Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ QUẢN LÝ CHO CÁC LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI VƯỜNQUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỂ XÁC ĐỊNH
CÁC TIÊU CHÍ QUẢN LÝ CHO CÁC LOÀI THỰC VẬT
QUÝ HIẾM TẠI VƯỜNQUỐC GIA
LÒ GÒ XA MÁT

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN ANH THẮM
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7/2010


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC
TIÊU CHÍ QUẢN LÝ CHO CÁC LOÀI THỰC VẬT QUÝ
HIẾM TẠI VƯỜNQUỐC GIA
LÒ GÒ XA MÁT

Tác giả

NGUYỄN ANH THẮM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
LÂM NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s Nguyễn Quốc Bình



Tháng 7/2010
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu
sắc đến:
-

Ba, Má và các anh chị em trong gia đình đã nuôi lớn và dưỡng dục Tôi có
ngày hôm nay.

-

Thầy Nguyễn Quốc Bình đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn chúng tôi hoàn
thành luận văn này.

-

Thầy, Cô tại Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM và đặc biệt là các thầy cô
trong Khoa Lâm Nghiệp đã chỉ dạy tận tình và giáo dục chúng tôi trong 4
năm đại học.

-

Tất cả các bạn bè đặt biệt là tập thể lớp DH06LN đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong
những lúc khó khăn của quá trình học tập cũng như quá trình làm luận văn
vừa qua.


-

BQL VQG LGXM đã tạo điều kiện cho tôi về địa điểm thực tập và thu thập
những số liệu cần thiết.

-

Các anh trong trạm kiểm soát Đa Ha, Tà Nốt, hạt Kiểm Lâm đã tạo điều kiện
cho tôi ăn, ở và hỗ trợ trong việc đi thu thập thông tin.

- Ủy ban nhân dân các xã Tân Bình, Tân lập, Hòa Hiệp và một số các bà con
gần rừng đã giúp tôi trong việc điều tra thu thập số liệu.

ii


MỤC LỤC

trang
Trang tựa..............................................................................................................i
Lời cảm ơn...........................................................................................................ii
Mục lục................................................................................................................iii
Danh sách các bảng.............................................................................................vii
Danh sách các hình..............................................................................................viii
Danh sách các chữ viết tắt...................................................................................ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN................................................................................3
2.1. Tổng quan nghiên cứu..................................................................................3
2.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin địa lý (GIS)................................................3
2.1.2. Đôi nét về loài quý hiếm.............................................................................5

2.1.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng GIS quản lý tài nguyên môi trường
trong lĩnh vực nghiên cứu tại VN.........................................................................6
2.2 . Các nghiên cứu có liên quan tại địa điểm nghiên cứu..................................8
2.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.......................................................................9
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.11
3.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................11

iii


3.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................11
3.3 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................13
3.3.1. Ngoại nghiệp............................................................................................13
3.3.2. Nội nghiệp................................................................................................13
3.3.3. Xây dựng thông tin...................................................................................16
3.4. Địa điểm nghiên cứu..................................................................................16
3.4.1. Vị trí địa lý..............................................................................................16
3.4.2. Điều kiện tự nhiên...................................................................................17
3.4.2.1. Địa hình................................................................................................17
3.4.2.2. Địa chất................................................................................................18
3.4.2.3. Thổ nhưỡng...........................................................................................19
3.4.2.4. Khí hậu.................................................................................................20
3.4.2.5. Thủy văn................................................................................................21
3.4.2.6. Tài nguyên thiên nhiên..........................................................................22
3.4.3. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội.........................................................27
3.4.3.1. Dân số -Dân sinh....................................................................................27
3.4.3.2. Văn hóa, giáo dục và y tế.......................................................................28
3.4.3.3. Tình hình giao thông..............................................................................29
3.5. Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên....................................................30
3.5.1 Thuận lợi....................................................................................................30


iv


3.5.2. Khó khăn..................................................................................................30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................31
4.1. Những loài thực vật quý hiếm tại LGXM..................................................31
4.1.1. Tổng quan các loài quý hiếm tại LGXM..................................................31
4.1.2. Các loài dược xác định trên thực địa........................................................34
4.1.3. Những nguy cơ tìm ẩn ảnh hưởng tới các nhóm loài...............................44
4.1.3.1. Tình hình tổ chức và quản lý..................................................................44
4.1.3.2. Yếu tố vùng biên gới..............................................................................47
4.1.3.3. Yếu tố tự nhiên và môi trường...............................................................48
4.1.3.4. Yếu tố vùng điệm..................................................................................48
4.2. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên ở LGXM...................................49
4.3. Phương thức quản lý và bảo vệ của VQG LGXM hiện nay.........................50
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý tài nguyên thiên
nhiên.....................................................................................................................51
4.4.1. Khó khăn....................................................................................................51
4.4.2. Thuận lợi....................................................................................................52
4.5. Tình hình nhân lực và giải pháp quản lý tài nguyên....................................52
4.5.1. Nhân lực....................................................................................................52
4.5.2. Phân tích giải pháp quản lý.......................................................................53
4.6. Các chỉ tiêu quản lý của các loài thực vật quý hiếm...................................54
4.7

Đề xuất quản lý các loài thực vật quý hiếm...............................................55
v



4.7.1. Bản đồ sự có mặt của các loài quý hiếm trong Vườn...............................55
4.7.2 Đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu cho các loài thực vật quý hiếm..............56
4.7.3. Đề xuất các bản đồ chuyên đề theo yêu cầu quản lý...............................57
4.7.4 Tính ưu việc trong quản lý dựa vào GIS..................................................60
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................61
5.1 Kết luận..........................................................................................................61
5.2 Kiến nghị .......................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................63
PHỤ LỤC.............................................................................................................a

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Khung lôgic về nội dung và phương pháp nghiên cứu
Bảng 3.2. Thống kê dân số thuộc VQG Lò Gò Xa Mát
Bảng 3.3. Thống kê lao động theo ngành nghề các xã có liên quan VQG LGXM
Bảng 3.4. Thông kê hệ thống đường trong vùng
Bảng 4.1. Thống kê các loài cây gỗ là các loài quý hiếm
Bảng 4.2. Bảng thống kê các loài theo khu vực phân bố, trữ lượng và cấp bảo vệ
được điều tra.

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1. Mặt cắt địa hình hướng Bắc – Nam
Hình 3.2. Loài chuồn chuồn -Neurothemis fulvia

Hình 4.1. Đại diện tiêu biểu cây họ lan (Orchidaceae) Pecteilis susannea
Hình 4.2. Lá Dầu đồng
Hình 4.3. Trắc (cẩm lai nam bộ)
Hình 4.4. Trai nam bộ
Hình 4.5. Tổ chức bộ máy quản lý của VQG Lò Gò Xa Mát
Hình 4.6. Các loại thực vật quý hiếm dược tìm thấy
Hình 4.7. Bản đồ chuyên đề bảo vệ cây Trắc
Hình 4.8. Phân bố cập nhật cây dầu đồng
Hình 4.9. Phân bố cây Trai và Gáo Tròn theo hiện trạng
Hình 4.10. Cấp độ bảo vệ của các loài được tìm thấy

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VN

:

CITES:

Việt Nam
Convention on International Trade in Endangered Species.

Công ước về buôn bán Quốc Tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.
IUNC:

Internotional Union for Conservation of Nature. Tổ chức


bảo tồn thiên nhiên thế giới.
UBNN:

Uỷ ban nhân dân



Quyết định

:

TTg :

Thủ thướng chính phủ

VQG :

Vườn Quốc Gia

ĐH KHTN TPHCM : Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh
VCF:

Vieetnam Challenge Fund. Qũy bảo tồn Việt Nam

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

LGXM:


Lò gò xa mát

BVR :

Bảo vệ rừng

TW :

Trung ương

ix


TTCP:

Thủ thướng chính phủ

BGĐ:

Ban giam đốc

NN&PTNN:

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

BIRDLIFE:

Tổ chức bảo tồn chim quốc tế

WWF:


World Wildlife Fund. Qũy quốc tế bảo bệ thiên

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

Hiện nay, diện tích rừng ngày càng bị xâm chiếm, những sự thay đổi và
suy thoái của rừng cùng với việc chuyển đổi giữa các các trạng thái tự nhiên
không ngừng thay đổi do tác động của con người. Nguyên nhân dẫn đến việc này
chủ yếu là các hoạt động khai thác quá mức, áp lực dân số và các tác động khác
của thiên nhiên. Đi song với nó hàng loạt những hậu quả mà con người phải gánh
chịu như: thiên tai, hạn hán, đa dạng sinh học bị giảm nghiêm trọng. Sự săn bắt
và khai thác quá mức hiện nay làm cho nhiều loài quý hiếm đang có nguy cơ bị
tuyệt chủng, một trong những nguyên nhân làm cho rừng ngày càng bị giảm về
số loài. Mặt khác, các loài quý hiếm có số lượng bị giảm là do công tác quản lý
chưa được chặt chẽ, các loài quý hiếm chưa được khoanh vùng điều tra, quản lý
và phát triển một cách hợp lý. Do đó, đòi hỏi cần có nghiên cứu hỗ trợ trong việc
phân loại, khoanh vùng các trạng thái rừng để đưa ra những biện pháp quản lý,
sử dụng và bảo vệ rừng hợp lý hơn. Từ đó hướng tới sử dụng, bảo vệ và phát
triển một cách hợp lý nhất và đem lại hiệu quả cao.
Hướng đi mới đã và đang được áp dụng đó là ứng dụng công nghệ thông
tin phục vụ công tác điều tra và quản lý rừng. Dựa vào công nghệ này, chúng ta
có thể điều tra và quản lý những loài quý hiếm một cách dễ dàng hơn trong điều
kiện của xã hội hiện nay có rất nhiều loài quý hiếm đang đứng trước nguy cơ diệt
vong. Vì vậy cần có một phương pháp tổng hợp giữa con người và công nghệ để
quản lý chúng tốt hơn.


1


Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát thuộc địa phận 3 xã Tân Lập, Tân Bình,
Hoà Hiệp thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh; là khu vực rộng lớn, có nguồn
tài nguyên đa dạng và phong phú. Các mối đe dọa trong quá trình đánh giá nhu
cầu bảo tồn là khai thác gỗ trái phép, săn bắn, bẫy bắt, khai thác quá mức các lâm
sản ngoài gỗ và cháy rừng. Trong số này săn bắn và bẫy bắt hiện được đánh giá
là các mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với đa dạng sinh học trong khu vực. Chúng
ta đặt ra một câu hỏi “làm thế nào quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả?”.
Liệu các kỹ thuật trong công nghệ GIS là một công cụ hỗ trợ đắt lực cho mục
tiêu này? Trong kỹ thuật này, chúng ta có thể lập bản đồ hiện trạng rừng, khoanh
vùng quản lý, quản lý thông tin, dữ liệu một cách dễ dàng hơn. Mọi thông tin
được cập nhật, truy xuất dễ dàng va nhanh chống. Nói tóm lại, với điều kiện tự
nhiên cũng như khả năng về nhân lực của VQG Lò Gò-Xa Mát hiện nay thì việc
ứng dụng cách thức mới hiệu quả hơn trong quản lý tài nguyên rừng là một việc
làm cần thiết. Do vậy, “nghiên cứu thực trạng quản lý để xác định các tiêu chí
quản lý cho các loài thực vật quý hiếm tại VQG Lò Gò Xa Mát” được thực hiện.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Định nghĩa: Hệ thống thông tin địa lý Gis (Gisystem) là một hệ thống có
khả năng thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu về các đối tượng, các
hiện tượng, các sự kiện theo không gian và thời gian. (theo trung tâm DITAGIS)
Hệ Thông tin địa lý (GIS) là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân

tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác
cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống
kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp
duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống
thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược).
(theo tailieu.vn tài liệu trực tuyến Việt Nam)
Có rất nhiều định nghĩa về “Hệ thống thông tin địa lý” mà chúng ta có
thể tham khảo như sau:
Theo Ducker (1979) định nghĩa, GIS là trường hợp đặc biệt của hệ thống
thông tin ở đó cơ sở dữ liệu bao gồm sự quan sát các đặc trưng phân bố không
gian, các hoạt động sự kiện có thể được xác định trong khoảng không như
đường, điểm, vùng.
Theo Goodchild (1985), GIS là một hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu để trả
lời các câu hỏi về bản chất địa lý của các thực thể địa lý.
3


Theo Aronoff (1993) định nghĩa, GIS là một hệ thống gồm các chức
năng: Nhập dữ liệu, quản lý và lưu trữ dữ liệu, phân tích dữ liệu, xuất dữ liệu.
Hệ thống thông tin địa lý - GIS là một hệ thống quản lý thông tin không
gian được phát triển dựa trên cơ sở công nghệ máy tính với mục đích lưu trữ, cập
nhập, quản lý, hợp nhất, mô hình hoá, phân tích và miêu tả được nhiều loại dữ
liệu.
Theo Nguyễn Hồng Phương và Đinh Văn Hữu (2006), thì các ứng dụng
GIS chia thành ba nhóm:
- Các ứng dụng kiểm kê: một Dự án GIS thường được bắt đầu bằng công
tác kiểm kê các đối tượng nghiên cứu tại khu vực đã lựa chọn (chẳng hạn các loại
rừng, thuỷ văn, sử dụng đất, v.v...). Các đối tượng này được biểu diễn trong môi
trường GIS dưới dạng các lớp thông tin địa lý. Các ứng dụng trong giai đoạn này

chủ yếu tập trung vào việc cập nhật và đơn giản hoá các quy trình thu thập dữ
liệu.
- Các ứng dụng phân tích: sau khi đã hoàn thành giai đoạn kiểm kê, các kỹ
thuật phân tích không gian và phân tích thống kê của công nghệ GIS sẽ cho phép
thực hiện một loạt tra vấn phức tạp đối với các lớp thông tin chứa dữ liệu chuyên
đề.
- Các ứng dụng quản lý: các kỹ thuật phân tích không gian và xây dựng
mô hình ở mức độ cao hơn sẽ hỗ trợ cho các quyết định của các nhà quản lý, lãnh
đạo các ban ngành và các cấp chính quyền. Trong giai đoạn này của dự án GIS,
trọng tâm của các ứng dụng đã chuyển từ công tác thu thập dữ liệu sang các thao
tác xử lý, phân tích và mô hình hoá để giải quyết các vấn đề bức xúc của thế giới
thực.
Ở đây chúng ta chỉ điều tra những loại cơ sở dữ liệu đầu vào như sau:
- Tên loài
- Cấp độ quý hiếm
4


- Khu vực phân bố
- Các đặt tính tự nhiên của khu vực sinh sống
Sau khi có những dữ liệu dầu vào trên thì chúng ta đưa lên bản đồ để cập
nhật thông tin thường xuyên, tiện cho việc đưa ra những hướng giải quyết thích
hợp cho việc bảo vệ và quản lý.
2.1.2. Đôi nét về loài quý hiếm
Nói một cách đơn giản dể hiểu là các loài được xem là quý hiếm tùy vào
số lượng và giá trị sử dụng của nó mà chúng ta đưa vào để nghiên cứu dựa vào
các tiêu chuẩn đánh giá của Sách Đỏ VN, 2007. Ngoài ra, danh mục các loài
được liệt kê trong CITES 2009 cũng được làm căn cứ để điều tra và xếp các loài
điều tra được vào danh mục những loài quý hiếm.
Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài đưa vào sách đỏ Việt Nam dựa

trên các tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên
nhiên IUCN đề xuất. Chúng gồm các cấp đánh giá chính:
ENDANGERED (E) là cấp đang nguy cấp/đang bị đe dọa tuyệt chủng:
Là những nhóm loài đang bị đe doạ tuyệt chủng và không chắc còn có thể tồn tại
nếu các nhân tố đe dọa cứ tiếp diễn. Gồm những nhóm loài có số lượng giảm đến
mức báo động ở trong điều kiện sống bị suy thoái mạnh mẽ đến mức có thể bị
tuyệt chủng.
VULNERABLE (V) Sẽ nguy cấp/có thể bị đe dọa tuyệt chủng: Là những
nhóm loài sắp bị đe dọa tuyệt chủng (trong tương lai gần) nếu các nhân tố đe dọa
cứ tiếp diễn. Gồm những nhóm loài mà phần lớn hoặc tất cả các quần thể của nó
đã bị giảm vì khai thác quá mức, vì nơi sống bị phá hoại mạnh mẽ hoặc do các
biến động khác của môi trường sống. Chúng cũng gồm những nhóm loài tuy số
lượng còn nhiều nhưng vì chúng có giá trị kinh tế lớn nên việc tìm bắt, khai thác
được tiến hành thường xuyên ở mọi nơi, dễ đưa tới bị đe dọa.

5


RARE (R) Hiếm (có thể có nguy cấp): Gồm những nhóm loài có phân bố
hẹp (nhất là những chi đơn loài) có số lượng ít, tuy hiện tại chưa phải là đối
tượng đang hoặc sẽ bị đe dọa, nhưng sự tồn tại lâu dài của chúng ta mỏng manh.
Ngoài ra, Sách đỏ Việt Nam còn sử dụng một trong các cấp sau:
THREATENED (T) - Bị đe dọa. Là những nhóm loài thuộc một trong
những cấp trên, nhưng chưa đủ tư liệu để xếp chúng vào cấp cụ thể nào.
INSUFFCIENTLY KNOWN (K) - Biết không chính xác. Là những
nhóm loài nghi ngờ và không biết chắc chắn chúng thuộc loại nào trong các cấp
trên vì thiếu thông tin. Các loại nêu trong cấp này để hy vọng chờ các tác giả xác
định mức cụ thế của chúng.
Sự xếp bậc này căn cứ vào các dữ liệu về phân loại học (taxonomy), tình
trạng quần thể (Population status), xu hướng quần thể (Population trends), sự

phân bố (Distribution), tình trạng sinh cảnh (Habitat availability), xu hướng địa
lý (Geographic trends) và các mối đe dọa (Threats) và tham khảo ý kiến của các
chuyên gia phân loại học, các chuyên gia về các họ động vật riêng biệt của IUCN
và của các nhà khoa học các nước. Sự xếp bậc này cũng xem xét tình hình pháp
luật liên quan của các nước có loài trên phân bố. Theo Sách Đỏ VN (2007) thì
Việt Nam có 882 loài (418 loài động vật và 464 loại thực vật) đang bị đe dọa
ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992. Trong đó có 116 loài
động vật được coi là “rất nguy cấp” và 45 loài thực vật “rất nguy cấp” (trong số
196 loài thực vật đang “nguy cấp”). Đây là một thực trạng đáng báo động về tình
hình quản lý và các phương pháp quản lý hiện nay.
2.1.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên - môi
trường trong lĩnh vực nghiên cứu ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, mặc dù được biết đến từ khá sớm, nhưng mãi phải đến sau
năm 2000, tức sau khi có được những kết quả đầu tiên về việc tổng kết chương
trình GIS quốc gia ở Việt Nam, GIS mới thực sự được chú ý đến và bước đầu
phát triển. Hàng loạt chương trình GIS với sự tham gia của các trường đại học,
6


các Viện nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước đã được triển khai.
Trong đó tiêu biểu phải kể đến Dự án quản lý nước sạch ở Hà Nam, Dự án quản
lý nước ở Hoà Bình, Dự án thử nghiệm trong quản lý khách du lịch ở Động
Phong Nha hay Dự án hợp tác với đại học Quảng Nam làm về GIS của các
chuyên gia Nhật Bản... Đó là chưa kể một số dự án tư nhân, quy mô nhỏ lẻ, phát
triển tự phát theo nhu cầu đã bắt đầu phát triển và khá rầm rộ trong thời gian gần
đây... Đáng kể đến nhất là dự án “Ứng dụng GIS trong quản lý di sản ở Cố Đô
Huế” của UBND Thừa Thiên - Huế với số vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng. Nhưng
ngay cả dự án này chúng ta vẫn đang coi là vừa tiến khỏi vạch xuất phát được vài
bước.
Hiện nay, đang có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng mới của GIS trong

rất nhiều lĩnh vực ở Việt Nam như:
- Cấp nước đô thị và giảm thất thoát.
- Trong quản lý đất đai, đô thị..
- Trong nghiên cứu khí hậu..
Gần đây nhất là Hội thảo ứng dụng GIS trong nghiên cứu quản lý tài
nguyên và môi trường năm 2009 tổ chức lần đầu tại Huế. Hội thảo đã được nghe
10 báo cáo khoa học của gần 30 đại diện. Nội dung chủ yếu bao gồm: GIS trong
việc hỗ trợ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; GIS trong quản lý môi trường và
tài nguyên thiên nhiên; GIS trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
GIS trong nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; GIS trong quản lý đất đai, quản lý
đô thị và hạ tầng kỹ thuật; Tình hình triển khai các dự án và chuyển giao công
nghệ GIS tại Việt Nam; Áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực GIS vào công tác đào tạo; Ứng dụng công nghệ Viễn
thám; Triển lãm giới thiệu các phần mềm về công nghệ GIS. Ngày 02/02/2010,
tại Hà Nội , Cục Đo Đạc và Bản Đồ - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã phối
hợp với các đơn vị nghiên cứu, sản xuất và phân phối phần miềm hệ thống thông
tin địa lý (GIS) có trụ sở tại Việt Nam như: ESRI, GIS, Development,
AAMHATCH và HP, đã tổ chức buổi tọa đàm “Cập nhật công nghệ không gian
7


địa lý”. Thách thức lớn nhất ở đây là: Dự án xây dựng bản đồ tỷ lệ 1:2000 và
1:5000 các thành phố, đô thị, khu kinh tế và khu công nghiệp của cả nước và Dự
án xây dựng bản đồ cơ sở dữ liệu thông tin địa chính các tỉnh thành Việt Nam tỷ
lệ 1:10.000 (dự kiến sẽ kết thúc vào 2010). Trong thời gian tới, để những khó
khăn trên, Cục Đo Đạc và Bản đồ Việt Nam sẽ phối hợp với ESRI và GIS
Development xây dựng hệ thống thông tin địa lý và không gian địa lý cho Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường. Hiện nay nước ta đã có vệ tin dựa vào ảnh vệ tin đưa
vào GIS để phân tích bàng các tính năng ưu việt này có thể phân tích ra được sự
biến đổi khí hậu, nồng độ các khí thải trong bầu khí quyển, đây là một bước tiến

mới phục vụ cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nước ra hiện nay.
Đối với Lâm Nghiệp thì việc nghiên cứu và ứng dụng GIS thì vẫn chưa
được phát triển đúng mức chưa được quan tâm và đầu tư hợp lý. Ngành Lâm
Nghiệp Việt Nam chỉ mới ứng dụng GIS trong việc điều tra rừng, Bản đồ hiện
trạng đất, hiện trạng thực vật… Trong các phần trên chủ yếu là bản đồ hiện trạng
đất và thực vật nhưng không đi sâu vào việc điều tra, quản lý bản đồ chỉ mang
tính chất phát thảo hiện trạng chung của rừng rất khó cho việc quản lý các loài
quý hiếm. Đây là một nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học, làm nhiều
loài ngày càng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng….
Với lý do đi chuyên sâu hơn trong công tác bảo vệ, đưa công nghệ vào
quản lý nhằm giảm thiểu các tác động bên ngoài tới tài nguyên thiên nhiên và
giảm nguồn nhân lực cần thiết cho công tác quản lý bảo vệ. Mong rằng đề tài
nghiên cứu này có thể áp dụng ở thực địa nhiều nơi khác nhau.
2.2. Các nghiên cứu có liên quan tại địa điểm nghiên cứu.
Ngày 12/7/2002 Khu rừng đặc dụng Lò Gò Xa Mát được chính thức trở
thành Vườn Quốc Gia (theo quyết định số 91/2002/ QĐ - TTg ). Do mới thành
lập nên chưa có nhiều các chương trình nghiên cứu, nguồn vốn đầu tư còn hạn
chế. Các nghiên cứu và các dự án tiêu biểu sau:

8


 Tháng 8/2003 đến tháng 4/2004, thực hiện dự án “Hỗ trợ bảo tồn đất ngập
nước” trong khuôn khổ Dự án nhỏ Cát Tiên, do WWF và Birdlife đồng tài
trợ. Trong đó tập trung chủ yếu vào nâng cao năng lực quản lý của cán bộ
Vườn Quốc Gia, tổ chức các lớp học cộng đồng nhằm đảm bảo các khu đất
ngập nước quan trọng được quản lý phù hợp hơn. Đề tài này do trường ĐH
KHTN TPHCM thực hiện.
 Trong thời gian 2004 - 2005 đã hoàn thành đề tài “Điều tra tài nguyên động thực vật” của Vườn làm cơ sở cho việc hoạch định các kế hoạch quản lý bảo
tồn, cũng như tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các giá trụ đa dạng sinh học của

Vườn. Đề tài này do Viện Sinh Học Nhiệt Đới TPHCM thực hiện.
 Mới đây nhất là Dự án “Bảo tồn có sự tham gia” do tổ chức Qũy bảo tồn Việt
Nam (VCF) hỗ trợ, Cục Kiểm Lâm trực tiếp quản lý. Giai đoạn 1 (2008 2010) tập trung chủ yếu vào công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức
cộng đồng, các thỏa thuận với các tổ chức địa phương trong công tác bảo tồn.
2.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Ở Vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát hiện nay do diện tích khá lớn so với lực
lượng quản lý còn quá mỏng nên công tác bảo vệ còn lỏng lẻo chưa đáp ứng
được yêu cầu. Vì vậy việc hướng tới một phương pháp quản lý mới hiện nay là
rất cần thiết. Việc ứng dụng Gis trong quản lý tài nguyên rừng hiện nay đang là
một xu hướng mới hiện nay và đem lại nhiều kết quả rất tốt. Trong nghiên cứu
này chỉ chú ý đến những loài thực vật quý hiếm nhằm mục đích bảo tồn, lưu giữ
nguồn gen và phát triển chung phục vụ cho mục đích bảo tồn và phát triển nguồn
tài nguyên tại khu vực nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này, các nội dung được quan tâm:
 Xác định đầy đủ chính xác loài, tên loài.
 Cập nhật được thông tin thường xuyên về về sự thay đổi thành phần loài.

9


 Xác định nơi sinh sống, các đặc điểm sinh sống của chúng.
Những nghiên cứu có liên quan tại địa bàn:
Đề tài 1: Nghiên cứu sinh thái các loài cây quý hiếm và đặc hữu của VQG
LGXM.
Mục đích: Phục vụ cho việc gây trồng, nghiên cứu định vị và tổ chức
tham quan học tập.
Nội dung điều tra: Nắm được thành phần loài kết cấu quy mô phạm vi
phân bố và các thông số cơ bản về sinh thái.
Thời gian thực hiện: 2004
Đề tài 2: Điều tra xây dựng danh lục và bộ tiêu bản động, thực vật quý

hiếm và đặc trưng của VQG LGXM.
Mục đích: Nắm được thành phần chủng loại các loại động, thực vật phục
vụ nghiên cứu, học tập, tham quan.
Thời gian thực hiện: 2004 - 2005

10


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Để đáp ứng mục đích của nghiên cứu đưa ra, mục tiêu của nghiên cứu này
là:
- Xác định được những loài thực vật quý hiếm có nguy cơ cao cần được
quản lý.
- Phân tích thực trạng quản lý tài nguyên thiên nhiên tại địa điểm nghiên
cứu. Thông quá đó, phân tích khả năng ứng dụng GIS tại đây để quản lý những
loài quý hiếm đã xác định trên.
- Đề xuất việc điều tra và quản lý các thông tin điều tra được về các loài
quý hiếm này thông qua các ứng dụng GIS tại Vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng các mục tiêu nêu trên, các nội dung cụ thể theo từng mục tiêu
được xác định như sau:
Đối với mục tiêu xác định được những loài quý hiếm có các các nội dung
điều tra cần được quan tâm:
o Tên loài
o Nơi sinh sống

11



o Số lượng cá thể/ trữ lượng
o Điều kiện tự nhiên nơi sinh sống từng loài/nhóm loài.
o Những nguy cơ tìm ẩn ảnh hưởng tới loài/nhóm loài
Đối với mục tiêu phân tích thực trạng quản lý và khả năng ứng dụng GIS để
quản lý những loài quý hiếm có các nội dung cần đạt được như sau:
o Tình hình khai thác và sử dụng các loài quý hiếm tại VQG Lò Gò Xa
Mát.
o Cách thức quản lý và bảo vệ hiện tại của các loài quý hiếm.
o Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý.
o Phân tích nhân lực, cơ sỏ hạ tầng, nguồn tài chính hiện có tại địa điểm
nghiên cứu.
o Xác định các chỉ tiêu quản lý của các loại thực vật quý hiếm.
Đối với mục tiêu đề xuất việc điều tra và quản lý các thông tin điều tra
được về các loài quý hiếm này thông qua các ứng dụng GIS tại Vườn Quốc Gia
Lò Gò Xa Mát có các nội dung cần đạt được:
o Đề xuất xây dựng bản đồ phân bố mẫu của các loài quý hiếm về các
thông tin được quan tâm cần quản lý.
o Đề xuất xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu bao gồm các thôn tin liên
quan đến loài/nhóm loài với các tiêu chí quản lý, những yêu cầu của
công tác bảo vệ. Các thông tin này luôn được điều tra và cập nhật
thường xuyên để đáp ứng với yêu cầu quản lý.
o Đề xuất xây dựng các bản đồ chuyên đề theo cấp độ, nội dung cần bảo
vệ.

12


3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Ngoại nghiệp
Thu thập thông tin thứ cấp:
 Thu thập các thông tin chung về kinh tế, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên tại
các xã trực thuộc vườn quốc gia cũng như các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng
của vùng.
 Thu thập số liệu về số lượng – trữ lượng, phân bố của các loài quý hiếm, các
quy định, văn bản liên quan có tại ban quản lý của VQG, tổ chức địa phương.
 Thu thập các loại bản đồ của khu vực nghiên cứu: bản đồ hành chính, bản đồ
hiện trạng (đất, thực vật), bản đồ số hóa.
Thu thập các thông tin sơ cấp:
 Phỏng vấn người dân địa phương, số lượng là 30 người như thế độ tin cậy và
độ chuẩn xác của thông tin; các cán bộ địa phương bao gồm cán bộ tài nguyên
môi trường xã, cán bộ địa chính, đội tuần tra nhân dân, đặc biệt là những
người có hiểu biết về sự phân bố, sản lượng của các loài có nguy cơ, nằm
trong sách đỏ.
 Phỏng vấn Ban quản lý VQG Lò Gò Xa Mát về các loài quý hiếm.
 Điều tra về cách thức quản lý và khả năng ứng dụng GIS tại đây. Các nội
dung cần điều tra như: về nhân lực, tài chính, quy định quản lý, quyền hạn,
yếu tố tác động, cách xử lý các vi phạm liên quan đến khai thác. Đồng thời,
những thuận lợi, khó khăn trong quản lý, tình hình ứng dụng GIS vào quản lý
tài nguyên rừng tại cơ quan cũng được quan tâm.
3.3.2. Nội nghiệp
 Xử lý và làm sạch số liệu thu được: chia thông tin thu được theo nhóm mục
tiêu, loại bỏ những thông tin không cần thiết.
13


 Từ những thông tin đã làm sạch tiến hành phân tích các thông tin, số liệu liên
quan đến các nhóm mục tiêu để đáp ứng với các mục tiêu.
 Xây dựng bản phân loại loài quý hiếm dựa vào thông tin, số liệu thu được.

 Suy luận và phân tích thực trạng quản lý, tình trạng khai thác, khả năng ứng
dụng GIS
 Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quản lý và những nguy cơ tìm ẩn
ảnh hưởng tới loài
Phương pháp để thu thập các thông tin thứ cấp và sơ cấp được trình bày chi
tiết theo bảng 3.1 sau:.
Bảng 3.1. Khung lôgic về nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Mục tiêu

Nội dung nghiên cứu

Phương pháp/ công cụ

- Xác định được o Tên loài

- Phỏng vấn cán bộ

những loài quý

VQG về các quý hiếm

hiếm có nguy

o Nơi sinh sống

mà các anh biết.

cơ cao cần được o Số lượng cá thể/ trữ lượng
quản lý.


- Đi khảo sát trên thực

o Điều kiện tự nhiên nơi sinh địa với máy GPS và
sống từng loài/nhóm loài.

xem xét hiện trạng.

o Những nguy cơ tìm ẩn ảnh Phỏng
hưởng tới loài/nhóm loài

phương

vấn

bằng

pháp

phỏng

vấn bán cấu trúc
- Phân tích thực o Tình hình khai thác và sử dụng - Phỏng vấn các hộ gia
trạng quản lý tài

các loài quý hiếm tại VQG Lò đình gần rừng về tình

nguyên

Gò Xa Mát.


nhiên
điểm

thiên
tại

địa

nghiên

hình khai thác và sử

o Cách thức quản lý và bảo vệ

14

dụng các loại thực vật
quý hiếm.


×