Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.69 KB, 4 trang )

Bài tập kỹ năng

Môn: EG003
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÀI TẬP KỸ NĂNG
MÔN: Tư tưởng Hồ Chí Minh
ĐỀ TÀI: : Phân tích quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay.
Tên

:

Đỗ Hoàng Nhật

Lớp

:

QD9

MSSV

:

16C1040003162

Liên hệ

:



0914.842727

Lớp QD9

Trang 1/4


Bài tập kỹ năng

I-

Môn: EG003

Vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã đấu tranh

và chỉ đạo giải quyết mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc giai cấp, bền bỉ chống
các quan điểm không đúng về vấn đề dân tộc và thuộc địa, đã phát triển lý luận về
cách mạng giải phóng dân tộc. Ngay từ khi hoạt động trong phong trào công nhân
ở Pháp, Người đã nhận thấy một hố sâu ngăn cách giữa giai cấp công nhân và
nhân dân lao động ''chính quốc'' với giai cấp công nhân và nhân dân lao động
thuộc địa. Đó là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn của các dân tộc đi thống trị và chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi đối với các dân tộc bị thống trị. Trong Đại hội Tua, thành lập
Đảng Cộng sản đáp (1920), Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi những người xã hội ủng
hộ phong trào giải phóng ở các thuộc địa và lên án phái nghị viện đi theo đường
lối cơ hội của Đệ nhị quốc tế, theo đuổi bọn thực dân phản động, từ chối yêu cầu
giải phóng của các dân tộc thuộc địa.
Trong nhiều tham luận tại các Đại hội quốc tế và các bài viết, Nguyễn Ái Quốc
đã bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, phê bình một cách kiên quyết và chân thành

những sai lầm, khuyết điểm của các Đảng Cộng sản chính quốc. Các Đảng Cộng
sản này, tuy thừa nhận 21 điều kiện của Quốc tế cộng sản, trong đó Điều 8 quy
định các Đảng Cộng sản ở chính quốc phải ủng hộ và hoạt động một cách thiết
thực giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc; nhưng trên thực tế hoạt động rất ít, do
không nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa. “Tư tưởng Hồ Chí
Minh” về sự gắn bó hữu cơ giữa hai quá trình đấu tranh cách mạng: Giải phóng
dân tộc và cách mạng vô sản, không phải chỉ là sự chứng minh cho tính đúng đắn
của chủ nghĩa Mác-Lênin , mà còn là sự phát triển sáng tạo của Hố Chí Minh
mang giá trị định hướng sâu sắc.
Qua thực tiễn đấu tranh và lãnh đạo cách mạng Việt Nam và tham khảo
cách mạng các nước khác, Hồ Chí Minh đã có những giải pháp đúng đắn, sáng tạo,
đáp ứng được yêu cầu của lịch sử, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Phân tích sự kết hợp hữu cơ giữa giái phóng dân tộc và
giải phóng giai cấp, ta có thể thấy Hồ Chí Minh đã vạch ra hướng đi vô cùng đúng
đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là chìa khóa đi đến thành công của cách mạng Việt
Lớp QD9

Trang 2/4


Bài tập kỹ năng

Môn: EG003

Nam, vì những lí do sau: Trước hết, muốn giành được thắng lợi triệt để thì cách
mạng giải phóng dân tộc thời đại mới phải đi vào quỹ đạo và phải là một bộ phận
khăng khít của cách mạng vô sản.Cuộc cách mạng ấy phải được lãnh đạo bởi
chính Đảng của giai cấp công nhân, nhưng phải có toàn dân tham gia, trong đó
lực lượng nòng cốt là liên minh công - nông.
Từ quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Người đã khẳng

định: Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do đảng lãnh đạo.
Theo Hồ Chí Minh: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân,
của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam”. Phát triển sáng tạo học thuyết
Mác-Lênin về Đảng cộng sản, Người cho rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng
của giai cấp vô sản đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Đảng có sự gắn kết
chặt chẽ với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động và các dân tộc trong các
thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Ngay từ đầu khi mới ra đời, Đảng do Hồ Chí
Ming sáng lập đã được quy tụ lực lượng và toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân
tộc Việt Nam. Nhờ đó, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng
Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi. Điều này cũng thể
hiện sự kết hợp hài hòa giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng của Bác. Trung
thành với những quan điểm của V.I.Lênin, Bác vẫn khẳng định bản chất giai cấp
công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn thế nữa, Bác còn giữ được tinh
thần dân tộc trong quan điểm của mình. Trong báo cáo chính trị tại đại biểu
toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951), Hồ Chí Minh nêu rõ: “trong
giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của
dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam” Hồ Chí
Minh đã thể hiện rõ nét sự thống nhất biện chứng giữa bản chất giai cấp công nhân
và tính dân tộc, tính nhân dân của Đảng cộng sản Việt Nam. Mọi hoạt động của
Đảng đều đồng thời giải quyết cả vấn đề dân tộc và giai cấp. Mọi biểu hiện tuyệt
đối hóa về vấn đề giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc hoặc xem trọng vấn đề dân tộc,
coi nhẹ vến đề giai cấp. Thế nên, một trong bốn nội dung về công tác xây dựng
Đảng về tư tưởng, lí luận có nội dung: Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo
vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin , chú ý chống giáo điều, cơ hội, chống
Lớp QD9

Trang 3/4



Bài tập kỹ năng

Môn: EG003

chủ nghĩa cá nhân… Nói chung, đây là một tư tưởng khá lớn trong hệ thống tư
tưởng Hồ Chí Minh, mang tính sáng tạo cao, nó cho phép khơi dậy tinh thần đoàn
kết của dân tộc, vì lợi ích chung của cả dân tộc. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây ở nước ta, có một số ý kiến cho rằng: Mối quan hệ giữa vấn đê giai cấp và dân
tộc trong chủ nghĩa MácLênin và trong tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ có thể áp dụng
phù hợp với một số nước khác, không phù hợp với Việt Nam.
II-

Ý nghĩa đối với Việt Nam.
Việt Nam vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, vấn đề dân tộc bao giờ

cũng chi phối. Thực tiễn đó chỉ ra rằng, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, sự
nghiệp cách mạng Việt Nam đều phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa lợi ích giai cấp
và lợi ích dân tộc. Trên thực tế,từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay,
Đảng ta đã ngày càng cụ thể hóa và hoàn thiện đường lối đổi mới toàn diện, thực
chất là nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp đúng đắn và linh hoạt giữa vấn đề dân tộc và giai
cấp trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Giờ đứng trong thời
bình nhìn lại quá khứ gian nan đấy oanh liệt của đất nước, ta nhận thấy nhân tố
quan trọng đưa Việt Nam đi lên thắng lợi vẻ vang chính là nhờ sự lãnh đạo tài tình
của Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn nữa là nhờ sự mở đường sáng suốt của Hồ Chí
Minh trong việc giải quyết mối quan hệ đúng đắn giữa vấn đề dân tộc và vấn đề
giai cấp trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

Lớp QD9


Trang 4/4



×