Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

KHẢO SÁT QUI TRÌNH SẤY GỖ TRÀM BÔNG VÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ PISICO ĐỒNG AN – BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUI TRÌNH SẤY GỖ TRÀM BÔNG VÀNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ
PISICO ĐỒNG AN – BÌNH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên: HUỲNH HẢI ĐĂNG
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7/2010
1


KHẢO SÁT QUI TRÌNH SẤY GỖ TRÀM BÔNG VÀNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ
PISICO ĐỒNG AN – BÌNH DƯƠNG

Tác giả

HUỲNH HẢI ĐĂNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. PHẠM NGỌC NAM


Tháng 7/2010
i


LỜI CẢM TẠ

Sau thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu cùng toàn thể quý Thầy, Cô trường đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể quý Thầy, Cô khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt
là quý Thầy, Cô Bộ môn Chế Biến Lâm Sản.
Thầy TS. Phạm Ngọc Nam, giảng viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Ban lãnh đạo cùng tập thể Anh, Chị em công nhân Công ty cổ phần chế biến
gỗ Pisico - Đồng An đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài này.
Tập thể lớp Chế Biến Lâm Sản 32 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Tp. HCM, ngày 20 tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Hải Đăng

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa....................................................................................................................... i
Lời cảm tạ .................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... vi

Danh mục các bảng .................................................................................................... vii
Danh mục các hình ..................................................................................................... viii
Lời nói đầu................................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico-Đồng An ............................ 3
2.1.1. Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico-Đồng An ............................................... 3
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .............................................. 4
2.1.3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của cổng ty .................................................... 5
2.1.4. Nguyên liệu .................................................................................................... 6
2.1.5. Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty............................................................... 6
2.1.6.Tình trạng máy móc thiết bị tại công ty .......................................................... 7
2.2. Cơ sở lý thuyết về sấy gỗ .................................................................................. 8
2.2.1. Quá trình khô của gỗ trong khi sấy ................................................................ 8
2.2.1.1. Sự chênh lệch độ ẩm của gỗ trong quá trình sấy ........................................ 9
2.2.1.2. Sự chênh lệch về nhiệt độ của gỗ trong quá trình sấy................................. 9
2.2.1.3. Sự chênh lệch áp suất trong quá trình sấy gỗ ............................................. 10
2.2.2. Phương pháp điều hành sấy .......................................................................... 10
2.2.3. Các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến quá trình khô của gỗ ......................... 12
iii


2.2.3.1. Chủng loại và khối lượng riêng của gỗ ...................................................... 12

2.2.3.2. Ảnh hưởng độ dày gỗ ................................................................................. 12
2.2.3.3. Ảnh hưởng của độ ẩm ban đầu................................................................... 13
2.2.3.4. Ảnh hưởng của tốc độ môi trường sấy ....................................................... 13
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 14
3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 14
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 14
3.2.1. Các phương pháp xác định độ ẩm sấy .......................................................... 14
3.2.1.1. Độ ẩm tương đối của gỗ ............................................................................. 14
3.2.1.2. Độ ẩm tuyệt đối của gỗ .............................................................................. 15
3.2.1.3. Độ ẩm thăng bằng ...................................................................................... 15
3.2.2. Phương pháp theo dõi diễn biến độ ẩm của gỗ trong quá trình sấy .............. 16
3.2.2.1. Phương pháp xác định độ ẩm ban đầu của gỗ ............................................ 16
3.2.2.2. Phương pháp theo dõi quá trình giảm ẩm của gỗ sấy ................................ 17
3.2.3. Phương pháp theo dõi quy trình sấy ............................................................ 18
3.2.3.1. Theo dõi nhiệt độ sấy ................................................................................. 18
3.2.3.2. Theo dõi sự chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt .......... 18
3.2.3.3. Theo dõi thời gian sấy ................................................................................ 18
3.2.3.4. Theo dõi chất lượng gỗ sấy ........................................................................ 18
3.2.4. Cơ sở thành lập chế độ sấy............................................................................ 19
3.2.4.1 Chế độ sấy ................................................................................................... 19
3.2.4.2. Cơ sở thành lập chế độ sấy......................................................................... 19
3.2.4.3. Cách xử lý trong quá trình sấy ................................................................... 20
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 22
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ –THẢO LUẬN .................................................................. 23
4.1. Thực trạng sấy tại Công ty cổ phần chế biến gỗ PISICO Đồng An ................ 23
4.1.1 Đặc điểm của nguyên liệu sấy........................................................................ 23
4.1.2. Thực trạng thiết bị sấy tại Công ty cổ phần chế biến gỗ PISICO Đồng An . 24
4.1.3. Qui trình vận hành lò sấy Công ty cổ phần chế biến gỗ PISICO Đồng An .. 26
4.2. Kết quả khảo sát một số mẻ sấy ....................................................................... 27
4.2.1. Mẻ sấy thứ 1 .................................................................................................. 27

iv


4.2.2. Mẻ sấy thứ 2 .................................................................................................. 29
4.2.3. Mẻ sấy thứ 3 .................................................................................................. 30
4.2.4. Mẻ sấy thứ 4 .................................................................................................. 32
4.2.5. Mẻ sấy thứ 5 .................................................................................................. 33
4.2.6. Mẻ sấy thứ 6 .................................................................................................. 35
4.2.7. Mẻ sấy thứ 7 .................................................................................................. 36
4.2.8. Mẻ sấy thứ 8 .................................................................................................. 37
4.3. Xây dựng quy trình sấy thực nghiệm ............................................................... 40
4.3.1. Thực nghiệm sấy gỗ tràm bông vàng với chiều dày ván 25-30mm .............. 41
4.3.2. Đánh giá các mẻ sấy thực nghiệm................................................................. 43
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................. 45
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 45
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 47
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 47

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QC

Quản lý chất lượng

ISO

Tiêu chuẩn quốc tế


W

Độ ẩm tuyệt đối của gỗ

Wtt

Độ ẩm tức thời của gỗ

Wa

Độ ẩm tương đối của gỗ

Wtrong

Độ ẩm bên trong thanh gỗ

Wmặt

Độ ẩm bên ngoài thanh gỗ

G

Khối Lượng gỗ tươi

Ga

Khối lượng ban đầu của mẫu

Gtt


Khối lượng tức thời của gỗ

G0

Khối lượng gỗ khô kiệt

tk

Nhiệt độ nhiệt kế khô



Nhiệt độ nhiệt kế ướt

Δt

Chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Doanh thu sản xuất tại công ty qua các năm

5

Bảng 2.2: Phân bố nhân sự tại công ty


7

Bảng 3.1: Khối lượng trung bình G0, Ga và độ ẩm ban đầu Wa của gỗ kiểm tra

17

Bảng 4.1: Mẻ sấy thứ nhất gỗ tràm bông vàng có chiều dày (25-30)mm

28

Bảng 4.2: Mẻ sấy thứ 2 gỗ tràm bông vàng có chiều dày (20-25)mm

30

Bảng 4.3: Mẻ sấy thứ 3 gỗ tràm bông vàng có chiều dày (30-35)mm

31

Bảng 4.4: Mẻ sấy thứ 4 gỗ tràm bông vàng có chiều dày (30-35)mm

32

Bảng 4.5: Mẻ sấy thứ 5 gỗ tràm bông vàng có chiều dày (20-25)mm

34

Bảng 4.6: Mẻ sấy thứ 6 gỗ tràm bông vàng có chiều dày (16-20)mm

35


Bảng 4.7: Mẻ sấy thứ 7 gỗ tràm bông vàng có chiều dày (25-30)mm

36

Bảng 4.8: Mẻ sấy thứ 8 gỗ tràm bông vàng có chiều dày (25-30)mm

38

Bảng 4.9: Tổng hợp các mẻ sấy

39

Bảng 4.10: Ba chế độ sấy sử dụng trong nghiên cứu

40

Bảng 4.11: Kết quả sấy gỗ tràm bông vàng ở ba chế độ sấy cho ván 25-30mm

41

Bảng 4.12: Kết quả so sánh các mẻ sấy thực nghiệm

43

Bảng 4.13: Kết quả so sánh các mẻ sấy khảo sát và thực nghiệm

44

vii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Công ty cổ phần chế biến gỗ PISICO Đồng An

3

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức tại công ty

6

Hình 2.3: Lò sấy

7

Hình 2.4: Các phương pháp điều hành sấy cơ bản

11

Hình 2.5: Sơ đồ nguyên lý điều hành sấy 2 cấp

11

Hình 3.1: Độ ẩm thăng bằng

16

Hình 4.1: Gỗ tràm bông vàng

23


Hình 4.2: Lò sấy của công ty Pisico

25

Hình 4.3: Nồi hơi của công ty Pisico

25

Hình 4.4: Bảng điều khiển hệ thống điện lò sấy của công ty pisico

26

Hình 4.5: Tỷ lệ khuyết tật của các mẻ sấy khảo sát

39

Hình 4.6: Sấy gỗ tràm bông vàng với chiều dày ván 25-30mm ở ba chế độ sấy

42

viii


LỜI NÓI ĐẦU
Gỗ là một trong những vật liệu quan trọng và gần gũi với con người. Cùng với
thời gian, con người ngày càng phát triển, họ đã biết cách sử dụng gỗ vào nhu cầu
khác nhau: Làm nhà cửa, bàn ghế, cầu cống… Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vấn
đề sản xuất hàng mộc ở nước ta không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để
xuất khẩu. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng mộc như hiện nay thì gỗ phải được

xử lý trước khi đưa vào sản xuất, nhằm tránh các hiện tượng như nấm mốc, co
rút...Trong đó sấy là một khâu quan trọng nhằm rút ngắn thời gian xử lý gỗ và hạn chế
các khuyết tật.
Sấy gỗ là một công nghệ quan trọng trong ngành chế biến gỗ, nó quyết định đến
chất lượng sản phẩm, làm tăng giá trị sử dụng gỗ, làm tăng tuổi thọ sản phẩm…Nhưng
mỗi loại gỗ, mỗi quy cách gỗ cần có một quy trình sấy khác nhau để đáp ứng yêu cầu
chất lượng.
Được sự chấp thuận của khoa Lâm Nghiệp, sự phân công của bộ môn chế biến
gỗ, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy TS. Phạm Ngọc Nam, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Khảo sát qui trình sấy gỗ tràm bông vàng tại Công ty cổ phần chế biến
gỗ PISICO Đồng An”.

Trong quá trình thực hiện, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định
mong được sự đóng góp của quý thầy cô bộ môn, các anh chị trong công ty và các bạn.
Thủ Đức ngày 20 tháng 7 năm 2010
Svth: Huỳnh Hải Đăng

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Sản phẩm đồ mộc xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại
mẫu mã và cả về chủng loại gỗ. Lâu nay nguyên liệu gỗ Tràm bông vàng là một trong
những loại gỗ chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất hàng mộc xuất khẩu ở các tỉnh phía
Nam.
Sấy gỗ là một khâu quan trọng trong quá trình khai thác, chế biến và bảo quản
gỗ. Nếu gỗ không đạt được độ ẩm cuối cùng như mong muốn thì khi sử dụng gỗ sẽ

nảy sinh nhiều khuyết tật như cong vênh, co ngót hay nấm mốc… ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng và giá trị sử dụng của sản phẩm. Do đó ngoài việc bảo quản gỗ bằng
các loại chất hóa học để bảo vệ gỗ khỏi các tác nhân gây hại như côn trùng, nấm
mốc… thì quá trình sấy gỗ là công việc hết sức quan trọng và cần thiết để bảo vệ gỗ
khỏi bị các tác nhân môi trường làm thay đổi tính chất gỗ của gỗ, nhất là độ ẩm gỗ, tác
nhân làm cho gỗ cong vênh, nức nẻ…
Hiện nay có rất nhiều phương pháp sấy gỗ, từ các phương pháp thủ công như
hong phơi tự nhiên cho đến các phương pháp sấy hiện đại như sấy chân không, sấy cao
tầng… sử dụng các loại lò sấy công nghiệp hiện đại với công suất và hiệu suất sấy cao,
đảm bảo được yêu cầu của sản phẩm. Do đó hầu hết các xí nghiệp chế biến gỗ đều có
lò sấy gỗ. Lò sấy gỗ được xây dựng rất đa dạng, nhiều kiểu cấu trúc khác nhau, quy
mô cũng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện và quy mô của xí nghiệp.
Sấy gỗ là một công nghệ quan trọng trong ngành chế biến gỗ, nó quyết định đến
chất lượng sản phẩm, làm tăng giá trị sử dụng gỗ, làm tăng tuổi thọ sản phẩm….
Nhưng mỗi loại gỗ, mỗi quy cách gỗ cần có một quy trình sấy khác nhau để đáp ứng
yêu cầu chất lượng. Nhằm giải đáp một phần nhỏ những vấn đề trên chúng tôi đã tiến
hành đề tài: “Khảo sát qui trình sấy gỗ tràm bông vàng tại công ty cổ phần chế
biến gỗ PISICO Đồng An” nhằm tìm ra những ưu nhược điểm trong qui trình sấy gỗ
1


tại công ty, giảm bớt tỷ lệ phế phẩm, đồng thời nâng cao tỷ lệ gỗ sấy thành phẩm để
góp phần nào tiết kiệm được nguyên vật liệu, nâng cao năng suất.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây ngành công nghiệp chế biến gỗ ngày càng phát triển mạnh,
nguồn tài nguyên rừng ngày càng khan hiếm, Nhà nước có chủ trương cấm việc xuất
khẩu gỗ dạng thô thì ngành chế biến gỗ tinh chế càng có điều kiện phát triển mạnh
hơn. Nhưng cũng chính vì vậy tình trạng chặt phá rừng ngày càng nghiêm trọng, đứng
trước tình hình đó Nhà nước ra quyết định cấm xuất khẩu gỗ rừng tự nhiên làm ảnh
hưởng nguồn xuất khẩu gỗ trong nước.

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất, hàng năm công ty cổ phần chế biến gỗ
PISICO Đồng An thu mua nguyên liệu gỗ từ Đồng Nai và một số tỉnh khác với số
lượng tương đối lớn, Trong đó đa phần gỗ tràm bông vàng. Việc nâng cao hiệu quả,
chất lượng gỗ sấy vừa rút ngắn thời gian sấy là điều cần thiết. Do vậy vấn đề tìm hiểu
và xây dựng quy trình sấy sao cho phù hợp với mỗi loại quy cách, chiều dày gỗ là nhu
cầu cấp thiết. Dưới sự hướng dẫn thầy TS. Phạm Ngọc Nam, chúng tôi quyết định thực
hiện đề tài “Khảo sát quy trình sấy gỗ Tràm Bông Vàng tại công ty cổ phần chế
biến gỗ PISICO Đồng An”
1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là khảo sát thực tế các mẻ sấy tại công ty nhằm tìm kiếm
một quy trình công nghệ sấy hợp lí. Quy trình này vừa có thể hạn chế khuyết tật vừa
có thể rút ngắn được thời gian sấy cũng như tăng hiệu quả sấy, phù hợp nhu cầu sản
xuất.
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Do yêu cầu thực tế sản xuất ở công ty là làm thế nào để hoàn thiện quy trình
sấy, nhằm hạn chế được khuyết tật và tăng hiệu quả khi sấy. Với điều kiện và thời gian
cho phép nên đề tài chỉ thực hiện những mục tiêu sau:
+ Khảo sát các mẻ sấy ở công ty nhằm tìm hiểu quy trình sấy hiện thời.
+ Phân tích đánh giá các mẻ sấy thực tế trên cơ sở tìm hiểu lí thuyết về sấy kết
hợp với thực tế và đưa ra kết luận, ý kiến đề xuất cho một quy trình sấy áp dụng trong
tương lai.
+ Xây dựng quy trình sấy thực nghiệm.
2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico - Đồng An
2.1.1. Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico - Đồng An

Tên đầy đủ của công ty là CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ PISICO –
ĐỒNG AN, được đặt tại lô C – đường số 3 – khu công nghiệp Đồng An, tỉnh Bình
Dương. Trên thị trường giao dịch tên tiếng Anh của công ty là PISICO – DONG AN
PROCESSING FORNITURE JOINT STOCK COMPANY (viết tắt là: PISICO –
DONG AN).

Hình 2.1: Công ty cổ phần chế biến gỗ PISICO Đồng An
3


Công ty hiện tọa lạc trong khu công nghiệp Đồng An tỉnh Bình Dương là vị trí
thuận lợi trong việc xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty. Công ty ở vị trí gần với
các khu công nghiệp Sóng Thần1, 2, khu công nghiệp Việt Hương và khu công nghiệp
Việt Nam –Singapore. Ngoài ra, công ty còn gần cảng (IDC Phước Long, Cát Lái, Tân
Cảng và cảng biển). Bên cạnh đó công ty còn ở gần ga Sóng Thần, gần sân bay Tân
Sơn Nhất cũng góp phần thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico-Đồng An là Xí nghiệp chế biến
gỗ Thủ Đức, địa chỉ tại xã Tăng Nhơn Phú – Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh, theo
quyết định số 111/QĐ-TC, ngày 14/3/1997 của Công ty, Xí nghiệp chế biến gỗ Thủ
Đức chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Công ty Pisico. Đến tháng 7/1999 Tổng
công ty có quyết định số 45/QĐ-TC ngày 1/7/1999, Xí nghiệp chế biến gỗ Thủ Đức
trực thuộc chi nhánh Tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Pisico –
Bình Định tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2001 trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường, với chủ trương đầu tư vào
lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu ở phía Nam, tháng 5/2001 Tổng công ty đã có quyết
định số 22/QĐ-TC ngày 2/5/2001 thành lập Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico-Đồng
An tại khu công nghiệp Đồng An tỉnh Bình Dương (Lô C - đường số 3 – khu công
nghiệp Đồng An - Thuận An - Bình Dương), trên cơ sở nâng cấp và di dời Xí nghiệp
chế biến gỗ Thủ Đức, tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh. Công ty cổ phần chế biến gỗ

Pisico - Đồng An thuộc Tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Pisico –
Bình Định. Được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng địa
phương, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành của nhà
nước và phân cấp của tổng công ty. Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico-Đồng An đóng
tại khu công nghiệp Đồng An - Bình Dương với diện tích 12852 m2. Có vị trí lợi thế
trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh-Bình Dương-Đồng
Nai, là đầu mối giao dịch của Tổng công ty ở phía Nam tiếp cận thông tin về thị
trường, khách hàng, có nguồn nguyên liệu ổn định với giá cả phù hợp, phương thức
giao nhận vận chuyển thuận lợi. Năm 2004 Công ty đã được tổ chức giám định quốc tế
SGS giám định và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO.
4


Vào ngày 2/10/2007 Công ty cổ phần chế biến gỗ PISICO Đồng An đã chính
thức nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu tại Thị trường giao dịch chứng khoán Hà
Nội. Công ty có số vốn điều lệ là 15.000.000.000 đồng trong đó nhà Nước sở hữu
31,28%, cổ đông trong, ngoài công ty sở hữu 68,72%.
Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico - Đồng An là đơn vị chủ lực đóng góp trong
kết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty. Trong những năm qua, công ty luôn giữ
quan hệ gắn bó với các khách hàng có khả năng tiêu thụ hàng hóa với số lượng lớn
như Công ty YEDERSOME (Thụy Điển), Công ty SCANCOM (Đan Mạch), Công ty
TOPSEAL (Hồng Kông ), Công ty CATTIE (Pháp), Công ty JCO (Úc), Công ty IKEA
(Thụy Điển)… Đặc biệt Mỹ và Canada là hai thị trường lớn mà công ty đang hướng
tới. Hiện tại mặt hàng chiến lược của công ty là chế biến sản phẩm gỗ Tràm bông vàng
khách hàng lớn là tập đoàn IKEA với doanh số mua trên 4.000.000USD/năm. Song
song với các sản phẩm sản xuất từ gỗ tràm bông vàng còn có một số loại gỗ như chò,
dầu, bạch đàn… cung cấp cho khách hàng YEDERSOME, JCO…
2.1.3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của cổng ty
Mục tiêu phát triển của công ty là cố gắng phấn đấu giữ vững mức tăng trưởng
hàng năm từ 10% đến 15% của các chỉ tiêu chủ yếu trong sản xuất kinh doanh, bảo

tòan và phát triển vốn của cổ đông, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng và phát
triển thương hiệu của doanh nghiệp, bảo đảm ổn định việc làm và thu nhập cho người
lao động tại công ty.
Trong ba năm 2006; 2007; 2008 doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng
mạnh. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến tình
hình kinh doanh của công ty nên doanh thu của công ty trong năm 2009 có giảm so với
các năm trước. Dự kiến năm 2010 doanh thu có tăng nhưng không cao. Doanh thu và
kế hoạch sản xuất tại công ty thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Doanh thu sản xuất tại công ty qua các năm
STT

Năm sản xuất

Doanh thu (đồng)

1
2
3
4
5

2006
2007
2008
2009
2010 (dự kiến)

88.260.465.298
165.271.504.792
191.275.438.047

160.267.452.000
165.000.000.000 đồng
5


2.1.4. Nguyên liệu
Nguyên liệu sản xuất chủ yếu tại công ty là gỗ dầu, chò chỉ, teak, tràm bông
vàng, bạch đàn. Nhưng hiện nay công ty đang sản xuất chủ yếu là gỗ tràm (chiếm
90%) được mua về từ các cơ sở khai thác gỗ tại Việt Nam. Nguyên liệu được mua về
dưới dạng phôi chưa qua tẩm sấy, quy cách theo đơn đặt hàng.
2.1.5. Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty
Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện như ở hình 2.2.
Giám đốc công ty

Phó giám đốc sản

Phó giám đốc kinh

xuất

doanh

Phòng tổ chức

Phòng kế hoạch kĩ

Phòng kế tóan tài

hành chính


thuật

chính

Phân xưởng III

Phân xưởng I

Phân xưởng II

Phân xưởng sơ

(Sấy)

(Tinh chế)

(Tinh chế)

chế

Tổ lắp ráp phân

Tổ máy phân

Tổ lắp ráp

Tổ máy phân

xưởng I


xưởng I

phân xưởng II

xưởng II

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức tại công ty
6


Phân bố nhân sự tại công ty được thể hiện ở bảng 2.2
Bảng 2.2: Phân bố nhân sự tại công ty
STT

Vị trí công việc

Số lượng (người)

Ghi chú

1

Ban giám đốc

3

1 GĐ, 2 PGĐ

2


Phòng kế hoạch kĩ thuật

7

1 TP, 2 PP

3

Phòng kế toán tài chính

5

1 TP, 1 PP

4

Phòng tổ chức hành chính

3

5

Phân xưởng sơ chế

73

6

Phân xưởng I


200

7

Phân xưởng II

200

8

Phân xưởng III (xưởng sấy)

35

Tổng

526

2.1.6.Tình trạng máy móc thiết bị tại công ty
Nhìn chung các thiết bị máy móc tại công ty đã cũ, một số máy bị hư không thể
sửa chữa được. Tuy không thể thay thế hết toàn bộ máy móc tại các phân xưởng của
công ty, nhưng cứ cách vài năm công ty mua về một số máy móc mới thay thế cho các
máy bị hư, vừa giúp thay thế dần máy móc cũ tại công ty vừa tăng năng suất cho công
ty , mặt khác giúp công ty không bị lạc hậu về khoa học kĩ thuật.
Phân xưởng III là phân xưởng sấy với 17 lò sấy hơi nước mới được đưa vào sử
dụng năm 2010 nên còn mới khoàng 95%. Với các thông số kỹ thuật:

Hình 2.3: Lò sấy
7



- Công suất sấy: 45 ÷ 50 m3/mẻ sấy
- Công suất nhiệt: 79 000 kcal/h
- Công suất giàn gia nhiệt:
٠ Bề mặt gia nhiệt: 200 m2
٠ Số lượng cụm gia nhiệt: 8
٠ Công suất môtơ: 1,5 Hp
٠ Công suất quạt: 9 000 m3/h
٠ Công suất gió: 54 000 m3/h
٠ Số lượng quạt: 6
- Nhiệt độ sấy: 40 ÷ 950C
- Mức độ gia nhiệt: Tăng nhiệt độ sấy lên 700C trong 3h
- Áp suất hơi sử dụng: 2,4 ÷ 6 kg/cm2
2.2. Cơ sở lý thuyết về sấy gỗ
2.2.1. Quá trình khô của gỗ trong khi sấy
Gỗ sau khi cưa xẻ thường có độ ẩm rất cao, muốn cho gỗ đạt yêu cầu trong các
công đoạn gia công tiếp theo thì chúng ta phải thực hiện quá trình sấy để loại nước ra
khỏi gỗ nhằm đạt được độ ẩm và ổn định kích thước theo yêu cầu.
Quá trình sấy là quá trình làm bay hơi nước trong gỗ, là quá trình làm gỗ khô đạt
đến yêu cầu cần thiết cho thực hiện các công đoạn gia công chế biến gỗ.
Quá trình khô của gỗ được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu là giai đoạn bay
hơi nước tự do và kết thúc ở điểm bảo hoà thớ gỗ. Giai đoạn hai là giai đoạn thoát hơi
nước liên kết.
+ Nước tự do: Tồn tại trong ruột tế bào và khe hở giữa các tế bào (khi gỗ bị nứt
nẻ). Dạng nước này chỉ ảnh hưởng đến khối lượng thể tích, khả năng thẩm thấu dịch
thể vào gỗ, có năng lượng liên kết thấp, dễ bị tách ra khi sấy gỗ.
+ Nước liên kết nằm trong vách tế bào gỗ, giữa các bó Xenlulo và một phần liên
kết hoá học qua cầu hydro. Giữa các phân tử nước và phân tử xenlulo, mức năng lượng
liên kết ở dạng nước này cao nên khó bị tách ra.
+ Ranh giới giữa hai loại nước trên quy định điểm bảo hoà thớ gỗ.


8


+ Điểm bảo hoà thớ gỗ là một đặc điểm cần được quan tâm trong kỹ thuật sấy.
Đây là một thời điểm quan trọng đối với vật liệu gỗ và mỗi loại gỗ khác nhau sẽ có giá
trị độ ẩm bảo hoà thớ gỗ khác nhau.
2.2.1.1. Sự chênh lệch độ ẩm của gỗ trong quá trình sấy
Khi sấy gỗ thì phần nước ở bên trong gỗ chuyển dịch dần ra ngoài lớp mặt, rồi
sau đó từ lớp mặt ngoài hơi nước sẽ tiếp tục bay đi. Nhưng tốc độ chuyển dịch của
nước từ trong gỗ ra ngoài thường chậm hơn so với tốc độ bay hơi của nước ở bề mặt
ngoài gỗ. Vì vậy lớp gỗ ngoài mặt luôn luôn khô nhanh hơn những lớp gỗ bên trong.
Khi nhiệt độ không khí xung quanh càng cao, độ ẩm tương đối của không khí càng
thấp, thì tốc độ bay hơi nước ở lớp gỗ mặt ngoài càng nhanh, lớp gỗ ngoài càng chóng
khô. Mặt khác do cấu tạo của gỗ cũng hạn chế sự dịch chuyển của nước từ bên trong ra
bên ngoài, do đó trong giai đoạn đầu của quá trình sấy, hình thành nên sự chênh lệch
về độ ẩm của gỗ ở lớp bên trong và lớp bên ngoài. Nếu sự chênh lệch về độ ẩm càng
lớn (không kể hiện tượng chai bề mặt gỗ) thì tốc độ di chuyển ẩm từ trong ra ngoài
càng nhanh và làm cho gỗ sẽ chóng khô.
Như vậy, sự chênh lệch về độ ẩm trong tấm gỗ là động lực của tốc độ di chuyển
nước bên trong gỗ ra ngoài mặt. Mặt khác như ta đã biết khi gỗ khô xuống dưới điểm
bảo hoà thớ gỗ thì gỗ sẽ bắt đầu co rút. Trong giai đoạn này nước trong gỗ bay hơi
nhanh dẫn đến co rút lớn và dễ không đồng đều giữa các lớp trong gỗ, dễ sinh ra hiện
tượng nứt nẻ, cong vênh. Vì thế trong khi sấy, ta cần chú ý giai đoạn này (giai đoạn độ
ẩm của lớp ngoài gỗ xuống dưới điểm bảo hoà thớ gỗ). Đây cũng là nguyên nhân tại
sao sau khi sấy phần trong của gỗ bao giờ cũng còn ẩm hơn bề mặt gỗ (trừ khi gỗ đã
sấy khô kiệt hay gỗ sấy có kích thước nhỏ thì hiện tượng chênh lệch này không rõ
ràng).
Tóm lại sự chênh lệch độ ẩm của gỗ trong quá trình sấy là động lực thúc đẩy quá
trình khô của gỗ.

2.2.1.2. Sự chênh lệch về nhiệt độ của gỗ trong quá trình sấy
Sự chênh lệch về nhiệt độ là động lực thứ hai thúc đẩy tốc độ di chuyển nước
trong gỗ sấy. Nước sẽ di chuyển từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp. Tức
là di chuyển cùng hướng với hướng chuyển dịch của nhiệt.
9


Tuy nhiên, trong những phương pháp sấy thông thường, khi gia nhiêt cho gỗ làm
gỗ nóng lên, nhiệt độ ở lớp ngoài mặt luôn luôn cao hơn nhiệt độ của lớp gỗ bên trong
tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ (t) Với t = ttr - tng < 0. Điều này sẽ làm mất tác dụng
của động lực về sự chênh lệch về nhiệt độ mà ngược lại còn cản trở sự dịch chuyển
của nước từ trong ra ngoài thanh gỗ, hạn chế quá trình khô gỗ, vì chiều của dòng nhiệt
ngược với chiều của dòng ẩm.
Như vậy, sự chênh lệch nhiệt độ giữa lớp trong và lớp gỗ ngoài cùng là yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình khô của gỗ. Do đó trong kỹ thuật sấy người ta thường chú ý
đến phương thức gia nhiệt sao cho hướng dịch chuyển của dòng nhiệt cùng hướng với
hướng dòng ẩm t = ttr - tng > 0, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khô của gỗ.
2.2.1.3. Sự chênh lệch áp suất trong quá trình sấy gỗ
Sự chênh lệch của áp suất hơi nước bên trong gỗ và áp suất hơi nước của môi
trường không khí là động lực thúc đẩy tốc độ di chuyển của nước từ lớp gỗ bên trong
ra lớp gỗ bên ngoài mặt.
Khi sấy gỗ ở nhiệt độ cao như sấy cao tần, sấy trong môi trường chất lỏng có
nhiệt độ lớn hơn 1000C thì nước trong tế bào gỗ sẽ chuyển thành hơi và hình thành
một áp suất lớn tạo nên sự chênh lệch giữa áp suất bên trong gỗ và bên ngoài môi
trường. Điều này sẽ thúc đẩy tốc độ di chuyển ẩm từ trong gỗ ra ngoài môi trường.
2.2.2. Phương pháp điều hành sấy
Tuỳ theo một số yêu cầu của gỗ sấy, đặc điểm gỗ sấy …mà ta áp dụng chế độ
sấy thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sấy, đảm bảo chất lượng gỗ sấy.
Chất lượng ban đầu gỗ: Nếu gỗ co chất lượng cao, gỗ xuyên tâm hoặc gỗ thanh
bảng hẹp, không bị mắt và không ngược thớ thì có thể chấp nhận chế độ sẩy cứng hơn.

Mức độ khuyết tật của gỗ sấy có thể chấp nhận, nếu yêu cầu cho phép sản phẩm gỗ sấy
có một ít khuyết tật như: Nứt mặt, nứt đầu hay cong mo thì có thể chấp nhận chế độ
sấy cứng hơn.
Độ dày ván: Nếu ván dày, cụ thể chiều dày lớn hơn 40 mm thì khả năng nứt
đầu, nứt mặt, nứt trong có thể cao hơn nên cần phải sấy thận trọng hơn so với ván
mỏng.
Loại gỗ: Gỗ có khối lượng riêng lớn hay gỗ có dầu nhựa nên sấy chế độ sấy
mềm hơn.
10


Tốc độ không khí đối lưu: Tốc độ lưu thông không khí trong lò thấp thì áp dụng
chế độ sấy cứng hơn.
Ngoài ra trong quá trình sấy ta cần phải điều tiết môi trường sấy thông qua hai thông
số: Nhiệt độ và độ ẩm môi trường. Có ba cách điều tiết môi trường sấy:
- Tăng nhiệt độ môi trường sấy liên tục và giảm độ ẩm môi trường trong suốt
thời gian sấy. (hình 2.4a)
- Giữ nhiệt độ tối đa trong suốt thơi gian sấy và giảm liên tục độ ẩm môi
trường. (hình 2.4b)
- Tăng nhiệt độ sấy đồng thời giữ độ ẩm môi trường trong suốt thời gian sấy.
(hình 2.4c)

Hình 2.4 Các phương pháp điều hành sấy cơ bản
Ngoài ra người ta còn áp dụng phương pháp điều hành sấy hai cấp, thông qua
việc điều tiết hai thông số cơ bản của môi trường sấy là: Nhiệt độ sấy và độ ẩm tương
đối của không khí.

Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý điều hành sấy hai cấp
11



Tuy nhiên giá trị nhiệt độ phải phù hợp với loại gỗ sấy. Việc lựa chọn phương
pháp điều hành sấy cần phải dựa vào tính chất gỗ: thông thường đối với các loại gỗ dễ
sấy thì chọn phương pháp điều hành sấy 1 và 2. Còn với gỗ khó sấy thì chọn chế độ
sấy 3. Ngoài ra có thể phương pháp điều hành kết hợp. Trong giai đoạn đầu thì độ ẩm
của gỗ còn cao, nguy cơ biến màu cao, không nên để nhiệt độ sấy quá 60 0 C và tăng
tốc độ sấy bằng cách giảm nhiệt độ của môi trường sấy một cách quá mức. Trong thực
tế người ta sử dụng phương pháp điều hành sấy hai cấp này vì nó có nhiều ưu điểm.
- Phù hợp với quá trình khô của gỗ.
- Hạn chế được ứng suất phát sinh trong gỗ.
- Điều hành quá trình sấy đơn giản.
2.2.3. Các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến quá trình khô của gỗ
2.2.3.1. Chủng loại và khối lượng riêng của gỗ
Với từng loại gỗ khác nhau thì cấu tạo và khối lượng riêng của chúng khác nhau
nên tính chất cơ lý của từng loại gỗ cũng khác nhau. Trong sấy gỗ khối lượng riêng
của gỗ là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khô của gỗ.
Thông thường, gỗ có khối lượng riêng càng lớn thì tốc độ thoát ẩm càng chậm,
càng dễ sản sinh khuyết tật khi sấy và do vậy thời gian sấy càng kéo dài. Vì gỗ có khối
lượng riêng lớn chúng tỏ nó có cấu trúc chặt chẽ hơn, ít có khoảng trống trong gỗ sẽ
hạn chế nhiều đến quá trình chuyển dịch ẩm từ trong ra ngoài.
Như vậy, ở cùng điều kiện sấy như nhau, các loại gỗ có khối lượng riêng khác
nhau sẽ khô ở những mức độ khác nhau. Do đó trong kỹ thuật sấy gỗ, tuỳ vào chủng
loại gỗ và khối lượng riêng của gỗ sấy để áp dụng quy trình sấy cho hợp lý.
2.2.3.2. Ảnh hưởng độ dày gỗ
Kích thước của nguyên liệu đưa vào sấy được xem xét theo ba chiều: Bề dày, bề
rộng và chiều dài, trong đó bề dày của nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian
sấy.
Gỗ có qui cách càng dày sấy càng lâu khô, bởi vì gỗ càng dày thì thời gian cấp
nhiệt làm cho gỗ nóng lên đến tâm gỗ càng lâu hơn và nước trong tâm gỗ phải trải qua
một đoạn đường dài mới tới được bề mặt gỗ để bay hơi. Hơn nữa gỗ càng dày thì sự

chênh lệch về độ ẩm bên trong và bên ngoài gỗ càng lớn. Đó cũng là nguyên nhân sản
12


sinh nguy cơ phát sinh khuyết tật gỗ trong quá trình sấy và do đó phải sấy với chế độ
sấy càng mềm và càng kéo dài thời gian sấy.
2.2.3.3. Ảnh hưởng của độ ẩm ban đầu
Độ ẩm ban đầu của gỗ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
khô của gỗ. Nó là cơ sở cho việc tính toán xác định thời gian sấy và quyết định chọn
lựa quy trình sấy phù hợp.
Nếu gỗ có độ ẩm ban đầu cao, tức là lượng nước chứa trong gỗ lớn thì thời gian
sấy càng dài, quá trình khô của gỗ xảy ra lâu hơn. Độ ẩm ban đầu của gỗ sấy phụ
thuộc vào thời gian chặt hạ gỗ, đã được tẩm hay không được tẩm, có hong phơi hay
không hong phơi.
Ngoài ra, độ ẩm cuối cùng và sự chênh lệch độ ẩm của các thanh gỗ trong lò càng
lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình khô của gỗ sấy sau khi ra lò là không đồng đều.
2.2.3.4. Ảnh hưởng của tốc độ môi trường sấy
Môi trường sấy có nhiệm vụ truyền nhiệt cho gỗ, và đẩy hơi nước trên bề mặt gỗ
bay đi. Chúng ta cần phải phối hợp hai quá trình đó phù hợp với tính chất và đặc điểm
của từng loại gỗ vì nó có ảnh hưởng đến quá trình khô của gỗ.
Nếu tăng tốc độ môi trường sấy nghĩa là tăng việc đẩy hơi ẩm đi và tăng cung cấp
nhiệt thì sẽ rút ngắn thời gian sấy. Nhưng nếu tốc độ môi trường sấy quá cao sẽ làm
cho quá trình khô của gỗ quá nhanh, có thể gây ra các khuyết tật như khô không đều
giữa lớp mặt với lớp trong thanh gỗ, ứng suất, cong vênh,…
Ngược lại, nếu vận tốc môi trường sấy quá thấp sẽ hạn chế quá trình khô của gỗ,
thời gian sấy lại kéo dài cản trở sự thoát hơi nước từ trong ra ngoài. Ở đây lượng ẩm sẽ
nằm yên tại chỗ và tạo thành một lớp hơi bão hoà đứng yên phủ lên bề mặt gỗ sấy, gỗ
có thể bị nấm mốc.
Sự chênh lệch độ ẩm giữa đầu đống gỗ và cuối đống gỗ luôn luôn xuất hiện. Do
đó trong kỹ thuật sấy gỗ ta phải làm thế nào để cho tốc độ của không khí đi qua tiết

diện ngang của đống gỗ một cách đồng đều để giảm bớt được hiện tượng khô không
đều trong lò sấy.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
– Khảo sát quy trình sấy tại công ty cổ phần chế biến gỗ PISICO Đồng An
– Xây dựng quy trình sấy thực nghiệm
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Các phương pháp xác định độ ẩm sấy
3.2.1.1. Độ ẩm tương đối của gỗ
Độ ẩm tương đối của gỗ là hàm lượng nước chứa trong gỗ qui về một đơn vị
khối lượng gỗ tươi và tính bằng công thức:
Wa =

G  G0
x100%
G

(1.1)

Trong đó :
G: Khối lượng gỗ tươi (kg).
G0 : Khối lượng gỗ khô kiệt (kg).
Độ ẩm tương đối của gõ biến thiên từ (0 – 100%). Giữa trọng lượng gỗ khô kiệt
G0 và độ ẩm tương đối của gỗ có thể biểu diễn dưới dạng khác:
G0 = G (1 – Wa)


(1.2)

Nếu khối lượng gỗ tươi trước lúc sấy là G1 và có độ ẩm là Wa1. Sau khi sấy gỗ
khô đi, khối lượng gỗ lúc bấy giờ là G2 và tương ứng với độ ẩm là Wa2. Dựa vào trọng
lượng gỗ khô kiệt trước và sau lúc sấy luôn luôn không đổi ta dẫn đến công thức sau:
G0 = G1 (1 - Wa1) = G2 (1 – Wa2)

Ta suy ra :

G2 1  Wa1

G1 1  Wa 2
14

(1.3)


Trong quá trình sấy khối lượng của thanh gỗ giảm dần do gỗ khô đi. Bằng cách
cân đo ta xác định được giá trị của G2 ở thời điểm ta muốn theo dõi độ ẩm của gỗ sấy.
Sau đó áp dụng vào công thức ta sẽ xác định được giá trị độ ẩm tại thời điểm kiểm tra.
3.2.1.2. Độ ẩm tuyệt đối của gỗ
Độ ẩm tuyệt đối của gỗ là hàm lượng nước trong gỗ quy về một đơn vị trọng
lượng gỗ khô kiệt và tính bằng công thức :
W=

G  G0
x 100%
G0


(1.4)

Trong đó:
G: Khối lượng gỗ tươi.
G0: Khối lượng gỗ khô kiệt.
Trong thực tế người ta hay dùng khái niệm độ ẩm này và khi nói đến độ ẩm của
gỗ, tức là nói đến độ ẩm tuyệt đối của gỗ. Tuy nhiên trong kỹ thuật sấy gỗ khái niệm
độ ẩm tương đối cũng sử dụng khá nhiều.
Độ ẩm tuyệt đối của gỗ biến thiên từ 0   . Giữa khối lượng khô kiệt và độ
ẩm tuyệt đối có mối liên hệ sau:
G0 =

G
1W

(1.5)

3.2.1.3. Độ ẩm thăng bằng
Nếu để trong môi trường không khí có nhiệt độ và độ ẩm không đổi (0%< 
<100%) hai mẫu gỗ: Một mẫu có độ ẩm lớn hơn 20% và một mẫu có độ ẩm khoảng
0%. Trong quá trình quan sát theo dõi sẽ thấy mẫu gỗ có độ ẩm cao dần dần khô đi và
mẫu gỗ khô bị ẩm dần lên. Quá trình đó gọi là quá trình cân bằng ẩm độ của gỗ.
Nhưng quá trình cân bằng ẩm độ của hai mẫu gỗ trên tuy ở trong một điều kiện môi
trường không khí như nhau vẫn không bao giờ đạt đến độ ẩm thăng bằng cuối cùng
như nhau. Vì thế quá trình khô đi của gỗ không phải là quá trình ngược lại của quá
trình hút ẩm của mẫu gỗ ấy. Khi kết thúc thăng bằng, nó luôn chênh lệch với nhau một
giá trị khoảng 1-3%. Nếu mẫu gỗ ban đầu ướt, để trong môi trường không khí thì độ
ẩm đã biến đổi theo đường biểu diễn “quá trình khô”.

15



×