Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRANG SỨC BỀ MẶT SẢN PHẨM GHẾ 970 CHAIR TẠI CÔNG TY CP GỖ MINH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ THÌN

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRANG SỨC
BỀ MẶT SẢN PHẨM GHẾ 970 CHAIR TẠI
CÔNG TY CP GỖ MINH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ THÌN

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRANG SỨC
BỀ MẶT SẢN PHẨM GHẾ 970 CHAIR TẠI
CÔNG TY CP GỖ MINH DƯƠNG

Ngành : Chế biến lâm sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : PGS.TS. Đặng Đình Bôi



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010

i


CẢM TẠ
Xin chân thành gởi lời cảm ơn tới:
Ba mẹ đã nuôi dưỡng ,dạy bảo và luôn đứng bên cạnh động viên con .
Toàn thể thầy cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Thầy cô khoa Lâm Nghiệp.
Thầy cô bộ môn Chế Biến Lâm Sản đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài .
Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chi em trong Công ty CP Gỗ Minh Dương đã
tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty.
Toàn thể các bạn lớp DH06CB đã tận tình giúp đỡ trong thời gian vừa qua .

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2010
Lê Thị Thìn

ii


TÓM TẮT
Như chúng ta đã biết ngành công nghiệp gỗ phát triển rất mạnh mẽ trong những
năm gần đây. Quy trình công nghệ chế biến đồ gỗ cũng đã và đang được cải tiến nhằm
nâng cao hiệu quả chất lượng cho các sản phẩm gỗ .Ngoài việc tạo ra một sản phẩm
bền chắc thì yếu tố thẩm mỹ là rất quan trọng và cũng rất được quan tâm, vì vậy việc
trang sức cho sản phẩm đồ mộc hết sức quam trọng.Trên cơ sở đó tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài : “ Khảo sát quy trình công nghệ trang sức bề mặt sản phẩm ghế 970 chair

tại Công ty CP gỗ Minh Dương “. Đề tài được tiến hành tại CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ
MINH DƯƠNG. Địa chỉ: Ấp 1B, xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương .Thời
gian thực hiên từ 10/03/2010 đến 28/05/2010 .
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất tại nhà máy, đề tài đã tiến hành
theo dõi công đoạn trang sức sơn phủ bề mặt gỗ tự nhiên của sản phẩm mộc. Phương
pháp khảo sát được tiến hành rút mẫu một cách ngẫu nhiên, độc lập, để đảm bảo tính
khách quan ở mỗi khâu công nghệ tôi tiến hành khảo sát lặp lại ba lần, mỗi lần 30 mẫu.
Kết quả theo dõi cho thấy: tỷ lệ khuyết tật ở công đoạn kiểm tra xử lý bề mặt ván nền
là chiếm tỷ lệ cao nhất 17,78% và định mức sử dụng sơn thực tế ít hơn so với đinh mức
của công ty đưa ra. Kết quả khảo sát có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc theo
dõi quá trình trang sức bề mặt của sản phẩm tại nhà máy.

iii


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục


iv

Danh sách các chữ viết tắt

vi

Danh sách các hình

vii

Danh sách các bảng

ix

LỜI NÓI ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

2

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

2

1.2. Mục tiêu – Mục đích nghiên cứu

2


1.3. Giới hạn đề tài

3

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN
2.1. Khái quát tình hình trang sức bề mặt vật liệu gỗ

4

2.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần gỗ Minh Dương

5

2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

10

2.4. Cơ cấu lao động sản xuất của công ty

12

2.5. Tình hình sản xuất tại công ty

12

2.5.1. Nguyên liệu

12


2.5.2. Vật liệu trang sức

13

2.5.3. Dây chuyền công nghệ sơn

13

2.5.4. Một số sản phẩm sản xuất tại công ty

16

2.6. Khách hàng của công ty

17

iv


CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1. Nội dung nghiên cứu

18

3.2. Phương pháp khảo sát

19


3.3. Cơ sở lý luận

22

3.4. Một số yêu cầu cần thiết khi trang sức sản phẩm mộc

24

3.4.1. Những yêu cầu của ván nền ( gỗ tự nhiên)

24

3.4.2. Yêu cầu đối với chất phủ tạo màng

25

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Sản phẩm khảo sát

27

4.2. Vật liệu trang sức bề mặt

28

4.3. Thiết bị trang sức bê mặt sản phẩm


29

4.4. Quy trình trang sức bề mặt sản phẩm tại nhà máy

30

4.4.1. Kiểm tra xử lý bề mặt

30

4.4.2. Lau màu ( filler)

34

4.4.3. Sơn lót ( sealer)

37

4.4.4. Chà nhám

40

4.4.5. Stain màu

41

4.4.6. Sơn bóng ( Top coat)

41


4.4.7. Ráp

44

4.4.8. Đóng gói sản phẩm

44

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

49

5.1. Kết luận

49

5.2. Kiến nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC

v



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP : Cổ phần
SL : Số lượng
DT : Diện tích
GĐ – PGĐ : Giám đốc – phó giám đốc
HCNS : Hành chính nhân sự
CB- CNV : cán bộ - công nhân viên
TNHH : trách nhiệm hữu hạn
ĐM : Định mức
QC : quản lý chất lượng

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 : Công ty cổ phần gỗ Minh Dương ........................................................... 6
Hình 2.2 : Mô hình sơ đồ các xưởng Công ty Minh Dương ................................... 8
Hình 2.3 : Biểu đồ thể hiện doanh thu qua các năm ................................................ 9
Hình 2.4 : Biểu đồ thể hiện tỉ lệ doanh thu theo thị trường ..................................... 10
Hình 2.5 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần gỗ Minh Dương ..... 11
Hình 2.6: Buồng sơn nằm tự động .......................................................................... 14
Hình 2.7 : Buồng sơn tĩnh điện................................................................................ 14
Hình 2.8 : Boole sơn ................................................................................................ 15
Hình 2.9 : Chuyền sơn tĩnh điện .............................................................................. 15
Hình 2.10 : Nội thất phòng ngủ ............................................................................... 16
Hình 2.11 : Nội thất phòng ngủ ............................................................................... 17

Hình 3.1: Quá trình bay hơi của dung môi .............................................................. 24
Hình 4.1 : Sản phẩm 970 chair .............................................................................. 27
Hình 4.2 : Cấu tạo súng phun .................................................................................. 29
Hình 4.3 : Quy trình sơn phủ bề mặt sản phẩm ghế 970 chair ................................ 30
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trung bình khuyết tật sau 3 lần khảo sát............... 33
Hình 4.5: Chi tiết bị mắt đen .................................................................................. 34
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trung bình khuyết tật sau 3 lần khảo sát .............. 36
Hình 4.7: Chi tiết bị móp cạnh ................................................................................ 36
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần chà nhám .............................. 39
Hình 4.9: Chi tiết bị cháy nhám .............................................................................. 39
Hình 4.10: Chi tiết bị xù lông gỗ ............................................................................. 40
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ............................. 43
Hình 4.12: Chi tiết bị hở mối ghép .......................................................................... 44
Hình 4.13 : Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khuyết tật qua từng khâu công nghệ ............... 45

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 : Công ty Minh Dương ............................................................................ 7
Bảng 2.2 : Chi nhánh Tam Bình ............................................................................ 7
Bảng 4.1: Bảng quy cách kích thước các chi tiết ................................................ 27
Bảng 4.2 : Bảng các bước của quy trình công nghệ sơn-vernis của ghế 970 chair 28
Bảng 4.3 : Thông số kỹ thuật của thiết bị sơn ....................................................... 29
Bảng 4.4 : Bảng tỷ lệ khuyết tật ở công đoạn xử lý bề mặt ( khảo sát lần 1) ......... 32
Bảng 4.5 : Bảng tỷ lệ khuyết tật ở công đoạn xử lý bề mặt ( khảo sát lần 2) ......... 32

Bảng 4.6 : Bảng tỷ lệ khuyết tật ở công đoạn xử lý bề mặt ( khảo sát lần 3 ) ........ 33
Bảng 4.7 : Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ............................. 33
Bảng 4.8: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn filler ( khảo sát lần 1) .................. 34
Bảng 4.9 : Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn filler ( khảo sát lần 2 ) ................. 35
Bảng 4.10 : Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn filler ( khảo sát lần 3) ................. 35
Bảng 4.11 : Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ............................. 35
Bảng 4.12: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn sơn lót ( khảo sát lần 1) ............. 37
Bảng 4.13: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn sơn lót ( khảo sát lần 2 ) ............. 38
Bảng 4.14: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau sơn lót ( khảo sát lần 3) .............................. 38
Bảng 4.15: Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ............................ 39
Bảng 4.16: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn sơn bóng ( khảo sát lần 1) .......... 42
Bảng 4.17: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn sơn bóng ( khảo sát lần 2 ) ......... 42
Bảng 4.18: Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn sơn bóng ( khảo sát lần 3) .......... 43
Bảng 4.19: Bảng trung bình tỷ lệ khuyết tật sau 3 lần khảo sát ............................ 43
Bảng 4.20 : Bảng tỷ lệ hỏng trung bình ở mỗi khâu công nghệ .............................. 45
Bảng 4.21 : Bảng kết quả đinh mức sơn qua 3 lần khảo sát .................................... 45
Bảng 4.22 : Bảng so sánh kết quả khảo sát thực tế với định mức của công ty ....... 46
Bảng 4.23 : Bảng các khuyết tật và cách khắc phục................................................ 46

viii


LỜI MỞ ĐẦU
Khi xã hội phát triển ngày càng cao thì nhu cầu con người về vấn đề ăn mặc ở
không chỉ đơn giản là ăn no mặc ấm, mà còn phải ăn ngon mặc đẹp, nhà ở cũng phải
được cải thiện , nhu cầu trang trí nội thất nhà cửa do đó cũng tăng cao. Các sản phẩm
đa dạng đến ngành công nghiệp ra đời không ngoài mục đích nhằm thỏa mãn những
nhu cầu trên của con người, trong đó ngành công nghiệp chế biến gỗ nói riêng cũng
đóng vai trò hết sức quan trọng đáp ứng cho con người nhu cầu về xây dựng, về nhà ở,
về trang trí nội thất.

Hiện nay, trên thế giới với sự tìm tòi nghiên cứu con người đã tạo ra những loại
nguyên liệu mới nhằm thay thế cho những sản phẩm gỗ, trong bối cảnh tình hình
nguyên liệu gỗ đang khan hiếm như hiện nay. Mặc dù ngành công nghiệp nguyên liệu
mới đang phát triển mạnh mẽ nhưng không có một loại vật liệu nào có thể thay thế
được những hiệu quả như màu sắc tự nhiên, vân thớ đẹp và đặc biệt thân thiện với môi
trường … do sản phẩm gỗ mang lại.
Để tạo ra một sản phẩm mộc hoàn thiện có giá trị cao thì cần đặc biệt quan tâm
đến từng khâu công nghệ sản xuất ra nó, trong đó khâu trang sức sản phẩm ( nhất là
những sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật …) là khâu vô
cùng quan trọng. Do đó để taọ ra một sản phẩm đạt chất lượng cao và xuất khẩu hiệu
quả thì việc tồn tại các dạng khuyết tật trên bề mặt sản phẩm trong quá trình trang sức
là không cho phép.
Được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp, trường ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh, cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Đình Bôi, tôi tiến hành thực hiện đề
tài:”Khảo sát quy trình công nghệ trang sức bề mặt sản phẩm 970 chair tại công ty
CP gỗ Minh Dương ” với hy vọng có thể giúp cho việc lựa chọn nguyên vật liệu, tìm

ix


ra ưu nhược điểm và các dạng khuyết tật hình thành trong quá trình trang sức để đưa ra
biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng bề mặt góp phần tăng năng suất

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài :
Hiện nay, nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa kinh tế để hợp tác với các nước

trên thế giới. Sự kiện Việt Nam gia nhập thành công vào thị trường thương mại thế giới (
WTO) là một cơ hội lớn để nền kinh tế nước ta có thể phát triển mạnh mẽ, song bên cạnh
đó có những khó khăn và thách thức cũng không nhỏ. Để có thể đứng vững trong thị
trường cạnh tranh như hiện nay thì vấn đề về chất lượng, kiểu dáng của sản phẩm đang trở
thành vấn đề mà các nhà sản xuất và người tiêu dùng đặt lên hàng đầu. Với vị trí là nhà
cung cấp nên đòi hỏi nhà sản xuất khi tạo ra sản phẩm phải đạt được 3 tiêu chí cơ bản “
bền , đẹp , giá cả phải chăng “. Một sản phẩm tốt đạt yêu cầu thì ngoài việc vật liệu tốt cần
phải có tính thẩm mỹ cao, đẹp cả về hình thức lẫn về màu sắc.
Chính vì những yêu cầu đó nên việc trang sức bề mặt cho sản phẩm gỗ hiện nay là
rất cần thiết.
1.2. Mục tiêu – Mục đích nghiên cứu:
1.2.1. Mục đích :
Mục đích của đề tài là khảo sát dây chuyền sơn phủ tại Công ty CP gỗ Minh
Dương để có thể lựa chọn được màu sắc phù hợp và tiết kiệm được vật liệu trang sức
qua các khâu công nghệ , đồng thời tìm ra quy trình trang sức bề mặt các sản phẩm đồ
gỗ hợp lý để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và đề xuất một số giải
pháp công nghệ trang sức bề mặt sản phẩm nhằm cải thiện trong quá trình sản xuất.

1


1.2.2. Mục tiêu
Để làm được điều đã nêu trên cần :
-

Khảo sát dây chuyền trang sức .

-

Phát hiện những tồn tại .


-

Xây dựng quy trình trang sức

-

Tính toán hiệu quả kinh tế của dây chuyền sản xuất

1.3. Giới hạn đề tài :
Vì công ty có nhiều chi nhánh nên tôi chọn Công ty CP Gỗ Minh Dương chi nhánh
nằm tại Bình Dương là nơi tôi thực hiện đề tài . Do nhà máy sử dụng nhiều loại vật liệu
trang sức khác nhau rất đa dạng , phong phú, với nhiều phương pháp công nghệ vernis
với thời gian thực tập có hạn nên tôi chỉ tiến hành khảo sát và tính toán theo dõi ở các
phần dây chuyền sản xuất sản phẩm 970 chair nguyên liệu chính là gỗ cao su và quy
trình công nghệ vernis và chà nhám tại đơn vị xưởng 4. Đồng thời phân tích kết quả và
đề xuất ý kiến.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Khái quát tình hình trang sức bề mặt vật liệu gỗ:
Vấn đề trang sức bề mặt gỗ trên thế giới :
Trang sức bề mặt vật liệu gỗ đã được tiến hành rất lâu từ nhiều nghìn năm trước
đây. Cho đến nay,công nghệ này đã rất phát triển ở rất nhiều nước trên thế giới. Đã có
rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu về các thành tựu trang sức bề mặt vật liệu gỗ và
các công trình này đã được ứng dụng ở rất nhiều nước. Người La Mã đã từng dùng
khối lượng lớn dầu hắc ín để quét lên vũ khí, tàu và các toà nhà. Bên cạnh đó dầu hắc

ín còn được dùng để quét lên bề mặt các sản phẩm ngoại thất như cột gỗ, hoặc gỗ ở
dưới đất nơi dễ bị mục. Một vài thế kỷ trước đây, những người đàn ông Hy Lạp đã bôi
vernis lên thuyền của họ. Các chất này được tạo ra từ dầu thực vật, nhựa cây, như gôm
arabich từ cây keo, dầu thông từ cây thông, sáp ong, cánh kiến đỏ từ tổ của một số côn
trùng ký sinh trên cây Laccifer lacca. Tất cả các chất đó làm tăng khả năng chống chịu
với môi trường và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một số
loại chất phủ gốc dầu thực vật đã ra đời. Các loại dầu này chủ yếu là dầu trẩu, gai,
đay,.. Người ta dùng các loại dầu này trong chế tạo sơn dầu. Phương pháp trang sức
cho loại chất phủ này chủ yếu là thủ công: nhúng, quét,... Đến giữa năm 1900, trên thị
trường đã xuất hiện một số loại sơn và màng phủ từ cellulose. Các chất liệu này được
phủ lên các bề mặt chịu nước. Các loại sơn nitro cellulose cho đến nay vẫn là một trong
những loại chất phủ chủ yếu của công nghệ trang sức bề mặt gỗ. Cùng sự ra đời của
các loại chất phủ này, các phương pháp trang sức cơ giới cũng được nghiên cứu. Vào
đầu những năm 50 của thế kỷ 20, một loạt các chất phủ khác đã được nghiên cứu và

3


cho vào sản xuất, như epoxy, sơn gốc urea, sơn gốc melamine, sơn poliester ,… Từ đó
đến nay, công nghệ trang sức bề mặt trên thế giới đã rất phát triển và hiện nay công
nghệ trang sức đã đạt tới trình độ công nghệ cao.
Tình hình trang sức bề mặt gỗ ở Việt Nam :
Từ thời xa xưa, cha ông chúng ta thường trang sức các sản phẩm mộc bằng
phương pháp gia công bề mặt các sản phẩm dưới hình thức chạm khắc, khảm trai.
Cùng với các nghề cổ truyền đó, các chất liệu sơn phủ từ dầu sơn ta đã được ra đời và
là chất liệu chính dùng trang sức trong nhiều thế kỷ. Bên cạnh đó, các chất có nguồn
gốc từ tự nhiên: các loại đất mầu, dầu thực vật, lòng trắng trứng gà, sáp để trang sức
cho các sản phẩm mộc cũng được sử dụng. Những năm cuối thế kỷ 19, vernis cánh
kiến đã được sử dụng để trang sức đồ mộc nội thất và đến nay giải pháp trang sức này
vẫn được dùng nhiều trong trang sức đồ mộc nội thất. Trong những năm gần đây với sự

phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều vật liệu trang sức mới ở dạng chất
lỏng và chất rắn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trang sức bề mặt các sản phẩm và các
đồ dùng đạt hiệu quả cao. Hiện nay, nước ta đang có chủ trương đẩy mạnh việc xuất
nhập khẩu các mặt hàng truyền thống, đồ mỹ nghệ từ tre, nứa, song mây, do vậy vấn đề
trang sức các loại hình sản phẩm này phù hợp với yêu cầu sử dụng đặt ra trước mắt các
nhà sản xuất là hết sức cần thiết. Do đó, nước ta đã có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp
nhập về các dây chuyền trang sức hiện đại và có tính tự động hoá cao. Chính vì vậy,
chất lượng trang sức hàng mộc của chúng ta đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các sản phẩm
mộc của nuớc ta đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
2.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần gỗ Minh Dương:
Công ty Minh Dương thành lập vào 12/12/2002 với tên Công ty TNHH Minh
Dương, đến 1/10/2007 được sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương cho phép chuyển
đổi thành Công ty cổ phần Gỗ Minh Dương do ông Dương Minh Chính làm chủ tịch
hội đồng quản trị và ông Dương Minh Định làm tổng giám đốc, với số vốn điều lệ 65.5
tỉ đồng.

4


Hình 2.1 : Công ty cổ phần gỗ Minh Dương
Đăng kí kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực, nhưng ngay từ khi thành lập công ty đã
chú trọng vào lĩnh vực chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Được sự hỗ trợ, tư vấn cách thức tổ
chức sản xuất, quản lý chất lượng.. từ các quốc gia và tổ chức có chuyên môn như
chương trình hợp tác phát triển từ Hà Lan, Đan Mạch, Quỹ Hỗ trợ Mê Kông,…. Hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng phát triển về quy mô, doanh thu và
thị trường tiêu thụ.
Những ngày đầu thành lập chỉ với 2 xưởng sản xuất và 250 công nhân, đến nay
công ty đã có 6 xưởng sản xuất và 2 kho nguyên vật liệu với diện tích nhà xưởng rộng
30.000 m2 (diện tích tổng thể 56.000 m2 ). Từ khi thành lập đến nay, bình quân mỗi
năm Công ty đầu tư xây thêm một xưởng sản xuất mới. Bên cạnh đó, công ty đã đầu tư

nhà máy thứ hai Tam Bình (An Bình , Dĩ An, Bình Dương) cũng chuyên sản xuất đồ
gỗ với diện tích nhà xưởng rộng 15.000 m2 (diện tích tổng thể 28.000 m2), bắt đầu
hoạt động vào tháng 3/2005. Việc mở rộng đã nâng tổng số công nhân của cả công ty
lên khoảng 2.300 công nhân.

5


Thống kê nhà xưởng:
Bảng 2.1: Công ty Minh Dương
DT
NĂM

SỐ

SL

NHÀ

DT

DT

XƯỞNG

CÔNG NHÂN

XƯỞNG

NHÀ KHO


TỔNG THỂ

( Người)

(m2)

(m2)

(m2)

2006

5

1,300

18,800

5,600

47,600

2007

6

1,650

21,400


8,600

56,000

2008

6

1,800

21,400

8,600

56,000

DT

DT

NHÀ KHO

TỔNG THỂ

(m2)

(m2)

Bảng 2.2: Chi nhánh Tam Bình:


NĂM

SỐ
XƯỞNG

DT

SL
CÔNG NHÂN
( Người)

NHÀ
XƯỞNG
(m2)

2005

2

350

9,000

6,000

28,000

2008


2

500

9,000

6,000

28,000

6


Hình 2.2 : Mô hình sơ đồ các xưởng Công ty Minh Dương
Công ty CP gỗ Minh Dương là khu vực có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, giao
thông thuận lợi, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và khu vực Tây
nam bộ. Bình Dương là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía nam Việt Nam, thu
hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất của cả nước. Đặc biệt Thành phố
Hồ Chí Minh cũng là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của Việt nam.
Đội ngũ Cán bộ quản lý, điều hành sản xuất của công ty là những người được đào
tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất đồ gỗ, đã từng làm
việc trong các công ty hàng đầu về lĩnh vực này ở Việt Nam. Sản phẩm của Công ty
ngay từ bước đầu có mặt ở thị trường đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cả về
kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
Công ty luôn chú trọng đến điều kiện và môi trường làm việc, đảm bảo sức khỏe,
y tế cho người lao động và thực hiện theo đúng chế độ, quy định pháp luật, luôn có ý
thức bảo vệ môi trường chung, đang hướng dần đến mục tiêu quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO.

7



Với phương châm “Chất Lượng – Trung Thực”, sản phẩm làm ra của Công ty
luôn đảm bảo chất lượng cao, thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng ngay cả những
khách hàng khó tính nhất như Mỹ, Nhật. Công ty đã được Bộ Thương Mại Việt nam
xếp vào 1 trong 50 Doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu của Việt nam, và được
tặng bằng khen 2 năm về danh hiệu: "Doanh nghiệp đạt thành tích cao trong xuất khẩu
đồ gỗ”.

25
20

20
15

18
14

10
5
0
2006

2007

2008

Doanh thu qua các năm

Hình 2.3 : Biểu đồ thể hiện doanh thu qua các năm


8

Năm


Hình 2.4 : Biểu đồ thể hiện tỉ lệ doanh thu theo thị trường
Thời gian gần đây, Công ty bắt đầu chú trọng hơn ở thị trường nội địa, đặc biệt là thị
trường cung cấp đồ nội thất cho chung cư cao cấp.
2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty:
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần gỗ Minh Dương được thể hiện qua
hình 2.5:

9


Hình 2.5 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần gỗ Minh Dương
Theo sơ đồ này thì ban giám đốc nhà máy phụ trách điều hành mọi hoạt động của công
ty , được quản lý trực tiếp bởi hội đồng quản trị và quản lý trực tiêp phó giám đốc.
Trong đó phó giám đốc Kế toán – Tài chính có nhiệm vụ quản lý hai bộ phận đó là
phòng kế toán và phòng HCNS. Phòng kế toán quản lý tài chính kế toán của nhà máy.
Phòng HCNS quản lý các bộ phận như đội bảo vệ, đội xe, y tế, nhân sự và lao động
tiền lương. Còn phó giám đốc Sản xuất – Kinh doanh có nhiệm vụ quản lý các bộ phận
như kinh doanh, kế hoạch, kỹ thuật, kho vật tư, kho thành phẩm, bộ phận bảo trì máy
móc thiết bị và xưởng sản xuất. Bên cạnh đó phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập ra các kế
hoạch sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất của các xưởng nhờ vào ban quản đốc của từng
xưởng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ công việc để đạt được nắng suất
cao nhất.

10



2.4. Cơ cấu lao động sản xuất của công ty
Hiện tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương có hai nhà máy chế biến gỗ có khoảng
150 lao động gián tiếp và 2300 lao động trực tiếp. Đội ngũ lao động của công ty hầu hết
còn rất trẻ, năng động, sáng tạo, ham học hỏi. Trong đó tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm
khoảng 65% là nam, 35% còn lại là nữ và lao động gián tiếp đa phần đã có kinh nghiệm
làm việc lâu năm trong trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất, hầu hết đều đã tốt nghiệp các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc các chuyên ngành có liên quan.
Hàng quý Công ty đều tổ chức một đợt huấn luyện cho CB-CNV với các chuyên
gia trong ngành hoặc những cán bộ có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Đây là một phần
trong chương trình đào tạo cán bộ nguồn của Công ty nhằm tìm kiếm những người có
năng lực cho các vị trí quản lý cao hơn phục vụ cho sự phát triển và mở rộng quy mô
của Công ty. Bên cạnh nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất, Công ty còn rất chú
trọng đến đội ngũ kỹ thuật xưởng, kỹ thuật thiết kế và một hệ thống quản lý có trình độ
chuyên môn cao.
Công ty luôn đảm bảo đúng với những quy định của Pháp luật về điều kiện lao
động và an toàn lao động cho người lao động như tổng số giờ lao động mỗi tuần, bao
gồm cả tăng ca, không quá 66 giờ, mỗi tháng được nghỉ ít nhất một ngày.
2.5. Tình hình sản xuất tại công ty:
2.5.1. Nguyên liệu :
Đa số sản phẩm của công ty đều được sản xuất từ gỗ cao su. Đây là loại gỗ được
khách hàng rất ưa chuộng hiện nay không chỉ do gỗ cao su giá rẻ hơn các loại gỗ khác mà
còn là cây gỗ rừng trồng, sinh tưởng và phát triển nhanh. Nguyên liệu của công ty chủ yếu
được mua từ một số nhà máy xẻ gỗ như công ty TNHH Thanh Hùng, cơ sở Thanh Bích,
cơ sở Phương Dung, công ty TNHH Tân Phát Thịnh, công ty TNHH Hiệp Sanh .
Công ty sử dụng hai nguyên liệu chính là gỗ tự nhiên và ván nhân tạo. Gỗ tự
nhiên nhập về có độ ẩm từ 8 – 12 %. Nguyên liệu nhập về chủ yếu là gỗ cao su chiếm
khoảng 65%, gỗ oak chiếm khoảng 30%, 10% còn lại công ty sử dụng các loai gỗ như


11


gỗ ash, gỗ thông new zeland, gỗ thông thụy điễn, gỗ quế, gỗ beech....Ván nhân tạo bao
gồm ván dán, ván MDF có veneer, ván MDF thường với nhiều qui cách khác nhau.
Nguyên liệu của công ty đa dạng phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng .
2.5.2. Vật liệu trang sức:
Các loại sơn chủ yếu để sơn phủ bề mặt gỗ mà công ty Minh Dương sử dụng là
các loại màu, sơn AC, sơn NC và sơn PU do công ty TNHH hóa keo Bình Thạnh cung
cấp. Đối với các loại màu được pha chế sẵn mà các loại sơn được công ty Minh Dương
pha chế trước khi sử dụng phù hợp với yeu cầu của khách hàng . Ngoài ra còn một số
loại vật liệu phụ khác như bột BA, bột oxttitan, bột gỗ ,…
2.5.3. Dây chuyền công nghệ sơn :
Để có được những bước phát triển mạnh mẽ như ngày nay, Công ty đã đầu tư khá
lớn về dây chuyền công nghệ và máy móc hiện đại. Hiện nay, 100% máy móc thiết bị
được mua là thiết bị mới, 80% máy móc nhập từ nước ngoài; trong đó 50% được nhập
từ Đài Loan, 30% nhập từ Ý và Đức. Các máy móc thiết bị đơn giản công ty chọn mua
của các công ty trong nước sản xuất. Công ty liên tục đầu tư, cải tiến máy móc cũng
như quy trình sản xuất để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày cao của khách hàng.
Trong xưởng ở khâu phun sơn, dây chuyền phun sơn có thể là một dây chuyền
khép kín hoặc hở. Độ dài của dây chuyền phụ thuộc vào kích thước xưởng, loại sơn.
Hệ thống sơn tại nhà máy được trang bị 3 loại chuyền sơn ( hình 2.6, 2.7, 2.8, 2.9 ).

12


Hình 2.6: Buồng sơn nằm tự động

Hình 2.7 : Buồng sơn tĩnh điện


13


Hình 2.8 : Boole sơn

Hình 2.9 : Chuyền sơn tĩnh điện

14


×