Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TÌM HIỂU CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT GIẤY CARTON TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.03 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP LÀM GIẢM
CHI PHÍ SẢN XUẤT GIẤY CARTON TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ HỒNG THOA
Ngành: CÔNG NGHỆ BỘT GIẤY VÀ GIẤY
Niên khoá: 2006 – 2010

Tháng 08/2010


TÌM HIỂU CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ SẢN
XUẤT GIẤY CARTON TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Tác giả
LÊ THỊ HỒNG THOA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỷ sư ngành
Công nghệ sản xuất giấy & bột giấy

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. TRẦN THỊ HIỀN

Tháng 08 năm 2010
i




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là
cô giáo, thầy giáo Khoa Lâm Nghiệp trong suốt thời gian vừa qua đã giảng dạy, hướng
dẫn và truyền đạt kiến thức cho tôi.
Ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Giấy AN BÌNH đã tạo điều kiện cho tôi được
tìm hiểu và làm quen với môi trường hoạt động trong nhà máy, tìm hiểu quá trình tập
hợp chi phí và tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm giấy carton, qui trình công nghệ sản
xuất giấy, bột giấy.
Chú Khánh trưởng phòng dân sự;
Chị Trang, chị Thắm phòng tổng hợp sản xuất;
Chị Tuyết, chị Hương phòng kế toán;
Anh Minh phòng cung ứng vật tư;
Và tôi chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong các bộ
phận, phân xưởng đã tận tình chỉ bảo, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan và giải
đáp những vấn đề mà tôi thắc mắc trong quá trình thực hiện đề tài, …
Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến cô TRẦN THỊ HIỀN, đã hướng dẫn và
giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập cùng với bài viết này.
Do thời gian tìm hiểu ngắn, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài luận
không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong được sự hướng dẫn, phê bình, góp ý của
quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Hồng Thoa

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu chi phí sản xuất và giải pháp làm giảm chi phí sản xuất giấy
carton tại Công ty Cổ Phần Giấy An Bình”, được thực hiện tại Công ty CP Giấy An
Bình, thời gian từ 10/03/2010 đến 30/05/2010.
Nội dung chính của đề tài là tìm hiểu tất cả các yếu tố liên quan và tác động đến
chi phí sản xuất sản phẩm giấy carton tại công ty. Đi từ các yếu tố đầu vào cho đến
thành phẩm nhập kho.
- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư thay thế,…Các loại nguyên liệu, giá thành, cách tính
giá nguyên liệu nhập kho, xuất kho, cách phân bổ chi phí nguyên vật liệu.
- Quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm, đặc tính,…
- Nhân công trực tiếp sản xuất. Cách tính lương nhân công theo sản phẩm, và các
khoản trích theo lương theo quy định tại kỳ tính và quy định hiện hành.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả các chi phí không phân bổ trực tiếp vào sản
phẩm được. Như: Nhân công gián tiếp, nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí khấu hao tài
sản cố định,…Cách khấu hao tài sản như thế nào?
- Quá trình theo dõi, tập hợp chi phí, kiểm soát chi phí chặt chẽ.
Và từ đó đề ra các giải pháp kiểm soát nhằm giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các hình ..................................................................................................... viii
Danh sách các bảng .......................................................................................................ix

Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................2
1.3. Giới hạn của đề tài....................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. Tổng quan về bột giấy và giấy .................................................................................3
2.1.1. Định nghĩa giấy ..............................................................................................3
2.1.2. Định nghĩa bột giấy........................................................................................3
2.1.3. Nguyên lý sản xuất giấy, bột giấy..................................................................4
2.2. Tình hình ngành giấy Việt Nam ...............................................................................4
2.3. Giấy carton ...............................................................................................................5
2.3.1. Khái niệm .......................................................................................................5
2.3.2. Phân loại.........................................................................................................5
2.3.3. Tính chất.........................................................................................................6
2.3.4. Ứng dụng giấy bìa carton...............................................................................6
2.4. Tổng quan về công ty CP giấy An Bình...................................................................7
2.4.1. Vài nét sơ lược về công ty CP Giấy An Bình ................................................7
2.4.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ..................................................................8
2.4.3. Những chỉ tiêu về giấy bìa carton ở công ty CP Giấy An Bình.....................8
2.4.4. Khảo sát dây chuyền sản xuất giấy bìa carton ............................................10
iv


2.4.4.1. Dây chuyền bột......................................................................................10
2.4.4.2. Dây chuyền sản xuất giấy......................................................................11
2.5. Chi phí và kiểm soát chi phí ..................................................................................12
2.5.1. Khái quát về chi phí ....................................................................................12
2.5.2. Kiểm soát chi phí ........................................................................................13
2.5.2.1. Tầm quan trọng và tính tất yếu của kiểm soát chi phí...........................13
2.5.2.2. Vai trò của kiểm soát chi phí.................................................................14

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................17
3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................17
3.1.1. Cơ sở lý thuyết về chi phí sản xuất ..............................................................17
3.1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................17
3.1.1.2. Mục tiêu và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ....................................18
3.1.1.3. Phân loại chi phí sản xuất......................................................................18
3.1.1.4. Kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất sản phẩm.............................19
3.1.1.5. Phân bổ chi phí sản xuất........................................................................20
3.1.2. Tính giá nguyên vật liệu ......................................................................................23
3.1.2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho............................................................23
3.1.2.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho.............................................................23
3.1.3. Nguyên vật liệu sản xuất tại công ty CP Giấy An Bình ......................................25
3.1.3.1. Nguyên vật liệu chính ...............................................................................25
3.1.3.2. Nguyên vật liệu phụ ..................................................................................28
3.1.4. Cơ cấu sản phẩm giấy carton các loại tại công ty CP Giấy An Bình.................28
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................29
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................30
4.1. Những vấn đề chung về tập hợp chi phí sản xuất tại công ty CP Giấy An Bình ...30
4.1.1. Những vấn đề chung ....................................................................................30
4.1.2. Nhiệm vụ......................................................................................................30
4.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ..............................................................30
4.2. Quá trình tập hợp chi phí sản xuất..........................................................................31
4.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..................................................................31
4.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp..........................................................................35
v


4.2.2.1. Phương án thường được áp dụng ..........................................................36
4.2.2.2. Phương cách tính lương ........................................................................36
4.2.2.3. Chi phí trích theo lương ........................................................................37

4.2.3. Chi phí sản xuất chung.................................................................................38
4.2.4. Tính tổng chi phí sản xuất tháng 12/2009....................................................39
4.2.5. Chi phí sản xuất từng loại sản phẩm giấy ...................................................40
4.2.6. Tìm hiểu nguyên nhân tăng chi phí sản xuất những tháng đầu năm 2010...44
4.3. Giải pháp làm giảm chi phí sản xuất ......................................................................45
4.3.1. Các giải pháp giảm chi phí được đề xuất cho hầu hết các DN sản xuất giấy
và công ty CP Giấy An Bình..................................................................................46
4.3.1.1. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng.......................................................46
4.3.1.2. Các giải pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu ....................................47
4.3.2. Giải pháp riêng cho công ty CP Giấy An Bình............................................47
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................49
5.1. Kết luận...................................................................................................................49
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................52
PHỤ LỤC .....................................................................................................................53

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT


: Bảo hiểm Y tế

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

BQ

: Bình quân

CB

: Cơ bản

CP

: Cổ phần

DN

: Doanh nghiệp

DCS

: Distributed control systems (hệ thống khống chế phân phối)

DAĐT

: Dự án đầu tư


KPCĐ

: Kinh phí công đoàn

KSCP

: Kiểm soát chi phí

LOCC

: Local old curugated container (Giấy bao bì và hộp carton cũ
nhập nội địa)

MD

: Machine direction (hướng dọc của máy xeo)

NLĐ

: Người lao động

NVL

: Nguyên vật liệu

OCC

: Old curugated container (Giấy bao bì và hộp carton cũ nhập)

RCT


: Ring crush resistance (độ nén vòng)

TCHC

: Tổ chức hành chánh

TGĐ

: Tổng giám đốc

ThS

: Thạc sĩ

TS

: Tiến sĩ

TSCĐ

: Tài sản cố định

XNK

: Xuất nhập khẩu

VAT

: Thuế giá trị gia tăng


vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Thùng Caron ...................................................................................................6
Hình 2.2. Hộp bao gói thực phẩm ...................................................................................6
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức công ty CP Giấy An Bình.........................................................8
Hình 2.4: Sơ đồ khối dây chuyền ANDRITZ................................................................10
Hình 2.5: Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất giấy ............................................................11
Hình 2.6: Sơ đồ quy trình kiểm soát chi phí..................................................................13
Hình 2.7: Sơ đồ biến động chi phí.................................................................................15
Hình 3.1: Giấy LOCC....................................................................................................26
Hình 3.2: Giấy xí nghiệp các loại..................................................................................26
Hình 3.3: Giấy Mix .......................................................................................................26
Hình 3.4: Giấy OCC ......................................................................................................26
Hình 3.5: Cơ cấu sản phẩm giấy White top...................................................................28
Hình 3.6: Cơ cấu sản phẩm giấy Test liner ...................................................................29
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu chi phí tháng 12/2009...........................................................40
Hình 4.2: Biểu đồ Diễn biến chi phí từng loại sản phẩm ..............................................43
Hình 4.3: Biểu đồ Doanh thu 12 tháng năm 2009 [15] .................................................44
Hình 5.1: Biểu đồ Doanh thu đạt được từ năm 2000 đến 2009 [16] .............................50

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Chỉ tiêu chất lượng giấy White- top................................................................9

Bảng 2.2: Chỉ tiêu chất lượng giấy Test liner..................................................................9
Bảng 2.3: Chỉ tiêu chất lượng giấy carton sóng (Medium) .............................................9
Bảng 3.1: Tỷ lệ trích các khoản theo lương theo quy định ...........................................22
Bảng 4.1: Tổng hợp nguyên vật liệu sản xuất trong tháng 12/2009 .............................32
Bảng 4.2: Quỹ lương tháng 12/2009 .............................................................................36
Bảng 4.3: Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp ..........................................................37
Bảng 4.4: Tổng hợp chi phí sản xuất chung ..................................................................39
Bảng 4.5: Tổng chi phí sản xuất tháng 12/2009............................................................39
Bảng 4.6: Chi phí sản xuất sản phẩm giấy White top ...................................................40
Bảng 4.7: Chi phí sản xuất sản phẩm giấy Test liner ....................................................41
Bảng 4.8: Sản phẩm giấy Medium chống thấm ............................................................41
Bảng 4.9: Chi phí sản xuất sản phẩm giấy Medium thường .........................................42
.

ix


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường phát triển và cạnh tranh đã là động lực kích thích
khả năng sản xuất của tất cả các ngành nghề. Ngành công nghiệp Giấy cũng không
ngoại lệ. Hiện tại thị truờng giấy tại Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh về giá
giữa sản phẩm giấy trong nước và giấy ngoại nhập. Vì thế, các doanh nghiệp giấy
muốn tồn tại và phát triển cần phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và chú trọng
đến việc tiêu thụ sản phẩm. Để làm được điều này, đòi hỏi sản phẩm của doanh nghiệp
sản xuất phải đạt chất lượng, đa dạng về chủng loại, phù hợp với thị hiếu người tiêu

dùng…và điều quan trọng nhất là giá thành sản phẩm thấp, được người tiêu dùng chấp
nhận. Do đó, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ ngay từ những yếu tố sản xuất đầu
tiên đến khâu cuối cùng để đưa ra một sản phẩm với một mức giá phù hợp.
Với xu thế sử dụng bao bì carton ngày càng nhiều, bao bì giấy đang dần thay
thế cho các loại bao bì bằng polyme khác.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì carton đang gặp khó khăn do giá giấy
tái sinh nhập khẩu đã tăng thêm 2 ÷ 5 USD/tấn. Các chi phí khác như: vận chuyển,
than đá và dầu FO đốt lò cũng tăng đã đẩy giá giấy carton tăng thêm 150.000 đồng/tấn
so với trước. Giá giấy tăng đã khiến cho mãi lực tiêu thụ giấy bao bì carton của các
DN giảm 20 ÷ 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, DN sản xuất giấy cần phải
kiểm soát chi phí sản xuất tối ưu cho từng loại sản phẩm giấy, để giữ thế chủ động
trong việc phân phối sản phẩm giấy và đảm bảo được lợi nhuận.
Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như mong muốn tìm hiểu thực tế cùng với
những kiến thức liên quan đã học trong nhà trường, được sự đồng ý của khoa Lâm
Nghiệp và ban lãnh đạo của Công ty Cổ Phần Giấy An Bình, tôi đã chọn đề tài “Tìm
hiểu chi phí sản xuất và giải pháp làm giảm chi phí sản xuất giấy carton tại Công
ty Cổ Phần Giấy An Bình”.
1


1.2. Mục tiêu của đề tài
Chi phí sản xuất là một khía cạnh quan trọng của sản xuất bởi vì:
+ Bởi biết bao nhiêu chi phí để sản xuất một mục hoặc để thực hiện một hoạt
động.
+ Có bao nhiêu tổng chi phí của một tổ chức, dây chuyền sản xuất, hoặc quá
trình có thể được quy cho các hoạt động cụ thể.
+ Có thể để xác định chi phí quá cao và có thể được cắt ra.
+ Có thể làm cho sự so sánh giữa chi phí của các hoạt động khác nhau.
Tìm hiểu về nguyên vật liệu và cơ cấu sản phẩm các loại giấy carton, cùng với
quy trình sản xuất ở công ty CP Giấy An Bình.

Từ đó kiểm soát chi phí nguồn nguyên liệu và các loại chi phí khác cùng tạo nên
sản phẩm giấy carton để tổng hợp chi phí và tính chi phí sản xuất và đồng thời đề ra
những giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất có thể.
1.3. Giới hạn của đề tài
Để có được sản phẩm giấy carton đưa vào thị trường tiêu thụ, phải trãi qua quá
trình cấu thành nên sản phẩm đó. Vì thế, tôi cần phải tìm hiểu và nghiên cứu từ khâu
chuẩn bị nguyên liệu trước khi xeo cho đến thành phẩm cuối cùng.
Trong đó: loại nguyên vật liệu và giá của nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, nhân
công, khấu hao tài sản,...và cuối cùng tính chi phí sản xuất cho sản phẩm.
Phạm vi thực hiện:
- Thời gian: 10/03/2010 đến 30/05/2010
- Không gian: Công ty Cổ Phần Giấy An Bình.
+ Phòng Tổng hợp sản xuất.
+ Phòng vật tư.
+ Phòng kế toán.
+ Phân xưởng bột và giấy.
+ Phòng kỹ thuật sản xuất.
Do thời hạn thực hiện đề tài không nhiều nên tôi chỉ có thể tìm hiểu về các yếu tố
liên quan đến quá trình cấu thành nên sản phẩm và tổng hợp chi phí của công ty. Sau
khi quan sát và tìm hiểu tôi đề ra giải pháp nhằm làm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm
các yếu tố sản xuất hiệu quả.
2


Chương 2
TỔNG QUAN
Năm 2010, những tín hiệu khả quan sau cơn suy thoái kinh tế thế giới tác động
tích cực tới các nền kinh tế. Với sự phục hồi của kinh tế trong nước và khu vực, dự báo
nhu cầu tiêu thụ giấy của toàn xã hội ở mức cao và ổn định hơn năm 2009. Ðây là cơ
sở và điều kiện để các DN sản xuất giấy trong nước đầu tư, phát triển sản xuất cả về số

lượng và chủng loại mặt hàng. Thêm vào đó, cơ chế, chính sách và môi trường kinh
doanh tiếp tục được cải thiện, nhiều loại thuế sẽ được Chính phủ xem xét, bãi bỏ, tạo
điều kiện thuận lợi để DN nâng cao sức cạnh tranh, tự khẳng định vị thế trên thị
trường.
2.1. Tổng quan về bột giấy và giấy
Giấy là một mặt hàng thông dụng, sản phẩm tiêu dùng không thể thiếu trong
cuộc sống và những hoạt động của con người. Được sử dụng rộng rãi cho mọi đối
tượng, mọi lứa tuổi, cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Trong cuộc sống
hiện tại, con người sử dụng các tiện ích của giấy nhiều hơn nữa; giấy in, giấy viết, giấy
bao gói phục vụ dân sinh, cho các ngành công thương nghiệp; giấy vệ sinh, giấy ăn,
khăn giấy; giấy in tiền; giấy tráng nhôm phục vụ cho các ngành công nghệ cao cấp;
giấy vàng mã; và còn rất nhiều tiện ích khác của giấy mà con người chưa khai thác. Và
khi nền kinh tế quốc gia càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng giấy càng tăng.
2.1.1. Định nghĩa giấy
“Giấy là một sản phẩm của sợi xenlulo có dạng tấm mỏng, trong đó sợi và các
thành phần sợi được liên kết với nhau tạo mạng không gian ba chiều”.(Kỹ Thuật
Xenluloz và Giấy- Nguyễn Thị Ngọc Bích).
2.1.2. Định nghĩa bột giấy
Bột giấy là nguồn nguyên liệu có tính chất sợi dùng để làm giấy. Bột giấy
thường có nguồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên người ta cũng có thể làm những loại giấy
đặc biệt từ các loại sợi động vật, sợi vô cơ hay sợi tổng hợp.
3


2.1.3. Nguyên lý sản xuất giấy, bột giấy
Sản xuất giấy có 2 loại dây chuyền cơ bản: sản xuất bột giấy và sản xuất giấy.
- Sản xuất bột giấy là chế biến nguyên liệu thực vật có sợi (tre, nứa, gỗ …) thành bột
giấy, thành phần chính của nó là xenlulo thiên nhiên. Đây là bột giấy nguyên thuỷ, có
thể đưa trực tiếp sang máy xeo giấy hoặc xuất khẩu dưới dạng tấm bột.
- Sản xuất bột tái sinh từ giấy đã qua sử dụng, giấy hỏng, giấy thải bỏ,…đem phân

tách, xử lý thành bột giấy nguyên liệu.
- Sản xuất giấy là chế biến bột giấy thành tờ giấy (ở dạng cuộn) theo công dụng cần
có. Bột giấy sử dụng là bột nguyên thuỷ hoặc bột tái sinh.
2.2. Tình hình ngành giấy Việt Nam
Ngành giấy ở Việt Nam đã hình thành từ rất lâu. Nó thực sự trở thành một
ngành sản xuất công nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ 20, khi ở cả hai miền nam bắc
xây dựng và đưa vào sản xuất các nhà máy giấy có quy mô lớn và vừa, với trang thiết
bị, công nghệ tương đối hiện đại lúc bấy giờ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân ngành
giấy lâm vào khủng hoảng và kém phát triển ở thời kỳ những năm 80 và 90 của thế kỷ
trước. Từ năm 2000 trở lại đây, ngành giấy phát triển nhanh hơn. Dự báo vào năm
2010 sẽ có trên hai triệu tấn giấy được sản xuất. Đứng trước nhu cầu tiêu thụ sản phẩm
giấy, giấy ngoại nhập chất lượng với giá bán rẻ, sự phát triển của ngành giấy Việt Nam
là tất yếu. Để nhìn rõ hơn về vấn đề này, chúng ta tham khảo một số thông tin về
ngành giấy ở Việt Nam và các nước trong khu vực.
- Khối lượng giấy sản xuất ở Việt Nam trong nững năm qua tuy có tăng hàng năm,
nhưng chưa vượt qua được con số 1.000.000 tấn. Sản lượng bình quân đầu người chưa
quá 13 kg. Trong khi đó, sản lượng bình quân ở khu vực Đông Nam Á xấp xỉ 40 kg
một đầu người, còn mức tiêu thụ của thế giới hiện nay là trên 70 kg một người.
- Mức tiêu thụ giấy của một số nước hiện nay (kg/người).
Việt Nam

13

Indonesia

20

Pháp

Thái Lan


48

Nhật Bản 270

195

Hoa Kỳ 35
Malaysia 120

Sự phát triển ngành giấy hiện nay tuy có nhanh nhưng không đều và chưa thật
sự bền vững. Việt Nam hiện có xấp xỉ 400 DN sản xuất giấy hoặc chế biến các sản

4


phẩm liên quan đến giấy. Các DN có chủng loại mặt hàng, sản phẩm giấy khác nhau
và nhất là quy mô rất khác nhau.
Bên cạnh sự khác nhau về quy mô sản lượng, điều đáng nói là trình độ công
nghệ và trang thiết bị của từng DN cũng rất khác nhau. Do hạn chế về vốn và không
nắm bắt sát thị trường, hiện nay còn rất nhiều DN phải đối diện với vấn đề trang thiết
bị và công nghệ lạc hậu, vì thế mà sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, giá thành cao.
Tình hình sản xuất công nghiệp giấy ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại nói
chung là đang trong thời kỳ chuyển biến phức tạp từ trạng thái bán công nghiệp; công
nghiệp có trình độ kỹ thuật, công nghệ thấp chuyển dần sang nền công nghiệp tự động
hoá có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao, để thích ứng với sự phát triển nhanh trong
môi trường kinh doanh của nền kinh tế thị trường. Vấn đề ở đây là làm sao để các
doanh nghiệp sản xuất giấy có thật nhiều lãi, nhằm tạo ra nguồn lợi tức dồi dào cho
chính đơn vị của mình và tái đầu tư sản xuất mở rộng, áp dụng những thành tựu mới
về sự phát triển của khoa học kỹ thuật mang tính công nghệ cao, sử dụng các bước tiến

thành công về khoa học quản trị nguồn nhân lực để không ngừng nâng cao năng suất
sản xuất, họ có nhiều phương cách, nhiều biện pháp để giải quyết các vấn đề trên.
2.3. Giấy carton
2.3.1. Khái niệm
Giấy carton có thể được định nghĩa một cách tương đối là: là một loại sản phẩm
giấy được sản xuất từ các loại xơ sợi xenluloz nguyên thủy và không nguyên thủy có
định lượng lớn, dày và cứng. Thường có độ dày lớn hơn 0,3 mm và định lượng lớn
hơn 150 g/m2.
Tuy nhiên: giấy carton còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng và chủng loại giấy carton
khác nhau mà định lượng có thể dao động từ 105 g/m2 đến hơn 270 g/m2.
2.3.2. Phân loại
Giấy carton thường được phân loại theo kiểu dáng, hình thù bên ngoài và mục
đích sử dụng.
Carton sóng: là thành phần giấy carton có định lượng khá thấp, là loại bìa
carton nhiều lớp dùng để làm thùng carton chịu gấp. Lớp ngoài cùng thường sản xuất
từ bột gỗ, lớp trong và các lớp khác có thể làm từ bột giấy thu hồi.

5


Có thể sản xuất tất cả các lớp của giấy carton sóng từ 100% bột giấy thu hồi. Thường
có định lượng khoảng 85 g/m2 đến 200 g/m2.
Carton thực phẩm: thường là những sản phẩm carton có chất lượng cao, có thể
là một lớp hay nhiều lớp. Dùng để đựng thực phẩm ở nhiều dạng khác nhau, thường
sản xuất từ xơ sợi dài.
Carton bìa: có hai loại carton bìa, bìa ép là loại bìa nhiều lớp làm từ 100% bột
thu hồi chất lượng thấp. Bìa làm bao gói chịu lực, nó dùng làm các túi chịu lực cao
như bao xi măng, làm từ 100% bột hóa.
Carton nhiều lớp: ví dụ như giấy duplex, test liner… có ít nhất là 2 lớp, gồm lớp
đế và lớp da. Lớp đế có chất lượng thấp, lớp da có chất lượng cao hơn và có màu sáng

hơn.
2.3.3. Tính chất
Chỉ tiêu đánh giá giấy bìa caron chủ yếu là bề dày. Do vậy người sản xuất sẽ có
lợi khi sử dụng những loại bột có độ khối cao (tỷ trọng thấp) để làm giảm trọng lượng
băng giấy và giảm giá thành.
Giấy carton sản xuất chủ yếu để dùng làm các hòm hộp, bao gói trong công
nghiệp. Do đó độ bền cơ lý là yêu cầu quan trọng và đối với các loại bao bì độ chịu lực
của nó thay đổi không những theo cấu trúc hay định lượng tờ giấy mà nó còn phụ
thuộc vào đặc điểm của hàng hóa. Tính chất quan trọng nhất đối với phần lớn các loại
giấy bìa carton là độ cứng (hay còn gọi là độ kháng bẻ cong). Những lớp ở mặt ngoài
(lớp trên và lớp dưới) là lớp đóng góp cho độ cứng nhiều nhất, còn các lớp phía trong
sẽ đóng góp cho độ khối.
Độ kháng kéo, độ bục, độ chịu nén, độ kháng gấp là những chỉ tiêu cơ bản.
2.3.4. Ứng dụng giấy bìa carton
Giấy carton dùng để sản xuất các thùng carton, túi đựng, bao bì thực phẩm,
bao bì mỹ phẩm,…

Hình 2.1. Thùng Caron.

Hình 2.2. Hộp bao gói thực phẩm.
6


2.4. Tổng quan về công ty CP Giấy An Bình
2.4.1. Vài nét sơ lược về công ty CP Giấy An Bình
Khởi đầu là cơ sở sản xuất bột giấy từ nguyên liệu là tre nứa, cung cấp bột giấy
cho các DN sản xuất giấy. Đứng trước thực tiễn phát triển của nền kinh tế và sự phát
triển không ngừng của các ngành nghề. Các cơ sở, xí nghiệp nhỏ lẻ sẽ bị xóa bỏ. Để
đứng vững và tiếp tục phát triển, được sự cho phép tư nhân bỏ vốn đầu tư thiết bị, máy
móc để mở rộng và nâng cao. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1992 công ty TNHH giấy An

Bình được thành lập, theo luật công ty của chính phủ. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
là sản xuất giấy bao bì carton các loại, nguyên liệu sử dụng là giấy thu hồi.
Tháng 02 năm 2007 chuyển đổi loại hình DN từ công ty TNHH thành Cổ phần.
Doanh thu năm đầu tiên của DN là 5 tỷ đồng. Với sự đầu tư và phát triển không ngừng
của DN, tổng doanh thu đạt được đến cuối năm 2009 là 372 tỷ đồng.
Hiện tại DN có 2 dây chuyền xử lý giấy vụn, trong đó có một hệ thống xử lý
bột với hệ thống điều khiển DCS khá hiện đại, cung cấp bột cho 7 máy xeo giấy hoạt
động liên tục 24/24. Công suất đạt được 150 tấn/ngày. Sản xuất các loại giấy bao bì
công nghiệp đạt chất lượng cao, đáp ứng được phần lớn nhu cầu giấy bao bì trong
nước. Sản lượng giấy đến cuối năm 2009 đạt khoảng 70.000 tấn/năm.
Kế hoạch phát triển của DN vào những năm tới, xây dựng nhà máy giấy với hệ
thống dây chuyền máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại. Công suất dự tính là
300.000 tấn/năm. Nhằm mục đích hướng đến khả năng đáp ứng được và đủ nhu cầu
giấy bao bì công nghiệp trong nước, thay thế hàng nhập ngoại. Và vươn đến khả năng
xuất khẩu ra nước ngoài.
Nguồn nguyên liệu: giấy thu hồi nhập khẩu và nội địa. Giấy vụn được nhập từ
các nước có ngành công nghiệp giấy phát triển như: châu Âu, Úc; chất lượng giấy thu
hồi cao, chất lượng xơ sợi tốt, chu kỳ tái sử dụng ngắn. Kết hợp với nguồn giấy vụn
thu mua trong nước, nhằm tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên
rừng.
Sản phẩm làm ra đều cung cấp cho lượng khách hàng lớn và ổn định trong nước
như: Tân Á, Vinatoyo, Á Châu, Asia food Co.Ltd,…. Là những công ty, DN sản xuất
bao bì công nghiệp lớn ở Việt Nam. Sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, đảm bảo
theo yêu cầu chất lượng của người mua.
7


Với những gì DN An Bình đã và đang làm được, tạo bước đà cho DN An Bình
phát triển lớn mạnh hơn nữa và mở rộng phạm vi thị trường tiêu thụ sản phẩm. Khả
năng và tiềm năng trong một vài năm tới công ty CP Giấy An Bình sẽ là một trong

những DN sản xuất giấy bao bì carton đạt chuẩn, lớn nhất nước ta.
Tên gọi: Công ty cổ phần giấy An Bình.
Tên giao dịch: AN BINH PAPER CO. LTD.
Trụ sở giao dịch: 27/5 A Kha Vạn Cân – Huyện Dĩ An – Tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 74.8.8961155
Fax: 84.8.8960700
2.4.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc

Phó TGĐ
DAĐT- TCHC

Vật tư
XNK

Hành chánh
nhân sự

Phó TGĐ kinh
doanh

Tài chính

Bán hàng

Phó TGĐ
kỹ thuật sản xuất


Tổng kho

Sản
xuất

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức công ty CP Giấy An Bình.
2.4.3. Những chỉ tiêu về giấy bìa carton ở công ty CP Giấy An Bình
Hiện tại công ty đang thực hiện sản xuất 4 loại giấy carton đó là: Mideum,
Medium chống thấm 2 mặt, Test liner, White- top.
Ứng với mỗi loại giấy có những chỉ tiêu đặc trưng và tuỳ vào yêu cầu của khách
hang. Dưới đây là một vài chỉ tiêu về chất lượng cho mỗi loại giấy.

8


Bảng 2.1: Chỉ tiêu chất lượng giấy White- top.
Chỉ tiêu

Chỉ tiêu chất lượng

Định lượng (g/m2)

160

170

180

200


Độ chịu bục (kgf/cm2)

 4.3

≥ 4.5

≥ 4.6

≥ 5.1

RCT (kgf) độ nén vòng

≥ 28.0

≥ 30.0

≥ 31.0

≥ 33.0

Sai số cho phép:  5 g/m2

Chống thấm một mặt

5 phút

Ngoại quan

Không nhăn, gấp , thủng, rách


Độ ẩm

6÷9

Số mối nối

≤2

Bảng 2.2: Chỉ tiêu chất lượng giấy Test liner.
Chỉ tiêu

Chỉ tiêu chất lượng

Định lượng (g/m2)

125

130

140

150

160

Độ chịu bục (kgf/cm2)

≥ 3,5

≥ 3,7


≥ 3,9

≥ 4,1

≥ 4,3

RCT độ nén vòng chiều MD

≥ 19,0

20,0

23,0

28,0

29,0

Sai số cho phép ± 5 g/m2

Chống thấm một mặt

5 phút

Độ ẩm (%)

6÷9

Ngoại quan


Không nhăn, gấp, thủng rách

Số mối nối

≤2

Bảng 2.3: Chỉ tiêu chất lượng giấy carton sóng (Medium).
Định lượng (g/m2)

Độ dày (mm)

RCT (nén vòng; kgf )

Độ bục (kgf/cm2)

101 ÷ 109

0,18 ÷ 0,19

6,0 ÷ 7,5

1,8 ÷ 2,2

106 ÷ 114

0,19 ÷ 0,20

6,5 ÷ 7,7


1,9 ÷ 2,3

108 ÷ 116

0,20 ÷ 0,21

7,0 ÷ 7,9

2,0 ÷ 2,3

109 ÷ 121

0,20 ÷ 0,21

7,0 ÷ 8,7

2,0 ÷ 2,4

9


2.4.4. Khảo sát dây chuyền sản xuất giấy bìa carton
2.4.4.1. Dây chuyền bột

Nguyên
liệu

Băng
tải


Quậy thủy lực

Lọc nồng độ cao
Thải

Bẩy sắt

Bể chứa 1

Xử lý xơ sợi

Sàng lổ sơ cấp

Trống lọc rác

Bể chứa 2

Lọc cát cấp 3

Lọc cát cấp 2

Thải
Sàng lổ thứ cấp

Thải

Thải

Thải
Lọc cát cấp 1


Thải

Sàng khe
thứ cấp

Sàng khe
sơ cấp

Sàng tách xơ
sợi

Bể chứa 6

Cô đặc xớ dài

Cô đặc xớ ngắn

Máy nghiền
xớ dài

Bể số 3
Bể nước trắng

Bể chứa bột xớ
ngắn

Bể chứa bột
xớ dài


Bể chứa bột
phối trộn

Máy nghiền
xớ ngắn
Cấp bột cho xeo

Hình 2.4: Sơ đồ khối dây chuyền ANDRITZ.

10


2.4.4.2. Dây chuyền sản xuất giấy
Màu

Bột cấp cho xeo

Bể chứa bột
Bột chảy tràn
Thùng điều tiết

Phèn

Chất trợ
bảo lưu
Bơm quạt

Nước dưới
lưới


Bột chảy tràn
Môi phun

Lô lưới

Bộ phận ép

Nước đưa đi
xử lý

Bộ phận sấy

Cắt, cuộn

Thành phẩm

Hình 2.5: Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất giấy.
 Thuyết minh quy trình sản xuất giấy
Bột từ bể chứa bột phối trộn cấp cho máy xeo được đưa vào bể chứa trước thùng
điều tiết. Nồng độ bột trong bể chứa khoảng 3%, bột được đưa lên thùng điều tiết để

11


ổn định lưu lượng bột cấp cho máy xeo. Nếu sản xuất giấy Test liner cho màu vào bể
chứa bột trước khi đưa vào thùng điều tiết.
Bột từ thùng điều tiết cấp cho bơm pha loãng có nhiệm vụ pha loãng dòng bột
đến nồng độ khoảng 1%, sau đó bột được đưa lên hệ thống môi phun để cung cấp cho
lô lưới. Sản xuất giấy nhiều lớp máy xeo có nhiều hòm phun bột để tạo nên giấy có
nhiều lớp khác nhau trên cùng một sản phẩm giấy.

Máy xeo được sử dụng là máy xeo tròn có 3 lô lưới có chiều rộng 2,35 m. Bột
được hình thành trên lô lưới theo nguyên lý lọc, hình thành lớp bột dính lên chăn len,
độ khô của bột trên lưới khoảng 10%, qua hệ thống hút chân không độ khô của giấy
khoảng 18%. Theo trình tự này các bột dính lên nhau và bám trên chăn len. Tiếp đó,
giấy được hệ thống chăn len đưa qua hệ thống ép (có 3 cặp ép).
Giấy ra khỏi hệ thống ép có độ khô khoảng 47 ÷ 49% và được đưa qua hệ thống
sấy. Hệ thống sấy bằng lô, nhiệt được truyền vào lô sấy băng giấy ép sát mặt lô sấy
được tiếp xúc nhiệt, băng giấy ướt bốc hơi, giấy đạt độ khô khoảng 93 ÷ 95%.
Giấy sau khi đi qua hệ thống sấy được đưa vào hệ thống cuộn rồi vào máy cắt để
thành cuộn theo kích thước yêu cầu và bao gói trước khi vào kho thành phẩm.
2.5. Chi phí và kiểm soát chi phí
2.5.1. Khái quát về chi phí
Chi phí là một phạm trù kinh tế hết sức trừu tượng và phức tạp. Một DN muốn
tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá phải hao phí một số lao động nhất định. Nó
bao gồm lao động vật hoá biểu hiện dưới hình thái giá trị gọi là tư bản bất biến và lao
động sống biểu hiện dưới hình thái giá trị là tư bản khả biến. Đó là hai loại chi phí
được gọi chung là hao phí lao động thực tế của xã hội để tạo ra giá trị của hàng hoá.
Chi phí là một hoạt động sản xuất thiết yếu, vì nó cho chúng ta những gì chúng
ta có thể sản xuất lợi và những gì sẽ làm lỗ cho kinh doanh. Chi phí cũng xác định các
khu vực trọng điểm để cắt ra lãng phí sản xuất.
Các loại chi phí trong doanh nghiệp:
- Chi phí sản xuất.
- Chi quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí sử dụng vốn.
12


- Chi phí nguồn lực và phát triển.
- Chi phí cơ hội.

- Chi phí xã hội.
Và còn nhiều loại chi phí khác nữa.
2.5.2. Kiểm soát chi phí
2.5.2.1. Tầm quan trọng và tính tất yếu của kiểm soát chi phí
Chi phí là một nội dung quan trọng trong hoạt động tài chính của mỗi DN.
Kiểm soát chi phí là một chức năng quản lý có ý thức và rất quan trọng trong qua trình
quản lý DN.
Đó là sự tác động chủ thể quản lý nhằm nhận biết, hiểu biết các nội dung chi
phí và nhằm sử dụng hiệu quả nhất các khoản chi phí mà DN đã bỏ ra. Để làm tốt chức
năng này các nhà quản lý cần trả lời các câu hỏi: DN có những khoản mục chi phí
nào? Tiêu chuẩn, định mức chi phí là bao nhiêu? Chi phí nào chưa hợp lý? Nguyên
nhân vì sao? Biện pháp giải quyết. Để kiểm soát chi phí các nhà quản lý DN cần phải
đưa ra các tiêu chuẩn, nội dung và mục tiêu kiểm soát chi phí, dựa trên các nguyên tắc
thống nhất. Từ đó xây dựng hệ thống kiểm soát chi phí trong DN với những hình thức
thích hợp, cùng chi phí kiểm soát, phương tiện công cụ được sử dụng cho hoạt động
kiểm soát này, cuối cùng đi tới các giải pháp điều chỉnh.
Quy trình KSCP
Các tiêu chuẩn
định mức

Mục tiêu KSCP

Điều chỉnh cụ thể

Nguyên
Nguyêntắc
tắcKSCP
KSCP

Nội dung KSCP


Phương tiện, công cụ

Hình thức KSCP
Hệ thống KSCP
Chi phí cho hoạt động KSCP
Hình 2.6: Sơ đồ quy trình kiểm soát chi phí.
13


Vấn đề nhận thức lý luận kiểm soát chi phí ở các DN nước ta còn rất non kém.
Dẫu rằng bất kỳ DN nào cũng muốn kiểm soát chi phí theo mong muốn. Trong thời
điểm hiện nay nhận thức và lý luận của các nhà quản lý của các DN cần phải thấu đáo,
sâu sắc để có thể triển khai sáng tạo theo những đặc trưng của DN mình nhằm hạ giá
thành sản phẩm.
Tính tất yếu của việc kiểm soát chi phí, có nhiều nguyên nhân làm cho kiểm
soát chi phí trở thành chức năng tất yếu của quản lý. Trong kinh doanh kiểm soát chi
phí là kiểm chứng xem các khoản chi có được thực hiện đúng kế hoạch hay không và
phải tìm ra những nguyên nhân sai xót để điều chỉnh, thẩm định tính đúng sai, hiệu quả
của các khoản chi phí.
2.5.2.2. Vai trò của kiểm soát chi phí
Suy cho cùng DN nào cũng hướng đến mục tiêu lợi nhuận và lợi nhuận được
tính theo công thức đơn giản sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Như vậy, để thu được nhiều lợi nhuận, chúng ta có hai cách là:
- Tăng doanh thu, việc này đồng nghĩa là tăng giá bán khi mà số lượng hàng
hóa sản xuất ra không đổi. Nhưng thường thì chúng ta nhận được kết quả ngược lại,
bởi thị trường đầy rẫy những đối thủ cạnh tranh, hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ
sung. Như vậy, giải pháp này rất thiếu tính khả thi.
- Giảm chi phí bằng hoạt động kiểm soát của DN, đó là những khoản chi mà

DN có thể chủ động giảm và sử dụng có hiệu quả.
Xuất phát từ sự biến động lợi nhuận của DN và việc tính giá thành sản phẩm
theo định mức từng chi phí sẽ giúp ta thấy được các biến động chi phí. Biến động có
thể là bất lợi nếu chi phí thực sự lớn hơn chi phí định mức. Nhưng dù có lợi hay bất lợi
thì điều quan trọng là phải hiểu sự biến động đó, xem xét nguyên nhân sâu xa của sự
biến động. Như vậy, ta sẽ biết cụ thể chi phí nào biến động và do nguyên nhân nào,
biến động chi phí NVL có thể do giá tăng hoặc sử dụng NVL không hiệu quả tạo ra
nhiều phế liệu. Cũng như vậy, chi phí lao động trực tiếp tăng, có thể do lượng tăng vì
khấu hao lao động hoặc do năng xuất lao động giảm. Cũng có thể do biến động thời
gian rỗi tăng lên khi mất điện, thiếu nguyên liệu. Từ đó chúng ta sẽ có những giải pháp
thay đổi.
14


×