ mô xảy ra thì nó vẫn tồn tại và
xảy ra, bất ổn đó diễn ra nhƣ thế nào, tác động của nó ảnh hƣởng đến các quốc gia ra
sao và diễn ra trong bao lâu hiện nay vẫn là nghiên cứu hấp dẫn cho các nhà nghiên
cứu. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể thông qua các
biến số: tổng sản phẩm quốc gia, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lƣợng cung tiền trong
nền kinh tế…, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trƣởng
kinh tế. Bất ổn kinh tế chính là trạng thái của nền kinh tế mà trong đó các chính sách
tài khóa, tiền tệ của Chính phủ không đem lại tác dụng, dẫn đến các chỉ số của nền kinh
tế nhƣ lạm phát, thất nghiệp tăng cao, chính điều này làm cho sản xuất trì trệ, đình đốn,
sức mua của thị trƣờng trong nƣớc giảm, đời sống của ngƣời dân gặp khó khăn.
Tăng trƣởng GDP thực (% trên năm)
10
8.1


8

8.6
7.5

7.2
6
4
2

4.8
2.7

5.5

5.7

6.3

5.8

5.4
4.2

3

2.7

3


2.9

3.1
1.7

0
2005

2006

2007

0.1
-0.1
2008
2009
2010

2011

5.3

5

3.5

3.3

1.2


1.2

2012

2013

4.6
3.4
1.9
2014

4
3.2
2.1
2015

-2
-4

-3.4
Các nền kinh tế đã phát triển
Các Thị trƣờng mới nổi và nền kinh tế đang phát triển
Thế giới

Hình 1.1. Tăng trƣởng GDP thực thế giới, các nền kinh tế đã phát triển và các thị
trƣờng mới nổi và nền kinh tế đang phát triển.
Nguồn: IMF - 2016
Hình 1.1 biểu hiện tăng trƣởng GDP thực qua các năm từ 2005 – 2015 theo nhóm
các nền kinh tế đã phát triển và thị trƣờng mới nổi và nền kinh tế phát triển bên cạnh sự



3

biểu hiện của thế giới. Việt Nam đƣợc xếp vào quốc gia có nền kinh tế đang phát triển.
Điểm chính của nền kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 là sự tăng trƣởng nóng của nền kinh
tế thế giới lên tới đỉnh cao vào năm 2007 và sau đó rơi vào cuộc Đại Suy giảm (Great
Recession) tồi tệ nhất kể từ sau Cuộc Đại Suy thoái (Great Depression) giai đoạn 1929
– 1933. Việc kinh tế thế giới phát triển mạnh (và không vững khắc) cho tới năm 2007
chủ yếu bắt nguồn từ chính sách vĩ mô nới lỏng thái quá của Chính phủ Mỹ từ sau cuộc
khủng hoảng Dot.com vào năm 2000, sự trỗi dậy nhanh chóng của tƣ tƣởng mới nổi,
Brazil, Nga, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc (nhóm BRIC), đã tích tụ sự mất cân đối
vĩ mô toàn cầu. Việt Nam là quốc gia bị ảnh hƣởng không nằm ngoài sự tác động này.
Tăng trƣởng GDP của Việt Nam qua các năm 2006 – 2010 là 7 – 7,1 – 5,7 – 5,4 -6,4%.
Tăng trƣởng GDP giảm sâu ở năm 2009 và phục hồi trở lại vào 2010. Xuất khẩu năm
2009 giảm 13,48% so với 2007. Thâm hụt ngân sách năm 2008 tăng 1,77% so với
2007. Lạm phát Việt Nam tăng cao vào năm 2008 tăng 2,7% so với 2007, đỉnh điểm là
tháng 8/2008 với tỷ lệ lạm phát là 28.31%.
Theo Paul Krugman, chuyên gia hàng đầu về kinh tế thế giới nhận định cuộc khủng
hoảng khiến sức cầu về hàng hóa lâu bền (tƣ bản) sẽ suy giảm trƣớc hết là ở Mỹ trong
một thời gian mang tính trung hạn, do đó, các nƣớc có lợi thế sản xuất hàng tƣ bản sẽ
bị ảnh hƣởng nặng nề hơn cả. Hay nói cách khác, chính những nền kinh tế phát triển
nhất nhƣ Nhật và Đức sẽ chịu hậu quả lâu dài. Trong khi đó, các nền kinh tế có lợi thế
sản xuất hàng tiêu dùng nhƣ Trung Quốc, Việt Nam và các nƣớc đang phát triển, thì
hậu quả sẽ ít hơn, và khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn. Cụ thể, năm 2008 xuất khẩu
tăng 1,31% so với 2007, luồng vốn FDI (foreign direct investment, đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài) vào tăng 1,71% so với 2007.
Bất ổn kinh tế vĩ mô ở những quốc gia khác nhau sẽ có mức ảnh hƣởng khác nhau
và còn tùy thuộc vào thể chế chính trị, các điều tiết của các quốc gia.
Các tác động của kinh tế vĩ mô là đề tài mà nhiều đối tƣợng quan tâm từ nhà nghiên

cứu, chính trị gia, nhà đầu tƣ cho đến các quản lý của doanh nghiệp. Vì thế mà có
nhiều bài nghiên cứu Bất ổn kinh tế vĩ mô Việt Nam từ chính sách tiền tệ – Hạ Thị


4

Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh (2013), Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và
biến động thị trường chứng khoán: bằng chứng nghiên cứu từ thị trường Việt Nam –
Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp (2013), Bất ổn kinh tế vĩ mô – góc nhìn từ sự
phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa – Tô Ngọc Hƣng (2011) …ra đời
với các góc nhìn nghiên cứu khác nhau về bất ổn kinh tế vĩ mô. Bất ổn kinh tế vĩ mô
thể hiện dƣới nhiều mức độ và hình thức khác nhau và lạm phát cũng là một trong các
biểu hiện về bất ổn kinh tế vĩ mô, biểu đồ sau đây đôi nét miêu tả quan hệ quan hệ đầu
tƣ của doanh nghiệp và tỉ lệ lạm phát qua các năm 2005 -2015.
Lạm phát và tăng trƣởng đầu tƣ Việt Nam 2005 -2015 (%
trên năm)
LẠM PHÁT

ĐẦU TƢ

31.5
23.1
17.9
8.3

17.9
7.4

15.9
8.3


17.1

14.9
7.1

8.9

16.7
11.3 9.1

9.3 6.6 8.0
4.1

12.0

11.9
0.9

2005

2006

2007

2008

2009

2010


2011

2012

2013

2014

2015

Hình 1.2. Lạm phát và tăng trƣởng đầu tƣ của Việt Nam năm 2005 -2015
Nguồn: IMF -2016 và Tổng cục Thống kê
Theo hình 1.2, Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại Thế Giới WTO (World
Trade Organization) ngày 11/01/2007, góp phần đóng góp cho đầu tƣ của nền kinh tế
tăng mạnh. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào
Việt Nam trong năm 2007 thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đạt 20.3 tỷ đồng, tăng
gần 70% so với năm 2006, tính cho cả việc cấp mới và tăng vốn. , nhƣng năm 2008
ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới làm lạm phát Việt Nam tăng mạnh và làm
tăng trƣởng cho đầu tƣ của nền kinh tế giảm mạnh từ 31.5% xuống còn 15.9%, bất ổn


5

làm hạn chế đầu tƣ của nền kinh tế, trong đó đầu tƣ thuộc khu vực doanh nghiệp chiếm
từ 51.9% đến 66.1% qua các năm. Vậy, cụ thể bất ổn kinh tế vĩ mô tác động đến doanh
nghiệp nhƣ thế nào và đặc biệt là hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp, hoạt động quan
trọng cho tƣơng lai và khởi đầu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ra sao, là
một đề tài cần đƣợc quan tâm. Qua đó cho thấy, đề tài nghiên cứu về Tác động bất ổn
kinh tế vĩ mô đến đầu tư của doanh nghiệp là một đề tài cần đƣợc nghiên cứu và hy

vọng sẽ là bằng chứng thực nghiệm cho tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô đối với đầu
tƣ của doanh nghiệp.
1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này có mục tiêu tìm hiểu tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô đến đầu tƣ
của doanh nghiệp ở Việt Nam.
Đề tài thực hiện với câu hỏi nghiên cứu đƣa ra: Liệu bất ổn kinh tế vĩ mô có tác
động lên đầu tƣ của các doanh nghiệp không?.
1.3.

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ và sự tác động của bất ổn kinh tế
vĩ mô đối với đầu tƣ của doanh nghiệp trên thị trƣờng chứng khoán.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Không gian nghiên cứu: 313 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng

khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), tính đến thời điểm 31/12/2015.
-

Thời gian nghiên cứu: đƣợc xem xét trong giai đoạn 11 năm, từ năm 2005 đến

năm 2015.
1.4.


Phƣơng pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu dùng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, dựa trên mẫu dữ liệu từ
313 công ty đƣợc niêm yết từ năm 2005 đến năm 2015 trên Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh. Biến chính đƣợc sử dụng nhằm đo lƣờng đầu tƣ của doanh
nghiệp là biến đầu tƣ (Capital investment - CAPX).


6

Nghiên cứu này sử dụng bốn biến đại diện cho bất ổn kinh tế vĩ mô là bốn proxy
đại diện cho bất ổn kinh tế vĩ mô là các biến đo lƣờng tính biến động của: tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI),
suất sinh lợi thị trƣờng của chỉ số chứng khoán Việt Nam (VNindex).
Mô hình dùng các biến kiểm soát nhƣ: lãi suất liên ngân hàng (LIBOR), lạm phát,
dòng tiền ròng (Cash flow), chỉ số Tobin’s q, tăng trƣởng doanh thu (Sales growth),
bầu cử, tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP growth).
Mô hình nghiên cứu đƣợc sử dụng dựa trên mô hình đề xuất của H. Gulen và M.Ion
(2015) trong bài nghiên cứu Policy uncertainty and Corporate Investment và kết hợp
với mô hình đề xuất của Chirstopher F.Baum và các cộng sự (2005) trong bài nghiên
cứu The impact of macroeconomic uncertainty on non – financial firm’s demand for
liquidity.
Mô hình nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng đƣợc hồi quy theo ba phƣơng pháp:
Pooling regression, mô hình nghiên cứu cố định (Fixed Effect Model), mô hình hiệu
ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model). Sau đó, xác định phƣơng pháp hồi quy nào
cho kết quả ƣớc lƣợng phù hợp nhất đối với mô hình dùng phƣơng pháp kiểm định Lagrange Multiplier (LM text, Breusch và Pagan, 1980), kiểm định Hausman (Hausman,
1978) lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp giữa mmô hình Random Effect và mô hình
Fixed Effect. Từ hai kết quả kiểm định, chọn ra đƣợc mô hình hồi quy thích hợp nhất.
1.5.


Ý nghĩa đề tài

Đề tài kỳ vọng nhận diện đƣợc sự tác động và mức độ tác động của bất ổn kinh tế
vĩ mô đến đầu tƣ của doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp niêm yết trên
sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Hồ chí Minh Stock Exchange – HOSE). Từ
đó, tác giả có thể đƣa ra kết luận và đánh giá về mức độ tác động của bất ổn kinh tế vĩ
mô đến đầu tƣ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài kỳ vọng đem lại các bằng chứng thực
nghiệm cho cơ quan quản lý kinh tế quốc gia về tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô đến
đầu tƣ của doanh nghiệp, từ đó tăng cƣờng điều hành kiểm soát bất ổn, thúc đẩy đầu tƣ,


7

đem lại quan sát cho doanh nghiệp giúp hiểu rõ hơn tác động của bất ổn vĩ mô trong
hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp.
1.6.

Cấu trúc luận văn

Cấu trúc của đề tài gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Phần giới thiệu tổng quan: cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, vấn đề
và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và kết quả thực nghiệm đạt đƣợc.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan lý luận: trình bày cơ sở lý thuyết của đề
tài, các lý thuyết nền có liên quan, mô hình nghiên cứu.
Chƣơng 3: Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu: nguồn thu thập dữ liệu, loại dữ
liệu, cách đo các biến, kiểm chứng mô hình.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bình luận: kết quả phát triển, phân tích và
kiểm định mô hình, nêu ý nghĩa biến số và kết quả.
Chƣơng 5: Kết luận: rút kết vấn đề đặt ra và có nhận xét chung về đề tài, nhìn

nhận các mặt hạn chế của đề tài và đề xuất hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai.


8

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1.

Mối quan hệ giữa bất ổn kinh tế vĩ mô và đầu tƣ

2.1.1. Đầu tƣ của doanh nghiệp
Đầu tƣ là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực
lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tƣơng đối dài nhằm thu
lợi về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Tùy theo các căn cứ phân loại mà có các kiểu đầu tƣ nhƣ sau:
 Căn cứ vào thời gian bỏ vốn đầu tƣ và thực hiện, có hai loại đầu tƣ: đầu tƣ
ngắn hạn (dƣới một năm), đầu tƣ dài hạn.
 Căn cứ vào mục tiêu đầu tƣ có hai loại: đầu tƣ ra bên ngoài doanh nghiệp
(góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu), đầu tƣ vào bên trong doanh nghiệp: đầu
tƣ theo chiều sâu (nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tạo điều kiện phát triển lâu dài
cho doanh nghiệp), đầu tƣ mở rộng (đầu tƣ mở rộng thêm xƣởng mới hay đơn vị trực
thuộc …), đầu tƣ thay thế hoặc duy trì (đầu tƣ đổi mới tài sản cho phù hợp với tiến độ
khoa học kỹ thuật nhằm thỏa mãn yêu cầu của thị trƣờng, giữ vững thị trƣờng, tiết
kiệm chi phí…)
 Căn cứ vào chủ thể đầu tƣ: đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp.
Nhân tố quyết định đầu tƣ: chính sách kinh tế Nhà nƣớc, thị trƣờng và sự cạnh
tranh, chính sách huy động vốn, độ vững chắc tin cậy của sự đầu tƣ, sự tiến bộ của
khoa học công nghệ, khả năng tài chính của doanh nghiệp, tính cách của chủ đầu tƣ…
Hoạt động đầu tƣ luôn diễn ra hai giai đoạn cơ bản: giai đoạn bỏ vốn ra đầu tƣ và
giai đoạn thu hồi vốn và có lãi.

2.1.2. Bất ổn kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế ở góc độ tổng thể thông qua các chỉ tiêu tổng
quát nhƣ sản lƣợng quốc gia, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp… Mục tiêu điều tiết vĩ


9

mô là: hiệu quả, công bằng, ổn định và tăng trƣởng. Chính phủ điều tiết bằng các chính
sách kinh tế:
 Chính sách tài khóa: chính sách thuế và chi ngân sách của chính phủ.
 Chính sách tiền tệ: Ngân hàng Trung ƣơng thay đổi lƣợng cung tiền tệ nhằm
làm thay đổi lãi suất tiền tệ.
 Chính sách ngoại thƣơng: tác động đến cán cân thƣơng mại và cán cân
thanh toán thông qua chính sách can thiệp và tỷ giá hối đoái và thuế xuất nhập khẩu…
Hiện nay chƣa có định nghĩa thống nhất cho vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô tại một nền
kinh tế. Theo Azam (2001), bất ổn kinh tế vĩ mô là những biến động theo chiều hƣớng
xấu đi đối với tình hình kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế. Theo Sameti và các tác giả
(2012) cho rằng bất ổn kinh tế vĩ mô đƣợc đánh giá bởi các biến động của một tập hợp
các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trƣởng, lạm phát, thâm hụt ngân sách, thâm hụt
cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối.
Bất ổn kinh tế chính là trạng thái của nền kinh tế mà trong đó các chính sách tài
khóa, tiền tệ của Chính phủ không đem lại tác dụng, dẫn đến các chỉ số của nền kinh tế
nhƣ lạm phát, thất nghiệp tăng cao, chính điều này làm cho sản xuất trì trệ, đình đốn,
sức mua của thị trƣờng trong nƣớc giảm, đời sống của ngƣời dân gặp khó khăn… Bất
ổn kinh tế có thể mở ra cơ hội cho nền kinh tế trên một số khía cạnh: là liều thuốc thử
quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh tế, các doanh nghiệp quản lý khoa học sẽ
phát triển vững mạnh; là cơ hội để Chính phủ các nƣớc nhận ra những hạn chế trong
nền kinh tế để có các chính sách, công cụ điều chỉnh hợp lý; là cơ hội để cải thiện đời
sống ngƣời dân đặc biệt là ngƣời dân nghèo chịu nhiều ảnh hƣởng đến bất ổn kinh tế vĩ
mô. Nhƣ vậy, bất ổn kinh tế vĩ mô gắn liền với sự chuyển biến xấu đi của các biến số

kinh tế vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế, đƣợc biểu hiện và theo dõi theo thời gian
thông qua sự kết hợp các biến số, lạm phát, thâm hụt ngân sách, biến động tỷ giá, dự
trữ ngoại hối…..
Bất ổn kinh tế vĩ mô phát sinh do hai nhóm nguyên nhân: các cú sốc từ bên ngoài


10

và sự không phù hợp của các chính sách kinh tế. Ngoài ra, bất ổn kinh tế vĩ mô cũng có
thể phản ánh chính sách chƣa phù hợp khi tƣơng tác với các cú sốc bên ngoài. Nhóm
nguyên nhân bên ngoài nhƣ: tình hình ngoại thƣơng, luồng vốn từ nƣớc ngoài tràn vào
nền kinh tế, khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhóm nguyên nhân bên trong chủ yếu từ các
chính sách gồm có chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và sự phối hợp chính sách tài
khóa – chính sách tiền tệ.
Bất ổn kinh tế có thể biểu hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau và mức độ khác
nhau: lạm phát tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp cao, lãi suất cho vay và lãi suất liên ngân
hàng tăng mạnh, thị trƣờng ngoại hối thiếu cạnh tranh, thị trƣờng bất động sản đóng
băng, thâm hụt ngân sách, sản suất trì trệ đình đốn, sức mua trong nƣớc giảm mạnh…
Từ đó cho thấy bất ổn kinh tế vĩ mô có nhiều biểu hiện khác nhau nên bài nghiên
cứu dùng bốn proxy về mức độ dao động của bất ổn kinh tế vĩ mô: tổng sản phẩm quốc
nội theo giá thực tế (GDP real), chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI – industrial production index), chỉ số lạm phát giá tiêu dùng (CPI – consumer price inflation), lãi suất bình
quân thị trƣờng của chỉ số chứng khoán Việt Nam (VNindex return), theo nghiên cứu
của Baum và các tác giả (2005).
2.1.2.1. GDP
GDP (gross domestic product – tổng sản phẩm quốc nội): là giá trị bằng tiền của
toàn bộ các sản phẩm cuối cùng đƣợc sản xuất ra trên lãnh thổ của một nƣớc, tính trong
khoảng thời gian nhất định thƣờng là một năm. GDP đƣợc tính theo ba phƣơng pháp:
 Theo phƣơng pháp thu nhập: bằng tổng thu nhập đƣợc tạo ra trong nền kinh
từ ba chủ thể là doanh nghiệp, hộ gia đình và chính phủ, và tƣơng tác nhau qua thị
trƣờng hàng hóa và thị trƣờng các yếu tố sản xuất.

 Theo phƣơng pháp chi tiêu: là tổng chi tiêu của tất cả các khu vực của toàn bộ
nền kinh tế. Chi tiêu từ chi tiêu cuối cùng của hộ gia đình, chi đầu tƣ của doanh nghiệp,
chi tiêu chính phủ, xuất khẩu (chi của khu vực nƣớc ngoài cho hàng hóa trong nƣớc),
nhập khẩu (chi cho khu vực trong nƣớc cho hàng hóa nƣớc ngoài).


11

 Theo phƣơng pháp giá trị gia tăng: tính những cái doanh nghiệp sản xuất ra,
phƣơng pháp này còn đƣợc gọi là phƣơng pháp sản xuất.
GDP thực hay còn đƣợc gọi là GDP theo giá so sánh, là GDP đƣợc tính theo giá
của một năm nào đó đƣợc gọi là năm gốc, GDP thực giúp loại trừ yếu tố lạm phát.
Theo phƣơng pháp tính GDP theo chi tiêu cho thấy đầu tƣ của doanh nghiệp góp
phần làm gia tăng GDP trong chủ thể đóng góp là doanh nghiệp. Khi các giá trị tạo ra
hay chi tiêu trong các chủ thể gia tăng sẽ thúc đẩy sự gia tăng GDP và tăng trƣởng kinh
tế. Bất ổn kinh tế vĩ mô diễn ra làm doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế hạn
chế chi tiêu, giá trị GDP giảm mạnh.
2.1.2.2. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI)
Chỉ số sản xuất công nghiệp (industrial production index – IPI) là chỉ tiêu quan
trọng trong danh mục nhóm chỉ tiêu quốc gia. Là chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển sản
xuất công nghiệp hàng tháng, quý, năm. Chỉ số ngày thƣờng đƣợc tính dựa trên khối
lƣợng sản phẩm sản xuất, nên còn đƣợc gọi là “chỉ số khối lƣợng sản phẩm công
nghiệp”, là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khái quát tình hình phát triển toàn ngành
công nghiệp nói chung và tốc độ phát triển của từng sản phẩm, nhóm ngành sản phẩm
nói riêng, đáp ứng nhu cầu thông tin của cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các nhà đầu tƣ và
các đối tƣợng dùng tin khác.
IPI là tỷ lệ phần trăm giữa khối lƣợng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện
tại với khối lƣợng sản xuất công nghiệp kỳ gốc. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá
thực tế là toàn bộ giá trị sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra tính theo
giá tại thời kỳ tính giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp là toàn bộ giá trị sản

phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ của các nhóm ngành công nghiệp thực hiện trong
một thời kỳ nhất định. Giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm: giá trị nguyên liệu, năng
lƣợng, phụ tùng thay thế; chi phí dịch vụ sản xuất và khấu hao tài sản cố định, chi phí
tiền lƣơng, tiền công lao động; thuế sản xuất và giá trị thặng dƣ tạo ra trong cấu thành
giá trị sản phẩm. Chỉ số thực hiện dựa trên nguồn số liệu điều tra chọn mẫu các cơ sở


12

sản xuất đại diện cho sản xuất công nghiệp hàng tháng do Tổng Cục Thống kê thực
hiện.
Chỉ số phản ánh tình hình phát triển của toàn ngành công nghiệp nói chung và các
doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nói riêng. Khi doanh nghiệp gia tăng đầu tƣ, tạo
ra nhiều sản phẩm sẽ góp phần thúc đẩy chỉ số đánh giá cho ngành phát triển. Khi bất
ổn kinh tế diễn ra, các chủ thể trong nền kinh tế hạn chế chi tiêu làm hàng hóa tiêu thụ
kém, doanh nghiệp hạn chế sản xuất làm chỉ tiêu IPI sụt giảm, doanh nghiệp hạn chế và
trì hoãn đầu tƣ của doanh nghiệp.
2.1.2.3. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng – CPI (consumer price index): là chỉ số quan trọng mà một số
nƣớc thƣờng lấy để đo tỉ lệ lạm phát và đƣợc xem là để đo lƣờng chi phí liên quan đến
rổ hàng hóa và dịch vụ cụ thể đƣợc ngƣời tiêu dùng mua. CPI dùng cùng một nhóm
hàng hóa và dịch vụ của năm gốc (tức là năm 0) để thấy đƣợc sự biến động của giá qua
các thời kỳ. Là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tƣơng đối của giá
hàng hóa tiêu dùng theo thời gian. Là chỉ tiêu đƣợc sử dụng phổ biến nhất để đo lƣờng
mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát. CPI giúp theo dõi mức tăng
giảm giá của hàng hóa tiêu dùng, các nhóm hàng quan trọng nhất có ảnh hƣởng đến đời
sống cũng nhƣ tâm lý của dân chúng. Nó phản ánh tình hình biến động và mức độ trƣợt
giá trong ngắn hạn và dài hạn.
Chỉ số có nhiều biến động, ngƣời dân sẽ hạn chế tiêu dùng và chi tiêu dùng, làm
cho hàng hóa sản xuất khó tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ hạn chế chi tiêu cho việc đầu tƣ,

sản xuất. Khi chỉ số có biểu hiện tích cực sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng đầu tƣ và thúc
đẩy kinh tế phát triển.
2.1.2.4. Suất sinh lợi thị trƣờng của chỉ số chứng khoán Việt Nam (Stock
market return)
Chỉ số đƣợc tính toán và công bố sau một phiên giao dịch, sự biến động về giá cổ
phiếu sẽ làm thay đổi giá trị chỉ số, đồng thời đƣợc so sánh tăng giảm với phiên trƣớc


×