Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Ảnh hưởng của việc tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế và phát triển, trường đại học kinh tế đại học huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.83 KB, 64 trang )

Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ại

Đ
ho

h

in

̣c k

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAM GIA CÂU LẠC BỘ,
ĐỘI NHÓM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

́H


́


Mã số: SV2017-01-25



Chủ nhiệm đề tài: HOÀNG THỊ NHƯ QUỲNH

Huế, 12/2017


Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ại

Đ
h

in

̣c k

ho

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAM GIA CÂU LẠC BỘ,
ĐỘI NHÓM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ


́H


Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Thạc sĩ Mai Chiếm Tuyến

Huế, 12/2017

́


Mã số: SV2017-01-25

Chủ nhiệm đềtài

Hoàng Thị Như Quỳnh


Đại học Kinh tế Huế

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI VÀ DANH
SÁCH CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Lê Thị Kim Oanh - Lớp: K48B KHĐT

ại

Đ
h


in

̣c k

ho
́H


́



Đại học Kinh tế Huế

LỜI CẢM ƠN

ại

Đ

Trong học tập cũng như trong cuộc sống, đằng sau bất cứ một kết quả nào
cũng có những sự hỗ trợ, giúp đỡ. Trong suốt thời gian nghiên cứu, tìm hiểu,
hoàn thành báo cáo này, nhóm chúng tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ
nhiều phía.
Trước hết nhóm nghiên cứu xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám Hiệu Nhà
Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh
tế & Phát triển, những người đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và đã tạo
điều kiện cho nhóm hoàn thành tốt báo cáo này. Và đặc biệt trong quãng thời
gian nghiên cứunày, nhóm xin gửi lời cảm ơn đến thầy Mai Chiếm Tuyến người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ nhóm trong quá trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến các sinh viên trường

ĐHKT- ĐHH tham gia khảo sátđã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhôm
chúng tôi hoàn thành tốt kết quả nghiên cứu.
Trong bài báo cáo này, mặc dù nhóm đã cố gắng đạt được các mục tiêu và
yêu cầu, tuy nhiên do không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận
được góp ý từ quý Thầy cô và những bạn đọc để nghiên cứu được hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

h

in

̣c k

ho

́H


́

i


Đại học Kinh tế Huế

MỤC LỤC

ại


Đ

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀIKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP CƠ SỞ.................................................................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................1
2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2
4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................2
5. Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài ...............................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAM GIA CLB,
ĐỘI NHÓM ĐẾN KQHT CỦA SV .............................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận của việc tham gia CLB, đội nhóm đến KQHT của SV......................5
1.1.1. Khái niệm ảnh hưởng ............................................................................................5
1.1.2. Tổng quan về KQHT .............................................................................................5
1.1.2.1. Khái niệm KQHT ...............................................................................................5
1.1.2.2. Đánh giá KQHT .................................................................................................5
1.1.2.3. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần..............................................6
1.1.3. Khái niệm các CLB, đội nhóm ..............................................................................8
1.1.4. Phân loại các CLB, đội nhóm...............................................................................8

1.1.5. Vai trò câu lạc bộ, đội nhóm .................................................................................8
1.1.6. Mối liên hệ giữa việc tham gia CLB, đội nhóm và KQHT ...................................9
1.2. Cơ sở thực tiễn về tình hình tham gia CLB, đội nhóm ..........................................10
1.2.1. Tình hình tham gia các CLB, đội nhóm ở trong nước ........................................10
1.2.2. Tình hình tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm ở Đại học Huế .............................11
1.2.3. Tình hình tham gia CLB, đội nhóm ở Trường ĐHKT - ĐHH ............................11
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................13
2.1. Tổng quan về Khoa Kinh tế và Phát triển của Trường ĐHKT-ĐHH ....................13

h

in

̣c k

ho

́H



́


ii


Đại học Kinh tế Huế

ại


Đ

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................13
2.1.2. Những nhiệm vụ và chức năng chính..................................................................13
2.1.3. Thành tựu đạt được..............................................................................................14
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Khoa Kinh tế và Phát triển ..................................................17
2.1.5. Cơ sở vật chất ......................................................................................................18
2.2. Tổng quan về các CLB, đội nhóm hiện nay của Trường ĐHKT-ĐHH .................19
2.3. KQHT của SV Khoa Kinh tế và Phát triển, Trường ĐHKT – ĐHH......................24
2.4. Phân tích ảnh hưởng của việc tham gia CLB, đội nhóm đến KQHT của sinh viên
được điều tra trong Khoa Kinh tế và Phát triển, Trường ĐHKT - ĐHH ......................24
2.4.1. Thông tin chung về sinh viên được điều tra của Khoa Kinh tế và Phát triển,
Trường ĐHKT – ĐHH ..................................................................................................24
2.4.2. Tình hình tham gia CLB, đội nhóm của SV được điều tra trong Khoa Kinh tế và
Phát triển Trường ĐHKT – ĐHH..................................................................................26
2.4.3. Phân tích ảnh hưởng của việc tham gia CLB, đội nhóm đến KQHT trong Khoa
Kinh tế và Phát triển Trường ĐHKT - ĐHH.................................................................29
2.4.3.1. Bố trí thời gian dành cho học tập của sinh viên được điều tra trong Khoa Kinh
tế và Phát triển ...............................................................................................................29
2.4.3.2. Phương pháp và địa điểm học tập của sinh viên được điều tra trong Khoa Kinh
tế và Phát triển Trường ĐHKT – ĐHH .........................................................................31
2.4.3.3. Số tín chỉ đăng kí và kết quả học tập của SV Khoa Kinh tế và Phát triển,
Trường ĐHKT – ĐHH ..................................................................................................32
2.4.3.4. Nhận định của sinh viên được điều tra trong Khoa Kinh tế và Phát triển về ảnh
hưởng của việc tham gia CLB, đội nhóm đến KQHT...................................................34
2.4.3.6. Ảnh hưởng của thời điểm tham gia CLB, đội nhóm đến KQHT của SV Khoa
Kinh tế và Phát triển, Trường ĐHKT-ĐHH..................................................................36
2.4.3.7. Ảnh hưởng của chức vụ trong CLB, đội nhóm đến KQHT của SV Khoa Kinh
tế và Phát triển, Trường ĐHKT-ĐHH...........................................................................38

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................40
1. Kết luận......................................................................................................................40
2. Kiến nghị ...................................................................................................................40
2.1. Đối với nhà trường .................................................................................................40
2.2. Đối với CLB, đội nhóm..........................................................................................41
2.3. Đối với sinh viên ....................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................43
PHỤ LỤC

h

in

̣c k

ho

́H



́


iii


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC BẢNG


ại

Đ

Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra ...........................................................................................2
Bảng 2 : Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài.....................................................................3
Bảng 2.1 : KQHT của SV Khoa Kinh tế và Phát triển, Trường ĐHKT – ĐHH ...........24
Bảng 2.3 : Lý do và mục đích tham gia CLB, đội nhóm...............................................26
Bảng 2.4 : Tình hình tổ chức hoạt động của các CLB, đội nhóm .................................26
Bảng 2.5 : Chất lượng hoạt động của các CLB, đội nhóm............................................27
Bảng 2.6 :Đánh giá về vấn đề mất thời gian và vắng học của SV để tham gia CLB, đội
nhóm ..............................................................................................................................27
Bảng 2.8 : Lý do sinh viên được điều tra không tham gia CLB, đội nhóm ..................28
Bảng 2.9: Tình hình cư trú của sinh viên được điều tra có tham gia CLB, đội nhóm..........29
Bảng 2.10 : Bố trí thời gian dành cho học tập của sinh viên........................................29
Bảng 2.11 : Phương pháp và địa điểm học tập của sinh viên được điều tra trong Khoa
Kinh tế và Phát triển Trường ĐHKT - ĐHH.................................................................31
Bảng 2.12: Số tín chỉ đăng kí và kết quả học tập của SV Khoa Kinh tế và Phát triển,
Trường ĐHKT – ĐHH ..................................................................................................32
Bảng 2.13: Mức độ ảnh hưởng của việc tham gia CLB, đội nhóm...............................34
Bảng 2.14 : Mức độ tham gia CLB, đội nhóm ..............................................................34
Bảng 2.15 : Mức độ tham gia CLB, đội nhóm và kết quả học tập của sinh viên..........36
Bảng 2.16: Thời điểm tham gia CLB, đội nhóm ...........................................................36
Bảng 2.17 : Thời điểm tham gia CLB, đội nhóm và kết quả học tập của sinh viên......37
Bảng 2.19 : Quan điểm về kết quả học tập của sinh viên..............................................38
Bảng 2.20 : Quan điểm về học tập đến kết quả trung bình ...........................................39

h


in

̣c k

ho

́H



́

iv


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức khoa kinh tế và phát triển trường Đại học Kinh tế Đại học Huế.......................................................................................................... 17

ại

Đ
h

in

̣c k

ho

́H


́

v


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
:

Ban chủ nhiệm

CBGV

:

Cán bộ Giảng viên

CC

:

Cơ cấu

CLB

:


Câu lạc bộ

CSVC

:

Cơ sở vật chất

ĐHKT-ĐHH

:

Đại học Kinh tế - Đại học Huế

GD&ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

HS

:

Học sinh

:

Kết quả học tập


KT&PT

ại

:

Kinh tế và Phát triển

SL

:

Số lượng

SV

:

Sinh viên

TNCS HCM

:

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

TNMT

:


Tài nguyên môi trường

Đ

BCN

KQHT

h

in

̣c k

ho

́H


́

vi


Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ại

Đ

1. Thông tin chung
Tên đề tài: Ảnh hưởng của việc tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm đến kết quả học
tập của sinh viên Khoa Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
1.1. Mã số đề tài: SV2017-01-25
1.2. Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Thị Như Quỳnh
1.3. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
1.4. Thời gian thực hiện: 12 tháng
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của việc tham gia các
CLB, đội nhóm đến kết quả học tập của sinh viên;
- Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của việc tham gia các CLB, đội nhóm đến kết
quả học tập của sinh viên Khoa Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế;
- Đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên vừa có thể tham gia tốt các CLB, đội
nhóm vừa có được kết quả cao trong học tập;
3. Tính mới và sáng tạo (nêu điểm mới, sáng tạo trong đề tài; trong khoảng
100 từ)
Trọng tâm đề tài là nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc tham gia CLB, đội
nhóm đến kết quả học tập, nhưng ngoài ra chúng tôi còn khảo sát được các yếu tố mà
chúng tôi giả định sẽ ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên và thống kê được thời gian,
địa điểm và phương pháp học tập cũng như quan điểm về việc học của sinh viên
Trường ĐHKT.
4. Các kết quả nghiên cứu thu được (nêu vắn tắt các kết quả chính ứng với
các nội dung nghiên cứu, gồm thông tin, số liệu và đánh giá)

Thực trạng tham gia CLB, đội nhóm gồm tỷ lệ sinh viên tham gia và không
tham gia, thời gian, thời điểm, chức vụ trong CLB…, và các số liệu thống kê mô tả về
tình trạng học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Và các phân
tích sâu hơn về tình trạng đó cùng các kết luận và giải pháp đề xuất.
5. Các sản phẩm của đề tài (nếu có)
Báo cáo tổng kết Đề tài Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở, đề tài “
Ảnh hưởng của việc tham gia CLB, đội nhóm đến kết quả học tập của sinh viên Khoa
Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế”

h

in

̣c k

ho

́H



́


vii


Đại học Kinh tế Huế

6. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc

phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học là cơ hội để nhóm chúng em áp dụng
những lý thuyết đã học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi thực hiện nghiên cứu khoa học, chúng em có điều kiện tiếp cận với đề tài ở
quy mô nhỏ, bắt đầu định hình được cách thức, quy trình để thực hiện một công trình
nghiên cứu khoa học chất lượng và hiệu quả.
Nghiên cứu khoa học giúp chúng em củng cố và nâng cao hiểu biết và kiến thức
lý luận, kiến thức xã hội góp phần rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng dành cho
sinh viên như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…

Ngày 11 tháng 12 năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm
chính của đề tài

ại

Đ

Giáo viên hướng dẫn

ho

Hoàng Thị Như Quỳnh

h

in

̣c k


ThS. Mai Chiếm Tuyến

́H


́

viii


Đại học Kinh tế Huế

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài

ại

Đ

Môi trường đại học không những chỉ đơn giản để sinh viên học tập mà hơn thế
nữa là môi trường rất tốt để sinh viên hình thành nên các kỹ năng mềm căn bản trước
khi tốt nghiệp và làm việc cống hiến cho xã hội. Những kỹ năng mềm này thực sự rất
quan trọng, việc tham gia các CLB, đội nhóm do trường tổ chức có vai trò rất lớn giúp
sinh viên rèn luyện những kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn, khả năng
lãnh đạo, hình thành nên sự tự tin, năng động.
Trường Đại học Kinh tế Huế với hơn 40 năm xây dựng và phát triển đã trở thành
một trong tám trường đại học thành viên của Đại học Huế. Là khoa truyền thống của
Trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa Kinh tế và Phát triển có bề dày cả về đào tạo lẫn
nghiên cứu khoa học cũng như hoạt động của CLB, đội nhóm. Sinh viên của khoa luôn
hoạt động rất năng nổ tích cực và mang lại rất nhiều thành tích. Nhưng việc tham gia

các CLB, đội nhóm đòi hỏi sinh viên phải biết sắp xếp thời gian biểu nếu không sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của cá nhân. Đối với những bạn xuất sắc, thực
sự có năng lực, biết sắp xếp thời gian hợp lý mới có thể vừa làm tốt các công tác xã
hội vừa đảm bảo kết quả học tập không bị sa sút. Tham gia các công tác đoàn hội, đi
nhiều, tiếp xúc nhiều cũng đồng nghĩa với việc sinh viên phải cắt xén một lượng thời
gian nhất định cho các hoạt động. Đa phân sinh viên một khi tham gia các CLB, đội
nhóm sẽ phải chấp nhận việc học của mình bị ảnh hưởng phần nào.
Vì vậy, đánh giá ảnh hưởng của việc tham gia các CLB, đội nhóm đến kết quả
học tập của sinh viên Khoa Kinh tế và Phát triển, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc
phục các hạn chế tăng tính hiệu quả khi tham gia các CLB, đội nhóm của sinh viên là
một vấn đề khá cấp thiết.

h

in

̣c k

ho

́H



́


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Góp phần nâng cao KQHT cho SV.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của việc tham gia các
CLB, đội nhóm đến kết quả học tập của sinh viên;
- Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của việc tham gia các CLB, đội nhóm đến kết
quả học tập của sinh viên Khoa Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế;
- Đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên vừa có thể tham gia tốt các CLB, đội
nhóm vừa có được kết quả cao trong học tập;

1


Đại học Kinh tế Huế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của việc tham gia các CLB, đội nhóm đến kết quả học tập của sinh
viên Khoa Kinh tế và Phát triển.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: giai đoạn 2014 – 2016 đối với số liệu và năm 2016 đối với số liệu
sơ cấp.
- Về không gian: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu

ại

Đ

* Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo KQHT, website của Trường
ĐHKT-ĐHH
* Số liệu sơ cấp
- Được thu thập bằng phương phápđiều tra phỏng vấn trực tiếp 100 bạn sinh viên
Khoa Kinh tế và Phát triển

ho

h

in

́H



K48
K49
K50
Tổng số

̣c k

Khóa

Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra
SL
CC
Số mẫu điều tra
(SV)

(%)
362
31,31
31
389
33,65
34
405
35,04
35
1156
100
100
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thứ cấp)

́


4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Phương pháp xứ lý số liệu: số liệu thứ cấp được tổng hợp và xứ lý bằng MS.
Excel 2007, còn số liệu sơ cấp được tổng hợp và xử lý bằng SPSS 16.0
4.3. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp chỉ số bình
quân, kiểm định mối quan hệ.
* T-Test:
H0: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về....
H1: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về....
Nếu sig Levene's Test < 0.05 thì phương sai là khác nhau, chúng ta sẽ sử dụng
giá trị sig T-Test ở hàng Equal variances not assumed.
Giá trị sig T-Test < 0.05: Bác bỏ H0

Giá trị sig T-Test >= 0.05: Chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0
2


Đại học Kinh tế Huế

*ANOVA
H0: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về....
H1: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về....
Bảng đầu tiên đó là Test of Homogeneity of Variances, chúng ta sẽ xem xét sig
của Levene Statistic
- Trường hợp sig >= 0.05
Nếu sig ở kiểm định này > 0.05 thì phương sai giữa các lựa chọn của biến định
tính ở trên không khác nhau, xem tiếp kết quả ở bảng ANOVA.
Nếu sig ở bảng ANOVA < 0.05 Bác bỏ H0

ại

Đ

Nếu sig ở bảng ANOVA >= 0.05 Chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0
- Trường hợp sig < 0.05
Trường hợp sig Levene Statistic nhỏ hơn 0.05, giả thuyết phương sai đồng nhất
giữa các nhóm giá trị biến định tính đã bị vi phạm. Nghĩa là phương sai giữa các nhóm
bộ phận làm việc là không bằng nhau. Chúng ta không thể sử dụng bảng ANOVA mà
sẽ đi vào kiểm định Welch cho trường hợp vi phạm giả định phương sai đồng nhất.
Chúng ta sẽ để ý đến bảng Robust Tests of Equality of Means.

ho


Nếu sig kiểm định Welch ở bảng Robust Tests < 0.05 Bác bỏ H0

̣c k

Nếu sig kiểm định Welch ở bảng Robust Tests ≥ 0.05 Chưa đủ cơ sở để bác bỏ
giả thiết H0

in

5. Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài

h

Bảng 2 : Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài
Thời gian

Sản phẩm

́H

TT

Các nội dung, công
việcthực hiện



Số

chủ yếu


1

Xây dựng đề cương
Đề cương chi tiết
chi tiết

01 - 05/2016

2

Thiết kế phiếu điều
Phiếu điều tra
tra

06/2016

3

Thiết kế File nhập
số liệu

06/2016

4

Thu thập và in ấn tài
Bộ tài liệu thứ cấp
liệu thứ cấp


01 - 06/2016

5

Điều tra thu thập số
liệu sơ cấp

07/2016

File nhập số liệu

Bộ số liệu sơ cấp

3

Người thực hiện

́


(bắt đầu-kết
thúc)

Hoàng T. Như Quỳnh
Lê Thị Kim Oanh
Hoàng T. Như Quỳnh
Lê Thị Kim Oanh
Hoàng T. Như Quỳnh
Lê Thị Kim Oanh
Hoàng T. Như Quỳnh

Lê Thị Kim Oanh
Hoàng T. Như Quỳnh
Lê Thị Kim Oanh


Đại học Kinh tế Huế

Số
TT

Các nội dung, công
việcthực hiện

Thời gian
Sản phẩm

(bắt đầu-kết
thúc)

chủ yếu

6

Nhập số liệu điều
tra

File số liệu điều tra 07 - 08/2016

7


Xử lý số liệu điều
tra

Các bảng số liệu

08/2016

8

Viết báo cáo

Báo cáo

09 - 11/2016

9

Thiết kế Powerpoint Bài báo cáo bằng
để báo cáo
PP

Lê Thị Kim Oanh

Lê Thị Kim Oanh
Hoàng T. Như Quỳnh

12/2016

̣c k


ho
Bản in

Hoàng T. Như Quỳnh

Hoàng T. Như Quỳnh

ại

Đ

11 In ấn đề tài

Lê Thị Kim Oanh

Lê Thị Kim Oanh

12/2016

- Có giấy chứng
nhận

Hoàng T. Như Quỳnh

Hoàng T. Như Quỳnh

- Hoàn thành đề tài

10 Báo cáo đề tài


Người thực hiện

12/2016

Lê Thị Kim Oanh
Hoàng T. Như Quỳnh

h

in

Lê Thị Kim Oanh
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)

́H


́

4


Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
THAM GIA CLB, ĐỘI NHÓM ĐẾN KQHT CỦA SV
1.1. Cơ sở lý luận của việc tham gia CLB, đội nhóm đến KQHT của SV
1.1.1. Khái niệm ảnh hưởng
Ảnh: bóng; hưởng: tiếng dội lại. Ảnh hưởng là sự tác động của vật nọ đến vật
kia, của người này đến người khác như: ảnh hưởng của những chủ trương sai lầm

(HCM) hay uy tín và thế lực Đế quốc đã mất hết ảnh hưởng ở các nước mới được giải
phóng...Tác động đến không tỉnh táo thì chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng
(PhVĐồng).
Theo từ điển Việt-Việt: Ảnh hưởng là sự tác động ( từ người, sự vật hoặc hiện
tượng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi, hoặc
trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc người nào đó.

Đ

ại

1.1.2. Tổng quan về KQHT
1.1.2.1. Khái niệm KQHT

1.1.2.2. Đánh giá KQHT

in

̣c k

ho

Trong cuốn “ Cơ sở lý luận củaviệc đánh giá chất lượng học tập của HS phổ
thông” tác giả Hoàng Đức Nhuậnvà Lê Đức Phúc đã đưa ra cách hiểu về KQHT như
sau: Kết quả học tập là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét
trong mối quan hệ với công sức, thời gian bỏ ra, với mục tiêu xác định.

h

“ Quy chế đào tạo Đại học và Cao Đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” Ban

hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

́H



́


Điều 5: Đánh giá KQHT
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí
sau:

- Số tín chỉ của các học phận mà sinh viên đăng kí học vào đầu mỗi học kỳ ( gọi
tắt là khối lượng học tập đăng ký).
- Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần
mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của
từng học phần.
- Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những
học phần đa được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học.
- Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được
đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa
học cho tới thời điểm được xem xét và lúc kết thúc mỗi học kỳ.

5


Đại học Kinh tế Huế


1.1.2.3. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần
Quy chế đào tạo Đại học và Cao Đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban
hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ – BGDĐT nhày 15 tháng 8 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 22: Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần
1.Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
2. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học
phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân,
sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:
a) Loại đạt

Giỏi

B (7,0 – 8,4)

Khá

C (5,5 – 6,9)

Trung bình

D (4,0 – 5,4)

Trung bình yếu

ại

Đ


A (8,5 – 10)

ho

b) Loại không đạt: F (dưới 4,0)

Kém

̣c k

c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình
chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:

in

Chưa đủ dữ liệu đánh giá.

X

Chưa nhận được kết quả thi.

h

I



́H

d) Đối với những học phần chưa được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi

xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả

́


3. Việc xếp loại các mức điểm A, B, C, D, F được áp dụng cho các trường hợp
sau đây:
a) Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả
những trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0;
b) Chuyển đổi từ mức điểm I qua, sau khi đã có kết quả đánh giá bộ phận mà
trước đó sinh viên được giảng viên cho phép nợ;
c) Chuyển đổi từ các trường hợp X qua.
4. Việc xếp loại ở mức F ngoài những trường hợp như đã nêu ở trên khoản 3
Điều này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định
nhận mức điểm F.
5. Việc xếp loại mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

6


Đại học Kinh tế Huế

a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm
hoặc tai nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi, nhưng phải được trưởng khoa cho phép;
b) Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì lý do khách quan, được
trưởng khoa chấp nhận.
Trừ các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quy định, trước khi bắt đầu kỳ học
mới kế tiếp, sinh viên nhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận
còn nợ và chưa chuyển điểm nhưng không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn
được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp

6. Việc xếp loại theo mức điểm X đối với những học phần mà phòng đào tại của
trường chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ khoa chuyển lên
7. Kí hiệu R được áp dụng cho các trường hợp sau:

ại

Đ

a) Điểm học phần được đánh giá ở các mức điểm A, B, C, D trong đợt đánh giá
đầu học kỳ (nếu có) đối với một số học phần được phép thi sớm để giúp sinh viên học
vượt.

̣c k

ho

b) Những học phần được công nhận kết quả, khi sinh viên chuyển từ trường
khác đến hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.
Điều 23. Cách tính điểm trung bình chung

A

tương ứng với

h

in

1. Để tính điểm trung bình chung học kỳ và trung bình chung tích lũy, mức
điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:


B

tương ứng với

3

C

tương ứng với

2

D

tương ứng với

1

F

tương ứng với

0

4

́H



́


Trường hợp sử dụng thang điểm chữ có nhiều mức, Hiệu trưởng quy định quy
đổi các mức điểm chữ đó qua các điểm số thích hợp, với một chữ số thập phân.
2. Điểm trung bình chung học kì và điểm trung bình chung tích lũy được tính
theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

×
=

Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số tín chỉ của học phần thứ i
n là tổng số học phần.
7


Đại học Kinh tế Huế

Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ
chỉ tính theo kết quả thi kết thưc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chugn
học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên
và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các
lần thi.
1.1.3. Khái niệm các CLB, đội nhóm

Đ


Theo lý luận CLB, đội nhóm của Huỳnh Toàn giảng viên trường Đoàn Lý Tự
Trọng Tổng trưởng Tổng Đoàn Sao Bắc Đẩu: CLB, đội nhóm là nơi tập trung những
thành viên có cùng sở thích, cùng nhu cầu nhằm một mục đích nhất định. CLB, đội
nhóm vừa là một loại hình tổ chức, vừa là một phương thức hoạt động, là một bộ phận
quan trọng trong một tổ chức, nhằm hổ trợ giải quyết những vấn đề phức tạp, quan
trọng trong học tập, lao động và cuộc sống hằng ngày đáp ứng những nhu cầu chính
đáng của các thành viên.

ại

1.1.4. Phân loại các CLB, đội nhóm

h

in

̣c k

ho

Trong trường ĐH không hề thiếu các CLB cho các bạn sinh viên chọn lựa, thậm
chí có nhiều trường có đến vài chục CLB như ĐH Kinh tế Huế, ĐH Ngoại ngữ Huế,
ĐH Khoa Học Huế… giữa rất nhiều CLB nghe tên đều rất cuốn hút các bạn sinh viên
tham gia, thì chính bản thân các bạn sinh viên phải tự mình lựa chọn cho mình một
CLB, đội nhóm nào phù hợp với sở thích của mình nhất để có thể phát huy hết những
tiềm năng vốn có của bản thân.
Hoàng Trung Kiên (2017) cho rằng thông thường các CLB, đội nhóm gồm 3
nhóm chủ yếu sau đây:
- CLB về nghệ thuật: CLB Guitar, CLB Âm nhạc, CLB Võ thuật… dành cho
những sinh viên có năng khiếu, có đam mêm với nghệ thuật, tham gia các CLB này,

sinh viên sẽ được thỏa sức đam mê và tự do thể hiện bản thân.
- CLB Hỗ trợ học tập, ngành nghề: CLB Học làm giàu, CLB Báo Chí và truyền
thông, CLB, CLB Kế toán… những CLB này góp phần hỗ trợ rất tốt đối với nghề
nghiệp tương lai của các bạn sinh viên. Ở đây các bạn sẽ được trau dồi kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm thực tế những điều không hề có trên giảng đường hay giáo trình.
- CLB về tình nguyện: CLB Công tác xã hội, CLB Văn minh giảng đường, CLB
Hiến máu tình nguyện… với các hoạt động chính là tổ chức các chương trình từ thiện.
Đây là nơi các bạn sinh viên được tiếp xúc với những hoàn cảnh khó khăn, những cụ
già ở viện dưỡng lão hay những trung tâm mồ côi các bạn sẽ hiểu rất rõ như thế nào là
giá trị cuộc sống, là cho đi mà không cần nhận lại.

́H



́


1.1.5. Vai trò câu lạc bộ, đội nhóm
Với nhiều cách làm hay, đa dạng thông qua các mô hình CLB, đội nhóm thanh
niên của Đoàn, Hội các cấp đã và đang tạo ra sức lan toả lớn, khẳng định sức trẻ và sự
cống hiến đối với sự phát triển chung của đất nước. Hiệu quả hoạt động từ việc triển
8


Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ


khai các mô hình, CLB, đội nhóm là một chuỗi các hoạt động nhằm triển khai các
chương trình, cuộc vận động của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam thông qua
nhiều chương trình, phần việc thanh niên, ý nghĩa thiết thực vào đời sống, với phương
châm mở rộng tập hợp, đoàn kết thanh niên thông qua các mô hình CLB, đội nhóm
triển khai các cuộc vận động, đẩy mạnh các hoạt động phong trào thể hiện tính xung
kích-tình nguyện của tuổi trẻ trong xây dựng tổ chức các mô hình hoạt động theo từng
nội dung, phương thức sinh hoạt đa dạng, phong phú, hoạt động phù hợp thiết thực, ý
nghĩa để từ đó hoạt động của Đoàn, Hội ngày càng đổi mới nhằm thu hút ngày càng
đổi mới nhằm thu hút và tập hợp được nhiều thanh thiếu niên tham gia, cũng cố vững
chắc phong trào Đoàn, Hội.
Chính mô hình hoạt động của CLB, đội nhóm đã làm phong phú thêm các hoạt
động ngoại khoá, giáo dục ngoài giờ, thu hút học sinh, sinh viên tham gia đông đảo và
tích cực. Đỗ Huấn (trích dẫn thầy giáo Nguyễn Đức Thành- phụ trách hoạt động ngoài
giờ của phòng GD-ĐT thành phố Hội An) cho rằng: “ Các CLB, đội nhóm đã góp
phần xây dựng phong trào đội, hoạt động lên lớp của nhà trường ngày một tốt hơn, tạo
cho các em một sân chơi ngày một bổ ích, góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu,
khả năng sáng tạo của các em, tạo hứng thú trong học tập, giáo dục toàn diện học sinh”
CLB, đội nhóm tạo điều kiện cho sinh viên giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí
lành mạnh, bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng, đồng thời hỗ trợ giải quyết các vấn
đề khó khăn, vướng ,mắc trong học tập, công tác và trong cuộc sống.
Giúp tổ chức Hội tập hợp, đoàn kết sinh viên thông qua các hoạt động của CLB:
học tập, văn hoá, văn nghệ, sở thích, nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội
khác, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt đọng của Hội.
Thông qua các hoạt động để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bản lĩnh chính
trị, đạo đức, lối sống, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống của dân tộc cho
sinh viên.

h


in

̣c k

ho

́H



́


1.1.6. Mối liên hệ giữa việc tham gia CLB, đội nhóm và KQHT

Đối với sinh viên, việc tham gia các CLB, đội nhóm là một trong những phần
không thể thiếu trong suốt những năm tháng ở giảng đường. Ngày nay, các trường cao
đẳng, đại học trên cả nước thường hình thành rất nhiều các CLB, đội nhóm khác nhau
tạo ra môi trường lành mạnh cho sinh viên được tham gia, được tiếp xúc, học hỏi, trau
dồi kinh nghiệm, kỹ năng sống, tăng kỹ năng mềm cho sinh viên. Tham gia những
hoạt động như thế, sinh viên gặt hái được rất nhiều ích lợi, nhưng hại cũng không phải
là nhỏ.
Theo Diễm - người có thâm niêm gần hai năm công tác Đoàn và có chân trong
các chiến dịch, hoạt động tình nguyện của Đại học Quốc gia chia sẻ: “Tham gia các
hoạt động, làm quen với nhiều người, mình trở nên hòa đồng hơn, nhanh nhẹn hơn.
Thỉnh thoảng cũng thấy vui vui vì mình làm được một vài điều nhỏ bé cho xã hội.”

9



Đại học Kinh tế Huế

Ngoài việc tạo môi trường cho sinh viên tiếp xúc và xây dựng các mối quan hệ,
công tác Đoàn, Đội còn giúp các bạn rèn luyện tác phong sinh hoạt làm việc. Đồng
thời, môi trường tập thể trang bị cho chúng ta khả năng làm việc nhóm, khả năng
thuyết trình trước đám đông và áp dụng những bài học lý thuyết vào đời sống thực
tiễn. Đối với một số ít, kiêm nhiệm cả hai trọng trách cùng lúc là một điều kiện tốt để
phát huy sở trường, năng lực, qua đó đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu của bản
thân.Châu (ĐH Thăng Long) luôn khiến bạn bè ngưỡng mộ vì sự xuất chúng, toàn tài
của mình. Cô bạn đang là công tác viên, Ủy viên ban chấp hành Đoàn trường. Một
người bạn của Châu bày tỏ sự thán phục: “Châu học rất khá, đạt điểm giỏi ở hầu hết
các môn. Bên cạnh đó, các công việc của Đoàn bạn ấy cũng hoàn thành rất tốt. Vì
thông minh, nhanh trí cộng thêm việc biết phân bổ thời gian khoa học nên mọi thứ qua
tay bạn ấy thật dễ dàng”

ại

Đ

Nhưng những trường hợp giống như Châu không nhiều và chỉ tập trung ở một số
bạn thật xuất sắc, thực sự có năng lực, biết sắp xếp thời gian thật hợp lý. Tham gia các
CLB, đội nhóm mình phải đi nhiều, tiếp xúc nhiều, cũng đồng nghĩa với việc chúng
mình phải cắt xén một lượng thời gian nhất định cho các hoạt động. Đa phần sinh viên,
một khi đã tham gia công tác Đoàn trường thì sẽ phải chấp nhận việc học tập phần nào
bị ảnh hưởng. An (ĐH Thăng Long) là một trường hợp điển hình cho thực tế này. An
tham gia các CLB, đội nhóm và làm công tác Đoàn rất tốt, cô bạn nhiệt tình, xông xáo,
luôn hoàn thành tốt mọi việc được giao. Tuy nhiên, việc học hành thì ngược lại. Vì
vừa phải cáng đáng nhiều trọng trách trong CLB, đội nhóm và đoàn trường, vừa đi làm
thêm, nên điểm số của An không đẹp cho lắm, bằng chứng là mấy học kì trước, cô bạn
đã phải thi lại kha khá các môn học mà điểm số vẫn không ăn nhập vào đâu.


h

in

̣c k

ho



́H

Bạn có thể tham gia các CLB, đội nhóm với rất nhiều lựa chọn khác nhau: Thể
thao, Văn hóa, Nghệ thuật, Tình nguyện,…Việc tham gia các CLB, đội nhóm đóng
một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho bạn,
giúp bạn trở thành một con người toàn diện và thú vị hơn. Nhưng cần phải nhấn mạnh
học tập là nhiệm vụ chính của người sinh viên. Vì vậy đừng bị cuốn theo và tốn quá
nhiều thời gian cho các hoạt động phong trào, bạn phải luôn nhớ rằng việc học vẫn là
trên hết.Mà cấn sắp xếp thời gian hợp lý, cân đối giữa học tập và tham gia hoạt động
các CLB, đội nhóm sẽ giúp bạn vừa học tập tốt và vừa tích cực tham gia các hoạt động
phong trào.

́


1.2. Cơ sở thực tiễn về tình hình tham gia CLB, đội nhóm
1.2.1. Tình hình tham gia các CLB, đội nhóm ở trong nước
Trước tình hình đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực của đất nước thì vai trò của các
đội, nhóm, CLB thanh niên, sinh viên cũng ngày càng được nâng cao. Dưới sự định

hướng, chỉ đạo của Đoàn TNCS HCM, các phong trào đội, nhóm, CLB ngày càng đổi
mới, phát triển từ số lượng, hình thức cho đến chất lượng của phong trào, hoạt động.
Với vai trò xung kích tình nguyện vì cộng đồng , các đội, nhóm, CLB luôn tích cực
10


Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ

tham gia đóng góp sức mình vào lợi ích chung của xã hội. Hiện nay, mỗi trường đại
học đều có vài chục CLB, đội nhóm, mỗi thành phố, mỗi tỉnh đều có rất nhiều CLB và
việc tham gia các CLB, hoạt động tình nguyện của thanh niên mang lại hiệu quả rõ rệt
qua từng kì từng năm. Những chương trình mang tên như “Tiếp sức đến trường”, “Đền
ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, “Hiến máu nhân đạo”, “Học tập, rèn luyện vì
ngày mai lập nghiệp” là một trong những chương trình tiêu biểu diễn ra thường niên
do Đoàn TNCS HCM tổ chức.
Hiện nay trong các trường đại học ở Việt Nam, các hoạt động trường lớp, đoàn
hội, câu lạc bộ ngày càng được tổ chức rộng rãi và đa dạng, thu hút nhiều sinh viên
tham gia (các buổi giao lưu ngoại khóa, các hoạt động công tác xã hội, câu lạc bộ
ngoại ngữ, câu lạc bộ thể dục-thể thao nghệ thuât...) với mục tiêu đưa ra: giúp cho
sinh viên nâng cao vốn kiến thức, giúp sinh viên năng động tự tin hơn, rèn luyện các
kỹ năng mềm... Tuy nhiên sinh viên có tham gia các câu lạc bộ đó hay không tùy
thuộc vào nhu cầu suy nghĩ ở bản thân. Và sinh viên tham gia các hoạt động, câu lạc
bộ nói riêng cũng có nhiều lý do và mục đích khác nhau như để phát triển hay thể
hiện bản thân...

ho


1.2.2. Tình hình tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm ở Đại học Huế

h

in

̣c k

Đại học Huế là một đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam đa ngành đa lĩnh vực.
Môi trường Đại học Huế không chỉ trang bị cho mỗi sinh viên những kiến thức chuyên
sâu về lĩnh vực mình được đào tạo mà nó còn là môi trường rất tốt để sinh viên hình
thành những kỹ năng căn bản trước khi ra trường đi làm. Những kỹ năng mềm này thật
sự rất quan trọng và các nhà tuyển dụng ngày càng đòi hỏi cao về điều này. Việc tham
gia các CLB, đội nhóm là những hoạt động giúp sinh viên rèn luyện những kỹ năng
mềm: giao tiếp, thuyết trình, khả năng lãnh đạo, hình thành sự tự tin…Vì vậy, những
năm gần đây mô hình CLB, đội nhóm ngày càng xuất hiện nhiều:” thanh niên tình
nguyện vì cuộc sống cộng đồng” trên những ngã đường ở thành phố Huế, mọi người
điều nhìn thấy những chiến sĩ tình nguyện của đội thanh niên xung kích tuyên truyền
an toàn giao thông, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh đảm nhận điều tiết giao
thông. Không chỉ tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, CLB “ ngân hàng máu
sống di động” trường Cao đẳng sư phạm Huế với hơn 200 thành viên sẵn sàng hiến
máu khi có người cần. Với nhiều hoạt động thiết thực như tình nguyện bảo vệ môi
trường, tiếp sức mùa thi, tiếp sức đến trường, phục vụ Festival, khắc phục hậu quả sau
bão lụt…Các CLB, đội nhóm đã thực sự xây dựng phong trào xung kích, tình nguyện
vì cuộc sống cộng đồng trên nhiều lĩnh vực ngày càng phát triển rộng rãi trong các
trường đại học nói riêng và đại học Huế nói chung.

́H




́


1.2.3. Tình hình tham gia CLB, đội nhóm ở TrườngĐHKT - ĐHH
Trường Đại học Kinh tế Huế- Đại học Huế là nơi đào tạo sinh viên kinh tế hàng
đầu ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đến với ngôi trường này sinh viên sẽ được
tiếp xúc với môi trường học tập chuyên nghiệp, đội ngũ giảng viên thân thiện, nhiệt
11


Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ

tình và nhiều người được đào tạo từ các nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Nhật,
Australia, Hà Lan… 10 năm tồn tại và phát triển của Trường Đại học Kinh tế trực
thuộc Đại học Huế được đánh giá không chỉ chất lượng giảng dạy ngày một cải thiện
mà còn nổi bật của hơn 20 CLB đội nhóm hoạt động trong trường từ khi thành lập đến
nay: CLB “ công tác xã hội-nơi tình bạn bắt đầu” với mục đích tạo môi trường cho các
bạn sinh viên phát huy tinh thần thiện nguyện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, kém
may mắn trong cuộc sống. CLB “ kế toán trẻ-trải nghiệm cùng đam mê” được thanh
lập cách đây không lâu dưới sự quản lý của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường ĐH
Kinh tế Huế và bảo trợ đặc biệt của trung tâm nghiên cứu đào tạo Tài chính- Kế toánThuế- Tin học Hồng Đức, CLB ra đời với mục đích tạo một sân chơi học thuật cho
sinh viên các khoa chuyên ngành kế toán- kiểm toán cũng như các ngành có liên quan.
CLB “bóng đá- chơi bóng bằng trái tim” với tâm huyết của các bạn thanh niên yêu và
đam mê bóng đá, CLB thành lập với mong muốn tạo ra một nơi để sinh hoạt vui chơi,

đồng thời tăng tinh thần đoàn kết và rèn luyện kỹ năng chơi bóng. “một giọt máu cho
đi-một cuộc đời ở lại” đó chính là Đội sinh viên tuyên truyền- Hiến máu tình nguyện
trường Đại học Kinh tế Huế….Các CLB ngày càng hoạt động sôi nổi góp phần làm
nổi bật vị thế nhà trường không chỉ bởi thành tích học tập mà còn bởi thành tích học
tập ngoài giờ lên giảng đường.

h

in

̣c k

ho

́H


́

12


Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1. Tổng quan về Khoa Kinh tế và Phát triển của Trường ĐHKT-ĐHH
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

ại


Đ

Cùng với quá trình phát triển của Trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa Kinh tế và
Phát triển không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Khoa có nguồn gốc từ Bộ môn
Kinh tế nông nghiệp thuộc khoa Kinh tế nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp II
Hà Bắc (nay là trường Đại học Nông lâm Huế), thành lập vào năm 1969.
Khi trường Đại học Kinh tế được thành lập theo quyết định số 126/2002/QĐ TTg ngày 27/09/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Khoa được thành lập trên cơ sở của
bộ môn Kinh tế, với tên gọi là Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Nhằm thực hiện chủ trương đa dạng hoá loại hình và mở rộng qui mô đào tạo
nguồn nhân lực, đặc biệt cho các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, theo quyết định
001/QĐ - ĐHH - TCNS ngày 05/01/2004 của Giám đốc Đại học Huế, khoa lại đổi tên
thành Khoa Kinh tế và Phát triển như hiện nay.

h

in

̣c k

ho

Khoa Kinh tế và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Huế có truyền thống và uy
tín về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là Khoa duy
nhất ở khu vực miền Trung đào tạo ngành Kinh tế Nông nghiệp từ bậc Đại học đến
Tiến sĩ. Hơn 45 năm qua, Khoa đã đào tạo hàng ngàn cử nhân, hàng trăm học viên
cao học và nhiều nghiên cứu sinh tiến sĩ tốt nghiệp, những người đang từng ngày lao
động sáng tạo và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Khoa Kinh tế và Phát triển cũng là đơn vị tiên phong về nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và tài nguyên môi trường ở khu vực miền Trung. Đến
nay, đội ngũ giảng viên của Khoa đã có 55 giảng viên cơ hữu, trong đó có 06 Phó

Giáo sư, 06 Tiến sĩ và 30 thạc sĩ, và hơn 10 giảng viên thỉnh giảng là các giảng viên
có trình độ và các nhà quản lý có trình độ. Đội ngũ giảng viên của khoa KT&PT
không chỉ là những thầy cô giáo có kiến thức chuyên sâu, có phương pháp giảng dạy
tiên tiến mà còn là những cố vấn học tập thân thiện giúp các bạn biến ước mơ tương
lai của mình trở thành hiện thực.

́H



́


2.1.2. Những nhiệm vụ và chức năng chính
* Những đặc điểm chính của Khoa
- Là đơn vị có bề dày truyền thống nhất của Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Huế.
- Là đơn vị duy nhất ở miền Trung và Tây nguyên được giao nhiệm vụ đào tạo
chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp từ trình độ cử nhân, thạc sỹ đến tiến sỹ.
- Là đơn vị trọng điểm của Đại học Huế trong việc đầu tư nâng cao chất lượng
đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm đạt chuẩn quốc gia, tiến tới chuẩn các trường
Đại học trong khu vực và trên thế giới.

13


Đại học Kinh tế Huế

- Là một trong năm đơn vị thực hiện đào tạo theo chương trình tiến tiến khối kinh
tế của cả nước.

* Chức năng, nhiệm vụ
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ từ cử nhân đến tiến sĩ; nghiên cứu và chuyển
giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế
nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp, và phát triển nông thôn.
Trong quá trình phát triển, Khoa đã luôn chú trọng đa dạng hoá loại hình đào tạo
và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Đến nay, Khoa đã đào tạo được hàng
nghìn cử nhân và nhiều thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và Phát
triển nông thôn với nhiều hình thức khác nhau: hệ chính qui, vừa học vừa làm.

ại

Đ

Cùng với việc mở rộng qui mô, Khoa luôn chú trọng đến chất lượng đào tạo và phát
triển đội ngũ CBGD; tăng cường công tác quản lý, cải tiến nội dung, phương pháp dạy
và học. Khoa đã chuyển đổi và xây dựng được nội dung khung chương trình đào tạo
theo học chế tín chỉ; thống nhất nội dung đề cương chi tiết của tất cả các học phần do
khoa quản lý; xây dựng được ngân hàng đề thi trong toàn khoa. Trong những năm đến,
Khoa sẽ tiếp tục nghiên cứu để mở thêm một số chuyên ngành khác như: Kinh tế lao
động; Kinh tế bảo hiểm...

̣c k

ho

2.1.3. Thành tựu đạt được

Về hoạt động đào tạo

h


in

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khoa luôn chú trọng đa dạng hoá loại
hình và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Với
hơn 50 năm kinh nghiệm, đến nay Khoa đã đào tạo được hàng nghìn cử nhân với nhiều
hình thức khác nhau (chính qui, vừa học vừa làm...). Đặc biệt, Khoa là đơn vị duy nhất
ở khu vực miền Trung đào tạo ngành Kinh tế Nông nghiệp từ trình độ cử nhân, thạc sĩ
lên đến tiến sĩ. Cùng với việc mở rộng qui mô, Khoa luôn chú trọng công tác nâng cao
và đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện bao gồm cả phẩm chất chính trị và năng lực
chuyên môn. Trong thời gian qua, Khoa đã có nhiều nỗ lực trong việc đào tạo và phát
triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, tăng cường công tác quản lý đào tạo, cải tiến nội dung,
phương pháp dạy và học. Khoa đã chuyển đổi và xây dựng được nội dung khung
chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ; thống nhất nội dung đề cương chi tiết của tất
cả các học phần do Khoa quản lý giảng dạy; xây dựng được ngân hàng đề thi trong
toàn Khoa. Cho đến nay (2017), Khoa đang đào tạo 4 ngành bậc đại học, bao gồm:
ngành Kinh tế Nông nghiệp, ngành Kinh doanh Nông nghiệp, ngành Kinh tế (có các
chuyên ngành: Kế hoạch - Đầu tư; Kinh tế và Quản lý Tài nguyên Môi trường), ngành
Kinh tế nông nghiệp - Tài chính (Chương trình tiên tiến, giảng dạy bằng tiếng Anh
theo chương trình đào tạo của ĐH Sydney, Australia). Kể từ năm học 2017 - 2018,
Khoa bắt đầu tuyển sinh sinh viên cho Chương trình Đào tạo chất lượng cao chuyên
ngành Kế hoạch - Đầu tư theo Quyết định phê duyệt của Bộ GD&ĐT. Dự kiến bắt đầu

́H



́



14


×