Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 48 trang )

1

1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Cùng với sự thay đổi của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử phát triển của
xã hội loài người, con người luôn đi tìm động lực phát triển trong các hình thái kinh tế
xã hội.Đã có thời kỳ, thị trường, cạnh tranh và lợi nhuận được coi như là mặt trái gắn
liền với chủ nghĩa tư bản và bị gạt ra khỏi công cuộc xây dựng thể chế kinh tế thời kỳ
kế hoạch hóa tập trung. Lúc đó, các Nhà nước xã hội chủ nghĩa coi việc nắm giữ sức
mạnh kinh tế kết hợp với yếu tố kế hoạch tập trung như là những động lực cơ bản để
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công bằng, dân chủ và văn minh.
Với đặc trưng của nền kinh tế chuyển đổi, Việt Nam thực sự thực thi những
nguyên lý của cơ chế thị trường chưa từng được biết đến trong nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung.Chúng ta đã dần quen với việc vận dụng một động lực mới của sự phát triển là
cạnh tranh. Cạnh tranh đã đem lại cho thị trường và cho đời sống xã hội một diện mạo
mới, linh hoạt, đa dạng, phong phú và ngày càng phát triển, đồng thời cũng làm nảy
sinh nhiều vấn đề xã hội mà trước đây người ta chỉ tìm thấy trong sách vở, như phá sản,
kinh doanh gian dối, cạnh tranh không lành mạnh. Qua hơn 20 năm phát triển nền kinh
tế thị trường, cạnh tranh không còn mới mẻ trong đời sống kinh tế - xã hội và trong
khoa học pháp lý của Việt Nam.Song, trong công tác lập pháp và thực thi pháp luật
cạnh tranh, chúng ta còn quá ít kinh nghiệm. Vì thế, việc hệ thống hóa các lý thuyết
cạnh tranh mà các nhà kinh tế học, các nhà khoa học pháp lý đã xây dựng qua gần 5 thế
kỷ của nền kinh tế thị trường là điều cần thiết.
Cho đến nay, các nhà khoa học dường như chưa thể thoả mãn với bất cứ khái
niệm nào về cạnh tranh. Bởi lẽ với tư cách là một hiện tượng xã hội riêng có của nền
kinh tế thị trường, cạnh tranh xuất hiện ở mọi lĩnh vực, mọi công đoạn của quá trình
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính




2
kinh doanh và gắn liền với bất cứ chủ thể nào đang hoạt động trên thị trường. Do đó,
cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào ý định và hướng
tiếp cận của các nhà khoa học.
Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi một chủ thể kinh doanh, cạnh
tranh được cuốn Black’Law Dictionary diễn tả là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay
nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba”.
Với tư cách là hiện tượng xã hội, theo cuốn Từ điển Kinh doanh của Anh xuất
bản năm 1992, cạnh tranh được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà
kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách
hàng về phía mình”.
1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được
hiểu thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù
hợp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và
trình độ phát triển trong từng thời kỳ.
Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành về các
doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng
tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng
sáng tạo sản phẩm mới.
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh
tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả những phương thức
hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào
quy chế.
Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp như sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao

lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


3
sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát
triển kinh tế bền vững.
Theo TS.Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhà xuất bản ĐH Quốc gia
TP. HCM.
1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Đối với lĩnh vực ngân hàng, tài chính, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại có thể được tóm tắt lại như sau: “Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là
khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở
rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục
tăng đông thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và
vượt qua những biến động bất lợi của môi trường xung quanh”.
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.2.1 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại không chỉ là nguồn lực tài chính
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại mà còn là khả năng khai
thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
1.2.1.1 Vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn vốn

Nguồn vốn chủ sở hữu: Là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh
nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ

phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên,...
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong phạm vi một
danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của
ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


4
1.2.1.2 Khả năng sinh lời

Các nhà đầu tư, các cổ đông và các nhà quản lý tài chính đặc biệt chú ý tới khả
năng sinh lãi của các công ty.Việc phân tích lợi nhuận có thể bắt đầu bằng việc nghiên
cứu cách thức một công ty sử dụng cơ cấu vốn.Các nhà quản lý giỏi sử dụng có hiệu
quả tài sản của mình. Thông qua việc tăng hiệu quả sản xuất, các công ty có thể giảm
hoặc kiểm soát được các chi phí. Tỷ lệ lợi nhuận do bất kỳ một công ty nào đạt được là
quan trọng nếu các nhà quản lý của công ty đó mong muốn thu hút vốn và thực hiện
việc tài trợ thành công cho sự phát triển của công ty.Nếu tỷ lệ lợi nhận của một công ty
tụt xuống dưới mức có thể chấp nhận được, thì P/E (giá trên thu nhập) và giá trị các cổ
phiếu của công ty giảm xuống – điều đó giải thích tại sao việc đánh giá khả năng sinh
lời lại đặc biệt quan trọng đối với một công ty.
1.2.2 Khả năng ứng dụng công nghệ

Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm
năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Ngân hàng thuộc lĩnh vực
dịch vụ tài chính, hầu hết các mảng hoạt động của khu vực ngân hàng đề gắn liền với

việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậyviệc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển bền vững và có hiệu quả của từng ngân hàng nói chung
và hệ thống ngân hàng nói riêng.
1.2.3 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc
sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một
cộng đồng.
Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kế
hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt
Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi).
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


5
1.2.4 Trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là một khái niệm cơ bản của khoa học quản lý, cơ cấu tổ chức được
nhiều tác giả quan tâm đề cập đến.Từ những cách tiếp cận khác nhau mà mỗi tác giả lại
có những quan niệm khác nhau về cơ cấu tổ chức.
Tuy nhiên, ta có thể nhìn nhận cơ câu tổ chức là tổng hợp các bộ phận được
chuyên môn hóa, có quyền hạn và trách nhiệm cụ thể, được bố trí theo một cách thức
nhất định và có mối liên hệ qua lại với nhau nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu,
chức năng và nhiệm vụ đã định trước.
1.2.5 Thương hiệu

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của
nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ

sản phẩm.Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường
được uỷ quy
ền cho người đại diện thương mại chính thức.
Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là
một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay
một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
1.2.6 Hệ thống phân phối

Có rất nhiều khái niệm về hệ thống kênh phân phối. Tuỳ theo những góc độ
nghiên cứu khác nhau, người ta có thể đưa ra nhữngkhái niệm khác nhau về kênh phân
phối.
1.3 Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hang
thương mại.
1.3.1 Môi trường kinh tế.

Sự phát triển của nền kinh tế trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ
ngày càng tăng sẽ tác động đến khả năng thu hút tiền gửi, khả năng cho vay đầu tư và
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


6
phát triển các dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại. Ngân hàng là một ngành
chứa nhiều rủi ro. Mỗi một biến động bất lợi của môi trường kinh tế vĩ mô đều có thể
ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của một ngân hàng. Một nước có nền kinh tế
phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, các chỉ số về lạm phát, lãi suất, tỷ giá phát
triển ổn định, năng lực cạnh tranh cao sẽ là một điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát
triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng, giúp các ngân hàng thương mại trong nước có
điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ, từ đó nâng cao

năng lực cạnh tranh và hội nhập của mình. Và ngược lại, sự bất ổn về kinh tế có thể tạo
ra sự dè dặt , co cụm của những nỗ lực đầu tư của các doanh nghiệp nói chung và của
các ngân hàng thương mại nói riêng.
1.3.2 Đối thủ cạnh tranh.

Trong phạm vi quốc gia, đối thủ cạnh tranh của các ngân hàng chính là các ngân
hàng khác, ngoài ra còn có các định chế tài chính phi ngân hàng như công ty bảo hiểm,
công ty tiết kiệm bưu điện, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính. Trong điều kiện
hội nhập, có nhiều ngân hàng quốc tế vào đầu tư và ngược lại các ngân hàng thương
mại mở rộng phạm vi kinh doanh ra thị trường quốc tế. Số lượng các đối thủ cạnh tranh
càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng cao. Do đó, để đứng vững và giành phần thắng
trong cạnh tranh, đòi hỏi mỗi ngân hàng không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế
cạnh tranh của đối thủ để có chiến lược kinh doanh hợp lý.
1.3.3 Hệ thống luật pháp.

Hệ thống luật pháp trước hết tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh và
cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Hệ thống luật pháp tác động trực tiếp đến
hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của ngân hàng mại. Luật quy định những điều kiện
cần thiết về mặt pháp lý để một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh, những
lĩnh vực kinh doanh hợp pháp, giới hạn về quy mô huy động vốn, khả năng cấp tín
dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các quy định đảm bảo an toàn. Ngoài ra, những quy
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


7
định của luật cũng tác động đến khả năng tham gia cạnh tranh của các chủ thể trên thị
trường tài chính, gia tăng hay kìm hãm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại trên thị trường quốc tế

1.3.4 Đặc điểm văn hóa xã hội.

Trước hết, những đặc điểm xã hội ảnh hưởng cầu đối với các dịch vụ ngân hàng
như lòng tin của dân chúng; thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của người dân; trình độ
dân trí và khả năng hiểu biết về các dịch của ngân hàng; mức thu nhập của người dân.
Ngân hàng là một ngành có nhiều rủi ro, dám chấp nhận rủi ro, đồng thời là người có sự
thận trọng cần thiết, tôn trọng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp. Việc coi trọng đạo
đức là cơ sở để ngân hàng giữ chữ tín đối với khách hàng, gây dựng niềm tin của công
chúng. Sự gắn bó với nghề nghiệp cũng có ý nghĩa trong việc giúp người lao động có
thời gian và cơ hội tích lũy kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, từ đó giúp ngân hàng
duy trì được đội ngũ nhân lực ổn định và có trình độ cao. Ngân hàng là một ngành có
tốc độ đổi mới và cải tiến rất cao, vì thế khả năng tự học, tự đào tạo của các nhân viên
có ý nghĩa lớn đối với việc duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mỗi ngân hàng.
Một xã hội coi trọng việc học tập và rèn luyện cũng mang lại thuận lợi đối với ngành
ngân hàng.
1.3.5 Môi trường công nghệ.

Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra như vũ bão trên toàn thế giới, công nghệ
quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp nói chung và một ngân hàng nói
riêng, nếu ngân hàng có công nghệ lạc hậu hơn đối thủ cạnh tranh thì sớm muộn cũng
bị đối thủ cạnh tranh đánh bật ra khỏi thị trường. Một ngân hàng chú trọng đến công
nghệ của mình sẽ làm cho khách hàng tin tưởng và từ đó có thể dễ dàng thu hút khách
hàng mới hay lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
1.3.6 Vai trò của Nhà nước và Ngân hàng trung ương.

Vai trò của Nhà nước là một yếu tố mang chất xúc tác rất quan trọng với sự phát
triển của bất kỳ ngành nào ở một nước. Đối với lĩnh vực ngân hàng, Nhà nước lại càng
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính



8
đóng một vai trò quan trọng. Nhà nước tác động đến sự phát triển của các ngân hàng
trước hết với vai trò của người quản lý và giám sát của toàn hệ thống thông qua vai trò
của ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất
trong lĩnh vực ngân hàng, có chức năng soạn thảo các dự thảo luật, ban hành các quy
định hướng dẫn về mặt pháp lý trong kinh doanh ngân hàng nhằm bảo đảm hoạt động
của các ngân hàng thương mại, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa
các ngân hàng thương mại…

2 BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ VÀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC
2.1

Quy định và chính sách của nhà nước khi Việt Nam gia nhập WTO

2.1.1 Qui định và chính sách của nhà nước

Quy định của Ngân hàng nhà nước:
Thông tư số 05/2012/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2012:Lãi suất tối đa áp
dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 5%/năm.
Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 13%/năm;
riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ
1 tháng trở lên là 13,5%/năm.
Hạ 1% trần huy động và một số lãi suất chủ chốt tại thời điểm này là quyết định
cẩn trọng và đúng hướng của Ngân hàng Nhà nước.Việc giảm lãi suất lần này đã được
thông báo trước và có sự chuẩn bị tâm lý cho thị trường nên sẽ không gây xáo trộn.
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần bám sát thị trường để theo dõi cung tiền ra vào,
điều chỉnh lượng cung tiền cho hợp lý. Đồng thời, phải kiểm soát chặt thị trường ngoại
tệ, vàng,..để tránh những tác động xấu đến nền kinh tế

2.1.2 Sự hợp tác của bộ tài chính và ngân hàng nhà nước

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước “bắt tay” hoạch định chính sách
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


9
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã ký quy chế về phối hợp công tác và trao
đổi thông tin giữa hai bên, hôm 29/2/2012. Nội dung hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước
và Bộ Tài chính sẽ tập trung vào phối hợp xây dựng và điều hành chính sách tài khóa,
chính sách tiền tệ, trong đó tập trung vào xây dựng và điều hành chính sách tài khóa,
chính sách tiền tệ.
2.1.3. Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với ngân hàng
Về việc thành lập ngân hàng liên doanh:
Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam ngay từ
thời điểm gia nhập WTO (11/1/2007) với điều kiện: phía nước ngoài tham gia liên
doanh phải là ngân hàng thương mại có tổng tài sản có trên 10 tỷ đo la Mỹ vào cuối
năm liền trước thời điểm nộp đơn xin thành lập liên doanh tại Việt Nam và phần vốn
góp của phía nước ngòai trong ngân hàng liên doanh không vượt quá 50% vốn điều lệ.
Về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài:
Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể từ
ngày 1/4/2007 với điều kiện ngân hàng nước ngoài là chủ đầu tư phải là ngân hàng
thương mại có tổng tài sản trên 10 tỷ đo la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp
đơn xin thành lập ngân hàng tại Việt Nam.
Ngoài điều kiện theo cam kết, việc thành lập ngân hàng tại VIệt Nam phải tuân
thủ các điều kiện kỹ thuật áp dụng chung theo quy định của pháp luật.
Về chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam:
Việt Nam cam kết cho phép các ngân hàng thương mại nước ngoài được thành
lập chi nhánh tại Việt Nam với điều kiện: ngân hàng mẹ có tổng tài sản trên 20 tỷ đo la

Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin lập chi nhánh ở Việt Nam. Chi
nhánh được lập phải chịu các hạn chế trong hoạt động của mình.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


10
2.2 Bối cảnh nền kinh tế năm 2012
2.2.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô

Năm 2011, trước khá nhiều tác động bất lợi từ trong và ngoài nước, lạm phát và
bất ổn tỷ giá nổi lên như là 2 thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam.
Diễn biến thị trường tiền tệ 3 tháng đầu năm:
Trong 3 tháng đầu năm, chúng ta đã chứng kiến nhiều diễn biến có lợi cho thị
trường tiền tệ. Sau khi ngân hàng nhà nước quyết định hạ một loạt các Lãi suất chủ chốt
1%, thì về căn bản thị trường chưa có dấu hiệu nào xáo trộn. Thị trường ngoại tệ giữ
vững được trong biên độ, và SBV đang chứng minh VND chỉ bị phá giá tối đa 3% trong
năm nay.Chúng ta hãy cùng điểm lại một số diễn biến thị trường tiền tệ trong 3 tháng
đầu năm.
Lãi suất liên ngân hàng từ Qua đêm, kỳ hạn 1 tuần- 1 tháng đều từ thấp tới cao.
Từ đầu năm tới nay, Interbank đã giảm khá mạnh. Bên cạnh đó, LS Interbank của USD
cũng giảm mạnh từ đầu năm tới nay cho thấy nguồn cung của USD hiện tại rất dồi dào (
vì hiện tại cầu đầu cơ USD giảm đi đáng kể, tiền từ nước ngoài vào khá nhiều ).CDS 5
năm giảm và duy trì ở mức dưới 300 điểm.Như vậy, 3 tháng đầu năm mọi việc trên thị
trường tiền tệ diễn ra khá thuận cho việc điều hành của SBV. Chỉ còn vấn đề LS đầu ra
chưa hạ như kỳ vọng.
Diễn biến thị trường vàng:
Năm 2011 đã chứng kiến những biến động khó lường của giá vàng thế giới, ảnh
hưởng không nhỏ đến giá vàng trong nước. Sau quyết định chính thức của NHNN chỉ
cho phép tổ chức tín dụng huy động chứng chỉ vàng ngắn hạn (kết thúc vào 1/5/2012)

phục vụ cân đối lại số vốn bằng vàng đã chuyển thành tiền để cho vay trước đó, đồng
thời chỉ được cho vay vàng phục vụ gia công, chế tác trang sức, thị trường vàng vật
chất hầu như chỉ phụ thuộc vào các công ty kinh doanh vàng. Giá vàng biến động mạnh
là cơ hội cho các nhà đầu cơ dồn vốn vào thị trường này, đồng thời hút mất nguồn lực
vốn quan trọng cho sản xuất.Để bình ổn thị trường, NHNN đã cấp quota nhập khẩu ít
nhất 10 tấn vàng trong năm 2011 song số lượng này không đủ sức để hạ nhiệt cơn sốt
vàng. Giải pháp của NHNN cho phép 5 ngân hàng cùng SJC bán vàng huy động được
từ dân đã giúp cung ra thị trường một lượng vàng lớn, qua đó thu hẹp đáng kể khoảng
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


11
cách giữa giá thế giới và Việt Nam, phần nào ổn định thị trường vàng trong các tháng
cuối năm.
2.2.2 Bối cảnh tái cấu trúc:

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ giúp giải quyết được 3 vấn đề còn tồn tại của
hệ thống ngân hàng Việt Nam: chất lượng tài sản kém, thanh khoản khó khăn và quy
mô vốn tự có nhỏ.
Vấn đề đầu tiên của hệ thống ngân hàng là chất lượng tài sản kém, thể hiện ở tỷ
lệ dư nợ phi sản xuất cao và tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Tính đến cuối tháng 5/2011, còn tới
20 NHTM có tỷ lệ dư nợ phi sản xuất trên 22%, thậm chí có ngân hàng tỷ lệ này lên tới
hơn 50%. NHNN cũng công bố, hai trong ba lĩnh vực thuộc cho vay Phi sản xuất là cho
vay BĐS và Chứng khoán toàn hệ thống cũng chiếm tới 12% tổng dư nợ. Đây là hai
lĩnh vực cho vay tiềm ẩn rủi ro rất lớn, đặc biệt đây là những ngành đang chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất từ suy thoái kinh tế: Thị trường BĐS đóng băng, thị trường chứng
khoán giảm điểm kéo dài. Nếu như một phần dư nợ phi sản xuất này không được thanh
toán thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng lên rất cao.
Thực tế, hiện nay chúng ta chưa tiến hành phân loại nợ xấu theo đúng chuẩn

quốc tế. Nếu thực hiện đúng theo chuẩn quốc tế, con số này sẽ vào khoảng 13%, như
Fitch Ratings đã công bố hồi tháng 6/2011.
Thứ hai, những khó khăn về thanh khoản đang khiến nhiều ngân hàng điêu đứng.
Những khó khăn này đã được thể hiện rất rõ ở những cuộc đua lãi suất trên cả thị
trường 1 (từ tổ chức kinh tế và cá nhân) và thị trường liên ngân hàng (LNH).
Huy động TT1 trở nên rất khó khăn, đến mức người gửi tiết kiệm có thể mặc cả
lãi suất với ngân hàng trong suốt quý 3/2011. Trong giai đoạn này, có những lúc, lãi
suất huy động từ dân cư lên tới 20%, áp dụng cho khoản tiết kiệm tối thiểu 100 triệu
đồng trong thời hạn 1 tháng. Chỉ cho đến khi NHNN tuýt còi, việc huy động vượt trần
lãi suất mới tạm dừng và lắng xuống.
Thứ ba, thiếu vốn tự có. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của các ngân hàng TM
trong nước ở mức khá ổn, trên 9%. Tuy nhiên, mức độ cụ thể lại rất khác nhau giữa các
ngân hàng.Một nghịch lý là các ngân hàng có quy mô vốn điều lệ càng lớn thì lại có
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


12
CAR càng nhỏ. Theo số liệu ước tính, CAR của nhóm các NHTM Nhà nước chỉ ở mức
6,9% trong khi CAR của nhóm các ngân hàng TMCP quy mô nhỏ (3.000 tỷ đồng) lại ở
mức 26,5%. Thêm vào đó, nếu phân loại nợ xấu theo đúng chuẩn quốc tế và thực hiện
trích lập dự phòng đầy đủ trên số nợ xấu này, tỷ lệ CAR sẽ còn thấp hơn.
2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
2.3.1 Năng lực tài chính
2.3.1.1 Về quy mô – số lượng ngân hàng và hệ thống kênh phân phối

- Quy mô – số lượng ngân hàng
Cuối năm 2010, thị trường Việt Nam có 101 Ngân hàng và chi nhánh NH nước
ngoài, bao gồm ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước, ngân hàng nước ngoài
(NHNNg) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, có 5 NHTM QD (bao gồm cả

Vietcombank và Vietinbank), 8 NHTM CP, 53 NH 100% vốn nước ngoài và chi nhánh
NHNNg và 5 NH liên doanh. Trong đó, chỉ có 11/43 (25,6%) NHTM trong nước có vốn
điều lệ trên 5.000 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có quá nhiều ngân
hàng có qui mô nhỏ, có tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay phát triển quá
nóng. Kèm theo đó là hệ thống quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng
còn tương đối kém, gây tác động không tốt đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Biểu đồ 1: Số lượng Ngân hàng giai đoạn 2006-2010 và 11 NH có VĐL 2010 trên
5.000 tỷ

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


13

(Nguồn: SBV)
- Hệ thống kênh phân phối
Qui mô mạng lưới của các NHTM tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng chi
nhánh, phòng giao dịch (CN, PGD) và ATM của các NH còn khá chênh lệch nhau do
chiến lược phát triển và đặc trưng của từng ngân hàng. Riêng 4 NHTM QD đã chiếm
35,7% tổng số lượng ATM của toàn hệ thống. Agribank giữ vai trò chủ đạo trong phát
triển đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nên có mạng lưới hoạt động rộng khắp với
2.300 CN, PGD và 1.704 ATM trong năm 2010. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động ATM
của Agribank chưa cao tương ứng với qui mô. Trong khi đó, các NH như VCB và
Seabank với thế mạnh là hoạt động thẻ có mạng lưới ATM lớn thứ 3 và 4 trong khi qui
mô về CN, PGD thấp hơn nhiều.

Biểu đồ 2: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và ATM của 12 NH lớn trong 2010


(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2010)
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


14
2.3.1.2 Về quy mô và năng lực tài chính

- Quy mô vốn chủ sở hữu
Mặc dù tổng tài sản tăng trưởng nhanh, qui mô của các NH Việt Nam vẫn nhỏ
hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Theo số liệu của Bloomberg, trung bình 2
chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của 8 NH niêm yết tại Việt Nam là 166.844
tỷ đồng và 12.574 tỷ đồng, thấp hơn mức trung bình của các nước trong khu vực như
Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Với qui mô tương đối nhỏ, các
NH Việt Nam đều chịu áp lực phải tăng cường qui mô nguồn vốn nhằm đảm bảo các
chỉ số an toàn hoạt động. NHNN hiện tại đang sử dụng hai công cụ chính để nâng cao
khả năng an toàn vốn của các NHTM: (1) quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu và
(2) quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR).
Cuối năm 2010, Việt Nam có tổng số 43 NHTM trong nước (5 NHTM QD và 38
NHTM CP).Tuy nhiên, chỉ có 33/43 NHTM trong nước (trong đó có 28 NH là NHTM
CP) có vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng. 10 ngân hàng còn lại có vốn điều lệ từ 1.5002.800 tỷ đồng, chưa đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu và không thể tăng vốn
đúng thời hạn do thị trường chứng khoán diễn biến không thuận lợi (Theo Nghị
định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, mức vốn pháp
định áp dụng cho các NHTMCP Việt Nam đến năm 2010, là 3.000 tỷ đồng).
Theo số liệu được công bố, trong những năm qua các NHTM Việt Nam không
ngừng nâng cao sức mạnh tài chính của mình. Quy mô vốn điều lệ của những NHTM
(nhà nước và cổ phần) đã có sự tăng nhanh, đặc biệt là khối cổ phần.
Bảng 1. Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam (tỷ giá quy đổi
USD/VND = 18.932 ngày 31/12/2010)

Ngân hàng
Agribank

Năm 2009
Tỷ VND
11.22

Năm 2010

Triệu USD
593

Tỷ VND
21.51

%

Triệu USD
1.13

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính

91,6


15
4
Vietinbank


1

11.25
2
10.4

BIDV

98
12.1

VCB

00
7.81

ACB

4

Techcomban
k

5.40
0

Sacombank

6.70
0

5.30

MB

0
3.00

MSB

0

Eximbank

8.80
0

594

555

639

413

285

354

280


158

465

6
15.1

72
14.5
99
13.2
23
9.37
6
6.93
2
9.17
9
7.30
0
5.00
0
10.5
60

5
801

771


34,8
4
39,0
6

698

495

366

485

386

264

558

9,28
19,9
9
28,3
7
37,0
0
37,7
4
66,6
7

20,0
0

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2010)
Qua điều hành, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng nâng vốn điều lệ nhiều lần,
song so với các ngân hàng quốc tế còn rất thấp.
So sánh với các NHTM trong khu vực ASEAN
Bảng 2. Quy mô vốn chủ sở hữu của một số NHTM trong khu vực ASEAN năm
2009
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


16
ĐVT: triệu USD
Ngân hàng
Development Bank of Singapore
Limited
Maybank
Bangkok Bank Public Company
Limited
Banco de Oro Unibank, Inc.

Quốc gia

Vốn chủ sở hữu

Singapore

18.649


Malaysia

7.917

Thái Lan

6.263

Philippines

1.505

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2009)
So sánh với các NHTM trên thế giới
Bảng 3: Quy mô vốn chủ sở hữu của một số NHTM trên thế giới năm 2010
ĐVT: triệu USD
Ngân hàng

Vốn chủ sở hữu

Citigroup

163.47

HSBC

154.915

JP Morgan Chase


129.215

Standard Chartered Bank

38.865

Deutsche Bank

37.633

Australia And Newzealand
Bank

34.155

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của các NHNNg năm 2010)
tỷ giá quy đổi EUR/USD = 1.3384 ngày 31/12/2010)
- Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR):

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


17
Với sự gia tăng vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của đa số NHTM
đều trên mức tối thiểu 8% theo yêu cầu của Basel II và đảm bảo hoạt động an toàn của
các NHTM (Bảng 4).
Tuy vậy, theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 25/5/2010 của NHNN Việt
Nam, kể từ ngày 1/10/2010 tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM tối thiểu phải là 9%. Đ

iều này tiếp tục là một áp lực lớn cho các NHTM Việt Nam. Đến cuối năm 2010, phần
lớn các NH đã đáp ứng được yêu cầu về hệ số CAR tối thiểu 9%. Các NH chưa đáp
ứng được là Agribank (6,1%), Maritime Bank (8,1%), Vietinbank (8,6%) và NaViBank
(8,9%).
Theo ông Trịnh Quang Anh – Giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh tế - Maritime
Bank (MSB), nếu chỉ đánh giá CAR của các ngân hàng đạt trên 8% hay 9% là chưa đủ.
Thực tế cho thấy việc tính CAR theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam (VSA) còn
chênh lệch rất nhiều so với việc tính CAR theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS) và điều này gây ra không ít khó khăn cho vấn đề quản lý.
Tính đến tháng 6/2011, riêng 5 ngân hàng thương mại nhà nước (2 ngân hàng đã
cổ phần nhưng vốn Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn), đã chiếm 70% thị phần tài chính
ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, các hệ số vốn tối thiểu (CAR) của một số ngân hàng
lớn của Việt Nam trung bình chỉ xấp xỉ 9%, trong khi trên thế giới, mức trung bình
khoảng 12%, châu Á-TBD trên 13%.
Bảng 4. CAR của một số ngân hàng năm 2010 (ĐVT: %)
Ngân hàng

Agribank

Vietinbank

BIDV

VCB

ACB

Năm 2010

6,1


8,6

9,3

9,0

10,6

Ngân hàng

Techcombank Sacombank

MB

MSB

Eximbank

Năm 2010

13,1

11,6

8,1

17,8

10,0


Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


18
(Nguồn: Thống kê ngân hàng nhà nước)
Biểu đồ 3: Qui mô ngành NH của một số quốc gia Biểu đồ 4: Hệ số CAR 2010 của một
số NH

(Nguồn: Bloomberg)
- Chất lượng tài sản có:
Về chất lượng Tài Sản Có, tỷ lệ nợ xấu (non-performing loans, hay NPL) trên
tổng dư nợ của những NH chiếm thị phần lớn ở Việt Nam có xu hướng tăng lên, mặc dù
đều nằm trong giới hạn cho phép. Cụ thể, vào cuối năm 2010 vào khoảng 2,5%; 3 trong
số 8 ngân hàng thương mại niêm yết trên TTCK có tỷ lệ nợ xấu từ 2,8% trở lên tính đến
hến quý III/2011. Số nợ xấu bình quân tính đến ngày 30/9/2011 của toàn hệ thống ngân
hàng là 2,5%, cao hơn nhiều so với thế giới (0,4%).
Nguyên nhân chính của việc gia tăng nợ xấu trong thời gian qua là tăng trưởng
tín dụng nóng, cùng với chất lượng quản lý tín dụng không tốt của các NHTM Việt
Nam.NHNN đã yêu cầu các NHTM hạn chế tăng trưởng tín dụng quá cao, nhưng trong
thực thế tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn luôn ở mức trên 20% trong 10 năm gần đây.
Bảng 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của một số NHTM
ĐVT: %
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


19
Ngân hàng


Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Agribank

1,90

2,50

2,68

2,6

3,75

Vietinbank

1,38

1,02

1,81

0,61

0,66


BIDV

11,9

4,80

2,75

VCB

2,65

2,66

4,61

2,5

2,83

ACB

0,20

0,08

0,9

0,41


0,34

Techcombank

3,10

1,40

2,49

2,29

Sacombank

0,72

0,24

0,69

0,54

MB

2,82

1,13

MSB

Eximbank

0,85

0,62

Năm 2009

Năm 2010

2,7

1,35

2,08

1,49

0,62

1,87

0,88

4,71

1,83

1,42


(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của NHTM CP)
Biểu đồ 5: Tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng Biểu đồ 6: Tỷ lệ nợ xấu một số NH
năm 2010

(Nguồn: VCBS)
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


20
- Khả năng sinh lời
Trung bình ROA (lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận sau
thuế trên tổng vốn chủ sở hữu) của các NHTM Việt Nam đạt lần lượt 1,4% và 16,6%.
Bảng dưới đây chỉ ra ROA và ROE năm 2010 của một số NHTM tiêu biểu.Theo
đó, kết quả hoạt động của các NHTM cổ phần khả quan hơn nhiều so với các NHTM
nhà nước.
Bảng 6. ROA và ROE của một số NHTM năm 2010
ĐVT: %
Ngân hàng

Agribank

Vietinban

BIDV

VCB

Agribank


8,5

22,1 15,51

20,39

20,52

0,5

1,50

k
Năm

ROE

2010

2
ROA
1

Ngân hàng

1,0
3

Techcomban


Sacomban

k

k

Năm

ROE

22,08

2010

ROA

1,38

13,35

1,3
7

MB

1,1
4

MSB


Eximban
k

19,28
1,23 1,56

35,10

13,43

1,55

1,38

Tính đến tháng 6/2011, Riêng tỷ suất lợi nhuận (ROE) trung bình của các nước
trên thế giới khoảng 20%, trong khi ở nước ta, tỷ suất lợi nhuận (ROE) trung bình đặt
16,6%, ngoài ra đa phần các NHTM chỉ đạt dưới 15%.
Bảng 7. ROA và ROE của một số NHTM các nước trên thế giới năm 2010
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


21
ĐVT: %
Quốc gia

ROA

ROE


Trung Quốc (17 cp)

1,10

20,27

Malaysia (12 cp)

1,24

18,04

Ấn Độ (37 cp)

1,00

15,94

Thái Lan (11 cp)

1,24

13,50

Indonesia (26 cp)

1,58

14,78


Việt Nam (8 cp)

1,40

16,60

Philippines (12 cp)

1,67

18,54

Pakistan (13 cp)

1,27

13,11

Sri Lanka (10 cp)

1,99

14,65

(Nguồn: Bloomber ngày 03.08.2011)
2.3.1.3 Về năng lực thị phần

Thị phần tín dụng của khối NHTM QD đã sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2005
– 2010 mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Riêng 4 NHTM QD là BIDV, Agribank,
Vietcombank và Vietinbank (chiếm tới 48,3% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành trong

năm 2010. Tính thêm
NH Phát triển nhà ĐBSCL (MHB), tổng thị phần tín dụng của nhóm các
NHTM QD là 49,3%. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với 74,2% tại thời
điểm 2005. Thị phần huy động cũng sụt giảm từ 74,2% xuống 47,7% trong giai đoạn
2005 – 2010.
Biểu đồ 7: Thị phần huy động vốn

Biểu đồ 8: Thị phần cho vay

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


22

(Nguồn: SCBS)
Khối NHTM CP có hoạt động linh hoạt và dần chiếm lĩnh thị phần của khối
NHTM QD: Các NHTM CP có cơ cấu cổ đông đa dạng hơn các NHTMQD, tập trung
vào hoạt động cho vay các DN vừa và nhỏ và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Thị phần của
khối này tăng nhanh trong những năm gần đây do chiếm lĩnh được từ khối NHTM QD,
chiếm 37,1% thị phần tín dụng của toàn ngành trong năm 2010 với tổng số vốn điều lệ
lên tới 151.590 tỷ đồng.
2.3.2 Về nguồn nhân lực

Theo VPC (Trung tâm năng suất Việt Nam), chất lượng nguồn nhân lực tại các
NHTM Việt Nam chưa cao, chưa nhạy bén với những thay đổi của ngành, đặc biệt là
trong các NHTM NN. Trong các NHTM NN, lực lượng lao động cũ còn nhiều dẫn đến
nhiều hệ lụy như: trình độ đại học tăng lên về lượng nhưng không tăng lên về chất. Mặc
dù vậy, vẫn phải khẳng định rằng, trình độ lao động của các NHTM tăng lên đáng kể, tỷ
lệ đại học và trên đại học trong cơ cấu lao động các NH, đặc biệt là các NHTM CP. Tuy

nhiên so với các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài và các ngân hàng khác trong khu
vực thì trình độ và nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam vẫn ở mức thấp. Theo báo cáo của NHNN, đội ngũ nhân viên ngân hàng
được đào tạo ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ chiếm chưa đầy 10%, trình độ đại học chiếm
khoảng 61%, kỹ năng nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý công
việc theo nhóm còn gặp nhiều khó khăn.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


23
Mặc khác, chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực cũng chưa được các
ngân hàng quan tâm đúng mức, phát sinh tình trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực
ngân hàng.
2.3.3 Về công nghệ

Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán đã trở thành một điểm
nhấn quan trọng trong hành trình đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong cả Hệ thống
Ngân hàng Việt Nam nói chung và Hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng
với việc tạo dựng được một hạ tầng thanh toán quốc gia hiện đại, phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế.
2.3.3.1 Về thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

Việc không sử dụng tiền mặt trong lưu thông là một trong những thước đo quan
trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các dịch vụ ngân hàng thương mại,
bởi vì để thực hiện các giao dịch điện tử đều phải thông qua hệ thống ngân hàng.
Biểu đồ 9: Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán

Như đã thấy trên biểu đồ, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán trong
vòng 10 năm qua tại Việt Nam giảm mạnh từ mức 23,7% năm 2001 xuống 14,6% năm

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


24
2008 (tức là đã giảm gần 50%) và năm 2009, 2010 vẫn duy trì được xu hướng tích cực
này. Tuy tỷ trọng tiền mặt hàng năm đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao hơn so với thế
giới, khi mà tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%,
còn Trung Quốc là ở mức là 10%. Mặt khác, tốc độ giảm tỷ lệ thanh toán không dùng
tiền mặt ở Việt Nam là chậm so với các nước khác, điển hình là Thụy Điển.Năm 1999,
Thụy Điển vẫn được coi là nền kinh tế tiền mặt khi tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện
thanh toán vượt mức 17%. Đến năm 2000, sau khi cuộc cách mạng thanh toán không
dùng tiền mặt được thực thi, tỷ lệ này chỉ còn 0,7%, một con số rất đáng khâm phục.
2.3.3.2 Tình trạng sử dụng thẻ thanh toán và tín dụng

Số lượng máy ATM và POS được trang bị không ngừng tăng lên qua các năm đã
tạo điều kiện giảm tải các giao dịch tại các ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ cho
khách hàng cá nhân và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Năm 2006, toàn thị trường
mới có gần 5 triệu thẻ các loại, gần 3.000 máy ATM và khoảng 11.000 máy quẹt thẻ
(POS). Đến cuối năm 2011, số lượng thẻ ngân hàng trong cả nước tăng lên trên 42 triệu
thẻ (gấp hơn 8 lần so với năm 2006). Cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ cũng được
cải thiện đáng kể với số lượng máy ATM đến cuối năm 2011 là 13.000 và gần 70.000
máy POS. Tuy nhiên nếu so sánh với nhiều nước phát triển trong và ngoài khu vực, con
số này vẫn còn khá khiêm tốn (Bảng 8).
Bảng 8: Số máy ATM, POS và số thẻ trên đầu người ở một số quốc gia năm 2010
(máy)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính



25

(Nguồn: BIS)
Tuy số lượng thẻ và các trang thiết bị đi kèm đang ngày một tăng cao, Việt Nam
vẫn là nước có tỷ lệ người sử dụng thẻ thấp trong khu vực, người dân Việt Nam vẫn rất
chuộng tiền mặt trong giao dịch. Tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ từ 2006 - 2011 đạt từ
150% - 200%, nhưng tỷ lệ thanh toán hàng hóa dịch vụ bẳng thẻ ngân hàng chỉ đạt chưa
đến 5%. Số lượng giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ qua hệ thống ATM chiếm đến 70 –
80% số lượng giao dịch thẻ thực hiện.
2.3.3.3 Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Một cuộc khảo sát do ComScore tiến hành trong năm 2010 ở 6 quốc gia gồm Việt
Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Hong Kong và Singapore cho thấy, Việt Nam là
một trong những nước có tỷ lệ tăng hàng năm cao nhất về số khách truy cập các trang
web ngân hàng, chỉ đứng sau Indonesia với mức tăng cao nhất 72%. Kết quả này có
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước trước
áp lực mở cửa thị trường tài chính


×