Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG CAO SU (Hevea brasiliensis Muell Arg) TRỒNG TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU LONG TÂN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.73 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG CAO
SU (Hevea brasiliensis Muell Arg) TRỒNG TẠI NÔNG TRƯỜNG
CAO SU LONG TÂN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH
DƯƠNG

Sinh viên thực hiện: Lê Quang Việt
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Niên khóa: 2006 - 2010

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 7/2010


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG CAO SU
(Hevea brasiliensis Muell Arg) TRỒNG TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU
LONG TÂN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Tác giả

LÊ QUANG VIỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý tài nguyên rừng

Giảng viên hướng dẫn


Tiến sĩ Viên Ngọc Nam

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2010


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, các
thầy, cô giáo trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cảm ơn thầy Giang
Văn Thắng – Trưởng bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, thầy Nguyễn Minh Cảnh –
giáo viên chủ nhiệm lớp QR32 cùng các thầy, cô giáo thuộc bộ môn Quản lý tài
nguyên rừng, khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập tại trường.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tiến sỹ Viên Ngọc Nam, thầy giáo
hướng dẫn trực tiếp khóa luận tốt nghiệp này, đã dành nhiều thời gian quý báu và tận
tình giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Xin trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Thúy, chú Nguyễn Đình Nhân, chị
Nguyễn Ngọc Thúy Vy, anh Trãi và Ban Lãnh đạo Nông trường Cao su Long Tân,
huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình thu thập số liệu tại khu vực nghiên cứu.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn Lã Văn Khơi, Lê Nguyễn Mỹ
Chi, Võ Duy Lộc, Lê Mai Thanh Trâm đã quan tâm, hỗ trợ tôi trong quá trình thực
hiện khóa luận.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân, bạn bè, tập thể lớp
QR32 đã động viên hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận
này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2010
Lê Quang Việt

i



TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng cao su (Hevea brasiliensis
Muell Arg) trồng tại Nông trường cao su Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình
Dương”. Thời gian thu thập số liệu từ tháng 03 đến tháng 04 năm 2010. Số liệu được
thu thập trên 45 ô đo đếm ở các tuổi 23, tuổi 24, tuổi 25, tuổi 26 và tuổi 27 của rừng
cao su.
Đề tài đã thu được những kết quả sau: Kết quả nghiên cứu về sinh khối tươi cây
cá thể trung bình là 915,85 ± 666,48 kg/cây trong đó thân chiếm tỷ lệ cao nhất với 96,4
%, tiếp đó là sinh khối cành với 3,3 %, cuối cùng là sinh khối lá với 0,3 %. Sinh khối
khô cá thể trung bình là 501,46 ± 355,79 kg, trong đó sinh khối khô thân chiếm tỷ lệ
cao nhất với 96,43 %, tiếp theo là sinh khối khô cành là 3,33 %, cuối cùng là sinh khối
khô lá là 0,24 %.
Sinh khối khô của quần thể trung bình đạt 254,89 ± 12,89 tấn/ha, trong đó sinh
khối khô trung bình của lô 82 là lớn nhất là 291,68 (tấn/ha), sinh khối khô toàn lô lớn
nhất là lô 77 với 6.825,37 (tấn).
Khả năng hấp thụ CO2 của cá thể cao su trung bình 861,80±627,15 kg CO2.
Khả năng hấp thụ CO2 cao nhất thuộc về bộ phận thân với tỷ lệ trung bình chiếm 96,35
% so với toàn cây, tiếp theo đến bộ phận cành 3,42%, sau cùng là bộ phận lá với
0,23%.
Khả năng hấp thụ CO2 trung bình của quần thể cao su nhỏ nhất là tuổi 27 đạt
427,25 tấn/ha, lớn nhất là quần thể tuổi 23 đạt 448,07 tấn/ha. Trữ lượng CO2 theo tuổi
lớn nhất là tuổi 25 có 10.879,10 tấn, nhỏ nhất là tuổi 27 có 6.343,88 tấn. Cụ thể ở tuổi
27, khả năng hấp thụ CO2 trung bình hấp thụ được 427,25 (tấn /ha), tuổi 26 trung bình
khả năng hấp thụ CO2 là 444,17 (tấn/ha), tuổi 25 trung bình đạt 435,96 (tấn/ha),

ii



tuổi 24 trung bình đạt 435,16 (tấn/ha), tuổi 23 trung bình đạt 448,07 (tấn/ha).
Theo thị trường carbon Châu Âu, ngày 5/2/2010 là: 13,24 Euro/tấn, tương
đương với tỷ giá 1 Euro = 24.385,10 VND (11/7/2010) suy ra 1 tấn CO2 có giátiền là
322.858,72 VND.
Từ kết quả tính toán CO2 trung bình trong mỗi ô đo đếm là 438,12 ± 23,34 suy
ra năng lực hấp thụ CO2 lượng giá bằng tiền trên 1 ha là 5,800,71 euro tương đương
với 141.450.862,41 đồng.
Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích 1.598,15 (ha) tính được lượng CO2 hấp
thụ của toàn khu vực nghiên cứu là 556.347,98 tấn. Suy ra năng lực hấp thụ CO2 tính
bằng tiền là 7.366.047,26 Euro tương đương với 179.621.796.697,39 đồng.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... 1
TÓM TẮT.........................................................................................................................
................................................................................................................................................................ ii

MỤC LỤC ........................................................................................................................
............................................................................................................................................................... iv

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................................. x
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và giới hạn đề tài..................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................2
1.2.2. Gới hạn đề tài................................................................................................2

Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................................... 3
2.1. Nghiên cứu về cao su ..........................................................................................3
2.1.1. Lịch sử phát triển cây cao su Việt Nam........................................................3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học ..................................................................................3
2.1.3. Các giống cao su được trồng ở Việt Nam ....................................................4
2.1.4. Thành phần của mủ cao su (Latex)...............................................................5
2.1.5. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cao su trong nước và trên thế giới ...................6
2.2. Nghiên cứu về sinh khối .....................................................................................6
2.2.1. Một số nghiên cứu về sinh khối trên thế giới...............................................7
2.2.2. Một số nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam .............................................11
2.3. Hấp thụ khí CO2 ................................................................................................15
2.3.1. Những vấn đề liên quan đến CO2 ...............................................................16
2.3.2. Một số phương pháp điều tra hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp.....................17
2.3.3. Nghiên cứu về hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp trên thế giới .......................21
2.3.4. Nghiên cứu về hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp ở Việt Nam. .......................22
2.3.5. Đánh giá giá trị của rừng với hấp thụ CO2 .................................................26
2.4. Nhận định ..........................................................................................................27
iv


Chương 3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................................................... 30
3.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..............................................................30
3.1.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................30
3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................30
3.2.1. Ngoại nghiệp...............................................................................................30
3.2.2. Nội nghiêp ..................................................................................................31
3.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ...........................................................................32
3.3.1. Vị trí địa lý..................................................................................................33
3.3.2 Khí hậu.........................................................................................................33

3.3.3 Thỗ nhưỡng:.................................................................................................34
3.3.4 Những đặc điểm kinh tế xã hội....................................................................35
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 36
4.1. Vị trí khu vực nghiên cứu .................................................................................36
4.2. Tương quan giữa Hvn và D1,3 ...........................................................................36
4.3. Sinh khối cây cá thể ..........................................................................................38
4.3.1. Kết cấu sinh khối tươi cây cá thể................................................................38
4.3.2. Tương quan giữa sinh khối tươi với D1,3 ....................................................40
4.3.3. Kết cấu sinh khối khô cây cá thể ................................................................41
4.3.4. Tương quan giữa sinh khối khô với D1,3 .....................................................42
4.3.5. Tương quan sinh khối khô và sinh khối tươi cá thể ...................................44
4.4. Cấu trúc khả năng tích tụ C của cây cá thể .......................................................45
4.5. Tương quan giữa khả năng tích tụ C cây cá thể với D1,3 ..................................46
4.6. Hấp thụ CO2 của cây cá thể...............................................................................47
4.6.1. Cấu trúc khả năng hấp thụ CO2 của cây cá thể...........................................47
4.6.2. Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 với D1,3 .......................................48
4.7. Khả năng hấp thụ CO2 của quần thể .................................................................51
4.7.1. Sinh khối khô của quần thể.........................................................................51
4.7.2. Carbon tích lũy của quần thể ......................................................................53
4.7.3. Hấp thụ CO2 của quần thể ..........................................................................54
v


4.7.4. Khả năng hấp thụ CO2 theo tuổi .................................................................55
4.7.5. Tổng trữ lượng hấp thụ CO2 của quần thể..................................................56
4.8. Đánh giá khả năng vận dụng kết quả của đề tài................................................58
4.9. Lượng giá năng lực hấp thụ CO2 ......................................................................59
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 61
5.1. Kết luận .............................................................................................................61
5.2. Kiến nghị...........................................................................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 63

vi


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
A:

: Tuổi

b, b0, b1

: Các tham số của phương trình

C:

: Carbon

Cc

: Lượng các bon tích tụ của bộ phận cành

CDM

: Clean Development Mechanism – Cơ chế phát triển sạch

Cla

: Lượng các bon tích tụ của bộphận lá


CO2

: Carbon Dioxide – các bon níc

Cth

: Lượng các bon tích tụ của bộ phận thân

Ctong

: Lượng các bon tích tụ của cây

Ctongqt

: Lượng các bon tích tụ của quần thể

Ctv

: Cộng tác viên

D1,3

: Đường kính tại vị trí1,3 m

DNRC

Department of Natural Resources and Conservation): Sở Tài nguyên
và Bảo tồn

EU


: European Union - Liên minh Châu Âu

F

: Trắc nghiệm Fisher

FIA

:Forest Inventory and Analysis: kiểm kê rừng và phân tích dữ liệu

GIS

: Geographical Information System - Hệ thống thông tin địa lý

GPS

: Global Position System - Hệ thống định vị toàn cầu

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

IPCC

: Intergovernmental Panel on Climate Change – Ban liên Chính phủ
về biến đổi khí hậu.

N


: Mật độ rừng

P

: Xác suất thống kê

R

: Hệ số tương quan

R2

: Hệ số xác định

SE

: Standard Erro – Sai số tiêu chuẩn

SK

: Sinh khối
vii


TPO

:Timber Products Output: dữ liệu đầu ra sản phẩm gỗ

Wcanht


: Sinh khối cành tươi cây cá thể

Wck

: Sinh khối cành khô cây cá thể

Wckqt

: Sinh khối cành khô quần thể

Wlak

: Sinh khối lá khô cây cá thể

Wlakqt

: Sinh khối lá khô quần thể

Wlat

: Sinh khối lá tươi cây cá thể

Wthant

: Sinh khối thân tươi cây cá thể

Wthk

: Sinh khối thân khô cây cá thể


Wthkqt

: Sinh khối thân khô quần thể

Wtk

: Sinh khối khô cây cá thể

Wtongqt

: Sinh khối khô quần thể

Wtt

: Sinh khối tươi toàn cây cá thể

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Tỷ lệ các thành phần trong latex ............................................................................... 6
Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam ............................... 6
Bảng 2.3: Mô hình dự toán sinh khối rừng của Irvin K. Samalca, (2007) ....................... 8
Bảng 2.4: Bảng phân tích thống kê chỉ số thảm thực vật và tỷ lệ băng tầng .................... 9
Bảng 3.1: Diện tích trồng cao su theo tuổi ............................................................................... 32
Bảng 4.1: Các dạng hàm tương quan Hvn – D1,3 ................................................................... 37

Bảng 4.2: Sinh khối tươi của cây cá thể theo từng cây và từng bộ phân cây ................. 38
Bảng 4.3: Các hàm tương quan giữa tổng sinh khối tươi (Wtt) và D1,3 ............................ 40
Bảng 4.4: Sinh khối khô cây cá thể theo từng cây và từng bộ phân cây .......................... 41
Bảng 4.5: Các hàm tương quan giữa sinh khối khô (Wk) và D1,3...................................... 43
Bảng 4.6: Các hàm tương quan giữa sinh khối khô và sinh khối tươi .............................. 44
Bảng 4.7: Lượng carbon tích lũy và tỷ lệ carbon theo từng bộ phận cây ........................ 45
Bảng 4.8: Các dạng phương trình tương quan giữa C toàn cây và D1,3 ........................... 46
Bảng 4.9: Khả năng hấp thụ CO2 và tỷ lệ CO2 theo từng bộ phận cây ............................ 47
Bảng 4.10: Các dạng phương trình tương quan giữa CO2 của thân với D1,3 .................. 49
Bảng 4.11: Các dạng phương trình tương quan giữa CO2 của cành với D1,3.................. 50
Bảng 4.12: Các dạng phương trình tương quan giữa CO2 của lá với D1,3 ....................... 50
Bảng 4.13: Các dạng phương trình tương quan giữa CO2 của toàn cây với D1,3 ........... 51
Bảng 4.14: Cấu trúc sinh khối khô quần thể............................................................................ 52
Bảng 4.15: Carbon tích lũy của quần thể.................................................................................. 53
Bảng 4.16: Khả năng hấp thụ CO2 của quần thể .................................................................... 54
Bảng 4.17: Khả năng hấp thụ CO2 theo tuổi .......................................................................... 55
Bảng 4.18: Kết quả tổng hợp lượng CO2 hấp thụ và các chỉ tiêu điều tra ....................... 56
Bảng 4.19: Kết quả phân tích ANOVA mối quan hệ CO2 hấp thụ và các chỉ tiêu ....... 57
Bảng 4.20: Kết quả dựa vào phương trình của Schroth........................................................ 58
Bảng 4.21: Giá trị bằng tiền từ lượng CO2 hấp thụ tương đương trên năm (CO2/năm)
của khu vực nghiên cứu................................................................................................................. 59

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH...........................................................................................................................................TRANG

Hình 3.1: GPS và la bàn ................................................................................................................ 32
Hình 3.2: Bản đồ tỉnh Bình Dương ............................................................................................ 34

Hình 4.1: Vị trí các ô nghiên cứu ............................................................................................... 36
Hình 4.2: Đồ thị tương quan giữa Hvn - D1,3 .......................................................................... 37
Hình 4.3: Tỷ lệ % sinh khối tươi theo từng bộ phận của cây cá thể ................................. 39
Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn tương quan giữa tổng sinh khối tươi và D1,3 ......................... 41
Hình 4.5: Tỷ lệ sinh khối khô theo từng bộ phận của cây cá thể ....................................... 42
Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn tương quan giữa sinh khối khô và D1,3 ................................... 43
Hình 4.7: Đồ thị biểu diễn tương quan giữa sinh khối khô và sinh khối tươi ................ 45
Hình 4.8: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa C của toàn cây và D1,3......................... 47
Hình 4.9: Tỷ lệ khả năng hấp thụ CO2 theo từng bộ phận cây cá thể ............................... 48
Hình 4.10: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa CO2 của thân và D1,3 ......................... 49
Hình 4.11: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa CO2 của cành và D1,3 ........................ 50
Hình 4.12: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa CO2 của cả cây và D1,3 ..................... 51

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thế kỷ XXI, nhân loại đã tiến rất xa trên con đường thỏa mãn tốt hơn những
nhu cầu vật chất của mình. Tuy nhiên, xã hội phát triển đó cũng đã đặt ra cho con
người rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết liên quan đến sự phát triển bền vững. Một
trong số đó là vấn đề bảo vệ môi trường sống.
Sự phát triển công nghiệp ồ ạt, nạn phá rừng nghiêm trọng, mất cân bằng tài
nguyên và dân số đã và đang khiến con người phải đối diện với những vấn đề về ô
nhiễm môi trường sống: sự suy thoái tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính... Những hậu quả
đó là do tình trạng phát thải khí CO2 trong khí quyển ngày càng tăng. Theo Hội đồng
liên chính phủ về biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change IPCC)) dự báo sự thay đổi việc sử dụng đất rừng nhiệt đới hoặc sự tàn lụi của nó sẽ
làm phát thải đi khoảng 1,5 tỷ tấn carbon. Con số đó gây nên việc phát thải khí CO2
trong tầng khí quyển lên đến 1/5 tổng lượng phát thải khí CO2 vào môi trường. Lượng

khí CO2 phát thải do sự thay đổi việc sử dụng đất rừng nhiệt đới nhiều hơn cả phát thải
khí CO2 trong giao thông toàn cầu. Vì thế, vấn đề đặt ra cho con người là làm sao giảm
bớt hàm lượng khí thải CO2, giảm bớt tình trạng suy thoái môi trường bằng nhiều hoạt
động thiết thực trong số đó việc phục hồi những cánh rừng giữ vai trò quan trọng.
Ngày 15 tháng 12 năm 2007, Hội nghị thay đổi khí hậu gồm 187 nước trên thế
giới họp bàn và ký kết Thỏa hiệp Bali (Indonesia). Hội nghị đã nêu lên chương trình
giúp đỡ việc hạn chế sự phá hủy vùng rừng nhiệt đới trên thế giới để giảm thiểu phát

1


thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Chương trình có tên “Giảm thiểu khí phát thải từ suy
thoái và mất rừng” tên tiếng Anh là Reducing Emissions from Deforestation and
Degradation (viết tắt là REDD). Các nước đang phát triển cũng là những đối tác quan
trọng tham gia chương trình REDD. Theo đó các nước phát triển sẽ phải chi trả phí
dịch vụ môi trường cho các nước đang phát triển ở việc mua các tín dụng carbon của
những cánh rừng hấp thụ CO2.
Nằm trong số đối tác của dự án REDD, Việt Nam cần xây dựng việc hoạch tính
quỹ tín dụng carbon từ những cánh rừng của mình, trong đó có rừng trồng cao su. Mặc
dù, rừng cao su không thể thay thế được rừng tự nhiên và không thể hiện đầy đủ các
giá trị và chức năng của rừng với những yếu tố đa dạng sinh học, cân bằng môi trường
sinh thái. Tuy nhiên, không thể phủ nhận hiệu quả mang lại từ khả năng hấp thụ CO2
của rừng cao su, đó là những hiện thực cần được tính toán và thống kê với vai trò góp
phần giảm thải sự phát thải CO2 vào bầu khí quyển.
Với diện tích rừng cao su khá lớn trong nước, theo số liệu thống kê của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2009 tổng diện tích cây cao su đạt 674.200
hecta, nên cần có những tính toán để cung cấp thông tin về khả năng hấp thụ CO2 của
cây cao su cho Nông trường cao su Long Tân.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng
cao su (Hevea brasiliensis Muell Arg) trồng tại Nông trường cao su Long Tân huyện

Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương”.
1.2. Mục tiêu và giới hạn đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tính toán khả năng hấp thụ CO2 của cao su trên mặt đất.
- Bước đầu lượng giá dựa vào năng lực hấp thụ CO2 của rừng cao su.
1.2.2. Gới hạn đề tài
- Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 của cao su trên mặt
đất thông qua bể carbon là các bộ phận trên mặt đất của cây cao su, không nghiên cứu
về lập địa, đất đai, lượng hấp thụ CO2 dưới mặt đất.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu tại Nông trường cao su Long Tân, xã
Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
2


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu về cao su
2.1.1. Lịch sử phát triển cây cao su Việt Nam
Năm 1877, cây cao su được du nhập đầu tiên vào Đông Dương do ông Louis
Pierre đem trồng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, những cây này hiện nay không còn. Kế
đó vào năm 1897, dược sĩ Raoul lấy những hạt giống ở Java đem về trồng tại Ông
Yệm (Bến Cát). Năm 1899, Bác sĩ Yersin lấy giống ở Colombo (Sri Lanka) trồng
thành công tại Suối Dầu (Nha Trang). Từ đó có rất nhiều đồn điền khác mở rộng như
lên như: Đồn điền Suzannah, đồn điền Michelin, đồn điền SIPH, đồn điền Cexo tại
Lộc Ninh… trong giai đoạn từ năm 1920- 1940. Đây cũng là thời rực rỡ của việc
trồng và sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam (Nguyễn Hữu Trí, 2004).
Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 6 trên
thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc) thì từ năm 2005,
nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 5. Riêng
về xuất khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4 thế giới (Trần Đức Viên,

2008).
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Cao su (danh pháp khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc
họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong
chi Hevea.
- Rễ: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cọc cắm sâu vào đất, chống đỗ
ngã và hút nước, dinh dưỡng từ tầng đất sâu. Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng và
phần lớn tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và hút dinh dưỡng.

3


- Thân: Bộ phận kinh tế nhất của cây Cao su là phần thân cây với lớp vỏ nhẵn
màu nâu nhạt , mang những ống chứa mủ, đây là nơi khai thác mủ sau đó là khai thác
gỗ.
- Lá: Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành
từng tầng. Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở những
vùng có mùa khô rõ rệt.
- Hoa, quả và hạt: Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng
thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái; quả cao su là quả nang có 3
mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường
kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn.
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 220C đến 300C
(tốt nhất ở 260C đến 280C), không có sương muối về mùa đông; cần mưa nhiều (tốt
nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Độ dốc dưới 30 độ;
Tầng đất dày tối thiểu 0,7 m; Độ sâu mực nước ngầm lớn hơn 1,2 m và không bị ngập
úng khi có mưa; Thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng, thoát nước tốt. Mức
độ kết von, đá lẫn trong tầng đất canh tác < 50% . Hoá tính đất: hàm lượng mùn tầng
đất mặt > 1,0 %, pH: 4 – 6. Vùng đất trồng cao su phải được thiết kế theo đúng quy
trình kỹ thuật, đảm bảo điều kiện để thâm canh và chống xói mòn (Hứa Đức Nhị,

2009).
2.1.3. Các giống cao su được trồng ở Việt Nam
Theo Cục Khuyến nông khuyến lâm (2004) các giống cao su được trồng phổ
biến ở Việt Nam gồm:
- Giống CT1
Là giống được tuyển chọn tại đồn điền Godang Taper-Indonesia. Sinh trưởng
trung bình, đạt tiêu chuẩn sau 7 năm trồng. Năng suất những năm đầu thấp, có thể đạt
tới 1,2 tấn/ha từ năm thứ 3 trở đi. Dạng cây trung bình, thẳng, tròn đều, chân voi rõ,
cành ít, tán hẹp, lá nhỏ, xanh đậm, vỏ nguyên sinh dưới dầy trung bình, trơn, dễ cạo,
tái sinh vỏ tốt, ít u lồi do cạo phạm.
- Giống RRIM 600
Là giống lai hữu tính 2 giống TJ1 x PB86 năm 1936 tại Viện Cao su Malaysia.
Giống có năng suất cao và ổn định có thể đạt 1,5-2 tấn/ha từ năm thứ 4 trở đi. Dạng
4


cây thẳng đứng, tròn đều, chân voi rõ, phẫn cành cao, nhiều cành nhỏ tập trung, vỏ
nguyên sinh thẳng, dày trung bình, dễ cạo. Vỏ tái sinh phản ứng rõ với vết thương, dễ
tạo u lồi do vết phạm.
- Giống PB235
Là giống lai hữu tính PB5/51 x PB S178 tại Prang Bisar. Là dòng vô tính sinh
trưởng khoẻ nhất trong các giống nhập nội, có thể đạt tiêu chuẩn cao sau 6 năm trồng..
Năng suất cao từ những năm đầu, đạt 1 tấn/ha ngay từ năm đầu và 2 tấn/ha trong các
năm sau. Năng suất tập trung vào các tháng cuối năm. Dạng cây thẳng, tròn đầu, cành
phân tầng tạo tán cân đối, về sau tự rụng cành thấp tạo tán rất cao.Vỏ cạo nguyên sinh
trơn, láng, màu sáng, dày trung bình, dễ cạo. Tái sinh vỏ tốt, ít u lồi do cạo phạm.
- Giống VM 515
Có nguồn gốc từ Malaysia. Sinh trưởng khá đồng đều, năng suất cao, sớm,
tương đương như PB235, sản lượng rải đều trong các tháng trong năm. Có thể đạt
chừng 1 tấn/ha năm thứ 2 và 1,5 tấn/ha từ năm thứ 3 trở đi. Giống thân hơi vân, dáng

thẳng, chân voi. Phân cành cao và lưu lại lâu dài nên tán về sau không cao. Vỏ cạo
nguyên sinh hơi dày, nhẵn, dễ cạo, tái sinh vỏ tốt, phản ứng nhẹ với vết cạo phạm.
- Giống PB260
Đã được đưa vào sản xuất thử từ năm 1992. Hiện đang được nhân rộng ở các
tỉnh Tây Nguyên. Năng suất đạt 2 tấn/ha năm cạo thứ 3 trở đi. Vỏ cạo nguyên sinh
trơn, màu sáng, dày trung bình, dễ cạo, tái sinh vỏ tốt.
- Giống PB255
Đang được nhân rộng trong các năm gần đây. Năng suất năm đầu thấp, tăng vào
các năm sau, có thể đạt 2 tấn/ha.Thân cây hơi cong ở giai đoạn cây tơ, phân cành
thấp.Vỏ cây nguyên sinh trơn, màu sáng, dày, hơi cứng, tái sinh vỏ bình thường.
- Giống RRIC 121
Là giống đang được trồng khảo nghiệm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Giống
sinh trưởng khá tốt, thân cây hơi cong lúc còn nhỏ, phân cành trung bình. Năng suất
đạt 1 tấn/ha vào năm thứ 2 và 1,5 tấn/ha từ năm thứ 3.Vỏ cạo nguyên sinh trơn, láng,
hơi mỏng, tái sinh vỏ tốt.
2.1.4. Thành phần của mủ cao su (Latex)
5


Latex là mủ cao su ở trạng thái phân tán nằm lơ lửng trong dung dịch chứa nhiều chát
vô cơ và hữu cơ. Trong latex ngoài hydrocarbon cao su ra, còn chứa nhiều chất khác
như: protein, acid béo, dẫn xuất của acid béo, sterol, glucid, heterosid, enzyme, muối
khoáng. Hàm lượng này thay đổi tùy theo các điều kiện về khí hậu, hoạt tính sinh lý và
hiện trạng sống của cây cao su. Nhưng nói chung nó thường nằm trong khoảng được
liệt kê ở bảng 2.2
Bảng 2.1: Tỷ lệ các thành phần trong latex
Thành phần
Cao su
Nước
Protein

Acid béo và dẫn xuất
Glucid và heterosid
Khoáng chất

Tỷ lệ (%)
30 - 40
52 - 70
2-3
1-2
1
0,3 - 0,7
(Nguồn: Nguyễn Hữu Trí, 2004)

2.1.5. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cao su trong nước và trên thế giới
Theo Tổng cục thống kê, tổng diện tích trồng cao su Việt Nam năm 2008 đạt
618,6 nghìn ha, luôn giữ được mức tăng qua các năm. Năm 2009, tổng diện tích trồng
cao su dự kiến đạt 648,6 nghìn ha, tăng 4,8% so với năm 2008. Diện tích này được
trồng chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ….
Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam
Diện tích

Sản Lượng

Năng suất

Vùng trồng cao su
ha
Đông Nam Bộ
Tây Nguyên
D.H.Miền Trung

Tây Bắc
Tổng cộng

370.650
124.780
53.550
670
549.600

%

tấn

67,4
22,7
9,7
0,1
100

%

472.400
106.560
22.740
601.700

78,5
17,7
3,8
-


tấn/ha
1,714
1,360
1,172
1,612

% cả nước
106,3
84,4
72.7
100

(Nguồn: Trần Thị Thúy Hoa, 2008)
2.2. Nghiên cứu về sinh khối
Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển hoặc số
6


lượngsinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng.
Hệ sinh thái rừng đóng vai trò rất quan trọng trong chu trình cacbon toàn cầu.
Nó lưu trữ khoảng 80% ở trên mặt đất và khoảng 40% ở dưới lòng đất (IPCC, 2001).
Trong mùa thu hoạch, CO2 từ khí quyển được lấy đi bởi thảm thực vật và được lưu trữ
như sinh khối thực vật (Losi và ctv, 2003). Vì lý do này, các UNFCC và Nghị định thư
Kyoto đã công nhận vai trò của rừng trong việc thu hồi khí CO2.
Sinh khối là nguồn năng lượng lớn thứ tư, chiếm tới 14 - 15% tổng năng lượng
tiêu thụ của thế giới. Ở các nước đang phát triển, sinh khối thường là nguồn năng
lượng lớn nhất, trung bình đóng góp khoảng 35% trong tổng năng lượng cung cấp.
FAO (2004) đã định nghĩa sinh khối là những vật liệu hữu cơ cả trên mặt đất và
dưới lòng đất, còn sống hay đã chết, ví dụ như: Cây xanh, cây, cỏ, rác cây, rễ, ... Sinh

khối trên mặt đất là tất cả sinh khối sống trên đất bao gồm cả thân, gốc, nhánh, vỏ cây,
hạt, và tán lá. Dưới mặt đất bao gồm tất cả sinh khối rễ sống trừ những rễ nhỏ (đường
kính nhỏ hơn 2 mm). Trong các nghiên cứu sinh khối rừng, hai đơn vị năng lượng sinh
khối được sử dụng là: Trọng lượng tươi và trọng lượng khô. Đối với các ứng dụng thu
hồi khí CO, trọng lượng khô có liên quan nhiều hơn bởi vì 50% của nó là cacbon (Losi
và ctv, 2003, Montagu và ctv, 2005). Nhiều nghiên cứu về đánh giá sinh khối được
thực hiện tập trung vào sinh khối rừng trên mặt đất vì nó chiếm phần lớn của tổng số
tích lũy sinh khối trong các hệ sinh thái rừng.
Sinh khối đã trở thành một phần quan trọng của lâm nghiệp trong cả nước. Sự
loại bỏ sinh khối do khai thác cây cối để sản xuất bột giấy, nhu cầu năng lượng, hoặc
gỗ làm nhà… gây ra những tác động không mong muốn đến môi trường tự nhiên. Do
đó, khai thác sinh khối phải đảm bảo trên nguyên tắc bảo vệ tất cả các giá trị của rừng,
muốn vậy phải làm cho rừng phát triển mạnh hơn và cần sự hợp tác của cả cộng đồng.
2.2.1. Một số nghiên cứu về sinh khối trên thế giới
- Patrick Van Laake và ctv (2008), thực hiện công trình nghiên cứu được sự
hỗ trợ của Viện quốc tế về thông tin – nghiên cứu khoa học và quan sát trái đất ở Hà
Lan “REDD hỗ trợ đánh giá sinh khối rừng có sự tham gia người bản địa và cộng
đồng địa phương”, đã kết luận có rất nhiều lý do để cộng đồng tham gia đánh giá
sinh khối. Trước hết là quyền sở hữu và cam kết: Nếu cộng đồng có được một lợi ích
cụ thể họ sẽ tự động trở thành người chăm sóc rừng và bảo vệ nguồn tài nguyên địa
7


phương. Hơn nữa đây là cách làm có thể thu thập một số lượng mẫu lớn với chi phí
thấp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên có những hạn chế về kiểu dự liệu mà họ thu
thập. Do đó tốt nhất nên hạn chế cho họ trong những tài liệu nhỏ với thông tin như:
+ Xác định loài, với tên gọi thông thường, (chuyên gia Thực vật học sẽ
chuyển đổi tên gọi chung theo danh pháp khoa học) định kỳ, (Ví dụ: năm năm một
lần).
+ Số cây hàng năm. Đo vòng quanh (chu vi) hàng năm.

Dữ liệu này cần phải được kết hợp với dữ liệu kiểm kê rừng truyền thống - ví
dụ: Mật độ cây, chiều cao trung bình cây, yếu tố sinh khối mở rộng, tỷ lệ rễ - cành, các
loại rừng cụ thể. Các bộ sưu tập dữ liệu này là đơn giản, lặp đi lặp lại và có thể được
thực hiện bởi những người có trình độ thấp, làm việc theo nhóm.
Có thể việc báo cáo của giảm phát thải carbon không được thực hiện hàng năm,
nhưng việc thu thập dữ liệu cơ bản hàng năm là rất quan trọng do:
+ Nếu rừng được tính hàng năm, cộng đồng sẽ được nhận thức rõ hơn những
thay đổi trong rừng, hơn nữa họ sẽ không quên đi cách làm các phép đo.
+ Đánh giá chất lượng của quá trình thu thập dữ liệu. Đánh giá chất lượng dữ
liệu qua thời gian trong một cộng đồng nhất định có thể được tăng cường bởi có nhiều
cộng đồng cùng tham gia phân tích các dữ liệu từ ở một vùng sinh thái duy nhất hoặc
loại rừng. Nếu sự phân tích của các cộng đồng khác nhau ta có thể khắc phục bằng
cách điều tra nguyên nhân của nó.
Như vậy, việc đánh giá sinh khối rừng hàng năm có sự tham gia của cộng đồng
vừa giúp ngăn chặn nạn phá rừng, giảm sự suy thoái rừng vừa đánh giá số lượng sinh
khối, nâng cao quản lý rừng và tìm ra nguyên nhân gây ra nạn phá rừng hoặc suy thoái
rừng.
Tác giả Irvin K. Samalca (2007) thực hiện nghiên cứu về dự toán của sinh khối
rừng và sai số của nó tại Kalimantan, Indonesia. Tác giả đã đưa ra năm mô hình từ 15. Kết quả từ bảng dưới cho ta thấy rằng mô hình hàm số (1 và 5) phù hợp hơn nhiều
so với các mô hình khác.
Bảng 2.3: Mô hình dự toán sinh khối rừng của Irvin K. Samalca, (2007)
Phương trình

I
8

CV%

RMSE



(1) ln(DW)= ln(a) + b*ln(DBH) + ln(&)

127,665

32,770

0,1479

(2) DW= a+b*(DBH)2+c*(DBH)3+&

130,972

34,799

0,0451

(3) DW=a + b(D2*H)+&

134,726

35,948

0,0027

(4) sqrt(DW) = a + b*(DBH)+&

137,617

35,699


0,0521

(5) DW=a*(DBH)b +&

127,907

32,796

0,0316

Chỉ số thảm thực vật và tỷ lệ băng tầng được tính bằng cách sử dụng các dữ liệu
quang phổ khác nhau của ảnh Landsat ETM. Các phân tích thống kê chỉ ra rằng chỉ số
thảm thực vật và các tỷ lệ điều tra băng tầng hiển thị có mối quan hệ tuyến tính rất ít
với sinh khối rừng trên mặt đất. Sự thay đổi của năng lượng sinh khối được giải thích
bằng các dữ liệu quang phổ là rất thấp với (p-values > 0,05). Với những kết quả này,
dự báo mô hình để ước lượng sinh khối trên mặt đất bằng cách sử dụng chỉ số thực vật
hay tỷ lệ băng tầng đang được điều tra, tỷ lệ có thể không được thành lập.
Bảng 2.4: Bảng phân tích thống kê chỉ số thảm thực vật và tỷ lệ băng tầng
VI and Band Ratio

r

t stat

p-value

RSR

-0,0852


-1,015

0,312

ND54

0,0644

0,767

0,441

ND73

-0,0657

-0,782

0,436

Ratio54

-0,1266

-1,516

0,132

Ratio73


-0,7056

-0,835

0,402

Ratio271

0,1070

1,277

0,204

Ratio327

0,0375

0,446

0,657

Ratio245

0,0228

0,271

0,786


- Baccini và ctv (2004) ước tính sinh khối rừng trên quy mô khu vực bằng việc
sử dụng đa nguồn dữ liệu ở bang California, Mỹ. Những người thực hiện đã thu thập
các dữ liệu về đặc điểm vật lý (loại đất, độ dốc, độ cao so với mực nước biển…), thời
tiết (lượng mưa hàng năm,…) và các dữ liệu viễn thám của mười tám rừng tiểu bang ở
California. Các tác giả thực hiện một phân tích thăm dò bằng cách sử dụng các mô
hình tổng quát phụ (GAMs) để điều tra mối quan hệ giữa sinh khối rừng và thông tin
viễn thám, địa hình, và lượng mưa dữ liệu. Cách tiếp cận này giúp mở rộng linh hoạt
hơn các mô hình tuyến tính tổng quát và đã được áp dụng trước đó rất thành công lấy
9


sinh thái và thảm thực vật làm mẫu.
Kết quả mô hình là chính xác hơn và ít nhạy cảm với dữ liệu thừa trong dữ liệu
đầu vào. Để đánh giá ngẫu nhiên khả năng dự đoán sản xuất có ý nghĩa của rừng, tác
giả thực hiện một phân tích qua xác nhận, trong đó tập con của tập dữ liệu ngẫu nhiên
đã được tổ chức và sử dụng như kiểm tra dữ liệu. Trong mỗi trường hợp, các dữ liệu
thử nghiệm thiết lập được tách ra bằng cách sử dụng một mẫu ngẫu nhiên. Kết quả
phân tích cho thấy mối quan hệ GAMs giữa một số yếu tố tiên đoán quan trọng và sinh
khối rừng trên mặt đất là rất phức tạp, ví dụ như trên mặt đất rừng sinh khối tăng lên
với độ cao từ khoảng 800 m đến 2.500 m. Ở trên độ cao này, sinh khối giảm với độ
cao, GAMs cũng tiết lộ một mối quan hệ mạnh mẽ tiêu cực giữa sinh khối và bức xạ
MODIS sóng ngắn hồng ngoại (Band 6), nhưng chỉ ở mức độ bức xạ thấp. Đối với bức
xạ có giá trị lớn hơn 0,2 thì không có sự tương quan rõ rệt. Tùy thuộc vào kích thước
của tập hợp các dữ liệu, mô hình rừng ngẫu nhiên ước tính với trung bình phương sai
từ 46,4 - 41,2 tấn/ha, với hệ số R2 là 0,68 - 0,75. Trong báo cáo này, tác giả đã xem xét
các phương pháp để ước lượng sinh khối rừng trên mặt đất trên diện rộng bằng cách sử
dụng một dữ liệu đào tạo tương đối nhỏ. Dữ liệu viễn thám, khí hậu, và các biến địa
hình - ảnh tất cả các thông tin hữu ích về vấn đề. Phương pháp này cung cấp một công
cụ đơn giản, linh hoạt và mạnh mẽ để kết hợp và trích xuất thông tin từ dữ liệu đa biến

trong môi trường đặc trưng bởi mối quan hệ phi tuyến phức tạp giữa sinh khối rừng và
viễn thám, khí hậu, và các biến địa hình. Sử dụng một mẫu với chỉ 2 % của dữ liệu
ngẫu nhiên tác giả đã có thể dự đoán sinh khối rừng cho một phạm vi rộng của các
thành thảm thực vật với một RMSE của 44,4 tấn / ha. Tuy nhiên, hạn chế trong sự sẵn
có của dữ liệu cho các thành loài cây bụi, kết hợp với hành vi của các mô hình dựa trên
cây, kết quả dự toán cho các giá trị thấp (giá trị cao) của sinh khối. Mặc dù có những
hạn chế, kết quả từ công việc này cho thấy rằng có cơ sở tốt cho việc theo đuổi lập bản
đồ sinh khối tại khu vực với quy mô lục địa bằng cách sử dụng thế hệ hiện tại của công
nghệ viễn thám.
- Morgan (2009) Báo cáo tại Montana DNRC (Department of Natural
Resources and Conservation) nói về lượng sinh khối gỗ cung cấp và sử dụng ở
Montana. Có 4 nguồn sinh khối được kiểm tra là: cây còn sống, cây đã chết, dư lượng
khai thác gỗ, chất thải nhà máy (như: mùn cưa, vỏ cây). Trong đó để ước tính số lượng
10


cây đã chết và cây còn sống người ta tiến hành kiểm kê rừng và phân tích dữ liệu (FIA)
từ năm 2003- 2007. Còn để ước tính dư lượng khai thác gỗ và dư lượng chất thải nhà
máy thì thực hiện bằng cách sử dụng thông tin của FIA trong dữ liệu đầu ra sản phẩm
gỗ (TPO). Ngoài ra còn có các nguồn tiềm năng khác cho sinh khối gỗ không được đề
cập đến trong bài báo cáo bao gồm chất thải nhà máy từ các sản phẩm gỗ thứ cấp (ví
dụ, cửa, tủ, hoặc đồ nội thất) các nhà sản xuất, xây dựng, trang trí cây xanh đô thị…
Sinh khối của cây còn sống: Hiện có hơn 9 tỷ cây sống ở rừng thuộc Montana,
trong đó hơn 75% cây có dbh < 7,0 inches. Số lượng sinh khối của mỗi cây tăng theo
kích thước của cây. Trung bình ở Montana cứ 200 cây còn sống với kích thước dbh <
3,0 inches, có một tấn sinh khối khô. Một tấn sinh khối khô bao gồm 50 cây còn sống
có kích thước dbh nằm trong khoảng 3,0 - 4,9 inches. Trong khi đó, một cây còn sống
có kích thước trong khoảng 19,0 - 21,0 inches chứa chỉ hơn 1 tấn sinh khối khô.
+ Sinh khối của các cây đã chết: Nguồn sinh khối của các cây đã chết không bao gồm:
cây, khúc gỗ, cành lá…nằm trên sàn rừng, vật liệu này được gọi là mảnh vỡ thân gỗ

thô hoặc rác xả của rừng. Ta chỉ tính nguồn sinh khối này với những cây có kích thước
≥ 5,0 inches. Hơn 60% cây trong nguồn sinh khối của các cây đã chết có kích thước <
15,0 inches, và hơn 40% là cây với dbh < 11,0 inches.
- Theo Kenneth Skog và ctv (2009), rừng có thể cung cấp khoảng 40 (triệu tấn
sinh khối khô) sinh khối mỗi năm (với khoảng $ 44/tấn sinh khối khô ), có thể sản xuất
được khoảng 4 tỷ gallon nhiên liệu sinh học. Tổng nguyên liệu nông nghiệp có thể
cung cấp khoảng 200 triệu tấn sinh khối khô từ đó có thể sản xuất được 20 tỷ gallon
nhiên liệu sinh học.
Việc đánh giá sinh khối cho hai mục đích chính là: Sử dụng nguồn tài nguyên
rừng và quản lý môi trường. Trong mục tiêu sử dụng nguồn tài nguyên rừng cần xác
định được bao nhiêu sinh khối sẵn có để sử dụng tại một thời gian nhất định. Với mục
tiêu quản lý môi trường: Việc đánh giá sinh khối là quan trọng để đánh giá năng suất
và tính bền vững của rừng. Ngoài ra sinh khối cũng là một chỉ số quan trọng trong việc
thu hồi cacbon. Cho mục đích này, cần biết bao nhiêu sinh khối bị mất hoặc tích lũy
theo thời gian.
2.2.2. Một số nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu sinh khối đã được nhiều nhà
11


khoa học quan tâm nghiên cứu. Những kết quả của các tác giả cũng đã đóng góp rất
lớn vào sự phát triển của ngành Lâm nghiệp.
- Viên Ngọc Nam (1996) đã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp rừng
đước (Rhizophora apiculata) trồng ở Cần Giờ. Kết quả là sinh khối rừng đước có
lượng tăng sinh khối từ 5,93 – 12,44 tấn/ha/năm, trong đó tuổi 4 có lượng tăng sinh
khối thấp nhất và cao nhất ở tuổi 12; Lượng tăng đường kính 0,46 – 0,81 cm/năm,
trữ lượng thảm mục tích lũy trên sàn rừng 3,4 - 12,46 tấn.
- Viên Ngọc Nam (2003) với dự án “Nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp
quần thể mấm trắng (Avicennia alba BL) tự nhiên tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí
Minh” đã tính được tổng sinh khối, lượng tăng trưởng sinh khối, năng suất vật rụng

cũng như năng suất thuần của quần thể mấm trắng trồng tại Cần Giờ. Tác giả đã mô tả
mối tương quan giữa sinh khối các bộ phận cây mấm với đường kính bằng dạng
phương trình logW = a + b*logD 1 , 3 và cũng đã lập được bảng tra sinh khối cây cá
thể loài mấm trắng.
- Lê Minh Lộc (2005) thực hiện nghiên cứu phương pháp đánh giá nhanh sinh
khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng Tràm trên đất than bùn và đất
phèn khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau đã tính được sinh khối tươi và khô của những
bộ phận trên mặt đất của cây Tràm có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau (r > 0.8 với P
< 0.001). Điều đó cho phép xác định những thành phần sinh khối khó đo đạc trực tiếp
(sinh khối khô, sinh khối thân, sinh khối cành và lá) ở ngoài trời thông qua một hoặc
một vài thành phần dễ đo đạc, đặc biệt là với đường kính thân cây cả vỏ tại vị trí ngang
ngực (DBH). Đây là chỉ tiêu đánh giá khá chính xác sinh khối rừng Tràm. Trên cả hai
loại đất (than bùn và đất phèn), tổng sinh khối tươi và khô của rừng Tràm từ 5 - 8 - 11
tuổi đều đạt lớn nhất ở độ sâu ngập < 30cm, thời gian ngập < 4 tháng/năm; kế đến là
độ sâu ngập từ 30 – 60cm, thời gian ngập từ 4 – 7 tháng/năm; sau cùng là ở độ sâu
ngập > 60cm, thời gian ngập > 7 tháng/năm. Trong cùng một cấp đường kính, sinh
khối (tươi và khô) của cây Tràm từ 5 - 8 - 11 tuổi sinh trưởng trên đất phèn nhỏ hơn so
với sinh khối của cây Tràmcùng tuổi sinh trưởng trên đất than bùn; đường kính càng
lớn thì sự khác biệt cũng càng lớn. Tuy nhiên, năng suất tổng sinh khối của toàn bộ
lâm phần trên đất phèn lại cao hơn từ 1,5 – 1,7 lần (sinh khối tươi) và 1,3 – 1,6 lần
(sinh khối khô) so với lâm phần trên đất than bùn do mật độ rừng Tràm trên đất phèn
12


cao hơn từ 2 - 3 lần so với mật độ rừng Tràm trên đất than bùn.
- Võ Đại Hải (2007) đã nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại
carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam, tại 2 tỉnh Tuyên Quang và
Phú Thọ. Kết quả cho thấy sinh khối khô và tươi cây cá lẻ Mỡ trồng thuần loài vùng
Trung tâm Bắc Bộ thay đổi theo tuổi và theo cấp đất. Cụ thể, tuổi tăng lên thì sinh khối
cũng tăng lên. Lấy ví dụ ở cấp đất I, sinh khối khô cây cá lẻ ở tuổi 6 là 12,14 kg; sang

tuổi 8 là 14,17 kg; đến tuổi 10 đã tăng lên 31,83 kg; tuổi 12 là 39,7 kg và tuổi 16 là
90,34 kg,ở cấp đất tốt thì sinh khối cao hơn ở cấp đất xấu, Lấy ví dụ trong cấp tuổi 10:
sinh khối khô ở cấp đất I là cao nhất đạt 31,83 kg; sang cấp đất II giảm xuống còn
30,03 kg, cấp đất III là 25,56 kg và cấp đất IV chỉ còn 12,98 kg. Cấu trúc sinh khối cây
cá lẻ gồm 4 phần, trong đó sinh khối thân chiếm tỷ lệ lớn nhất (51 - 72%), sau đó đến
sinh khối rễ (22 - 28%), cành (4 - 12%) và lá (3 - 9%). Với các kết quả nghiên cứu thu
được, có thể sử dụng để xác định hoặc dự báo nhanh sinh khối cây cá lẻ Mỡ thông qua
chỉ tiêu D1,3 và Hvn, xác định sinh khối khô thông qua sinh khối tươi, xác định sinh
khối dưới mặt đất thông qua sinh khối trên mặt đất.
- Nguyễn Thị Hà (2007) đã nghiên cứu sinh khối trên rừng Keo lai trồng tại
quận 9, tác giả đã xác định sinh khối cây cá thể; sinh khối tươi các bộ phận cây cá
thể như sau: Sinh khối gỗ thân chiếm 79,6%, sinh khối cành tươi chiếm 12,2%,
sinh khối lá tươi là 8,2%, Sinh khối khô cây cá thể: Sinh khối thân khô chiếm
78,64%, sinh khối cành khô chiếm 15,85%, sinh khối lá khô chiếm 5,51%. Tổng sinh
khối khô của quần thể đạt trung bình 55,99 tấn/ha. Sinh khối thân là 43,45 tấn/ha,
sinh khối cành 8,45 tấn/ha, sinh khối lá là 4,09 tấn/ha.
- Võ Thị Bích Liễu (2007) nghiên cứu sinh khối sinh khối quần thể Dà vôi
(Ceriops tagal C, B, Rob) trồng tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần
Giờ cũng đã sử dụng dạng phương trình logW = a0 + a1*log D 1 , 3 để lập bảng tra
sinh khối cây cá thể tươi và khô. Phương trình sinh khối tươi và cây cá thể của Dà vôi
thể hiện như sau:
Tổng tươi: logWtt = 0,471735 + 0,1508*D1,3
Tổng khô: logWtk = 0,194309 + 0,152893*D1,3
- Ngoài ra tác giả cũng xây dựng phương trình tính sinh khối của quần thể dà
13


×