Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MIÊN TRẠNG HẠT SAU THU HOẠCH TRÊN HẠT BẦU (Lagenaria siceraria Standl)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MIÊN TRẠNG
HẠT SAU THU HOẠCH TRÊN HẠT BẦU
(Lagenaria siceraria Standl)

Họ và tên sinh viên: ĐINH CHÍ TRUNG
Ngành: Nông học
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 08/2010
 


NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MIÊN TRẠNG HẠT SAU
THU HOẠCH TRÊN HẠT BẦU
(Lagenaria siceraria Standl)

Tác giả

ĐINH CHÍ TRUNG

Khóa luận được đệ trình để đám ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS LÊ QUANG HƯNG


ThS. TRẦN THỊ KIẾM

Tháng 8 năm 2010



LỜI TRI ÂN

Để trưởng thành như hôm nay con xin tỏ lòng biết ơn công nuôi dạy của ba mẹ và
sự quan tâm của cả gia đình.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,
Chủ Nhiệm Khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Chân thành biết ơn thầy Lê Quang Hưng, cô Trần Thị Kiếm và chị Cao Bích Trang
đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ dạy tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Khoa Nông Học đã truyền dạy những
kiến thức quý báu làm nền tảng cho tôi thực hiện đề tài.
Chân thành biết ơn cô Nguyễn Thị Bình, anh Nguyễn Minh Ân và các anh chị phía
công ty cổ phần Phát Triển & Đầu Tư Nhiệt Đới đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
thực hiện tốt đề tài.
Cảm ơn các bạn bè thân tín đã giúp đỡ tôi suốt quá trình thực hiện luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010
Đinh Chí Trung

ii 


NỘI DUNG TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Nghiên Cứu Các Phương Pháp Xử Lý Miên Trạng Hạt
Sau Thu Hoạch Trên Hạt Bầu (Lagenaria siceraria Standl)”.

Đề tài nghiên cứu các phương pháp xử lý nhằm loại bỏ miên trạng trên hạt bầu,
từ đó rút ngắn thời gian sản xuất hạt giống, góp phần tăng tính liên tục trong việc cung
ứng hạt giống cho nông nghiệp. Nội dung đề tài gồm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1: Tiến hành tại xã Đà Loan, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng từ
ngày 23/2/2010 đến ngày 1/5/2010. Thực hiện phân lô, thu hoạch trái lấy hạt ở 4 thời
điểm (140 NSG, 145 NSG, 150 NSG, 160 NSG).
Giai đoạn 2: Tiến hành tại phòng kiểm tra chất lượng của công ty CPPT&DT
Nhiệt Đới thuộc quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 5/5/2010 đến ngày
22/5/2010. Thí nghiệm xử lý miên trạng hạt bầu tiến hành trên 4 lô hạt được thu hoạch
ở giai đoạn 1, sử dụng 6 phương pháp xử lý và 1 thí nghiệm đối chứng.
-

Ngâm nước nóng (40oC) trong 2 giờ.

-

Sấy khô ở 50oC trong 2 giờ.

-

Ngâm trong dung dịch KNO3 0.2% trong 2 giờ.

-

Ngâm trong dung dịch KNO3 1% trong 2 giờ.

-

Ngâm trong dung dịch KMnO4 2% trong 1 giờ.


-

Cắt vỏ hạt.

-

Thí nghiệm đối chứng: không xử lý.

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu ngoài ruộng ở giai đoạn 1 cho thấy các lô thí
nghiệm sinh trưởng tốt và đồng đều, không có khác biệt ý nghĩa về năng suất hạt giữa
các thời điểm thu hoạch.
Kết quả xử lý miên trạng ở giai đoạn 2 cho thấy các phương pháp xử lý đều cho
kết nảy mầm tốt. Trong đó phương pháp ngâm hạt trong dung dịch KNO3 1% - 2 giờ
có kết quả tốt nhất.
iii 


MỤC LỤC
LỜI TRI ÂN .................................................................................................................. ii
NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................ iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... viii
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
I.1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
I.2. Mục tiêu – yêu cầu .................................................................................................2
I.2.1. Mục tiêu ........................................................................................................... 2
I.2.2. Yêu cầu ............................................................................................................ 2
I.3. Giới hạn đề tài ........................................................................................................2
CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 3

II.1. Sơ lược về cây bầu ...............................................................................................3
II.1.1. Phân loại thực vật ........................................................................................... 3
II.1.2. Nguồn gốc và giá trị của cây bầu ................................................................... 3
II.1.3. Đặc tính thực vật học của cây bầu ................................................................. 4
II.1.4. Yêu cầu của cây bầu đối với ngoại cảnh ........................................................ 6
II.1.5. Cấu trúc hạt và hàm lượng các chất có trong hạt bầu .................................... 7
II.2. Hạt giống và sự nảy mầm của hạt giống .............................................................8
II.2.1. Khái niệm về hạt giống, cường lực và sự nảy mầm của hạt .......................... 8
II.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm và sức sống hạt .............................10
III.3. Miên trạng hạt ...................................................................................................12
III.3.1. Khái niệm về miên trạng, vai trò sinh học và các nguyên nhân của miên
trạng. .......................................................................................................................12
III.3.2. Những phương pháp phá vỡ miên trạng .....................................................15
iv 


CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................18
III.1. Giai đoạn 1: thí nghiệm ngoài đồng ..................................................................18
III.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..............................................................18
III.1.2. Điều kiện khí hậu, tời tiết khu vực trong thời gian canh tác ......................18
III.1.3. Giống bầu thí nghiệm .................................................................................19
III.1.4. Quy trình kỹ thuật trồng cây bầu ................................................................19
III.1.5. Bố trí thí nghiệm .........................................................................................21
III.1.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi giai đoạn ngoài đồng......................22
III.2. Giai đoạn 2: thí nghiệm trong phòng ................................................................23
III.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..............................................................23
III.2.2. Vật liệu sử dụng trong phòng thí nghiệm ...................................................23
III.2.3. Bố trí thí nghiệm .........................................................................................23
III.2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp tiến hành trong phòng thí nghiệm ................25
III.3. Xử lý số liệu ......................................................................................................26

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................27
IV.1. Kết quả và thảo luận của giai đoạn 1 ................................................................27
IV.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của giống bầu thí nghiệm .......................................27
IV.1.2. Năng suất trái và các yếu tố cấu thành năng suất trái.................................28
IV.1.3. Năng suất hạt và các yếu tố cấu thành năng suất hạt .................................29
IV.1.4. Tình hình bệnh trên trái ..............................................................................30
IV.2. Kết quả và thảo luận của giai đoạn 2 ................................................................31
IV.2.1. Đặc điểm mẫu trái và hạt dùng làm thí nghiệm miên trạng .......................31
IV.2.2. Tỷ lệ nảy mầm ............................................................................................32
IV.2.3. Thời gian nảy mầm trung bình ...................................................................33
IV.2.4. Biến lượng thời gian nảy mầm trung bình .................................................34
IV.2.5. Chi phí xử lý ...............................................................................................36



CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................39
V.1. Kết luận ..............................................................................................................39
V.2. Đề nghị ...............................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................41
PHỤ LỤC HÌNH ..........................................................................................................43
PHỤ LỤC .....................................................................................................................48

vi 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABA

Abcisic acid


CPPT&ĐT NĐ

Cổ phần Phát triển và Đầu tư Nhiệt Đới

dd

Dung dịch

GA3

Gibberellic acid

ISTA

Hội Kiểm nghiệm Hạt giống Quốc tế

K

Khối

NN&PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

NS

Năng suất

NSG


Ngày sau gieo

TB

Trung bình

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

vii 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hàm lượng các chất trong quả bầu ................................................................ 4
Bảng 2.2: Hàm lượng các chất trong hạt bầu ................................................................. 7
Bảng 3.1: Đặc điểm khí hậu từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010 tại khu
vực thí nghiệm ..............................................................................................................18
Bảng 4.1: Các đặc điểm sinh trưởng của giống bầu thí nghiệm...................................27
Bảng 4.2: Năng suất trái và các yếu tố cấu thành năng suất trái ..................................28
Bảng 4.3: Năng suất hạt và các yếu tố cấu thành năng suất hạt ...................................29
Bảng 4.4: Tương quan giữa năng suất hạt và năng suất trái ........................................30
Bảng 4.5: Tỷ lệ bệnh thối trái .......................................................................................30
Bảng 4.6: Đặc điểm mẫu trái và hạt dùng làm thí nghiệm miên trạng.........................31
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch và các phương pháp xử lý miên
trạng lên tỷ lệ nảy mầm của hạt ....................................................................................32

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch và các phương pháp xử lý miên
trạng đến thời gian nảy mầm trung bình ......................................................................33
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch và các phương pháp xử lý miên
trạng đến biến lượng thời gian nảy mầm trung bình ....................................................35
Bảng 4.10: Chi phí xử lý của phương pháp ngâm nước 40oC trong 2 giờ ...................36
Bảng 4.11: Chi phí xử lý của phương pháp sấy 50oC trong 2 giờ ................................36
Bảng 4.12: Chi phí xử lý của phương pháp ngâm dung dịch KNO3 0,2% trong 2
giờ .................................................................................................................................37
Bảng 4.13: Chi phí xử lý của phương pháp ngâm dung dịch KNO3 1% trong 2
giờ .................................................................................................................................37
Bảng 4.14: Chi phí xử lý của phương pháp ngâm dung dịch KMnO4 2% trong 1
giờ .................................................................................................................................37
Bảng 4.15: Chi phí xử lý của phương pháp cắt vỏ hạt .................................................37
Bảng 4.16: Chi phí của các phương pháp xử lý cho 50 hạt thí nghiệm ....................... 38
 
viii


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU

I.1. Đặt vấn đề
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nông nghiệp đang dần
trở thành một ngành sản xuất có khả năng ứng dụng công nghệ cao. Từ lâu người ta
không còn quan niệm nông nghiệp chỉ phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo sự
sống của con người, mà hơn thế nữa việc sản xuất nông nghiệp còn đem lại hiệu quả
kinh tế đáng kể, các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp dược liệu, mỹ phẩm đều
có phụ thuộc không nhỏ vào nguồn nguyên liệu từ sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy
việc nâng cao năng suất đồng thời đảm bảo chất lượng nông sản là vấn đề luôn được
quan tâm, công tác sản suất hạt giống không chỉ phải tạo ra các giống tốt mà còn phải

đảm bảo số lượng và tính liên tục để đáp ứng nhu cầu của người nông dân.
Những trở ngại trong quá trình sản xuất hạt giống không chỉ làm chậm tiến độ
sản xuất giống mà còn kéo theo những hệ lụy khác như thiếu hạt giống cho việc trồng
trọt, giảm tốc độ sản suất nông sản, làm gián đoạn hoạt động sản xuất trong các ngành
công nghiệp sử dụng nông sản làm nguyên liệu. Trong đó, đặc tính miên trạng ở một
số hạt giống là một trở ngại đáng kể, những hạt bị miên trạng đòi hỏi phải trải qua một
thời gian tồn trữ nhất định mới có thể nảy mầm. Đò hỏi cần có những nghiên cứu
nhằm phá vở hoặc rút ngắn thời gian miên trạng của hạt.
Từ vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài:
Nghiên cứu các phương pháp xử lý miên trạng hạt sau thu hoạch trên hạt bầu
(Lagenaria siceraria Standl).




I.2. Mục tiêu – yêu cầu
I.2.1. Mục tiêu
-

Xác định độ chín phù hợp để thu hát trái giống, nhằm đảm bảo hạt có sức sống
cao sau khi xử lý miên trạng.

-

Nghiên cứu các phương pháp xử lý miên trạng hạt ở các mức độ chín khác
nhau, nhằm xác định phương pháp xử lý loại bỏ miên trạng hiệu quả.

I.2.2. Yêu cầu
-


Thu trái đúng độ tuổi.

-

Đảm bảo tính đồng nhất khi lấy số liệu.

-

Hạn chế thất thoát trong thu hái, phơi, tách hạt.

-

Hạn chế sai khác trong thí nghiệm xử lý miên trạng.

I.3. Giới hạn đề tài
-

Việc theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng tiến hành khi cây đã được 103 ngày tuổi.

-

Do thời gian thực hiện đề tài chỉ gói gọn trong 3 tháng nên chưa thể tiến hành
việc theo dõi sức sống của cây mầm sau xử lý.




CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


II.1. Sơ lược về cây bầu
II.1.1. Phân loại thực vật
Giới: thực vật.
Ngành: thực vật hạt kín (Magnoliophyta).
Lớp: thực vật hai lá mầm (Magnoliopsida).
Bộ: bầu bí (Cucurbitales).
Họ: bầu bí (Cucurbitaceae).
Chi: Lagenaria.
Loài: Siceraria.
Tên khoa học: Lagenaria siceraria (Molina) Standl.
II.1.2. Nguồn gốc và giá trị của cây bầu
Cây bầu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi và nam châu Á. Tuy nhiên do
đặc tính thích nghi tốt nên ngày nay cây bầu được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới
và á nhiệt đới trên thế giới.
Trái bầu non được sử dụng để làm thực phẩm, trái bầu có đặc tính giải nhiệt, trừ
độc, có thể chửa bệnh đái tháo và mụn lở. Hoa và hạt bầu cũng được sử dụng trong
thuốc đông y. Vỏ trái già dùng làm chai, lọ hay chế tạo đồ mỹ nghệ. Ngoài ra cây bầu
rất dễ trồng, sản lượng cao, thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu rộng nên được
ưa chuộng trong sản xuất.




Bảng 2.1. Hàm lượng các chất trong quả bầu (*)
Thành phần
Nước (g)
Protein (g)
Gluxit (g)
Xenlulo (g)
Ca (mg)

P (mg)
Fe (mg)
Năng lượng (cal)

95
0,5
2,9
1
21
25
0,2
14

(*) Lượng chứa trong 100 g quả tươi, phần ăn được (Trần Bá Cừ, Minh Đức, 2007).
II.1.3. Đặc tính thực vật học của cây bầu
Thân: Là loại cây dây leo. Thân mềm có phủ lông, với điều kiện thuận lợi và để
sinh trưởng tự nhiên (không bấm ngọn, tỉa cành) cây có thể vươn dài tới 8 - 10 m. Ở
mổi nách lá trên thân mọc ra tua cuốn có chức năng leo bám, giữ cho thân cành cố
định, tua cuốn có đặc điểm chẻ đôi.
Lá: Phiến lá to, hình tim rộng, lá đơn, mọc cách, đường kính lá có thể đạt 20 –
35 cm. Mép lá có khía răng, mặt lá có lông.
Rễ: Cây bầu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới khô hạn nên bộ rễ của bầu phát
triển khá mạnh, các rễ phụ chủ yếu tập trung ở lớp đất 20- 35 cm. Nhờ có bộ rễ phát
triển mạnh mà khả năng chịu hạn của cây bầu tương đối lớn. Ngược lại ẩm độ đất quá
cao, mạch nước ngầm nông sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của bộ rễ.
Hoa: Trên hoa bầu, tính đực cái thể hiện khá phức tạp, chia làm 3 loại là hoa
cái, hoa đực và hoa lưỡng tính. Số lượng mỗi loại hoa trên cây nhiều nhất là hoa đực,
thứ đến là hoa cái và ít hơn là hoa lưỡng tính. Hoa đơn tính thụ phấn khác hoa nhờ côn
trùng. Hoa cái thường có kích thước lớn hơn hoa đực, bầu hoa phát triển mạnh từ khi
hoa chưa nở. Ở cây bầu, hoa cái chủ yếu ở nhánh, trên thân chính hoa cái ít hơn.

Hoa đực thường ra hoa trước hoa cái và tỷ lệ đực cái không cân đối. Sự không
cân đối này phụ thuộc vào giống và chịu sự chi phối của điều kiện ngoại cảnh và tác
động của biện pháp kỹ thuật như nhiệt độ, nồng độ CO2 trong không khí, chế độ dinh
dưỡng.



Quả và hạt: Quả thuộc loại quả thịt, thường có 3 lá noãn. Ở cây bầu, hình dạng
quả khá đa dạng tùy thuộc vào các giống khác nhau (quả dạng hồ lô, thuôn dài, thuôn
tròn, có nổi gân hoặc không); Màu sắc vỏ quả thường xanh, xanh trắng, bề mặt quả có
lông.
Hạt bầu hình trứng và có thắt eo ở giữa, màu sắc hạt từ vàng đến nâu. Phôi hạt
chứa nhiều dầu, có lớp vỏ bảo vệ khá dai cứng.
II.1.3. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây bầu
• Thời kỳ nảy mầm (từ gieo đến khi có đôi lá mầm):
Do hạt bầu có khối lượng lớn, hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng nên thuận lợi cho
quá trình mọc. Yếu tố quan trọng trong thời kỳ nảy mầm là nhiệt độ, khi nhiệt độ trên
12oC thì hạt nảy mầm, nhiệt độ thích hợp nhất là 25 - 30oC, nhiệt độ thấp dưới 10oC
hạt không thể nảy mầm. Độ ẩm đất cũng quan trọng trong thời kỳ nảy mầm.
• Thời kỳ cây con (từ khi xuất hiện đôi lá mầm đến khi cây có 4-5 lá thật):
Đặc điểm của cây thời kỳ này là thân lá sinh trưởng chậm, lá nhỏ, lóng cây nhỏ
và ngắn, thân ở trạng thái đứng, thân thẳng, chưa có khả năng phân cành. Hầu hết các
cây trong họ bầu bí thường rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống
chịu với bệnh tật kém.
• Thời kỳ ra hoa (từ 4-5 lá thật đến khi cây có hoa cái đầu tiên):
Ở thời kỳ này, thân lá sinh trưởng mạnh, thể hiện qua các chỉ tiêu: số lá và diện
tích lá tăng nhanh, chiều dài và đường kính thân vượt trội so với thời kỳ cây con. Các
nhánh cấp 1, 2 và tua cuốn được hình thành liên tục. Bộ rễ dưới mặt đất sinh trưởng ở
mức độ cao hơn, tốc độ phát triển của nó vượt qua tốc độ phát triển của thân lá.
Ở thời kỳ này cây thường hay xảy ra tình trạng lớp, mất cân đối giữa sinh

trưởng và phát triển dẫn tới thân lá nhiều, hoa quả ít nếu chăm bón không đúng kỹ
thuật.
Sau gieo trồng 50 - 70 ngày trên cây xuất hiện hoa cái đầu tiên. Sự khác biệt
này phụ thuộc vào giống, loài và điều kiện ngoại cảnh, cũng như kỹ thuật chăm sóc.




• Thời kỳ hoa rộ (từ hoa cái thứ nhất đến hình thành quả tập trung):
Cây sinh trưởng và phát triển rất mạnh, khối lượng thân lá, quả đạt tối đa. Tốc
độ phát triển của thân lá thời kỳ này vượt tốc độ phát triển của rễ. Quả được hình thành
một cách liên tục, quả tăng nhanh về kích thước và khối lượng. Năng suất và chất
lượng quả đạt tốt nhất, tỷ lệ quả thương phẩm cao.
• Thời kỳ già cỗi (sau quả rộ đến tàn):
Sự sinh trưởng của thân, lá, quả giảm đi nhanh chóng, hoa quả trên cây ít, cây
trở nên già cỗi. Quả phát triển không cân đối, năng suất và chất lượng quả giảm đi rõ
rệt.
II.1.4. Yêu cầu của cây bầu đối với ngoại cảnh
• Yêu cầu về nhiệt độ
Hạt bầu yêu cầu nhiệt độ cao để nảy mầm. Ở nhiệt độ 25 - 30oC hạt nảy mầm
nhanh, mạnh và đều. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng thân lá từ 23 - 30oC, ở nhiệt
độ cao (25 - 40oC) thân lá vẫn có khả năng sinh trưởng.
Nếu nhiệt độ ban ngày là 25 - 30oC, nhiệt độ ban đêm 16 - 18oC trong thời gian
sinh trưởng thì hoa cái sẽ xuất hiện sớm.
• Yêu cầu về ánh sáng
Cây bầu ưa sáng, trong điều kiện chiếu sáng được đảm bảo cùng với cường độ
chiếu sáng mạnh thúc đẩy cây sinh trưởng, tăng sự hình thành hoa cái, tăng tỷ lệ đậu
quả, chín sớm và sản lượng cao. Ngược lại, trong điều kiện trời nhiều mưa, thiếu ánh
sáng, cây sẽ sinh trưởng kém, quả đậu ít, dễ nhiễm bệnh.
• Yêu cầu về độ ẩm

Bộ rễ bầu ăn sâu và rộng nên có khả năng chịu hạn, nhưng kém chịu úng. Cây
có khả năng hút nước mạnh, tiêu hao nước ít. Yêu cầu độ ẩm đất tương đối thấp.
Cây bầu không đòi hỏi nhiều nước, nhưng đất khô hạn, hạt nảy mầm khó khăn,
cây sinh trưởng kém, diện tích lá giảm, gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa, quả phát
triển kém. Vì vậy năng suất và chất lượng quả giảm.



• Yêu cầu về đất và chất dinh dưỡng
Cây bầu yêu cầu đất trồng không nghiêm ngặt lắm, có thể trồng trên đất nghèo
dinh dưỡng. Nhưng yêu cầu đất phải thoát nước, có tần canh tác sâu, đất không quá
nặng.
Trong quá trình sinh trưởng, cây yêu cầu đầy đủ cân đối giữa đạm, lân, kali.
Thời kỳ cây con cần nhiều đạm và lân để tăng tốc độ sinh trưởng của rễ và thân lá.
Thời kỳ hoa, quả rộ là những thời kỳ cần nhiều dinh dưỡng nhất. Phân chuồng và các
loại phân hữu cơ khác có ý nghĩa đặc biệt đối với năng suất.
II.1.5. Cấu trúc hạt và hàm lượng các chất có trong hạt bầu
Sau khi được thụ tinh noãn phát triển thành hạt, hạt bầu gồm ba phần chính:
phôi, mô dự trữ và vỏ bảo vệ.
-

Phôi (empryo): phôi sẽ phát triển thành cây mầm khi quá trình nảy mầm xảy
ra; bao gồm lá mầm, thân mầm, rễ mầm.

-

Mô dự trữ (cotyledon): có vai trò cung cấp dinh dưỡng tạm thời cho cây
con. Ở hạt thực vật một lá mầm mô dự trữ được gọi là nội nhũ, đối với hạt
bầu và phần lớn các hạt của cây hai lá mầm thì nội nhũ đi vào hai lá mầm.
Sau khi cây con ra lá thật và đủ khả năng tự tổng hợp dinh dưỡng lá mầm sẽ

khô đi.

-

Vỏ bảo vệ (seed coat): vỏ bao bên ngoài có vai trò tránh cho phôi bị tổn
thương, lớp vỏ bảo vệ của hạt bầu dày và cứng.

Hạt bầu có kích thước khá lớn so với hạt các cây cùng họ cucurbitaceae, hàm
lượng các chất trong hạt bầu được trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Hàm lượng các chất trong hạt bầu (Dairo FAS, 2008)
Thành phần
Chất khô (%)
protein (%)
chất béo (%)
Carbohydrate (%)
Tro (%)
Tannin (%)
P (mg/g)

95,65
25,59
25,64
30,62
7,32
0,36
0,09



II.2. Hạt giống và sự nảy mầm của hạt giống

II.2.1. Khái niệm về hạt giống, cường lực và sự nảy mầm của hạt
• Khái niệm hạt giống:
Hạt giống là kết quả của sự thụ tinh của noãn, về hình thái gồm có: phôi sẽ phát
triển thành cây mầm trong quá trình nảy mầm, các chất dinh dưỡng dự trữ và vỏ bảo
vệ (Bộ NN&PTNT, 3 - 2003). Trong đó:
-

Hạt giống gốc (Base seed): Là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra, còn
gọi là hạt giống tác giả (Breeder seed) hoặc lấy từ quỹ gen có tính di truyền
ổn định.

-

Hạt giống siêu nguyên chủng (Pre - Foundation seed): Là hạt giống nhân ra
từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản suất theo quy định
phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt chất lượng theo quy định.

-

Hạt giống nguyên chủng (Foundation seed): Là hạt giống được nhân ra từ
hạt siêu nguyên chủng và đạt chất lượng theo quy định.

-

Hạt giống xác nhận (Certified seed): Còn gọi là hạt giống thương mại là hạt
giống được nhân ra từ hạt nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy
định.
(Phan Thanh Kiếm, 2006).

Hạt giống tốt bao hàm ý nghĩa về đặc tính dinh truyền tốt của giống được quy

định bởi gen và chất lượng của hạt. Trong đó gen tốt là yếu tố cần và chất lượng hạt
giống là yếu tố đủ. Chất lượng hạt giống tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm
cho các loại cây trồng có năng suất cao. Chỉ có hạt giống với chất lượng cao mới có
thể khai thác một cách đầy đủ tiềm năng năng suất của giống. Ngược lại, những giống
có tiềm năng năng suất cao sẽ cho năng suất thấp nếu gieo trồng hạt giống có chất
lượng kém.
Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có giống tốt với chất lượng hạt giống cao. Có
nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hạt giống nhưng quan trọng nhất là: độ thuần, độ




lớn (khối lượng) hạt, khả năng nảy mầm và năng lực (sức) nảy mầm, độ ẩm và độ
sạch.
• Sự nảy mầm của hạt
Sự nảy mầm của hạt giống trong điều kiện phòng thí nghiệm là sự xuất hiện và
phát triển của cây mầm ở giai đoạn mà các bộ phận chính của nó có thể hoặc không
thể phát triển tiếp thành cây bình thường dù được gieo trồng trong các điều kiện thuận
lợi ở ngoài đồng ruộng (Tiêu chuẩn ngành, 10 TCN 322 - 2003).
Sự nảy mầm của hạt giống là sự sinh trưởng tích cực của phôi dẫn đến sự vỡ
của vỏ hạt, hay, là sự xuất hiện của cây mầm để phát triển thành một cây con. Sự nảy
mầm sinh lý là sự nứt vỡ của vỏ hạt và sự mọc ra của rễ mầm (Bộ NN&PTNT, 3 2003).
Sự nảy mầm bình thường của hạt bắt đầu bằng sự hút nước và kết thúc với sự
kéo dài trục phôi gọi là rễ mầm. Các diễn tiến này là sự hydrate hóa protein, thay đổi
cấu trúc của màng tế bào, tăng hô hấp, tổng hợp đại phân tử và kéo dài tế bào. Không
có một trong những quá trình này thì không thể nảy mầm được, ảnh hưởng kết hợp của
chúng là để biến đổi một phôi đang ngủ trong cơ chế biến dưỡng có thể được chuyển
thành phôi đủ sức tăng trưởng (Lê Quang Hưng, 2007).
Sự phát triển của một hạt khô thành một cây mới có liên quan đến 4 nhóm quá
trình:

-

Quá trình hút nước.

-

Quá trình hình thành các hệ men.

-

Quá trình bắt đầu sinh trưởng, có nghĩa là sự nứt vỡ của vỏ hạt và sự
xuất hiện của rễ mầm.

-

Cuối cùng là sự sinh trưởng và phát triển của cây mầm.

• Cường lực nảy mầm của hạt
Cường lực của hạt (seed vigour) hay còn gọi là sức sống của hạt là một đặc tính
được xác định bởi khả năng nảy mầm nhanh chóng, đồng loạt và sự phát triển bình
thường của cây mầm trong các điều kiện môi trường.



Cường lực là tổng tính chất xác định hoạt động và hoàn thành của lô hạt có tỷ lệ
nảy mầm chấp nhận được trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau (trích dẫn bởi Lê
Quang Hưng, 2008).
Các yếu tố ảnh hưởng đến cường lực hạt bao gồm đặc tính di truyền của giống,
điều kiện môi trường nảy mầm và điều kiện lưu trữ hạt.
Hạt lão hóa thể hiện với sự giảm cường lực, nảy mầm chậm, cây con không

bình thường hay biến dạng. Ví dụ hạt có cường lực tốt có thể nảy mầm trong nhiều dãy
nhiệt độ trong khi hạt kém cường lực nảy mầm chỉ trong nhiệt độ giới hạn (Lê Quang
Hưng, 2007).
Cường lực của một lô hạt được thể hiện qua các đại lượng: thời gian nảy mầm
trung bình, tốc độ nảy mầm trung bình và biến lượng thời gian nảy mầm. Trong đó
biến lượng thời gian nảy mầm là đại lượng diễn tả tính đồng đều trong nảy mầm, giá
trị của của biến lượng thời gian nảy mầm càng nhỏ thì tính đồng đều càng cao.
II.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm và sức sống hạt
Có 4 yếu tố bao gồm nước, nhiệt độ, oxy, ánh sáng có ảnh hưởng quan trọng
đến khả năng nảy mầm của hạt:
• Nước
Nước là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường bên ngoài điều
chỉnh hoạt động sống của hạt. Hàm lượng nước giảm dần theo mức độ hình thành hạt
và tới thời kỳ chín thì đạt tới mức độ mà ở đó các quá trình trao đổi chất diễn ra tới
mức tối thiểu.
Trong điều kiện hạt chứa ít nước hoặc được đặt trong môi trường khô hạn thì dù
có gây tác động bằng các yếu tố thuận lợi khác như ánh sáng, nhiệt độ, oxy thì hạt
cũng khó có thể thoát khỏi trạng thái ngủ để nảy mầm. Với sự tham gia của các phân
tử nước, quá trình thủy phân các chất dự trữ được diễn ra từ đó tổng hợp thành các hơp
chất mới, thúc đẩy quá trình nảy mầm.
Việc cung cấp đầy đủ nước cho hạt sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc
diễn ra mạnh mẽ các phản ứng sinh hóa, bảo đảm cho việc tạo ra các tế bào và mô
 
10


mới. Tuy nhiên việc thừa hoặc thiếu nước đều giảm mạnh tỷ lệ nảy mầm của hạt, đồng
thời hạt của mỗi loại cây khác nhau thì thích ứng với sự thay đổi hàm lượng nước khác
nhau.
• Nhiệt độ

Chuyển nước vào hạt là môt điều kiện cần thiết cho việc bắt đầu trao đổi chất ở
các hạt đang ngủ. Nhưng để cho hạt nảy mầm thì cần có một nhiệt độ như thế nào đó
để tất cả các loại men có mặt ở trong hạt có thể bộc lộ hết hoạt tính của chúng. Sự nảy
mầm của các loại hạt khác nhau lại xảy ra ở các nhiệt độ khác nhau.
Nếu như nhiệt độ thấp có ảnh hưởng xấu tới sự nảy mầm của hạt các loài cây ưa
sáng, thì đối với phần lớn các loài cây khác, việc tác động bằng nhiệt độ thấp tới hạt lại
là một điều kiện cần thiết để cho chúng nảy mầm. Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ thấp,
không những là phôi phát triển sớm và tỷ lệ nảy mầm được nâng cao, mà còn xuất hiện
những thay đổi trong quá trình trao đổi chất.
Cũng có thể chuẩn bị cho một số hạt nảy mầm bình thường bằng cách tác động
lên chúng một nhiệt độ cao. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa diễn ra
khi hạt nảy mầm và hô hấp. Đối với các hạt có miên trạng do chứa các chất ức chế kìm
hãm nảy mầm thì dưới tác động của độ nhiệt cao, hàm lượng các chất đó giảm đi, và
chính vì thế mà quá trình nảy mầm được rút ngắn lại.
• Oxy
Cả cường độ hô hấp lẫn đặc tính hô hấp đều phụ thuộc rất lớn vào việc đảm bảo
đủ lượng oxy cho các hạt nảy mầm, oxy là nguyên liệu cần thiết cho sự hô hấp để từ
đó tạo mới protein, đường và các hợp chất khác. Có tới 42% oxy trong thành phần của
tế bào thực vật.
Từ rất sớm người ta đã xác định được rằng oxy cần thiết cho sự nảy mầm của
hạt. Về sau lại xác định thêm rằng nhu cầu về oxy ở các loại cây khác nhau không
giống nhau. Những hạt thuộc các giai đoạn chín khác nhau có sự thích ứng khác nhau
đối với oxy. Thậm chí trong phạm vi một quả, nhu cầu về oxy của hạt cũng khác nhau.
Thiếu oxy thì có nhiều khâu của quá trình trao đổi chất trong hạt bị phá hủy, nó
sẽ kìm chế sự nảy mầm của hạt và sự sinh trưởng của cây con. Các điều kiện làm giảm
 
11


mức cung cấp oxy cho các hạt nảy mầm (như ngâm lâu trong nước, mặt đất có váng,

độ lấp hạt sâu) đều làm hạt nảy mầm kém, đôi khi còn làm chết hạt.
• Ánh sáng
Trước đây người ta cho rằng ánh sáng không cần thiết đối với sự nảy mầm của
hạt. Nhưng chẳng bao lâu sau tác dụng tích cực của ánh sáng đối với các loại cây trồng
khác nhau đã được chứng minh một cách thuyết phục, hạt của nhiều loài nảy mầm tốt
hơn dưới tác dụng của ánh sáng như phi lao, thuốc lá, cà rốt và phần lớn các cây thuộc
họ lúa (Poaceae).
Tuy nhiên có nhiều loại hạt nảy mầm trong đất không cần ánh sáng, nếu các hạt
này bị bỏ ra ngoài ánh sáng thì sự nảy mầm bị giảm đi hoặc không nảy mầm, như hạt
cà độc dược, hoặc hạt của một số loài trong họ hành (Liliaceae). Và cũng có những
loại hạt nảy mầm như nhau trong tối cũng như ngoài sáng.
Tác dụng của ánh sáng lên sự nảy mầm của hạt nhiều loài cây rất khác nhau.
Loại bước sóng ánh sáng mà hạt nhận được cũng có tác động khác nhau lên sự nảy
mầm, thông thường, ánh sáng đỏ thúc đẩy sự nảy mầm trong khi ánh sáng xanh lại ức
chế quá trình đó.
III.3. Miên trạng hạt
III.3.1. Khái niệm về miên trạng, vai trò sinh học và các nguyên nhân của miên
trạng.
• Khái niệm miên trạng
Miên trạng của hạt là điều kiện trong thời kỳ hạt tồn tại nhưng không nảy mầm
mặc dù được cung cấp đủ những yếu tố cho việc nảy mầm, chẳng hạn khi hạt ở trong
điều kiện nhiệt độ thích hợp và được cung cấp đủ lượng nước cần thiết cũng như trong
điều kiện môi trường gần giống như môi trường không khí ngoài trời (Lê Quang
Hưng, 2007).
Sự ngủ nghỉ có thể dược định nghĩa là một trạng thái phát triển bị tạm ngừng và
sự trao đổi chất bị giảm và nó có mặt ở hạt giống của hầu hết các loài thực vật. Đó là:
-

Pha “nghỉ ngơi”, ở đó sự phát triển và sự trao đổi chất tạm thời bị ngừng lại;
 

12


-

Điều kiện về vật lý hoặc sinh lý của hạt giống ngăn cản sự nảy mầm ngay cả
khi có các điều kiện nảy mầm thuận lợi;

-

Cơ chế tiến hóa để ngăn ngừa sự nảy mầm của hạt giống trong những điều
kiện môi trường không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển tiếp tục
của cây.
(Bộ NN&PTNT, 3-2003)

• Vai trò sinh học của miên trạng
Mặc dù miên trạng hạt là yếu tố không mong muốn ở cây trồng nông nghiệp,
tuy nhiên xét về quan điểm sinh học thì miên trạng hạt được xem là một thích nghi tiến
hóa quan trọng của của giới thực vật cùng với những vai trò riêng của nó:
-

Hạt có miên trạng gây ra việc nảy mầm không đồng đều, do đó làm giảm sự
cạnh tranh về dinh dưỡng và tăng cá thể sống sót. Điều này có ý nghĩa trong
việc duy trì và mở rộng của nhiều loài thực vật.

-

Miên trạng làm cho sự nảy mầm có thể xảy ra trong một thời gian dài, bằng
cách này sẽ ngăn chặn nguy cơ dập tắt mật độ quần thể khi xảy ra các điều
kiện bất lợi như hạn hán, bão lụt hoặc cháy rừng.


-

Khi gặp điều kiện bất lợi (thiếu oxy, nhiệt độ cao hoặc thấp) hạt của nhiều
loài sẽ đi vào trạng thái ngủ gọi là miên trạng thứ cấp (hay sự ngủ nghỉ cảm
ứng) và sẽ nảy mầm lại khi gặp điều kiện thuận lợi. Điều này đảm bảo cho
cây con được sinh ra và phát triển trong môi trường tốt hơn.

• Các nguyên nhân của miên trạng
Có hai nguyên nhân phổ biến khiến hạt không thể nảy mầm mặc dù được đặt
trong môi trường thuận lợi và rơi vào trạng thái ngủ nghỉ.
a) Miên trạng do hạt tồn tại chất ức chế nảy mầm
Một số chất ức chế bắt nguồn từ phôi, nội nhũ (thường là ABA - Abcisic acid)
ngăn cản sự nảy mầm của hạt.
Để chứng minh ABA có khả năng ức chế hạt nảy mầm người ta tiến hành thí
nghiệm trên hạt cây Helianthus annus có miên trạng sẵn, đem hạt xử lý với fluridone
 
13


(chất làm ức chế tổng hợp ABA) lúc đó miên trạng bị loại bỏ và phôi mầm được kích
thích, bắt đầu phát triển rễ con. Hoặc, ở hạt thông đỏ (Taxus baccata) cho nảy mầm
hai tuần trong môi trường lỏng thì ABA thoát khỏi hạt giúp hạt nảy mầm, nhưng cho
hạt vào môi trường đặc như agar (không có sự thoát ra của chất ức chế ABA) thì hạt
không nảy mầm.
b) Miên trạng do lớp vỏ bao
Các lớp vỏ ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt vì:
Cản trở hấp thu nước.
Cản trở cơ học làm rễ mầm khó đâm khỏi lớp vỏ.
Cản trở trao đổi khí.

Lưu giữ các chất ức chế từ bên trong
-

Sự cản trở hấp thu nước:

Trường hợp này xảy ra đối với một số hạt thực vật có cấu tạo lớp vỏ dày và khó
thấm. Việc cản trở nước ngấm vào bên trong hạt đồng nghĩa với việc ngăn không cho
hạt gặp điều kiện thuận lợi để nảy mầm và rơi vào miên trạng, chỉ khi lớp vỏ bị loại bỏ
hoặc cấu trúc lớp vỏ bị suy giảm thì hạt mới thoát khỏi miên trạng.
-

Sự cản trở cơ học:

Vỏ của nhiều hạt có mô cứng và dai làm ngăn cản phôi mọc mầm. Nếu phôi
mầm không tạo ra đủ lực để xuyên thủng mô này thì hạt không thể mọc mầm tốt.
Chẳng hạn, hạt xà lách khi còn miên trạng thì rễ không đủ sức xuyên qua lớp vỏ và có
khuynh hướng mọc vòng, nhưng nếu thoát khỏi miên trạng, phôi mầm tạo ra lực đủ
mạnh xuyên qua lớp vỏ.
-

Sự cản trở trao đổi khí:

Một số loại mô xung quanh phôi mầm hạn chế sự trao đổi khí bằng sự ngăn cản
hấp thu oxy dẫn đến ức chế hô hấp. Khả năng vỏ hạt có miên trạng do cản trở của trao
đổi khí sẽ bị giảm nhiều khi vỏ bị trầy hoặc bị xuyên thủng. Tách vỏ, mài mòn hoặc
đâm thủng những mô này sẽ cho phép mầm tiếp cận oxy và sự nảy mầm có thể bắt
đầu.
 
14



-

Sự lưu giữ các chất ức chế từ mầm:

Đối với những hạt có chứa các chất ức chế nảy mầm thì miên trạng hạt chỉ mất
đi khi các chất ức chế đó được loại bỏ, tuy nhiên trường hợp hạt đồng thời vừa chứa
chất ức chế nảy mầm vừa có lớp vỏ dày, khó thấm thì lớp vỏ hạt lúc này đóng vai trò
ngăn cản chất ức chế khuếch tán ra bên ngoài kể cả khi hạt đủ ẩm.
III.3.2. Những phương pháp phá vỡ miên trạng
Để phá vỡ miên trạng hạt việc trước tiên là xác định nguyên nhân gây miên
trạng hạt từ đó lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp. Các phương pháp xử lý thường
sử dụng bao gồm:
• Ngâm nước
Có tác dụng làm mềm vỏ, tăng sự hút nước vào hạt từ đó kích thích hạt nảy
mầm. Đối với những hạt có chứa chất ức chế nảy mầm thì việc ngâm nước sẽ giúp hòa
tan các chất ức chế và làm chúng thoát ra khỏi lớp vỏ hạt.
• Mài vỏ hạt
Việc mài vỏ có thể loại bỏ được phần lớn các tác nhân gây miên trạng như: loại
bỏ lớp ngăn cản hấp thu nước, lớp ngăn cản hấp thu oxy, lớp ngăn cản tiếp nhận ánh
sáng, lớp ngăn cản việc khuyết tán chất ức chế sinh trưởng ra ngoài hạt. Phương pháp
mài vỏ thường áp dụng cho các hạt cây rừng có lớp vỏ dày như keo lá tràm, gõ đỏ.
• Cắt vỏ hạt
Phương pháp cắt vỏ cũng có những tác dụng như phương pháp mài vỏ, tuy
nhiên thường áp dụng với loại hạt có vỏ dai cứng như bầu, bí. Với phương pháp cắt
hạt, thông thường vết cắt loại bỏ vỏ thường được lựa chọn ở vị trí lá mầm, cắt vạt lớp
vỏ ở vị trí này sẽ hạn chế gây tổn thương hạt cũng như sự sinh trưởng của cây mầm về
sau. Ngược lại, cắt vỏ ở vị trí rễ mầm (lỗ noãn) sẽ khiến hạt nảy mầm nhanh hơn
nhưng trong thao tác thực hiện dễ gây tổn thương hoặc làm đứt rễ mầm.
• Xử lý nhiệt

-

Xử lý nhiệt cao: Nhiệt độ cao phá vỡ miên trạng nhanh hơn, và đồng thời

cũng có thể làm giảm sức sống hạt nhanh hơn ở nhiệt độ thấp. Nhiều loài cây
 
15


rừng có vỏ cứng có thể nảy mầm sau trận cháy rừng. Hạt keo lá tràm có thể xử
lý nhiệt ở 100oC trong 5 phút giúp phá vỡ miên trạng.
-

Xử lý ngâm nước nhiệt độ cao: Ngâm hạt 24 giờ trong nước có nhiệt độ 70-

75oC có hiệu quả tăng nhanh nảy mầm hạt, áp dụng cho lúa.
-

Xử lý nhiệt thay đổi chu kỳ: Trong tự nhiên có sự giao động giữa nhiệt độ

ngày và đêm, ở nhiều loài sự nảy mầm tăng lên hoặc sự nảy mầm đồng đều hơn
nếu hạt được đặt ở nhiệt độ thay đổi theo chu kỳ so với ở điều kiện một mức
nhiệt độ. Hiệu quả về sinh lý của nhiệt độ thay đổi theo chu kỳ có thể liên quan
đến sự thay đổi về lý hóa hoặc cấu trúc bên trong hạt giống (Bộ NN&PTNT, 32003).
-

Xử lý nhiệt lạnh: Sau khi rời khỏi cây mẹ, hạt đang miên trạng phải trải qua

một mùa đông và miên trạng hạt sẽ được phá vỡ trong thời kỳ này, sau đó sự
nảy mầm sẽ xảy ra vào mùa xuân. Chính nhiệt độ thấp mà hạt đã trải qua đã phá

bỏ sự ngủ nghỉ. Trong phòng thí nghiệm, thời gian làm lạnh để phá bỏ miên
trạng của các loài ngủ cốc là 7 ngày, trong khi với hạt hoa hồng (Rosa
multiflora) cần đến 3 tháng.
• Ánh sáng
Ánh sáng ức chế nảy mầm trên hạt gọi là quang ức chế, những hạt bị quang ức
chế chỉ nảy mầm trong tối. Tuy nhiên, nhiều hạt giống bị chi phối bởi mật độ lượng tử
ánh sáng do phản ứng chiếu xạ cao. Khi được chiếu sáng với cường độ thích hợp cùng
với các điều kiện ẩm độ, nhiệt độ, không khí thuận lợi phần lớn các hạt sẽ cho kết quả
nảy mầm tốt hơn.
• Xử lý hóa chất
Các hóa chất được sử dụng để phá vỡ miên trạng như: KNO3 (kali nitrat), GA3
(Gibberellic acid), Kinetin, H202 (Hydrogen Peroxide), Thiourea.
-

Xử lý KNO3 rất có hiệu quả trong việc kích thích nảy mầm của hạt có miên
trạng ở rất nhiều loài khi được kết hợp trong môi trường nảy mầm với nồng
độ từ 0,2% - 0,3 %. Nó đặc biệt có hiệu quả trong việc phá miên trạng ở hạt
 
16


×