Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

nghiên cứu các biện pháp xử lý nền đập đất hồ duồng tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 111 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn "Nghiên cứu các biện pháp xử lý nền đập đất hồ Duồng tỉnh Bắc
Giang
" được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo Trường Đại
học Thuỷ Lợi, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan và gia đình. Có được thành quả này là
nhờ sự truyền thụ kiến thức của các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy và công
tác tại Trường Đại học Thủy lợi trong suốt thời gian tác giả học tập tại trường.
Tác giả luận văn xin được cảm ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS.Trịnh Minh Thụ đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo tham gia giảng dạy khóa cao
học 19 trường Đại học Thủy lợi đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những
tri thức khoa học quý giá.
Tác gi
ả cũng xin cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Thủy lợi, khoa Sau đại
học và Bộ môn Xây dựng Công trình thủy đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt
công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã giúp đỡ, động viên, khích lệ để luận văn tốt nghiệp được hoàn thành tốt đẹp.
Với thời gian và trình độ
có hạn, luận văn không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp nhiệt tình của Quí thầy cô giáo và các
bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2013
TÁC GIẢ



Lưu Xuân Chiến
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích
dẫn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được người nào
công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.

Lưu Xuân Chiến




















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP Ở VIỆT
NAM. 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP Ở VIỆT NAM 4

1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Ở VIỆT NAM 7
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CHUNG CỦA NỀN ĐẬP DÂNG NƯỚC Ở VIỆT
NAM 8
1.3.1. Đất Aluvi 8
1.3.2 Đất sườn tàn tích và tàn tích trên nền đá Bazan 8
1.3.3. Đất trên nền đá trầm tích lục nguyên (bộ kết, cát kết…)….………… 9
1.3.4. Đất trên nền đá phun trào (đaxit, biolit, andnezit…)………….…… 10
1.3.5. Đất trên nền đá biến chất (Gơnai)…………………… …………… 10
1.3.6. Đất trên nên đá xâm nhập sâu (Granit, Granodiorit)………… …… 10
1.3.7. Đất bồi tích lòng suối (cuội, sỏi, lẫn đất sét…)…………………… 10
1.4. KHÁI QUÁT VỀ CÁC VẤN ĐỀ SỰ CỐ HÂY HƯ HỎNG ĐẬP 10
1.4.1. Khái quát về sự cố công trình thủy lợi 10
1.4.2. Sự cố đối với đập đất 12
1.5. TÌNH HÌNH SỰ CỐ ĐẬP DỄ MẤT ỔN ĐỊNH CỦA NỀN GÂY NÊN 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 19
2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGHIÊN CỨU THẤM 19
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN THẤM BẰNG LÝ THUYẾT CỔ
ĐIỂN 19
2.2.1. Phương pháp cơ học chất lỏng 19
2.2.2. Phương pháp thủy lực 20
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm 20
2.2.4. Phương pháp số 21
2.3. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN 21
2.4. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍNH ỨNG SUẤT BIẾN DẠNG 22
2.5. TÍNH ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG CỦA NỀN THEO PHƯƠNG PHÁP
PTHH 23
2.5.1. Cơ sở của phương pháp PTHH để giải bài toán 23
2.5.2. Các công thức tính ứng suất 23

2.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH NỀN CÁC CÔNG TRÌNH
THUỶ CÔNG HIỆN NAY 27
2.6.1. Nghiên cứu thực nghiệm 27
2.6.2. Nghiên cứu lý thuyết 29
2.6.3. Các phương pháp dùng mặt trượt giả định 31
2.7. TỔNG QUAN VỀ CÁC PH
ƯƠNG PHÁP TÍNH ỔN ĐỊNH MÁI DỐC 34
2.7.1. Cơ sở các phương pháp tính ổn định trượt mái 34
2.7.2. Một số phương pháp tính ổn định mái theo phương pháp mặt trượt 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
40
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN 41
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG 41
3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THẤM TĂNG ỔN ĐỊNH …… 42
3.2.1. Nhóm các phương pháp gia cố nền bằng thiết bị tiêu nước thẳng đứng
……………………………………………………………………… 42
3.2.2. Gia cố nền bằng vải địa kỹ thuật 43
3.2.3. Nhóm các phương pháp gia cố nền bằng chất kết dính 43
3.2.4. Nhóm các phương pháp vật lý gia cố nền đất yếu 46
3.2.5. Dùng biện pháp thi công để
xử lý nền 46
3.3. CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM CỦA
ĐẬP DÂNG 47
3.3.1. Giải pháp chống thấm bằng tường nghiêng và sân phủ 47
3.3.2. Giải pháp chống thấm bằng tường răng kết hợp lõi giữa 49
3.3.3. Giải pháp chống thấm bằng tường hào Bentonite . 50
3.3.4. Giải pháp chống thấm bằng khoan phụt 52
3.3.5. Giải pháp chống thấm bằng cọc xi măng - đất 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
55

CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN TÍNH TOÁN THẤM VÀ LỰA
CHỌN BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN CHO ĐẬP ĐẤT HỒ DUỒNG TỈNH BẮC
GIANG 56
4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH . 56
4.1.1. Vị trí địa lý. 56
4.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo Vùng lòng hồ và đầu mối 56
4.1.3. Điều kiện địa chất 58
4.1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án 64
4.1.5. Các thông số
kỹ thuật chủ yếu và quy mô công trình 64
4.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHẦN MỀM GEO-SLOPE 65
4.2.1. Giới thiệu phần mềm Geo - Slope 65
4.2.2. Tồng quan về lý thuyết 67
4.2.3. Mô hình hóa bài toán 69
4.3. PHÂN TÍCH THẤM, ỨNG SUẤT - BIẾN DẠNG CỦA NỀN THIÊN NHIÊN
74
4.3.1. Mô hình hóa bài toán………….……………………………… … 74
4.3.2. Kết quả tính toán 75
4.3.3. Nhận xét kết quả tính toán 77
4.4. PHÂN TÍCH THẤM, ỨNG SUẤT - BIẾN DẠNG CỦA NỀN SAU KHI XỬ
LÝ 77
4.4.1. Trường hợp 2: Nền được xử lý bằng phương pháp khoan phụt vữa xi
măng tạo màng chống thấm ở giữa chân khay 77
4.4.2. Trường hợp 3: Dùng tường nghiêng, sân phủ bằng đất sét 80
4.4.3. Trường hợp 4: Dùng tường nghiêng bằng đất sét kết hợp khoan phụt ở
chân tường. 81
4.4.4. Trường hợp 5: Dùng tường nghiêng bằng đất sét kết hợp đóng cừ bê
tông ở chân tường. 83
4.4.5. Nhận xét và đánh giá kết quả 84
4.5. SO SÁNH LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Một số hồ đập lớn ở Việt Nam 5
Bảng 1.2: HIện trạng một số đập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 17
Bảng 4.1 : Các chỉ tiêu cơ lý đất đá nền dùng trong tính toán. 60
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu cơ lý VLXD đất dùng trong tính toán của mỏ VLA, VLB và
VLC. 63
Bảng 4.3: Điều chỉnh độ ẩm chế bị (Wcbị) và dung trọng khô (gcbị
) các lớp đất lẫn
dăm sạn >5mm của các mỏ VLXD đất VLA, VLB và VLC 64
Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả tính toán các trường hợp 85
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Phần tử tam giác ba điểm nút 25
Hình 2.2: Kết quả thí nghiệm bàn nén hiện trường 28
Hình 2.3: Trạng thái ứng suất - biến dạng 30
Hình 2.4: Sơ đồ tính toán tải trọng giới hạn của nền 32
Hình 2.5: Sơ đồ tính toán theo phương pháp mặt trượt trụ tròn với nền không đồng
chất 34
Hình 2. 6: Sơ đồ tính toán ổn định mái dốc theo phương pháp mặt trượt 36
Hình 2.7: Sơ đồ tính toán 37
Hình 2.8: Sơ đồ tính toán 37
Hình 2.9: Sơ đồ tính toán 38
Hình 3.1: Nối tiếp đập và nền 47
Hình 3.2: Sơ đồ thấm qua đập có tường nghiêng + sân phủ. 48
Hình 3.3: Sơ đồ tính thấm qua đập có tường lõi + chân răng 49
Hình 3.4: Tường hào chống thấm bằng Bentonite. 50

Hình 3.5: Kết cấu đập đất chống thấm qua nền bằng khoan phụt vữa xi măng 52
Hình 3:6: Sơ đồ tường cọc xi măng đất 53
Hình 3.7: Mô tả quá trình thi công tạo tường chống thấm 54
Hình 4.1: Bản đồ dự án hồ chứa nước Hồ Duồng 56
Hình 4.2: Mặt cắt địa chất dọc tim đập 70
Hình 4.3: Mặt cắt ngang lựa chọn tính toán 71
Hình 4.4: Mô hình hoá mặt cắt tính toán 72
Hình 4.5: Sơ đồ lưới phần tử tính toán và mặt cắt tính lưu lượng tr
ường hợp 1….75
Hình 4.6: Đường bão hòa trường hợp 1 75
Hình 4.7: Lưu lượng thấm tại mặt cắt tính toán trường hợp 1 76
Hình 4.8: Đường đẳng gradien trường hợp 1 76
Hình 4.9: Sơ đồ mặt cắt tính thấm trường hợp 2 78
Hình 4.10: Sơ đồ lưới phần tử tính toán và mặt cắt tính lưu lượng trường hợp 2 78
Hình 4.11: Đường bão hòa trường hợp 2… 79
Hình 4.12: Lưu lượng thấm tại mặt cắt tính toán trường hợp 2 79
Hình 4.13: Đường đẳng gradien trường hợp 2 80
Hình 4.14: Tổng hợp kết quả tính toán trường hợp 3 81
Hình 4.15: Tổng hợp kết quả tính toán trường hợp 4 82
Hình 4.16: Tổng hợp kết quả tính toán trường hợp 5 84
Hình 4.17: Kết quả tính toán ổn định cho trường hợp lựa chọn 89




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đối với các công trình thủy lợi, đập chiếm một vị trí quan trọng trong cụm
công trình đầu mối của các hồ chứa hoặc các công trình dâng nước. Ở nước ta, đập

đất được xây dựng rất phổ biến do đặc điểm an toàn, kinh tế và đảm bảo vệ sinh
môi trường xây dựng. Đập đất có thể xây dựng trên nhiều loại nề
n, dễ thích ứng với
độ lún của nền, ít bị nứt nẻ gây phá hoại đập. Ngoài ra còn tận dụng được vật liệu
địa phương, giảm giá thành, thi công đơn giản…Do các đặc tính ưu việt đó nên đập
đất ngày càng được phổ biến rộng rãi ở nước ta cũng như trên thế giới.
Ở Việt Nam hiện nay đập đất đã xây dựng rất phổ biến do nó có nhiều ưu
điểm như: Giá rẻ, không tốn các vật liệu đắt khác như sắt, thép, xi măng; Cấu tạo
đơn giản chống chấn động tốt; Dễ quản lý, tôn cao ngoài ra trên thế giới có nhiều
kinh nghiệm về thiết kế, thi công cũng như quản lý vận hành… Do vậy đập đất
ngày càng được sử dụng rộng rãi không những ở nước ta mà còn rất nhiều nước trên
thế giới. Do thường xây đập trên các dòng sông, suối nên đặc điểm của nền đập
thường là các lớp phong hóa, cuội sỏi, hoặc đá nứt nẻ mạnh có độ mất nước
lớn…Do đó khi xây dựng đập dâng thường xả ra hiện tượng thấm mất nước lớn, lún
nhiều và lún không đều gây mất ổn định công trình.
Trong xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện công tác xử lý chống thấm
cho nền công trình thường không thể thiếu được. Việc chống thấm cho nền thường
rất phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên, giải pháp kỹ thuật và công nghệ
thi công. Trong xu hướng phát triển kỹ thuật xây dựng nói chung và xử lý nền nói
riêng có rất nhiều tiến bộ
, nhiều giải pháp đã được ứng dụng mang lại hiệu quả cao.
Việc nghiên cứu lựa chọn giải pháp thích hợp với đặc điểm địa chất của nền móng
và công nghệ thi công mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao.
Tại Bắc Giang, nhiều công trình hồ đập phục vụ cho việc điều tiết nước tưới,
tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đã và đang được xây dựng. Với mục
đích nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp xử lý nền đập đất, giúp cho quá trình tính
toán thiết kế đập có giải pháp kỹ thuật thực sự an toàn, tạo cơ sở cho việc tối ưu hóa




2
về kết cấu và điều kiện kinh tế đối với các công trình hồ đập ở địa bàn tỉnh Bắc
Giang. Việc thực hiện đề tài "Nghiên cứu các biện pháp xử lý nền đập đất hồ
Duồng tỉnh Bắc Giang" là một yêu cầu thực sự cần thiết.
Với công trình hồ chứa hồ Duồng tỉnh Bắc Giang có đặc điểm địa chất khá
phức tạp và có những đặc trưng chung của địa chất khu vực xây dựng đập thuỷ lợi
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Địa tầng tại tuyến tràn gồm các lớp phủ pha tàn tích
(lớp 2b, lớp 2c, lớp 4a, và lớp 4c) tương đối dày và các đới đá phong hóa mạnh,
phong hoá vừa tương đối dày. Các lớp đất 2b, lớp 2c là lớp phủ bồi tích của lòng
sông và thềm bậc 1, có hệ số thấm lớn, gây thấm nước qua nền đập, đối với nền đập
cũng như đê quai thượng hạ lưu là yếu tố không thuận lợi đòi hỏi phải có biện pháp
thiết kế phù hợp đảm bảo ổn định công trình. Việc lựa chọn một giải pháp cho phù
hợp với đặc điểm tự nhiên, kết cấu công trình này mang lại hiệu quả kinh tế và bảo
đảm điều kiện kỹ thuật cho công trình.
2. Mục đích của đề tài:
- Tính toán với các phương án xử lý nền khác nhau với các điều kiện biên
khác nhau.
- Đề ra các phương án xử lý nền đập hiệu quả đảm bảo tính kinh tế và kỹ
thuật của công trình.
- Kiến nghị phương pháp xử lý nền đập hợp lý cho công trình đập hồ Duồng
huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang.
3. Cách tiế
p cận và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thấm và các biện pháp xử lý nền nhằm tăng
khả năng chống thấm, ổn định của nền để tính toán thấm và ổn định nền theo các
phương pháp khác nhau và đưa ra các biện pháp xử lý nền. Có sử dụng phần mềm
Geo-Slope. So sánh các phương án xử lý về điều kiện kinh tế kỹ thuật.
4. Kết quả
dự kiến đạt được:
Nắm được cơ sở lý thuyết về tính thấm, ổn định của nền tổng quan các

phương pháp xử lý chống thấm cho nền công trình và điều kiện ứng dụng đồng thời
so sánh các phương án xử lý về điều kiện kinh tế kỹ thuật.



3
Ứng dụng kết quả tính toán và lựa chọn được phương án xử lý cho công trình
đập hồ Duồng huyện Lục Ngạn- tỉnh Bắc Giang.



4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP Ở VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẬP Ở VIỆT NAM
Theo Phó cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây
dựng, Bộ Xây Dựng – Phạm Tiến Văn, hiện nay trên cả nước có trên 7000 hồ chứa
thuỷ điện, thuỷ lợi đã tích nước, trong đó 35 đập cao từ 50m trở lên (Đập thuỷ điện
32 cái,
đập thuỷ lợi 03 cái); 605 Đập cao từ 15m đến 50m hoặc có dung tích hồ từ 3
triệu m3 trở lên (Đập thuỷ điện 54 cái; Đập thuỷ lợi 551 cái); Công trình cao dưới
15m và dung tích hồ chứa nhỏ hơn 3 triệu m3 khoảng trên 6000 cái phân bố ở 44/63
tỉnh thành. Ngoài ra còn một số đập có chiều cao thấp, dung tích hồ nhỏ giao cho
cấp xã, huyện quản lý.
Đập có độ cao 50m trở lên: 35 đập (13 đập bê tông RCC, 07 đập CVC, 08
đập đât, 04 đập đá
đổ bê tông bản mặt, 03 đập đá đổ chống thấm lõi sét). Các đập
này không có tồn tại lớn về mặt kỹ thuật, không có các biểu hiện bất thường (lún,
nứt lớn và nguy hiểm). Các giá trị quan trắc về lún, chuyển vị, biến dạng đều nằm
trong giới hạn cho phép.

Về thấm có 07/13 đập bê tông RCC có thấm qua khe nhiệt vào hành lang
kiểm tra hoặc qua các mạch dừng thi công thấm trên 20l/s: Thuỷ điện Bản V
ẽ, Thuỷ
điện Sê San 4, Thuỷ điện Đồng Nai 4, Thuỷ điện Sông Tranh 2, Thuỷ điện Ka
Nawk, Thuỷ điện Đồng Nai 3. Số đập còn lại có hiện tượng thấm nhẹ dưới 10l/s.
Các công trình này đã được tích cực xử lý chống thấm (Bơm keo Epoxy, Polyme,
quét sơn chống thấm thượng lưu,….) và bước đầu cho thấy có hiệu quả.
Đập có độ cao từ 15m đến 50m hoặc dung tích hồ
chứa trên 3 triệu m3:
Trong số 54 đập chính đập thuỷ điện có 4 đập có thấm nhẹ: Thuỷ điện Hương Sơn
(Hà Tĩnh), Thuỷ điện Ea Krông Rou (Khánh Hoà), Thuỷ điện Đa Nhim (Lâm
Đồng), Thuỷ điện Hà Nang (Quảng Ngãi). Riêng thuỷ điện Buôn Kuốp bên dưới
nền đập có hiện tượng thấm nước qua nền đá Bazan lỗ rỗng với lưu lượng thấm ổn
định, không ảnh hưởng đến an toàn đập. Nhìn chung các công trình hiện đang vận
hành bình thường, ổn định, các hạng mục qua kiểm tra bằng trực quan không phát



5
hiện các hiện tượng bất thường.
Đối với các đập thuỷ lợi hầu hết các đập chính kết cấu bằng đất đắp (trừ hồ
chứa Sông Lòng Sông – Bình Thuận và đập Tân Giang – Ninh Thuận có kết cấu
BTTL). Các hiện tượng thường thấy ở các đập là: 44/551 đập có hiện tượng nứt,
hiện tượng thấm xuất hiện ở 228/551 đập, biến dạng mái đập ở 101/551 đập. Đối
với tình trạng thấm thì cần được xử lý kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đối với đập
đất.
Đập có độ cao dưới 15m và dung tích hồ chứa dưới 3 triệu m3: Trên 80%
đập được xây dựng từ trước những năm 1990, kết cấu chủ yếu bằng đất đắp từ vật
liệu tại chỗ, thi công bằng phương pháp thủ công. Một số đập đã b
ị xuống cấp

nghiêm trọng tập trung ở một số địa phương như: Tuyên Quang 57/503 công trình,
Thừa Thiên Huế 18/55 công trình, Quảng Trị 40/123 công trình, Quảng Ninh 6/9
công trình, Lạng Sơn 34/68 công trình, Phú thọ 107/613 công trình…
Danh mục một số hồ đập lớn ở Việt Nam theo tổng hợp của TS. Trịnh Công
Vấn được tổng hợp theo bảng 1-1:
Bảng 1.1: Một số hồ đập lớn ở Việt Nam
Tên công trình
N
ăm xây
dựng
Chiều
cao
Hmax
Qxả
max
Dung
tích toàn
bộ
Dung tích
hữu ích
(m
3
/s) (10
6
m
3
) (10
6
m
3

)
Hồ chứa nước núi Cốc 1973-1982 27 850 175.5 168
Hồ chứa nước Cấm Sơn 1966-1974 41.5 726.84 338 227.7
Hồ chứa nước Suối Hai 1958-1964 29 80 46.5 42
Hồ chứa nước Đồng
Mô-Hải Sơn
1969-1974 20 90 110 58.04
Hồ chứa nước Xạ
Hương
1977-1982 41 259 14.2 12.7
Hồ chứa nước Đại Lải 1959-1961 12.5 474.6 34.5 20.7
Hồ chứa nước Kẻ Gỗ 1976-1988 37.4 1065 425 345
Hồ chứa nước Sông Rác 1987-1996 26.8 780 124.5 109.8
Hồ chứa nước Phú Vinh 1993-1995 20 380 22.364 19.164



6
Hồ chứa nước An Mã 27.5 67.646 63.846
Hồ chứa nước Hòa Mỹ 1990-1992 29.6 670 9.67 8.97
Hồ chứa nướcĐồng
Nghệ
1990-1996 25 350 17.17 15.87
Hồ chứa nước Phú Ninh 40 401 344 273
Hồ chứa nước Núi Một 1978-1980 32.5 254 138.7 111
Hồ chứa nước Thuận
Ninh
1992-1996 28.7 600 35.36 32.26
Hồ chứa nước Ayun Hạ 1990-1999 36 1237 253 201
Hồ chứa nước Camranh 1996 23.21 539 22.1 19.39

Hồ chứa nước Đạ Tẻh 1986-1996 27.3 618 24 19.19
Hồ chứa nước Tuyền
Lâm
1982-1987 32 500 10.6 9.6
Hồ chứa nước Cà Giây 1996-2000 25.4 304 36.63 29.43
Hồ chứa nước Sông
Quao
1988-1997 40 1058 73 67
Đập Tân giang
Sông Lòng Sông
Đa nhim
Hồ chứa nước Dầu
Tiếng
1981-1985 28 2800 1580 1110
Hồ Easoupe thượng 2002-2005 27 792 146.94 135.94
Hồ Krong buk hạ 2006-2010 33 1020 109.3 95.7
Hồ Iamơ 2006-2010 32 654 177.8 162.5
Hồ Iam'lá 2006-2010 38 714 54.15 48.64
Hồ Sông ray 2006-2010 35 2400 215 196.5
Hồ Định bình 2003-2006 50
Hồ Cửa đặt 2004-2009 118.5 11594 1364.8 1070.8
Hồ Nước Trong 2006-2010 72
Hồ Tả trạch 2006-2010 56
Thủy điện Thác bà
Thủy điện Hòa Bình 1979-1994 128 35400 9450 5600
Thủy điện Trị An 1984-1991 40 2765 2547
Thủy điện Ialy 1993-2001 69 13733 779
Thủy điện Thác mơ 1997 46
Thủy điện Cần đơn 1999 70




7
TĐ Sroc-phumieng 2002 31
Thủy lợi Phước hòa 2006-2010 28
TĐ Hàm thuận 1996-2001 93.5
TĐ Đami 1997-2001 80
TĐ Đại ninh 2003-2007 54 7900
TĐ Plie-krong 2004-2008
TĐ Avương 2004-2008 72 343.5 266.5
TĐ Qủang trị 2003-2007 70
TĐ Tuyên quang 2002-2007 92.2
TĐ Đồng nai 3 2005-2009 108 10400
TĐ Đồng nai 4 2005-2010 128 10000
Sêsan 3
Sêsan 4
Sơn la 2006-2010 138.1 9260
Bản vẽ 2005-2009 137 1800
Sông Ba hạ 2005-2010 50 349.7
(Nguồn )
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Ở VIỆT NAM
Việt Nam hoàn toàn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm khí
hậu nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa. Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng
nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với
biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực ti
ếp của kiểu
khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về
chí tuyến hơn là phía xích đạo. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Độ ẩm
không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ.

Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu c
ủa
Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi
này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).
Miền Bắc có lượng mưa trung bình 1.900 mm, 80% ÷ 85% lượng mưa tập
trung vào mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10. Thời gian tháng 7, tháng 8 thường có lũ
lớn. Các tháng 6 và 9 mưa tuy có cường độ lớn nhưng phạm vi hẹp, lũ lên nhanh
nhưng đỉnh không cao.



8
Mùa mưa ở miền Trung từ tháng 9 tới tháng 11. Lượng mưa bình quân năm
theo không gian phân bố không đồng đều từ 1.268 đến 2.399 mm. Miền Trung có
tần suất mưa bão cao nhất chiếm 61,8% cơn bão vào Việt Nam. Vùng Tây Nguyên
có lượng mưa bình quân năm 1.200 đến 1.280 mm tập trung vào mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 9.
Miền Nam có mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân của
miền Đông Nam Bộ tương đối cao từ 1.600 đến 2.300 mm.
Độ ẩm trung bình vượt 80%, thậm chí 90% trong mùa m
ưa và thời kỳ có
mưa phùn.
1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CHUNG CỦA NỀN ĐẬP DÂNG NƯỚC Ở VIỆT
NAM
Theo đặc điểm địa tầng, có thể chia toàn bộ đất phân bố trên lãnh thổ theo
các nguồn gốc khác nhau như:
1.3.1. Đất Aluvi
Đất Aluvi còn có tên gọi là đất trầm tích. Trầm tích có 2 loại là trầm tích
sông và trầm tích biển. Đất có nguồn gốc từ trầm tích sông được sử dụng khá phổ


biến để đắp đập.
Gồm có Aluvi cổ phân bố ở các thung lũng sông lớn, và Aluvi hiện đại bao
gồm trầm tích sông, bãi bồi và các bậc thềm. Thường gặp là các đất sét, á sét phân
bố trên các bậc thềm song với chiều dày ít khi vượt quá 5m. Ở điều kiện tự nhiên
đất có dung trọng khô γ
c
= 1,4÷1,6 T/m
3
, độ ẩm W = 20÷25%, trạng thái dẻo đến
cứng. Khi bão hòa nước, đất có các thông số chống cắt φ = 16
0
÷20
0
, C = 0,1÷0,4
kg/cm
2
, hệ số thấm K = 10
-1
÷10
-5
cm/s. Loại đất này có hàm lượng sét 15÷35%, có
thể sử dụng đắp đập đồng chất hoặc lõi đập.
Trong thực tế đất Aluvi phát triển ở các bậc thềm sông suối miền núi hẹp, trữ
lượng ít. Phần lớn diện tích được canh tác nên chỉ khai thác được một ít trong lòng
hồ trước khi ngập nước.
1.3.2 Đất sườn tàn tích và tàn tích trên nền đá Bazan
Phụ thuộc độ tuổi hình thành và nguồn gốc tạo thành mà tính chất c
ơ lý của




9
nó khác nhau. Đất sườn tàn tích có hàm lượng laterit nhỏ, hàm lượng hạt sét nhiều
thì khả năng chống thấm tốt, ngược lại hàm lượng dăm sạn nhiều thì dung trọng cao.
1.3.2.1. Đất sườn tàn tích và tàn tích trên nền đá Bazan trẻ (βQII-IV)
Do đá được hình thành muộn, thời gian chưa đủ để phong hóa triệt để thành
đất. Chiều dày lớp phong hóa thường nhỏ hơn 5m, gồm đất á sét, á sét màu nâu đỏ,
có chứa nhiều đá tảng đủ các lo
ại kích thước và dăm sạn. Tính theo trọng lượng đất
chiếm tỷ lệ rất ít so với đá, do đó rất khó khai thác chúng để đắp đập.
1.3.2.2. Đất sườn tàn tích và tàn tích trên nền đá Bazan cổ (βN2-Q1)
Loại đất này phân bố rộng rãi ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ ở điều
kiện tự nhiên đất có khối lượng riêng hạt rắn lớn, dung trọng khô thấm hệ số rỗng
lớn, các ch
ỉ tiêu cơ học (φ, C, E) thuộc loại trung bình. Tính chất cơ lý của chúng
thay đổi theo vị trí địa lý và địa hình. Chiều dày tầng phong hóa 20÷30 cm, chia
thành 3 lớp kể từ trên mặt xuống như sau:
* Lớp 1 (edQ): Đất sét- á sét nâu đỏ, hàm lượng kết vón laterit không đáng
kể (khoảng 5%). Độ ẩm thay đổi nhiều theo mùa mưa và mùa khô. Ở đáy lớp 1
thông thường trên mặt cắt địa chất đều có lớp vón kết mảng (dạng đá ong) dày
1÷3m, rất cứng chắc. Nhiều công trình thực tế đã sử dụng loại đất này để đắp đập
rất tốt.
* Lớp 2 (eQ): Đất sét – á sét màu loang lổ. Hàm lượng kết vón laterit và dăm
Bazan thay đổi trong phạm vi rộng, có chỗ đạt đến 60÷70% loại hạt có d>2mm (tính
theo trọng lượng). Tùy từng nơi, các vón kết laterit có dạng tròn đặc sít hoặc méo
mó sắc cạnh.
* Lớp 3 (eQ): Đất sét và á sét màu tím gan gà, đốm trắng phớt các màu khác.
Lớp đất này có dung trọng khô thấp so với 2 lớp trên, vì vậy ít sử dụng nó để đắp
vào những vị trí xung yếu của đập.
1.3.3. Đất trên nền đá trầm tích lục nguyên (bộ kết, cát kết…)

Đặc điểm của loại đất này là nếu được phân bố trên những vùng đồi thoải thì
lớp trên mặt (lớp 1-edQ) có nhiều hàm lượng vón kết laterit, thuộc loại đất vun khô,
tính thấm nước lớn. Nếu chúng đượ
c phân bố ở các sườn dốc thì hàm lượng vón kết



10
không đáng kể. Ở đáy lớp 1 thường có lớp mỏng hoặc thấu kính vón kết dạng mảng
(dạng đá ong) với tính thấm lớn. Các chỉ tiêu tính chất cơ lý của loại đất trên nền đá
trầm tích lục nguyên tương đối tốt, nhưng đất có tính trương nở thuộc loại trung
bình đến mạnh.
1.3.4. Đất trên nền đá phun trào (đaxit, biolit, andnezit…)
Chỉ tiêu cơ lý của loại
đất này thuộc loại trung bình. Do bề dày bé nên thực
tế chưa được sử dụng nhiều.
1.3.5. Đất trên nền đá biến chất (Gơnai)
Tính chất cơ lý của loại đất này thay đổi trong phạm vi rộng. Khi sử dụng
chúng để đắp đập cần phân chi bãi vật liệu thành nhiều lớp để chọn lựa chỉ tiêu cơ
lý tương đối đồng nhất.
1.3.6. Đất trên nên đá xâm nhập sâu (Granit, Granodiorit)
Trong lớp (edQ) của đất này thường có đá tảng lăn, thậm chí có cả tảng lăn
cỡ lớn. Dung trọng khô thiên nhiên của đất thấp, tuy có cao hơn đất Bazan. Nhiều
công trình đã sử dụng đất này để đắp đập. Riêng lớp 2 của loại đất này thường là á
cát có chứa nhiều mica nên không thuận lợi cho việc đắp đập.
1.3.7. Đất bồi tích lòng suối (cuội, sỏi, lẫn đất sét…)
Cấu trúc
đất này thường gặp tại nơi có địa hình tích tụ (nơi các bãi bồi cát sỏi
nhỏ, các bãi đá tảng lăn có bề dày và kích thước thay đổi theo mùa). Đặc trưng của
địa tầng này từ trên xuống dưới như sau:

Bên trên là lớp phủ có nguồn gốc bồi tích (aQ) gồm: Cát hạt thô chứa nhiều
cuội sỏi, bão hòa nước, kết cấu chặt. Chiều dày của tầng phủ này từ 3÷4m. Đây là
lớp thấ
m rất mạnh. Tiếp theo là các lớp á sét, á sét chứa dăm sạn đến hỗn hợp dăm
sạn và các tảng lăn có kích thước tương đối lớn, nguồn gốc pha tàn tích (deQ), kết
cấu chặt – đây là lớp thấm vừa, mạnh. Tiếp đến là tảng lăn, tảng lăn á sét lẫn sạn
sỏi, sỏi cát lẫn bụi sét…
1.4. KHÁI QUÁT VỀ CÁC VẤN ĐỀ SỰ CỐ HÂY HƯ HỎNG ĐẬP
1.4.1. Khái quát về sự cố công trình thủy lợi
Để tìm hiểu các vấn đề về sự cố hư hỏng đập chúng ta cần quan tâm tới đặc



11
điểm của các công trình thủy lợi. Các công trình thủy lợi có những đặc điểm cơ bản
sau:
- Cải tạo thiên nhiên, khai thác các mặt lợi và khắc phục các mặt có hại để
phục vụ cho nhu cầu của con người.
- Phải thường xuyên đối mặt trực tiếp với sự tàn phá của thiên nhiên, trong
đó có sự phá hoại thường xuyên và sự phá hoại bất thường.
- Là kết quả tổng hợp và quan hệ
mật thiết về lao động của rất nhiều người
trong nhiều lĩnh vực, bao gồm từ công tác quy hoạch, nghiên cứu khoa học, khảo
sát, thiết kế, chế tạo, thi công, đến quản lý khai thác,v.v…
- Chứa đựng rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật xây dựng khác nhau.
- Vốn đầu tư thường là rất lớn.
- Thời gian để ra đời một công trình thủy lợi phải mất nhiề
u năm, và hàng
chục năm đối với công trình lớn. Có tuổi thọ công trình là hàng chục đến hàng trăm
năm tùy theo cấp công trình.

Sự cố các công trình thủy lợi có quan hệ mật thiết với những đặc điểm đã
nêu trên. Vì vậy nếu để xảy ra kém chất lượng ở bất kỳ khâu nào, trong thời gian
nào cũng có thể dẫn tới sự cố lớn hoặc nhỏ.
Qua thực tế nh
ận thấy sự cố các công trình thủy lợi có những đặc điểm:
- Do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có khảo sát (địa hình, địa
chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn công trình), thiết kế (thủy công, cơ khí,
điện), chế tạo lắp đặt, thi công và quản lý khai thác. Tuy nhiên thực tế nguyên nhân
phổ biến là: Khảo sát, thiết kế, thi công.
- Sự cố lớn thường xảy ra đối vớ
i các công trình thủy công (đập đất, cống lấy
nước, tràn xả lũ).
- Sự cố xảy ra không phải chỉ có ngay sau khi hoàn thành công trình mà
thường là sau nhiều năm. Tuy nhiên sự cố lớn và nghiêm trọng thường xảy ra khi
gặp lũ cực lớn và trong quá trình thi công (vỡ đập Sông Mực – Thanh Hóa, sự cố 3
lần vỡ đập Suối Tru – Khánh Hòa, đập Cà Giây – Bình Thuận).
- Những sự cố lớn và nghiêm trọng thường xảy ra rất đột ngộ
t, trong một thời



12
gian rất ngắn, không kịp ứng phó.
- Hậu quả do sự cố gây ra thường là nghiêm trọng, việc xử lý rất tốn kém gây
ra tổn thất lớn về tính mạng, tài sản của nhân dân và tài sản quốc gia có ảnh hưởng
xấu về kinh tế và tình hình xã hội.
1.4.2. Sự cố đối với đập đất
Đập đất là hạng mục quan trọng nhất đối với đầu mối công trình thủy lợi. S

cố về đập đất rất nghiêm trọng và không lường hết được hậu quả. Đối với đập đất

những sự cố thường gặp và nguyên xảy ra sự cố được tổng kết như sau:
1.4.2.1 Lũ tràn qua đỉnh đập
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Tính toán thủy văn sai.
- Cửa đập tràn bị kẹt.
- Lũ vượt tần suất thiết kế, không có tràn dự phòng.
- Đỉ
nh đập đắp thấp hơn cao trình thiết kế.
1.4.2.2 Sạt mái thượng lưu
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
-Tính sai cấp bão.
- Biện pháp gia cố mái không đủ sức chịu đựng sóng do bão gây ra.
- Thi công lớp gia cố kém chất lượng.
- Đất mái thượng lưu đầm nện không chặt hoặc không xén mái.
1.4.2.3 Thấm mạnh hoặc sủi nước ở nền đập
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Đánh giá sai tình hình địa chất nền, để sót lớp thấm nước mạ
nh không được
xử lý.
- Biện pháp xử lý nền không đảm chất lượng.
- Chất lượng xử lý nền kém: Khoan phụt không đạt yêu cầu, hót không sạch
lớp bồi tích; thi công chân khay, sân phủ kém dẫn đến thủng lớp cách nước.
- Xử lý tiếp giáp nền và thân đập không tốt do thiết kế không đề ra biện pháp
xử lý, hoặc do khi thi công không thực hiện tốt biện pháp xử lý.



13
1.4.2.4. Thấm mạnh hoặc sủi nước ở vai đập
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:

- Thiết kế không đề ra các biện pháp xử lý hoặc biện pháp xử lý đề ra không
tốt.
- Không bóc hết lớp phong hóa ở vai đập.
- Thi công biện pháp xử lý tiếp giáp không tốt.
1.4.2.5. Thấm mạnh hoặc sủi nước ở mang công trình
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Thiết kế đề ra biện pháp xử lý hoặc biện pháp không tốt.
- Đất đắp ở mang công trình không đảm bả
o chất lượng: Chất lượng đất đắp
không được lựa chọn kỹ, không được dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ để vứt bỏ các tạp chất
trước khi đắp, đầm nền không kỹ.
- Thực hiện biện pháp xử lý không đảm bảo chất lượng.
- Hỏng khớp nối công trình.
- Cống bị thủng.
1.4.2.6. Thấm mạnh hoặc sủi nước trong phạm vi thân đập
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Bản thân đắp đập có chất lượng không tốt: Hàm lượng cát, bụi dăm sạn
nhiều, hàm lượng sét ít, đất bị tan rã mạnh.
- Kết quả khảo sát sai với thực tế, cung cấp sai các chỉ tiêu cơ lý, lực học do
khảo sát sơ sài, khối lượng khảo sát thực hiện ít, không thí nghiệm đầy đủ các chỉ
tiêu cơ lý lực học cần thiết, từ đó đánh giá sai chất lượ
ng đắp đập.
- Chọn dung trọng khô thiết kế quá thấp, nên đất sau khi đầm vẫn tơi xốp, rời bở.
- Không có biện pháp thích hợp để xử lý độ ẩm, do đó độ ẩm đất đắp không
đều, chỗ khô chỗ ẩm, làm cho đất sau khi đắp có chỗ chặt, chỗ vẫn rời rạc tơi xốp.
- Đầm nện không đủ độ chặt yêu cầu do: Lớp dải dày quá quy định, số lần
đầm ít, nên đất sau khi đắp có độ chặt không đồng đều, phân lớp, trên mặt thì chặt
phía dưới vẫn còn tơi xốp không đạt độ chặt quy định, hình thành từng lớp đất yếu
nằm ngang trong suốt cả bề mặt lớp đầm.




14
- Thiết kế và thi công không có biện pháp xử lý khối nối thi công do phân
đoạn đập để đắp trong quá trình thi công.
- Thiết bị tiêu nước bị tắc.
1.4.2.7. Nứt ngang đập
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Lún nền đột ngột do chất lượng nền kém.
- Lún không đều đột biến trong thân đập do chênh lệch đột biến về địa hình
nền đập không được xử lý.
- Đất đắp đập có tính lún ướt hoặc tan rã mạnh nhưng khi khảo sát không
phát hi
ện ra, hoặc có phát hiện nhưng thiết kế kết cấu đập không hợp lý.
1.4.2.8. Nứt dọc đập
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Nước hồ dâng cao đột ngột gây ra tải trọng trên mái thượng lưu tăng đột
biến.
- Nước hồ rút đột ngột gây ra giảm tải đột ngột trên mái thượng lưu.
- Nền đập bị lún trên chiều dài dọc tim đập.
- Đất đắp đập khối thượng lưu có tính lún ướt hoặc tan rã mạnh nhưng không
khảo sát phát hiện ra hoặc có phát hiện ra nhưng thiết kế kết cấu đập không hợp lý.
1.4.2.9. Nứt nẻ sâu mặt hoặc mái đập
Do đất đắp thuộc loại trương nở tự do mạnh.
1.4.2.10. Trượt sâu mái thượng lưu
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Bão lớn sóng to kéo dài, đầu tiên phá hỏng lớp gia cố, tiếp đó phá khối đất
ở phần thượng lưu thân đập.
- Nướ
c hồ rút đột ngột ngoài dự kiến thiết kế.

- Sức bền của đất đắp đập không đảm bảo các yêu cầu của thiết kế.
- Thiết kế chọn tổ hợp tải trọng không phù hợp với thực tế.
- Thiết kế chọn sai sơ đồ tính toán ổn định.
- Chất lượng thi công đất đắp đập không đảm bảo yêu cầu thiết kế.



15
- Địa chất nền đập xấu không được xử lý.
1.4.2.11. Trượt sâu mái hạ lưu
Do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Địa chất nền xấu hơn dự kiến của thiết kế do khảo sát đánh giá không đúng
với thực tế.
- Sức bền của lớp đất đắp đập kém hơn so với dự kiến của thiết kế do đánh
giá sai các chỉ tiêu về chất lượng đất
đắp đập.
- Thiết kế chọn sai tổ hợp tải trọng.
- Thiết kế chọn sai sơ đồ hoặc phương pháp tính toán.
- Chất lượng thi công đất đắp đập không đảm bảo.
- Thiết bị tiêu nước bị tắc làm dâng cao đường bão hòa.
- Tiêu thoát nước mưa trên mái hạ lưu không tốt, khi mưa kéo dài toàn thân
đập bị bão hòa nước ngoài dự kiến của thiết kế.
1.5. TÌNH HÌNH SỰ CỐ ĐẬP DỄ MẤ
T ỔN ĐỊNH CỦA NỀN GÂY NÊN
Theo thống kê của GS.TS Phan Sỹ Kỳ về sự cố một số công trình thủy lợi ở
Việt Nam thì sự cố các loại ở hồ chứa nước như sau:
1. Sạt mái thượng lưu: 25,84%;
2. Hỏng đập tràn xả lũ: 25,39%;
3. Cống bị hỏng: 17,30%;
4. Đập bị thấm: 15,06%;

5. Đỉnh đập thấp: 9,00%;
6. Cửa bị hỏng: 3,60%.
Trong các loại sự
cố ở trên thì các sự cố đập do mất ổn định của nền gây nên
là khá lớn. Nền đập mất ổn định là nguyên nhân chính dẫn đến các sự cố sau:
- Thấm mạnh hoặc sủi nước ở nền đập, vai đập;
- Gây nứt dọc, nứt ngang đập;
- Gây trượt sâu mái thượng lưu, mái hạ lưu đập.
Theo tài liệu "Sự cố một số công trình thuỷ lợi ở Việ
t Nam và các biện pháp
phòng tránh - GS.TS. Phan Sỹ Kỳ" cho thấy sự cố do nguyên nhân mất ổn định của



16
nền gây ảnh hưởng rất lớn tới an toàn đập đất. Một số công trình cụ thể như sau:
+ Hồ Suối Hành:
- Sói ngầm chân khay: do không có lớp lọc ngược nên không ngăn chặn được
tình trạng xói ngầm đối với chân khay.
- Không đề ra biện pháo xử lý nền đập: Các khe nứt ở nền đập không được
bịt kín, đặc biệt là các khe nứt lớn tới 3-4 cm trở thành các dòng chảy ngầm trong
nền đập t
ừ thượng lưu về hạ lưu khi hồ tích nước. Phần đất đáy đập tiếp xúc với các
kẽ nứt sẽ bị xói rửa kéo trôi nhất là đối với loại đất có tính tan ra mãnh liệt khi bão
hòa nước như đập Suối Hành, thì quá trình xói rửa kéo trôi đất xảy ra rất nhanh và hình
thành các hành lang ngầm dẫn nước chảy trong thân đập góp phần gây ra sự cố.
+ Hồ Suối Trầu:
- Sự cố lần thứ
nhất do dòng thấm chảy men theo vách cống làm vỡ một
đoạn đập dài trung bình 18m.

- Sự cố lần thứ hai dòng thấm chảy qua lớp đấy ở cao trình +22 do thiết kế
chọn dung trọng khô thiết kế không đúng và thi công đầm nện không đảm bảo làm
vỡ đoạn đập dài 50m.
- Sự cố lần thứ ba do hình thành tuyến hành lang thấm từ thượng lưu về hạ
lưu ở vùng tiếp giáp giữ
a sườn đồi bên phải và thân đập. Rất may là sự cố xảy ra
trong quá trình thi công và ở phía sườn đồi cao trình gần đỉnh đập nên không gây vỡ
đập nhưng phải đào toàn bộ phần đập phía vai đắp lại.
+ Hồ Phú Ninh:
- Sự cố sủi nước mạnh ở đập chính do một mạch nước từ kẽ nứt trong nền
đá, mạch nước này liên thông với nước trong hồ. Quá trình khảo sát đã không phát
hiệ
n được để xử lý nền.
+ Hồ Vực Tròn:
- Sự cố thấm qua đập chính là ướt sũng mái hạ lưu với chiều dài 630m. Để
an toàn cho đập phải tiến hành khoan phụt thân đập đất.
Ngoài ra còn nhiều sự cố do thấm đối với công trình tràn xả lũ, cống lấy
nước cũng gây ảnh hưởng đến đập, trong phạm vi của luận văn tác giả không trình

×