Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẤY IN BÁO TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.25 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẤY IN BÁO
TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH LAN
Ngành: CÔNG NGHỆ BỘT GIẤY VÀ GIẤY
Niên khóa: 2006– 2010

Tháng 07/2010


KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG GIẤY IN BÁO TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÌNH AN

Tác giả

NGUYỄN THỊ THANH LAN

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công nghệ sản xuất Bột giấy và giấy

Giáo viên hướng dẫn:
Thầy HOÀNG VĂN HÒA

Tháng 07 năm 2010


i


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn:
- Ba mẹ, anh chị và những người thân yêu đã ủng hộ, chăm lo, giúp đỡ em về
mặt vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian học tập.
- Ban Giám hiệu cùng toàn thể thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM.
- Quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Công nghệ
sản xuất Giấy và Bột giấy.
- Thầy Hoàng Văn Hòa, giáo viên hướng dẫn đề tài đã tận tâm giảng dạy,
giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
- Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Giấy Bình An.
- Anh Đinh Hiếu Nghĩa, anh Nguyễn Xuân Chữ - những người trực tiếp
hướng dẫn chúng em tại nhà máy, cùng toàn thể các anh công nhân vận hành máy ở 2
phân xưởng giấy, các anh chị trong phòng kiểm nghiệm, phòng QCS của Công ty Cổ
phần Giấy Bình An đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong thời gian chúng em được
thực tập ở nhà máy.
- Các bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện
đề tài này.
TPHCM, tháng 07/2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Lan

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát một số yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng giấy in

báo tại nhà máy giấy Bình An” được thưc hiện tại phân xưởng II – nhà máy giấy Bình
An, thời gian từ ngày 10 tháng 03 năm 2010 đến ngày 29 tháng 05 năm 2010.
Mục đích của việc nghiên cứu này là khảo sát tất cả các công đoạn của quy trình
sản xuất để tạo thành tờ giấy bao gồm: công đoạn chuẩn bị bột (tỷ lệ phối trộn các loại
bột, mức dùng và điểm cho của các chất phụ gia vào dòng bột, đặc tính của các hóa
chất), bộ phận tiếp cận, bộ phận xeo (xeo giấy, ép giấy, sấy giấy…), các khuyết tật
thường gặp ở giấy in báo và biện pháp khắc phục. Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của
giấy như: độ bền kéo, chiều dài đứt, định lượng, độ dày, độ trắng, độ lem, độ tro, độ
hút nước… bằng các thiết bị kiểm tra chất lượng tại nhà máy. Từ kết quả thu được có
thể đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng nguyên liệu, hóa chất và tỷ lệ dùng … đến
chất lượng của giấy in báo.
Kết quả cho thấy, để sản xuất giấy đạt chất lượng theo yêu cầu khách hàng đặt
ra cần phải đảm bảo yêu cầu công nghệ cho từng công đoạn trong quá trình sản xuất.
Lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào, tỷ lệ phối trộn nguyên liệu cũng như mức dùng
và vị trí cho hóa chất phụ gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất
lượng của sản phẩm. Cần tái sử dụng hợp lý nước trắng tuần hoàn để có thể tận dụng
được hóa chất và xơ sợi mịn, giảm định mức tiêu hao nước cho sản xuất giấy. Đồng
thời kết hợp việc điều chỉnh các thông số vận hành máy để giấy hình thành tốt và tỷ lệ
tổn thất thấp. Với quy trình sản xuất giấy khép kín, đảm bảo yêu cầu công nghệ cho
từng khâu sản xuất, sản phẩm giấy in báo của nhà máy giấy Bình An đảm bảo chất
lượng theo tiêu chuẩn giấy in báo của nhà máy và yêu cầu của khách hàng.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm tắt............................................................................................................................iii

Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh sách các hình ........................................................................................................vii
Danh sách các bảng ......................................................................................................viii
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích đề tài .........................................................................................................2
1.3. Mục tiêu đề tài. .........................................................................................................2
1.4. Giới hạn của đề tài....................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. Tổng quan tình hình ngành giấy và giấy in báo trong nước.....................................3
2.2. Tổng quan về nhà máy giấy Bình An.......................................................................5
2.2.1 Vị trí địa lý..............................................................................................................5
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy........................................................5
2.2.3 Mặt hàng chính .......................................................................................................6
2.2.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà máy .................................................................7
2.3. Tiêu chuẩn chất lượng giấy in báo Việt Nam...........................................................7
2.4. Tiêu chuẩn chất lượng giấy in báo của nhà máy ......................................................8
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 10
3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 10
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 10
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 15
4.1. Khảo sát quy trình sản xuất giấy in báo ................................................................. 15
4.1.1 Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ........................................................................ 15
4.1.2 Nguyên liệu và hóa chất sử dụng ......................................................................... 22
iv


4.1.2.1 Nguyên liệu ...................................................................................................... 22
4.1.2.2 Hóa chất sử dụng ............................................................................................... 24

4.1.3 Các công đoạn của quy trình công nghệ............................................................... 33
4.1.3.1 Công đoạn chuẩn bị bột..................................................................................... 33
4.1.3.2 Công đoạn tiếp cận ............................................................................................ 38
4.1.3.3 Công đoạn xeo ................................................................................................... 42
4.1.3.4 Công đoạn ép ướt............................................................................................... 45
4.1.3.5 Công đoạn sấy ................................................................................................... 46
4.1.3.6 Công đoạn ép keo .............................................................................................. 46
4.1.3.7 Công đoạn Calander và pope roll ...................................................................... 46
4.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ sử dụng nguyên liệu............................................................ 47
4.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ sử dụng hóa chất ................................................................. 48
4.4. Kết quả khảo sát nồng độ bột ở thùng đầu ............................................................. 49
4.5. Kết quả khảo sát chất lượng của giấy IB82.58....................................................... 50
4.6. Các yếu tố công nghệ cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng của giấy in báo ............. 59
4.6.1 Yếu tố nguyên liệu................................................................................................ 59
4.6.2 Yếu tố hóa chất phụ gia và trình tự phối trộn....................................................... 60
4.6.3 Yếu tố nước sử dụng............................................................................................. 61
4.6.4 Yếu tố máy móc thiết bị ....................................................................................... 61
4.6.5 Yếu tố vận hành.................................................................................................... 61
4.7. Các khuyết tật thường gặp ở giấy và biện pháp khắc phục ................................... 62
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 64
5.1. Kết luận................................................................................................................... 64
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 67
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 68

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LBKP


Large Bleached Kraft Pulp

NBKP

Needle Bleached Kraft Pulp

CTMP

Chemi-Mechanical Pulp (bột hoá nhiệt cơ)

CTMP 75, 80

Bột hoá nhiệt cơ độ trắng 75, 80 % ISO

OBA

Optical Brightening Agents

N%

Nồng độ

0

Độ nghiền

SR

AKD


Alkyl Ketene Dimer

CaCO3

Canxi cacbonat

GCC

Canxi Cacbonat nghiền

PCC

Canxi Cacbonat kết tủa

KTĐ

Khô tuyệt đối

IB82.58

Giấy in báo độ trắng 820ISO, định lượng 58 g/m2.

ISO

International Standard Organization.

ML

Mặt lưới


MM

Mặt mền.

ml/ph

ml /phút

l/ph

Lít/ phút

t/d

Tấn/ ngày

h

Giờ

h/c

Hợp cách

ko h/c

Không hợp cách

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TB

Trung bình

STT

Số thứ tự

NXB

Nhà xuất bản

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Máy đo độ trắng ISO TB1 Technibrite ........................................................ 11
Hình 3.2: Máy đo độ chịu kéo ...................................................................................... 12
Hình 3.3: Máy đo độ chịu xé ........................................................................................ 13
Hình 4.1: Hình ảnh phóng đại của PCC và GCC ......................................................... 25
Hình 4.2: Công thức hóa học của keo AKD (R = C14H29 đến C20H39)......................... 26
Hình 4.3: Sơ đồ minh họa cơ chế gia keo..................................................................... 27
Hình 4.4: Phản ứng điều chế Cation Acrylamide copolymers .................................... 29
Hình 4.5: Phản ứng điều chế Colloidal Sillica.............................................................. 30
Hình 4.6: Cấu trúc của OBA ........................................................................................ 32
Hình 4.7: Bể quậy bột................................................................................................... 34

Hình 4.8: Thiết bị lọc cát nồng độ cao ......................................................................... 35
Hình 4.9: Thiết bị đánh tơi ........................................................................................... 36
Hình 4.10: Máy nghiền đĩa DD720 (Trung Quốc) ....................................................... 38
Hình 4.11: Thiết bị lọc cát nồng độ thấp ...................................................................... 39
Hình 4.12: Thiết bị sàng bằng ...................................................................................... 41
Hình 4.13: Mô tả tuyến nước........................................................................................ 43
Hình 4.14: Hệ thống ép................................................................................................. 46
Biểu đồ 4.15: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sử dụng bột hóa, bột cơ qua các mẻ sản xuất khác
nhau ............................................................................................................................... 48
Biểu đồ 4.16: Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát nồng độ bột tại thùng đầu qua các mẻ
sản xuất khác nhau......................................................................................................... 50
Biểu đồ 4.17: Biểu đồ so sánh chất lượng giấy IB82.58 giữa tiêu chuẩn của nhà máy
và kết quả khảo sát thực tế............................................................................................. 58
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty ....................................................................................7
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ khối quy trình sản xuất giấy in báo trên máy xeo dài (PX2) ............ 16
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ khối dây chuyền thu hồi bột .............................................................. 21

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chất lượng giấy in báo Việt Nam ................................................8
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn chất lượng giấy in báo của nhà máy............................................8
Bảng 4.1: Sự phân bố nhiệt độ trong các lô sấy ........................................................... 22
Bảng 4.2: Tiêu chuẩn chất lượng bột CTMP cho sản xuất giấy in báo ........................ 23
Bảng 4.3:Tiêu chuẩn chất lượng bột LBKP cho sản xuất giấy in báo.......................... 23
Bảng 4.4: Tiêu chuẩn chất lượng bột NBKP cho sản xuất giấy in báo ........................ 24
Bảng 4.5: Tính chất CaCO3.........................................................................................................................................26
Bảng 4.6: Thông số kỹ thuật của hồ quậy thủy lực ZDS2............................................ 34

Bảng 4.7: Thông số kĩ thuật thiết bị lọc cát nồng độ.................................................... 35
Bảng 4.8:Thông số kỹ thuật máy đánh tơi.................................................................... 36
Bảng 4.9:Thông số kỹ thuật của máy nghiền ............................................................... 38
Bảng 4.10:Thông số kỹ thuật thiết bị lọc cát ................................................................ 40
Bảng 4.11: Thông số kỹ thuật sàng áp lực.................................................................... 41
Bảng 4.12: Thông số kỹ thuật sàng bằng...................................................................... 42
Bảng 4.13: Kết quả khảo sát mức dùng nguyên liệu .................................................... 47
Bảng 4.14: Bảng tổng hợp so sánh mức dùng các loại hóa chất giữa yêu cầu của công
ty và thực tế khảo sát ..................................................................................................... 48
Bảng 4.15: Kết quả khảo sát nồng độ bột ở thùng đầu................................................. 49
Bảng 4.16: Kết quả khảo sát định lượng của giấy IB82.58 trong thực tế sản xuất ...... 50
Bảng 4.17: Kết quả khảo sát chỉ số độ dày của giấy IB82.58 trong thực tế sản xuất... 51
Bảng 4.18: Kết quả khảo sát độ chặt của giấy IB82.58 trong thực tế sản xuất ............ 52
Bảng 4.19: Kết quả khảo sát độ bền xé theo chiều ngang của giấy IB82.58............... 53
Bảng 4.20: Kết quả khảo sát chỉ số chiều dài đứt của giấy IB82.58 ............................ 54
Bảng 4.21: Kết quả khảo sát độ cobb của giấy IB82.58 trong thực tế sản xuất ........... 55
Bảng 4.22: Kết quả khảo sát độ nhám của giấy IB82.58 trong thực tế sản xuất .......... 55
Bảng 4.23: Kết quả khảo sát độ trắng của giấy IB82.58 trong thực tế sản xuất........... 56
Bảng 4.24: Kết quả khảo sát độ đục của giấy IB82.58 trong thực tế sản xuất ............. 57
Bảng 4.25: Bảng so sánh chất lượng sản phẩm giữa tiêu chuẩn của nhà máy và kết quả
khảo sát thực tế .............................................................................................................. 58
viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam là một ngành kinh tế khá quan trọng, phục
vụ trực tiếp cho sự phát triển văn hoá, giáo dục, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước. Mặc dù ngày nay các phương tiện tin học trong thông tin và lưu trữ phát triển

mạnh, như internet chẳng hạn, nó có thể thu thập thông tin một cách cực nhanh gấp
hàng ngàn lần so với việc tìm kiếm trên giấy tờ, tiện lợi hơn nữa, chúng ta có thể ngồi
một chỗ vẫn có thể biết được hàng trăm thông tin mà không cần mất nhiều thời gian đi
lại, tìm kiếm. Tuy nhiên, tất cả những cái đó vẫn không thể thay thế được hoàn toàn
sản phẩm giấy trong mọi lĩnh vực khác nhau của con người. Như vậy, cho thấy vai trò
của giấy là rất cần thiết và quan trọng trong đời sống con người mà không bất kỳ một
sản phẩm nào có thể thay thế được. Đặc biệt, khi đất nước càng phát triển, nhu cầu xã
hội gia tăng thì nhu cầu về sử dụng giấy lại càng tăng đáng kể. Ước tính đến năm 2010
nhu cầu giấy sử dụng ở nước ta là 15 kg/người một năm.
Mặc khác, khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra nhiều môi trường cạnh tranh
hơn. Với trình độ nước ta còn lạc hậu so với các nước trên thế giới, do đó, vấn đề đặt
ra là chúng ta phải không ngừng cải tiến công nghệ, tìm hiểu kĩ các quy trình sản xuất,
các ưu khuyết điểm để có thể đưa ra các biện pháp khắc phục được những yếu kém để
có thể nâng cao hơn nữa năng suất lao động, tạo ra sản phẩm đẹp về mẫu mã và đạt
chất lượng theo yêu cầu. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường đã đặt ngành giấy
thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng phải đứng trước những khó khăn và thách thức
lớn. Cho nên, buộc các nhà sản xuất giấy phải tìm cách tối ưu hóa sản xuất và nâng cao
chất lượng sản phẩm để có thể tồn tại trong thời buổi hiện nay.
Chính vì vậy, được sự cho phép của BGĐ công ty Giấy Bình An, Ban chủ
nhiệm Khoa Lâm Nghiệp và Bộ môn Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy, tôi tiến

1


hành thực hiện đề tài: “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấy in báo
tại nhà máy giấy Bình An”
1.2. Mục đích đề tài
Để sản xuất ra được sản phẩm giấy đã là vấn đê phức tạp, nhưng để giấy sản
xuất ra phải đạt được chất lượng theo như yêu cầu mong muốn của khách hàng thì lại
càng khó khăn hơn. Vì vậy, qua quá trình khảo sát nhằm xác định quy trình công nghệ

sản xuất giấy in báo, các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng giấy để có thể đưa ra một
số cách khắc phục, đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
1.3. Mục tiêu đề tài
 Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất giấy in báo
 Tìm hiểu vai trò, mục đích của các loại hóa chất sử dụng trong quá trình sản
xuất
 Kiểm tra chất lượng sản phẩm để đánh giá sự ảnh hưởng của nguyên liệu, hóa
chất sử dụng
 Phân tích đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát
huy tối đa hiệu quả sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu.
1.4. Giới hạn của đề tài
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng của giấy và dựa trên kết quả khảo sát của máy kiểm tra chất lượng để đưa ra
kết luận về chất lượng của sản phẩm.
Tham khảo nguồn tài liệu:
Tài liệu của nhà máy
Tạp chí công nghiệp giấy
Từ thực tế sản xuất và kinh nghiệm của công nhân
Sách báo và mạng internet…

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tình hình ngành giấy và giấy in báo trong nước
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam,
khoảng năm 284.Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương
pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp

đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960,
nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ (dưới
20.000 tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn Điểm; Nhà máy
giấy Đồng Nai; v.v. Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài
trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn
giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa.
Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung bình
11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; tuy nhiên, nguồn cung như vậy vẫn chỉ đáp ứng
được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù
đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên, tới nay đóng góp của ngành trong tổng giá trị
sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.
Tổng công suất năm 2008 của cả nước đạt 1.371 ngàn tấn, cao gấp 2 lần tổng
công suất năm 2000. Năm 2008 sản lượng sản xuất giấy đạt 1.110.7 ngàn tấn, giảm
nhẹ 1,4% so với năm 2007 do nhu cầu tiêu thụ giấy bị hưởng bởi khủng hoảng kinh tế
và hoạt động nhập khẩu tăng mạnh do thuế nhập khẩu giấy giảm từ 5% xuống 3%.
Mặc dù vậy, tổng sản lượng sản xuất giấy năm 2008 vẫn cao gấp 2 lần so với năm
2000. Tính trung bình trong giai đoan 2000-2008, sản lượng sản xuất giấy tăng khoảng
16%/năm, trong đó mảng giấy bao bì – nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng sản lượng ngành giấy - có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tốc độ tăng trung bình
27%, giấy Tissue tăng 22%, giấy in viết tăng 11,6%, giấy in báo tăng 8,95% và giấy
vàng mã tăng1,4%.
3


Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy 9 tháng đầu năm 2009 nhìn chung chỉ giảm
2,11 % so với cùng kỳ năm trước, nhưng doanh thu giảm 15 %. Hiệu quả sản xuất kinh
doanh giảm 5%. Sản xuất và tiêu thụ giấy in báo gặp khó khăn nhất. Tiêu dùng giấy in
báo giảm 21,4 % so với cùng kỳ năm trước (72.578 tấn, so với 92.343 tấn) do số trang
báo quảng cáo giảm, do tin trên truyền hình, trên internet nhanh hơn và do khá nhiều tờ
báo có tin giống nhau nên lượng người đọc giảm, ngoài ra còn do người dân, các tổ

chức cắt giảm chi tiêu. Lượng giấy in báo giảm dần là xu thế hiện nay trên thế giới, bắt
đầu từ Bắc Mỹ lan dần sang các nước khác.
Xuất khẩu giấy trong 9 tháng đầu năm 2009 giảm 68 % so với cùng kỳ năm ngoái. So
với 9 tháng đầu năm 2008, nhập khẩu giấy trong 9 tháng đầu năm 2009 đã giảm
4,96 %. Nhập khẩu giấy in viết tăng 40%. Nhập khẩu giấy in báo tăng 20%. Đây là hậu
quả của việc dư thừa giấy in báo trên toàn cầu và do Việt Nam chỉ có một máy xeo
giấy in báo công suất 50.000 tấn/năm với kỹ thuật lạc hậu (1980) nên khả năng cạnh
tranh kém.Hiện tại, giá giấy in báo nhập về Việt Nam đạt mức 800 USD/tấn và sẽ tiếp
tục tăng do nguồn cung tại châu Á bị hạn chế. Đối với những nhà máy lớn như Giấy
Tân Mai và Giấy Bãi Bằng đã chủ động được 80% lượng bột giấy nên mức độ chịu tác
động của giá bột giấy thế giới không lớn như các nhà máy có quy mô nhỏ, không tự
sản xuất được bột giấy
Vì vậy, mục tiêu phát triển của ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam hiện nay là
khai thác và phát triển các nguồn lực sản xuất, đảm bảo 85 – 90 % nhu cầu tiêu dùng
trong nước, từng bước tham gia hội nhập khu vực. Đổi mới thiết bị và hiện đại hóa
công nghệ, kết hợp hài hòa giữa đầu tư xây dựng mới với đầu tư chiều sâu, mở rộng
các cơ sở hiện có, phát triển vùng nguyên liệu, cân đối giữa tiêu dùng và sản xuất, xuất
nhập khẩu, tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa, góp
phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Ngành giấy Việt nam đang trong giai đoạn đầu tư
rất nhiều dự án tập trung vào sản xuất bột giấy và sản phẩm giấy, nhất là giấy bao bì và
giấy in viết, in báo. Nếu các dự án hiện tại đi vào hoạt động đúng tiến độ thì đến hết
năm 2011 và giả định các dây chuyền cũ chưa bị loại bỏ Việt Nam hoàn toàn có thể
xuất khẩu giấy trong tương lai xa hơn khi chúng ta có lợi thế nằm giữa khu vực có nhu
cầu sử dụng lớn nhất thế giới. Mục tiêu của ngành giấy Việt Nam là phấn đấu đến năm

4


2010 xuất khẩu đạt 120.500 tấn giấy các loại, đến năm 2015 sẽ xuất khẩu khoảng 2
triệu tấn.

 Dự án mở rộng sản xuất bột hóa tẩy trắng tại Công ty Giấy Bãi Bằng, với công
suất thiết kế 250.000 tấn/năm.
 Dự án mở rộng nhà máy giấy Mỹ Xuân với việc đầu tư xây dựng nhà máy sản
xuất giấy cao cấp như giấy Testlinens, Coated board, tissue, có công suất
230.000 tấn/năm của Công ty cổ phần giấy Sài Gòn.
 Dự án nhà máy giấy Long Thành, sản xuất giấy in báo, với công suất 150.000
tấn/năm, của Công ty cổ phần giấy Tân Mai.
 Dự án nhà máy bột giấy và giấy KonTum, sản xuất bột BTMP và giấy tráng
phấn, với công suất 150.000 tấn/năm (sản xuất bột); 200.000 tấn/năm (sản xuất
giấy)….
Tổng công suất các dự án sản xuất giấy hiện nay là 2.625 ngàn tấn với thời gian
dự kiến hoàn thành từ 2008 đến 2011 trong đó gồm 8 dự án có công suất dưới 100.000
tấn/năm; 5 dự án công suất từ 100.000 – 200.000 tấn/năm; 5 dự án công suất trên
200.000 tấn/năm.
2.2. Tổng quan về nhà máy giấy Bình An
2.2.1 Vị trí địa lý
Nhà máy giấy Bình An với tên gọi giao dịch là Cogimeko, là doanh nhiệp nhà
nuớc trực thuộc Tổng công ty giấy Tân Mai, địa chỉ: nhà máy giấy Bình An thuộc xã
Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy
1965: Thành lập công ty giấy Mê kông do 1 tập đoàn người Hoa thiết kế, đại
diện là ông Lý Hiền.
1968: Bắt đầu sản xuất giấy với:
Máy xeo 1: Xeo tròn 2 lô lưới sản xuất giấy perlure, giấy in, giấy vệ sinh,
giấy carton…sản lượng từ 4 tấn/ngày đến 8 tấn/ngày.
Máy xeo 2: Xeo lưới dài sản xuất giấy in, viết, bao gói…định lượng từ
60 g/m2 đến 120 g/m2, năng suất từ 8 tấn/ngày đến12 tấn/ngày.
Máy xeo 3: Xeo lưới tròn 1 lô lưới sản xuất giấy vệ sinh.
Nồi hơi cleaver-brooks, công suất 10 tấn/giờ.
5



Từ năm1973 đến năm 1974: Lắp ráp máy xeo 4.
1975: Thuộc công ty giấy gỗ diêm 2. Lắp dặt máy xeo 51 lô lưới lớn.
1978: Chạy thử máy xeo 5 sản xuất giấy mỏng định lượng 20 – 80 g/m2.
1984: Đầu tư xeo 4 với tổng giá trị 1 triệu USD, sản xuất giấy mỏng do Liên
Hợp Quốc tài trợ.
1986: Cải tạo xeo 4 sản xuất giấy thuốc lá, gói kẹo định lượng 20 – 28 g/m2.
1993: Thành lập doanh nghiệp nhà nước nhà máy giấy Bình An thuộc tổng công
ty giấy Việt Nam.
1994: Cải tạo xeo 2 thành xeo lưới tròn 3 lô lưới sản xuất giấy hộp, duplex, bao
gói.
1997: Thay đổi lô lưới từ kín đến hở, xeo 5 sản lượng từ 4 tấn/ngày đến 8
tấn/ngày, chuyển thành công ty giấy Bình An thuộc tổng công ty giấy Việt Nam.
1998: Đại tu xeo 2 tăng sản lượng từ 8 tấn/ngày đến 14 tấn/ngày. Đại tu xeo 4 sản xuất giấy in, viết chất lượng cao với vốn đầu tư 15 tỷ đồng năng suất từ 10
tấn/ngày đến 12 tấn/ngày.
2000: Dự án đầu tư xeo 6, sản xuất giấy tráng phấn 45.000 tấn/năm.
2001: Lắp đặt nồi hơi Thụy Điển công suất 10 tấn/giờ
2.2.3 Mặt hàng chính.
Nhà máy sản xuất các loại mặt hàng chính như sau:
 Giấy photocopy
 Giấy in
 Giấy viết
 Giấy pelure
 Giấy in báo
 Giấy 2 da
 Giấy vệ sinh
Với số lượng máy móc, thiết bị ngày càng đổi mới và đa dạng, đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, kỹ sư giàu kinh nghiệm và lực lượng công nhân kĩ thuật lành nghề không những tạo ra
những sản phẩm đẹp về mẫu mã mà còn đạt chất lượng cao, được các doanh nghiệp Vĩnh

Tiến, báo Sài gòn Giải Phóng,... và người tiêu dùng tín nhiệm.

6


2.2.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà máy
Cơ cấu tổ chức nhà máy giấy Bình An
GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY

P.GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY

P.KỸ
THUẬT

P.KĨ
THUẬT
SẢN
XUẤT

P.KĨ
THUẬT
VẬT TƯ

P.NHÂN
SỰ & TÀI
CHÍNH

PHÂN
XƯỞNG
1


PHÂN
XƯỞNG
2

PX.

KHÍ

PX.
ĐIÊN ĐKTĐ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty
Tổng số cán bộ công nhân viên trong nhà máy hiện nay là: 317 người.
Bố trí lao động tại nhà máy: Nhà máy làm việc 1 ngày được chia thành 3 ca:
 Ca 1 từ 7 giờ sáng đến 15 giờ.
 Ca 2 từ 15 giờ đến 24 giờ.
 Ca 3 từ 24 giờ đến 7 giờ (ngày hôm sau).
2.3. Tiêu chuẩn chất lượng giấy in báo Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5900:2001
Giấy in báo có hai dạng sản phẩm : dạng cuộn và dạng tờ.
Kích thước sản phẩm được qui định như sau :
 Dạng cuộn : Chiều rộng cuộn : 420 mm; 490 mm; 650 mm; 700 mm; 790
mm; 840 mm; 1060 mm; 1300 mm với sai số cho phép ± 2 mm. Đường kính
cuộn : từ 0,9 m đến 1,0 m.
 Dạng tờ : có hai kích thước chính : 650 mm x 840 mm và 650 mm x 1000
mm với sai số cho phép ± 2 mm.
 Chú thích: Các kích thước khác theo thỏa thuận với khách hàng.

7



Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chất lượng giấy in báo Việt Nam
Tên chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

1. Định lượng, g/ m2

40-65

TCVN 1270:2000

2. Chiều dài đứt theo chiều dọc, m, không nhỏ hơn

4000

TCVN 1862:2000

3. Độ bền xé theo chiều ngang, mN, không nhỏ hơn

300

TCVN 3229:2000

4. Độ nhám Bendtsen, ml/phút, không lớn hơn

280


TCVN 3226:2001

5. Độ trắng ISO, %, không nhỏ hơn

55

TCVN 1865:2000

6. Độ đục, %, không nhỏ hơn

92

TCVN 6728:2000

7. Độ thấm dầu, giây, không lớn hơn

30

TCVN 6899:2001

8. Độ tro, %, không nhỏ hơn

5

TCVN 1864:2001

9. Độ ẩm, %

7.0 ±1.0


TCVN 1867:2001

2.4. Tiêu chuẩn chất lượng giấy in báo của nhà máy
Tiêu chuẩn tham khảo: TCVN 5900:2001
Giấy in báo được sản xuất dưới 2 dạng: dạng cuộn và dạng ram
Kích thước sản phẩm được qui định như sau:
 Giấy dạng cuộn:
 Khổ cuộn: 420mm; 650mm; 700mm; 840mm; 1060mm; 1300mm; hoặc
theo yêu cầu khách hàng với sai số cho phép  2mm.
 Đường kính cuộn: 100  1cm.
 Giấy dạng ram:
 Kích thước tờ giấy theo thỏa thuận với khách hàng, với sai số cho phép:
 Chiều dài hoặc chiều rộng nhỏ hơn 400mm:  1mm
 Chiều dài hoặc chiều rộng bằng và lớn hơn 400mm:  2mm
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn chất lượng giấy in báo của nhà máy
IB58, IB60

Tên chỉ tiêu
Khung định lượng,

PP thử

45

48,50,52

58,60

24


30

30

g/m2
1.Độ bền xé theo
chiều ngang, gf, min
8

QTMĐ – 10/03


2.Định lượng, g/m2

44  46

48 g/m2 : 47  49

57  59 QTMĐ – 10/03

50 g/m2: 49,1  51

59  60

52 g/m2: 51,1  53
3.Độ dày, µm, min

80


QTMĐ – 15/03

4.Độ trắng, % ISO,

82

QTMĐ – 06/03

88

QTMĐ – 06/03

100

QTKN – G06/00

300

QTMĐ–08/03

max
5.Độ đục, % ISO,
min
6.Độ hút nước
Cobb30, g/m2, max
(nếu gia keo chống
thấm)
7.Độ nhám Bendtsen
(mặt nhám hơn),
ml/ph, max

QTKN – G02/00

8.Chiều dài đứt, m,
min
* dọc (D)

4200

* Ngang (N)

2000

* Dọc (IB5860)

3800

9.Tỷ trọng, kg/m3,

650

QTKN – G02/00

20

QTKN – G07/00

11.Độ tro, %, min

5,0


QTKN – G09/00

12.Độ bền bề mặt 2

9/10

QTKN – G02/00

min
10.Độ thấm dầu, gy,
max

mặt (chỉ số nén), min

9


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
 Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất:
▪ Sơ đồ khối dây chuyền hoạt động.
▪ Tìm hiểu các máy móc, thiết bị và thông số của các loại máy móc thiết bị
mà phân xưởng sử dụng để sản xuất giấy in báo.
 Tìm hiểu các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng của giấy in báo:
▪ Nguyên liệu
▪ Hóa chất phụ gia và trình tự phối trộn.
▪ Máy móc thiết bị
▪ Nguồn nước sử dụng
▪ Quá trình vận hành.

 Xác định tính chất – chất lượng của sản phẩm giấy: định lượng, độ dày, độ
chặt, độ chịu xé theo chiều ngang, chiều dài đứt, độ cobb, độ nhám bề mặt,
độ trắng, độ đục.
 So sánh chất lượng sản phẩm giấy ở một số mẻ khác nhau.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong thời gian thực tập, tôi tiến hành khảo sát thực tế công nghệ sản xuất tại
nhà máy và thu thập số liệu cần thiết cho đề tài:
▪ Số liệu liên quan đến công đoạn chuẩn bị bột được thu thấp tại phòng
chuẩn bị bột.
▪ Số liệu về các chỉ tiêu chất lượng của giấy được đo ở phòng kiểm nghiệm
của máy giấy. Số liệu này có được bằng cách lấy mẫu giấy từ lô cuộn giấy
mỗi khi lô được cuộn đầy, đem mẫu vào phòng kiểm nghiệm và tiến hành
đo trên các máy đo.

10


Các số liệu thu được sẽ được tính toán, đưa ra kết quả trung bình và mức độ
chênh lệch để đưa ra kết luận cuối cùng. Kết hợp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu lý
thuyết với việc tìm hiểu thực tế sản xuất tại nhà máy để đánh giá chất lượng sản phẩm.
Phương pháp đo các chỉ tiêu chất lượng tại nhà máy:
 Xác định định lượng của giấy
Chuẩn bị mẫu: Cắt mẫu giấy có S = 25cm50cm = 1250cm2 = 0,125m2
Cân trọng lượng mẫu giấy được G
Định lượng giấy (g/m2 ) = G/S = G.8
 Phương pháp đo độ trắng
Tại nhà máy giấy Bình An, độ trắng của giấy được xác định bằng cách cắt mẫu giấy
theo quy định rồi đo trên máy đo độ trắng ISO và chỉ tiêu quang học Technibrite TB-1C,
Mỹ.


Hình 3.1: Máy đo độ trắng ISO TB1 Technibrite.
 Chuẩn bị mẫu: Cắt 5 mẫu có kích thước tối thiểu 80 mm x 80 mm
 Thao tác đo:
▪ Đặt mẫu lên một xấp giấy có độ trắng tương tự và có đủ độ dày sao cho ánh
sáng không xuyên qua được lên nắp đen, xoay và đưa cần giữ mẫu vào vị trí đo
mẫu.
11


▪ Đo 1 mẫu, nhấn phím PRINT. Kết quả được in ra.
▪ Đo trung bình của nhiều mẫu, nhấn phím AVERAGE. Máy in: SAMPLE#


Nhập kí kiệu mẫu, nhấn phím PRINT. Máy in: AVERAGE READING

ENTER NUMBER 1-15?
▪ Nhập số lượng mẫu cần đo, nhấn phím PRINT. Máy in: LOAD SAMPLE
PRESS SCAN OR PRINT.
▪ Đặt từng mẫu vào vị trí đo, nhấn phím PRINT sau mỗi lần đo, cho đến hết số
lượng mẫu. Kết quả trung bình được máy in ra.
 Phương pháp đo độ đục
Tại nhà máy giấy Bình An, độ đục của giấy được xác định bằng cách cắt mẫu
giấy theo quy định rồi đo trên máy đo độ trắng ISO và chỉ tiêu quang học Technibrite
TB-1C, Mỹ.
 Xác định chiều dài đứt
Cắt 5 mẫu có kích thước: 15mm x 220mm. Đo chiều nào thì cắt khổ 15mm theo
chiều đó. Đo độ chịu kéo bằng máy đo độ chịu kéo. Khi giấy đứt, đọc kết quả đo tại vị
trí kim dừng trên thang đo.
Độ chịu kéo = Giá trị trung bình các giá trị đo trên thang đo*9,81
Chiều dài đứt, m = (6796.Độ chịu kéo) / định lượng


Hình 3.2: Máy đo độ chịu kéo
12


 Xác định chỉ số bền xé
Xác định độ bền xé: Cắt 2 xấp mẫu có kích thước 2,5inches*2inches. Đo chiều nào
thì cắt khổ 2,5inches theo chiều đó.
Tiến hành đo mẫu trên máy đo độ chịu xé, xác định được lực xé trên thang đo.
Độ chịu xé = 16 * a/b
Trong đó: a là lực xé đọc được trên thang đo
b là số tờ của xấp mẫu
16 là giá trị mỗi vạch trên thang đo.
Chỉ số bền xé; mNm2/g = (Độ chịu xé .9,81)/định lượng

Hình 3.3: Máy đo độ chịu xé
 Xác định độ nhám
Đo độ nhám bằng máy đo độ nhám hiệu Bendtsen
 Xác định độ lem
Dùng bút máy hiệu hero Trung Quốc, mực Queen màu tím. Lấy mẫu thử cả 2 mặt
tờ giấy. Đặt thước kẻ vuông góc với bề mặt giấy, đặt ngòi bút trên mặt giấy nghiên một
góc 45o, kẻ trên cả mặt lưới và mặt mền mẫu giấy. Nhẹ nhàng kéo ngòi bút dọc theo
thước với chiều dài khoảng 10 - 12cm. Kẻ 6 đường ngang và 6 đường dọc, các đường
kẻ cách nhau khoảng 1cm. Nét mực phải đều nhau và rõ ràng trên các dòng kẻ. Quan

13


sát bằng mắt nếu giấy lem thì nét mực kẻ lan rộng, nét bị nhòe ở dòng kẻ và tại vị trí 2
dòng kẻ giao nhau.

 Xác định độ cobb
Độ cobb 60: Thời gian tiếp xúc nước 60 giây
Xếp mẫu giấy theo thứ tự một nữa kiểm tra mặt lưới, một nữa kiểm tra mặt mền. Sấy
mẫu trong tủ ở nhiệt độ 105 ± 3oC, để hồi ẩm 5 phút rồi đem cân trọng lượng từng mẫu
giấy. Đặt mẫu vào thiết bị đo độ cobb, cố định nó giữa tấm giấy và lô hình trụ.
Đỗ 100ml nước vào lô hình trụ, bấm đồng hồ bấm giây ngay, sau 45 giây thì đổ
nước, lấy tờ giấy ra. Đặt mặt ướt của mẫu giấy lên tờ giấy thấm đã đặt trên một bề mặt
phẳng, cứng. Lấy một tờ giấy thấm khác đặt lên trên tờ mẫu. Đợi cho đủ thời gian tiếp
xúc, lăn lô kim loại đi qua một lần và lăn trở lại một lần. Giấy thấm sẽ hút hết lượng
nước dư trên bề mặt giấy.Gấp tờ giấy mẫu mặt khô ra ngoài và cân mẫu ngay.
Độ cobb = (A-B)x100
A: trọng lượng mẫu giấy sau khi làm ướt, g
B: Trọng lượng mẫu giấy trước khi làm ướt, g.

14


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khảo sát quy trình sản xuất giấy in báo
Trong thời gian thực tập tại nhà máy, loại giấy mà nhà máy sản xuất là giấy in
báo độ trắng 820ISO, định lượng 56 và 58 g/m2. Do thời gian có hạn vì thế tôi chỉ tiến
hành tìm hiểu quy trình sản xuất cũng như một số yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến
giấy IB82.58
4.1.1 Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ
Qua quá trình khảo sát tại nhà máy, chúng tôi lập được sơ đồ khối như sau:
Nguyên liệu
Bể 70 m3
nước trắng


Hồ quậy

- Màu
- Cảm quang

Lọc cát nồng
độ cao
Đánh tơi
Bể chứa
nước trắng

Nghiền
- Phá bọt
- Diệt khuẩn

Bể chứa
Bể phối trộn

- Fixing
- Tinh bột

Bể máy
Bể chứa
nước trắng

Thùng điều
tiết
15

- AKD

- Wet strength


Bể nước
trắng

Bơm quạt
Lọc ly tâm
3 cấp

Chất độn

Bảo lưu 1
Sàng áp lực
Bảo lưu 2
Thùng đầu

Bể chứa
nước trắng

Chuẩn bị dịch ép keo

Lưới

Ép ướt

Ép keo

Sấy


Sấy

Tráng 1
Chuẩn bị keo tráng

Sấy
Tráng 2
Sấy

Không hoạt động

Máy bao gói

Ép quang

Cuộn

Máy siêu
cán láng

Cuộn lại

Máy cắt

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ khối quy trình sản xuất giấy in báo trên máy xeo dài (PX2)
16


×