Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

NGHIÊN CỨU CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG – VĨNH LONG CÔNG SUẤT 1000 M3/NGÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.03 KB, 66 trang )

Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH Kỹ THUậT MÔI TRƯờNG
NIÊN KHÓA 2006-2010

NGHIÊN CỨU CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG –
VĨNH LONG CÔNG SUẤT 1000 M3/NGÀY

GIÁO VIÊN HƯớNG DẫN :

K.S VŨ VĂN QUANG

SINH VIÊN THựC HIệN :

BÙI KHắC THạCH

TP.HCM, THÁNG 07/2010

SVTH: Bùi Khắc Thạch 

I


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH Kỹ THUậT MÔI TRƯờNG
NIÊN KHÓA 2006-2010

NGHIÊN CỨU CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG –
VĨNH LONG CÔNG SUẤT 1000 M3/NGÀY

GIÁO VIÊN HƯớNG DẫN :
SINH VIÊN THựC HIệN :

K.S VŨ VĂN QUANG
BÙI KHắC THạCH

TP.HCM, THÁNG 07/2010
SVTH: Bùi Khắc Thạch

II


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi luôn nhận được sự quan
tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, người thân và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến K.s Vũ Văn Quang, cảm ơn

thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt nhiều kinh
nghiệm thực tế cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các thầy cô Khoa Môi Trường & Tài Nguyên – Trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt bốn năm
học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn toàn thể mọi người đang làm việc tại Công Ty TNHH Hùng
Vương – Vĩnh Long. Cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ và che chở tôi trong thời gian thực
tập tại công ty. Thành thật cảm ơn mọi nguời rất nhiều.
Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và may mắn khi được học tập, gắn bó, cùng chia sẻ
những vui buồn với các bạn trong lớp DH06MT trong suốt quãng đời sinh viên. Xin
gửi lời cảm ơn thân thương đến các tất cả các bạn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc và lòng kính yêu vô hạng đến ba mẹ, anh
chị em, tất cả người thân trong gia đình luôn bên cạnh động viên, an ủi, là điểm tựa
vững chắc luôn đồng hành cùng tôi, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình.
Dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý và sửa chữa của thầy cô và các bạn về khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010

Sinh Viên

Bùi Khắc Thạch
SVTH: Bùi Khắc Thạch

III


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản đóng vai trò quan trọng đối với đối với nền
kinh tế nước ta, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cữu Long. Tuy nhiên ngành
công nghiệp này lại gây nên nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là môi trường nước,
gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Với vấn đề môi trường do ngành công nghiệp chế biến thủy sản gây ra, chính vì
vậy để góp phần bảo vệ môi trường Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long quyết
định cải tạo hệ thống xử lý nước thải hiện hữu nhằm đảm bảo xử lý nước thải đạt loại
A, theo chuẩn QCVN 11:2008 BTNMT.
Đề tài “Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng
Vương – Vĩnh Long công suất 1000m3/ngày.đêm” đã đạt được các mục tiêu đề ra.
Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 11:2008 BTNMT, loại A.

SVTH: Bùi Khắc Thạch

IV


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................................ I
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN ...................................................................................................................................... II
MỤC LỤC............................................................................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................................................................V
CHƯƠNG 1: ............................................................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU KHÓA LUẬN ............................................................................................................................... 1
1.3 NỘI DUNG KHOÁ LUẬN ............................................................................................................................... 1

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ....................................................................................................................... 1
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2: ............................................................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN ........................................................................................................................................................... 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN. .................................................................................. 3
2.2 TỔNG QUAN VỀ C.TY TNHH HÙNG VƯƠNG – VĨNH LONG. ............................................................ 4

2.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển................................................................ 4
2.2.2 Cơ cấu tổ chức hành chính........................................................................................ 6
2.2.3 Đặc tính nguyên liệu sản suất ................................................................................... 6
2.2.4 Quy trình công nghệ chế biến .................................................................................. 7
2.3 TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP XLNT NGÀNH CHẾ BIẾN CÁ TRA. ................................................... 9

2.3.1 Phương pháp xử lý cơ học......................................................................................... 9
2.3.2 Phương pháp xử lý sinh học ...................................................................................... 9
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY ...................................... 12
3.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM.............................................................. 12

3.1.1 Nguồn gốc, lưu lượng nước thải phát sinh.............................................................. 12
3.1.2 Thành phần, tính chất nước thải ............................................................................. 12
3.1.3 Quy trình hệ thống xử lý nước thải tại công ty ....................................................... 13
3.2 THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA HTXL TẠI CÔNG TY.......................................................................... 16

3.2.1 Bể tuyển nổi ............................................................................................................. 16
3.2.2 Bể điều hòa .............................................................................................................. 16
3.2.3 Bể kị khí UASB ........................................................................................................ 16
3.2.4 Bể aerotank ............................................................................................................. 17
3.2.5 Bể lắng 2 ................................................................................................................. 17
3.2.6 Bể khử trùng ............................................................................................................ 17
3.2.7 Bể chứa bùn ............................................................................................................. 18

3.2.7 Bể trung gian ........................................................................................................... 18
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO HTXL NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY .......................... 19

SVTH: Bùi Khắc Thạch

V


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

4.1 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP HỆ THỐNG XLNT ...................................................................... 19

4.1.1 Cơ sở lựa chọn phương án ...................................................................................... 19
4.2.2 Phương án đề xuất .................................................................................................. 20
4.2 TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HTXLNT ĐỀ XUẤT.......................................................................................... 22

4.2.1 Bể tuyển nổi ............................................................................................................. 22
4.2.2 Bể điều hòa .............................................................................................................. 23
4.2.3 Bể UASB .................................................................................................................. 23
4.2.4 Bể aerotank ............................................................................................................. 24
4.2.6 Bể lắng 2 ................................................................................................................. 24
4.2.7 Bể khử trùng ............................................................................................................ 25
4.3 DỰ ĐOÁN KINH TẾ ...................................................................................................................................... 26
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 27
5. 1 KẾT LUẬN ...................................................................................................................................................... 27
5.2 KIẾN NGHỊ...................................................................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................................... 28
PHỤ LỤC I: ............................................................................................................................................................ 29
PHỤ LỤC II: .......................................................................................................................................................... 32
PHỤ LỤC III:......................................................................................................................................................... 56


SVTH: Bùi Khắc Thạch

VI


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2009 ............................. 3
Bảng 3.1: Thành phần và tính chất nước thải sản xuất Công ty TNHH Hùng
Vương .......................................................................................................................... 13
Bảng 3.1: Kích thước của bể tuyển nổi .................................................................... 16
Bảng 3.2: Kích thước của bể 1 ................................................................................... 16
Bảng 3.3: Thông số hoạt động của bể UASB ........................................................... 16
Bảng 3.4: Kích thước của bể aerotank ..................................................................... 17
Bảng 3.5: Kích thước của bể lắng 2 .......................................................................... 17
Bảng 3.6 : Kích thước của bể khử trùng .................................................................. 17
Bảng 3.7 : Kích thước của bể chứa bùn.................................................................... 18
Bảng 3.9 : Kích thước của bể trung gian .................................................................. 18
Bảng 4.1: Bảng dự tính hiệu quả xử lý qua các công trình .................................... 21
Bảng 4.2: Thông số thiết bể tuyển nổi ...................................................................... 22
Bảng 4.3: Thông số thiết kế bể điều hòa ................................................................... 23
Bảng 4.4: Thông số thiết kế bể UASB ....................................................................... 23
Bảng 4.5: Thông số thiết kế bể aerotank .................................................................. 24
Bảng 4.7: Thông số thiết kế bể lắng 2 ....................................................................... 24
Bảng 4.8: Thông số thiết kế bể khử trùng ................................................................ 25
Bảng 4.9 : Dự toán kinh tế phương án đề xuất ........................................................ 26

SVTH: Bùi Khắc Thạch 


V


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

COD
BOD
SS
TSS
VSS

Nhu cầu oxy hóa học ( Chemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy sinh hóa ( Biochemical Oxygen Demand)
Chất rắn lơ lửng ( Suspended Solid)
Tổng cặn lơ lửng ( Total Suspended Solids)
Chất rắn lơ lửng dễ bay hơi ( Volatile Suspended Solid)

MLSS

Cặn lơ lửng của hỗn hợp bùn ( Mixed Liquor Suspended
Solid)

MLVSS

Chất rắn lơ lửng dễ bay hơi của hỗn hợp bùn (Mixed Liquor
Volatile Suspended Solid)


F/M

Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật ( Food and microorganism ratio)

TP

Thành phố

QCVN 11:2008

Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế

BTNMT

biến thủy sản.

TCXD 51-84

Tiêu chuẩn xây dựng 51-84 Thoát nước mạng lưới bên ngoài
và công trình.

SVTH: Bùi Khắc Thạch

VI


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

CHƯƠNG 1:
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông Cửu Long với mật độ sông
ngòi dày đặc. Cùng với điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nghề nuôi
trồng và chế biến thủy sản là thế mạnh của vùng. Trong đó nghề nuôi và chế biến cá
tra, cá basa phát triển mạnh. Kim ngạch xuất khẩu của cá tra và cá basa chiếm một
phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đi đôi với phát triển của ngành
chế biến thủy sản là sự ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Nước thải từ ngành
chế biến thủy sản đang là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm các sông
ngòi ở đồng bằng Sông Cửu Long, ảnh hưởng đến đời sống của người dân sống quanh
lưu vực sông.
Chính lí do trên, các nhà máy chế biến thủy sản đã xây dựng hệ thống xử lý
nước thải, hoặc nâng cấp, cải tạo các hệ thống xử lý nước thải hiện hữu đang xuống
cấp hoặc không đạt tiêu chuẩn.
1.2 MỤC TIÊU KHÓA LUẬN
Đề xuất phương án cải tạo hệ thống XLNT của Công Ty TNHH Hùng Vương
– Vĩnh Long, nước thải sau sử lý đạt loại A theo QCVN 11:2008 / BTNMT.
1.3 NỘI DUNG KHOÁ LUẬN
Thu thập tài liệu tổng quan về hiện trạng, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý
nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản.
Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải, đề xuất phương án cải tạo hệ thống xử
lý nước thải cho Công Ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long. Tính toán kinh tế cho
phương án cải tạo.
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp điều tra, thu thập và tổng hợp tài liệu.
SVTH: Bùi Khắc Thạch 

1


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long


Phương pháp khảo sát thực địa.
Sử dụng các phần mềm ứng dụng
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
 Đối tượng
 Nước thải sản xuất tại Công Ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long.
 Phạm vi
 Nước thải sản xuất thu gom trong khu vực Công Ty TNHH Hùng Vương –
Vĩnh Long.

SVTH: Bùi Khắc Thạch

2


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN.
Sau những năm thăng trầm 1976 – 1980, nghành công nghiệp chế biến thủy sản
Việt Nam bắt đầu phát triển ổn định trở lại và giá trị xuất khẩu ngày càng tăng theo
từng năm. Nguồn nguyên liệu đa dạng và chất lượng hơn, công nghệ chế biến được
đầu tư ngày càng hiện đại, chất lượng vệ sinh ngày càng được cải thiện. Do đó, không
những được mở rộng thị trường nội địa mà ngay cả các thị trường khó tính, yêu cầu vệ
sinh nghiêm ngặt cũng được các doanh nghiệp, các công ty hướng tới (như Mỹ, EU,
Nhật Bản…).
Từ sau khi gia nhập WTO, xuấtt khẩu của ngành thủy sản có nhiều thay đổi: thị
trường được mở rộng, tỷ trọng xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng, mặc dù có nhiều
biến động.

Bảng 2.1: Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2009
Mặt hàng

Số lượng (%)

Giá trị (%)

Cá tra và cá basa

50,4

32,7

Tôm

15,9

36,9

Cá ngừ

4,4

4,0

Mực và bạch tuộc

6,7

6,8


Các thủy sản khác

22,6

19,6

(Nguồn : www. vneconomy.vn ngày 03/11/2009)
So với 10 tháng đầu năm 2008, lượng xuất khẩu tôm đông lạnh và hàng khô
tăng mạnh, đạt 6,4% và 15,4%. Trong khi, cá tra, basa, mặt hàng xuất khẩu chủ lực
trong nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam lại giảm 8,6%. EU là thị trường
nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng cá tra, basa của Việt Nam (chiếm 41,4% thị phần) đã
sụt giảm 14% về khối lượng) và 19% về giá trị.
SVTH: Bùi Khắc Thạch

3


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

Trong bối cảnh một số nước cố tình sử dụng các phương tiện truyền thông để
đưa những thông tin sai lệch, không trung thực về cá tra, cá basa Việt Nam nhằm bảo
hộ hàng nội địa. Tuy nhiên, có một số nước như Tây Ban Nha đã công nhận hàng thủy
sản Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU. Tây Ban
Nha hiện đang là thị trường tiêu thụ cá tra và cá basa Việt Nam nhiều nhất trong khối
EU với lượng nhập khẩu mỗi năm ước tính khoảng 40.000 tấn. Tình hình nuôi cá tra
tại 9 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long từ đầu năm đến nay tương đối ổn định, diện tích
thả nuôi đạt gần 6.100 ha. Diện tích nuôi cá tra cao nhất tại một số tỉnh như Đồng
Tháp (1.489 ha, chiếm 28,9%), Cần Thơ (1.110 ha, chiếm 21,5%), An Giang (1.023
ha, chiếm 19,9%). Chỉ riêng 3 tỉnh trên đã chiếm khoảng 70,3% diện tích nuôi cá tra

toàn vùng. Mặt hàng tôm đông lạnh, cụ thể là tôm sú xuất khẩu, đã tăng cao trở lại.
Hiện tại, sản lượng tôm chỉ đáp ứng khoảng 30% - 40% công suất nhà máy, các doanh
nghiệp không mua được tôm sú cỡ lớn cho nhà máy chế biến xuất khẩu.

2.2 TỔNG QUAN VỀ C.TY TNHH HÙNG VƯƠNG – VĨNH LONG.


Địa chỉ : số 179, đường 14 tháng 9, phường 5, TP Vĩnh Long,

Tỉnh Vĩnh Long


Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, chế biến, mua bán, bảo quản

thuỷ sản (chủ yếu là cá tra).


Vốn điều lệ: 60.000.000.000



Tập đoàn Hùng Vương Chiếm 90% cổ phần.

2.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Tháng 07/2006, Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long được hình thành
trên cơ sở mua lại Phân xưởng Cổ Chiên Của Xí nghiệp Đông Lạnh 30 – 4 (Xí nghiệp
đông lạnh 30 – 4 là doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động trên lĩnh vực chế biến thủy sản
xuất khẩu thuộc Công ty xuất nhập khẩu Vĩnh Long).

SVTH: Bùi Khắc Thạch


4


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

Sáu tháng cuối năm 2006, tuy còn sự trợ giúp của công ty mẹ nhưng hoạt động
của công ty đã mang lại hiệu quả tích cực trên nhiều mặt. Giá trị sản xuất 6 tháng đạt
55,06 tỷ đồng, doanh thu 13,329 tỷ đồng, sản lượng cá fillet đông lạng 1.892,79 tỷ
đồng, ổn định việc làm cho 485 công nhân với mức thu nhập bình quân 1,5 – 1,7 triệu
đồng.
Những năm tiếp theo, công ty tiếp tục duy trì xản xuất, Công ty đầu tư đổi mới
công nghệ, đào tạo công nhân, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm tăng hiệu
quả như: lắp đạt tủ đông lạnh, băng chuyền IQE, áp dụng hệ thống chất lượng
HACCP. Hiện nay sản lượng chế biến khoảng 15.000 tấn nguyên liệu/năm, lượng
lượng lao động khoảng 1.500 người với mức thu nhập 2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng.

SVTH: Bùi Khắc Thạch

5


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

2.2.2 Cơ cấu tổ chức hành chính.
Hội Đồng
Thành Viên

Ban Giám
Đốc


Phòng Kế
Toán

Phòng Tổ
Chức

Ban Điều
Hành

Phòng Kỹ
Thuật

Phân Xưởng
1

Phân Xưởng
2

6 Tổ Định
Hình

6 Tổ Định
Hình

Phòng Kinh
Doanh

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính của Công ty TNHH Hùng Vương
2.2.3 Đặc tính nguyên liệu sản suất

Nguyên liệu sản xuất của công ty chủ yếu là cá tra. Theo yêu cầu chất lượng sản
phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, cũng như chất lượng sản phẩm
sau khi dự trữ thì nguyên liệu cá tra khi nhập về Công ty phải cong sống, không bị
biển đổ về hình dạng.
Với đặc thù của công nghệ chế biến của công ty nên hầu như không sử dụng
hóa chất để bảo quản nguyên liệu . Trong quá trình chế biến có sử dụng đá vảy để bảo
quản tránh hư hỏng.
Tại công đoạn quay cá ở thùng quay tăng trọng có bổ sụng vào một lượng muối
và polyphotphat (MTR 79 và MTR 80).
SVTH: Bùi Khắc Thạch

6


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

Trong quy trình chế biến có nhiều công đoạn rửa để loại bỏ những mảnh vụn và
một phần vi khuẩn. Hóa chất được hòa trộn vòa trong nước để rữa cá là Chlorine với
một lượng nhỏ khoảng 1kg/ngày.
2.2.4 Quy trình công nghệ chế biến
Tiếp nhận nguyên liệu

Quay cá

Cắt tiết

Phân loại

Fillet


Cân

Rửa 1

Xếp khuôn

Lột da, định hình

Chờ đông

Rửa 2

Mạ băng

Kiểm kí sinh trùng

Đóng gói

Rửa 3

Bảo quản kho lạnh

Hình 2.2: Quy trình chế biến cá tra của C.ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long.

SVTH: Bùi Khắc Thạch

7


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long


 Thuyết minh quy trình công nghệ
-

Nhận nguyên liệu: nguyên liệu là cá tra tươi sống đem đi cắt tiết ngay, cá được
dự trữ trong bồn nước đá cách nhiệt.

-

Cắt tiết: cá được cắt tiết loại bỏ hết máu trước khi đem đi chế biến.

-

Fillet: cá được bóc lấy phần thịt và loại bỏ phần đầu, xương, nội tạng…

-

Rửa 1: phần thịt vừa fillet được rửa bằng nước mát có hòa trộn 1 phần nhỏ
chlorine để loại bỏ mạnh vụn và vi khuẩn.

-

Lạng da, định hình: loại bỏ da và cắt thành từng miếng theo sản phẩm.

-

Rửa 2: thịt cá được rửa bằng nước mát và một phần chlorine.

-


Kiểm tra ký sinh trùng: lẫy mẫu phân tích kiểm tra có nguồn gây bệnh hay
không.

-

Rửa 3: rửa bằng nước mát trong 30 giây, để cho ráo nước trên vĩ thép không rỉ
đặt nghiêng 300C trong 50 – 60 phút.

-

Phân cỡ và cân: phân loại kích cỡ theo sản phẩm và cân trọng lượng

-

Đông lạnh: Đông khối bằng máy đông lạnh

-

Mạ băng: nhúng nước đá để tạo ra lớp băng bao bên ngoài bảo quản sản phẩm.

-

Bao gói, lưu kho: sản phẩm được đóng thành từng hộp rồi đưa và kho lạnh bảo
quản.

SVTH: Bùi Khắc Thạch

8



Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

2.3 TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP XLNT NGÀNH CHẾ BIẾN CÁ TRA.
2.3.1 Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng để tách các chất không hòa tan và một
phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm:

 Song chắn rác dùng để giữ các mãnh thịt vụn, nội tạng, xương cá …. Những
phần này được thu hồi lại để làm thức ăn phục vụ cho ngành nông nghiệp

 Bể tuyển nổi có công dụng tách mỡ cá , lương mỡ sẽ được thu gom để mang
đi xử lý.

 Bể lắng để tách các chất lơ lửng có trọng lượng lớn hơn trọng lượng riêng
của nước. Chất rắn lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất rắn lơ lửng nhẹ
hơn sẽ nổi lên mặt nước. Dùng các thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn lắng
và nổi đến các công trình xử lý cặn.
2.3.2 Phương pháp xử lý sinh học
Phương pháp xử lý sinh học dựa vào sự sống và hoạt động của các vi sinh vật
để oxy hóa chất bẩn hữu cơ ở dạng keo và hòa tan có trong nước thải. Những công
trình xử lý sinh hóa phân thành ba loại: Sinh học yếm khí, sinh học hiếu khí và kết
hợp.
2.3.2.1 Sinh học yếm khí
Xử lý sinh học bằng vi sinh vật yếm khí là quá trình phân hủy các chất hữu cơ,
vô cơ có trong nước thải khi không có sự tham gia của oxy. Quá trình này được áp
dụng từ trước đến nay để xử lý ổn định cặn và nước thải công nghiệp có nồng độ
COD, BOD cao.
Quá trình chuyến hóa chất hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh vật yếm khí xảy
ra theo ba bước:


 Bước 1: Một nhóm vi sinh vật tự nhiên có trong nước thải thủy phân các hợp
chất hữu cơ phức tạp và lipit thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ như

SVTH: Bùi Khắc Thạch

9


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

Monosacarit, amôn axit để tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh vật hoạt
động.

 Bước 2: Nhóm vi sinh vật tạo men axit biến đổi các hợp chất hữu cơ đơn giản
thành các axit hữu cơ thường là axit axetic, nhóm vi khuẩn yếm khí tạo axit focmo.

 Bước 3: Nhóm vi khuẩn tạo mêtan chuyển hóa hydro và axit axetic thành khí
mêtan và cacbonic. Nhóm vi khuẩn này gọi là metan focmo, chúng có rất nhiều trong
dạ dày của đông vật nhay lại (trâu, bò…). Vai trò quan trọng của nhóm vi khuẩn này là
tiêu thụ hydro và axit axetic, chúng tăng trưởng rất chậm và quá trình xử lý yếm khí
chất thải được thực hiện khi khí mêtan và cacbonic thoát ra khỏi hỗn hợp.
Để duy trì sự ổn định của quá trình xử lý yếm khí, phải duy trì được tình trạng
cân bằng động của quá trình theo 3 bước đã nêu. Muốn vậy trong bể xử lý phải:

 Không có oxy.
 Không có hàm lượng quá mức các kim loại nặng.
 Giá trị pH của hỗn hợp từ 6,6 đến 7,6.
 Phải duy trì độ kiềm đủ khoảng 1.000 – 1.500 mg/L làm dung dịch đệm để
ngăn cản pH giảm xuống dưới 6,2.


 Nhiệt độ hỗn hợp nước thải từ 27 – 380C.
 Phải có đủ chất dinh dưỡng theo tỷ lệ COD : N : P = 350 : 5 : 1 và nồng độ
thấp của các kim loại sắt…
Theo nguyên tắc hoạt động và cấu tạo mà ta có các bể phản ứng như sau:

 Bể phản ứng yếm khí tiếp xúc: Nước thải chưa xử lý được trộn đều và liên
tục với bùn yếm khí tuần hoàn lại trong bể kín.

 Bể phản ứng vi sinh yếm khí dính bám có trên các tấm phẳng đặt trong bể, có
dòng nước đi từ trên xuống hoặc từ dưới lên.

 Bể phản ứng có dòng nước xử lý đi từ dưới lên qua lớp cặn lơ lửng (UASB).
SVTH: Bùi Khắc Thạch

10


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

 Hồ xử lý yếm khí.
Nguồn: TS trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải,
Nxb Xây Dựng Hà Nội – 2000, trang 192 – 193.
3.2.2.2 Sinh học hiếu khí
Các hợp chất hóa học trải qua nhiều phản ứng chuyển hóa khác nhau trong
nguyên sinh chất của tế bào. Phương trình tổng quát các phản ứng tổng của quá trình
oxy hóa sinh hóa ở điều kiện hiếu khí có dạng như sau:
y 3
 x  y z 3
sinh vât
C x H y Oz N  

H 2O  NH 3  
  O 2 men
vi

 xCO2 
3 4
2
 4
sinh vât
C x H y O z N  NH 3 O 2 men
vi

 C 5 H 7 NO2  CO2  

Trong phản ứng trên, CxHyOzN là tất cả các chất hữu cơ của nước thải,
C5H7NO2 là công thức theo tỷ lệ trung bình các nguyên tố chính trong tế bào vi sinh
vật, H là năng lượng. Lượng oxy tiêu tốn cho các phản ứng này là tổng BOD của
nước thải.
Nếu tiếp tục tiến trình quá trình oxy hóa thì khi không đủ chất dinh dưỡng, quá
trình chuyển hóa các chất của tế bào bắt đầu xảy ra bằng oxy hóa chất liệu tế bào:
sinh vât & enzim
C5 H 7 NO2  5O 2 men
vi

 5CO2  NH 3  2 H 2 O  
sinh vât & enzim
sinh vât
NH 3 O 2 men
vi


 HNO2  O2 vi

 HNO3

Từ các phản ứng trên thấy rõ sự chuyển hóa hóa học là nguồn năng lượng cần
thiết cho các vi sinh vật.
Nguồn: Trần Văn Nhân – Nguyễn Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước
thải, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật Hà Nội – 2005, trang 182.

SVTH: Bùi Khắc Thạch

11


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

Chương 3: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI TẠI CÔNG TY
3.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM.
3.1.1 Nguồn gốc, lưu lượng nước thải phát sinh.
Nước thải sản xuất phát sinh từ nhiều giai đoạn trong qua trình sản xuất cá như:
rửa nguyên liệu, rửa bán thành phẩm, rửa công cụ lao động, vệ sinh nhà xưởng, nước
đá tan…. Tùy theo từng gia đoạn và từng quá trình cụ thể mà tính chất nước thải và
mức độ ô nhiễm sẽ khác nhau. Khi hoạt động, lưu lượng nước thải không đồng đều
giữa các giờ trong ngày, có khoảng 1000m3 nước thải sản xuất được thải ra.
3.1.2 Thành phần, tính chất nước thải
Hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất của công ty là dạng ô nhiễm hữu cơ.
Trong nước thải thường chứa nhiều mảnh vụn thịt và nội tạng cá, các mảnh vụn này
thường dễ lắng, dễ phân hủy gây mùi hôi tanh. Ngoài ra, trong nước thải còn có một
lượng lớn mỡ cá không tan trong nước, khi vào giờ sản xuất nước thải chuyển sang

màu đỏ của máu cá.
Nồng độ ô nhiễm chất ô nhiễm trong nước thải thay đổi theo định mức sử dụng
nước và có khuynh hướng giảm dần ở chu kỳ rữa sau.

SVTH: Bùi Khắc Thạch

12


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

Bảng 3.1: Thành phần và tính chất nước thải sản xuất Công ty
TNHH Hùng Vương
STT

Chỉ tiêu ô nhiễm

1

pH

2

COD

3

Đơn vị

Nồng độ


QCVN 11/2008
cột A

6,3

6–9

mg/l

2213,6

50

BOD5

mg/l

1092,3

30

4

SS

mg/l

695


50

5

Tổng Nitơ

mg/l

189

30

6

Tổng Photpho

mg/l

72

10

7

Mỡ động vật

mg/l

148


10

(Nguồn: : phân tích tại Viện Sinh Học Nhiệt Đớ, ngày 03/05/2010)
3.1.3 Quy trình hệ thống xử lý nước thải tại công ty
Hiện nay công ty đang vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp
sinh học. Quy trình vận hành hệ thống như sau:

SVTH: Bùi Khắc Thạch

13


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

NƯỚC THẢI ĐẦU
VÀO
BỂ THU GOM

BỂ ĐIỀU HÒA

BỂ TUYỂN NỔI

BỂ TRUNG
GIAN

DƯỡNG KHÍ

BỂ UASB
SÂN PHƠI BÙN
DƯỡNG KHÍ


BỂ AEROTANK

BÙN
TUầN

BỂ CHỨA BÙN

BỂ LẮNG 2

HOÀN

BỂ TRUNG
GIAN

BÌNH LỌC ÁP
LỰC

NACLO

BỂ KHỬ TRÙNG

SÔNG

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống XLNT tại công ty

SVTH: Bùi Khắc Thạch

14



Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

 Thuyết minh công nghệ:
-

Bể thu gom: thu gom nước thải từ khu vực sản xuất về xử lý.

-

Bể điều hòa: Nước từ các công đoạn rửa, cắt tiết, fille được thu gom và đưa vào bể
điều hòa. Bể điều hòa có chức năng trữ nước và điều hòa lưu lượng nước cho hệ
thống xử lý.

-

Bể tuyển nổi: nước thải trước khi đi vào hệ thống xử lý được đưa qua bể tuyển nổi.
Tại đây các thành phần rác lớn và mỡ cá được giữ lại, SS và mỡ cá giảm, các thành
phần này được đưa vào bể chứa mỡ

-

Bể trung gian: điều tiết nước thải vào bể UASB và bình lọc

-

Bể aerotank: nước thải sau khi qua bể điều hòa được đưa vào bể aerotank. Tại đây
nước thải được xử lý bằng vi sinh hiếu khí, một lượng lớn COD, BOB được xử lý.

-


Bể lắng 2: nước thải sau khi được xử lý tại bể aerotank sẽ được đưa qua bể lắng.
Tại bể lắng bùn được thu hồi gần như toàn bộ, SS giảm mạnh. Một phần bùn sẽ
được đưa trở lại bể aerotank, phần còn lại đưa qua bể nén bùn.

-

Bình lọc áp lực: tại đây lượng SS còn lại được loại bỏ. Sau một thời gian bể lọc cần
được rữa để đảm bảo hiệu quả lọc.

-

Bể khử trùng: nước thải đi vào bể khử trùng sẽ được khử vi sinh bằng Clo, đảm
bảo nước thải đạt quy chuẩn QCVN 11:2008 BTNMT trước khi thải ra môi trường.

-

Bể chứa bùn: Bể này dùng để chứa bùn thải từ bể lắng 2.

-

Bể chứa mỡ: mỡ từ bể tuyển nổi được đưa về đây, mỡ được thu gom và vận chuyển
đi nơi khác xử lý.

SVTH: Bùi Khắc Thạch

15


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long


3.2 THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA HTXL TẠI CÔNG TY
3.2.1 Bể tuyển nổi
Bảng 3.1: Kích thước của bể tuyển nổi
Chiều cao (m)

3,2

Chiều dài (m)

3,2

Chiều rộng (m)

3,2

Chiều sâu mực nước (m)

3

3.2.2 Bể điều hòa
Bảng 3.2: Kích thước của bể 1
Chiều cao (m)

3,2

Chiều dài (m)

10


Chiều rộng (m)

3

3.2.3 Bể kị khí UASB
Bảng 3.3: Thông số hoạt động của bể UASB
Chiều cao (m)

5,5

Đường kính (m)

5,6

Chiều sâu mực nước (m)

5,2

SVTH: Bùi Khắc Thạch

16


Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long

3.2.4 Bể aerotank
Bể aerotank gồm có 3 ngăn, mỗi ngăn có chiều rộng là 3 m, chiều dài là 10.
Bảng 3.4: Kích thước của bể aerotank
Chiều cao (m)


3,2

Chiều dài (m)

10

Chiều rộng (m)

9

Chiều sâu mực nước (m)

3

Trên thực tế tại ngăn thứ 1, chiều dài thực tế là 8m. Vì 2m còn lại đã được sử
dụng để xây bể trung gian 1 và 2.
3.2.5 Bể lắng 2
Có bể lắng 2 có thông số như bảng sau:
Bảng 3.5: Kích thước của bể lắng 2
Tổng chiều cao (m)

4

Đường kính (m)

5,6

Chiều sâu mực nước (m)

4


3.2.6 Bể khử trùng
Bảng 3.6 : Kích thước của bể khử trùng
Chiều cao (m)

1,5

Chiều dài (m)

5

Chiều rộng (m)

2

Chiều sâu mực nước (m)

1,2

SVTH: Bùi Khắc Thạch

17


×