Tải bản đầy đủ (.pdf) (303 trang)

Nhu cầu tiếp cận thông tin và các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.93 MB, 303 trang )

BSỊ8BỊ

1

ágl' ệt, _/ ~
B Ọ T f t 'P H ■*<*

KHGAtỊỌO p h á p l ý
ỷĩ > :Ệ r<"W\
ềìẫ

WÈmầ
ỈM
Ị £ V
ĨỆ


- -"í;

-

11 l i i IIIISI
mmmễãB.
y' ’ V■,v

tẫ U r ^ u r ^ m y



r ỏ ^ ; .HỢP X>r:-QIM. ặ-£ị


S2K■íV:'A.k%
? ;í 5-SV'7 -•í,vV' l Ì P ^ s Ịỉ:ìW;ĩ;Ịị-y
ậSSẴ
c H C m n Ế M w ri *

ì i ÍỂÍNÍỈTHÍ
T H AN,? MAI
TS. ĩDƯƠNG
THỊ THANH



v-'"ịL-Ĩ-"’

’'

H ì NÔI - 2012
®SiiS8P8Ị»^3C -ÌỆ 0 ịfĩ^fẶ


B ộ T ư PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ

D ự ÁN ĐIÈU TRA c ơ BẢN

N H U C Ầ U T I Ế P C Ậ N T H Ô N G T IN V À C Á C Đ IÈ U K I Ệ N
B Ả O Đ Ả M T H ự C H I Ệ N Q U Y È N T I É P C Ậ N T H Ô N G T IN C Ủ A
CÔ N G DÂN, TỎ CHỨC

BÁO CÁO TỎNG HỢP KẾT QUẢ


CHỦ NHIỆM D ự ÁN
TS. DƯƠNG THỊ THANH MAI

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬJ HÀ NỘI

PHÒNG ĐỌC

D T
Bỏ Tư PHÁP

THỮ

's r - i 7 V T

i E N


NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
Chủ nhiệm dự án: TS. Dương Thị Thanh Mai - Chuyên gia cao cấp Bộ Tư pháp.
N hóm th ư ký:
1. Nguyễn Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm thông tin - thư viện, Viện
Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
2. Nguyễn Xuân Anh - Phó Giám đốc Trung tâm thông tin - thư viện, Viện
Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
3. Chu Thị Hoa - Phó trưởng Ban Nghiên cứu chiến lược xây dựng, thi hành
pháp luật và quản lý ngành -Viện Khoa học pháp lý - Bộ tư pháp
4. Ths. Đỗ Đình Lương - Phó trưởng Phòng Thi hành pháp luật - Vụ Các
vấn đề chung về xây dựng pháp luật - Bộ Tư pháp;

5. Trần Thu Anh - Trung tâm thông tin - thư viện, Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp
Các cán bộ tham gia:
1. Ths. Hà Tú Cầu - Phó trưởng Ban Nghiên cứu pháp luật quốc tế, luật so
sánh và quyền con người - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
2. Trần Thị Quang Hồng - Phó trưởng Ban Nghiên cứupháp luật

dân sự,

kinh tế - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
3. Đinh Bích Hà - Trưởng Phòng Quản lý khoa học và tổng hợp - Viện Khoa
học pháp lý - Bộ Tư pháp
4. TS. Phạm Hồng Quang - Phó trưởng Phòng Tổ chức bộ máy - Vụ Pháp
luật hình sự - hành chính - Bộ Tư pháp
5. Nguyễn Lan Phương - Phó Giám đốc Trung tâmthông tin -thư viện,
Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
6. Chu Thị Thái Hà - Vụ Pháp luật hình sự - hành chính - Bộ Tư pháp

7. Ths. Dương Thị Bình - Vụ Pháp luật hình sự - hành chính - Bộ Tư pháp


8. Bùi Phương Anh - Phòng Quản lý khoa học và tổng hợp - Viện Khoa học
pháp lý - Bộ Tư pháp
9. Trương Thị Phương Lan - Vụ Pháp luật hình sự - hành chính - Bộ Tư

pháp
10. Đỗ Thị Huệ, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính - Bộ Tư pháp
11. Nguyễn Phương Thuý - Phòng Quản lý khoa học và tổng hợp- Viện
Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
12. Phạm Thu Hà - Trung tâm thông tin - thư viện, Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp
13. Nguyễn Mai Trang - Ban Nghiên cứu pháp luật quốc tế, luật sosánh và

quyền con người - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
14. Nguyễn Thị Thanh - Phòng Quản lý khoa học và tổng hợp - Viện Khoa
học pháp lý - Bộ Tư pháp

ì


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO TỎNG HỢP
KTXH

Kinh tế - xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

GCN QSD

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sờ hữu nhà
và tài sản khác gắn liền với đất.

TP

Thành phố

UBND

ủ y ban nhân dân

HĐND


Hội đồng nhân dân

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

VSATTP

Vệ sinh, an toàn thực phẩm

SK

Sức khỏe

MT

Môi trường

NS

Ngân sách

HC

Hành chính


GPMB

Giải phóng mặt bằng

KH

Kế hoạch

CQNN

Cơ quan nhà nước

CB

Cán bộ

QPPL

Quy phạm pháp luật


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

I. S ự CẦN THIÉT CỦA D ự ÁN......................................................................4
II. MỤC TIÊU CỦA D ự ÁN............................................................................. 7
1. Mục tiêu chung:..........................................................................................7
2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................8
III. ĐỚI TƯỢNG ĐIÈU TRA...........................................................................8

1. Nhóm đối tượng điều tra thông thường................................................ 8
2. Nhóm đối tượng điều tra sâu.................................................................. 8
3. Tổ chức phối hợp chính............................................................................9
IV. ĐỊA BÀN ĐIÊU TRA..................................................................................9
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN H À N H ....................................................... 9
1. Điều tra xã hội học - phỏng vẩn trực tiế p ............................................9
2. Tổ chức toạ đàm, hội thảo................................................................... 10
3. Tiến hành thu thập số liệu................................................................... 11
4. Phân tích, tổng hợp các dữ liệu, thông tin từ hoạt động điều tra khảo
s á t............................................................................................................... 12
VI. L ộ TRÌNH TRIỂN KHAI D ự ÁN........................................................ 12
PHẦN THỨ NHẤT
TỒNG QUAN VỀ PHÁP LUẢT ĐIỀU CHỈNH
QUYỀN ĐƯỢC THỐNG TIN
I. CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÊ QUYÈN ĐƯỢC THÔNG T IN .... 14
II. KHUNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÊ QUYÈN ĐƯỢC THÔNG
TIN............................................... ............................. ...................................... 17
1. Hệ thống các văn bản QPPL về quyền được thông tin và việc bảo đảm
quyền..... .7....................................................... ........... .7............... ........... 17
2. Nội hàm của quyền được thông tin theo các quy định của pháp luật
hiện hành..................................................................................................... 20
3. Một số nội dung cơ bản về quyền được thông tin và bảo đảm thực
hiện quyền theo quy định pháp luật hiện h à n h .......................................25
III. MỘT VÀI NHẬN XÉT..........................................................................36


1. Độ vênh giữa các chuẩn mực quốc tế về quyền tự do thông tin, quyền
tiếp cận thông tin với pháp luật hiện hành của Việt Nam vê quyên được
thông tin...................................................................................................... 36
2. Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về quyền được thông tin

" ..............
....... ....... ....................... .................................................. 37
PHẦN THỨ HAI
ĐÁNH GIÁ THựC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT
VÊ QUYÈN ĐƯỢC THÔNG TIN
I. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÊ QUYÈN ĐƯỢC THÔNG TIN
CỦA CÁ NHÂN/DOANH NG H IỆP................................ ............................. 43
1. Thực trạng nhận thức về quyền được thông tin .....................................43
2. Nhu cầu tiếp cận thông tin của cá nhân, doanh nghiệp
II. THựC HÀNH QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÁ
NHÂN/DOANH NGHIỆP................................................................................ 57
1. Thực trạng thực hành quyền được thông tin của người dân/doanh
nghiệp............................................................................................................. 57
2: Hình thức tiếp cận thông tin của người dân/doanh nghiệp.................. 67
3. Mức độ tiếp cận thông tin của người dân, doanh nghiệp......................73
4. Một số khó khăn, hạn chế của người dân/doanh nghiệp khi thực hành
quyền được thông tin.............................................................................. 114
PHẦN THỨ BA
THỰC TRANG ĐẢM BẢO QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÁ
NHẨN, TỔ CHỨC TẠI CÁC c ơ QUAN NHÀ NƯỚC
I. NHẬN THỨC VỀ VIỆC ĐẢM BẢO QƯYÈN Đ ư ợ c THÔNG TIN
TẠI CÁC C ơ QUAN NHÀ NƯỚC............ ..................... .......................130
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN CỦA CÁC c ơ QUAN
QUẢN LÝ NHÀ N Ư Ớ C................................................................................140
1. Quản lý thông tin tại các cơ quan quản lý nhà nước........................... 140

2. Cơ quan có thẩm quyền quản lý thông tin ......................................... 147
III. ĐÁNH GIÁ THựC TRẠNG CỒNG KHAI THÔNG TIN CỦA CÁC
CO QUAN QUẢN LÝ NHÀ N Ư Ớ C ............................................................151



quan nhà n ư ớ c............................................................................................... 193

IV ĐÁNH GIÁ THựC TRẠNG CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA CÁC
C ơ QUAN QUẢN LÝ NHÀ N Ư Ớ C ............................................................ 202
1. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin.................................................. 204
2. Thủ tục tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông t i n ..................................... 211
3. Hình thức cơ quan nhà nước cung cấp thông tin ................................ 215
4. Phí cung cấp thông tin............................................................................... 221

5. Đánh giá của cán bộ về mức độ đáp ứng đối với các thông tin được
cung cấp theo yêu cầu................................................................................ 229
6. Từ chổi cung cấp thông tin.....................................................................233
V. KHIÉU NẠI TRONG LĨNH v ự c CÔNG KHAI VÀ CUNG CẤP
THONG TIN................................................................................... ......... . 245
VI. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CỦA CÁN B ộ TRONG VIỆC ĐẢM
BẢO QUYÊN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA CÁ NHÂN, TỎ CHỨC... 249
PHẦN THỨ TƯ
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ THI HÀNH PHẨP l u ậ t t i ế p c ậ n t h ô n g t i n ...................270


PHẦN MỞ ĐẦU
I. S ự CẦN THIÉT CỦA D ự ÁN
Thông tin là nhu cầu thiết yếu trong mọi hoạt động của đời sống xã
hội, là công cụ để điều hành quản lý, lãnh đạo của mỗi quốc gia, là phương
tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là
nguồn cung cấp tri thức, cũng là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Thông
tin được coi là yếu tố quyết định cho cơ hội phát triển, thành đạt và tự chủ
của mỗi quốc gia, tổ chức và mỗi con người.

Trên phương diện quốc tế, quyền tự do thông tin hay quyền được thông
tin là một ừong những quyền con người, quyền cơ bản của công dân. thuộc
nhóm quyền dân sự, chính trị đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Liên
Hợp Quốc. Trong đó phải kể đến: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con
người năm 1948, theo đó, "mọi người đều cổ quyền tự do ngôn luận và bày tỏ
ỷ kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do
tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ỷ tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương
tiện ừityền thông nào, và không có giới hạn về biên giới" (Điều 19)1; hay tại
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (Việt Nam gia
nhập ngày 24/9/1982) quy định: "Mọi người có quyền tự do ngôn luận.
Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý
kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản
viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông
tin đại chúng nào ticỳ theo sự lựa chọn của họ" (khoản 2 Điều 19) 2; "Trẻ em
có quyền tự do bày tỏ ỷ kiến; quyền này bao gồm qyyền tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng ở mọi lĩnh vực, bằng
lời nói, văn bản viết tay hoặc bản ỉn, hay dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất
kỳ phưcmg tiện trityền thông nào khác mà trẻ em ỉựa chọn''3 (khoản 1 Điều
13 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 (Việt Nam phê
1 "Các văn kiện quốc tế và luật cùa một số nước về tiếp cận thông tin". Nxb Công an nhân dân. Hà Nội
năm 2007 trang 13.
^ "Các văn kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông tin”. Sđd, trang 18.
"Các vần kiện quốc tế và luật của một số nước về tiếp cận thông tin”. Sđd, trang 21.


chuẩn ngày 20/2/1990)... Đồng thời các văn kiện này cũng quy định quyền

được thông tin không phải là quyền không giới hạn. Thực hiện quyền được
thông tin phải kèm theo nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt, với một số hạn
chế nhất định; những hạn chế việc thực hiện quyền được thông tin phải được

quy định trong Hiến pháp hoặc các đạo luật của quốc gia nhằm đảm bảo tôn
trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc
trật tự công cộng, sức khoẻ và đạo đức của xã hội.
Với tư cách là một quốc gia thành viên của các Công ước quốc tế nói
trên, Nhà nước Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện chính sách, pháp
luật đảm bảo quyền được thông tin của công dân. Cương lĩnh xây dựng đất
nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VII năm 1991 thông qua đã khẳng định đường lối “Bảo đảm quyền tiếp cận
thông tin... Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công
dân và quyền con người, qityền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm”4. Trên
cơ sở đó, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 ghi nhận: “Công dân cổ quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chỉ, có quyền được thông tin theo quy định của
pháp lu ậ t.
Thực hiện chủ trương của Đảng, cụ thể hoá quy định của Hiến pháp,
đồng thời nội luật hoá một số quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên, trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn
bản quy phạm pháp luật quy định về quyền của cá nhân, tổ chức được thông
tin và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin
do cơ quan nhà nước đang nắm giữ. Trong đó phải kể đến các đạo luật như:
Luật phòng, chống tham nhũng, Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đất đai,
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật ngân sách nhà nước, Pháp
lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn... và các văn bản qiiỳ định chi
tiết thi hành các luật trên. Các văn bản này đã bước đầu tạo lập cơ chế pháp
lý cho việc thực hiện quyền được thông tin của công dân, góp phần thúc đẩy

4 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chù nghĩa xã hội năm 1991. Nxb Sự Thật. Hà
N ội năm 1991, trang 13, 14, 19.


quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Tuy nhiên, các quy định này còn

nhiều hạn chế, bất cập, chẳng hạn như chưa bao quát được hết các lĩnh vực,
các loại thông tin mà Nhà nước có trách nhiệm phải công khai hoặc phải
cung cấp theo yêu cầu cho công dân; còn nhiều quy định mang tính nguyên
tắc, chung chung, còn ít quy định quyền của công dân, tổ chức trong việc
chủ động yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin; đặc biệt là thiếu các
quy định về trình tự, thủ tục hoặc có quy định nhưng thủ tục, trình tự còn
phức tạp, thiếu rõ ràng, không thuận tiện để người dân thực hiện quyền được
thông tin và để cơ quan nhà nước thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin,
do đó, tính khả thi của các quy định này không cao...Những hạn chế này
dẫn đến thực tế là việc công dân tiếp cận thông tin do các cơ quan nhà nước
nắm giữ còn gặp nhiều khó khăn; không ít trường họp thông tin do các cơ
quan nhà nước cung cấp không đầy đủ, thiếu chính xác, không đảm bảo kịp
thời để đáp ứng yêu cầu thông tin của công dân, tổ chức. Còn tình trạng áp
dụng pháp luật trong lĩnh vực này không thống nhất, thiếu bình đẳng; không
hiếm trường hợp những người do điều kiện, vị trí công tác nắm được thông
tin, đã lợi dụng đặc quyền, đặc lợi đó để trục lợi, gây nên sự bất bình đẳng,
thiếu công bằng trong xã hội, biểu hiện rõ nhất là trên lĩnh vực đất đai, đền bù
giải toả, dự án ưu đãi, các khoản tín dụng, cứu trợ thiên tai, bí mật kinh doanh,
đầu tư...Trong khi đó lại thiếu các quy định về chế tài xử lý vi phạm pháp luật
ữong việc cung cấp hoặc sử dụng thông tin của các chủ thể liên quan.
Để khắc phục những bất cập nêu trên, bảo đảm mọi người dân, tổ chức
có thể thực hiện đầy đủ và bình đẳng quyền được thông tin, Dự án Luật tiếp
cận thông tin đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2009, dự kiến Quốc hội khóa XII sẽ thông qua tại kỳ họp tháng 6 năm 2010.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Dự án Luật tiếp cận thông tin, một khó
khăn lớn là thiếu thông tin về thực trạng thực hiện quyền được thông tin5,
bao gồm thiếu thông tin về nhận thức của người dân về quyền được thông
5 Tái khởi động Luật tiếp cận thông tin: Thiếu thông tin nên nhiều tranh cãi.
1013/tai-khoi-dong-luat-tiep-can-thong-tin-thieu-thong-tinnen-nhieu-tranh-cai.htm



tin và về cách thức mà họ đang thực hiện quyền của mình cũng như thông
tin về việc các cơ quan nhà nước thực thi trách nhiệm cung cấp thông tin, về
những vướng mắc, khó khăn cũng như thiếu thông tin về tình hình vi phạm
pháp luật, các khiếu nại và giải quyết khiếu nại của người dân... Bên cạnh
đó, thông tin về nhận thức, năng lực của cán bộ công chức trong việc thực
thi trách nhiệm của mình; thông tin về điều kiện bảo đảm thi hành pháp luật
về quyền được thông tin cũng chưa được tổng hợp và phân tích đầy đủ, do
đó, còn có những quan điểm khác nhau về tính cấp thiết và tính khả thi của
Luật tiếp cận thông tin. Vì những lý do khách quan và chủ quan, Dự án Luật
tiếp cận thông tin chưa được Quốc hội khóa XII thông qua như dự kiến và được
đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII.
Để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Dự án Luật tiếp cận thông tin,
nâng cao tính phù hợp, tính khả thi của những chính sách và qui định cụ thể
của Dự án Luật, Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan được giao trách nhiệm
chủ trì soạn thảo Luật tiếp cận thông tin, rất cần có những dữ liệu tổng thể về
nhu cầu tiếp cận thông tin và khả năng đáp ứng của cơ quan nhà nước phù
hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam trong những năm tới. Vì vậy,
được sự đồng tình của Bộ Kế hoạch- Đầu tư và Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp đã
giao cho Viện Khoa học pháp lý thực hiện Dự án điều tra cơ bản về uNhu
cầu tiếp cận thông tin và các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận
thông tin của công dân, tổ chức”.
II. MỤC TIÊU CỦA D ự ÁN
1. Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng thực hiện quyền được thông tin của cá nhân, tổ
chức và khả năng, điều kiện bảo đảm cung cấp thông tin của các cợ.quan
nhà nước để cung cấp luận cứ thực tiễn cho việc xây dựng Dự án Luật tiếp
cận thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đảm bảo quyền được
thông tin của công dân, tổ chức được thực thi hiệu quả sau khi Luật tiếp cận
thông tin có hiệu lực thi hành.



- Đưa ra một bức tranh chung về thực trạng nhu cầu của nhân dân đối
với các loại thông tin; thực trạng được thông tin của cá nhân, tổ chức đối với
những thông tin phải công khai theo qui định của pháp luật hoặc phải được
cơ quan nhà nước cung cấp theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức;
- Xác định được nguồn lực cần đầu tư cho các cơ quan nhà nước để
tiếp nhận, duy trì, cung cấp thông tin và đảm bảo quyền được thông tin của
nhân dân khi Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực thi hành;
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng cơ chế kiểm tra, theo dõi
thi hành pháp luật, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu kiện trong lĩnh vực cung
cấp thông tin và đảm bảo quyền được thông tin của nhân dân.
III. ĐÓI TƯỢNG ĐIÈU TRA
Đổi tượng điều ữa được lựa chọn trên cơ sở đảm bảo yếu tố đặc thù
kết hợp với ngẫu nhiên và được chia thành các nhóm cơ bản sau:
1. Nhóm đối tượng điều tra thông thường
Gồm có 5 nhóm đối tượng sau:
- Phóng viên báo chí (Phiếu số 1);
- Doanh nghiệp (Phiếu số 2);
- Nhân dân (Phiếu số 3);
- Cán bộ chung (Phiếu số 4);
- Cán bộ cấp xã (Phiếu số 5).
2. Nhóm đối tượng điều tra sâu
Gồm có 4 nhóm đối tượng sau:
- Cán bộ trong lĩnh vực tài nguyên môi trường (Phiếu số 6);
- Cán bộ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảo hiểm, y tế, dược
(Phiếu số 7);


- Cán bộ đất đai, xây dựng, nhà ở (Phiếu số 8);

- Cán bộ tư pháp (Phiếu số 9);
3. Tổ chức phối hợp chính
- ƯBND các cấp và các Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây
dựng, Sở Thông tin truyền thông, Sở Tư pháp tại các địa phương: TP. Hà Nội,
TP. Cần Thơ, tỉnh Gia Lai, tỉnh An Giang, tỉnh Lào Cai, tỉnh Khánh Hòa.
- Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp.
IV. ĐỊA BÀN ĐIÈƯ TRA
Hoạt động điều tra đã được tiến hành tại 6 tỉnh, thành phố đại diện
cho các vùng miền, cụ thể như sau: (1) tỉnh An Giang, (2) TP. Hà Nội, (3)
tỉnh Lào Cai, (4) tỉnh Khánh Hòa, (5) tỉnh Gia Lai, (6) TP. cần Thơ.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đợt khảo sát tại Hàn Quốc về
kinh nghiệm xây dựng Luật Tự do thông tin và các điều kiện đảm bảo thi
hành.
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Dự án điều ừa đã áp dụng đồng thời các phương pháp sau:
1. Đ iều tra xã h ộ i h ọc - p h ỏ n g v ấ n trự c tiếp

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Ban chủ nhiệm Dự án đã thiết kế 5 mẫu






/






phiếu phỏng vấn trực tiếp dành cho 5 nhóm đối tượng khác nhau là phóng
viên báo chí (Phiếu số 1); doanh nghiệp (Phiếu số 2); nhân dân (Phiếu số 3);
cán bộ chung (Phiếu số 4); cán bộ cấp xã (Phiếu số 5). Việc phỏng vấn được
tiến hành theo phương thức: cán bộ điều tra hỏi - đối tượng trực tiếp trả lời.
Nghiên cứu hồ sơ các vụ việc liên quan đến quyền được thông tin
Bên cạnh phương pháp sử dụng mẫu phiếu đại trà, để có thể thu được
những thông tin sâu từ phía đối tượng điều tra, đặc biệt là với những đối tượng
tron g các v ụ việc liên quan đ ến q u y ền đ ư ợ c th ô n g tin, Ban chủ nhiệm D ự án

cũng đã áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu và nghiên cứu hồ sơ vụ việc. Cụ


thể, dự án đã thiết kế 04 mẫu phiếu phỏng vấn sâu, gồm có phiếu phỏng vấn
dành cho các đối tượng sau:
- Cán bộ trong lĩnh vực tài nguyên môi trường (Phiếu số 6);
- Cán bộ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảo hiểm, y tế, dược
(Phiếu số 7);
- Cán bộ đất đai, xây dựng, nhà ở (Phiếu số 8);
- Cán bộ tư pháp (Phiếu số 9);
Tổng số phiếu đã thu thập được là 2675 phiếu, cụ thể như sau:
Bảng tổng họp kết quả thu thập phiếu
Phiếu

Phiếu

Phiếu

Phiếu

Phiếu


Phiếu

Phiếu

Phiếu

số 1

số 2

số 3

số 4

số 5

số 6

số 7

số 8

HN

20

80

221


55

16

30

15

30

AG

20

80

225

40

39

15

15

15

1


LC

22

75

217

40

27

16

15

15

]

KH

20

78

218

35


27

15

15

15

]

GL

20

55

214

60

29

15

12

15

]


CT

20

56

216

40

22

15

15

15

]

Tổng số

122

424

1311

270


160

106

87

105

t

Tỉnh
khảo sát

Ngoài ra, trong quá ừình xây dựng và hoàn thiện Báo cáo tổng hợp
kết quả điều tra, nhóm nghiên cứu đã tổ chức các tọa đàm, Hội thảo trong
nước để trao đổi thông tin về thực trạng cung cấp thông tin của các cơ quan
nhà nước.
2.Tổ chức toa đàm, hôi thảo
Tại mỗi địa bàn điều tra, Dự án đều tiến hành tổ chức từ 5 đến 6 cuộc
Toạ đàm với các cơ quan như ƯBND cấp xã, UBND cấp huyện, các Sở

Si


chuyên môn. Nội dung các buổi tọa đàm tập trung vào thực tiễn cung cấp
thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực cụ thể.
Bảng thống kê các tọa đàm, hội thảo đã tể chức
tại các tỉnh/thành phố
Tỉnh


HN

GL

LC

GL

KH

CT

- Toạ đàm với UBND cấp

1

2

2

2

2

2

1

1


1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

2

1

1

1

1


1

- Hội thảo tại tỉnh

1

1

1

1

1

1

Tổng cộng số buổi Toạ

6

6

6

6

6

6


xã, phường
- Toạ đàm với ƯBND
huyện
- Toạ đàm với Sở Thông tin
truyền thông
- Toạ đàm với Sở chuyên
môn

(Sở

MT/SỞ

Tài

xây

nguyên

dựng/SỞ

y

tế/SỞ tư pháp..)

đàm
3. Tiến hành thu thập sổ liệu
Việc thu thập, thống kê các số liệu về tình hình cung cấp thông tin là
một phương pháp được Ban chủ nhiệm Dự án quan tâm và là một trong
những minh chứng đáng tin cậy cho các đánh giá, nhận xét trong Báo cáo

điều tra tổng hợp. Tại các địa bàn điều tra, nhóm nghiên cứu đã thu thập số
liệu của các cơ quan sau:
- ủ y ban nhân dân tỉnh
- ủ y ban nhân dân huyện
- ủ y ban nhân dân xã


- Sở Thông tin truyền thông
- Sở Tài nguyên môi trường
- Sở Xây dựng
- Sở Y tế
- Sở Tư pháp
4.

Phân tích, tổng họp các dữ liệu, thông tin từ hoạt động điềui tra

khảo sát
Để đi đến những kết quả cuối cùng của Dự án, một trong những
phương pháp không thể thiếu chính là sự phân tích, đánh giá, tổng hợp mà
Ban chủ nhiệm cần phải tiến hành sau khi đã có đầy đủ các thông tin, d ữ liệu
cần thiết. Các phương pháp này không thể hiện qua hoạt động điều trai, mà
được thể hiện tại các kết quả nghiên cứu cuối cùng, cụ thể: (1) Báo cáo tiổng
họp kết quả xử lý phiếu; (2) Báo cáo mô tả phiếu khảo sát trong các lĩnh vực
cung cấp thông tin; (3) Báo cáo mô tả kết quả khảo sát Hàn Quốc; (4) Báo
cáo xử lý kết quả số liệu của các cơ quan trung ương và địa phương; (5) Báo
cáo tổng họp kết quả điều tra.
VI. L ộ TRÌNH TRIỂN KHAI D ự ÁN
Dự án được triển khai trong thời gian hơn 2 năm với những công v iệc
sau:
Công việc


Thời gian thực hiện

* Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Xây dựng đề cương, hồ sơ dự án

Tháng 6 đến tháng 10/2009

- Tập hợp lực lượng tham gia Dự án

Tháng 1-3/2010

- Xây dựng bộ tài liệu điều tra: hệ tiêu Tháng 4- 8/2010
chí, bộ phiếu hỏi, bộ mẫu cung cấp số
liệu, kế hoạch điều tra


* Giai đoạn 2: Điều tra chính thức
- Triển khai hoạt động điều tra tại 06 Tháng 3/2011 đến tháng 5/2012
tỉnh/ TP
- Điều tra khảo sát Hàn Quốc

Tháng 5-6/2012

- Viết báo cáo và xử lý kết quả từng tỉnh

Tháng 8/2011 đến tháng 8/2012

* Giai đoạn 3: Tổng hợp kết quả điều tra
- Viết các báo cáo phiếu, số liệu, chuyên Tháng 7-8/2012

đề
- Viết báo cáo Tổng hợp kết quả điều tra

Tháng 8-10/2012

- Tổ chức nghiệm thu kết quả dự án

Tháng 12/2012


PHẦN THỨ NHẤT
TÒNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT ĐIÈU CHỈNH
QƯYÈN ĐƯỢC THÔNG TIN
I. CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VỀ QUYỀN

Được THÔNG T IN

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là một chủ trương thường
được nhắc tới trong nhiều văn kiện chính trị bàn về việc thực hiện quyền dân
chủ ở Việt Nam. Chủ trương này xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Mimh về
quyền làm chủ của dân: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải đ ư ợ c tự
do... Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp p h ầ n
tìm ra chân /ý”6. Mong muốn của Người là: “Làm sao cho nhân dân biết
hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám
làm”1 để xây dựng một Nhà nước độc lập, tự do, của dân và vì dân. Bởẵ lẽ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Nếu nước độc lập mà dân không đuợ c
hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chảng cỏ nghĩa ỉỷ gì”*.
Một trong những quyền cơ bản của dân để thực hiện vai trò là n g ư ờ i
chủ đất nước của mình, theo tư tưởng Hồ Chí Minh là việc người dân có
quyền tự do góp ý kiến, tham gia trực tiếp hay gián tiếp vàocông tác quân


trị

đất nước, đảm bảo xây dựng một Nhà nước thực sự là của dân nhằm mục
đích tối thượng là phục vụ dân. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng
và Nhà nước ta luôn đặt lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc lên trên hết. Tuy
nhiên, cần phải hiểu rằng, sự tham gia một cách tích cực khác xa hoàn toàn
với việc tham gia một cách hình thức. Để thực hiện được những điều trên,
người dân phải được thông tin đặc biệt là thông tin về pháp luật, chính sách
và hoạt động của các cơ quan nhà nước, được coi là yếu tố cốt lõi trong mọi
hoạt động của một xã hội được quản lý, vận hành theo nguyên tắc của Nhà
nước pháp quyền. Quyền được thông tin, do đó đã trở thành một nhu cầu,
một quyền cấp thiết cần phải được bảo đảm đối với mọi công dân.
6 HỒ Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật. Hà N ội, 1987, tập 7, ừang 482
^ Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật. Hà Nội, 1989, tập 10, trang 508
Hô Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật. Hà Nội, 1984, tập 4, trang 35


Trên cơ sở được biết thông tin người dân mới bàn, đánh giá, kiến nghị
lên các cơ quan nhà nước để hoàn thiện chính sách pháp luật, sau đó tự giác
thực hiện và kiểm soát việc thực hiện. Không có thông tin phản hồi từ phía
người dân thì Nhà nước không đủ thông tin để có quyết định đúng, phù hợp
với ý chí, lợi ích của nhân dân và khó có thể quản lý hiệu lực và hiệu quả.
Mặt khác, người dân không được thông tin từ phía Nhà nước thì không thể
tham gia thật sự vào việc quản lý đất nước, quản lý xã hội. Quyền được biết
của dân xét cho cùng chính là phương thức hữu hiệu để gắn bó Nhà nước
với nhân dân, khiến Nhà nước gần dân hơn, khắc phục tệ quan liêu, hách
dịch, nâng cao tính minh bạch của chính sách và tính hiệu quả của quản lý
nhà nước.
Bảo đảm quyền được thông tin là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước,

đồng thời cũng là quyền và nghĩa vụ của công dân. Một trong những đinh
hướng lớn của chính sách xã hội được đề ra trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đảng là “Bảo
đảm qityền tiếp cận thông tin... Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác
định các qicyền công dân và quyền con người, quyền đi đôi với nghĩa vụ và
ừ-ách nhiệm”9. Cương lĩnh cũng đề ra biện pháp để phát huy dân chủ, xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó “Nhà
nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và
lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Có cơ chế và
biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng
quyền, vô trách nhiệm xâm phạm quyền dân chủ của công dân”10. Các quan
điểm trên của Đảng tiếp tục được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X; cụ thể là "mọi đường lối, chỉnh sách của Đảng và Nhà
nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân"l\ và
"hoạt động của Đảng và Nhà nước phải chịu sự giám sát của nhân dần"n và
9 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Nxb Sự thật. Hà
Nội năm 1991, trang 13, 14, 19.
Cương lĩhh xây dựng đát nước trong thời kỳ quá độ ỉên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Sđd tr 19,20.
Đàng Cộng sàn Việt Nam, Văn kiện Đại hội X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2006
2 Đảng Cộng sàn Việt Nam, Văn kiện Đại hội X. Sđd, tr 281 - 305


qua đó thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí bằng cách “thực hiện nghiêm các quy định v ề công
khai, minh bạch; bổ sung quy định bảo đảm minh bạch quá trình ra qưyết
định, bao gồm cả chỉnh sách, văn bản quy phạm pháp luật và quyết định giải
quyết một vụ việc cụ thể của cơ quan nhà nước các cấp. Xem xét, sử a đỗi
các danh mục bỉ mật nhà nước nhằm mở rộng công khai... ”n . Nghị quyết
Hội nghị lần thứ Ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với công tác phòng, chống tham nhũng,

lãng phí đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu ban hành Luật bảo đảm quyền được
thông tin của công dân và coi đây là một trong các biện pháp phòng, chống
tham nhũng của Đảng, Nhà nước.
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020: “Củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ v à tổ
chức thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
về quyền con người, qicyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chỉnh trị
kinh tế, văn hoá - xã hộF\ “hoàn thiện pháp ỉuật về quyền giảm sát của các
cơ quan dân cử, qityền trực tiếp giám sát, kiểm tra của công dân đổi với các
hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức; mở rộng các hĩnh thức dân chủ
trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của nhà nước” và “jcây dĩmg
cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ỷ kiến của các tầng lớp nhân dân đô i với
các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp ỉu ậ f\
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm trên, Đại hội XI của Đảng đã tiếp
tục nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, internet,
xuất bản. Đảm bảo quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin cùa

engvieƯchuyende/nghiquyetX/detaik.asp?topic=2(X)&id=BTl 130873771


nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
Ẳ »14

SÔ...

II.


KHUNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÈ QƯYẺN Đ ư ợ c

THÔNG TIN
1.

Hệ thống các văn bản QPPL về quyền được thông tin và việc

bảo đảm quyền
Ở Việt Nam, quyền được thông tin đã được hiến định trong Hiến pháp
năm 1992. Cụ thể, Điều 69 của Hiến pháp quy định công dân có quyền được
thông tin theo quy định của pháp luật: “Công dân có quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí; cổ quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình
theo quy định của pháp ỉu ậ f\ Đây là quyền mới được bổ sung vào Hiến
pháp năm 1992, các bản Hiến pháp của nước ta trước đó như Hiến pháp năm
1946, năm 1959 và năm 1980 đều chưa quy định về quyền này15. Cụ thể hoá
quy định của Hiến pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, đồng thời nội luật
hoá một số quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,
nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành có các quy định về quyền được
thông tin và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp
thông tin do cơ quan nhà nước đang nắm giữ16, trong đó có quy định về chức
danh người phát ngôn của các cơ quan nhà nước17. Thông qua việc ban hành
14 www. xaydungdang. org. vn/Uploads/.../VanhoavaConnguoi. doc
15 Mặc dù không được quy định trực tiếp trong các bàn Hiến pháp năm 1946, 1959 và năm 1980 nhưĩìệ vẫn
có một sô học già cho răng quyên được thông tin của công dân đã được quy định một cách gián tiêp tại
Hiên pháp năm 1946. Điêu 9 của Hiên pháp năm 1946 ghi nhận quyền tự do ngôn luận và xuât bàn, Điêu
21 ghi nhận quyền bãi miễn các đại biểu do mình bầu ra, Điều 21,32,70 ghi nhận quyền phúc quyết của
nhân dân về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia... Tất cả các (juyền này đều đòi hỏi
nhà nước phải cung cẩp cho công dân các thông tin có liên quan. Tuy nhiên, tính đen trước khi ban hành
Hiên pháp 1992, quyên được thông tin của công dân vẫn chưa được cụ thể hóa ừong các văn bản pháp luật,
chưa xây dựng các cơ chế, phương thức và điều kiện để người dân thực hiện quyền được thônẹ tin của

mình. Đây là một hạn chế trong việc xây dựng chính sách, pháp luật cũng như đàm bảo các quyên tự do,
dân chủ của công dân.
16 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đồi, bổ sung năm 2007, 2012), Luật xây dựng năm
2003 (được sửa đồi, bổ sung năm 2009), Luật đầu tư năm 2005, Luật đất đai năm 2003 (được sửa đồi, bồ
sung năm 2009, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật ban hành vần bàn quy phạm
pháp luật của HĐND và ƯBND năm 2004, Luật ngân sách nhà nước năm 2002...
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg
ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phù. Tuy nhiên, nhiệm vụ của người phát ngôn chỉ mới là cung cấp
thông tin cho báo chỉ chứ không bao gồm việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu cung cấp thông tin của

phòng đọc

1


các văn bản có các nội dung quy định về quyền được thông tin của người
dân, Nhà nước đã tạo điều kiện để nhân dân thực hiện chủ trương “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Có thể chia các văn bản pháp luật quy định về quyền được th ô n g tin
và đảm bảo thực hiện quyền thành hai nhóm:
(i)

Nhóm các văn bản quy định chung về ừ-ách nhiệm của cơ q uan nhà

nước trong việc công khai thông tin hoặc cung cấp thông tin theo y ê n cầu
của cá nhân, tổ chức vì những mục tiêu xác định, ví dụ như phòng chống
tham nhũng hoặc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm
2007, năm 2012) có vị trí quan trọng. Điều 11 Luật này quy định về nguyên
tắc và nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức,

đon vị. Theo đó, chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách,
pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ. Cơ
quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc
bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, Luật quy định cụ thể việc công khai, minh bạch thông tin trong
nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến sử
dụng ngân sách, công quỹ, đến các việc dân sinh như giáo dục, y tế, đất đai,
xây dựng cơ bản...
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được ban hành kèm
theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 (được sửa đổi năm 2003)
và sau đó nâng lên thành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
năm 2007 quy định 11 nhóm nội dung công việc mà chính quyền địa phương
phải có trách nhiệm thông tin và công khai để nhân dân biết, bao gồm từ các
việc lớn như Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã đến các
việc liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân như các dự án,
công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ


trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa
bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều
chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; việc quản lý và sử dụng
các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã;
các khoản huy động nhân dân đóng góp; kế hoạch vay vốn cho nhân dân để
phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ
nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình
thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế ...
(ii) Nhóm các văn bản quy định việc công khai và cung cấp thông tin của
các cơ quan nhà nước ừ ong từng lĩnh vực chuyên ngành, cụ thể như18: trong
lĩnh vực y tế19; trong lĩnh vực môi trường20; trong lĩnh vực đất đai21; trong

lĩnh vực nhà ở22; trong lĩnh vực xây dựng23; trong lĩnh vực an toàn vệ sinh

18 Các quy định pháp luật điều chỉnh tiếp cận thông tin trong một số lĩnh vực cụ thể như y tế, giáo dục, môi
trường, đất đai, nhà ở, xây dựng, tư pháp, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy hoạch phát triên kinh tế xã
h ộ i..., xin xem thêm ừong phần Phụ lục I - Rà soát văn bàn quy phạm pháp luật liên quan đến quyền tiếp
cận thông tin.
19 Luật bào hiềm y tế năm 2008 (Điều 36, 38, 41, 43); Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của
Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bào
hiểm y tế (Điều 9); Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bồ sung năm 2007 (Điều 24); Luật
phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (Điều 10, 11, 12, 38); Luật dược năm 2005 (Điều 28, 36, 37,
48 51,54);
20 Điều 23, 63, 93, 103, 104, 115 Luật bào vệ môi trường năm 2005; Điều 14 Nẹhị định số 80/2006/NĐ-CP
ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một so điều của Luật bảo vệ môi
trường (được sừa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008; Điều 3, 8 Nghị định
số 1 13/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2010 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường; Nghị định số
102/2008/ NĐ-CP ngày 15/9/2008 của Chính phủ về việc thu thập, quàn lý, khai thác và sử dụng dữ liệu
về tài nguyên môi trường; Thông tư số 07/2009/TT-BTNM T ngày 10/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/ NĐ-CP ngày 15/9/2008 của Chính phủ
về việc thu thập, quàn lý, khai thác và sừ dụng dữ liệu về tài nguyên môi trường (đã được sừa đôi, bổ
sung bởi Thông tư số 01/2011/TT-BTNMT ngàỵ 21/Ỏ1/2011); Điều 20, 32, 33, 44 Luật bảo vệ và phát
ừiển rừng năm 2004; Điều 20, 21 Nghị định số 99/2010/ NĐ-CP ngày 24 /9/2010 cùa Chính phủ về
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Điều 11, 40, 44, 57 Luật đa dạng sinh học năm 2008; Điều 6,
17, 18, 20 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học; Điều 43, 45 Luật tài nguyên nước năm 1998 (đã được
thay thế bởi Luật tài nguyên nước năm 2012); Điều 14, 15 Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày
27/7/2004 qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thài vào nguôn
nước (đã được sửa đồi, bổ sung bởi Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011).
21 Điều 21, 28, 29, 39, 56, 97, 133, 137 Luật đất đai năm 2003 (đã được sừa đổi, bổ sung năm 2009); Điều
14, 15, 16 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 cùa Chính phủ về thu tiền sử dụng đất (đã
được sừa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 9/4/2008, Nghị định số 120/2010/NĐ-CP

ngày 30/12/2010 cùa Chính phủ; Điều 21 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (được sừa đôi, bồ
sung năm 2007, 2012)
22 Điều 6, 31, 36, 44, 50, 88, 139 Luật nhà ở năm 2005 (được sửa đồi, bồ sung năm 2009); Điều 14, 15, 16,
34, 76, 80 Nghị định số 7 1 /2 0 10/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật nhà ở; Điều 8, 9, 10 Thông tư số 2 0 /2 0 10/TT-BXD ngày 27/10/2010 cùa Bộ Xây dựng
hướng dẫn thí điềm xác định và công bố chỉ số đánh giá thị trường bất động sàn; Điêu 22 Luật phòng,
chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012).


thực phẩm24; trong lĩnh vực báo chí25; trong lĩnh vực ban hành văn bản quy
phạm pháp luật26; trong lĩnh vực tài chính27...
2.

Nội hàm của quyền được thông tin theo các quy định của pháp

luật hiện hành
Qua nghiên cứu, rà soát các văn bản pháp luật hiện hành, nhóm nghiên
cứu nhận thấy chưa có văn bản nào đưa ra giải thích nội hàm thuật ngữ
“quyền được thông tin”.
Tham khảo quy định liên quan đến quyền được thông tin trong các văn
kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên, ví dụ như Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị năm 1966, Điều 19 quy định về quyền tự do tư
tưởng và tự do biểu đạt, theo đó “ Mọi người cổ quyền tự do biểu đạt; quyền
này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin dưới m ọi hình
thức, bất kể biên giới, hoặc ừuyền miệng bằng văn bản hoặc in ấn, dưới
hình thức nghệ thuật hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông nào
do người đó lựa chọn”. Theo quy định này, quyền tự do biểu đạt bao gồm ít
23 Điều 32, 33, 41, 42, 67, 70, 96, 104 Luật xây dựng năm 2003 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điệu
13, 16, 19, 31, 33 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đẩu
tư xây dựng công trình; Điệu 20, 28 Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về quản

lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
24 Điều 58, 59, 60, 61 Luật an toàn thực phẩm năm 2010; Điều 13, 16, 21, 22, 23 Thông tư số 25/2010/TTBNNPTNT ngày 8/4/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an
toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số
51/201Ò/IT-BNNPTNN ngày 8/9/2010); Điều 9, 10 Thông tư số 4 7 /2 0 10/TT-BCT ngày 31/12/2010 của
Bộ Công thương quy định việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm
trong quá trình sàn xuất thuộc ữách nhiệm quàn lý của Bộ Công thương; Điều 17, 19 Thông tư số
0 5 /2 0 10/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn việc
kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường.
25 Điều 4, 5, 7, 8 Luật báo chí năm 1989 (được sửa đổi, bồ sung năm 1999); Điều 11, 20 Luật xuất bàn năm
2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2008, từ ngày 01/7/2013 được thay thế bởi Luật xuất bản năm 2012).
26 Điều 4, 26, 33, 35, 48, 51, 58, 61, 62, 69^70, 71, 72, 73, , 74, 78, 84 Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2008; Điều 3, 6, 8, 14, 16, 18, 31, 39, 41, 42, 51, 64, 65 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày
5/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bàn quy phạm pháp luật;
Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ngày 28/9/2010 của Chính phủ về Công báo; Nghị định số 40/2010/NĐ-CP
ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (Điều 8, 11,31).
27 Điều 13 Luật ngân sách nhà nước năm 2002; Điều 5, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16 Quyết định số
192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế công khai tài chính đôi với
các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự
án đầu tư xây dựng cơ .bàn có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có
nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân; Luật kế toán năm
2003; Điều 58, 59 Luật kiểm toán nhà nước năm 2005; Quyết định số 09/2007/QĐ-KTNN ngày
31/10/2007 của Tổng kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
của kiềm toán nhà nước; Điều 8 Luật quàn lý thuế năm 2006; Điều 3, 5, 6, 7 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở
xã, phương, thị trấn năm 2007...


×